Hải Vân Quan là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Đứng ở di tích có độ cao 500m so với mực nước biển này, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố Đà Nẵng uốn lượn dọc bờ biển, lại có thể trông về Cù Lao Chàm, Cảng tiên sa. Trong khi đó, hướng mắt về phía Thừa Thiên Huế là con đường ngoằn ngoèo ở lưng chừng núi, phía xa là Vịnh Lăng Cô với những bãi cát trắng phẳng lỳ chạy dài tít tắp, cùng làn nước biển trong xanh.
30 thg 11, 2015
Lặng người trước vẻ hùng vĩ mà nên thơ ở Hải Vân Quan
Trải qua gần 2 thế kỷ, Hải Vân Quan - nơi ghi dấu một thời kỳ lịch sử oai hùng, vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp xứng danh “thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Về Hải Dương nhớ tìm ăn bánh đa gấc Kẻ Sặt
Về Hải Dương, không ai không biết đến bánh đa gấc Kẻ Sặt. Cả tỉnh có nhiều nơi làm bánh đa nhưng chỉ có Kẻ Sặt mới có thể làm ra những chiếc bánh đa gấc trứ danh, trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này.
Nghề làm bánh đa ở Kẻ Sặt đã có từ lâu, được truyền từ đời này sang đời khác và dần trở thành nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình ở xã Tráng Liệt - thị trấn Kẻ Sặt.
Chị Lưu đang tất bật tráng mẻ bánh mới trong ngày. Tay cuộn tay tráng bên nồi hấp bốc hơi nghi ngút, cứ đều đặn như vậy mà nghề làm bánh đa gấc đã theo chị suốt gần 20 năm.
Bò tơ… hoang dã
Cứ mỗi lần ngồi vào bàn ăn có món bò, tâm trí tôi liền miên man đến món “bò tơ hoang dã” rất thú vị.
Món “bò tơ hoang dã”
Tên gọi “bò tơ hoang dã” là do tôi định danh khi bù khú với bạn bè thế thôi, nhưng thực tế thì nó cũng hoang dã thiệt. Bò sống giữa miền hoang dã và khi “chiến đấu” cũng rất thả ga giữa miền hoang dã núi rừng.
Từ Petrus Ký đến ngôi trường trăm tuổi
Với lối kiến trúc cổ điển của Pháp, Trường chuyên Lê Hồng Phong là một trong ba ngôi trường có tuổi đời lâu nhất tại TP. Ngôi trường là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh có may mắn được gửi một phần ký ức tuổi trẻ của mình tại đây.
Ngôi trường nổi danh do kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve, người Pháp thiết kế vào năm 1925. Năm 1928, khi các khu mới xây dựng xong, trường được đặt tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký - Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký.
Năm 1975, trường được đổi tên theo tên cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong cho đến giờ.
Xưa rộng mênh mông
Một trong những bức ảnh xưa nhất chụp ngôi trường này là không ảnh chụp năm 1929, cho thấy ngôi trường khang trang nằm nổi bật trên một vùng đồng trống rộng lớn. Bốn con đường bao quanh khi ấy, nay là đường Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương, Trần Bình Trọng, Trần Phú. Phía sau trường và bên hông là sân vận động Lam Sơn, khu nội trú cho học sinh và khu nhà tập thể cho các giáo viên, có nhiều dãy nhà. Hai góc của công trình là hai tháp nước.
Năm 1975, trường được đổi tên theo tên cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong cho đến giờ.
Xưa rộng mênh mông
Một trong những bức ảnh xưa nhất chụp ngôi trường này là không ảnh chụp năm 1929, cho thấy ngôi trường khang trang nằm nổi bật trên một vùng đồng trống rộng lớn. Bốn con đường bao quanh khi ấy, nay là đường Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương, Trần Bình Trọng, Trần Phú. Phía sau trường và bên hông là sân vận động Lam Sơn, khu nội trú cho học sinh và khu nhà tập thể cho các giáo viên, có nhiều dãy nhà. Hai góc của công trình là hai tháp nước.
Phủ thờ hơn 400 năm của dòng họ Nguyễn Cảnh
Phủ thờ họ Nguyễn Cảnh sừng sững, uy nghiêm tọa lạc trên mảnh đất xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) không chỉ là nơi con cháu dòng họ đến thắp hương cầu nguyện, nhớ về nguồn cội mà còn là danh lam thắng cảnh cổ kính thu hút khách du lịch gần xa. Tính đến nay phủ thờ đã trên 400 năm tuổi.
Phủ thờ được bao bọc giữa cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Ảnh: Nguyễn Trà
Bí ẩn mồ chôn tập thể lớn nhất Sài Gòn
Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi 180 năm trước.
Ngã sáu Công trường Dân Chủ, đường 3/2, Cách Mạng Tháng 8 là khu vực sầm uất tại TP HCM với nhà cao tầng san sát, xe cộ tấp nập. Nhưng ít người biết trước đây nó từng là nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn với tên gọi "đồng mồ mả". Đây cũng là vị trí được cho là có ngôi mộ tập thể (Mả Ngụy) gần 2.000 người già, trẻ, trai, gái bị xử tử vì tội phản nghịch trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1833-1835 dưới thời vua Minh Mạng.
Mả Ngụy hay Mả Biền Tru vốn nằm trong vùng đất khá rộng gọi là Đồng Tập Trận - nơi tập trận và diễu binh của nhà Nguyễn (về sau người Pháp đặt tên là Đồng Mồ Mả) ở Gia Định thành ngày xưa. Nhiều câu chuyện ly kỳ, rùng rợn được người xưa đồn đại qua nhiều thế hệ cũng xuất phát từ Mả Ngụy.
Về sự biến Lê Văn Khôi, sử gia Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam sử lược ghi, khi Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt vừa mất (năm 1832), quan Bố chính có tiếng tham ác là Bạch Xuân Nguyên xưng phụng mật chỉ truy xét và soi mói đời riêng của ông Duyệt (1833), rồi ra lệnh bắt giam con nuôi của ông là Lê Văn Khôi.
Ngã sáu Công trường Dân Chủ, đường 3/2, Cách Mạng Tháng 8 là khu vực sầm uất tại TP HCM với nhà cao tầng san sát, xe cộ tấp nập. Nhưng ít người biết trước đây nó từng là nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn với tên gọi "đồng mồ mả". Đây cũng là vị trí được cho là có ngôi mộ tập thể (Mả Ngụy) gần 2.000 người già, trẻ, trai, gái bị xử tử vì tội phản nghịch trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1833-1835 dưới thời vua Minh Mạng.
Mả Ngụy hay Mả Biền Tru vốn nằm trong vùng đất khá rộng gọi là Đồng Tập Trận - nơi tập trận và diễu binh của nhà Nguyễn (về sau người Pháp đặt tên là Đồng Mồ Mả) ở Gia Định thành ngày xưa. Nhiều câu chuyện ly kỳ, rùng rợn được người xưa đồn đại qua nhiều thế hệ cũng xuất phát từ Mả Ngụy.
Về sự biến Lê Văn Khôi, sử gia Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam sử lược ghi, khi Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt vừa mất (năm 1832), quan Bố chính có tiếng tham ác là Bạch Xuân Nguyên xưng phụng mật chỉ truy xét và soi mói đời riêng của ông Duyệt (1833), rồi ra lệnh bắt giam con nuôi của ông là Lê Văn Khôi.
