Từ ngã ba Duồng (Chí Công), dọc theo con đường ven biển Chí Công - Bình Thạnh chừng 3 km là đến làng chài Gành Son. Đứng trên đồi đất sét màu son đỏ cao chừng 30 m hướng tầm mắt ra biển, làng chài Gành Son hiện lên như tranh vẽ. Với mũi đất vươn mình ra biển Gành Son như chiến hạm, biển xanh lục ôm lấy bãi cát trắng mịn màng uốn cong lưỡi liềm cùng những nóc nhà ngư phủ lô nhô sát biển và vô vàn những chiếc thúng chai... Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên đồi, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đất, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hòa vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực...
28 thg 9, 2017
Lãng mạn làng chài Gành Son
Với khu cảnh bình yên và hoang sơ, Gành Son không chỉ tạo nên vẻ đẹp mặn mà mảnh đất xứ Duồng (Chí Công) mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Cột cờ Phú Quý: Nơi thu hút đông du khách đến đảo
“Check-in tại Cột cờ Phú Quý nhé” - đây là câu nói cửa miệng của du khách khi đến với huyện đảo tiền tiêu của Bình Thuận.
Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).
Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).
Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay
Khi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận. Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận.
Phan Rí Cửa về đêm. Ảnh minh họa
Du Lịch Tuy Phong: “Đặc sản” ếch rừng
Phan Dũng gọi
“Phan Dũng mưa rồi anh ơi, lên đây đi!”. Một buổi tối, tôi nghe Mang Xích, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng (Tuy Phong) gọi. Tôi không lạ gì Phan Dũng, một xã vùng cao của Tuy Phong có đời sống khá phát triển, người dân biết thâm canh cây lúa nước, rất thành thục trong việc chăm sóc các giống cây trồng, nhưng rõ là nghe Mang Xích gọi, tôi trở nên khó ngủ. Chuyện khó ngủ của tôi là do trong lần gặp mới đây ở Phan Thiết, Mang Xích kể: “Bây giờ ở Phan Dũng không còn nhiều thú rừng để săn, mà có cũng không ai cho mình săn… nhưng có một thứ, người vùng xuôi như anh ít được ăn, nhưng vô cùng ngon. Đó là ếch rừng!”. Mang Xích nói rồi nhìn tôi mỉm cười, như ngầm xui tôi hãy lên Phan Dũng nhiều lần. Lần đó tôi nói: Trước mắt còn nhiều chuyện chưa đi được nhưng khi nào Phan Dũng mưa nhiều, Mang Xích hãy gọi. Và, hôm nay Mang Xích gọi.
“Phan Dũng mưa rồi anh ơi, lên đây đi!”. Một buổi tối, tôi nghe Mang Xích, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng (Tuy Phong) gọi. Tôi không lạ gì Phan Dũng, một xã vùng cao của Tuy Phong có đời sống khá phát triển, người dân biết thâm canh cây lúa nước, rất thành thục trong việc chăm sóc các giống cây trồng, nhưng rõ là nghe Mang Xích gọi, tôi trở nên khó ngủ. Chuyện khó ngủ của tôi là do trong lần gặp mới đây ở Phan Thiết, Mang Xích kể: “Bây giờ ở Phan Dũng không còn nhiều thú rừng để săn, mà có cũng không ai cho mình săn… nhưng có một thứ, người vùng xuôi như anh ít được ăn, nhưng vô cùng ngon. Đó là ếch rừng!”. Mang Xích nói rồi nhìn tôi mỉm cười, như ngầm xui tôi hãy lên Phan Dũng nhiều lần. Lần đó tôi nói: Trước mắt còn nhiều chuyện chưa đi được nhưng khi nào Phan Dũng mưa nhiều, Mang Xích hãy gọi. Và, hôm nay Mang Xích gọi.
Xem người Thái Nghệ An đan ép xôi
Trong quá trình lao động, người Thái đã tạo ra các vật dụng, dụng cụ thủ công bằng tre nứa mang dấu ấn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình trong đó phải kể đến ép xôi.
Ông Vang Trần Nhị, trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương) được người dân trong và bản biết đến là một người khéo tay, đan ép xôi đẹp. Ông cho biết:“ Vật liệu thường được dùng để đan ép xôi là loại cây cùng họ với cây luồng nhưng nó lại có ống dài hơn và chỉ to bằng cổ tay là hết cỡ, tiếng Thái gọi là mày quắn. Ngoài ra có thể đan bằng giang, tre và cũng có thể là nứa” Ảnh: Đình Tuân
Nơi cả làng làm rượu cần
Phải mất thời gian ít nhất 3 tháng mới cho ra một chum rượu cần, từ khâu làm men rượu từ nhân trần, mía khỉ, lá mít…, tiếp đến là hông trấu nếp và ủ, vì vậy rượu cần Mậu Đức có vị thơm nồng rất riêng.
Bà Ngân Thị Thơm, người có gần 30 năm trong nghề làm rượu cần ở bản Chòm Muộng cho biết: Ở đây nhà nào cũng biết làm rượu cần, cũng nấu rượu cần để mỗi khi trong gia đình có việc, lễ thì có chum rượu mời khách. Nay được nhiều người biết và tìm đến mua, chị em đã thành lập tổ để làm rượu cần kiếm thêm thu nhập.
Theo bà Thơm, để làm được một chum rượu cần rất kỳ công, trước hết đó là khâu làm men. Để có được men rượu ngon phụ thuộc bí quyết tìm lá của mỗi người, theo đó không thể thiếu nhân trần, mía khỉ, là mít, mía ngọt, quế...
Bà Ngân Thị Thơm, người có gần 30 năm trong nghề làm rượu cần ở bản Chòm Muộng cho biết: Ở đây nhà nào cũng biết làm rượu cần, cũng nấu rượu cần để mỗi khi trong gia đình có việc, lễ thì có chum rượu mời khách. Nay được nhiều người biết và tìm đến mua, chị em đã thành lập tổ để làm rượu cần kiếm thêm thu nhập.
Theo bà Thơm, để làm được một chum rượu cần rất kỳ công, trước hết đó là khâu làm men. Để có được men rượu ngon phụ thuộc bí quyết tìm lá của mỗi người, theo đó không thể thiếu nhân trần, mía khỉ, là mít, mía ngọt, quế...
Phụ nữ bản Chòm Muộng làm rượu cần. Ảnh: Tường Vi
Thổ Tang - nét đẹp văn hóa thời Hậu Lê
Từ thành phố Vĩnh Yên (thủ phủ tỉnh Vĩnh Phúc), xe chúng tôi đi theo quốc lộ 2A một đoạn rồi rẽ trái vào tỉnh lộ 305 để đến với thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. Quãng đường hơn 20 cây số phô bày phần nào sự sầm uất của vùng đất chỉ cách Hà Nội gần hai giờ xe.
Du khách đến thăm đình Thổ Tang
Dăm năm gần đây, Thổ Tang giàu có hẳn lên nhờ nghề gia công hàng hóa và trở thành đầu mối lấy hàng trong khu vực. Những ngôi nhà cổ kính bị thay dần bằng dãy nhà phố bề thế. Tuy nhiên nhiều du khách vẫn thích về đây hành hương vì thị trấn còn nhiều kiến trúc tôn giáo nổi tiếng. Thu hút đông khách thập phương nhất có lẽ là chùa Tùng Lâm được xây từ thời Hậu Lê.
Pác Ngòi - bản làng xinh đẹp bên hồ Ba Bể
Dù tham gia làm du lịch từ mười mấy năm trước, Pác Ngòi là một trong số ít những thôn bản còn lưu giữ được hầu hết phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc Tày.
Theo quốc lộ 3, qua Phủ Thông, vượt đèo Giàng, xe chúng tôi rẽ vào huyện Ba Bể từ ngã ba Nà Phặc. Tại đây có tấm biển gỗ xinh xinh ghi chữ "Pác Ngòi 3km". Nhìn quanh thấy từng tốp khách nước ngoài lái xe máy sau khi quan sát tấm biển gỗ liền chạy mất hút vào con đường xanh rợp xuyên qua rừng rậm. Nhóm chúng tôi cũng tiến vào con đường nằm dưới tán lá dày ken không chút ánh sáng mặt trời nào có thể xuyên qua được, cứ thế đi khoảng mươi phút đã thấy bản Pác Ngòi hiện ra.
6 công đoạn làm cốm của người La Chí ở Hà Giang
Để có món cốm đãi khách, người La Chí phải làm đủ công đoạn từ hái lúa, tách hạt, sàng lọc đến rang, giã sàng sẩy.
Người La Chí có hơn 10.765 người, phân bố chủ yếu ở Đông Bắc. Họ thường cư trú ở núi cao gần 2.000 m, sống bằng nghề chăn nuôi, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang. Với nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó phải kể đến ẩm thực, nhiều món ăn hình thành từ tập quán canh tác. Đặc sản cốm tạo ra từ bàn tay họ là điểm hấp dẫn du khách khi đặt chân đến mảnh đất này.
Từ nhiều đời nay, người La Chí (bản Phùng, Hoàng Su Phì, Hà Giang) có nghề làm cốm độc đáo.
Người La Chí có hơn 10.765 người, phân bố chủ yếu ở Đông Bắc. Họ thường cư trú ở núi cao gần 2.000 m, sống bằng nghề chăn nuôi, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang. Với nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó phải kể đến ẩm thực, nhiều món ăn hình thành từ tập quán canh tác. Đặc sản cốm tạo ra từ bàn tay họ là điểm hấp dẫn du khách khi đặt chân đến mảnh đất này.
Làng đồ chơi trung thu hối hả vào mùa
Những người thợ làng Hảo (Hưng Yên) vẫn giữ nghề làm trống, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi... trong bối cảnh đồ chơi Trung Quốc đang dần lấn át thị trường.
Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên là nơi có nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống cả trăm năm. Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất để kịp đưa hàng ra thị trường.
Kỳ thú bãi đá Móng Rồng
Là sự kết hợp độc đáo của nước và đá, bãi đá Móng Rồng nằm ở khu 4, thị trấn Cô Tô, huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh đã trở thành một trong những điểm du lịch khám phá đầy thú vị.
Từ bến cảng ngồi xe điện mất khoảng 15.000/người, chúng tôi đến bãi đá Móng Rồng theo hướng dẫn của người dân ở đảo. Và khi đặt chân đến, chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ thú với những ngọn núi hùng vĩ hòa quyện vào nước biển xanh ngắt.
Bãi đá Móng Rồng có diện tích hơn 40 ha, chiều dài khoảng 2 km trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Theo anh Nguyễn Văn Bắc, người dân sinh sống trên đảo kể lại, trước kia, người dân ở Cô Tô thường gọi đây là bãi đá Cầu Mị, tuy nhiên nhìn từ xa bãi đá có hình đuôi chuột lớn với những mũi đá vươn ra biển hiên ngang khiến người ta liên tưởng đến những chiếc móng của loài Rồng. Vì thế sau này người dân và khách du lịch đến tham quan gọi đây là bãi đá Móng Rồng.
Từ bến cảng ngồi xe điện mất khoảng 15.000/người, chúng tôi đến bãi đá Móng Rồng theo hướng dẫn của người dân ở đảo. Và khi đặt chân đến, chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ thú với những ngọn núi hùng vĩ hòa quyện vào nước biển xanh ngắt.
Bãi đá Móng Rồng có diện tích hơn 40 ha, chiều dài khoảng 2 km trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Theo anh Nguyễn Văn Bắc, người dân sinh sống trên đảo kể lại, trước kia, người dân ở Cô Tô thường gọi đây là bãi đá Cầu Mị, tuy nhiên nhìn từ xa bãi đá có hình đuôi chuột lớn với những mũi đá vươn ra biển hiên ngang khiến người ta liên tưởng đến những chiếc móng của loài Rồng. Vì thế sau này người dân và khách du lịch đến tham quan gọi đây là bãi đá Móng Rồng.
Bãi đá Móng Rồng mang một cảnh đẹp kỳ thú không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn ẩn giấu bao điều độc đáo về kiến tạo địa chất.
Trải nghiệm không gian nhà nông xứ Huế
Tái hiện những câu chuyện sinh hoạt ở làng quê miền Trung thông qua trưng bày các loại nông, ngư cụ truyền thống và sự tham gia của người dân địa phương hướng tới phát triển du lịch bền vững, hiện Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn đã trở thành một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn tại Huế.
Nhà trưng bày nông cụ tọa lạc tại làng Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, nơi đây chuyên về nghề nông, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km. Ngôi làng có lịch sử gần 600 năm, hiện còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc tuy không lớn nhưng cổ kính, trang nghiêm. Đặc biệt là cây cầu ngói Thanh Toàn bắc ngang dòng sông Như Ý, một công trình mang giá trị văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được công nhận di tích quốc gia, có tuổi đời xấp xỉ chùa Cầu tại Hội An.
Tại đây, khoảng 200 hiện vật và gần 100 bức ảnh đã được chọn ra để trưng bày theo bốn chủ đề: lịch sử và văn hóa làng Thanh Toàn, nghề nông, đánh bắt cá và đời sống thường ngày. Đây là nơi để lưu truyền lại cho người đời sau biết giá trị và đời sống của những người nông dân thời xưa.
