Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
17 thg 12, 2024
Một ngày trekking núi Cấm - nóc nhà miền Tây
Trekking núi Cấm thuộc thị xã Tinh Biên, du khách đi qua các cánh đồng, rừng, thác nước và những ngôi chùa, ngắm miền Tây từ đỉnh núi cao nhất vùng.
12 thg 12, 2024
Chinh phục vách đá trắng cheo leo giữa núi rừng Hà Giang
Nằm cheo leo giữa núi rừng Hà Giang hoang sơ, vách đá trắng là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá mạo hiểm.
5 thg 12, 2024
Cung leo núi đẹp như mơ chưa nhiều người biết ở Lai Châu
Tuy không có độ cao ấn tượng, núi Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng vẫn là điểm trekking thách thức những tay leo núi dày dạn kinh nghiệm nhất.
Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng là hai cung đường leo núi khá mới lạ, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 30 km.
Nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, chóp Can Chua Thìa Sảng cao 2.403 m và đỉnh Chu Va 12 cao 2.751 m, tuy không phải những cung leo núi cao nhất nhưng độ khó lại được xếp vào top đầu tại Việt Nam.
Anh Doãn Bách (nhân viên văn phòng, Hà Nội) quyết định lựa chọn hai cung đường này để chinh phục vì khá vắng người, chưa bị khai thác thương mại.
Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng là hai cung đường leo núi khá mới lạ, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 30 km.
Nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, chóp Can Chua Thìa Sảng cao 2.403 m và đỉnh Chu Va 12 cao 2.751 m, tuy không phải những cung leo núi cao nhất nhưng độ khó lại được xếp vào top đầu tại Việt Nam.
Anh Doãn Bách (nhân viên văn phòng, Hà Nội) quyết định lựa chọn hai cung đường này để chinh phục vì khá vắng người, chưa bị khai thác thương mại.
3 thg 12, 2024
Chạy xe dưới trời âm độ C lên đỉnh Mẫu Sơn săn băng tuyết
Đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn đang là điểm đến thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm để ngắm băng tuyết dưới thời tiết âm độ C.
Nhiệt độ giảm sâu trong vài ngày qua khiến các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục chìm trong giá rét. Tại một số địa điểm ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh…, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá, mưa tuyết ở vài nơi.
Theo Phòng Quản lý khu du lịch Mẫu Sơn, từ chiều ngày 22.1 đến 14h 23.1, khu du lịch đón hơn 2.000 lượt khách lên ngắm băng giá.
Nhiệt độ giảm sâu trong vài ngày qua khiến các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục chìm trong giá rét. Tại một số địa điểm ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh…, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá, mưa tuyết ở vài nơi.
Theo Phòng Quản lý khu du lịch Mẫu Sơn, từ chiều ngày 22.1 đến 14h 23.1, khu du lịch đón hơn 2.000 lượt khách lên ngắm băng giá.
28 thg 11, 2024
Lên chốn bồng lai
Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng. Nhưng lạ thay, hòn đá lăn thẳng xuống dốc mà không hề va chạm hay trúng bất cứ ai. Người dân nơi đây lấy hòn đá đó tạo ra những sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày, như: Cối giã gạo, cối xay bột, trụ đá dùng dựng nhà hoặc cột nhà…
17 thg 11, 2024
Đến Lâm Đồng trekking, cắm trại trên đỉnh Lomburr
Nằm ở độ cao trên 1.900 m so với mực nước biển, núi Lomburr thuộc xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, thu hút du khách tìm đến khám phá bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.
23 thg 10, 2024
Tham quan Anh Vũ Sơn
Anh Vũ Sơn là một trong Bảy Núi nổi tiếng ở vùng đất biên giới An Giang. Người dân địa phương thích gọi dân dã là “núi Két” hoặc “núi ông Két”. Bởi, nhìn từ xa, bóng dáng một “chú chim” hiện ra rành rạnh, nổi bật giữa bầu trời xanh ngắt.
Nằm trên phường Thới Sơn (TX. Tịnh Biên), núi Két không quá rộng lớn như người anh núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô… nhưng vẫn có nét đặc trưng rất riêng của mình. Theo sử sách, gần 200 năm trước, Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Giáo chủ giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và nhiều đệ tử đến chân núi Két, bắt đầu hành trình khai hoang, biến vùng đầm lầy, rừng rậm trở thành đồng ruộng, làng mạc.
21 thg 10, 2024
Cà Tang, núi như mái ấm quê nhà
Có lần anh bạn người Chăm của tôi quả quyết rằng tên núi Cà Tang (Cà Tan, Gà Tan) quê tôi là do người Chăm của ảnh đặt tên. Tôi ừ hử nhưng chưa vội tin. Giả thuyết này có cơ sở bởi lịch sử vùng đất này với người Chăm là câu chuyện của ngàn năm. Lần sau tìm đọc đâu đó, nhà thơ Tường Linh cũng từng nhắc chuyện tên núi liên quan đến người Chăm này. Tôi bắt đầu hoài nghi...
20 thg 10, 2024
Tam Kỳ và chuyện ba ngọn núi
Các núi Quảng Phú, An Hà và Trà Cai là ba thực thể địa lý của vùng lỵ sở huyện Hà Đông, phủ Tam Kỳ xưa. Biểu trưng logo của Tam Kỳ hiện nay cũng mô phỏng lại địa danh này theo hình sông, thế núi, với biểu tượng 3 núi, 3 sông.
14 thg 8, 2024
Trải nghiệm Hiking trên núi Phia Pò
Đỉnh núi Cha (Phjia Pò) thuộc địa phận xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn có độ cao 1541 m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất trong quần thể hơn 80 ngọn núi Mẫu Sơn với sương mù bao phủ quanh năm được ví như “Nóc nhà của Xứ Lạng”. Nơi giáp ranh giữa hai huyện biên giới Lộc Bình và Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn.
Để đi đến đây, du khách có thể theo tuyến quốc lộ 1A đến thành phố Lạng Sơn rồi theo quốc lộ 4B về thị trấn huyện Lộc Bình, đi tiếp khoảng 6 km có con đường liên thôn dẫn vào chân núi thuộc địa phận thôn Nà Mò, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Du khách sẽ phải leo núi trong khoảng gần 5 giờ đồng hồ với quãng đường dốc đứng liên tục kéo dài hơn 5 km và tương đương cho chiều xuống núi. Bạn sẽ cần đến hơn 12 giờ cho hành trình lên xuống núi thành công. Đó là một thách thức lớn đối với những người không có sức khỏe tốt. Bù lại khí hậu trong lành và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây sẽ giúp bạn quên hết mệt mỏi để quyết tâm chinh phục thành công ngọn núi này. Cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, hệ thảm thực vật phong phú, hoang sơ, những cánh rừng nguyên sinh…Núi Cha có đặc trưng là những triền cỏ rộng lớn xanh ngát về mùa hè. Mùa đông đến, các thảm cỏ chuyển dần sang màu vàng, nổi bật giữa nên trời xanh. Núi Cha được coi là một trong số những ngọn núi đa dạng nhất trong các ngọn núi phía ở phía Bắc nước ta. Trong những năm gần đây, Phja Pò có sức cuốn hút mạnh mẽ tới du khách trong và ngoài nước nhất là những du khách đam mê leo núi và nhiếp ảnh khi đến với Xứ Lạng.
13 thg 8, 2024
Lên đỉnh Nà Lay Lạng Sơn, ‘tắm mình trong sương sớm’, ngắm thung lũng Bắc Sơn đẹp như tranh
Miền Bắc nước ta rất nhiều đỉnh núi cao đến 2000 – 3000 mét để du khách có thể trekking, săn mây và ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước. Ngoài Phan Xi Păng, Chiêu Lầu Thi, Kỳ Quan San,… còn có một ngọn núi khác tọa lạc trên mảnh đất Lạng Sơn. Đó chính là đỉnh Nà Lay thuộc địa phận thị trấn Bắc Sơn.
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội đến đỉnh Nà Lay Lạng Sơn khoảng 150 km, bạn có thể chọn đi bằng xe máy hoặc xe khách tùy vào lịch trình du lịch. Nếu đi xe máy, bạn có thể đi theo hướng cầu Nhật Tân đến Quốc lộ 18B, ra cao tốc Hà Nội rồi tiếp tục đi về hướng Bắc Sơn.
Vì quãng đường tương đối xa nên tốt nhất, bạn hãy sắp xếp lịch trình du lịch Lạng Sơn khoảng 2 ngày 1 đêm để có thể khám phá thêm nhiều điểm đến ở đây. Ngoài ra, thời gian 2 ngày cũng giúp bạn không bị cập rập thời gian khi trekking, leo núi và thưởng thức cảnh đẹp trên đỉnh Nà Lay.
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội đến đỉnh Nà Lay Lạng Sơn khoảng 150 km, bạn có thể chọn đi bằng xe máy hoặc xe khách tùy vào lịch trình du lịch. Nếu đi xe máy, bạn có thể đi theo hướng cầu Nhật Tân đến Quốc lộ 18B, ra cao tốc Hà Nội rồi tiếp tục đi về hướng Bắc Sơn.
Vì quãng đường tương đối xa nên tốt nhất, bạn hãy sắp xếp lịch trình du lịch Lạng Sơn khoảng 2 ngày 1 đêm để có thể khám phá thêm nhiều điểm đến ở đây. Ngoài ra, thời gian 2 ngày cũng giúp bạn không bị cập rập thời gian khi trekking, leo núi và thưởng thức cảnh đẹp trên đỉnh Nà Lay.
16 thg 7, 2024
Sự tích núi Gà Rừng
Nguời ta đặt tên núi Gà Rừng vì núi là ổ của gà rừng. Một dãy núi theo hướng Bắc - Nam. Nâm Nung, Nâm Jang rồi đến núi Gà Rừng. Núi Gà Rừng hiện thuộc xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông).
Ngày xưa ở trên núi Gà Rừng này là nơi loại gà rừng làm ổ, đẻ trứng, là nơi các loại chim đẻ trứng. Con nai, con lợn, con khỉ, chim công cũng tập trung làm ổ đẻ trứng, đẻ con.
Ngày xưa ở trên núi này có nhiều cây chuối, cây mía, cây dứa, cây chôm chôm, cây nhãn, có đầy ổ trứng chim, trứng gà rừng, nhưng người chỉ được ăn tại chỗ, không được mang về nhà. Người mang quả hoặc trứng chim về theo là không về bon được. Nếu người mang theo trái cây, trứng chim, trứng gà rừng là thần khiến cho đi lạc, làm cho người đó không biết hướng về bon. Nếu gặp trường hợp đi lạc, người đó phải trả lại trái cây, trứng chim, trứng gà rừng để lại chỗ cũ, chừng đó mới biết hướng về bon.
Ngày xưa ở trên núi Gà Rừng này là nơi loại gà rừng làm ổ, đẻ trứng, là nơi các loại chim đẻ trứng. Con nai, con lợn, con khỉ, chim công cũng tập trung làm ổ đẻ trứng, đẻ con.
Ngày xưa ở trên núi này có nhiều cây chuối, cây mía, cây dứa, cây chôm chôm, cây nhãn, có đầy ổ trứng chim, trứng gà rừng, nhưng người chỉ được ăn tại chỗ, không được mang về nhà. Người mang quả hoặc trứng chim về theo là không về bon được. Nếu người mang theo trái cây, trứng chim, trứng gà rừng là thần khiến cho đi lạc, làm cho người đó không biết hướng về bon. Nếu gặp trường hợp đi lạc, người đó phải trả lại trái cây, trứng chim, trứng gà rừng để lại chỗ cũ, chừng đó mới biết hướng về bon.
27 thg 6, 2024
Núi Bà Đen - điểm đến hành hương hàng đầu Nam bộ
Không chỉ là ngọn núi thiêng gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Đen còn sở hữu nhiều công trình và sự kiện kỷ lục.
Đại lễ dâng đăng có kỷ lục nhiều đèn đăng nhất Việt Nam
Ngày 8-6, nhằm kính mừng lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đại lễ dâng đăng đã tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen và được Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là "Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam", với 55.000 ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi.
Đại lễ dâng đăng có kỷ lục nhiều đèn đăng nhất Việt Nam
"Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam" tối ngày 8-6 vừa qua tại núi Bà Đen
Ngày 8-6, nhằm kính mừng lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, đại lễ dâng đăng đã tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen và được Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là "Đại lễ dâng đăng có số lượng đèn đăng nhiều nhất Việt Nam", với 55.000 ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi.
24 thg 6, 2024
Khám phá vẻ đẹp kỳ quan "Mắt Thần Núi"
Nằm bên hồ Nặm Chá, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, danh thắng Mắt Thần Núi với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vỹ được coi là ngọn núi đẹp, kỳ lạ của Việt Nam. Ngọn núi này được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm, qua quá trình kiến tạo địa chất phức tạp và là minh chứng cho sức mạnh của thiên nhiên và là một địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan.
