Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 11, 2024

Bức tranh sắc màu du lịch Long An

Trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An. Ảnh: Nguyễn Luân/ Báo ảnh Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây, Làng nổi Tân Lập hay Cánh đồng bất tận, Khu sinh thái Đồng Tháp Mười đã trở thành những điểm du lịch của Long An hấp dẫn nhiều du khách tìm đến trải nghiệm. Đặc biệt, với vị trí tiếp giáp TP.HCM, là cửa ngõ nối liền miền Đông Nam bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), rất thuận lợi cho người dân vùng lân cận chọn lựa các hoạt động du lịch theo tour hoặc tự túc trong ngày, ngắn ngày hay vào dịp cuối tuần để khám phá Long An.

3 thg 11, 2024

Đất Phương Nam Organic Farm: Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Long An

Đất Phương Nam Organic Farm là một điểm đến du lịch Long An lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tìm về một không gian yên bình, thư giãn và trải nghiệm cuộc sống miệt vườn đích thực.
  • Địa chỉ: 51/19 Nguyễn Văn Tiếp, Phường 5, Thành phố Tân An, Long An.
Không gian xanh mát, đậm chất miền Tây

Gạt bỏ những ồn ào phố thị, bước chân đến Đất Phương Nam Organic Farm, du khách như lạc vào một bức tranh đồng quê yên bình, đậm chất miền Tây sông nước. Nơi đây, vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả, ao cá lấp lánh soi bóng mây trời, cánh đồng lúa xanh rì trải dài bát ngát, tất cả hòa quyện tạo nên một không gian xanh mát, trong lành.

Không gian xanh mát, đậm chất miền Tây

1 thg 11, 2024

Du lịch Long An: Điểm đến “chữa lành” với những trải nghiệm mới lạ

Mệt mỏi với nhịp sống hối hả, ồn ào của thành phố? Chỉ cách TP.HCM khoảng 1 giờ di chuyển, Long An đang vẫy gọi bạn với những điểm đến mới toanh, hứa hẹn một kỳ nghỉ “chữa lành” đúng nghĩa. Từ khu vui chơi giải trí sôi động đến không gian nghỉ dưỡng yên bình, địa điểm du lịch Long An mới sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ.

Vân Lại Viên – Thiên đường vui chơi cho cả gia đình

Vân Lại Viên (xã An Thạnh, huyện Bến Lức) như một ốc đảo xanh mát, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tạm xa khói bụi thành phố, tìm về với những giây phút thư giãn, vui chơi cùng gia đình và bạn bè.

Khu vui chơi Vân Lại Viên

11 thg 10, 2024

Phan Văn Đạt - Ngọn lửa bất diệt của tinh thần yêu nước

Tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 trường THPT đều mang tên 2 danh nhân yêu nước, 2 người con ưu tú của quê hương. Nếu Nguyễn Thông là nhà trí thức yêu nước, sĩ phu tài ba, đức độ thì Phan Văn Đạt là lãnh tụ nghĩa quân chống thực dân Pháp nổi bật tại quê hương ông - huyện Tân Thạnh, phủ Tân An (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Long An).

Trường THPT Phan Văn Đạt (huyện Châu Thành) được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Tú tài Trà Quý Bình - Hào kiệt đất Châu Thành

Châu Thành là mảnh đất giàu truyền thống, sinh ra những người con ưu tú. Trong đó, tú tài Trà Quý Bình là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất. Và Châu Thành hôm nay vẫn tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống đó trong hành trình xây dựng quê hương.

Đường Trà Quý Bình tại TP. Tân An

10 thg 10, 2024

Tân An và những huyền thoại về 'Hổ tướng'

TP. Tân An, tỉnh Long An là đô thị cửa ngõ của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền Tây với miền Đông Nam Bộ và cũng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh. Giữa lòng thành phố hôm nay vẫn lưu giữ những nét xưa, "chứng nhân" từ thời mở đất.

Cổng lăng vào Khu di tích Lăng mộ và Đền thờ Quận công Nguyễn Huỳnh Đức

6 thg 10, 2024

Bà Lê Thị Điền - Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu để lại cho hậu thế tấm gương sáng ngời về tài hoa, đức độ và lòng yêu nước. Khi nhắc đến ông, không thể nào quên người phụ nữ tào khang luôn kề cận, đồng hành bên ông - bà Lê Thị Điền - một người con của đất Long An.