Bản đồ người Pháp vẽ năm 1878, Sài Gòn tập trung chủ yếu hai bên đường Impériale (nay là Hai Bà Trưng) về phía rạch Thị Nghè và từ đường Chasseloup Laubat (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) về hướng sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Phía còn lại của hai con đường này là ranh giới của một khu vực rộng lớn gần như không có người ở, được họ đặt tên là Đồng Mả Mồ (Đồng Tập Trận).
29 thg 11, 2015
Nhớ da diết gỏi bò Quy Nhơn
Nhiều đứa bạn của tôi làm ăn trong Sài Gòn lâu lâu lại nhắn: “Mày ơi, sao tao nhớ gỏi bò quá, mà phải là gỏi bò Quy Nhơn như hồi trước mình hay ăn. Nhớ gì không nhớ, nhớ cái thứ không mang, không gửi vào được. Thôi, mày đi ăn giùm tao tô gỏi bò nghen!”.
Cái món gỏi bò không biết sao chứ lúc trời se se lạnh là thấy nhớ, thấy thèm đến độ phải nuốt nước bọt ừng ực. Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt.
Cái món gỏi bò không biết sao chứ lúc trời se se lạnh là thấy nhớ, thấy thèm đến độ phải nuốt nước bọt ừng ực. Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt.
Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt.
Trên núi cao hát bài xây tổ ấm
Những bài ca hát trong hôn lễ của người Dao Tuyển ôm trong mình những sự tích xưa về thời đất trời tạo lập, những kiến thức ngàn năm ông cha hun đúc và còn kể bày cho cháu con các nghi lễ đám cưới, thêm những lời rút ruột về đạo nghĩa vợ chồng, đối nhân xử thế.
Một ngày đầu năm mới, tôi may mắn được Hoàng Thị Phương, cô gái người Dao Tuyển đang là cộng tác viên của Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai mời lên thăm nhà cô ở thôn Ải Dõng, thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, nhân thể dự đám cưới của một bạn trẻ người Dao Tuyển trong thôn. Ở Lào Cai, Bảo Thắng là nơi người Dao Tuyển cư trú đông nhất.
Phương nói sáng mai nhà trai mới qua làm lễ đón dâu nhưng từ chiều nay nhà gái đã rất nhộn nhịp với đủ thứ việc phải chuẩn bị. Nếu tôi lên sớm, chắc chắn sẽ được thấy nhiều chuyện thú vị và biết đâu sẽ được nghe những bài ca hôn lễ hát xuyên suốt các nghi thức cưới hỏi độc đáo của người Dao Tuyển…
Một ngày đầu năm mới, tôi may mắn được Hoàng Thị Phương, cô gái người Dao Tuyển đang là cộng tác viên của Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai mời lên thăm nhà cô ở thôn Ải Dõng, thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, nhân thể dự đám cưới của một bạn trẻ người Dao Tuyển trong thôn. Ở Lào Cai, Bảo Thắng là nơi người Dao Tuyển cư trú đông nhất.
Phương nói sáng mai nhà trai mới qua làm lễ đón dâu nhưng từ chiều nay nhà gái đã rất nhộn nhịp với đủ thứ việc phải chuẩn bị. Nếu tôi lên sớm, chắc chắn sẽ được thấy nhiều chuyện thú vị và biết đâu sẽ được nghe những bài ca hôn lễ hát xuyên suốt các nghi thức cưới hỏi độc đáo của người Dao Tuyển…
Thầy cúng Bàn Tiến Hùng và những bản sách cổ trăm năm tuổi của người Dao Tuyển.
Nước mắm Cát Hải
Là một trong những đặc sản ẩm thực của miền Bắc Việt Nam, nước mắm Cát Hải (Cát Bà, Hải Phòng) từ lâu đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng với hương vị mặn mòi của biển. Vừa qua, nước mắm Cát Hải được tổ chức Guiness bình chọn là 1 trong 10 đặc sản nước chấm gia vị nổi tiếng Việt Nam.
Bước chân lên đảo Cát Hải, những tấm pano giới thiệu đặc sản nước mắm như lời mời chào du khách khám phá hương vị đặc trưng chỉ có ở nơi đây. Càng đi sâu vào trong đảo, chúng tôi càng cảm nhận được mùi vị thơm nồng của nước mắm Cát Hải từ những cơ sở sản xuất nước mắm có lâu đời.
Theo ông Vũ Văn Cao, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải thì nước mắm ở đây được sản xuất theo phương pháp cổ truyền của người dân biển. Nguyên liệu được chế biến là các loại cá biển như cá nục, cá cơm, đặc biệt là cá nhâm vì đây là loại cá có mùi vị đặc trưng ở vùng biển Cát Hải.
Bước chân lên đảo Cát Hải, những tấm pano giới thiệu đặc sản nước mắm như lời mời chào du khách khám phá hương vị đặc trưng chỉ có ở nơi đây. Càng đi sâu vào trong đảo, chúng tôi càng cảm nhận được mùi vị thơm nồng của nước mắm Cát Hải từ những cơ sở sản xuất nước mắm có lâu đời.
Theo ông Vũ Văn Cao, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải thì nước mắm ở đây được sản xuất theo phương pháp cổ truyền của người dân biển. Nguyên liệu được chế biến là các loại cá biển như cá nục, cá cơm, đặc biệt là cá nhâm vì đây là loại cá có mùi vị đặc trưng ở vùng biển Cát Hải.
Bể chứa mắm để ngoài trời theo cách sản xuất truyền thống của người dân Cát Hải.
Nhà thờ Tân Quy
Từ
thành phố Sa Đéc, qua Cầu Sắt để tới làng hoa Tân Quy Đông, trên con
đường Lê Lợi dọc bờ sông ta bắt gặp một ngôi nhà thờ có kiến trúc khá
lạ, đó là nhà thờ giáo xứ Tân Quy.
Nhà thờ Tân Quy. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
27 thg 11, 2015
Vị Huế trong miếng bánh ram ít giòn dẻo
Bánh ít, ram ít là những món ngon truyền thống Huế thường được ăn cùng với bèo, lọc, nậm...
Bánh ít dân dã, truyền thống, quen thuộc, rất dễ mua bên ngoài nhưng nhiều người vẫn thích tự làm ở nhà.
Những ngày Huế mưa, tôi lại thèm cảm giác ngồi bên bếp, cùng mẹ làm món bánh ít thơm ngon, xinh xắn. Với những phụ nữ Huế thế hệ mẹ tôi, hầu như ai cũng giỏi nội trợ và khéo léo.
Bánh ít dân dã, truyền thống, quen thuộc, rất dễ mua bên ngoài nhưng nhiều người vẫn thích tự làm ở nhà.
Hấp dẫn bánh ram ít với tôm chấy bên trên
Ảnh Việt Nam đẹp lộng lẫy trên trang mạng châu Âu
Đất nước và con người Việt Nam ở Tây Bắc, Tây nguyên… dưới ống kính của nữ nhiếp ảnh gia Huyền Thương, hiện lên thật đẹp, giản dị mà quyến rũ trên trang mạng chia sẻ hình ảnh đẹp Boredpanda.
