Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 11, 2023

Tản mạn cà phê vợt

Miền Bắc có cà phê vợt không?

Cái nồi ngồi trên cái cốc - đó là câu chuyện cười cợt các chú bộ đội từ ngoài Bắc vô "giải phóng" miền Nam năm 1975, khi nhìn cái phin cà phê đặt trên cái ly. Mọi người khẳng định đây là chuyện có thiệt, và tui cũng tin chắc đây là chuyện có thiệt 100%, giống như chuyện mấy ảnh khoe ngoài Bắc giàu có lắm, ti vi tủ lạnh chạy đầy đường, kem nhiều tới mức phơi khô để dành ăn cả tháng...

Gác qua một bên câu chuyện ngờ nghệch của các chiến sĩ vẻ vang bên thắng cuộc, câu hỏi tui tự đặt ra trong chuyện này là: Rõ ràng là dân ngoài đó không biết tới cà phê phin, nhưng như vậy họ pha cà phê bằng gì? Ngoài Bắc có pha cà phê bằng vợt không?

Quán cà phê ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Lê Hồng Phong, Hà Nội năm 2014. Thời điểm này cái ở trên bàn không còn được gọi là cái nồi ngồi trên cái cốc nữa.

30 thg 8, 2023

Khi xưa guốc gỗ, chân trần

Ngày xưa, do cuộc sống thiếu thốn, lạc hậu, nhiều người phải đi chân trần, nhưng cũng có một lớp người được đi guốc gỗ. Và hình ảnh guốc gỗ, chân trần ngày xưa ấy đã khơi gợi trong mỗi chúng ta rất nhiều ký ức của một thuở không thể nào quên.

Ký ức một thuở

Chân trần hay chân đất là không mang bất cứ thứ gì ở chân. Xem các hình ký họa và hình chụp thời Pháp thuộc, cho thấy phần lớn người Việt xưa đi chân trần, từ người lớn đến trẻ em, từ đàn ông đến đàn bà, từ người nông dân đến người kéo xe, phu chạy trạm (chạy đưa văn thư), thậm chí cả binh lính.

Đôi guốc mộc là một vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc. (Ảnh minh họa)

17 thg 7, 2023

Bánh bao chỉ - tưởng xa lạ nhưng lại là tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x khi xưa

Bánh bao chỉ từng là món quà vặt rất được ưa chuộng của thế hệ 8x, 9x và trước đó nữa.

Thời gian sau này, cái tên bánh bao chỉ đã trở nên xa lạ, dần mất hút trong danh sách các món quà vặt của các bạn trẻ. Thế nhưng, trước kia, cứ nhắc về bánh bao chỉ, rất nhiều người sẽ nhớ ngay đến món bánh ngọt với lớp vỏ mềm mềm dai dai, bên trong là lớp nhân dừa, đậu phộng mè rang ăn rất thơm.

Ảnh: Alo Trà Vinh

14 thg 7, 2023

Vẻ uy dũng của chúa sơn lâm trên tranh thêu trăm tuổi của Việt Nam

Trong bộ sưu tập tranh thêu được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đề tài hổ xuất hiện khá nhiều, cho thấy tầm quan trọng của "chúa sơn lâm" trong văn hóa, thẩm mỹ của người Việt xưa.

Tranh thêu đôi hổ của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Nghề thêu là một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của người Việt, và vải lụa thêu là một chất liệu quan trọng cả hội họa cổ truyền Việt Nam.

Vật dụng lạ lùng dành cho quý ông Việt 2.000 năm trước

Được gọi là “hổ tử”, các cổ vật này có niên đại từ thế kỷ 1-3, cách ngày nay gần 2.000 năm, được tìm thấy tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” từng diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự góp mặt của một loại hình cổ vật rất thú vị.

22 thg 5, 2023

Tiết canh Việt Nam bất ngờ vào top món ăn từ thịt phổ biến nhất Đông Nam Á

Thịt là loại thực phẩm, nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn. Trang web Taste Atlas đã liệt kê 50 món ăn phổ biến nhất Đông Nam Á được làm từ thịt.

Trang web được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực thế giới" Taste Atlas công bố danh sách 50 món ăn phổ biến nhất Đông Nam được làm từ thịt năm 2023. Trong đó, Việt Nam có 6 đại diện là: Bò nướng lá lốt, gà luộc, tiết canh, cà ri gà, bún chả, bò kho. Taste Atlas miêu tả các món ăn này như sau:

Bò nướng lá lốt

Bò nướng lá lốt là một món ăn Việt Nam bao gồm thịt bò xay được kết hợp với gia vị và hành tây. Sau đó nó được cuộn lại và nướng trên than củi. Món ăn này được phục vụ cùng với bún, xà lách, rau thơm, đồ chua và nước chấm. Thực khách nên thưởng thức bò nướng lá lốt bằng cách gói trong bánh tráng cùng các món ăn kèm, gia vị kể trên.