Vợ chồng ông Nguyễn Tăng Chất (người được giới thiệu là cháu gọi chị ruột của bà Lê Thị Điền là bà cố) đang sinh sống tại khu phố Thanh Ba, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc

Miễu Ông Bần Quỳ - nơi thờ tấm gương trung liệt Xá Sai Ty Mai Công Hương

Miễu Ông Bần Quỳ, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An nằm giữa nơi giao nhau của 2 nhánh sông Vàm Cỏ. Năm Ất Dậu (1705), khi bị giặc bao vây, chính khúc sông này, Xá Sai Ty Mai Công Hương lệnh cho đục thuyền rồi tuẫn tiết. Tương truyền những cây bần ở khu vực này đều quỳ xuống như cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của ông.

Cổng vào khu di tích Miễu Ông Bần Quỳ ở xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ - nơi thờ tấm gương trung liệt Xá Sai Ty Mai Công Hương

13 thg 9, 2024

Về thăm nơi từng đặt Tổng hành dinh Khu 7

Xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An từng là một bộ phận của chiến khu Đồng Tháp Mười; là nơi đặt Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Tổng hành dinh Khu 7; cũng là địa điểm thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9, đánh dấu một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của vùng Nam Bộ.

Đoàn Thanh niên xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ ra quân chăm sóc Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9

Đỗ Tường Phong - ‘Thà chịu chết chứ không đầu hàng’

Tại TP.Tân An và huyện Châu Thành, tỉnh Long An đều có tuyến đường mang tên Đỗ Tường Phong. Ông được nhiều người dân Châu Thành biết đến và tôn kính. Cùng với em trai là Đỗ Tường Tự, Đỗ Tường Phong được thờ cúng tại đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành) và trở thành tấm gương sáng về lòng yêu nước.

Mộ ông Đỗ Tường Phong hiện thuộc địa bàn xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, là điểm đến giáo dục truyền thống của đoàn viên, thanh niên trong huyện

11 thg 9, 2024

Châu Văn Giác - Nhà hoạt động cách mạng kiên trung

Tại TP.Tân An có một tuyến đường thuộc phường 2 được đặt tên là Châu Văn Giác. Tuy nhiên, thông tin về ông khá ít ỏi. Vậy Châu Văn Giác là ai và vì sao tên ông được đặt tên đường tại TP.Tân An, tỉnh Long An?

Chân dung nhà cách mạng Châu Văn Giác

Theo thông tin từ tiểu sử tên đường Châu Văn Giác, chúng tôi về huyện Châu Thành để tìm hậu duệ của ông và gặp được ông Nguyễn Hồng Tiến (ấp Vĩnh Xuân B, xã Dương Xuân Hội) là người trực tiếp thờ cúng nhà cách mạng Châu Văn Giác. Ông Tiến kể: “Ông Châu Văn Giác là bác ruột của tôi.

10 thg 9, 2024

Trần Trung Tam - Người con ưu tú của làng Hựu Thạnh

Trần Trung Tam là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân. Cả cuộc đời ông là một minh chứng sáng ngời cho tinh thần yêu nước, bất khuất của những người cộng sản Việt Nam. Ông là niềm tự hào của tuổi trẻ và người dân Hựu Thạnh.

Tranh vẽ lại cảnh chính quyền cách mạng đón tù nhân Côn Đảo về đất liền sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (trong số các tù nhân được đón về có ông Trần Trung Tam) (Ảnh chụp lại tranh tại Di tích lịch sử Nhà Tổng Thận)

15 thg 7, 2024

Mùa len trâu

Trên vùng đất Đức Hòa (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), xen giữa những nhà máy, xí nghiệp, những cánh đồng cỏ xanh giữa bưng biền của các dự án chưa triển khai vẫn xuất hiện từng đàn trâu ung dung gặm cỏ.

Khi đàn trâu ăn hết cỏ ở cánh đồng này, người nuôi trâu thường di chuyển đàn trâu qua những vùng đất khác để kiếm cỏ ăn. Những người trong nghề nuôi trâu gọi đó là mùa len trâu.

Gần 50 năm trước, ông Ngô Văn Tuấn (68 tuổi, ngụ ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa) bắt đầu "bén duyên" với nghề nuôi trâu. “Lúc ấy, gia đình dành dụm đủ để mua 2 con trâu cày. Rồi từ cặp trâu này, tôi bắt đầu chuyển sang nuôi trâu sinh sản. Không biết từ lúc nào, cái nghiệp nuôi trâu như vận vào thân. Thoắt cái đã ngót 50 năm” - ông Tuấn nói

9 thg 7, 2024

Bình Lục - ngôi đình cổ ở Châu Thành

Sau mấy trăm năm tồn tại và phát triển, đình Bình Lục, ngôi đình cổ nép dưới gốc sộp già ở xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An vẫn là nơi thờ cúng, tín ngưỡng của người dân, điểm sinh hoạt của cộng đồng dân cư; đồng thời là biểu trưng của lòng yêu nước, thể hiện lòng tri ân đối với sự hy sinh của thế hệ cha anh.

Ngoài thờ Thành hoàng, đình Bình Lục còn thờ Bác, 8 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 61 liệt sĩ là con em của ấp 2, xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành

Thiêng liêng mảnh đất Long Khốt!

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Long Khốt là điểm trọng yếu chiến lược, nằm án ngữ trên tuyến đường hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia, rất thuận tiện cho ta trong việc chuẩn bị quân lực tấn công địch ở biên giới và thông qua tuyến hành lang này dễ dàng vận chuyển quân lực, nhu yếu phẩm về chiến trường Đồng Tháp Mười, Long An,...

Giai đoạn 1958-1975, chính quyền Sài Gòn đặt quân lỵ Tuyên Bình tại xã Thái Bình Trung và chi khu tại khu vực Long Khốt. Đây được xem là “pháo đài chống cộng vùng biên giới” của địch. Về phía ta, Sư đoàn 5 được Quân ủy, Bộ Chỉ huy Miền giao nhiệm vụ tiêu diệt chi khu Long Khốt, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào quần chúng nổi dậy để mở rộng vùng giải phóng. Trung đoàn 174 phối hợp các đơn vị cùng Sư đoàn 5 bắt đầu tấn công chi khu Long Khốt. Từ ngày 09 đến 16/6/1972, phía ta chiếm được trận địa nhưng cũng bị tổn thất lớn.

8 thg 7, 2024

Ai về Cần Đước...

Cần Đước nổi tiếng với gạo đặc sản Nàng Thơm chợ Đào, là một trong những cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ, có đình Vạn Phước - nơi thờ phụng đức nhạc sư Nguyễn Quang Đại,... Ngày nay, Cần Đước đang từng bước vươn mình, vừa phát triển công nghiệp, vừa xây dựng huyện nông thôn mới cùng với giữ gìn những nét văn hóa của huyện điển hình về văn hóa.

Cần Đước là huyện điển hình về văn hóa của tỉnh, huyện Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

15 thg 5, 2024

Về thăm xóm nhà giàu Thanh Phú Long

Xóm nhà giàu xưa thuộc làng Thanh Thủy, nay nhập với làng Tân Long, Phú Tây thành xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nổi bật nơi xóm nhà giàu là cụm nhà cổ của dòng họ Nguyễn Hữu. Dù trải qua hơn 100 năm, nhuốm màu của thời gian nhưng những ngôi nhà cổ vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa về một thời trù phú của vùng đất này.

Cụm nhà cổ Thanh Phú Long nằm trên diện tích khoảng 15.000 m², có vẻ ngoài tương đối giống nhau do 3 anh em dòng họ Nguyễn Hữu là các ông Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX

Theo ghe đi đốn lá trời

Cây dừa nước không ai trồng, không tốn công chăm sóc mà bao đời nay vẫn xanh um dọc sông Vàm Cỏ. Trong thời đại công nghiệp, tuy nhiều loại vật liệu xây dựng như tôn, ngói,... ra đời nhưng lá dừa nước vẫn giữ được "vị thế" riêng. Người dân dùng nó để lợp nhà mát, quán cà phê,... Bởi sự mộc mạc đặc trưng của vùng quê sông nước mà những mái lá vẫn tồn tại đến ngày nay, vừa đem lại thu nhập cho người dân, vừa gợi nhớ hình ảnh tiền nhân mở cõi.

Nghề đốn lá cũng có “hoa tiêu” dẫn đường. Chú Chín nhiều kinh nghiệm nhất, đứng trước mũi ghe quan sát, hễ thấy đám lá nào được là báo anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) tấp ghe vào. Đó là những đám lá được mua lại của người dân trong vùng hoặc lá hoang gần Khu công nghiệp An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ)

11 thg 4, 2024

Khu di tích lịch sử Bình Thành Long An

Khu di tích lịch sử Bình Thành Long An là một trong những điểm tham quan Long An khá quan trọng và ý nghĩa. Điểm đến này có địa hình khá phức tạp, nơi đây là một vùng đất trũng xen lẫn với những giồng đất cao.

Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp thuộc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. 

Toàn cảnh Khu di tích Bình Thành Long An

14 thg 2, 2024

Chứng nhân thời mở đất tại Tân An

Đình Bình Lập là ngôi đình cổ, xây dựng cách nay khoảng 2 thế kỷ, đánh dấu sự thành lập và phát triển của vùng đất Tân An xưa (nay là tỉnh Long An). Kiến trúc đình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong đình còn nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ XIX đến nay. Hiện tại, đình xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu, sửa chữa nhằm giữ lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc mà đình đang gìn giữ.

Đình Bình Lập được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX và đến nay vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống kiểu tứ trụ của đình