Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạc Liêu. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 9, 2024

Phát huy giá trị di sản Đờn ca tài tử

Sau 11 năm kể từ thời điểm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2013 - 2024), 21 tỉnh, thành vùng Nam Bộ có Đờn ca tài tử đã có những hoạt động tích cực nhằm gìn giữ nghệ thuật cổ truyền này. Tuy nhiên, để di sản có sức sống lâu bền và thực sự phát huy giá trị, vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.

Biểu diễn Đờn ca tài tử tại Lễ hội Áo bà ba tỉnh Hậu Giang năm 2023

17 thg 8, 2024

Khám phá tháp cổ nghìn năm ở Bạc Liêu

Di tích tháp cổ Vĩnh Hưng được hoàn thiện vào thế kỷ IX, mang đặc trưng kiến trúc - tôn giáo của văn hóa Óc Eo, hiện đón hàng chục nghìn khách đến thăm mỗi năm.


Di tích tháp Vĩnh Hưng có diện tích 5 ha, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, cách TP Bạc Liêu khoảng 20 km.

Theo Ban quản lý di tích tỉnh Bạc Liêu, tháp có niên đại từ thế kỷ IV, được tôn tạo nhiều lần đến thế kỷ XIII, thuộc nền văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo.

3 thg 8, 2024

Vườn chim Bạc Liêu

Vườn chim Bạc Liêu thuộc địa phận phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu từ lâu đã là điểm du lịch sinh thái quen thuộc với người dân địa phương và du khách. Vườn Chim Bạc Liêu mang đậm nét thiên nhiên hoang dã, có cảnh quan đẹp, không gian xanh mát hữu tình, và là ngôi nhà của rất nhiều loài chim, cò quý hiếm.

Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu hoặc đường Ninh Bình, về hướng Nhà Mát chừng 3km, rẻ phải qua cầu Vườn Chim 1km, du khách sẽ đến được Khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu.

Thời gian du lịch Bạc Liêu lý tưởng để tham quan vườn chim là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Đây là mùa sinh sản của các loài chim và là mùa ngắm chim lý tưởng, không gian ngập tràn tiếng chim ríu rít, với hàng trăm cung giọng lảnh lót khác nhau.

9 thg 5, 2023

Bánh xèo Giồng Nhãn

Bánh xèo Giồng Nhãn vàng giòn rụm với nhân thịt, tôm thơm ngọt ăn kèm rau và nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Ảnh: Thông Hải

Giồng Nhãn là tên gọi một vườn nhãn cổ dài 10 km, rộng khoảng 230 ha, nằm ven một bờ cát thuộc hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu có món bánh xèo, nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long.

Bánh xèo ở đây hấp dẫn bởi bột bánh xèo chỉ - nghĩa là mềm, dẻo vừa độ, quyện mà không dính hết khi được xay bằng cối đá. Lại nữa, bánh ngon còn nhờ được tráng khéo, bánh lại giòn, nhân bánh được làm bằng thịt nạc, tép bạc, đậu xanh, giá, củ sắn và hành tây. Con tép xứ Bạc Liêu có vị ngọt mặn rất riêng.

24 thg 2, 2023

Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu, vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Trong đó, không thể không nhắc đến chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Khu vườn tháp chùa Xiêm Cán. Ảnh: Nguyễn Thắng/VNP

28 thg 1, 2023

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Chùa Giác Hoa, mà người dân Bạc Liêu gọi là chùa Cô Hai Ngó, có kiến trúc độc đáo. Ảnh: Nhật Hồ

Chùa Giác Hoa có tuổi đời hơn 100 năm. Khuôn viên chùa được xây dựng nhiều tiểu cảnh rực rỡ sắc màu, đẹp như "chốn thần tiên", gây ấn tượng với khách thập phương.

12 thg 1, 2023

Thăm nơi xảy ra vụ án đồng Nọc Nạng chấn động sử Việt

Vụ án đồng Nọc Nạng đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp.

Vụ án đồng Nọc Nạng xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp. Ảnh: Cổng vào khu di tích lịch sử Nọc Nạng.

Về Bạc Liêu, nghe chuyện xưa Nọc Nạng

Vùng đất Bạc Liêu những năm đầu thế kỷ XX nổi tiếng với những sự kiện nông dân nổi dậy, đứng lên chống áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và tay sai. Vụ án Nọc Nạng ở Giá Rai và vụ án Chủ Chọt Trần Kim Túc ở Ninh Thạnh Lợi là những minh chứng. Về đồng Nọc Nạng hôm nay, chuyện xưa như được tái hiện qua từng hiện vật, không gian.

Mô hình tái hiện trận tử chiến của anh em ông Mười Chức tại Nọc Nạng.

4 thg 9, 2022

Ngôi Sala trăm cột gỗ quý hiếm ở chùa cổ Bạc Liêu

Trên đất Bạc Liêu có một ngôi Sala (giảng đường) trăm cột nguyên thủy bằng gỗ quí, tuổi đời trăm năm, nằm trong khuôn viên ngôi chùa của người Khmer đã có niên đại gần 450 năm mà ít người biết đến.

Đến tỉnh Bạc Liêu, du khách đều muốn đến những điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách tham quan như: Chùa Mẹ Nam Hải ở Nhà Mát, Chùa Mẹ Đông Hải ở Vĩnh Lợi, Nhà thờ Cha Diệp ở Nhà thờ Tắc Sậy, khu di tích cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu, hay nhà Công tử Bạc Liêu. Nhưng không nhiều người biết rằng, cách TP Bạc Liêu không xa, có nhiều ngôi chùa Khmer niên đại 4 -500 năm như chùa Chót.

19 thg 6, 2022

Cận cảnh “hàng khủng” trong dinh thự công tử Bạc Liêu

Tòa dinh thự Công tử Bạc Liêu còn lưu giữ được nhiều vật quý và đồ nội thất vô cùng sang trọng, có từ khi Công tử Bạc Liêu sinh sống ở nơi đây.

Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu là công trình bề thể gắn liền với cuộc đời Trần Trinh Huy (1900-1974), vị thiếu gia ăn chơi khét tiếng Nam Kỳ lục tỉnh xưa.

4 thg 6, 2021

Tết Đoan Ngọ: Thưởng thức món bánh ú “bá trạng”

Về Bạc Liêu vào ngày mùng 5/5 âm lịch (hay còn gọi là tết Đoan ngọ), du khách nhất định phải ăn bánh ú “bá trạng”. Theo tiếng Triều Châu: “bá trạng” là bánh ú mặn (vì nhân bánh ú gồm thịt, lạp xưởng, tôm khô, hột vịt, đậu phộng…).

Bánh ú “bá trạng” của người Hoa ở Bạc Liêu mang hương vị rất riêng. Nếp gói bánh ú mềm, dẻo; nhân thịt ngọt (thơm mùi ngũ vị hương) cộng với vị ngọt của lạp xưởng, vị béo của trứng vịt tạo nên một món bánh rất hấp dẫn.

Bánh đỏ: Loại bánh truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Một trong những món ăn đậm tính truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu là bánh đỏ (người Triều Châu gọi là àn cúi). Đây là loại bánh gắn chặt với văn hóa, lễ hội của người Hoa.

Bánh đỏ của người Hoa ở Bạc Liêu. Ảnh: K.T.

Đường thủy ở Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh có hệ thống sông rạch, kênh đào tuy không bằng vài tỉnh khác như Bến Tre, Cà Mau… nhưng cũng rất chằng chịt, vừa là khó khăn nhưng đồng thời cũng là thuận lợi nếu biết sử dụng đúng cách. Sông rạch thì do tự nhiên mà có, còn kênh thì phải nhân tạo, thông thường bằng cách đào, nếu không đào thủ công bằng sức người thì đào bằng máy.

Kênh được đào bằng máy chỉ có từ thời Pháp thuộc. Ở ĐBSCL, việc đào kênh bằng máy có 2 cách: “thổi” và “múc”. Máy để thổi hoặc múc được đặt trên chiếc xà lan mà người dân quen gọi là xáng, nếu thổi thì gọi là xáng thổi, nếu múc thì gọi là xáng múc. “Xà lan” hoặc “xáng” là từ phiên âm từ tiếng Pháp “chaland” - một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc…

Xáng múc

5 thg 2, 2021

Cây xoài di sản hơn 300 tuổi ở Bạc Liêu

Khi du lịch Bạc Liêu, thường khách sẽ dừng chân ở những điểm đến nổi tiếng và quen thuộc như nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng Điện gió, Quán âm Nam Hải… nhưng càng thú vị hơn, nếu bạn dành thời gian đến tham quan và tìm hiểu về cây xoài cổ thụ trên 300 năm tuổi lớn nhất ở Bạc Liêu và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây xoài di sản ở Bạc Liêu