Ảnh: Taste Atlas

10 thg 5, 2023

Bít tết chảo gang, tinh hoa món ăn Việt

Bít tết chảo gang là món ăn do người Việt sáng tạo nhờ tiếp thu những tinh hoa của ẩm thực quốc tế, trong đó lấy nguyên liệu Bò Bít tết là tâm điểm nhưng sự sáng tạo ẩm thực của người Việt lại nằm ở chảo gang và những nguyên liệu thịt sạch, rau tươi của nông nghiệp Việt Nam. Món ăn đong đầy cảm xúc này được coi là một thú thưởng thức tinh hoa ẩm thực Việt.

Cô Lê Thị Hồng Hoa, một người phụ nữ gốc Huế là người đã gắn bó hơn 40 năm trong nghề làm món ăn Bít tết truyền thống Việt, cô cũng là người đầu tiên đã mang thương hiệu Bít tết chảo gang về mở cửa hàng Bít tết truyền thống tại Hà Nội. Cô Lê Thị Hồng Hoa chia sẻ rằng: Những ngày đầu cô mở cửa hàng làm món Bít tết cô chỉ có một mong muốn giản dị: Trao món ăn ngon, đủ dinh dưỡng và hương vị cho người thưởng thức. Cô thực hiện món ăn Bít tết truyền thống Việt bằng tình yêu của người con gái Huế đam mê ẩm thực nhưng để sáng tạo món ăn hấp dẫn và mang bản sắc Việt Nam là cả một quá trình cô học hỏi, thực hành và nhiều năm mở cửa hàng Bít tết Ngọc Hiếu phục vụ đủ lứa tuổi người Việt thưởng thức.

4 thg 4, 2023

Việt Nam có nhà hàng vào top 50 ngon nhất châu Á

Một nhà hàng tại trung tâm TP HCM là đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng Asia's 50 Best Restaurants 2023.

Ngày 28/3, lễ trao giải thưởng Asia's 50 Best Restaurants (50 nhà hàng tốt nhất châu Á) đã diễn ra tại Singapore.

Anan Saigon là nhà hàng Việt Nam duy nhất xuất hiện trong top, đứng thứ 40. Nơi này chuyên đồ ăn địa phương như bánh xèo, chả cá, bún, phở, mở cửa từ 17h các ngày trong tuần, trừ thứ hai. Đây là lần thứ hai, nhà hàng lọt top Asia's 50 Best Restaurants, lần đầu năm 2021. Một nhà hàng khác của Việt Nam cũng từng vào top này là Don's (quận Tây Hồ, Hà Nội), năm 2013.

Nhà hàng nằm tại trung tâm TP HCM. Ảnh; Tripadvisor

Bánh cuốn vào top 10 bữa ăn ngon nhất 2023

Bánh cuốn là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhắc đến trong top 10 bữa ăn ngon nhất thế giới, thực khách nhất định phải thử.

Chuyên trang du lịch Traveller của tờ báo được phát hành liên tục có tuổi đời lâu nhất Australia Sydney Morning Herald đưa ra gợi ý về 10 bữa ăn ngon nhất thế giới 2023 nên thưởng thức ngay trong kỳ nghỉ tới. Bánh cuốn của Việt Nam đứng thứ 6.

Traveller nhận xét: "Các món ăn của Việt Nam luôn đặc biệt. Mọi thứ đều ngon, từ các món mỳ đến thịt nướng, salad đến bánh kếp". Trong số rất nhiều đặc sản nổi tiếng, cái tên được gợi ý "thực sự nên thử" vào năm 2023 là bánh cuốn. Món ăn là "một điều kỳ diệu", gây thu hút từ cách làm, khi nó được tráng mỏng rồi cuốn lại, bên trong chứa nhân mặn và ăn cùng rau thơm, nước chấm pha.

Bánh cuốn ăn kèm nước chấm và hành phi kiểu Hà Giang. Ảnh: Bảo Ngân

6 thành phố Việt Nam 'đến là phải ăn bánh mì'

Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Nha Trang, TP HCM là những nơi được lựa chọn để đến và thưởng thức bánh mì.

