Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Long. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 10, 2023

Vãn cảnh Chùa Bồ Đề bên bờ sông Hậu hiền hòa

Trong chuyến du lịch Vĩnh Long, ngoài việc khám phá cảnh sắc thiên nhiên sông nước yên bình, thăm các di tích lịch sử – văn hóa hấp dẫn thì bạn đừng quên đến viếng các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại đây như: chùa Phước Hậu, chùa Phật Ngọc Xá Lợi, chùa Gò Xoài, chùa cổ Long An… và không thể bỏ qua cái tên là chùa Bồ Đề.

Cổng tam Quan Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề, tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Mình, tỉnh Vĩnh Long. Cách Thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km về phía Tây, cách thành phố Cần Thơ 2 km về phía Đông Nam. Ngôi chùa có khung cảnh bình yên, thanh tịnh và kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử lâu đời và những câu chuyện được truyền tụng, góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của vùng đất này.

Chánh điện

Theo các bậc kỳ lão, chùa Bồ Đề xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Nơi đây là điểm tu hành của nhiều tín đồ sùng đạo, nhiều vị cao tăng đạo cao, đức trọng. Với thời gian tồn tại lâu dài cùng sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh vừa qua, chùa Bồ Đề không còn nguyên vẹn với những đường nét cổ kính xưa kia, nhưng trong ký ức của bao người, nơi đây vẫn là điểm son tươi thắm của tình yêu quê hương đất nước, sự hài hợp tuyệt vời giữa đạo pháp và dân tộc, thể hiện xuyên suốt hai cuộc chiến tranh vệ quốc.

Ngôi chùa nằm dưới chân cầu Cần Thơ

Tương truyền vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện người thầy thuốc đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con, từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhựt Quang.

Sự thật, thầy Nhựt Quang là nhà cách mạng Nguyễn Văn Nhẫn đang bí mật hoạt động, gầy dựng phong trào. Ông tìm về chùa Bồ Đề để tạo dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng. Năm 1934, thầy Nhựt Quang vận động quần chúng xã Mỹ Hoà thành lập các hội Ái hữu, phổ biến các tài liệu cách mạng cho thanh niên tiến bộ. Năm 1936, Chi bộ đầu tiên của xã Mỹ Hoà được thành lập tại chùa Bồ Đề.

Ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát

Nhìn xuống từ cầu Cần Thơ, ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát, bên cạnh sông Hậu hiền hòa tạo nét duyên thầm cho ngôi chùa từng cưu mang bao chiến sĩ cách mạng qua suốt các thời kỳ. Khuôn viên chùa rộng khoảng một trăm mét vuông với kiến trúc mái vòm, trong sân là những bức tượng Phật được chế tác công phu, tinh xảo. Ngoài ra Chùa Bồ Đề còn là nơi tưởng niệm những người thiệt mạng khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ.

Chùa Bồ Đề được UBND tỉnh ra quyết định số 970/QĐ-UBT ngày 17/4/2003 công nhận là Di tích cấp tỉnh.

11 thg 9, 2023

Cá cóc, đặc sản lừng danh Cổ Chiên

Mất gần buổi sáng, ông Nguyễn Hùng Hậu, một cựu dân Vĩnh Long, mới tìm được người bán cá cóc để... chụp hình, nhưng không con nào đạt trọng lượng 1kg.

Cá cóc bố mẹ được thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt

Ông Hậu than thở: "Hồi xưa cá cóc nặng 2 - 3 kg là thường, giờ cá lớn hầu như không còn, dù giá bán lên đến 500.000 - 600.000 đồng/kg. Cá cóc đang trở thành đặc sản quý hiếm của dòng Cổ Chiên".

8 thg 9, 2023

Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm

Phù sa bồi đắp dòng Mekong làm "sinh sôi" nhiều cồn, bãi. Đất mở và bước chân người tìm đến. Những ngôi nhà nhỏ, những xóm làng nhỏ là cả những thế giới nhỏ giữa các dòng sông mà không phải ai cũng biết với bao chuyện vừa gần gũi vừa lạ lẫm, thú vị.

Ông Hai Bé, ông Ba Hưng, những người cố cựu từng gắn bó với cồn Cá Lóc lúc cồn này mới nổi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nằm gần bên thành phố Vĩnh Long, cồn Cá Lóc từng khiến người ta phát sốt lên khi khoảng năm 2019 bỗng dưng... lặn mất. Lúc mọi người nhốn nháo đi tìm thì nó lại... nổi lên. Chiếc cồn chỉ mới hết cảnh "ba chìm bảy nổi" trong thời gian gần đây khi có quyết tâm giữ cồn của những người "liều cùng mình".

7 thg 9, 2023

Ngậm ngùi 'vương quốc đỏ' bên dòng phù sa

Buổi sáng trên tỉnh lộ 902 chạy cặp bờ sông Cổ Chiên từ huyện Long Hồ xuống huyện Mang Thít (Vĩnh Long), người xe tấp nập.

Một góc “vương quốc đỏ” Vĩnh Long bên bờ sông - Ảnh HÙNG ANH

Tỉnh lộ 902 cặp bờ sông Cổ Chiên - con lộ dài hàng chục cây số đi qua nhiều xã, bên đường những miệng lò nung như những cây nấm khổng lồ bằng gạch đỏ vươn lên trời cao nhưng không còn hoạt động.

Nhờ dòng Cổ Chiên bồi đắp, Vĩnh Long có đất sét rất tốt, phù hợp làm đồ gốm độc đáo. Hy vọng làng nghề xuất khẩu này sẽ phục hồi.

Ông LÊ VĂN MÔN

Dấu xưa Long Hồ dinh bên bờ Cổ Chiên

Di tích cửa Hữu thành Long Hồ - Ảnh: HÙNG ANH

Tại giao lộ đường 19-8 và Hoàng Thái Hiếu ở TP Vĩnh Long có một gò đất, trên đó có cây da cổ thụ cao lớn sum sê tỏa bóng mát, bên cạnh là một cổng thành với tấm biển "Di tích cửa Hữu thành Long Hồ".

Một chiều cuối hè, chúng tôi theo các bậc cao niên đi tìm lại dấu xưa bên bờ Cổ Chiên giang...

Cổ Chiên: Tên lạ của trường giang

Cổ Chiên, dòng trường giang rộng lớn và dài hơn 80 km, là chi lưu sông Tiền đổ ra Biển Đông. Hơn ba trăm năm qua theo dòng lưu dân xuôi về miệt đất phương Nam, xóm ấp cũng dần mọc lên sầm uất đôi bờ cùng bao câu chuyện ẩn mờ trong sương khói lịch sử.

Đoạn sông Cổ Chiên qua TP Vĩnh Long trước năm 1975 - Ảnh tư liệu

Chiều tháng 8, mưa giăng mờ sóng nước. Ở ngã ba sông mênh mông gần cầu Mỹ Thuận, ông lái đò Hai Phong rổn rảng cho biết đây là nơi hội tụ giữa dòng Tiền giang và Cổ Chiên trước khi con sông mang cái tên kỳ lạ này xuôi ra biển.

2 thg 9, 2023

Khu lưu niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

Tọa lạc tại thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Khu lưu niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Đây chính là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận được nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng (23/11/1922 - 23/11/2022).

Gian thờ chính cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

6 thg 8, 2023

Cù Lao Dài – Điểm đến mới thú vị của du lịch Vĩnh Long

Cù lao Dài – là một dải đất phù sa nằm trên sông Cổ Chiên thuộc địa phận hai xã Thanh Bình và Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, chỉ cách thành phố Vĩnh Long hơn 30 km. Nơi đây thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những vườn trái ngọt, trĩu quả quanh năm, khung cảnh đậm chất Miền Tây sông nước thanh bình. Trở thành điểm đến mới của du lịch Vĩnh Long hiện nay.

Cù Lao Dài

10 thg 4, 2023

Làng nghề tàu hũ ky xã Mỹ Hòa – Vĩnh Long

Vĩnh Long có rất nhiều làng nghề truyền thống, trong đó không thể không nhắc đến nghề làm tàu hũ ky tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh. Đây là một trong những làng nghề truyền thống đã hình thành hơn trăm năm. Trải qua thăng trầm, làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa nay vẫn đỏ lửa reo vui. Sản phẩm làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa nổi tiếng khắp nơi. Dùng cho người ăn chay, ăn mặn, đám tiệc, tặng phẩm cho khách sau chuyến du lịch Vĩnh Long.