Người dân địa phương gọi Mắt Thần Núi là "Phja Piót" (có nghĩa là ngọn núi bị thủng). Tương truyền, ngọn núi này từng là nơi sinh sống của một con rồng hung dữ. Một ngày nọ, có chàng trai dũng cảm đã giết chết con rồng và giải phóng người dân khỏi sự cai trị tàn bạo của nó. Để tưởng nhớ chiến công của chàng trai, ngọn núi đã được đặt tên là Mắt Thần.
Người dân địa phương gọi Mắt Thần Núi là "Phja Piót" (có nghĩa là ngọn núi bị thủng). Tương truyền, ngọn núi này từng là nơi sinh sống của một con rồng hung dữ. Một ngày nọ, có chàng trai dũng cảm đã giết chết con rồng và giải phóng người dân khỏi sự cai trị tàn bạo của nó. Để tưởng nhớ chiến công của chàng trai, ngọn núi đã được đặt tên là Mắt Thần.
25 thg 5, 2024
Lên đỉnh Bồ Hong
Tọa lạc ở độ cao 710m so mực nước biển, vồ Bồ Hong là nơi cao nhất của núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cũng là nơi cao nhất ở miền Tây. Với nhiều người, đỉnh Bồ Hong là nơi nhất định phải đặt chân đến một lần, nếu không thì như họ chưa lên núi Cấm.
Tiếng xe gắn máy gầm rú đưa chúng tôi ngược dốc lên đỉnh Bồ Hong. Dù nhiều lần lên núi bằng phương tiện này, nhưng chúng tôi vẫn căng thẳng. Cứ đến đoạn ngược dốc, anh bạn thân lại cười hô hố khi thấy tôi bấu mạnh vào vai. Chiếc xe gắn máy phân khối lớn cứ hùng hục trườn qua mấy con dốc, lướt qua những khúc cua “cù chỏ” trong sự đứng ngồi không yên của tôi.
Tiếng xe gắn máy gầm rú đưa chúng tôi ngược dốc lên đỉnh Bồ Hong. Dù nhiều lần lên núi bằng phương tiện này, nhưng chúng tôi vẫn căng thẳng. Cứ đến đoạn ngược dốc, anh bạn thân lại cười hô hố khi thấy tôi bấu mạnh vào vai. Chiếc xe gắn máy phân khối lớn cứ hùng hục trườn qua mấy con dốc, lướt qua những khúc cua “cù chỏ” trong sự đứng ngồi không yên của tôi.
12 thg 5, 2024
Chinh phục đỉnh Hòn Vượn
Lướt face đã thấy thích hình ảnh, đọc status của chị xong, tôi quyết định ngay điểm đến cuối tuần phải là núi Hòn Vượn. Cảm nhận về du lịch leo núi cùng niềm tự hào về sự tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho Huế là trải nghiệm tôi có được sau chuyến du lịch tới thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà.
Để tránh mất sức vì nắng nóng, chúng tôi xuất phát từ 5 giờ sáng, tư trang quan trọng nhất là đôi giày, càng êm càng tốt; thêm mũ, khăn và nước uống nữa là cơ bản; gậy thì có cũng được mà không cũng chẳng sao, vì cây mọc san sát đủ để đổi tay vịn liên tục.
Các bạn trẻ sẽ tiếc nếu không thử chinh phục núi Hòn Vượn
Để tránh mất sức vì nắng nóng, chúng tôi xuất phát từ 5 giờ sáng, tư trang quan trọng nhất là đôi giày, càng êm càng tốt; thêm mũ, khăn và nước uống nữa là cơ bản; gậy thì có cũng được mà không cũng chẳng sao, vì cây mọc san sát đủ để đổi tay vịn liên tục.
29 thg 3, 2024
Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng
Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking.
2 thg 3, 2024
Hội xuân núi Bà Đen - xưa và nay
Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.
Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thường đi lễ chùa cầu an và sự thư thái cho tâm hồn- dù người đó có hay không theo đạo Phật. Đến chùa để hướng về đức Phật, cầu mong khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc và mọi sự đều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ và là một trong những ngọn núi thiêng ở vùng đất phương Nam. Với việc thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen vào thế kỷ XVIII, Hoà thượng Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh, đây còn là nơi phát tích nên tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hoà cùng với tổng thể thiên nhiên, ngôi chùa là một trong những danh thắng của tỉnh.