Sắc màu ruộng bậc thang đẹp mê hoặc ở vùng núi phía bắc
Nhiếp ảnh gia Huyền Thương cho biết cô "mong muốn được đi du lịch khắp mọi miền đất nước rồi mới thực hiện ở nước ngoài, chỉ vì một lý do, đó là vì đất nước Việt Nam quá đẹp và giản dị, nhưng không kém phần hấp dẫn và cuốn hút”.
Bánh giầy Quán Gánh, một lần ăn mà nhớ mãi
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, có dịp ngang qua địa phận huyện Thường Tín, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp màu xanh của những hàng bánh giầy xếp chồng lên nhau dọc bên đường làng Quán Gánh như mời gọi khách qua đường.
Một cửa hàng bán bánh giầy của làng - Ảnh: Trần Trang
Nhà nào cũng có chồng bánh giầy để ven đường quảng cáo. Bắt gặp cảnh tượng đó chẳng ai không đoán được đó là đặc sản của làng.
26 thg 11, 2015
Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM
"Chính thức đưa vào hoạt động phục vụ lễ hội từ lễ giỗ Tổ mùng 10-3 năm 2009, Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc TPHCM tọa lạc phần lớn trên địa bàn quận 9 là một dự án lớn, được Nhà nước quan tâm và đầu tư quy mô, là một trong số ít các công trình lịch sử văn hóa trọng điểm của TPHCM đang tiếp tục được thực hiện."
Trên đây là lời giới thiệu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM, hay còn gọi là Đền thờ Vua Hùng TPHCM, đăng trên báo SGGP ngày 11/9/2010. Cũng theo bài viết này: "Công viên có tổng diện tích hơn 400ha, được quy hoạch tổng thể với 4 khu: khu cổ đại, khu trung đại, khu cận hiện đại và khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí (bao gồm Cù lao Bà Sang). Đến thời điểm này, công viên đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng hoành tráng, với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc” thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc."
Tự tại giữa mây trời Bạch Mã
Ở độ cao 1.450 m so với mực nước biển, xung quanh Hải Vọng Đài - đỉnh núi cao nhất Bạch Mã là vùng mây trắng vờn trong núi, bồng bềnh tựa như chốn tiên cảnh.
Khung cảnh hùng vĩ trên đường lên đỉnh Bạch Mã
Trên đỉnh cao nhất ở Bạch Mã, tấm bia bằng đá được chạm trổ tinh xảo có khắc 4 chữ Non thiêng Bạch Mã dường như đã bao quát được toàn bộ cảnh vật và thiên nhiên nơi đây. Song, không quan trọng là đích đến, hành trình chinh phục nơi này mới là những trải nghiệm thực sự đáng quý.
Nhớ gánh xí mà Hội An ngày cũ
Mỗi lần đến Hội An (Quảng Nam), tôi cũng tìm đến gánh xí mà (chè mè đen, hay còn gọi là chí mà phù) của cụ ông Ngô Thiếu.
Ăn xí mà, nhớ đến cụ Thiếu với gánh xí mà ngày cũ, linh hồn của phố cổ Hội An nhiều năm về trước - Ảnh: Lê Văn Thọ
1. Không hiểu vì món chè xí mà của ông ngon, hay việc đến phố cổ Hội An, ngồi lặng yên nhìn cụ ông ở cái tuổi xưa nay hiếm cần mẫn múc từng muỗng chè xí mà vào chén cho khách khiến tôi luôn thích ngồi lâu ở nơi này...
Lãng mạn một chiều lau Nam Đàn
Đến Nam Đàn, Nghệ An, du khách thường chỉ ghé thăm quê Bác mà không biết rằng ven đê Tả Lam (tả ngạn sông Lam) cũng có khung cảnh thơ mộng và yên bình rất đáng thưởng thức.
Vào mùa lau, cảnh sắc nơi này thật sự như thiên đường - Ảnh: Đức Hollywood
Xã Nam Cường, huyện Nam Đàn, Nghệ An gần đây mới “nổi” lên nhờ khung cảnh hoang sơ và lãng mạn của bãi lau rộng lớn ven sông.
Bãi đất này người dân thường chăn bò, không khai khẩn trồng hoa màu nên lau lách được thể mọc thành từng mảng lớn rất um tùm, rậm rạp. Nhiều đôi uyên ương và các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh đã dành cả ngày lang thang ngoài bãi không biết chán.
Bãi đất này người dân thường chăn bò, không khai khẩn trồng hoa màu nên lau lách được thể mọc thành từng mảng lớn rất um tùm, rậm rạp. Nhiều đôi uyên ương và các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh đã dành cả ngày lang thang ngoài bãi không biết chán.
Ăn bún cá bông điên điển trứ danh miệt Châu Đốc
Ở miền Tây đâu đâu cũng có món ăn từ cá, nhưng tô bún cá ăn kèm với bông điên điển thì có lẽ không nơi đâu hấp dẫn như miệt Châu Đốc, An Giang.
Quán bún cá đơn giản với rổ rau và bún bên cạnh nồi nước dùng - Ảnh: Minh Đức
Bún cá có lẽ ở đâu cũng có và tại xứ sở sông nước mênh mông, loại nguyên liệu này luôn có sẵn và làm chủ đạo cho hầu hết món ăn. Tuy nhiên, những con cá lóc thơm ngon nhất luôn được đánh bắt nơi con sông Mekong đổ vào Việt Nam.
25 thg 11, 2015
Giòn ngon cá cơm phết bột
Vùng biển Quảng Nam vào mùa cá cơm, từ những thuyền chài cập bến đến những hàng cá nhộn nhịp trong các khu chợ, đâu đâu cũng thấy những con cá thon dài với lằn đen lấp lánh ánh bạc dọc hai bên thân mình chộn rộn trên các sạp hải sản.
Cá cơm có nhiều đạm, vitamin, khoáng chất… là thực phẩm bổ dưỡng có thể chế biến thành những món ăn ngon như: gỏi, nấu canh thơm cà, nấu cháo, kho tiêu, làm khô, làm mắm dành ăn vào những ngày biển động… Cá cơm có nhiều loại: cá cơm than, cá cơm đỏ, cá cơm trỏng, cá cơm sọc tiêu, cá cơm lép, cá cơm sữa, cá cơm sọc phấn… Ngoài những cách chế biến như đã nói ở trên, để đổi vị, bà con xóm chài quê tôi thỉnh thoảng rủ nhau làm món cá cơm phết bột ăn kèm với cơm.
Cắn một miếng cá cơm phết bột còn nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt của cá, vị thơm giòn của bột, vị cay cay của tiêu, vị béo của dầu… tất cả các hương vị đó hòa quyện vào nhau khiến món ăn trở nên ngon một cách khó tả - Ảnh: Hòa Nhơn
Độc đáo quy linh cao Hải Phòng
Không hiểu sao, mỗi lần đặt chân đến thành phố Hải Phòng, về ngay trong ngày hay ở lại, tôi cũng phải ghé qua cái quán quy linh cao nho nhỏ trên phố Quang Trung.
Lần đầu tiên tôi biết đến quy linh cao là một chiều tháng 7 một năm trước, Hải Phòng nóng nhễ nhại, tôi bị sếp mắng, té tát và tê tái. Khuôn mặt thất thần và sầu não của tôi khiến một anh bạn mủi lòng: “Để tôi đưa cô đi ăn cái này, ngon quên sầu”. Và đó, là quy linh cao.
Vị đắng của quy linh cao nhân nhẩn trong miệng chứ không gắt, nước dừa và sữa đặc chỉ đủ làm cho món ăn thơm, béo, ngậy chứ không quá sắc. Cái giòn của thốt nốt rất khéo để món ăn không trôi tuột đi trong ngẩn ngơ, tiếc nuối.
Chùa Tổ linh thiêng sắc màu Phật giáo Kinh Bắc
Không chỉ nổi tiếng là điểm hành hương của các phật tử, chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự) ở thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh còn được biết với những huyền tích linh thiêng nơi Trung tâm Phật giáo nước Việt xưa.
Cổng chính vào chùa Tổ chỉ mở trong những ngày lễ hoặc mùng 1 và rằm - Ảnh: Minh Đức
Chúng tôi đến thăm chùa cận ngày rằm nhưng vẫn cảm nhận không khí ảm đạm, tĩnh mịch. Sân chùa thơm mùi thị và tiếng xào xạc quét lá của người trông chùa. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại về ngôi chùa gần như bị “bỏ quên” ở vùng đất Phật giáo lâu đời nhất tại Việt Nam.
Bún thang - nét thanh tao của ẩm thực Hà Nội
Không khó để kiếm một quán bún thang trên phố, nhưng ngon, đúng vị, nguyên sắc thì chỉ có một vài nơi như quán bún thang ở Hàng Hòm, Cầu Gỗ hay Giảng Võ...
Đó là bún thang. Thang trong tiếng Hán có nghĩa là canh. Bún thang có thể hiểu là “bún được chan bởi canh”. Sự ra đời của món ăn này bắt nguồn từ món canh thượng thang của người thủ đô xưa. Như vậy, có nghĩa bún thang đã là một trong những món ăn có truyền thống lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội.
Món bún thang được làm từ hàng chục nguyên liệu đi kèm, đúng như câu thành ngữ "Ăn Bắc, mặc Nam" thể hiện sự tinh tế, công phu trong ẩm thực của người xứ Bắc.
Thăm ngục Tố Hữu giữa đại ngàn Tây Nguyên
Vượt đèo Lò Xo ở địa phận huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, du khách sẽ gặp ngục Tố Hữu nằm khép mình giữa núi rừng hùng vĩ và nguyên sơ.
Con đường đèo uốn lượn, nằm vắt vẻo trên những sườn núi đưa khách đến với ngục Tố Hữu
Ngục Tố Hữu là di tích lịch sử đặc biệt cách thành phố Kon Tum khoảng 90km về hướng tây bắc, cách thị trấn Đăk Glei 20 km về hướng bắc. Nếu đi từ hướng bắc theo quốc lộ 14, để đến ngục Tố Hữu bạn phải vượt qua đèo Lò Xo với những khúc quanh liên tiếp cực kỳ nguy hiểm.
24 thg 11, 2015
Trái tim Pleiku
Nếu Biển Hồ được ví như đôi mắt Pleiku thì quảng trường ở trung tâm thành phố được gọi là trái tim Pleiku. Điều khác biệt là hình ảnh đôi mắt Pleiku được giới văn nghệ sĩ ca ngợi, còn trái tim Pleiku là danh xưng do giới chức chính quyền tự đặt ra.
Quảng trường ở trung tâm TP Pleiku có tên chính thức là Quảng trường Đại Đoàn Kết. Năm 2012 tôi về Pleiku vào tháng 8, khi công trình chưa hoàn thành (quảng trường được khánh thành tháng 12 năm đó). Mấy năm liền sau đó, năm nào tôi cũng về thăm Pleiku, cũng đến với Biển Hồ đôi mắt Pleiku mà... quên, không đến xem trái tim Pleiku ra sao. Mãi đến cuối năm nay tôi mới đến thăm nơi này vào một buổi sáng.
Quảng trường có khuôn viên đến 12 ha, trong đó điểm nhấn chính là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài cao 10,8 met, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4,5 met, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, khung xương bằng thép không rỉ. Được biết rằng đây là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam (và tượng Bác Hồ lớn nhất Việt Nam thì cũng đương nhiên là... nhất thế giới rồi, vì vậy ta cứ nói là nhất thế giới cho oai!).
Quảng trường ở trung tâm TP Pleiku có tên chính thức là Quảng trường Đại Đoàn Kết. Năm 2012 tôi về Pleiku vào tháng 8, khi công trình chưa hoàn thành (quảng trường được khánh thành tháng 12 năm đó). Mấy năm liền sau đó, năm nào tôi cũng về thăm Pleiku, cũng đến với Biển Hồ đôi mắt Pleiku mà... quên, không đến xem trái tim Pleiku ra sao. Mãi đến cuối năm nay tôi mới đến thăm nơi này vào một buổi sáng.
Quảng trường có khuôn viên đến 12 ha, trong đó điểm nhấn chính là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài cao 10,8 met, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4,5 met, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, khung xương bằng thép không rỉ. Được biết rằng đây là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam (và tượng Bác Hồ lớn nhất Việt Nam thì cũng đương nhiên là... nhất thế giới rồi, vì vậy ta cứ nói là nhất thế giới cho oai!).
Du khách Tây và hành trình trải nghiệm trên tàu Thống Nhất
Tàu lăn bánh rời Sài Gòn trong buổi sáng sớm, cảm giác ngồi trên toa tàu thoải mái cùng tiếng cười nói rôm rả trong những giây phút tàu lăn bánh… là những trải nghiệm không thể nào quên.
Mọi thứ xung quanh như muốn đưa du khách vào giấc ngủ say - Ảnh: wanderlust
Vươn lên từ đống tro tàn
Trong mắt du khách, tàu Thống Nhất là hành trình khám phá tuyệt vời, nhưng với người dân Việt Nam, con tàu này còn là biểu tượng của sự thống nhất, nối liền hai miền đất nước.
Đoàn tàu duy nhất được Pháp xây dựng (1899 - 1936) để vận chuyển vũ khí và lương thực cả hai miền và bị phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Trong mắt du khách, tàu Thống Nhất là hành trình khám phá tuyệt vời, nhưng với người dân Việt Nam, con tàu này còn là biểu tượng của sự thống nhất, nối liền hai miền đất nước.
Đoàn tàu duy nhất được Pháp xây dựng (1899 - 1936) để vận chuyển vũ khí và lương thực cả hai miền và bị phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Lên Hòa Bình thưởng thức đặc sản cam Cao Phong
Cam Cao Phong với các loại cam Canh, cam lòng vàng, cam ruột đỏ, cam Xã Đoài... từ lâu đã trở thành thức quả đặc sản nức tiếng của Hòa Bình bởi hương vị ngon ngọt, mọng nước.
Thời điểm chính vụ cam Cao Phong, cây nào cũng sai trĩu quả, đượm màu vàng óng trên cây - Ảnh: Huyền Trần
Cao Phong là vựa cam lớn không chỉ của tỉnh Hòa Bình mà của cả miền Bắc. Diện tích trồng cam ở huyện Cao Phong tập trung nhiều nhất quanh thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong.
Ngược miền Tây Giang
Đắn đo nhiều lần rồi vẫn quyết tâm rũ bỏ những ngột ngạt ngày thường, cả nhóm chúng tôi ngược về vùng miền núi Tây Giang, nơi xa xôi nhất của tỉnh Quảng Nam.
Càng lên gần Tây Giang, cung đồi đèo núi càng thêm gập ghềnh, khúc khuỷu - Ảnh: Thanh Ly
Bỡ ngỡ pha lẫn sự thích thú khi ngồi sau tay lái, những xa lạ lại vô tình gợi lên vô vàn cảm xúc hấp dẫn cho kẻ lữ hành.
Có đoạn hai bên đường là những vườn chè trải rộng xanh mướt, lúc lại len lỏi giữa rừng keo lá tràm đẹp như mơ... Càng lên cao càng hồi hộp khi những chiếc xe trườn qua nhiều con dốc hiểm, cung đèo trắc trở…
Có đoạn hai bên đường là những vườn chè trải rộng xanh mướt, lúc lại len lỏi giữa rừng keo lá tràm đẹp như mơ... Càng lên cao càng hồi hộp khi những chiếc xe trườn qua nhiều con dốc hiểm, cung đèo trắc trở…
Mê mẩn với cánh đồng cỏ lau tuyệt đẹp tại Đà Nẵng
Những đám lau bạt ngàn nở rộ ven sông và ven sườn núi ở Đà Nẵng tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp làm say đắm lòng người.
Lên Ba Vì ngắm dã quỳ khoe sắc
Từ cuối tháng 10 trở đi, loài hoa dã quỳ lại tưng bừng khoe sắc vàng trên khắp vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội). Sắc vàng của hoa trên nền trời xanh, nắng vàng như thắp sáng thêm tiết trời cuối thu miền Bắc.
Thay vì phải đi Mộc Châu hay đi Đà Lạt, bạn có thể đến ngay Ba Vì để thả mình giữa những đồi hoa dã quỳ vàng rực
Cứ đến độ này hàng năm, dọc hai bên đường lên Ba Vì lại được tô điểm bởi những bụi hoa dã quỳ nở rộ đung đưa trong gió thu. Từng đoàn người hẹn hò nhau lên Ba Vì để cùng nhau ngắm hoa, chụp ảnh hay đơn giản chỉ muốn thả mình vào một mùa vàng của loài hoa dã quỳ nơi đây.
Giòn rụm bánh mì xíu mại, thịt ba chỉ Ninh Hòa
Hơn hai mươi năm trước, bữa sáng của đứa trẻ Ninh Hòa thường là tô cơm nguội với ít cá dính nồi đêm qua sót lại, kèm ca nước giếng ngọt lành. Xách cặp đi học tới trưa về ăn cơm là vừa kịp đói.
Đứa nào khá giả, được ba má cho năm trăm mua xôi bắp hay đậu đen gói trong lá chuối với cái muỗng lá dừa, rắc chút muối mè thơm lừng lựng. Còn không thì ổ bánh mì một ngàn có thịt, xíu mại, dưa leo, hành ngò kèm chút xì dầu (năm trăm thì chỉ chan nước béo) bán khắp cùng phố thị.
Bữa nào cũng nhiêu đó, hết xôi đậu tới bánh mì, rồi chuyển qua bánh mì tới xôi đậu, nhưng chẳng bao giờ thấy ngán. Sau này khôn lớn, học giỏi thành tài, đi năm châu bốn biển, ăn đủ món Tây Tàu, cứ hay nhớ tới ổ bánh mì huyền thoại.
Đứa nào khá giả, được ba má cho năm trăm mua xôi bắp hay đậu đen gói trong lá chuối với cái muỗng lá dừa, rắc chút muối mè thơm lừng lựng. Còn không thì ổ bánh mì một ngàn có thịt, xíu mại, dưa leo, hành ngò kèm chút xì dầu (năm trăm thì chỉ chan nước béo) bán khắp cùng phố thị.
Bữa nào cũng nhiêu đó, hết xôi đậu tới bánh mì, rồi chuyển qua bánh mì tới xôi đậu, nhưng chẳng bao giờ thấy ngán. Sau này khôn lớn, học giỏi thành tài, đi năm châu bốn biển, ăn đủ món Tây Tàu, cứ hay nhớ tới ổ bánh mì huyền thoại.
Hàng bánh của chị quanh năm im ắng bên góc đường, căng tấm bạt che cái nắng bưng đầu, hay cơn mưa dầm dề rả rích. Chị đội nón hoa, ngồi sau cái bàn trải tấm nhựa bạc màu nắng gió. Bên trên là xoong thịt, xíu mại, nước sốt, rổ hành ngò, dưa leo, hũ ớt sim và chai xì dầu. Bên hông để giỏ bánh với lò than âm ấm phủ đầy tro, hơ bánh mì giòn rụm.
Nơi ngã ba biên giới
Trên đất nước ta chỉ có hai tỉnh nằm ở điểm giáp ranh 3 biên giới là Ðiện Biên và Kon Tum. Ở Ðiện Biên là bản A Pa Chải của bà con dân tộc Hà Nhì, thuộc xã Xín Mần huyện Mường Nhé (giáp Lào và Trung Quốc). Ở Kon Tum là buôn I ệc của đồng bào dân tộc Ka Dong, thuộc xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi (giáp Lào và Campuchia).
Tại đây có ngã ba Đông Dương (cũng gọi là ngã ba Tam biên) nổi tiếng. Đường 40 trên đất Việt Nam đến đây chia về hai hướng, sang tỉnh Atôpơ - Lào và tỉnh Ratanakiri - Campuchia. Nơi đây còn được biết đến như là cái “túi bom” của toàn vùng Đông Dương dưới sức mạnh của “uy lực không lực Hoa Kỳ” trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Tại đây có ngã ba Đông Dương (cũng gọi là ngã ba Tam biên) nổi tiếng. Đường 40 trên đất Việt Nam đến đây chia về hai hướng, sang tỉnh Atôpơ - Lào và tỉnh Ratanakiri - Campuchia. Nơi đây còn được biết đến như là cái “túi bom” của toàn vùng Đông Dương dưới sức mạnh của “uy lực không lực Hoa Kỳ” trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Cột mốc ngã ba biên giới.
23 thg 11, 2015
Bồng bềnh Tây Thiên Tam Đảo
Cách Hà Nội khoảng 65 km với hơn một giờ đi xe về phía tây bắc, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đang là điểm du lịch hấp dẫn du khách từ Hà Nội và các vùng phụ cận.
Trước khi đến thị trấn Tam Đảo mờ sương, du khách không quên khám phá danh thắng Tây Thiên (thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo) là quần thể văn hóa du lịch tổng hợp đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.
Lùng Khúy, đệ nhất hang động trên cao nguyên Đồng Văn
Hang Lùng Khúy nằm ở thôn Lùng khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn hơn 10km. Vào dịp lễ hội tam giác mạch vừa qua, huyện Quản Bạ cũng đã chính thức cho phép du khách vào tham quan 'đệ nhất hang động' trên cao nguyên đá này.
Con đường đất dài hơn một cây số được tu sửa lại dẫn thẳng lên tận hang Lùng Khúy
Bãi biển nơi địa đầu tổ quốc
Với nhiều cái nhất như: bãi biển đầu tiên trên bản đồ đất nước; bãi biển dài nhất Việt Nam; bãi biển gần biên giới nhất; bãi biển nguyên sơ nhất; bãi biển lãng mạn nhất… đã khiến chúng tôi tò mò khám phá bãi biển Trà Cổ (Tp. Móng Cái, Quảng Ninh).
Theo chỉ dẫn của cuốn cẩm nang du lịch Móng Cái 2015, chúng tôi quyết định khám phá biển Trà Cổ theo như lời giới thiệu là có nhiều “cái nhất” nhất của Việt Nam. Cuốn cẩm nang này là một “hướng dẫn viên” du lịch thuận lợi cho những người lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất vùng biên này.
Hành trình của chúng tôi đến biển Trà Cổ được bắt đầu từ 5h sáng. Biển Trà Cổ cách trung tâm Tp. Móng Cái hơn 10 km về phía Đông Bắc. Bởi vậy, chúng tôi đã lựa chọn xe buýt là phương tiện để di chuyển đến đây. Từ tuyến xe buýt Km15 (Trung tâm thành phố Móng Cái), chúng tôi chỉ mất chi phí 10.000 VNĐ/ người/lượt là có thể đặt chân đến được khu du lịch Trà Cổ - Bình Ngọc, đó cũng là lúc những tia nắng bình minh sẽ bắt đầu nhô lên từ bãi biển đầu tiên trên bản đồ hình chữ S này.
Theo chỉ dẫn của cuốn cẩm nang du lịch Móng Cái 2015, chúng tôi quyết định khám phá biển Trà Cổ theo như lời giới thiệu là có nhiều “cái nhất” nhất của Việt Nam. Cuốn cẩm nang này là một “hướng dẫn viên” du lịch thuận lợi cho những người lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất vùng biên này.
Hành trình của chúng tôi đến biển Trà Cổ được bắt đầu từ 5h sáng. Biển Trà Cổ cách trung tâm Tp. Móng Cái hơn 10 km về phía Đông Bắc. Bởi vậy, chúng tôi đã lựa chọn xe buýt là phương tiện để di chuyển đến đây. Từ tuyến xe buýt Km15 (Trung tâm thành phố Móng Cái), chúng tôi chỉ mất chi phí 10.000 VNĐ/ người/lượt là có thể đặt chân đến được khu du lịch Trà Cổ - Bình Ngọc, đó cũng là lúc những tia nắng bình minh sẽ bắt đầu nhô lên từ bãi biển đầu tiên trên bản đồ hình chữ S này.
Bãi biển Trà Cổ được coi là bãi biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 17 km.
22 thg 11, 2015
Thăm căn cứ dưới tán rừng Xẻo Quýt
Dưới những tán rừng tràm mênh mông ở Xẻo Quýt là một căn cứ quân sự bí mật của người dân Đồng Tháp trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Giờ đây, những di tích này đã trở thành một một điểm tham quan ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Khu di tích Xẻo Quít thuộc địa phận hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích gần 50ha, trong đó 20ha là rừng tràm nguyên sinh từng là căn cứ địa trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1960 – 1975) với nhiều công trình hạng mục được xây dựng bí mật.
Xẻo Quít có một hệ thống kênh rạch dày đặc, len lỏi trong cánh rừng tràm ngập nước tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy độc đáo, đồng thời giúp kết nối các hầm hào, công sự, lán trại làm việc…trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Khu di tích Xẻo Quít thuộc địa phận hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích gần 50ha, trong đó 20ha là rừng tràm nguyên sinh từng là căn cứ địa trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1960 – 1975) với nhiều công trình hạng mục được xây dựng bí mật.
Xẻo Quít có một hệ thống kênh rạch dày đặc, len lỏi trong cánh rừng tràm ngập nước tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy độc đáo, đồng thời giúp kết nối các hầm hào, công sự, lán trại làm việc…trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Rừng tràm hơn 50 tuổi với hệ thống cây và dây leo chằng chịt tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, hoang sơ trong khu di tích. Ảnh: Lê Minh
Những bài thơ thách thức thời gian trên núi đá
Núi Non Nước - Dục Thúy Sơn nằm ở ngã ba sông Vân và sông Đáy hiện vẫn còn khắc gần 100 bài thơ, văn, phú.
Toàn cảnh núi Non Nước mờ ảo trong sương sớm, nhìn từ xa giống như một đóa sen nổi trên mặt nước. Trong bài thơ Dục Thúy Sơn, Nguyễn Trãi đã gọi nơi đây là "tiên san” - núi tiên.
Núi xưa kia là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh núi trải qua 72 bậc đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện để nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan.
Ruộng bậc thang - Kỳ quan Tây Bắc
Những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang) và Sa Pa (Lào Cai) được Nhà nước công nhận là Danh thắng Quốc gia và được giới truyền thông quốc tế ca ngợi là đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của con người Việt Nam. Ba thắng cảnh ruộng bậc thang này đang mang lại cuộc sống no ấm cho người dân và là một sản phẩm du lịch độc đáo của vùng cao Tây Bắc.
Huyền sử vùng Tây Bắc kể rằng, cách đây khoảng 4 thế kỷ, những tộc người như Mông, Dao, La Chí... di cư đến vùng Tây Bắc để khai khẩn và định cư, nhưng lúc đó bốn thung lũng lớn của vùng Tây Bắc là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu), Mường Tấc (Sơn La) đã có những tộc người bản địa là Thái, La Ha sinh sống. Vì thế, họ phải chọn những dải núi như Khau Phạ (Mù Cang Chải - Yên Bái), Hoàng Liên Sơn (Sa Pa – Lào Cai) và Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì - Hà Giang), những nơi có độ cao từ 1000 – 1600m so với mực nước biển để dựng bản, lập mường.
Bài ca vỡ núi
Huyền sử vùng Tây Bắc kể rằng, cách đây khoảng 4 thế kỷ, những tộc người như Mông, Dao, La Chí... di cư đến vùng Tây Bắc để khai khẩn và định cư, nhưng lúc đó bốn thung lũng lớn của vùng Tây Bắc là Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu), Mường Tấc (Sơn La) đã có những tộc người bản địa là Thái, La Ha sinh sống. Vì thế, họ phải chọn những dải núi như Khau Phạ (Mù Cang Chải - Yên Bái), Hoàng Liên Sơn (Sa Pa – Lào Cai) và Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì - Hà Giang), những nơi có độ cao từ 1000 – 1600m so với mực nước biển để dựng bản, lập mường.
Quán cà phê vợt 60 năm ở Sài Gòn
Tồn tại hơn 60 năm qua, quán cà phê trong con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng trở thành nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của những ai từng đặt chân đến đây.
Với xe cà phê cùng những chiếc ghế nhựa, gian nhà nhỏ ở đầu hẻm 330, đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), luôn đông đúc dù sớm nắng hay chiều muộn. Chủ quán - ông Đặng Ngọc Côn (80 tuổi) và bà Phạm Ngọc Tuyết (75 tuổi) được khách quen gọi với cái tên thân thương là ông Ba và bà Ba.
Nép mình ở đầu con hẻm 330, nơi đây vẫn “tĩnh lặng” giữa những âm thanh nhộn nhịp của con đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Hoài Anh
Phở chiên phồng đổi vị cho ngày đầu đông
Phở chiên phồng là những sợi bánh được thái to bản, hay vuông chiên lên trong chảo mỡ, ăn kèm với thứ nước sốt sền sệt, sóng sánh.
Với giá khoảng 40.000 - 60.000 đồng, bạn có thể đổi vị với những món phở chiên phồng.
Phở chiên Khâm Thiên
Nếu như đã quá quen thuộc với những bát phở truyền thống như phở gà, bò, bạn có thể đổi vị với món phở chiên giòn giòn lạ miệng.
Quán nằm ngay mặt đường Khâm Thiên, lúc nào cũng tấp nập người qua lại, không quá rộng rãi nhưng rất đông khách vào các buổi trưa hay chiều tối. Bạn sẽ phải chờ khá lâu nếu đi muộn.
Phở chiên Khâm Thiên
Nếu như đã quá quen thuộc với những bát phở truyền thống như phở gà, bò, bạn có thể đổi vị với món phở chiên giòn giòn lạ miệng.
Quán nằm ngay mặt đường Khâm Thiên, lúc nào cũng tấp nập người qua lại, không quá rộng rãi nhưng rất đông khách vào các buổi trưa hay chiều tối. Bạn sẽ phải chờ khá lâu nếu đi muộn.
Phở rán phố Khâm Thiên luôn tấp nập du khách. Ảnh: Zon Zon
Vùng đất biệt lập Chiềng Ân chuyển màu lúa chín
Ruộng bậc thang tại xã Chiềng Ân đến thời điểm này mới bắt đầu chuyển màu, tạo thành một bức tranh phong cảnh riêng của núi rừng Sơn La những ngày cuối thu.
Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 70 km về hướng Đông, một mặt giáp với tỉnh Yên Bái, Chiềng Ân là xã thuộc huyện Mường La với diện tích 85,33 km2, có mật độ dân số thưa thớt.
20 thg 11, 2015
Thương hoài cá leo mùa nước lên
Mấy hôm nay trời miền Trung mưa liên miên, nước trắng đục chảy tràn cánh đồng trước nhà. Trong cơn gió se lạnh lại thèm các món cá leo dân dã ngày xưa ở quê nghèo giờ đã thành đặc sản.
Ra đồng bủa lưới bắt cá mùa mưa - thú vui nông nhàn của người thôn quê - Ảnh: T.LY
Cũng như nhiều nông dân khác, từ khi còn trẻ ba tôi đã yêu thú ra đồng đặt lờ, thả lưới bắt cá. Vì vậy những đợt mưa lũ về làm cô lập cả làng, chỉ cần đợi nước vừa rút xuống, những con cá lóc, cá trê, cá rô... đặc biệt cá leo mê chất rong bùn nên còn mắc kẹt trong vũng, ao, các đám ruộng là ba lại tìm lờ, lấy lưới ra đồng.
Ngọt đắng rau nghệ
Cái lạnh se se tiết chớm đông như muốn ru người ngủ vùi trong chăn vào những ngày cuối tuần. Điện thoại chợt reo, người bạn mời gọi: Về Sa Huỳnh ăn rau nghệ thơm ngon đến “quên đời” đi!
Cây, hoa và lá rau nghệ - Ảnh: Minh Kỳ
Rau nghệ (còn gọi là rau huệ) trông như một loài hoa với thân cao 30 - 40cm mọc hoang dại nơi núi rừng và gò đồi vào mùa mưa, rải rác nhiều nơi trên địa bàn Quảng Ngãi.
Đắm say Võ Nhai
Những nương chè xanh tươi in hình xuống dòng sông trong vắt, con đường bình yên vắng lặng men theo núi đồi… Đó là hành trình đến với Võ Nhai, Thái Nguyên.
Phong cảnh bản làng, đồng ruộng nhìn từ núi Phượng Hoàng - Ảnh: H.Dương
Nơi đây vẫn còn khá xa lạ với nhiều người nhưng không thể bỏ qua nếu muốn du ngoạn khám phá cuối tuần
Từ Hà Nội, muốn đến Võ Nhai có hai lựa chọn. Thứ nhất, xuôi theo quốc lộ 3 hoặc cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khoảng 80km rồi rẽ vào quốc lộ 1B đi tiếp 40km.
Thứ hai, chạy theo quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn, tới Hữu Lũng rẽ vào tỉnh lộ 242 đi thẳng sang Võ Nhai. Chúng tôi đã chọn hành trình thứ hai, xa xôi hơn, đường đi khó khăn hơn nhưng là một hành trình đầy thích thú.
Từ Hà Nội, muốn đến Võ Nhai có hai lựa chọn. Thứ nhất, xuôi theo quốc lộ 3 hoặc cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khoảng 80km rồi rẽ vào quốc lộ 1B đi tiếp 40km.
Thứ hai, chạy theo quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn, tới Hữu Lũng rẽ vào tỉnh lộ 242 đi thẳng sang Võ Nhai. Chúng tôi đã chọn hành trình thứ hai, xa xôi hơn, đường đi khó khăn hơn nhưng là một hành trình đầy thích thú.
19 thg 11, 2015
Vịt Vân Đình và chùa Hương mùa không lễ hội
Trái mùa với lễ hội chùa Hương dịp tết, từ Hà Nội có một tuyến khá kinh điển với dân đi, và thường được chốt bằng một bữa vịt Vân Đình như bạn tôi tấm tắc “Ăn để nhớ... chùa Hương”.
Hành trình chùa Hương mùa không lễ hội - Ảnh: Thủy OCG
Không vô cớ khi chùa Hương nằm cách Hà Nội chưa đầy 50km đường lại được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, một vùng đất sơn chầu thủy tụ với những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ đồng áng, nuôi trồng đầm phá, làm du lịch tự phát nhỏ lẻ, chân chất và mộc mạc.
Ấm lòng lá mơ trộn trứng nướng trên than hồng
Vị bùi bùi, vị béo của trứng gà, vị thơm của đồ nướng cộng với mùi ngai ngái của lá chuối khiến món lá mơ trộn trứng gà nướng trên bếp than hồng vừa ngon, vừa lạ miệng.
Món lá mơ nướng thơm ngon bổ dưỡng - Ảnh: N.T.Lượng
Mơ vốn là một gia vị được trồng khá nhiều trong vườn nhà. Thường người ta hay dùng lá này để ăn kèm với thịt chó hay các loại nem chua, thịt chua. Thế nhưng từ lâu, người dân miền trung du lại dùng lá mơ để chế biến thành một món ăn vừa dân dã, vừa bổ dưỡng và ngon đến lạ. Đó là món lá mơ trộn trứng nướng trên than hồng.
Chớm đông nhớ mùa hái ấu
Mỗi khi chớm đông, cư dân ở xã Động Lâm (Hạ Hòa, Phú Thọ) lại bước vào vụ thu hoạch củ ấu, một loại cây trồng dưới ruộng nước của cư dân nông nghiệp vùng này.
Củ ấu bày bán ở chợ phiên - Ảnh: N.T.Lượng
Mùa thu hoạch ấu cũng là khi tiết trời cuối thu hòa trong cái hanh hao se lạnh và kéo dài đến những ngày chớm đông. Khi ấy, củ ấu đã già và rụng xuống ngay gốc.
Do ấu sống dưới ruộng bùn sâu nên việc hái ấu khá vất vả. Muốn hái được ấu, người ta phải ngồi trên thuyền nan, lướt nhẹ trên mặt bùn hoặc lội xuống ruộng, lưng cúi gập và hai tay lùa vào gốc ấu để hái củ.
Do ấu sống dưới ruộng bùn sâu nên việc hái ấu khá vất vả. Muốn hái được ấu, người ta phải ngồi trên thuyền nan, lướt nhẹ trên mặt bùn hoặc lội xuống ruộng, lưng cúi gập và hai tay lùa vào gốc ấu để hái củ.
17 thg 11, 2015
Bạch Đích và góc trời màu xanh
Nghĩ đến cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) là nghĩ ngay đến núi tai mèo và đá xám xít lô nhô như thạch trận. Ít người rời khỏi con đường Hạnh Phúc để thấy trên cao nguyên ấy còn có những góc trời màu xanh.
Trên cột mốc 358 - Ảnh: Đức Hùng
Tôi nhớ quãng năm 2008 khi ngồi trên chuyến xe khách cuối năm lên chợ phiên Đồng Văn, tôi có lấy số điện thoại của một người lính biên phòng Bạch Đích nhưng chưa bao giờ có dịp ghé chơi.
Ngày thực hiện được giấc mơ Bạch Đích, người lính đã rời đồn từ bao giờ, số điện thoại không còn liên lạc được, tháng năm vật đổi sao dời. Chỉ có những ngọn núi vẫn in hình trên nền trời, ruộng bậc thang xanh rợp người và những con đường đi về mê mải.
Ngày thực hiện được giấc mơ Bạch Đích, người lính đã rời đồn từ bao giờ, số điện thoại không còn liên lạc được, tháng năm vật đổi sao dời. Chỉ có những ngọn núi vẫn in hình trên nền trời, ruộng bậc thang xanh rợp người và những con đường đi về mê mải.
Lang thang ở làng Cù Lần
Làng Cù Lần là một trong những điểm tham quan ăn khách nhất ở Đà Lạt trong những năm gần đây.
Đường vào làng bạt ngàn hoa kim châm, tuy nhiên, nếu hái, khách sẽ bị phạt 200.000 đồng
Cái tên “cù lần” gợi sự tò mò và tôi thích hiểu theo nghĩa tính từ hơn là danh từ. Ngày trước, cứ chàng trai nào thích con gái nhà người ta, đến nhà chơi cứ ngồi yên một chỗ, không nói không năng gì thường được tặng cho biệt danh: “thằng cù lần”. Rồi bạn bè nhóm họp, nếu cũng là con trai, tỏ ra không ga lăng, ít nói, lầm lì, không mời bạn được ly nước, cũng bị phán: Thằng đó cù lần, chơi không được!
Nhất Lâm Thủy Trang Trà, nơi không có u sầu
Sau lần hồi đi theo chỉ dẫn của người địa phương, bạn sẽ tìm được nhiều điều thú vị, tham quan cây đa nghìn tuổi, ngắm thảm thực vật phong phú, hãy tĩnh lặng ở góc bờ suối nhìn ráng chiều… Nhất Lâm Thủy Trang Trà không sầu muộn.
Đường đến Nhất Lâm Thủy Trang Trà nhiều đoạn dốc đứng nhưng cảnh vật khiến du khách ngẩn ngơ
Nằm khép mình ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Nhất Lâm Thủy Trang Trà là địa điểm tuyệt vời dành cho những ai thích khám khá, trải nghiệm cuộc sống hòa mình thực sự với thiên nhiên để quên hết đi bộn bề cuộc sống bên ngoài.
Thăm nhà cổ hơn 250 tuổi ở Hội An
Nằm lọt thỏm giữa hàng chục những ngôi nhà hiện đại, nhưng nhà cổ ở số 104 Thái Phiên, Hội An, Quảng Nam vẫn nổi bật bởi nét thâm trầm, cổ kính.
Chiếc cổng tam quan của ngôi nhà cổ ở số 104 Thái Phiên
Mái ngói âm dương, những chạm khắc tinh xảo khiến ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 250 năm thu hút du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Không gian trong nhà dường như tách biệt hẳn với đời sống hiện đại bên ngoài nên khi bước chân vào, người ta sẽ có cảm giác ấm cúng lạ thường.
Thỏa thuê với thiên đường ốc vỉa hè Hải Phòng
Ốc ở Hải Phòng không chỉ được ăn ở buổi tối mà được người ta ầm ầm rủ nhau đi ăn từ lúc xế chiều.
Ốc Hải Phòng có gì khác biệt nữa so với những địa phương khác, ví dụ Hà Nội chẳng hạn? Tất nhiên là khác nhiều. Hải Phòng là thành phố biển, ngoài ốc dạ, ốc mít, ốc nhồi, có thể thấy vô số loại ốc nước mặn khác. Và hiển nhiên, giá chẳng bao giờ khiến khách hàng phải giật mình. Từ ốc len, ốc đá, ốc hương, ốc điếu tới các hải sản ngon mê ly khác như móng tay, ngao hoa, cù kỳ, hàu, sò huyết.
Hải Phòng là thành phố biển, ngoài ốc dạ, ốc mít, ốc nhồi, có thể thấy vô số loại ốc nước mặn khác. Và hiển nhiên, giá chẳng bao giờ khiến khách hàng phải giật mình. Từ ốc len, ốc đá, ốc hương, ốc điếu tới các hải sản ngon mê ly khác như móng tay, ngao hoa, cù kỳ, hàu, sò huyết.
No nê với bánh giò phố Thụy Khuê
Quán bánh giò nằm ở đầu phố Thụy Khuê bấy lâu nay trở thành điểm hẹn mỗi chiều của người dân Hà Nội bởi ăn một đĩa xong có thể no đến tối.
Nghe danh quán chị Nhã đã lâu, nay chúng tôi mới có dịp tìm đến để thưởng thức bằng được hương vị đặc trưng của bánh giò Hà Nội.
Nằm đối diện Hãng phim truyện nhựa Việt Nam, quán bánh giò của chị Nhã đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay. Trước đó, chị bán bánh ở một góc vườn hoa Lý Tự Trọng từ 3 - 6 giờ chiều, sau do khách đông cần không gian rộng nên chị quyết định thuê gian hàng ngay đầu phố Thụy Khuê.
Nghe danh quán chị Nhã đã lâu, nay chúng tôi mới có dịp tìm đến để thưởng thức bằng được hương vị đặc trưng của bánh giò Hà Nội.
Nằm đối diện Hãng phim truyện nhựa Việt Nam, quán bánh giò của chị Nhã đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay. Trước đó, chị bán bánh ở một góc vườn hoa Lý Tự Trọng từ 3 - 6 giờ chiều, sau do khách đông cần không gian rộng nên chị quyết định thuê gian hàng ngay đầu phố Thụy Khuê.
Chị Nhã với công việc quen thuộc mỗi ngày tại đầu phố Thụy Khuê.
16 thg 11, 2015
Lạ chưa! Gà hấp hèm…
Dường như mọi người đều không xa lạ lắm với các món ăn chế biến từ gà, nào là gà hấp lá chanh, hấp bia, hấp hành, gà nướng... rồi có cả nguyên liệu nước cốt gà; nhưng có lẽ vẫn khá xa lạ với món gà hấp hèm.
Gà luộc sẵn nguyên con
Gà là món ăn quen thuộc hằng ngày ở cả ba miền trên dải đất hình chữ S này, cả trong những buổi tiệc cưới, lễ giỗ… Gà được chế biến thành nhiều món, mỗi món nướng, hấp, luộc có vị ngon mỗi kiểu, nhưng khá phổ biến nhất vẫn là gà chặt thành từng miếng, gà lên mâm (miền Bắc), gà bóp rau răm, nấu lá giang (miền Trung) và gỏi gà (miền Nam)…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)