Nhà trưng bày nông cụ tọa lạc tại làng Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, nơi đây chuyên về nghề nông, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km. Ngôi làng có lịch sử gần 600 năm, hiện còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc tuy không lớn nhưng cổ kính, trang nghiêm. Đặc biệt là cây cầu ngói Thanh Toàn bắc ngang dòng sông Như Ý, một công trình mang giá trị văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được công nhận di tích quốc gia, có tuổi đời xấp xỉ chùa Cầu tại Hội An.
Tại đây, khoảng 200 hiện vật và gần 100 bức ảnh đã được chọn ra để trưng bày theo bốn chủ đề: lịch sử và văn hóa làng Thanh Toàn, nghề nông, đánh bắt cá và đời sống thường ngày. Đây là nơi để lưu truyền lại cho người đời sau biết giá trị và đời sống của những người nông dân thời xưa.
Cầu ngói Thanh Toàn, công trình kiến trúc cổ nổi tiếng được xây dựng theo lối kiến trúc "thượng gia hạ kiều".
26 thg 9, 2017
Long An - cửa ngõ miền Tây Nam Bộ
Là cửa ngõ, nơi kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tỉnh Long An hiện có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế một cách toàn diện nhờ vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch mang đặc trưng của vùng sông nước.
Đất lành nở hoa
Đất lành nở hoa
Long An nằm ở vị trí cửa ngõ của Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, phía Đông có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp, cách Biển Đông 15 km, phía Tây có các cửa khẩu sang Campuchia, một vị trí rất thuận lợi cho việc tiếp cận đầu tư vào các thị trường trong khu vực. |
Long An là vùng “địa linh nhân kiệt”, con người Long An đôn hậu và đáng mến. Vì thế, đến với Long An là đến với những câu chuyện đầy kỳ thú và hấp dẫn có từ thời người dân đi khai hoang mở đất cách đây 200 năm cũng như công cuộc chống giặc ngoại xâm từ hồi thế kỷ 19.
Đến với vùng hạ Long An, du khách không thể nào quên được tính cách hiền hòa thân thiện và mến khách của người dân Cần Đước, Cần Giuộc cùng với những món ẩm thực dân dã, đậm đà khó quên như lạp xưởng Cần Đước, cốm ngò Cần Giuộc…
Đặc biệt, với hệ thống kênh rạch chằng chịt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Long An có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch vùng sông nước. Từ trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An, chúng tôi theo Quốc lộ 62 về vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng với những nét đặc trưng văn hóa miền Tây sông nước.
Đến với vùng hạ Long An, du khách không thể nào quên được tính cách hiền hòa thân thiện và mến khách của người dân Cần Đước, Cần Giuộc cùng với những món ẩm thực dân dã, đậm đà khó quên như lạp xưởng Cần Đước, cốm ngò Cần Giuộc…
Đặc biệt, với hệ thống kênh rạch chằng chịt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Long An có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch vùng sông nước. Từ trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An, chúng tôi theo Quốc lộ 62 về vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng với những nét đặc trưng văn hóa miền Tây sông nước.
Trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An. Ảnh: Nguyễn Luân
Đến Huế nhớ ăn mắm cá rò
Đến với Huế, nếu du khách bỏ qua việc dùng thử mắm cá rò thì thật là thiếu sót trong hành trình mở mang những nét văn hóa dân tộc Việt Nam.
Huế - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng đẹp mê hồn. Đường bờ biển dài cũng là lợi thế để Huế phát triển du lịch cũng như khai thác hải sản. Từ các loài tôm, cá, người dân địa phương đã chế biến ra nhiều món ăn phong phú lạ miệng khiến du khách ngây ngất.
Huế - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng đẹp mê hồn. Đường bờ biển dài cũng là lợi thế để Huế phát triển du lịch cũng như khai thác hải sản. Từ các loài tôm, cá, người dân địa phương đã chế biến ra nhiều món ăn phong phú lạ miệng khiến du khách ngây ngất.
Bánh tam giác mạch
Khi đến Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch nở chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị, nhất là được thưởng thức loại bánh đặc biệt từ loài hoa yêu thích bạt ngàn cao nguyên đá.
Nhắc đến Hà Giang là mọi người thường nghĩ ngay đến hoa tam giác mạch. Loài được bao người yêu thích, bởi mỗi độ thu về hoa phủ tràn sắc tím hồng khắp miền rẻo cao của Hà Giang. Được người dân vùng núi Hà Giang trồng làm lương thực cho gia súc, hạt dùng ủ men rượu và làm thứ bánh tam giác mạch tuyệt ngon.
Làng rèn Đa Sỹ
Nằm bên dòng sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông (Hà Nội), làng cổ Đa Sỹ từ lâu được biết đến với nghề rèn truyền thống. Những năm gần đây, với việc đa dạng các sản phẩm dao, kéo đã tăng thu nhập cho các hộ dân nơi đây.
Chạy dọc từ Đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, đã nghe thấy những âm thanh rộn vang của tiếng búa, tiếng xè xè của máy mài vang lên từ các xưởng rèn.
Theo ông Hoàng Quốc Chính - Chủ tịch Hiệp hội làng Rèn truyền thống Đa Sỹ cho biết, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn với số lượng lao động địa phương và lân cận khoảng 5000 người. Sản phẩm rèn tập trung vào hai mặt hàng chính là dao, kéo đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích thước.
Để làm được những sản phẩm tưởng chừng đơn giản ấy, những người thợ rèn Đa Sỹ đã phải trải qua rất nhiều công đoạn gia công. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng nguyên liệu làm rèn phổ biến là gỗ để làm cán và thép làm sản phẩm.
Theo cô Lê Thị Tâm - một thợ rèn có 40 năm làm nghề thì nguyên liệu tốt nhất là những chiếc nhíp xe đã hết thời hạn sử dụng.
Chạy dọc từ Đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, đã nghe thấy những âm thanh rộn vang của tiếng búa, tiếng xè xè của máy mài vang lên từ các xưởng rèn.
Các sản phẩm rèn của làng Đa Sĩ hiện diện từ Bắc vào Nam và xuất khẩu sang một số quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Úc…
|
Theo ông Hoàng Quốc Chính - Chủ tịch Hiệp hội làng Rèn truyền thống Đa Sỹ cho biết, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn với số lượng lao động địa phương và lân cận khoảng 5000 người. Sản phẩm rèn tập trung vào hai mặt hàng chính là dao, kéo đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích thước.
Để làm được những sản phẩm tưởng chừng đơn giản ấy, những người thợ rèn Đa Sỹ đã phải trải qua rất nhiều công đoạn gia công. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng nguyên liệu làm rèn phổ biến là gỗ để làm cán và thép làm sản phẩm.
Theo cô Lê Thị Tâm - một thợ rèn có 40 năm làm nghề thì nguyên liệu tốt nhất là những chiếc nhíp xe đã hết thời hạn sử dụng.
Người thợ rèn làng Đa Sỹ lấy sắt về duỗi, cắt để rèn ra những mẻ dao mới.Trước đây nguyên liệu được người dân tận dụng từ những chiếc nhíp xe ô tô bỏ đi, sau này là tôn, thiếc, phần lớn được nhập từ Thạch Thất (Hà Nội)và Nam Định.
Những trải nghiệm ở hồ Thủy điện Tuyên Quang
Điều đặc biệt là ở bất kì điểm nào, góc độ nào ở hồ Thủy điện Tuyên Quang, du khách cũng có những bức ảnh đẹp.
Đập Thủy điện Tuyên Quang, điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá
hồ nước mang trong mình hàng trăm câu chuyện cổ và những điều kỳ thú của
thiên nhiên.
Cảnh sắc hùng vĩ mà nên thơ của miền biên giới Cao Bằng
Là tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, với cảnh sắc hùng vĩ nên thơ của núi rừng sông suối, Cao Bằng là điểm đến không thể bỏ qua của dân phượt.
Hồ Thang Hen nằm tại huyện Trà Lĩnh (cách TP Cao Bằng
30km) - trong tiếng Tày có nghĩa là “Đuôi ong” do nhìn từ trên cao hình
dáng của hồ giống đuôi của một chú ong.
24 thg 9, 2017
Chuyện phục hồi chiêng đôi của dân tộc Cor
Trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tiết mục đấu chiêng đôi là một trong những tiết mục đặc sắc nhất. Tuy nhiên, tại vùng đồng bào Cor ở Bắc Trà My, Quảng Nam, từ lâu, nghệ thuật đấu chiêng đôi đã bị thất truyền.
Và chính các nghệ nhân ở Trà Bồng, Quảng Ngãi đã truyền dạy cho những người đồng tộc ở xã Trà Kót, Bắc Trà My, để hôm nay, nghệ thuật diễn tấu này sống lại ở cộng đồng người Cor.
Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor
Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng. Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, người Cor đã sáng tạo ra một cách diễn tấu đặc sắc, mang đậm dấu ấn tộc người. Mỗi dịp lễ hội thì tiết mục đấu chiêng luôn được đồng bào chờ đợi, người chơi luôn hào hứng, thể hiện tài năng của mình.
Và chính các nghệ nhân ở Trà Bồng, Quảng Ngãi đã truyền dạy cho những người đồng tộc ở xã Trà Kót, Bắc Trà My, để hôm nay, nghệ thuật diễn tấu này sống lại ở cộng đồng người Cor.
Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor
Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng. Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, người Cor đã sáng tạo ra một cách diễn tấu đặc sắc, mang đậm dấu ấn tộc người. Mỗi dịp lễ hội thì tiết mục đấu chiêng luôn được đồng bào chờ đợi, người chơi luôn hào hứng, thể hiện tài năng của mình.
Các nghệ nhân dân tộc Cor huyện Trà Bồng thi tài đấu chiêng đôi trong Lễ hội văn hóa dân tộc Cor tại bắc Trà My.
Những người giữ lửa làng nghề làm trống Trung Thu
Cả làng còn năm nhà giữ nghề làm trống Trung Thu, và cung cấp trống cho thị trường khắp 63 tỉnh thành.
Làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ lâu nổi tiếng với nghề làm trống Trung Thu. Trống được làm ra với nhiều kích thước khác nhau. Hiện cả làng còn vài hộ làm trống theo đầy đủ các công đoạn.
Qua đèo vượt dốc đến Bản Phùng ngắm lúa thu
Nằm cách xa quốc lộ, Bản Phùng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi vào thu, với những ruộng lúa bậc thang trùng điệp giữa mây khói vùng cao.
Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới, thuộc địa phận huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, du khách phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã.
Bí ẩn 9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn bên chân núi Đọi
9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn này nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ “Cửu”. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.
Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 10km, xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với làng nghề “trống Đọi Tam”, ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn với hơn 1000 năm lịch sử, và lễ hội “Tịch Điền” vua xuống đi cày hàng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch cầu mùa màng bội thu.
Ngoài ra, Đọi Tam còn nổi tiếng với 9 chiếc giếng bên chân núi Đọi chưa bao giờ cạn và được mệnh danh là “9 mắt rồng” có từ thủa xa xưa.
Về Đọi Tam hỏi thăm về 9 chiếc giếng được mệnh danh là “9 mắt rồng", bên chân núi Đọi, những người dân nơi đây sẽ kể vanh vách về truyền thuyết của 9 giếng nước chưa bao giờ cạn đã gắn bó với họ từ thuở “khai thiên lập địa”.
Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 10km, xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với làng nghề “trống Đọi Tam”, ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn với hơn 1000 năm lịch sử, và lễ hội “Tịch Điền” vua xuống đi cày hàng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch cầu mùa màng bội thu.
Ngoài ra, Đọi Tam còn nổi tiếng với 9 chiếc giếng bên chân núi Đọi chưa bao giờ cạn và được mệnh danh là “9 mắt rồng” có từ thủa xa xưa.
Về Đọi Tam hỏi thăm về 9 chiếc giếng được mệnh danh là “9 mắt rồng", bên chân núi Đọi, những người dân nơi đây sẽ kể vanh vách về truyền thuyết của 9 giếng nước chưa bao giờ cạn đã gắn bó với họ từ thuở “khai thiên lập địa”.
Cả 9 chiếc giếng nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ Cửu. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.
22 thg 9, 2017
"Ngôi nhà Bá Kiến" hơn 100 năm tuổi ở "làng Vũ Đại"
Hơn 1 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” không hề xuống cấp.
Nhà của Bá Kiến là ngôi nhà thời kiểu thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20, xây trên một khu đất rộng chừng 900 m2 (tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhà có mặt nhìn về hướng Đông Nam, theo đúng cách phong thủy của người Phương Đông Việt xưa
19 thg 9, 2017
Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng
AFP vừa có một bài viết đáng chú ý về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) với tựa đề "Chợ nổi Việt Nam đấu tranh để tồn tại trên mặt nước", mà VnExpress vừa biên dịch, đăng tải với cách dùng chữ khá đắt: Chợ nổi miền Tây đang "sống mòn" (bài trên VnExpress và bài gốc tiếng Anh xin tham khảo tại đây). Qua cái nhìn của phóng viên AFP trong bài viết trên, chợ nổi Cái Răng chỉ còn là cái bóng của chính nó trong quá khứ (the Cai Rang market is a shadow of its former self).
Tôi đến chợ nổi Cái Răng lần đầu cách nay lâu lắm rồi, chắc phải trên 15 năm. Hồi ấy quả là chợ nổi rất nhộn nhịp, ghe thuyền tấp nập, tạo nên một khung cảnh, một bản sắc văn hóa rất đặc biệt của miền sông nước.
Tôi đến chợ nổi Cái Răng lần đầu cách nay lâu lắm rồi, chắc phải trên 15 năm. Hồi ấy quả là chợ nổi rất nhộn nhịp, ghe thuyền tấp nập, tạo nên một khung cảnh, một bản sắc văn hóa rất đặc biệt của miền sông nước.
Phố guitar giữa lòng Sài Gòn lên báo Mỹ
CNN mới có bài viết giới thiệu về đường Nguyễn Thiện Thuật - nơi vốn được nhiều thế hệ nhạc sĩ miền Nam biết đến với tên gọi "phố Guitar".
Dưới đây là những dòng chia sẻ của Duncan Forgan, phóng viên CNN, khi anh tìm đến đường Nguyễn Thiện Thuật, để mua một cây đàn guitar.
Mở cửa hàng guitar Duy Ngọc cùng anh em, ông Ánh đã chứng kiến biết bao thăng trầm của con phố qua thời gian, và không phải sự thay đổi nào cũng khiến ông thích thú.
"Những tiêu chuẩn cứ trượt dài. Quá nhiều người làm guitar mà chất lượng không phải lúc nào cũng được đảm bảo", ông Ánh vừa ôm đàn vừa trầm ngâm.
Mở cửa hàng guitar Duy Ngọc cùng anh em, ông Ánh đã chứng kiến biết bao thăng trầm của con phố qua thời gian, và không phải sự thay đổi nào cũng khiến ông thích thú.
"Những tiêu chuẩn cứ trượt dài. Quá nhiều người làm guitar mà chất lượng không phải lúc nào cũng được đảm bảo", ông Ánh vừa ôm đàn vừa trầm ngâm.
Tôn Thất Ánh tại cửa hàng. Ảnh: Duncan Forgan.
Bánh quai vạc Phan Thiết
Bánh quai vạc đã có từ khá lâu đời ở Phan Thiết, song một số nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng món ăn này có nguồn gốc đồng thời là biến thể của bánh bột lọc Huế, di thực theo lưu dân vào phương Nam. Bánh quai vạc được làm từ bột mì tinh.
Mùa hè đến với thành phố Phan Thiết, chiều tối du khách có thể ra bờ kè sông Cà Ty hay công viên Tháp Nước hóng mát, sau đó tìm đến các hàng quán ăn dọc bờ sông thưởng thức các món ăn dân dã địa phương như: bánh quai vạc, bánh căn, mì quảng, bánh hỏi lòng heo, gỏi cá mai… đậm đà hương vị và bản sắc ẩm thực của vùng đất cực Nam Trung bộ.
Lang thang miền Tây xứ Thanh
Thung lũng Kho Mường với dòng suối cạn nhìn từ trên đỉnh núi
Giữa nhiều tuyến đường từ Hà Nội đi đến miền Tây xứ Thanh, chúng tôi đi theo cung đường được các bạn trẻ đi du lịch bụi ưa thích nhất là chạy theo quốc lộ 6, Hà Nội – Mai Châu rồi rẽ xuống quốc lộ 15 về Thanh Hóa. Sau một ngày đi đường khá dài, nhóm nghỉ qua đêm ở ngã ba Co Lương nằm trên quốc lộ 15 (thuộc thôn Thanh Mai, xã Phú Thanh, Mai Châu) để lấy sức cho chặng đường tiếp theo.
Hấp dẫn món 'tó tàu' từ nhộng ong đất của người Thái Nghệ An
'Tó tàu' là món được chế biến từ nhộng ong đất của đồng bào Thái. Tại huyện Con Cuông, Nghệ An món ăn này được người dân ưa chuộng và vùng đất này có lượng lớn ong đất làm tổ.
Có 3 loại nhộng ong thường được chế biến 'tó tàu' gồm: ong vò vẽ, ong đất và ong mật. Tuy nhiên đồng bào Thái Con Cuông vẫn lựa chọn ong đất chế biến món "tó tàu".
Có 3 loại nhộng ong thường được chế biến 'tó tàu' gồm: ong vò vẽ, ong đất và ong mật. Tuy nhiên đồng bào Thái Con Cuông vẫn lựa chọn ong đất chế biến món "tó tàu".
Vào mùa ong đất làm tổ, thời điểm trung tuần tháng 8 tới tháng 9, bà con đồng bào Thái ở Con Cuông lại cùng nhau vào rừng tìm nhộng ong đất. Ảnh: Tường Vi
Ngọt, bùi, beo béo mít hong 38 năm ở Tam Kỳ
5 giờ sáng mỗi ngày, bà chủ dậy hấp mít để kịp bán cho khách phương xa. Ảnh: Thiên An
Từng hột mít được tách riêng ra khỏi múi, đem luộc chín, rồi giã nhuyễn xào với chút dầu ăn cho thêm béo làm nhân nhồi vào trong múi mít đem hấp chín. Bày mít vào đĩa, rắc chút dừa bào sợi, chan tí nước mắm lên ăn ngọt bùi và béo vô cùng.
Hương cốm thu lại về
Bán cốm tại làng Vòng, Hà Nội. Ảnh: Lê Nam
Rất nhiều nơi có nghề làm cốm nổi tiếng, kể cả miền Nam, miền Trung, cũng như miền Bắc, thế nhưng cứ nhắc tới món ăn được chế biến từ những hạt lúa nếp non này mọi người thường chỉ nghe và biết tới cốm làng Vòng của Hà Nội.
Đà Lạt hiền hòa một thời ai cũng nhớ: Người Đà Lạt xưa 'đồng cam cộng khổ'
Chợ Đêm Đà Lạt trông xô bồ và nhếch nhác. Ảnh: Lâm Viên
Đơn cử như chuyện du khách nước ngoài không sử dụng thức ăn phải trả tiền tại chợ đêm Đà Lạt; nổi cộm nhất là vấn nạn “cò du lịch” chèo kéo và lừa đảo du khách đến tham quan vườn dâu để hưởng % hoa hồng cao ngất… những điều này đang làm xấu xí bộ mặt của Đà Lạt vốn được xem là hiền hòa, thanh lịch, hiếu khách.
17 thg 9, 2017
Món ngon từ trái cóc
Vị chua ngọt, giòn thơm của cóc kết hợp với các nguyên liệu, tạo nên những món ăn ngon khiến bạn khó lòng có thể chối từ.
Từ nguyên liệu quả cóc, bạn có thể thưởng thức các món: cóc dầm chua ngọt, gỏi cóc bò khô, ô mai cóc, cóc xí muội...vv.. Mỗi món cóc lại sở hữu những hương vị thơm ngon, đặc biệt khác nhau.
Cóc dầm chua ngọt đủ vị chua, cay, mặn, ngọt
Một đĩa cóc dầm chỉ với cóc xanh và bột ớt, vị chua, cay, mặn, ngọt. Sau khi rửa sạch cóc rồi gọt sạch vỏ ngoài, dùng dao cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, tách hạt để riêng. Cho đường trắng vào cóc, xóc đều cho ngấm, để khoảng 10 - 15 phút.
Từ nguyên liệu quả cóc, bạn có thể thưởng thức các món: cóc dầm chua ngọt, gỏi cóc bò khô, ô mai cóc, cóc xí muội...vv.. Mỗi món cóc lại sở hữu những hương vị thơm ngon, đặc biệt khác nhau.
Cóc dầm chua ngọt đủ vị chua, cay, mặn, ngọt
Một đĩa cóc dầm chỉ với cóc xanh và bột ớt, vị chua, cay, mặn, ngọt. Sau khi rửa sạch cóc rồi gọt sạch vỏ ngoài, dùng dao cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, tách hạt để riêng. Cho đường trắng vào cóc, xóc đều cho ngấm, để khoảng 10 - 15 phút.
Ném pao - trò chơi độc đáo của người Mông
Ném pao (pó po) - trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Trò chơi ném pao của người Mông là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của tộc người.
Độc đáo trong cách chơi
Quả pao hay còn được gọi là “Lu po” được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Quả pao được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các cô gái Mông. Pao của các thiếu nữ thường to, màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn, còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn, bé hơn và có màu đen.
Độc đáo trong cách chơi
Quả pao hay còn được gọi là “Lu po” được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Quả pao được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các cô gái Mông. Pao của các thiếu nữ thường to, màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn, còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn, bé hơn và có màu đen.
Tết Mông ở Tà Xùa.
Choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng Bạch Mã
Cách nhau dải Hải Vân, nếu Bà Nà là một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, thì Bạch Mã lại cuốn hút bởi cảnh sắc hoang sơ, kỳ vĩ.
Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch
Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân
hướng ra biển mênh mông.
Sáng chủ nhật ở công trường công xã Paris
Sáng chủ nhật ở Công trường Công xã Paris nhộn nhịp và tấp nập, là một nét riêng rất đặc trưng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Công trường Công xã Paris là một quảng trường nhỏ nằm ở
trung tâm quận 1, TP Hồ Chí Minh, nối giữa đường Đồng Khởi và đường Lê
Duẩn. Trong giai đoạn từ 1954-1963, nơi đây có tên là Công trường Hòa
Bình (vì có đặt tượng Đức Bà Hòa Bình). Từ 1963-1975, nó được đổi tên là
Công trường Kennedy. Từ 1975 được mang tên hiện nay.
Vui chơi trên bãi biển thanh bình nhất Bình Thuận
Nằm kề tả ngạn cửa sông Cà Ty, bãi Thương Chánh từ xa xưa nổi tiếng là bãi biển thơ mộng và thanh bình nhất xứ biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Thương Chánh là bãi biển nổi tiếng đẹp và thơ mộng
nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tắm biển ở đây,
bạn có thể hướng tầm mắt nhìn xa xăm lên Đồi Thơ, Lầu Ông Hoàng gắn với
tên tuổi nhà thơ Hàn Mặc Tử
Ramsar Láng Sen hấp dẫn khách du lịch
Địa danh Đồng Tháp Mười từ bao thế hệ nay đã gắn liền những giá trị văn hóa, lịch sử với sự hồn hậu, dung dị của con người cùng hệ sinh cảnh đặc trưng của một vùng sông nước Nam Bộ. Chúng tôi đã đến và trải nghiệm không gian du lịch sinh thái của Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam được công nhận vào tháng 11/2015.
Ý nghĩ về “Tháp Mười đẹp nhất bông sen” càng thôi thúc chúng tôi lên đường để đến với Láng Sen dù cái tên này khá mơ hồ về mặt địa lý. Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Láng Sen chỉ khoảng 140km nhưng chúng tôi phải nhờ sự chỉ dẫn tận tình của anh Trương Thanh Sơn, Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen mới đến được vùng đất này sau khi xuyên qua những cánh đồng lúa mênh mông giữa một vùng rừng tràm trải rộng đến bạt ngàn. Để vào được Láng Sen, chúng tôi phải đi qua một con kênh nhỏ rồi lên chiếc tắc ráng (xuồng máy - PV) đi tiếp khoảng hơn 1km mới tới nơi. Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm yên bình giữa một đầm sen rộng đang tỏa hương thơm ngát. Anh em làm công tác bảo tồn ở đây ai cũng niềm nở, sẵn sàng đưa chúng tôi đi thăm thú vùng sinh thái đất ngập nước vốn được mệnh danh là “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” này.
Ý nghĩ về “Tháp Mười đẹp nhất bông sen” càng thôi thúc chúng tôi lên đường để đến với Láng Sen dù cái tên này khá mơ hồ về mặt địa lý. Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Láng Sen chỉ khoảng 140km nhưng chúng tôi phải nhờ sự chỉ dẫn tận tình của anh Trương Thanh Sơn, Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen mới đến được vùng đất này sau khi xuyên qua những cánh đồng lúa mênh mông giữa một vùng rừng tràm trải rộng đến bạt ngàn. Để vào được Láng Sen, chúng tôi phải đi qua một con kênh nhỏ rồi lên chiếc tắc ráng (xuồng máy - PV) đi tiếp khoảng hơn 1km mới tới nơi. Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm yên bình giữa một đầm sen rộng đang tỏa hương thơm ngát. Anh em làm công tác bảo tồn ở đây ai cũng niềm nở, sẵn sàng đưa chúng tôi đi thăm thú vùng sinh thái đất ngập nước vốn được mệnh danh là “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” này.
Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có phần lớn diện tích thuộc hai xã Vĩnh Lợi và Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
14 thg 9, 2017
Bún quậy Phú Quốc
Nếu Hà Nội có "bún chửi" thì Phú Quốc có "bún quậy". Nghe cứ như là đối với nhau chan chát, chủ mà chửi khách thì khách quậy chủ. Ý, nhưng mà hổng phải vậy đâu nghen. Miền Nam hiền queo à, quậy đây không phải là quậy phá đâu! Vậy chớ là cái gì?
Ờ, giống như người ta nói: Uống rượu hổng có quậy, uống cà phê mới quậy! Quậy là khuấy, là trộn đều, giống như uống cà phê thì quậy cho tan đường thôi mà!
Phú Quốc có quán bún nổi tiếng là Bún quậy Kiến Xây. Quán này luôn đông khách. Ngon là một lẽ (lẽ này cũng chưa chắc lắm, vì ngon hay không là tùy khẩu vị của khách), nhưng lý do quan trọng là cái tên quậy của nó và cung cách phục vụ lạ gây tò mò. Tui cũng là một trong những người tò mò nên mò tới ăn thử coi sao.
Ờ, giống như người ta nói: Uống rượu hổng có quậy, uống cà phê mới quậy! Quậy là khuấy, là trộn đều, giống như uống cà phê thì quậy cho tan đường thôi mà!
Phú Quốc có quán bún nổi tiếng là Bún quậy Kiến Xây. Quán này luôn đông khách. Ngon là một lẽ (lẽ này cũng chưa chắc lắm, vì ngon hay không là tùy khẩu vị của khách), nhưng lý do quan trọng là cái tên quậy của nó và cung cách phục vụ lạ gây tò mò. Tui cũng là một trong những người tò mò nên mò tới ăn thử coi sao.
Ba món làm nên danh tiếng ẩm thực Đà Lạt
Thực khách không nên bỏ qua miếng xíu mại có vị béo ngậy, chiếc bánh căn thơm nức hay vị khác lạ của biến tấu bánh ướt lòng gà.
Một trong những niềm vui của du khách khi đến Đà Lạt là được thưởng thức nhiều món ngon trong tiết trời mát mẻ. Từ nhà hàng đến quán xá bình dân đều tấp nập thực khách. Dưới đây là 3 món ăn bạn không thể bỏ qua khi dừng chân tại đây.
Bánh mì xíu mại
Món ăn đơn giản gồm một chén nước dùng trong veo với vài viên xíu mại bên trong, kèm theo chút hành lá. Chậm rãi đưa miếng bánh mì đã chấm nước xíu mại vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị nhẹ nhàng, béo thơm của thịt được ướp kỹ.
Bánh mì xíu mại
Món ăn đơn giản gồm một chén nước dùng trong veo với vài viên xíu mại bên trong, kèm theo chút hành lá. Chậm rãi đưa miếng bánh mì đã chấm nước xíu mại vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị nhẹ nhàng, béo thơm của thịt được ướp kỹ.
Chén xíu mại ăn ngon hơn giữa không khí se lạnh của tiết trời Đà Lạt. Ảnh: Phong Vinh.
Cánh đồng nuôi ngao trên bãi biển Đồng Châu - Thái Bình
Biển Đồng Châu với bãi nuôi ngao thu hút các tay săn ảnh cả khi thuỷ triều lên hay nước cạn.
Bãi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài. Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn tạo nên khung cảnh hoang sơ và bình dị.
Cơm ghẹ đảo Ngọc
Khi đi du lịch đảo Ngọc (Phú Quốc) bạn đừng quên món cơm ghẹ, đây là một món ăn no bên cạnh những món ăn chơi ở đảo.
Nét tinh túy của vùng biển
Cơm ghẹ là một món ăn dân dã tại đảo Ngọc, mang đậm hương vị đặc trưng của biển cả khiến du khách không thể bỏ qua món ăn này khi đến đây. Cơm ghẹ có thể được gọi là món cơm trộn “thập cẩm” giống như món cơm chiên hải sản hay cơm hến.
Nét tinh túy của vùng biển
Cơm ghẹ là một món ăn dân dã tại đảo Ngọc, mang đậm hương vị đặc trưng của biển cả khiến du khách không thể bỏ qua món ăn này khi đến đây. Cơm ghẹ có thể được gọi là món cơm trộn “thập cẩm” giống như món cơm chiên hải sản hay cơm hến.
Mộc Châu - Vương quốc cây trái của Tây Bắc
Sau mùa hoa ban, hoa đào nở tràn khắp cao nguyên Mộc Châu, báo hiệu một năm mới bội thu. Những quả đồi bát úp xanh bạt ngàn cây lá giờ đã chấm thêm sắc đỏ, tím của quả chín. Bốn mùa ở thảo nguyên xanh đều có hoa thơm, trái ngọt cho bạn thưởng thức.
Lên cao nguyên hái trái
Mùa hè ở Mộc Châu được báo bằng những tiếng chim ríu rít gọi nhau về vườn ăn quả. Từ cuối tháng 4, Mộc Châu bắt đầu vào mùa thu hoạch đào, mận, mơ. Từ trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ vào Tân Lập khoảng 20 km là tới “cung đường hoa trái”. Chạy xe thêm chút nữa qua những khúc đèo quanh co đến thung lũng Nà Ka là bạn có thể lạc giữa “vương quốc hoa trái” của cao nguyên trù phú này.
Lên cao nguyên hái trái
Mùa hè ở Mộc Châu được báo bằng những tiếng chim ríu rít gọi nhau về vườn ăn quả. Từ cuối tháng 4, Mộc Châu bắt đầu vào mùa thu hoạch đào, mận, mơ. Từ trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ vào Tân Lập khoảng 20 km là tới “cung đường hoa trái”. Chạy xe thêm chút nữa qua những khúc đèo quanh co đến thung lũng Nà Ka là bạn có thể lạc giữa “vương quốc hoa trái” của cao nguyên trù phú này.
Cô gái Mông thu hoạch những quả mận chín đỏ.
Món quà quý của người An Giang
Được người Khmer ở An Giang xem là món quà quý, đường thốt nốt từ xưa đã nổi tiếng khắp miền Tây Nam bộ. Ngày nay, những gia đình ở An Giang theo nghề nấu đường thốt nốt bằng phương pháp thủ công truyền thống mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn đường mang tính túy của đất trời miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc.
Có một sự tích về đường thốt nốt mà người vùng An Giang vẫn kể đến bây giờ rằng, một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa dưới cây thốt nốt bỗng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông tò mò trèo lên cây xem thử thì thấy những giọt nước này chảy ra từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước đem về nhà khoe với vợ con. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer ở An Giang mới nghĩ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường thốt nốt như hiện nay.
Có lẽ vì thế, ngày nay đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút ngả bóng xuống cánh đồng lúa vàng rực như báo hiệu một vùng biên viễn no ấm, trù phú.
Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus Flabellifer, inh trưởng rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea.... |
Có lẽ vì thế, ngày nay đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút ngả bóng xuống cánh đồng lúa vàng rực như báo hiệu một vùng biên viễn no ấm, trù phú.
12 thg 9, 2017
Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn
Nằm sâu trong con đường Nguyễn Duy Cung (P.12, Q.Gò Vấp), không ồn ào, không náo nhiệt, ít ai biết còn tồn tại một “làng nghề” truyền thống đúc lư đồng hơn nửa thế kỷ mang tên An Hội.
Chợ nổi miền Tây đang 'sống mòn'
Sửa chữa cân từng là một nghề khá tốt tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ, Việt Nam). Nhưng với người thợ sửa cân cuối cùng của khu chợ nổi tiếng này, một tháng ông chỉ kiếm được vài đôla khi nhiều thương nhân đã rời bỏ sông nước.
Ngồi trong chiếc thuyền phủ mấy tấm bạt cũ kỹ bám bụi, ông Nguyen Van Ut cho biết nhiều nhà buôn đã rời bỏ con thuyền của mình để có cuộc sống tốt hơn trên đất liền, nơi những siêu thị hiện đại thu hút họ.
“Tôi hiện không còn bao nhiêu khách hàng. Lúc trước thì ổn nhưng bây giờ nhiều thuyền đã rời chợ nổi. Những người từng sống trên tàu đã chuyển sang dùng xe cộ”, người đàn ông 71 tuổi nói với phóng viên AFP.
Ông Ut làm nghề sửa cân đã 30 năm. Công việc này giúp ông nuôi các người con còn lại sau khi vợ và hai con trai chết đuối trong một vụ tai nạn. Hồi trước, cuộc sống khá tốt. Nhưng bây giờ, ông phải sống dựa vào chu cấp của mấy đứa con. Ba trong số họ đang đi làm ở gần thành phố Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng ngày nay chỉ còn khoảng 300 chiếc thuyền. Ảnh: AFP
11 thg 9, 2017
Làng nghề “mặn mòi” vị biển ở Sông Đốc
Làng nghề chế biến khô cá, mực ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã hình thành từ rất lâu đời. Tới nay, làng nghề hoạt động ngày càng nhộn nhịp do nhu cầu tăng cao, mang lại thu nhập ổn định cho bà con và cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các lao động ở tứ xứ tới đây.
Nghề thu nhập ổn định
Cửa biển Sông Đốc là cửa biển lớn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có đoàn tàu khai thác thủy sản đông nhất ở khu vực này. Từ lợi thế đó, thị trấn Sông Đốc có nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành nghề chế biến thủy hải sản. Và nghề làm khô cá, mực tại đây cũng rất phát triển, có gần 40 cơ sở chế biến cá khô biển, chủ yếu là khô mực và được hình thành từ rất lâu đời. Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm khô đưa đi tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Nghề thu nhập ổn định
Cửa biển Sông Đốc là cửa biển lớn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có đoàn tàu khai thác thủy sản đông nhất ở khu vực này. Từ lợi thế đó, thị trấn Sông Đốc có nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành nghề chế biến thủy hải sản. Và nghề làm khô cá, mực tại đây cũng rất phát triển, có gần 40 cơ sở chế biến cá khô biển, chủ yếu là khô mực và được hình thành từ rất lâu đời. Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm khô đưa đi tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Làng nghề khô cá mực tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương . Ảnh: Nguyễn Lê
Vẻ đẹp đảo Long Châu giữa biển khơi
Đảo Long Châu như một bức tranh thiên nhiên hùng vỹ với những ngọn núi cao sừng sững và ngọn hải đăng cao vút, xa xa là vùng biển rộng mênh mông sóng vỗ.
Quần đảo Long Châu là một quần đảo cấu tạo từ đá vôi gồm khoảng trên 30 đảo, đá, bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu với diện tích khoảng 1 km².
Quần đảo Long Châu là một quần đảo cấu tạo từ đá vôi gồm khoảng trên 30 đảo, đá, bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu với diện tích khoảng 1 km².
Vẻ đẹp tựa thiên đường giữa trần thế của đảo Long Châu . Ảnh: Minh Đức
Hạt é bé mà lợi hại
Nghe đến hạt é, có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng khá gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống và đặc biệt những tác dụng của hạt é khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Hạt é hay gọi là hột é là hạt của cây húng quế, có tên khoa học là Ocimum basilicum. Hạt é có hình dạng giống hạt vừng, màu đen, thô. Hạt é có thành phần chất nhầy cao, có khả năng trương nở lớn khi ngâm nước.
Hạt é hay gọi là hột é là hạt của cây húng quế, có tên khoa học là Ocimum basilicum. Hạt é có hình dạng giống hạt vừng, màu đen, thô. Hạt é có thành phần chất nhầy cao, có khả năng trương nở lớn khi ngâm nước.
Nhãn tím 'độc nhất vô nhị' miền Tây: Nhìn là mê, sờ là thích
Loại nhãn tím độc nhất ở Sóc Trăng khiến ai nhìn thấy một lần cũng “mê” và phải sờ vào cho bằng được coi nhãn giả hay thật và khi đã thấy là thật thì thích luôn không thể rời
Loại nhãn độc nhất vô nhị này xuất hiện trong vườn nhà ông Trần Văn Huy (ngụ ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).
10 thg 9, 2017
Thương lắm cà na
Hồi tôi còn nhỏ, nội tôi nói: Xã Long Thắng, H.Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là nguồn gốc của trái cà na. Bởi thế mới có câu ca dao: “Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho “vùa” cà na”.
Cà na dầm muối ớt Ảnh: Tô Phục Hưng
Mỗi lần về thăm quê bên Đồng Tháp, nội thường mua cà na ngâm nước muối đường về làm quà cho con cháu.
Ngày mưa Sài Gòn nhớ bánh xèo Phan Rang
Mỗi khi trời Sài Gòn mưa dầm dề là nỗi nhớ bánh xèo quê trong tôi được kích hoạt không thể kiểm soát...
Bánh xèo là một trong những đặc sản khó bỏ qua khi du khách đến thăm Phan Rang (Ninh Thuận) Ảnh: Trần Ka
Chạy ù ra mấy quán đặc sản Phan Rang ở quận 3 hay quận 10 ăn cũng được, nhưng chẳng đã thèm. Phải ngồi ngay những quán bánh xèo vỉa hè sát biển quê, nghe gió lạnh thổi vù vù và đợi từng chiếc bánh bốc khói thì mới thỏa được cơn ghiền. Ngồi tận hưởng vị biển trong gió lạnh, nghe hương xèo “đập cánh” giữa không trung, chao ôi là sướng! Có cảm giác như mùi hương ấy có thể chạy thẳng từ mũi đến tận mắt cá chân rồi nằm lì ở đó, trời nắng ráo thì ẩn thân, nhưng hễ mưa xuống là tự động kích hoạt, “hành” kẻ xa quê nhớ nhà dữ lắm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)