Nhân Lễ hội bánh mì lần đầu đang diễn ra, Booking, ứng dụng có đối tác trên 220 quốc gia, vùng lãnh thổ, thực hiện khảo sát với khách đặt phòng với nội dung: thành phố nào tại Việt Nam khi ghé thăm nên ăn thử bánh mì? Dưới đây là những cái tên được bình chọn nhiều nhất cùng gợi ý về các nơi lưu trú nhận nhiều đánh giá 5 sao để du khách tham khảo.

Hà Nội


Hà Nội có "vô vàn biến thể bánh mì khác nhau", tùy thuộc vào mùa, thời điểm trong năm hay sở thích từng người. Một trong những món được du khách nhắc đến nhiều nhất là bánh mì chảo. Bánh nướng giòn, thơm ăn cùng trứng ốp la, pate, xúc xích, thịt bò, jambon, nước sốt đựng trong một chiếc chảo gang.

Gợi ý nơi ở: du khách nên thuê phòng ở khu vực phố cổ, gần hồ Hoàn Kiếm để thuận tiện đi lại, tham quan, ăn uống. Một số khách sạn được gợi ý gồm Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Capella Hanoi hay Hanoi Center Silk Hotel & Travel.

16 thg 3, 2023

Chuối nếp nướng vào top món tráng miệng ngon nhất thế giới

Chuối nếp nướng là một trong 9 cái tên được CNN nhắc đến trong danh sách "Những món tráng miệng ngon nhất thế giới".

"Món ăn giòn, nóng hổi và thơm, ngon nhất khi thưởng thức cùng nước cốt dừa, đậu phộng rang. Đây là thứ nhất định phải thử khi đến Việt Nam", báo Mỹ giới thiệu.

Chuối nếp nướng là món ăn vặt dân dã ở miền Tây, ngày nay có thể tìm thấy tại nhiều tỉnh thành cả nước. Chuối sứ lột vỏ rửa qua nước muối loãng rồi ướp với 2-3 thìa canh đường, 1/4 thìa cà phê muối trong 30 phút. Gạo nếp trộn nước cốt dừa sau khi đồ chín dàn mỏng ra, đặt chuối lên trên, cuộn tròn rồi quấn trong lá chuối sau đó nướng. Khi lá chuối cháy xém, vỏ xôi giòn vàng, dậy mùi thơm là được.

Chuối nếp nướng là món ăn vặt nổi tiếng ở miền Tây. Ảnh: Mr True

17 thg 2, 2023

Khám phá muôn vị bánh bèo dọc miền đất nước

Bánh bèo là món ăn mang nét đẹp của ẩm thực Việt Nam và mỗi nơi trên dải đất hình chữ S lại có cách chế biến riêng biệt, tạo nên sự đa dạng "muôn màu muôn vẻ" cho món ăn dân dã này.

Hải Phòng

Bánh bèo Hải Phòng có sự khác biệt từ hình dáng đến cách thưởng thức. Bánh bèo Hải Phòng cũng làm từ bột gạo nhưng thay vì rót vào chén thì bột được rót lên lớp lá chuối khum khum như chiếc thuyền. Phần nhân bánh gồm thịt và mộc nhĩ xào chín, cho lên phần bột rồi đem hấp chín trong khoảng 1 giờ. Khi chín, bánh sẽ chuyển sang màu trắng đục, có mùi thơm đặc trưng của lá chuối.

Bánh bèo Hải Phòng khác biệt từ hình dáng đến cách thưởng thức. Ảnh: Mai Hương.

6 thg 2, 2023

Tục thờ thần Bếp lửa của người Tày

Như nhiều dân tộc khác, đối với đời sống người Tày, bếp lửa có vai trò vô cùng quan trọng. Bếp lửa vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa là nơi thờ Thần bếp lửa nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, đầm ấm, no đủ.

Người Tày coi bếp lửa là không gian linh thiêng, là nơi trú ngụ của vị Thần bếp lửa trong nhà và vị thần này sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc cho cả gia đình. Bà Hoàng Thị Nhuận, Nhà nghiên cứu văn hóa ở tỉnh Cao Bằng cho biết: Thần lửa của người Tày gọi là Pỏ Fầy (Bố lửa). Vào đêm Giao thừa, nhà nào cũng có một khúc củi rất to, để giữ lửa, tượng trưng cho chiếc đòn gánh, một đầu là năm cũ và đầu kia là năm mới. Bếp lửa của người Tày theo truyền thống được làm hình vuông trong nhà sàn và bếp lửa là âm, thì Pỏ Fầy là dương. Âm dương hòa hợp mới có sự sinh sôi nảy nở.

Bếp lửa là nơi sưởi ấm và gia đình quây quần.