Làng nghề tàu hũ ky xã Mỹ Hòa – Vĩnh Long

12 thg 7, 2022

Về Cù lao Minh trải nghiệm du lịch miệt vườn

Từ lâu, Vĩnh Long nổi tiếng là tỉnh đi đầu về du lịch sông nước miệt vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình này phát triển mạnh tại 4 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ.

Du khách đến tham quan Coco Home (nhà dừa) ở ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19)

Về Vĩnh Long đốt đuốc đi xem hát bội

Đốt đuốc đi xem hát bội ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ, là sản phẩm du lịch ấn tượng, đặc sắc được ngành du lịch Vĩnh Long đưa vào khai thác phục vụ du khách từ 2016, nhằm tái hiện đời sống tinh thần của người Nam bộ xưa một cách chân thật, mộc mạc.

Du khách được trải nghiệm cầm đuốc lá dừa đi cả cây số trong đêm đến đình thần ở cù lao An Bình xem hát bội

13 thg 6, 2022

Từ Ngã Bảy Hậu Giang đến... Ông cò quận 9

 Tình anh bán chiếu


Như nhiều người cùng thời với ông, ba tui rất mê giọng ca Út Trà Ôn và bài vọng cổ Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu. Ông vẫn thường ngâm nga:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào

mặc dù ông chưa hề biết bờ kinh Ngã Bảy ở đâu, ra sao, vì gia đình tui ở Long Khánh, hầu như không có dịp về miền Tây.

Lâu, lâu lắm sau này, khi ba đã già, tui có dịp đưa ông đi du lịch miền Tây, tham quan chợ nổi Phụng Hiệp. Tui nói với ông: Chỗ này là Ngã Bảy, nơi Út Trà Ôn bán chiếu nè ba!

Ngã Bảy Phụng Hiệp. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

27 thg 12, 2021

Chùa Phù Ly – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp trên đất Vĩnh Long

Được bao quanh bởi những cây sao cổ thụ và những cây thốt nốt xanh mát nên Chùa Phù Ly 1 có khung cảnh rất thanh tịnh là điểm du lịch Vĩnh Long ấn tượng mà du khách không nên bỏ qua.

Chùa Phù Ly – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp trên đất Vĩnh Long

9 thg 4, 2021

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng – Vĩnh Long

Có dịp về quê hương sông nước Vĩnh Long, vùng đất anh hùng, địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, du khách đừng quên đến viếng thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Tại đây, du khách có thể tìm hiểu về cuộc đời và tấm gương của một nhà lãnh đạo trung kiên – mẫu mực của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, người đã được đất nước, quê hương và nhân dân muôn đời tưởng nhớ.

Cổng vào Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-6-1912 trong một gia đình nông dân ở xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Sinh ra và lớn lên từ vùng đất có truyền thống anh hùng nên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã bắt đầu dấn thân vào con đường cách mạng và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ.

3 thg 2, 2021

Ngắm cây sao di sản trong chùa Ba Phố ở Vĩnh Long

Chùa Ba Phố tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là một trong hai ngôi chùa cổ kính mang đậm nét văn hóa Khmer lớn nhất của huyện Tam Bình. Ngôi chùa này có từ lâu đời (khoảng thế kỷ XVIII), là nơi để bà con người Khmer đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Chùa có tên nguyên thủy là Măng Kol Bô Rây nhưng người dân địa phương đã quen gọi là chùa Ba Phố hay chùa Đại Thọ. Chùa có diện tích trên 24.000 mét vuông mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng lạ thường.

Nét uy thiêng của chùa được thể hiện bằng con đường dẫn vào chùa yên tĩnh và có nhiều cây to. Vách tường được xây dựng rất đẹp, kiên cố có nhiều hoa văn được trang trí đẹp mắt. Cổng chính của chùa hướng ra dòng sông thật êm đềm tạo nét chấm phá độc đáo.

Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa này đã từng là nơi che giấu, tiếp tế cho cách mạng. Cạnh đó còn là nơi ẩn náu rất an toàn của hàng trăm hộ dân để tránh bom đạn của kẻ thù… nơi đây được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2003.

Thăm Khu lưu niệm giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa ở Vĩnh Long

Khu tưởng niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tọa lạc tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ về tinh thần vượt khó, học giỏi, sáng tạo, hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân như giáo sư – viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã dành cả đời cống hiến.

Khu lưu niệm giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa

20 thg 1, 2021

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long – Điểm du xuân thú vị

Làng mai Phước Định được mệnh danh là “thủ phủ” của mai vàng miền Tây Nam Bộ, bởi nơi đây sở hữu rất nhiều gốc mai quý hiếm có hàng trăm năm tuổi với giá tiền tỉ. Nếu muốn khám phá hương sắc mùa Xuân phương nam, hẳn đây sẽ là điểm du Xuân lý tưởng. Du lịch Vĩnh Long, ghé thăm làng mai bạn sẽ được tha hồ ngắm những “kiệt tác” mai, những thế mai đẹp, lạ, những bông mai đang hé nụ, khoe sắc trong nắng xuân. 

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long 

Làng nghề mai vàng Phước Định ở ấp Phước Định 1 và Phước Định 2, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có khoảng 160 hộ dân trồng mai, với khoảng 800 gốc mai cổ thụ trên 100 tuổi, 19.200 gốc từ 50 đến 100 năm tuổi và hơn 30.000 gốc mai tiểu trên 30 năm tuổi, số mai nhỏ hơn thì nhiều vô số.

5 thg 12, 2020

Lăng Ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát – Trà Ôn – Vĩnh Long

Khu di tích Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát, thuộc ấp Giồng Thanh Bạch, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ quốc lộ 54 rẽ vào hướng Trà Ôn có con đường mang tên Thống chế Điều bát. Nằm cạnh con đường này có Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát tọa lạc trên mảnh vườn cây cao bóng mát, xung quanh có tường rào bao bọc rộng đến 8ha.

Quan Tiền tướng quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn tên thật là Thạch Duồng (1763 – 1820), một người dân tộc Khơ-me, quê ở tại làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, Càng Long (Trà Vinh). Ông theo phò chúa Nguyễn, có công lớn trong việc khai khẩn vùng đất Trà Ôn, Cầu Kè và tạo được mối đoàn kết giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, ngăn chặn được sự xâm lấn của quân Xiêm La. Ông cùng các tướng sĩ tham gia hỗ trợ cùng Thoại Ngọc Hầu đào vét kênh Vĩnh Tế nên chúa Nguyễn cảm kích phong chức Điều bát và được mang Quốc thích là Nguyễn Văn Tồn. Khi ông mất được truy tặng là Tiền quân Thống chế Điều bát. Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì Thống chế Nguyễn Văn Tồn bị nhiễm bệnh dịch trong lúc tham gia đốc thúc đào kinh Vĩnh Tế. Năm đó có dịch lớn, giết chết hàng ngàn dân phu và lan rộng ở nhiều tỉnh Nam Kỳ. Vợ chồng Thống chế Nguyễn Văn Tồn mất cùng một ngày sau Tết Canh Thìn 1820.

25 thg 10, 2020

Về Vĩnh Long thăm ngôi nhà dừa độc đáo

Nằm giữa cù lao sông nước, căn nhà toàn bằng dừa của của vợ chồng ông Dương Văn Thưởng và bà Nguyễn Ngọc Giác ngụ tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã gây không ít ngỡ ngàng khi du khách đến đây tham quan. 

Toàn cảnh ngôi nhà 

Vốn sinh ra ở miền Tây sông nước, từ nhỏ ông Thưởng đã gắn bó với những hàng dừa thân thuộc của quê hương. Cũng từ đó, gia đình ông Thưởng ấp ủ ý tưởng xây dựng một ngôi nhà theo kiểu Nam Bộ truyền thống bằng chất liệu quen thuộc của làng quê mình, đó chính là gỗ dừa. 

12 thg 8, 2020

Chùa Hạnh Phúc Tăng – Biểu tượng văn hóa của đồng bào Khmer ở Vĩnh Long

Chùa Hạnh Phúc Tăng theo tiếng Khmer gọi là Sanghamangala tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa Hạnh Phúc Tăng được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer tại Vĩnh Long bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo.

Truyền thuyết xưa kể lại, nơi đây là một khu rừng già có nhiều loài thú dữ như hổ, beo…không ai dám bén bảng tới đây. Một ngày kia có một vị tu sỹ đến đây thuần phục các loại thú trở nên hiền lành, ngoan ngoãn. Vì vậy vị sư này đặt tên chùa là Hạnh Phúc, và cái tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Cổng chùa