19 thg 1, 2021

Khu căn cứ tỉnh ủy Bạc Liêu – Điểm du lịch về nguồn ý nghĩa

Trong hành trình về nguồn trên đất Bạc Liêu, có một địa danh không thể không tới, đó là di tích khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu (hay còn gọi là Khu căn cứ Cái Chanh) ở ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân. Ðây từng là nơi làm việc của Xứ ủy Nam Bộ, sau đó là Trung ương Cục miền nam (thời kháng chiến chống Pháp) và Tỉnh ủy Bạc Liêu (thời chống Mỹ). Nơi ghi dấu phong trào đấu tranh dũng cảm của nông dân Ninh Thạnh Lợi năm nào. Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước; được tham quan các hiện vật trong nhà trưng bày của khu di tích, từ đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước. 

Cổng vào 

18 thg 1, 2021

Khám phá Tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi ở Bạc Liêu

Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc – Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. 

Cổng vào di tích 

Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát, năm 1911 học giả người Pháp Lunet de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long. Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san của trường Viễn Đông Bắc Cổ ( Số XVII, tập 6 năm 1917 trang 48-49). Trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt, trong số ấy có tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn, ghi rõ tháng Karhila, năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, và tên của vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man. 

24 thg 10, 2020

Thăm Phước Đức Cổ Miếu (Chùa Bang) ở Bạc Liêu

Ngoài điệu Dạ cổ Hoài Lang nức tiếng xa gần và giai thoại về vị Hắc công tử đốt tiền nấu trứng, Bạc Liêu còn thu hút nhiều khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính của nhiều chùa chiền, miếu trăm tuổi, trong đó không thể không nhắc đến Phước Đức cổ miếu. 

Phước Đức Cổ Miếu – Chùa Bang 

Phước Đức Cổ Miếu hay còn gọi là chùa Bang tọa lạc tại số 74 đường Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu. Du lịch Bạc Liêu, đến thăm Phước Đức Cổ Miếu bạn sẽ tận mắt thấy được kiến trúc đặc biệt của người Hoa cổ. 

Vãn cảnh Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó) – Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa hay còn gọi là chùa cô Hai Ngó tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Có dịp du lịch Bạc Liêu, đến vãnh cảnh chùa, thoạt đầu nhìn vào ai cũng ngỡ là ngôi nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ. Chính điều này đã tạo nên sự mới lạ, đặc sắc trong kiến trúc của ngôi chùa. 

Cổng chùa 

Chùa được xây dựng từ năm 1919 do bà Huỳnh Thị Ngó, sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có tiếng ở Bạc Liêu vào cuối thế kỷ XIX hiến tiền, đất để dựng nên dân gian thường gọi là Chùa Cô Hai Ngó.

21 thg 9, 2020

Về miền Tây chèo bè trong rừng ngập mặn, hát ca bềnh bồng

Bỏ học đại học giữa chừng, chàng trai Bùi Quốc Dương (sinh năm 1991, quê Kiên Giang) chọn một cánh rừng ngập mặn heo hút ở miền Tây nơi Bạc Liêu để bắt đầu hành trình khởi nghiệp làm du lịch sinh thái được cho là không giống ai. 

Du khách hào hứng trải nghiệm tự chèo bè trong rừng ngập mặn. Ảnh: Bùi Quốc Dương 

Khai thác tiềm năng 'rừng vàng biển bạc'

Từ vùng miệt thứ ở U Minh Thượng xa xôi, anh Quốc Dương lặn lội lên Cần Thơ để tìm con chữ. Nhưng khi sắp hoàn thành khóa học, anh đã nghỉ ngang và chọn về quê làm nông trại cùng gia đình.

1 thg 9, 2020

Vãn cảnh Chùa Ghositaram ở Bạc Liêu

Chùa Ghositaram là một trong những địa điểm du lịch Bạc Liêu vô cùng độc đáo thể hiện rõ nét văn hóa tín ngưỡng Phật giáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chùa Ghositaram tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu như một “bảo tàng mỹ thuật” thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer. Chùa Ghositaram còn được gọi là Chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây.