Tôi vẫn thường hình dung như thế khi nghĩ về quê nhà Hương Sơn. Phong thổ ấy đã kiến tạo, dưỡng nuôi và giữ lại cho mảnh đất Hương Sơn thật nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, quý giá. Trong đó, không thể không kể đến những con người kiệt xuất, đã để lại những di sản vô cùng quý giá cho dân tộc và nhân loại.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
4 thg 1, 2025
Một miền thung lũng đượm hương đất, tình người
Thung lũng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất hiện từ kỳ Đại Tân Sinh, trải qua nhiều lần biến động của địa chất, hình thái ấy vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.
Tôi vẫn thường hình dung như thế khi nghĩ về quê nhà Hương Sơn. Phong thổ ấy đã kiến tạo, dưỡng nuôi và giữ lại cho mảnh đất Hương Sơn thật nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, quý giá. Trong đó, không thể không kể đến những con người kiệt xuất, đã để lại những di sản vô cùng quý giá cho dân tộc và nhân loại.
Tôi vẫn thường hình dung như thế khi nghĩ về quê nhà Hương Sơn. Phong thổ ấy đã kiến tạo, dưỡng nuôi và giữ lại cho mảnh đất Hương Sơn thật nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, quý giá. Trong đó, không thể không kể đến những con người kiệt xuất, đã để lại những di sản vô cùng quý giá cho dân tộc và nhân loại.
26 thg 12, 2024
Thành Sen bát cảnh...
“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Từ những tư liệu để lại, “Tỉnh thành bát cảnh” là tám cảnh đẹp của Thành Sen xưa, được chia làm 4 cặp: (1) “Thành Sen cảnh sắc - Võ Miếu linh từ” nghĩa là cảnh đẹp Thành Sen và đền thiêng Võ Miếu; (2) “Cảm Lĩnh giai sơn - Nại Giang tú khí” nghĩa là: núi đẹp Cảm Lĩnh (núi Nài) - khí lành Nại Giang (sông Phủ); (3) “Tân Giang đoãn thủy - Văn Miếu trường thanh”, tức là sông ngắn Tân Giang (sông Cụt) - Văn Miếu có tiếng từ rất lâu; (4) “Tỉnh thị danh thương - Tịnh lâm cổ tự”, nghĩa là chợ Tỉnh có nổi danh của cả vùng và ngôi chùa cổ Tịnh Lâm (chùa Cảm Sơn).
Từ những tư liệu để lại, “Tỉnh thành bát cảnh” là tám cảnh đẹp của Thành Sen xưa, được chia làm 4 cặp: (1) “Thành Sen cảnh sắc - Võ Miếu linh từ” nghĩa là cảnh đẹp Thành Sen và đền thiêng Võ Miếu; (2) “Cảm Lĩnh giai sơn - Nại Giang tú khí” nghĩa là: núi đẹp Cảm Lĩnh (núi Nài) - khí lành Nại Giang (sông Phủ); (3) “Tân Giang đoãn thủy - Văn Miếu trường thanh”, tức là sông ngắn Tân Giang (sông Cụt) - Văn Miếu có tiếng từ rất lâu; (4) “Tỉnh thị danh thương - Tịnh lâm cổ tự”, nghĩa là chợ Tỉnh có nổi danh của cả vùng và ngôi chùa cổ Tịnh Lâm (chùa Cảm Sơn).
Khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại Bình Định
Nhà lưu niệm Xuân Diệu là công trình góp phần gắn kết nghĩa tình giữa hai huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và Tuy Phước (Bình Định) sau gần 65 năm kết nghĩa.
Sáng 15/12, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (đơn vị kết nghĩa với huyện Can Lộc) tổ chức lễ khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại quê ngoại của nhà thơ ở thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa. Đây là công trình hướng tới kỷ niệm 39 năm ngày mất cố thi sĩ Xuân Diệu (18/12/1985 - 18/12/2024).
Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Định, lãnh đạo huyện Can Lộc và huyện Tuy Phước.
Sáng 15/12, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (đơn vị kết nghĩa với huyện Can Lộc) tổ chức lễ khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại quê ngoại của nhà thơ ở thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa. Đây là công trình hướng tới kỷ niệm 39 năm ngày mất cố thi sĩ Xuân Diệu (18/12/1985 - 18/12/2024).
Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Định, lãnh đạo huyện Can Lộc và huyện Tuy Phước.
25 thg 12, 2024
Mỹ vị Hà Tĩnh - di sản văn hóa quý giá muôn đời
Hà Tĩnh không mấy thuận lợi về khí hậu nhưng chính phong thổ đặc biệt đã tạo cho vùng đất này những mỹ vị độc đáo, đậm đà bản sắc.
Những món ăn của Hà Tĩnh tuy dân dã mà hấp dẫn, không cầu kỳ nhưng quyện thắm, có khả năng thức dậy đầy đủ các giác quan của người thưởng thức. Và, vô hình trung, ẩm thực độc đáo ấy cũng đã âm bản một nét văn hóa trong tâm hồn người bản xứ.
Những món ăn của Hà Tĩnh tuy dân dã mà hấp dẫn, không cầu kỳ nhưng quyện thắm, có khả năng thức dậy đầy đủ các giác quan của người thưởng thức. Và, vô hình trung, ẩm thực độc đáo ấy cũng đã âm bản một nét văn hóa trong tâm hồn người bản xứ.
27 thg 11, 2024
Khám phá quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Các địa danh thuộc quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi để người dân đến tham quan, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y.
Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12/11/1724, tại quê cha ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn). Tại Hương Sơn, quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi yên nghỉ, thờ tự, lưu giữ di sản của Đại danh y, đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Ảnh: Quê mẹ Hải Thượng Lãn Ông ở thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, nhìn từ trên cao.
26 thg 11, 2024
Khám phá di sản nghề thuốc của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.
Đại danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông sinh ngày 12/11/1724 tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Trong suốt thời gian ở quê mẹ, Hải Thượng Lãn Ông đã chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản nghề thuốc quý được lưu truyền, trở thành tư liệu quý để hậu thế tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả trong chữa bệnh.
Hiện nay, tại nhà đón tiếp thuộc khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm, Hương Sơn) đang trưng bày một số bản phục chế dụng cụ nghề thuốc, bản sách thuốc: Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh...
Một số dụng cụ: dao cầu, thuyền tán được Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên phục chế và cung tiến để trưng bày tại nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở Hương Sơn.
Dao cầu là dụng cụ làm thuốc thường được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sử dụng để cắt thuốc, kê đơn, chữa bệnh cho người dân. Đây là một loại dao đặc thù với thiết kế theo lối đòn bẩy, một đầu dao gắn vào trụ của bàn tọa và cầu dao, một đầu cán vểnh để giảm lực khi kéo miết.
Ngoài dao cầu, thuyền tán cũng là dụng cụ làm thuốc được Đại danh y Lê Hữu Trác sử dụng để bào chế thuốc. Dụng cụ này thường được dùng để tán các loại thảo dược khô, cần tán mịn để làm thuốc tán hoặc luyện hoàn, với hàm lượng vừa và nhỏ.
Tại nhà đón tiếp thuộc khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng đang lưu giữ một số bộ sách (phục chế) của Đại danh y như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, Y gia tâm lĩnh... Những bộ sách này thể hiện một hệ thống quan niệm y học chặt chẽ, nhất quán, đánh dấu bước tiến của sự nghiệp y học cổ truyền Việt Nam.
Trong khuôn viên của thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, chính quyền địa phương và Ban quản lý cũng dành nhiều thời gian để trồng và chăm sóc hơn 60 loài cây thuốc quý. Đây là những cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh của Đại danh y.
Vườn thuốc cũng là địa điểm được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.
Ngoài một số tư liệu nghề thuốc của Đại danh y được trưng bày ở khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông (xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn) thì tại Bảo tàng Hà Tĩnh cũng đang lưu giữ 2 tấm mộc bản của bộ Tân thuyên Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Bộ sách thuộc trong các quyển: Lĩnh Nam bản thảo quyển thượng và quyển hạ được khắc in vào thời vua Hàm Nghi, nguyên niên 1885. (Trong ảnh: Mộc bản trang 8 trong quyển 12 Lĩnh Nam bản thảo - quyển thượng đang được lưu giữ lại Bảo tàng Hà Tĩnh).
2 mộc bản là hiện vật gốc quý góp phần cho việc mở rộng nghiên cứu về các bộ sách đông y do Đại danh y Lê Hữu Trác biên soạn vào thế kỷ XVIII. (Trong ảnh: Mộc bản trang 9 trong quyển 13 Lĩnh Nam bản thảo - quyển hạ đang được lưu giữ lại Bảo tàng Hà Tĩnh).
Anh Thùy - Ngọc Thắng
19 thg 10, 2024
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...
Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
Ví, giặm và những “thổ sản” của văn hóa xứ Nghệ
Một trong những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là không gian, hình thức diễn xướng mang đậm chất “thổ sản”, bản sắc văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La.
Hình hài khu bảo tồn chim trời trên đất Thành Sen
Vườn chim nhân tạo dần hình thành giữa TP Hà Tĩnh sẽ là quần thể sinh thái sống động, nơi bảo tồn chim trời và tạo điểm tựa để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Đầu năm 2024, TP Hà Tĩnh bắt đầu lên ý tưởng và triển khai các bước xây dựng một vườn chim nhân tạo nhằm bảo tồn chim trời và phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Sau nhiều lần rà soát, khảo sát ở các xã, phường ven đô có điều kiện tự nhiên phù hợp, lãnh đạo TP Hà Tĩnh quyết định lựa chọn khu vực sông Đông (phường Thạch Linh) để triển khai dự án.
4 thg 10, 2024
Cây trôi cổ thụ 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam
Cây cổ thụ là một cây trôi hơn 800 tuổi ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh), chu vi thân hơn 8,2 m, cao 27 m, tán rộng 40 m được công nhận cây Di sản Việt Nam
Cây trôi trong khuôn viên nhà văn hóa thôn Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) có chu vi thân 8,2 m, cao 27 m, tán rộng 40 m, hơn 800 tuổi.
Trải qua bao thế hệ, cây cổ thụ này được người dân xem như "báu vật" của làng, cùng nhau bảo vệ.
Cây trôi trong khuôn viên nhà văn hóa thôn Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) có chu vi thân 8,2 m, cao 27 m, tán rộng 40 m, hơn 800 tuổi.
Trải qua bao thế hệ, cây cổ thụ này được người dân xem như "báu vật" của làng, cùng nhau bảo vệ.
29 thg 8, 2024
Mê mẩn những cánh đồng lúa chín vàng óng ở Hà Tĩnh
Cuối tháng 8, những cánh đồng lúa rộng lớn vụ hè thu ở Hà Tĩnh phủ một màu vàng óng, đẹp như tranh. Với mức giá cao, hứa hẹn vụ mùa bội thu cho người nông dân.
24 thg 7, 2024
Đặc sắc Lễ hội đánh cá Đồng Hoa
Sáng 29/6, tại Đầm Vực thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, hàng nghìn người dân địa phương và du khách nô nức tham gia Lễ hội đánh cá Đồng Hoa. Đây là ngày hội mang đậm màu sắc dân gian độc đáo, với ý nghĩa khuyến nông, khuyến ngư, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3 thg 7, 2024
Còn ngân vang câu ví Trường Lưu
Trong kho tàng đồ sộ những di sản văn hóa làng Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh), hát ví phường vải là một trong những niềm tự hào của nhiều thế hệ cư dân nơi đây.
Cùng là một làn điệu dân ca nhưng ví phường vải Trường Lưu lại uyên thâm hơn, sâu sắc hơn khi thu hút được trí tuệ của các bậc trí thức, nho sĩ trong và ngoài vùng…
Cùng là một làn điệu dân ca nhưng ví phường vải Trường Lưu lại uyên thâm hơn, sâu sắc hơn khi thu hút được trí tuệ của các bậc trí thức, nho sĩ trong và ngoài vùng…
29 thg 6, 2024
Nghìn năm sau nhớ Lê Khôi
Như những con sóng biển điệp trùng, dẫu đã 578 năm trôi qua nhưng tấm lòng thành kính tri ân Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi vẫn thao thiết trong lòng người Hà Tĩnh.
Như thường lệ, mỗi năm cứ vào dịp cuối tháng Tư đầu tháng Năm âm lịch, người dân Hà Tĩnh nói chung và người dân các xã Thạch Kim, Mai Phụ, thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà), Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Long (Thạch Hà)… lại bồi hồi tưởng nhớ, chuẩn bị cho lễ giỗ của danh tướng Lê Khôi.
Như thường lệ, mỗi năm cứ vào dịp cuối tháng Tư đầu tháng Năm âm lịch, người dân Hà Tĩnh nói chung và người dân các xã Thạch Kim, Mai Phụ, thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà), Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Long (Thạch Hà)… lại bồi hồi tưởng nhớ, chuẩn bị cho lễ giỗ của danh tướng Lê Khôi.
18 thg 5, 2024
La Giang - Đức Thọ nối mạch ngàn năm
Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa
Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.
Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa
Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.
17 thg 5, 2024
Về bên dòng sông tuổi thơ…
Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La ở Hà Tĩnh quê tôi vẫn vậy…
Biển Thạch Hải "hút khách" dịp nghỉ lễ
Bãi biển đẹp và gần trung tâm TP Hà Tĩnh, biển Thạch Hải (Thạch Hà) đã thu hút đông đảo du khách trong những ngày nghỉ lễ.
Biển Kỳ Xuân hút khách bằng vẻ đẹp hoang sơ
Thời gian nghỉ lễ năm nay khá dài cộng với thời tiết nắng nóng nên đông đảo du khách đã lựa chọn bãi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là điểm đến.
Bãi biển Kỳ Xuân có chiều dài khoảng 13 km, hình vòng cung. Biển Kỳ Xuân hiện còn hoang sơ, nổi bật với sự hoà hợp giữa núi non và biển cả; có nhiều hải sản ngon như: tôm hùm, cua đá (cụp), các loại ốc, mực, cá...
Bãi biển Kỳ Xuân có chiều dài khoảng 13 km, hình vòng cung. Biển Kỳ Xuân hiện còn hoang sơ, nổi bật với sự hoà hợp giữa núi non và biển cả; có nhiều hải sản ngon như: tôm hùm, cua đá (cụp), các loại ốc, mực, cá...
16 thg 5, 2024
Cây sanh cổ hơn 500 năm tuổi ở Đức Thọ
Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.
Ngắm cặp cây muỗm gần 600 năm tuổi ở Cẩm Xuyên
Cặp cây muỗm trong đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (đền Cương Khấu Lộc Sơn), thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cặp cây di sản.
Tương truyền sau khi giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh ở vùng phía Nam Hoan Châu (tức Xứ Nghệ cũ), trên đường về Bắc, Cương Quốc Công Nguyễn Xí (một võ tướng tài ba, một danh thần kiệt xuất thời Hậu Lê) đã dừng chân ở rú Trôốc (theo tiếng địa phương) thuộc khu vực làng cổ Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy (nay là TDP 3, thị trấn Cẩm Xuyên) để lập căn cứ. Thời gian này, ông cắt cử lính nuôi ngựa, trồng lương thực, giúp bà con nhân dân nơi đây ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Vùng rú Trôốc ngày nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)