Từ thế kỷ XIX, thập phương bá tánh về viếng núi Bà Đen rất đông, nhất là vào Hội xuân núi Bà. Lúc bấy giờ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch cách tỉnh lỵ Tây Ninh 11km, đường sá đi lại còn khó khăn nên phải mất cả ngày trên xe bò luồn rừng để đi đến núi.
Người Nam kỳ lục tỉnh lên viếng một chuyến có khi cũng phải mất vài ngày. Nên tổ Thanh Thọ - Phước Chí thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Liễu Quán, trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lúc bấy giờ về thôn Vĩnh Xuân lập chùa Phước Lâm vào năm Tân Mùi (1871), chùa nằm cặp ngay bờ rạch Tây Ninh (nay thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh), để bà con lục tỉnh lên đậu ghe nghỉ lại, chờ ngày sau lên viếng các chùa trên núi.
Năm Nhâm Thân (1872), tổ Phước Chí xây hang núi thành điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu; đến năm Bính Tý (1876), lập chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà Đen làm nơi dừng chân cho khách thập phương trước khi lên núi. Trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong có viết:
Nhân dịp rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (1901), các bậc tiền bối của làng thơ Tây Ninh có mời bà Sương Nguyệt Anh- ái nữ của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cùng viếng núi ngắm hoa mai trắng nở. Nữ sĩ đã xúc cảm viết một bài thơ Nôm “Vịnh bạch mai trên núi Bà” và hai bài thơ chữ Hán “Linh sơn nhất thụ mai”. Cho đến nay, những bài thơ này là niềm tự hào của người dân Tây Ninh khi vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của ngọn núi cao nhất Nam bộ được thi hoá đầy rung động.
Trong sự tích kể về Linh Sơn Thánh Mẫu qua truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương cũng có nhắc đến: “Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương thông thạo văn chương, lại biết ít nhiều võ nghệ, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật...”.
Qua đây, đã cho thấy từ xưa việc cư dân thường đi hành hương ở núi Bà Đen, lễ Phật ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch đã được ghi chép lại qua tài liệu lịch sử hay cả trong sự tích, thơ ca.
Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch- kể cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Và, núi Bà Đen là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh.
Quần thể danh thắng núi Bà Đen, với diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ.
Hằng năm, danh thắng này đón tiếp hàng triệu du khách đến hành hương, nhất là vào dịp Hội xuân núi Bà và lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu (từ ngày 4-6.5 âm lịch). Đặc biệt năm 2019, lễ vía Bà được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Đầu năm, người dân có thói quen đến chùa lễ Phật cầu an. Người dân Tây Ninh nói riêng và khách hành hương nói chung thường hướng về núi Bà Đen, nơi có ngôi chùa tổ của Phật giáo Tây Ninh, nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu- vị nữ thần bảo hộ cho cư dân cùng với hệ thống chùa núi Bà Đen.
Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn Tiên Thạch cũng được du khách xem là một ngôi chùa và thường gọi với cái tên “chùa Bà”. Kết hợp với hành hương là vãng cảnh, trong mùng 4 tết tại núi Bà sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen có hội diễn văn nghệ và bắn pháo hoa rực rỡ.
Du khách đến viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch thường đi về trong ngày. Những đoàn đi xa hoặc ở lại trong những dịp lễ hội tại núi Bà Đen thường nghỉ, ngủ lại ở nhà khách và dùng cơm ở nhà trù do chùa chuẩn bị. Vào các dịp hội xuân, lễ Phật đản, vía Linh Sơn Thánh Mẫu, huý kỵ tổ sư, lễ Vu lan... bếp chùa luôn đỏ lửa nấu rất nhiều phần ăn chay để thết đãi khách thập phương về viếng.
Thời gian qua, bên cạnh tổ chức các khoá lễ dân gian cũng như Phật giáo, Ban Quản lý di tích còn tổ chức hội diễn các loại hình diễn xướng dân gian như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa trống Chhay-dăm... hay các nghi thức trình thập cúng của Phật giáo gắn liền với chùa Linh Sơn Tiên Thạch, địa phương Tây Ninh đã góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách “hương sắc Tây Ninh”.
Núi Bà Đen cùng ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch đã có nhiều gắn bó với các sự kiện lịch sử, văn hoá tại Tây Ninh. Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.
Nay, hệ thống các chùa núi Bà cùng các hạng mục, công trình ở Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen ngày càng đổi mới, khang trang; cùng với việc kết nối các tour du lịch hành hương, du lịch khám phá địa phương đã góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch ở Tây Ninh.
Dốc thượng dẫn lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)
Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thường đi lễ chùa cầu an và sự thư thái cho tâm hồn- dù người đó có hay không theo đạo Phật. Đến chùa để hướng về đức Phật, cầu mong khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc và mọi sự đều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ và là một trong những ngọn núi thiêng ở vùng đất phương Nam. Với việc thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen vào thế kỷ XVIII, Hoà thượng Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh, đây còn là nơi phát tích nên tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hoà cùng với tổng thể thiên nhiên, ngôi chùa là một trong những danh thắng của tỉnh.
Từ thế kỷ XIX, thập phương bá tánh về viếng núi Bà Đen rất đông, nhất là vào Hội xuân núi Bà. Lúc bấy giờ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch cách tỉnh lỵ Tây Ninh 11km, đường sá đi lại còn khó khăn nên phải mất cả ngày trên xe bò luồn rừng để đi đến núi.
Người Nam kỳ lục tỉnh lên viếng một chuyến có khi cũng phải mất vài ngày. Nên tổ Thanh Thọ - Phước Chí thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Liễu Quán, trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lúc bấy giờ về thôn Vĩnh Xuân lập chùa Phước Lâm vào năm Tân Mùi (1871), chùa nằm cặp ngay bờ rạch Tây Ninh (nay thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh), để bà con lục tỉnh lên đậu ghe nghỉ lại, chờ ngày sau lên viếng các chùa trên núi.
Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)
Năm Nhâm Thân (1872), tổ Phước Chí xây hang núi thành điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu; đến năm Bính Tý (1876), lập chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà Đen làm nơi dừng chân cho khách thập phương trước khi lên núi. Trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong có viết:
…Điện Bà xưa những đến nay,
Thiệt là một chỗ cao dày linh chung.
Dưới chưn có cảnh chùa Trung,
Kề bên sẵn suối nước trong thấy trời.
Người đều tới đó nghỉ ngơi,
Khiết tinh mộc dục lên nơi Điện Bà...
Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)
Trong sự tích kể về Linh Sơn Thánh Mẫu qua truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương cũng có nhắc đến: “Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương thông thạo văn chương, lại biết ít nhiều võ nghệ, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật...”.
Qua đây, đã cho thấy từ xưa việc cư dân thường đi hành hương ở núi Bà Đen, lễ Phật ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch đã được ghi chép lại qua tài liệu lịch sử hay cả trong sự tích, thơ ca.
Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch- kể cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Và, núi Bà Đen là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh.
Quần thể danh thắng núi Bà Đen, với diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ.
Hằng năm, danh thắng này đón tiếp hàng triệu du khách đến hành hương, nhất là vào dịp Hội xuân núi Bà và lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu (từ ngày 4-6.5 âm lịch). Đặc biệt năm 2019, lễ vía Bà được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Du khách thập phương viếng điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen.
Đầu năm, người dân có thói quen đến chùa lễ Phật cầu an. Người dân Tây Ninh nói riêng và khách hành hương nói chung thường hướng về núi Bà Đen, nơi có ngôi chùa tổ của Phật giáo Tây Ninh, nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu- vị nữ thần bảo hộ cho cư dân cùng với hệ thống chùa núi Bà Đen.
Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn Tiên Thạch cũng được du khách xem là một ngôi chùa và thường gọi với cái tên “chùa Bà”. Kết hợp với hành hương là vãng cảnh, trong mùng 4 tết tại núi Bà sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen có hội diễn văn nghệ và bắn pháo hoa rực rỡ.
Du khách đến viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch thường đi về trong ngày. Những đoàn đi xa hoặc ở lại trong những dịp lễ hội tại núi Bà Đen thường nghỉ, ngủ lại ở nhà khách và dùng cơm ở nhà trù do chùa chuẩn bị. Vào các dịp hội xuân, lễ Phật đản, vía Linh Sơn Thánh Mẫu, huý kỵ tổ sư, lễ Vu lan... bếp chùa luôn đỏ lửa nấu rất nhiều phần ăn chay để thết đãi khách thập phương về viếng.
Thời gian qua, bên cạnh tổ chức các khoá lễ dân gian cũng như Phật giáo, Ban Quản lý di tích còn tổ chức hội diễn các loại hình diễn xướng dân gian như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa trống Chhay-dăm... hay các nghi thức trình thập cúng của Phật giáo gắn liền với chùa Linh Sơn Tiên Thạch, địa phương Tây Ninh đã góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách “hương sắc Tây Ninh”.
Chùa Linh Sơn Phước Trung dưới chân núi Bà Đen.
Núi Bà Đen cùng ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch đã có nhiều gắn bó với các sự kiện lịch sử, văn hoá tại Tây Ninh. Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.
Nay, hệ thống các chùa núi Bà cùng các hạng mục, công trình ở Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen ngày càng đổi mới, khang trang; cùng với việc kết nối các tour du lịch hành hương, du lịch khám phá địa phương đã góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch ở Tây Ninh.
Phí Thành Phát
9 thg 2, 2024
Núi Cao Cát níu chân du khách
Với những nét độc đáo kỳ vỹ được thiên nhiên ban tặng cũng như bàn tay con người tạo dựng nên, núi Cao Cát và ngôi chùa Linh Sơn tọa lạc ở đây đã níu chân không ít du khách mỗi khi có dịp ra đảo Phú Quý.
Chùa cổ kính
Chúng tôi trong lần cùng đoàn công tác Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã đến điểm tham quan này để các bạn trẻ trong đoàn ở TP. Hồ Chí Minh có dịp thưởng ngoạn thắng cảnh đảo ngọc. Hôm ấy tình cờ gặp thêm các anh em văn nghệ sĩ Bình Thuận lên đây sáng tác. Để lên được ngôi chùa Linh Sơn cổ kính nằm trên đỉnh núi cao, khách hành hương phải chinh phục 148 bậc tam cấp, không vì thế mà các bạn trẻ trong đoàn ngần ngại. Họ nắm tay vịn kiên trì leo lên rồi cũng tới nơi, nhiều bạn đổ mồ hôi nhưng cũng nở nụ cười như vừa chiến thắng một thử thách. Ngôi chùa cổ kính trước mặt trang nghiêm, đẹp đẽ, với kết cấu xây dựng từ các loại gỗ quý hiếm, sang trọng. Một thành viên trong đoàn Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho hay, chùa Linh Sơn tọa lạc trên sườn núi có cao độ 61m so với mực nước biển, được bà Trần Thị Tấn huy động giới phật tử, nhân dân trên đảo đóng góp xây dựng đầu thế kỷ XX. Từ phía ngoài cổng chính dẫn vào phía trong là chính điện. Nét nổi bật bên trong chính điện khung cảnh mang đậm dấu ấn Phật giáo, được trang trí, đắp nổi hệ thống các câu đối chữ Hán Nôm nội dung thể hiện lòng thành kính của tín đồ, ca ngợi đức tốt của Phật, khuyên con người nên tu tâm, dưỡng tính, tích đức làm điều thiện; các vì cột nâng đỡ tầng mái ở đây được đắp nổi một con rồng quấn quanh thân tạo nên khung cảnh uy nghiêm, mặt vách trước và hai bên nội thất điện thờ Phật đắp nổi các ô hình chữ nhật trang trí những điển tích của Phật giáo. Điện thờ Phật đặt ở vị trí trung tâm, bài trí tượng Thích Ca Mâu Ni cao 2m ngồi trên tòa sen, hai bên đặt nhiều pho tượng và trong đó có Quan Thế Âm Bồ Tát với 18 tay đang trong tư thế ngồi thiền. Bên phải Điện thờ Phật thờ Quan Thế Âm, bên trái thờ Địa Tạng. Nằm đối lưng với Điện thờ Phật ở phía sau bài trí 5 khám thờ Tổ Đạt Ma, Quan Thánh Đế Quân, bài vị các nhà sư có công khai lập, gìn giữ chùa từ trước đến nay. Phía trước Điện thờ Phật có một am nhỏ thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, bên trái nhà tăng, bên phải nhà khách, nhà khói nằm phía sau…
Chùa cổ kính
Chúng tôi trong lần cùng đoàn công tác Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã đến điểm tham quan này để các bạn trẻ trong đoàn ở TP. Hồ Chí Minh có dịp thưởng ngoạn thắng cảnh đảo ngọc. Hôm ấy tình cờ gặp thêm các anh em văn nghệ sĩ Bình Thuận lên đây sáng tác. Để lên được ngôi chùa Linh Sơn cổ kính nằm trên đỉnh núi cao, khách hành hương phải chinh phục 148 bậc tam cấp, không vì thế mà các bạn trẻ trong đoàn ngần ngại. Họ nắm tay vịn kiên trì leo lên rồi cũng tới nơi, nhiều bạn đổ mồ hôi nhưng cũng nở nụ cười như vừa chiến thắng một thử thách. Ngôi chùa cổ kính trước mặt trang nghiêm, đẹp đẽ, với kết cấu xây dựng từ các loại gỗ quý hiếm, sang trọng. Một thành viên trong đoàn Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho hay, chùa Linh Sơn tọa lạc trên sườn núi có cao độ 61m so với mực nước biển, được bà Trần Thị Tấn huy động giới phật tử, nhân dân trên đảo đóng góp xây dựng đầu thế kỷ XX. Từ phía ngoài cổng chính dẫn vào phía trong là chính điện. Nét nổi bật bên trong chính điện khung cảnh mang đậm dấu ấn Phật giáo, được trang trí, đắp nổi hệ thống các câu đối chữ Hán Nôm nội dung thể hiện lòng thành kính của tín đồ, ca ngợi đức tốt của Phật, khuyên con người nên tu tâm, dưỡng tính, tích đức làm điều thiện; các vì cột nâng đỡ tầng mái ở đây được đắp nổi một con rồng quấn quanh thân tạo nên khung cảnh uy nghiêm, mặt vách trước và hai bên nội thất điện thờ Phật đắp nổi các ô hình chữ nhật trang trí những điển tích của Phật giáo. Điện thờ Phật đặt ở vị trí trung tâm, bài trí tượng Thích Ca Mâu Ni cao 2m ngồi trên tòa sen, hai bên đặt nhiều pho tượng và trong đó có Quan Thế Âm Bồ Tát với 18 tay đang trong tư thế ngồi thiền. Bên phải Điện thờ Phật thờ Quan Thế Âm, bên trái thờ Địa Tạng. Nằm đối lưng với Điện thờ Phật ở phía sau bài trí 5 khám thờ Tổ Đạt Ma, Quan Thánh Đế Quân, bài vị các nhà sư có công khai lập, gìn giữ chùa từ trước đến nay. Phía trước Điện thờ Phật có một am nhỏ thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, bên trái nhà tăng, bên phải nhà khách, nhà khói nằm phía sau…
21 thg 1, 2024
Đến đảo Thiềng Liềng khám phá núi đá tự nhiên thấp nhất Việt Nam
Ít ai biết rằng ở TP.HCM có một ấp đảo xa xôi, đi lại bằng thuyền ghe và chính ở đây lại có một... ngọn núi đá độc đáo.
Thiềng Liềng là ấp đảo nằm cách trung tâm xã Thạnh An, H.Cần Giờ (TP.HCM) khoảng 7 km, giao thông đi lại bằng đường thủy. Theo thống kê của địa phương, ấp Thiềng Liềng có khoảng 243 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối, đánh bắt thủy hải sản. Năm 2023, diện tích sản xuất muối tại ấp Thiềng Liềng là 390 ha với sản lượng đạt 17.000 tấn, giá muối tại ruộng bình quân 1.900/kg.
Du khách khám phá ngọn núi duy nhất trên đảo Thiềng Liềng và cũng là ngọn núi duy nhất ở TP.HCM. BÔNG NGÔ
Thiềng Liềng là ấp đảo nằm cách trung tâm xã Thạnh An, H.Cần Giờ (TP.HCM) khoảng 7 km, giao thông đi lại bằng đường thủy. Theo thống kê của địa phương, ấp Thiềng Liềng có khoảng 243 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối, đánh bắt thủy hải sản. Năm 2023, diện tích sản xuất muối tại ấp Thiềng Liềng là 390 ha với sản lượng đạt 17.000 tấn, giá muối tại ruộng bình quân 1.900/kg.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)