30 thg 4, 2015

Quy Hòa - thung lũng bình yên

Du khách khi đến Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định) thường ghé thăm làng phong Quy Hòa, nơi được gọi là thung lũng bình yên bao bọc giữa ba bề núi và hướng ra biển.

Về Cần Giờ ăn hải sản ngon, rẻ

Cách TP.HCM khoảng 50km, Cần Giờ là điểm trốn nắng tuyệt vời cho những ngày đầu hè tháng 4. Không chỉ đổi gió, về Cần Giờ bạn còn có thể thưởng thức được hải sản tươi ngon với giá rất rẻ.

Giữa tiết trời tháng 4 nắng gắt, chúng tôi đã có một ngày đổi gió thú vị bằng chuyến phượt về Cần Giờ (TP.HCM) trốn nắng Sài Gòn. Đoàn chúng tôi gồm 17 người, quen nhau trên facebook bởi có chung niềm đam mê phượt. 

Cần Giờ là điểm trốn nắng tuyệt vời ở TP.HCM 

Ngắm kiến trúc Sài Gòn xưa qua Bảo tàng Mỹ thuật

Bảo tàng mỹ thuật TP.HCM chưa phải là bảo tàng lâu đời nhất nhưng lại rất nổi tiếng ở TP.HCM bởi đây từng là tòa nhà của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn xưa - ông Hứa Bổn Hỏa.


Tọa lạc ở vị trí trung tâm (97 Phó Đức Chính, Q.1), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM là một trong những trung tâm mỹ thuật lớn của Việt Nam. Đây là nơi thường diễn ra các hoạt động triển lãm mỹ thuật và trưng bày các tác phẩm hội họa, điêu khắc qua các thời kỳ Việt Nam, nơi lưu giữ các hiện vật có giá trị mỹ thuật cao. 

29 thg 4, 2015

Sài Gòn mùa trái dầu bay

Với người sống ở Sài Gòn nhiều năm, không cây nào nhắc nhớ bằng cây dầu. Những trái dầu ửng đỏ, với hai cánh lá như bông vụ xoay tròn khi rời cành là một phần của đường phố Sài Gòn, lưu lại trong ký ức nhiều người.


Tháng 4 có lẽ còn hơi sớm cho mùa trái dầu bay. Mùa này những bông hoa đã rụng hết (hoa hình ngôi sao, trắng phớt hồng, thường ít thấy do nằm tít trên cành cao) để lại những trái dầu non lẫn trong cành lá. Rồi những trái non màu xanh có khía lục lăng ấy, với hai lá như hai cái cánh từ xanh nhạt sang đỏ hồng, rồi đỏ ửng, đung đưa trên những vòm cao như những đốm lửa trong nắng. 

Làng dệt Bảy Hiền

Nghề dệt ở Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) vốn có lịch sử hình thành, phát triển gần 4 thế kỷ và các sản phẩm “tơ vàng Duy Xuyên” giao dịch qua thương cảng Hội An đã nổi tiếng với bạn bè quốc tế về sự tinh xảo và mềm mại. Nghề dệt Duy Xuyên còn theo chân những người dân vào lập nghiệp trên vùng đất Sài thành để từ đó hình thành làng dệt Bảy Hiền ngày nay.

Nhà văn Nguyên Ngọc từng viết: “Làng dệt Bảy Hiền ở Tp. Hồ Chí Minh hoàn toàn do người Quảng Nam, trong những điều kiện lịch sử nào đó đã phải chạy vào tìm đất làm ăn ở phương Nam, tự kết hợp lại với nhau, tạo thành cả một khu công nghiệp dệt, cạnh tranh hiệu quả với cả một thế lực kinh tế dệt rất mạnh ở Sài Gòn là lực lượng người Hoa Chợ Lớn...”.

Ngã tư Bảy Hiền nằm trên địa bàn Phường 11, Quận Tân Bình hàng chục năm qua và được mệnh danh là “quê hương nghề dệt của Tp. Hồ Chí Minh”. Nghề dệt ăn nên làm ra đã kéo theo một lực lượng đông đảo những người bán tơ sợi và may gia công cũng từ đất Quảng vào khiến khu vực Bảy Hiền dần trở thành một “xứ Quảng thu nhỏ”.

Làng dệt Bảy Hiền, nơi hàng chục năm qua được mệnh danh là “Quê hương dệt của Tp. Hồ Chí Minh”.

Tượng gỗ làng Vũ Lăng

Tượng gỗ làng Vũ Lăng (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng khắp miền Bắc bởi sự khéo léo, tài hoa của những người thợ. Đến nay, nghề tạc tượng gỗ truyền thống ở Vũ Lăng trở thành thế mạnh trong việc phát triển kinh tế của địa phương. 

Chúng tôi đến thăm nhà anh Nguyễn Văn Chính, một gia đình có truyền thống làm nghề tạc tượng gỗ hơn 20 năm ở làng Vũ Lăng. Tại xưởng gia đình anh Chính, công nhân đang khẩn trương hoàn thành 10 pho tượng để trả hàng cho khách đúng hạn.

Anh Chính cho biết, làng Vũ Lăng đã có truyền thống làm tượng gỗ từ lâu đời, có thời gian đã tưởng chừng bị mai một nhưng khoảng từ năm 1985-1987, nghề tạc tượng mới được khôi phục nhờ những nghệ nhân già có tay nghề cao truyền nghề lại cho con cháu và sản phẩm có thị trường tiêu thụ. Đến nay, những sản phẩm được người dân Vũ Lăng làm đa dạng hơn về mẫu mã và chất lượng nên đã được khách thập phương tìm đến đặt mua. Thời điểm đông khách nhất là vào dịp gần Tết, những lúc đó xưởng nhà anh Chính lúc nào cũng phải có từ 15-20 thợ làm mới có thể kịp trả hàng đúng hẹn cho khách. Mỗi năm xưởng của anh sản xuất khoảng 2.000 tượng Phật lớn nhỏ.

Cơ sở sản xuất tượng gỗ của gia đình anh Nguyễn Văn Chính ở làng Vũ lăng.

Vang danh trống Bình An

Trống Bình An (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) nổi tiếng khắp miền Nam, miền Trung bởi sự uy tín và chất lượng của sản phẩm. Không dừng lại ở việc phục vụ thị trường trong nước, trống Bình An còn xuất khẩu đến các nước như Úc, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh, Campuchia, Hàn Quốc...

Người khai sinh ra làng trống Bình An là ông Nguyễn Văn Ty. Thời đó, ông Ty làm nghề buôn bán trên sông từ Long An sang các tỉnh miền Tây. Một lần, khi xuôi ghe trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút, ông thấy trên bờ có một nông dân đang bịt trống. Thấy lạ, ông ghé vào xem. Không ngờ nghề bịt trống lại khiến ông say mê và quyết chí theo học. Sau hơn một năm, ông đã nắm bắt toàn bộ bí quyết nghề làm trống rồi truyền dạy lại cho dân làng Bình An. Đến nay, làng trống Bình An đã 170 năm hình thành và phát triển.

27 thg 4, 2015

Bún sứa Nha Trang - món quà từ biển cả

Khi thưởng thức lần đầu, tôi không nghĩ rằng món bún sứa sẽ trở thành món ăn đầu tiên tôi nhớ đến mỗi lần tôi nghĩ về Nha Trang. Nhưng sự thực là như vậy. 

Thanh mát, đậm đà bún sứa Nha Trang - Ảnh: Iris Trương 

Cái nắng đầu mùa oi nồng những ngày này làm tôi nhớ đến những ngày nắng cháy, nhớ đến cái gió mặn mòi vị biển ở Nha Trang. Và nhớ đến cái nắng, cái gió ấy, bao giờ tôi cũng nhớ ngay đến món bún sứa - một món đặc sản của phố biển nổi tiếng này.

Trong rất nhiều đặc sản của phố biển Nha Trang, tại sao không nhớ gì khác mà lại nhớ bún sứa? Đơn giản vì trong những đặc sản tôi đã từng thưởng thức, tuy mỗi món mang một hương vị riêng, một vẻ đẹp riêng, nhưng bún sứa là món ăn mang đậm cái hồn của biển nhất.

Lạc giữa thung lũng hoa tam giác mạch trắng xứ Lạng

Mùa này đường lên xứ Lạng (Lạng Sơn) tươi đẹp và thanh bình như một bức tranh thủy mặc. Càng ấn tượng hơn khi bất ngờ lạc vào thung lũng hoa tam giác mạch trắng tinh đang bung nở. 

Căn lều tranh của hộ dân bên nương hoa 

Ngật ngưỡng giữa chợ vùng cao

Trên vùng cao phía Bắc, đến đâu cũng gặp “đặc sản rượu” chưng cất từ gạo, ngô, sắn, thóc... với các “thương hiệu” gắn liền với vùng đất như: Rượu ngô Thanh Vân (Hà Giang), rượu ngô Mường Khương (Lào Cai), rượu ngô Na Hang (Tuyên Quang), rượu ngô Bắc Hà (Lào Cai), rượu San Lùng Bát Xát (Lào Cai), rượu táo mèo... Và dĩ nhiên, còn có vô khối thứ rượu khác được ngâm với lá, củ, quả rừng.

Một gia đình chuyên cung cấp rượu ngô ở xã Tùng Vài (Quản Bạ, Hà Giang). Do phải liên tục cung cấp cho thị trường nên dụng cụ nấu rượu không còn truyền thống như trước mà được “hiện đại hóa” bằng nồi nhôm, bếp than và men nấu, được mua đại trà ngoài chợ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Mỗi lít "rượu ngô đặc sản Hà Giang” này, được bán với giá chỉ 20 nghìn đồng 

26 thg 4, 2015

Dừng chân ghé thăm đền Thánh Đuổm

Không phải là điểm đến trong tour du lịch tới vùng Đông Bắc nhưng đền Đuổm (xã Động Đạt, Phú Lương, Thái Nguyên) bấy lâu nay được mặc định như chỗ dừng chân giữa đường lý tưởng cho du khách.

Chiếc cổng chính của đền đã ngả màu thời gian - Ảnh: Hải Dương 

Trên hành trình hơn 100km ngồi xe máy, ôtô từ Hà Nội, cảm giác mệt mỏi bắt đầu xuất hiện nên tìm một điểm dừng chân nghỉ ngơi, dạo bộ là điều bất cứ du khách nào cũng muốn. Đền Đuổm lại có một vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm sát quốc lộ 3 mà các tour đi Ba Bể, Bản Giốc… đều phải qua.

Về Trà Vinh ăn Tết Chol Chnam Thmay

Tết Chol Chnam Thmay là Tết cổ truyền của đồng bào Khmer ở Nam bộ, diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch hằng năm (vào năm nhuận sẽ có thêm ngày 13/4). Từ bao năm qua, các hoạt động trong những ngày Tết được người Khmer ở Trà Vinh tổ chức tại các chùa luôn là sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm.

Chiều ngày 13 tháng 4, chúng tôi đến thăm gia đình ông Thạch Ri (ấp Lưu Cự 2, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay và được mời ở lại ăn Tết cùng gia đình. Đồng bào Khmer với tín ngưỡng Phật giáo Nam Tông nên phần lớn Tết cổ truyền của họ gắn liền với nhiều hoạt động thờ cúng tâm linh và hầu hết diễn ra trong các ngôi chùa Khmer gần nơi họ sinh sống.

Vào dịp Tết Chol Chnam Thmay, đồng bào Khmer thường đi chùa lễ Phật.

Chứng tích lịch sử của Biệt động Sài Gòn

40 năm đã đi qua, hầm bí mật chứa gần 3 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong căn nhà số 287/70 (đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) từng phục vụ mục đích tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân năm 1968 đã trở thành một chứng tích lịch sử. Căn hầm này là một trong những minh chứng hiển hách của quân và dân ta để làm nên ngày toàn thắng 30/4/1975 - Thống nhất đất nước.

Căn nhà số 287/70 nằm giữa 2 mặt tiền trên 2 con hẻm thông qua 2 đường Nguyễn Đình Chiểu và Võ Văn Tần có diện tích khoảng 37m
2 (dài 14,9m, rộng 2,5m). Chủ nhà là ông Trần Văn Lai (Năm Lai), biệt danh là Mai Hồng Quế đã có 3 năm từ 1966 – 1968 để mua nhà và đào hầm bí mật. Trong thời gian này, ông vừa làm việc cho Dinh Độc Lập với danh nghĩa thầu khoán Năm U-SOM (do ông thường vào cơ quan U-SOM của Mỹ đấu thầu), vừa hoạt động bí mật trong đơn vị Bảo đảm của Biệt động Sài Gòn.

Huê Nghiêm Cổ Tự

Huê Nghiêm cổ tự tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi (Quận Thủ Đức) là ngôi chùa cổ xưa nhất ở Tp. Hồ Chí Minh. Chùa là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ cách đây gần 400 năm.

Huê Nghiêm cổ tự được thành lập từ năm 1721 do Tổ Thiệt Thuỵ - Tánh Tường (1681-1757) xây dựng. Tên gọi chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Huê Nghiêm Cổ Tự ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên - pháp danh Liễu Đạo đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang ở vị trí như hiện nay.

Trải qua gần 400 năm lịch sử, Huê Nghiêm cổ tự là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh như: Thiền sư Tế Giác - Quảng Châu tức Tiên Giác - Hải Tịnh, Thiền sư Đạt Lý - Huệ Lưu, Hòa thượng Thích Từ Văn, Hòa thượng Thích Trí Đức, Hòa thượng Thích Trí Quảng…

24 thg 4, 2015

Nhà chị Dậu giữa không gian làng cổ Ninh Bình

Ngôi nhà ở Cố Viên Lầu được phục chế nguyên bản từ ý tưởng nhà chị Dậu với mái tranh, vách đất, đụn rơm, chum nước, cây chuối và hàng rao tre bao quanh. 

Làng Việt cổ - Cố Viên Lầu là hình ảnh thu nhỏ của làng quê Bắc Bộ, nằm bên cạnh bến thuyền Tam Cốc, Ninh Bình có diện tích hơn 20.000 m2

Đà Lạt rực rỡ với mai anh đào và phượng tím

Hoa phượng tím, hoa ban trắng và mai anh đào đỏ khiến Đà Lạt thêm quyến rũ bởi vẻ đẹp đa dạng và nên thơ.

Ở trên cao nguyên, với rừng thông bạt ngàn và rất nhiều hồ nước, Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ, khác hẳn sự ngột ngạt, đông đúc của những đô thị lớn. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm một ngày với 4 mùa. Sáng sớm là thời tiết mùa xuân, buổi trưa là hạ, chiều là mùa thu và đêm là mùa đông. 

23 thg 4, 2015

Hang động mới trên cao nguyên đá Đồng Văn

Hang động này vừa được công bố phát hiện trong lòng cao nguyên địa chất toàn cầu Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hà Giang mới phát hiện một hang động tuyệt đẹp. Tuy nhiên, tỉnh quyết định đóng cửa động vì tự nhận chưa đủ khả năng để khai thác - Ảnh: Việt Dũng 

Hang nằm trong lòng một quả núi lớn ở thôn Lùng Khúy, xã Quản Bạ (huyện Quản Bạ, Hà Giang) nên được đặt tên là hang Lùng Khúy.

21 thg 4, 2015

Xẻo Quít

Xẻo Quít

Xẻo Quýt thuộc địa phận xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách TPHCM khoảng 135 km. Đến Xẻo Quýt khá dễ dàng: đi quốc lộ 1 về hướng cầu Mỹ Thuận, khi còn cách cầu khoảng 6 - 7 km thì có ngã ba bên tay phải đi quốc lộ 30 (đường đi Cao Lãnh), rẽ phải theo đường này đi khoảng 11 km thì nhìn bên phải thấy bảng chỉ đường vô Khu Di tích Xẻo Quít, đường không tên nhưng khá rộng rãi, đi độ 4 km là tới Xẻo Quít. (Tại chỗ rẽ vô đường không tên này còn cách thành phố Cao Lãnh khoảng 30 km).


Cổng vào Khu Di tích Xẻo Quít

Thư giãn ở vườn chim Thung Nham

Vườn chim Thung Nham trải rộng trên diện tích hơn 300ha, nằm trên địa bàn xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư, Ninh Bình), cách TP. Ninh Bình khoảng 11km, và khu du lịch Tam Cốc - Bích Động chừng 4km.

Con đường bê tông vào Thung Nham uốn mình giữa sông nước mênh mông, núi non trước mặt, hai hàng si cắt tỉa, hoa cỏ rực rỡ hai bên đường khiến du khách thích thú - Ảnh: Hương TL 

Để tới được Thung Nham bạn chạy xe theo quốc lộ 1A rồi nhằm hướng Tam Cốc - Bích Động thẳng tiến. Qua bến đò Tam Cốc chừng 3km là tới bến đò hang Chùa. Từ đây, nếu thích thong dong sông nước thì bạn hãy mua vé đi đò vào Thung Nham để được thư thả ngắm nhìn những khe núi, hang động ngoạn mục trên đường đi. Còn không thì bạn có thể đi ô tô, xe máy vào thẳng Thung Nham bằng đường bộ. 

Về nơi cả làng làm nghề “cầu nối tâm linh”

Nếu có dịp đi qua tỉnh Hưng Yên, bạn hãy ghé thăm làng nghề làm hương hơn 200 năm tuổi, để hiểu hơn về loại sản phẩm mang đậm nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng hương Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề làm hương lớn nhất cả nước. 

20 thg 4, 2015

Dinh Cô Long Hải

Ở ven biển phương Nam có 2 địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng cách nhau không đầy 100 km, có những điểm giống nhau:
  • Không gọi là đền thờ hay miếu, mà gọi là Dinh.
  • Không gọi người được thờ là Ông, Bà hay Ngài... mà gọi bằng danh xưng rất gần gũi, thân thiết: Cô, Thầy Thím.
Đó là Dinh Cô ở Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Dinh Thầy Thím ở La Gi (Bình Thuận).

Dinh Cô

Đến thăm làng tranh dừa Cẩm Thanh

Nằm cách khu phố cổ Hội An chừng 5km về phía Đông, làng nghề tranh dừa ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam). 

Vào làng, du khách thích thú với những tàu dừa phơi dọc hai bên đường như những tấm thảm trong ráng chiều - Ảnh: T.Ly 

Từng một thời che chở hàng ngàn chiến sĩ cách mạng, ngày nay chính rừng dừa ấy lại góp phần tạo nên làng nghề nổi tiếng, một điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Về Hậu Giang dạo chợ đêm bên kênh xáng Xà No

Khách thập phương khi đến trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang, một lần dạo chợ đêm nằm cạnh bên dòng kênh xáng Xà No cũng là một điều thú vị.

Chợ đêm Vị Thanh (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nằm trọn trên tuyến đường 1 tháng 5, cạnh bờ kênh xáng Xà No chảy qua trung tâm TP. Chợ đêm kéo dài 300 - 400m, bày bán đủ thứ hàng hóa để khách lựa chọn. 

Chợ đêm Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, hàng chục gian hàng được bố trí ở 2 bên tuyến đường, còn lại trục giữa tạo thuận lợi để khách có thể đi lại bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ để xem kẻ bán, người mua trong không khí nhộn nhịp về đêm.

19 thg 4, 2015

Những hàng me Sài Gòn

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nghĩ đến cây hoa sữa, cây cơm nguội vàng... Còn nhắc đến Sài Gòn thì là cây gì nhỉ?

Tôi chắc là cây me. Đây là loài cây đã đi vào thơ, vào nhạc của rất nhiều văn nghệ sĩ Sài Gòn

Có từ bao giờ hàng me xanh ngát
Mà nay đứng đó cho em làm thơ

*

Chia tay trong đêm mùa hè
Gió nói gì với hàng me?

*

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về...


Hàng me đường Nguyễn Du hiện nay. Ảnh: Tường Vi (ntuongvi.wordpress.com)

Tôi không phải dân Sài Gòn, cũng không phải văn nghệ sĩ nên không dám khẳng định. Chỉ xin mượn một bài viết của nhà văn Bình Nguyên Lộc viết cách đây hơn 60 năm (1952) ca ngợi những hàng me Sài Gòn. Mọi người góp ý thêm xem bây giờ hàng me Sài Gòn có còn như Bình Nguyên Lộc tả ngày xưa không, và cây me có xứng làm cây tiêu biểu của Sài Gòn không nhé!

Đến đèo Le ăn gà tre

Một lần về vùng Tây Quế Sơn, được tận mắt xem chế biến và thưởng thức các món gà đèo Le chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với đặc sản được xếp loại hàng đầu xứ Quảng này. 

Gà được để nguyên con, bên dưới là rau răm, lá chanh xắt nhỏ để trộn với thịt 

Từ quốc lộ 1A, dọc theo ngã ba Hương An hơn 30km về phía Tây, thắng cảnh suối nước Mát - đèo Le thuộc địa phận xã Quế Long, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) là nơi có phong cảnh thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ, thơ mộng nên từ lâu đã thu hút nhiều khách tham quan, khám phá. 

Bạc Liêu: Du lịch về “địa chỉ đỏ”

Bạc Liêu có khá nhiều khu di tích lịch sử cách mạng, những “địa chỉ đỏ” này cũng là các điểm du lịch tiêu biểu "hút" khách đến tìm hiểu, tham quan.

Trước tiên là Bia tưởng niệm nơi cắm lá cờ Đảng đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu. Lịch sử ghi lại cho biết, trước việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 2/1930) và có chủ trương đánh Tây, một số thanh niên ở Bạc Liêu đã bí mật làm 2 lá cờ đỏ hình búa liềm có dòng chữ “Cộng sản đánh Tây”. Sáng sớm ngày 1/5/1930, các thanh niên này đã treo một lá cờ Đảng ngay trước thành lính trong nội ô thành phố. 

Bia tưởng niệm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại Bạc Liêu (phường 3, TP Bạc Liêu). 

Về xứ Đoài thương nhớ đá ong

Trên tấm bản đồ địa giới hành chính, cái tên Hà Tây đã biến mất 7 năm nay, nhưng xứ Đoài với những nét văn hóa truyền thống sẽ còn mãi với thời gian.

Phần nền móng chùa Tây Phương được xây bằng đá ong - Ảnh: V.N.A. 

Đã bao lần lang thang về mảnh đất cửa ngõ thủ đô và lần nào tôi cũng bị hút hồn bởi những nét đẹp đơn sơ, mộc mạc của đất, của người nơi ấy. Để rồi lúc rời xa lòng mình lại thấy nhớ, thấy thương và chỉ muốn quay lại ngay khi có thể.

Ngã ba Đông Dương - Điểm đến hấp dẫn nhất phía bắc Tây Nguyên

Vùng đất ngã ba Đông Dương là vùng đất không thể quên với bao kỷ niệm một thời máu lửa của các cựu chiến binh năm xưa và nay đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất phía bắc Tây Nguyên của giới trẻ.

Điểm nhấn của vùng đất du lịch này là cột mốc chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng phối hợp làm bằng đá hoa cương tuyệt đẹp hình tam giác khắc quốc kỳ, quốc giới của từng nước quay về địa phận của nước mình được xây dựng trên độ cao 1.068 mét so với mặt nước biển ở đúng khu vực ngã ba Đông Dương. 

Địa danh này cũng là nơi duy nhất ở vùng biên giới Tây Nguyên và cả tuyến biên giới phía tây nam đất nước người dân được nghe tiếng gà của cả ba nước cùng lúc khi bình minh lên. 

Tới thăm cột mốc ngã ba Đông Dương ta càng thêm yêu tổ quốc Việt Nam giàu đẹp và hiểu thêm nghĩa tình anh em sâu nặng Việt Nam - Lào - Campuchia được xây đắp bằng sương máu bao thế hệ cách mạng. 

Những ngôi đền nổi tiếng trên thượng nguồn sông Hồng



Cùng với Đền Hùng linh thiêng nhất đất nước hàng năm thu hút hàng triệu lượt người Việt hành hương về giỗ Tổ, đôi bờ sông Hồng từ Phú Thọ qua Yên Bái lên biên giới Lào Cai còn có những ngôi đền cũng rất nổi tiếng đang được nhiều người tìm tới bái vọng đầu xuân mới.

Đó là đền Mẫu Âu Cơ (nằm ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), đền Tuần Quán (nằm ở thành phố Yên Bái), đền Đông Cuông ( nằm ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), đền Bảo Hà (nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), đền Đôi Cô Cam Đường, đền Mẫu, đền Thượng, đền Cấm (nằm ở địa bàn thành phố Lào Cai)... 

Các ngôi đền kể trên đều nằm cạnh tuyến đường sắt Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai hoặc cạnh đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, vì thế rất thuận lợi cho du khách đi chơi xuân, viếng đền. 

Năm 2014 lãnh đạo ngành du lịch ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai đã ký hợp tác mở tour du lịch tâm linh phục vụ du khách thăm viếng các ngôi đền nổi tiếng trên thượng nguồn sông Hồng. Đầu xuân Ất Mùi 2015 xin giới thiệu đôi nét về một số những ngôi đền nổi tiếng nằm trong tuyến du lịch tâm linh kể trên . 

18 thg 4, 2015

Ruộng muối trắng xóa bên vịnh Vân Phong

Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 45 km về hướng bắc, Hòn Khói là nơi có ruộng muối lớn nhất miền trung, nơi ra đời những hạt muối trắng mặn mòi.

Đến Hòn Khói, bạn có thể tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của diêm dân từ lúc mặt trời chưa thức giấc. 

Sam biển nướng - đặc sản nổi tiếng Cát Bà

Sam có thể chế biến thành súp, gỏi hoặc xào chua ngọt nhưng món được nhiều thực khách ưa chuộng nhất là món nướng.

Đảo Cát Bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, được thiên nhiên ưu ái ban tặng với nhiều danh lam thắng cảnh cùng nguồn hải sản phong phú. Một trong những sản vật biển được yêu thích ở đây là sam biển. Với nguồn gốc tự nhiên, sam ở Cát Bà luôn được đảm bảo độ tươi và trở thành món ngon không thể bỏ qua khi du lịch đến đây trong những ngày hè sắp tới. 

Sam thường đi theo đôi nên đã tìm thấy là bắt được cả hai con một lúc. Ảnh: skyscrapercity.com 

17 thg 4, 2015

Khám phá bảo tàng Không gian văn hóa Mường

Không khô khan như cái tên “bảo tàng” thường thấy, du khách đến với không gian văn hóa Mường sẽ có dịp được tìm hiểu về văn hóa Mường trong một môi trường thiên nhiên gần gũi và đầy sức sống.

Bảo tàng chào đón du khách - Ảnh: Đức Hùng 

Nằm trong một thung lũng đá vôi nhỏ ở thành phố Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70km, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường mới được thành lập từ năm 2007, rộng khoảng 5ha hiện là một điểm đến cuối tuần khá thú vị.

Món ngon từ cá điêu hồng

Cá là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, đặc biệt là món ăn dân dã của người Nam bộ trong thời khai hoang mở đất, được chế biến rất nhiều món ăn vì cá có quanh năm. Bên cạnh các loài thủy sản nước ngọt khác, con cá điêu hồng đã “lên ngôi” trong những năm gần đây.


Có rất nhiều cách nấu nướng cá điêu hồng, nhưng để thay đổi khẩu vị, các bà các cô ở vùng sông nước Cần Thơ đã chế biến món cá điêu hồng lăn bột chiên mè vừa đẹp mắt vừa lạ miệng, ăn ngon lại không ngán, đồng thời mè còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho bệnh nhân đau dạ dày.

Ghé chợ phiên được khách nước ngoài yêu thích tại Lào Cai

Chợ phiên Cốc Ly là điểm đến mà du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích tại Lào Cai bởi còn giữ được nét hoang sơ của một phiên chợ vùng cao. Chợ họp vào mỗi thứ ba hàng tuần.

Chợ phiên Cốc Ly là điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài 

Nằm ở độ cao gần 300m so với mặt nước biển, chợ phiên Cốc Ly là điểm đến không thể bỏ qua của những ai ưa khám phá và yêu thích thiên nhiên. Chợ cách Lào Cai khoảng 60km, thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc như Mông Hoa , Mông Đỏ, Nùng, Dao Đen…

Một ngày dạo chơi đầm Trà Ổ

Nhắc đến đầm Trà Ổ người ta thường nhớ đến sản vật nổi tiếng của đầm là chình mun. Thế nhưng, đến Trà Ổ vào một ngày nắng đẹp, không thưởng thức đặc sản, chỉ đơn thuần ngắm cảnh đầm, làm một ngư dân gõ mạn thuyền đánh cá cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.

Nằm trong hệ thống các bàu, đầm nổi tiếng ở tỉnh Bình Định, đầm Trà Ổ được thiên nhiên ưu đãi khi được bao quanh bởi núi và làng quê. Không chỉ đẹp bởi cảnh quan, đầm Trà Ổ nức tiếng khi có nhiều loài thủy hải sản như chình mun, tép, tôm đất ngon ngọt làm bún tôm…

Rạng đông, mặt nước trên đầm mờ ảo giữa hơi sương, tôi theo chân những người đánh cá đi thu lưới. Đầm nước mênh mông sóng vỗ, giữa lúc tranh tối, tranh sáng, chưa rõ mặt chỉ nghe tiếng cười nói của những con người. 

Thưởng ngoạn 5 hồ nước trong xanh và thơ mộng ở Đà Lạt

Cao nguyên Đà Lạt không chỉ có những vườn hoa rực rỡ, con dốc uốn lượn quanh co mà còn có những hồ nước trong xanh thơ mộng. Mỗi hồ mang một nét quyến rũ riêng, luôn khiến du khách lưu luyến dù đặt chân đến lần đầu tiên hay đã nhiều lần.

1. Hồ Xuân Hương 


Nằm ngay trung tâm thành phố, vùng hồ hình lưỡi liềm đã trở thành biểu tượng của Đà Lạt. Đến đây, du khách có thể ghé các quán cà phê ven hồ tận hưởng không khí trong lành hay lãng mạn hơn là cùng nhau đạp thuyền thiên nga hoặc xe đạp đôi đi hết vùng hồ. 

16 thg 4, 2015

Lê Hồng Phong - ngôi trường của những trí thức lớn

Trường Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Lê Hồng Phong, tiền thân là trường Petrus Ký, được xây dựng năm 1927, mang lối kiến trúc cổ điển Pháp, là một trong ba ngôi trường THPT lâu đời nhất Tp. Hồ Chí Minh. Rất nhiều nhà giáo, nhà cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng đã từng học tại ngôi trường này như: Trần Văn Ơn, GS Phạm Thiều, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, GS - Viện sĩ - Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, GS - Bác sĩ Trịnh Kim Ảnh, GS - Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, GS - TS Nhạc sĩ Trần Văn Khê, GS - TS Nguyễn Ngọc Trân... 

Vào năm 1927 ở Sài Gòn có 2 trường THPT là Collège Chasseloup-Laubat (năm 1874) và Collège de Jeunes Filles Indigèges (1915). Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên cho ngôi trường thứ 3 của Sài Gòn là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký. Do đó, trường có tên gọi là Petrus Ký, và tên này được sử dụng trong gần 50 năm. Ngày nay, ngôi trường này tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Cừ thuộc quận 5.

5 lý do để bạn khám phá Hòn Sơn

Hòn Sơn - một đảo nhỏ khiêm tốn thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) có những điểm thu hút riêng mà bất cứ du khách nào đã một lần ghé qua đều muốn quay lại. Với tôi, có 5 lý do sau đây để bạn quyết định làm một chuyến khám phá Hòn Sơn.


Bãi biển tuyệt đẹp

Có nhiều bãi biển tuyệt đẹp ở Hòn Sơn như Bãi Giếng, Bãi Đá Chài, Bãi Bắc, Bãi Bộ… Tuy nhiên, Bãi Bàng với hàng dừa cong uốn lượn đầy lãng mạn ven triền cát là đẹp nhất. Ngoài ra, Bãi Đá Chài lại nổi bật bởi những hòn đá lớn chứa trên 100 người trên một mặt phẳng.

Bờ biển Hòn Sơn cong, bãi trải dài, nước trong vắt. Điểm đặc biệt ở đây là thay vì ngồi trên bờ ngắm biển, du khách có thể lội ra xa nhìn vào bờ. Một cảnh tượng hùng vĩ của dãy núi Ma Thiên Lãnh làm choáng ngợp bất cứ góc nhìn nào của du khách.

Ngóng ra trùng khơi

Ngư Lộc (trước đây còn gọi là làng Diêm Phố) là một xã ven biển thuộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá.

Khi thủy triều lên là lúc tàu cá sẽ vào bờ... 

Đến Ngư Lộc vào một ngày gió mùa giữa tháng tư đúng dịp lễ hội cầu ngư nổi tiếng của vùng đất này, sẽ thấy được sự chân chất của người dân, sự vất vả của họ "ngừng chèo là treo niêu". Tôi còn cảm nhận được rằng người dân Ngư Lộc sống không thể thiếu biển. Biển là nguồn sống, là niềm vui cũng như hạnh phúc của họ cho dù nó không ít lần gây tang thương mặn đắng.

Thăm Đại Lộc mùa dứa chín

Men theo Quốc lộ 14B qua huyện Đại Lộc (Quảng Nam) những ngày này, phượt thủ sẽ có dịp chiêm ngưỡng những rẫy dứa chín mọng và thưởng thức lát dứa vàng ươm, ngọt thanh.

Đại Lộc rộn ràng mùa dứa chín 

Có lẽ không nơi nào tại miền Trung, dứa được trồng nhiều trên các triền đồi như ở vùng Đại Lộc. Dứa được trồng khắp các rẫy ven đường, trồng sâu vào những ngọn núi phải mất hàng giờ đi bộ tại các xã như: Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Sơn, Đại Tân, Đại Chánh. Diện tích dứa tại Đại Lộc được thống kê lên đến khoảng 1.500 ha.

15 thg 4, 2015

Vũng Tàu, ngày không vội

Tôi nhiều lần ngần ngại đi du lịch ở Vũng Tàu, chỉ vì hơi ngán đông đúc, xô bồ và nạn 'chặt chém' du khách ở đây. Rồi tôi nghe một cô bạn sống nhiều năm tại thành phố biển này bảo hãy thử đến đây vào ngày thường, sẽ thấy một Vũng Tàu rất bình yên...

Bãi Sau của Vũng Tàu 

Vũng Tàu ngày thường chẳng hề có vẻ gì vội vã và sầm uất của một thành phố du lịch nổi tiếng. Dưới ánh nắng chan hòa, mặt biển lăn tăn gợn sóng. Bãi Sau chỉ có vài du khách lững thững đi dạo. Trước một khách sạn lớn, những chú đạp xích lô dựng xe hờ hững bên lề, rồi ngồi túm tụm dưới bóng cây, rì rầm trò chuyện.

Yên bình bản làng Pù Luông

Những bản làng nằm yên bình trong các thung lũng, bốn bề được bao bọc bởi rừng nguyên sinh xanh thẫm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (nằm giữa hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đang là điểm đến hấp dẫn đối với những du khách ưa khám phá, đặc biệt là những du khách ngoại quốc. 


“Hơn cả sự mong đợi”

Sau hơn một giờ đồng hồ chạy xe máy từ thị trấn Cành Nàng, H.Bá Thước, chúng tôi có mặt tại bản Hiêu (xã Cổ Lũng, H.Bá Thước), vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Trên con đường quanh co men dưới chân dãy Pù Luông, từng tốp khách du lịch người châu Âu đang trở về những căn nhà sàn trong bản sau một ngày đi bộ khám phá núi rừng.

Ra đảo Bé Lý Sơn bắt nhum sọ nấu cháo

Nếu hỏi tôi nhớ gì nhất sau chuyến đi An Bình (đảo Bé Lý Sơn, Quảng Ngãi), tôi sẽ chẳng ngại ngần mà trả lời ngay rằng có hai điều tôi nhớ nhất, đó là biển xanh, cát trắng và món cháo nhum.

Nhum tươi ngon mới bắt ở biển An Bình - Ảnh: Iris Trương 

Nhum (hay còn gọi là nhím biển, cầu gai) phân bố ở nhiều vùng biển nước ta và không phải là món ăn xa lạ, nhưng ra An Bình tự mình bắt nhum rồi nấu cháo để ăn đến no nê thỏa thích, sau khi đã vùng vẫy đến mệt lử trong biển xanh, cát trắng và sự hoang sơ đến ngây dại của nơi này thì không phải ở đâu cũng có thể có được.

Tìm về một triền đê truyền thuyết

Chẳng hẹn mà thành, sáng cuối tuần không để mặt trời nhô cao, chúng tôi cùng nhau lang thang theo câu thơ của cụ Hoàng Cầm năm xưa để tìm về "bên kia sông Đuống". 

Thuyền nhỏ lặng lẽ khua mái chèo dưới dòng sông Đuống - Ảnh: Hải Dương 

“Em ơi!
Buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”...

14 thg 4, 2015

Tìm về tuổi thơ ở làng chuồn chuồn tre

Sở dĩ xóm chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) còn được gọi là làng chuồn chuồn tre Thạch Xá bởi nổi danh với nghề làm món quà lưu niệm này từ hơn 10 năm qua.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá mang chút hồn quê vào phố thị 

Ai đi qua tuổi thơ ở vùng quê hẳn sẽ không quên được những cánh chuồn chuồn chao liệng. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” đã trở thành 'dự báo thời tiết' thân thương của trẻ con sau lũy tre làng.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo

Đến với núi Cấm(*), du khách sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ, tham quan, chiêm bái các danh lam thắng cảnh như chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, chùa Vạn Linh… sẽ dừng chân, ghé quán bánh xèo thưởng thức một món ngon của Thiên Cẩm Sơn.

Bánh xèo núi Cấm không biết có tự bao giờ, so ra rất khác với bánh xèo dưới đồng bằng. Gạo để làm bánh là gạo lúa Sóc, được ngâm và xay bằng cối đá, bột xay đựng trong thau, được dằn bằng những tấm thớt nặng để ráo nước (bồng bột). Dừa khô cũng được nạo bằng tay với cái bàn nạo đã mòn theo năm tháng, còn nghệ tươi đào ngoài vườn được vắt nước trộn vào bột làm màu.

Bánh xèo núi Cấm với nhiều loại rau, lá cây ăn kèm

Độc đáo phiên chợ đêm nón lá ở Bình Định

Xã Cát Tân (Bình Định) có một phiên chợ đêm rất độc đáo chuyên bán nón lá. 5 ngày nhóm họp một phiên vào các ngày mùng 5, mùng 10…, họp từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng mỗi phiên.


Chợ nón Cát Tân (xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) nơi bày bán nguyên liệu thành phẩm nón lá. 5 ngày nhóm họp một phiên vào các ngày mùng 5, mùng 10…, họp từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng mỗi phiên.

13 thg 4, 2015

Lên đỉnh Hòn Bà

Khi tôi chia sẻ những bức ảnh đầu tiên trên facebook, nhiều bạn bè đã hỏi cùng một câu: “ở đâu mà đẹp vậy?”.

Cung đường mù sương nhìn từ đỉnh Hòn Bà 

“Độn thổ” xuống hang dài nhất Đông Nam Á

Vào những ngày đầu năm 2015, chúng tôi “độn thổ”, làm một chuyến thám hiểm hang kỳ diệu và hiếm có. Hang C7, dài hơn ngàn mét, được công nhận hang dung nham đẹp và dài nhất Đông Nam Á. Hiện nay, các nhà khoa học đã khảo sát, đo đạt hơn 10 hang dung nham núi lửa nằm rải rác trên độ cao từ 428 m đến 530 m so với mặt biển. Phần lớn các hang dung nham có dạng hình ống nhưng mỗi nơi mang một nét độc đáo khác nhau…

Sau khi đi theo lối mòn dài trên 8 km trong khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sap, chúng tôi đặt chân tới cửa hang C7 trong hệ thống hang động dung nham núi lửa Chư B’luk huyện Krông Nô – Đắk Nông được cho là hình thành cách đây hàng triệu năm. Thoạt đầu, cái sâu thẳm, hiểm trở đầy bất trắc của miệng hang khiến chúng tôi “lạnh chân” và chẳng ai dám mạo hiểm dấn bước xuống tiếp. Thế nhưng, nỗi khao khát được thám hiểm một hang động vốn đã được đoàn khảo sát hang động núi lửa hỗn hợp Việt-Nhật công nhận đẹp và dài nhất Đông Nam Á thôi thúc chúng tôi thực hiện chuyến khảo sát trong những ngày giáp tết.

Vết trượt của dòng dung nham tựa như tường chắn taluy.

12 thg 4, 2015

​Dạo chơi những làng chài Ninh Thủy

Có dịp qua Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), tôi lại rẽ vào những làng chài để thong dong chụp hình trong các ngõ nhỏ, vui đùa với trẻ con hay chỉ để thưởng thức món chè táo 5.000 đồng/ly mát lịm. 

Ngõ nhỏ ở làng chài Bá Hà - Ảnh: Tiến Thành 

Từ bao đời nay, những thế hệ ngư dân ở làng chài cổ này vẫn giữ lối sống quần cư và sự hồn hậu chất phác vốn có.

Đảo Bé ở Lý Sơn

Thuộc huyện đảo Lý Sơn, đảo Bé hay còn gọi Cù lao Bờ Bãi khiến du khách lần đầu đến đây thích thú khi được chiêm ngưỡng bãi biển cát trắng phau hình cánh cung được bao bọc bởi tầng tầng lớp đá magma màu đen huyền bí.

Đảo Bé Lý Sơn, hay còn gọi Cù lao Bờ Bãi 

Đảo Bé nằm tách biệt với đảo Lớn và phương tiện di chuyển giữa 2 đảo là bằng tàu. Từ đảo Lớn, bạn phải dậy thật sớm để đón chuyến tàu duy nhất sang đảo Bé. Tàu khởi hành lúc 7h sáng và quay về khoảng 2h chiều, mất 30 phút cho hải trình 7km. 

Đến điểm cao nhất cực Bắc ngắm cột cờ Lũng Cú

Lũng Cú cách thị xã Hà Giang khoảng hơn 200km, thuộc huyện Đồng Văn, là điểm cao nhất ở cực Bắc của Việt Nam. Đây là một điểm tham quan khó có thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hà Giang.

Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, có độ cao từ 1600m đến 1800m so với mực nước biển. Lũng Cú có 9 thôn bản là nơi sinh sống của người Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo… 

Lũng Cú cách thị xã Hà Giang khoảng hơn 200km 

Có nhiều cách đi đến Lũng Cú. Từ thị xã Hà Giang, theo Quốc Lộ 4C ngược lên phía Đông Bắc khoảng 16km tới xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú-Đồng Văn khoảng 40km là đến Lũng Cú. Có thể đi theo tour và cũng có thể đi xe máy, dù đường núi đèo dốc nhưng thuận lợi. Cũng có thể đi vòng ngược lại từ Mèo Vạc về Đồng Văn. 

11 thg 4, 2015

Tìm người đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm

Họ chính là những “di sản sống” ở vùng đất Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), những người đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn miệt mài ngồi năm này qua tháng nọ để tỉ mẩn đan từng những chiếc võng ngô đồng, sản vật độc đáo của cù lao xanh. 


Không ai nhớ rõ nghề se sợi từ cây ngô đồng và đan võng bắt đầu từ ai và có từ khi nào, nhưng theo cụ Trần Thị Chức (73 tuổi) ở Bãi Làng thì riêng nhà cụ đã trải qua 3 đời đan võng. Đi quanh Bãi Làng cũng chỉ còn chừng 7 cụ bà có thể đan những chiếc võng ngô đồng trắng ngà, mượt mà, bền bỉ với thời gian.

Cây gạo hơn 730 tuổi 'thắp lửa' giữa sân chùa

Hoa gạo nở rộ vào tháng 3 dễ khiến nhiều người xao xuyến tuổi thơ đã qua đi. 

Hoa gạo “thắp lửa” trên nền trời xám xịt

Chúng tôi tìm về khu di tích đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng vào đúng mùa hoa gạo. Nơi đây có cây gạo cổ thụ hơn 730 tuổi in bóng xuống sân chùa. Trên cành cây xù xì, mốc meo, những bông hoa gạo đỏ như “thắp lửa” giữa mây trời xám xịt, thê lương.

Khám phá hang Thoát Y

Tình cờ được người bạn giới thiệu về hang Thoát Y ở thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng (thuộc địa phận Vườn Quốc gia Cát Tiên) với bao điều bí ẩn, tính tò mò trỗi dậy, nên dù cách xa nơi đang ở khoảng 250km, nhưng chúng tôi vẫn 'cưỡi ngựa sắt' lên đường.

Qua khỏi trung tâm xã Phước Cát 2 là bắt đầu vào đường rừng và phải vượt qua những con dốc đá, dốc đất đỏ dựng đứng, men theo đường mòn qua những cánh rừng nguyên sinh, rừng lồ ô, tre nứa có vắt “nhiều như trấu”, những vườn điều bạt ngàn... với bao gian nan vất vả. Để xe gắn máy trong một vườn điều, chúng tôi đi bộ, lội nước khoảng 3km trên con suối Đưng Pú (Đình Vũ) và phải sau 3 giờ đồng hồ mới đến nơi dù quãng đường từ huyện vào chỉ chừng 50km.

Giữa không gian của núi rừng bao la, hang Thoát Y hiện ra trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hoành tráng, nguyên sơ và kỳ bí. Trước hang lơ lửng những chùm dây leo khẽ đưa nhẹ theo gió bên những vách đá dựng đứng. Cảnh vật xung quanh rơi vào tĩnh lặng, một luồng không khí lạnh và hơi khó chịu xông ra từ trong hang, một không gian thiêng qua truyền thuyết của bà con kể lại đang hiển hiện…

Phải vượt qua nhiều con dốc cao và trơn trượt mới đến được hang Thoát Y