7 thg 1, 2023

Ca trù – di sản "thính phòng" của người Việt

Từ chỗ đứng trước nguy cơ bị mai một, sau 13 năm kể từ ngày được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để khẳng định sức sống mạnh mẽ của mình. Đến nay, nghệ thuật Ca trù truyền thống đặc biệt này đã được hồi sinh mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm đặc biệt cả giới trẻ và số lượng các câu lạc bộ ca trù cũng ngày một nhiều hơn.


Dấu ấn bác học của Ca trù

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lí sống của người Việt.

Cho đến nay chưa ai biết chính xác Ca trù có từ bao giờ, chỉ biết nó bắt đầu thịnh hành từ thế kỉ 15. Trước đây, nghệ thuật Ca trù gắn liền với hoạt động của các giáo phường, một tổ chức hành nghề mang tính chuyên biệt của những người hành nghề ca hát, và thường diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán. Nghệ thuật ca trù không những đóng góp vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của nhà nước phong kiến trong việc đón tiếp ngoại giao.

13 thg 12, 2022

Khám phá “vườn bách thú” trên những viên gạch trăm tuổi Việt Nam

Các loài động vật là một mảng đề tài đặc sắc của nghệ thuật cổ Việt Nam. Cùng khám phá điều này qua những viên gạch tuổi đời nhiều thế kỷ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Gạch trang trí hình hổ thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14.

29 thg 11, 2022

Những tên quận/huyện dài thoòng và ngắn ngủn

Trong 3 cấp của phân cấp hành chính tại Việt Nam, gồm Tỉnh - Huyện - Xã, thì cấp Huyện là... lung tung nhất. Hiện nay cấp này bao gồm: Quận, huyện, thị xã và thành phố, trong đó thành phố lại bao gồm 2 loại là thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (như TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh).

Hiện nay, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 527 huyện, 46 quận, 81 thành phố thuộc tỉnh, 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và 50  thị xã. Việc tìm ra cái tên dài nhứt và ngắn nhứt trong 705 cái tên này khá đơn giản so với việc tìm trong hơn 10.000 cái tên phường xã, nhưng đã làm thống kê đến xã phường thì làm luôn thống kê đến quận huyện cho đù bộ.

21 thg 11, 2022

Những tên xã phường dài thoòng

Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là:

  • Cấp tỉnh: Bao gồm Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp huyện: Bao gồm Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp xã: Bao gồm Xã/Phường/Thị trấn.
Dữ liệu về đơn vị hành chính cả nước luôn biến động với việc tách nhập, thay đổi địa giới, thay đổi tên các đơn vị hành chính, trong đó thay đổi nhanh nhất là cấp xã. Do vậy các thống kê chỉ mang tính chính xác theo thời điểm.

20 thg 11, 2022

Những tên xã phường ngắn ngủn


Tui đọc cái tựa bài bỗng dưng thấy... ngộ ngộ, đã là thị trấn Chờ thì cứ... chờ đi chớ có gì mà gấp gáp. Rồi nhớ rằng ở Pleiku cũng có một xã có cái tên ngắn ngủn: xã Gào.

12 thg 11, 2022

Sữa đậu nành đến xứ Việt từ khi nào?

Đậu nành được người Trung Hoa và Nhật Bản dùng làm món đậu hũ (đậu phụ) từ rất lâu. Người Việt cũng rất quen thuộc với món ăn này. Nhưng sữa đậu nành, một chế phẩm khác cũng từ đậu nành từ bao giờ xuất hiện ở xứ ta?

Thật may mắn, khi đọc báo Đông Thinh số ra ngày 31.8.1942, mới thấy được câu trả lời cặn kẽ: theo tác giả bài báo “Thỉ tổ sữa đậu nành”, người đầu tiên khuyến khích người Việt dùng sữa đậu nành không phải từ người Hoa sống tại Việt Nam như người ta thường nghĩ mà là một người Pháp làm việc cho chính quyền thuộc địa. Sữa đậu nành đã có mặt tại xứ Việt từ năm 1914.

Ngày nay sữa đậu nành là thức uống thông thường, bán trên lề đường và trong quán giải khát bình dân. Ảnh: TL

16 thg 9, 2022

Như bóng cây kơ nia

Lần đầu tiên tui thấy cây kơ nia là khoảng năm 1999. Khi đó tui đang đi dạo trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) và bắt gặp một cây cao to gắn bảng tên: cây Kơ-nia. Vốn đã từng quen thuộc với bài hát Bóng cây kơ nia mà lại chưa từng biết cây kơ nia là cây gì nên tui thích lắm, liền lượm vài cái lá kơ nia rụng để đem về nhà khoe rằng: Biết lá gì hông? Lá cây kơ nia đó nghen!

Cây kơ nia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân