Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
10 thg 8, 2024
Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 5: Người sửa đài radio cuối cùng ở đất cảng
Những địa chỉ sửa đài radio lâu năm ở Hà Nội mà chúng tôi tìm lại đã không còn, người sửa loại đồ cổ này ngày càng hiếm. Thế nhưng ở Hải Phòng lại có người thợ già quanh năm không hết việc.
21 thg 7, 2024
Trên những vùng đảo Rồng
Với ước mơ chinh phục biển cả, tự ngàn xưa, người Việt đã xây dựng nên những truyền truyết về Rồng gắn liền với nhiều địa danh trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ví dụ như thành phố Hải Phòng có huyện đảo Bạch Long Vĩ có nghĩa là “đuôi rồng trắng”; tỉnh Quảng Ninh có huyện đảo Vân Đồn gắn liền với địa danh vịnh Bái Tử Long có nghĩa là “đàn rồng con”, có cảng Cái Rồng có nghĩa là “rồng mẹ” và huyện đảo Cô Tô có bãi đá Móng Rồng. Ngày nay, ba huyện đảo này đang là điểm sáng trong việc phát triển kinh tế biển ở miền Bắc.
18 thg 7, 2024
Khám phá cung đường xuyên đảo Cát Bà
Cung đường xuyên đảo Cát Bà, Cát Hải, TP. Hải Phòng dài khoảng 20 km, uốn lượn men theo bờ biển tràn ngập sắc hoa hiện đang trở thành địa điểm trải nghiệm thu hút rất đông du khách khi đến với quần đảo Cát Bà.
Cát Bà, hòn đảo lớn thứ ba Việt Nam, nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, hang động kỳ vĩ và hệ sinh thái đa dạng. Một trong những trải nghiệm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cát Bà là khám phá cung đường xuyên đảo. Đây được coi là cung đường ven biển đẹp nhất miền Bắc, uốn lượn men theo triền núi, mang đến cho du khách những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và những trải nghiệm khó quên.
Đường xuyên đảo đẹp uốn lượn men theo bờ biển đưa du khách ra với quần đảo Cát Bà. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Cát Bà, hòn đảo lớn thứ ba Việt Nam, nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, hang động kỳ vĩ và hệ sinh thái đa dạng. Một trong những trải nghiệm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cát Bà là khám phá cung đường xuyên đảo. Đây được coi là cung đường ven biển đẹp nhất miền Bắc, uốn lượn men theo triền núi, mang đến cho du khách những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và những trải nghiệm khó quên.
12 thg 7, 2024
Độc đáo kiến trúc đình Cung Chúc
Đình Cung Chúc, Vĩnh Bảo, Hải Phòng sừng sững hiên ngang như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và niềm tự hào của người dân nơi đây. Ngôi đình không chỉ thu hút mọi người bởi vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm mà còn gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo với hệ thống 16 lỗ đục xuyên qua 8 cột cái bằng gỗ lim, tạo nên một điểm nhấn đặc biệt và khác biệt so với các ngôi đình khác tại Việt Nam.
27 thg 6, 2024
Khám phá hang động kỳ thú nằm giữa rừng ngập mặn biển Cát Bà
Ít ai biết rằng, trên vùng biển Cát Bà (H.Cát Hải, Hải Phòng), nằm lọt thỏm trong lòng núi Linh Quy và được bao bọc bởi cánh rừng ngập mặn nguyên sinh là một hang động với vẻ đẹp huyền bí, tên gọi Thiên Long.
Động Thiên Long là hang động đẹp, kỳ bí nằm trong quần thể hang động đá vôi trên quần đảo Cát Bà (H.Cát Hải) hiện chưa được Hải Phòng đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan du lịch nên rất ít người biết đến.
Động Thiên Long là hang động đẹp, kỳ bí nằm trong quần thể hang động đá vôi trên quần đảo Cát Bà (H.Cát Hải) hiện chưa được Hải Phòng đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan du lịch nên rất ít người biết đến.
24 thg 6, 2024
Vịnh Lan Hạ - "viên ngọc quý" của du lịch biển Việt Nam
Nằm trong quần thể Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ được mệnh danh là "viên ngọc quý" của du lịch biển đảo Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên bình với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú, thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá và trải nghiệm.
12 thg 5, 2024
'Mắt ngọc' Long Châu hơn trăm năm ở Hải Phòng
Hải đăng Long Châu ở Hải Phòng được xây dựng năm 1894, tới nay vẫn là "mắt ngọc" chiếu sáng cho tàu thuyền ra vào vịnh Bắc Bộ, được du khách tìm đến chiêm ngưỡng.
15 thg 3, 2024
Vườn quốc gia Cát Bà - "lá phổi xanh" giữa biển
Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam và thế giới. Nơi đây, chứa đựng những giá trị vô cùng độc đáo với đủ cả hệ sinh thái rừng và biển. Đến với Vườn quốc gia Cát Bà du khách sẽ có những trải nghiệm, khám phá hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, đi dưới tán rừng xanh bạt ngàn và tham gia các hoạt động ngoài trời thú vị.
Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập vào năm 1986 với diện tích 15.200 ha thuộc đường xuyên đảo Cát Bà. Đây là nơi đang bảo tồn rất nhiều hệ sinh thái biển, rừng trên cạn, rừng ngập mặt, các loài động thực vật quý hiếm và cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật hoang dã đa dạng, bao gồm voọc Cát Bà, chồn bay, khỉ mặt đỏ và rắn hổ chúa. Vườn quốc gia cũng là nơi có nhiều hang động, trong đó có hang Quân Y và động Trung Trang, là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam.
26 thg 2, 2024
Vương triều nhà Mạc - nơi lưu giữ Định Nam Đao 500 năm tuổi
Vương triều Mạc là nơi lưu giữ thanh Định Nam Đao hơn 500 năm tuổi của vua Mạc Thái Tổ, là một trong ba bảo vật quốc gia tại TP Hải Phòng.
Ngôi chùa lưu giữ hai bảo vật độc bản ở Hải Phòng
Chùa Trà Phương lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.
Chùa Trà Phương tên chữ là Thiên Phúc tự, tên nôm là chùa Bà Đanh, khởi dựng từ thời nhà Lý tại thôn Trà Phương nay thuộc huyện Kiến Thụy và được trùng tu tôn tạo quy mô vào thời nhà Mạc (thế kỷ 16).
Theo hồ sơ di sản của Sở Văn hóa - Thể thao TP Hải Phòng, năm 1592, nhà Mạc bị vua Lê - chúa Trịnh đánh bại, chùa Trà Phương cùng nhiều công trình kiến trúc trên vùng đất Dương Kinh (Hải Phòng ngày nay) bị tàn phá. Đến cuối thời Nguyễn (năm 1943), chùa được xây dựng, trùng tu nên mang đậm phong cách của thời kỳ này. Đến năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Trà Phương mặt chính quay hướng Tây Nam, gồm tòa điện phật, tòa thờ các vị sư tổ, nhà khách, nhà bia, sân vườn và cổng.
Chùa Trà Phương tên chữ là Thiên Phúc tự, tên nôm là chùa Bà Đanh, khởi dựng từ thời nhà Lý tại thôn Trà Phương nay thuộc huyện Kiến Thụy và được trùng tu tôn tạo quy mô vào thời nhà Mạc (thế kỷ 16).
Theo hồ sơ di sản của Sở Văn hóa - Thể thao TP Hải Phòng, năm 1592, nhà Mạc bị vua Lê - chúa Trịnh đánh bại, chùa Trà Phương cùng nhiều công trình kiến trúc trên vùng đất Dương Kinh (Hải Phòng ngày nay) bị tàn phá. Đến cuối thời Nguyễn (năm 1943), chùa được xây dựng, trùng tu nên mang đậm phong cách của thời kỳ này. Đến năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Trà Phương mặt chính quay hướng Tây Nam, gồm tòa điện phật, tòa thờ các vị sư tổ, nhà khách, nhà bia, sân vườn và cổng.
20 thg 2, 2024
Hang Quân y – công trình độc đáo trên đảo Cát Bà
Hang Quân y là một hang động sở hữu vẻ đẹp độc đáo bậc nhất trong khu vực quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Khoảng những năm 1960, nơi đây được thiết kế là một bệnh viện dã chiến để phục vụ kháng chiến chống Mỹ và đến nay đã trở thành niềm tự hào của Quân y Việt Nam.
Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.
Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến trúc hang động của hang Quân y vẫn còn nguyên vẹn. Công trình được xây dựng khép kín bằng bê tông cốt thép, chiều dài giữa hai động khoảng 200 mét, được thiết kế có cửa trước hướng Tây, cửa sau quay về hướng Đông. Qua ba lớp cửa dày đặc là bệnh viện gồm 3 tầng, trong đó tầng 1 là khu chính với 14 phòng chức năng như phòng mổ, phòng chờ và phòng thuốc, tầng 2 là rạp chiếu phim và phòng tập, kiểm tra thể lực, tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng cho lính canh và sĩ quan. Được xây dựng như một bệnh viện thời chiến, hang Quân y được trang bị hệ thống ra vào, thoát nước, thông gió ... hoàn hảo. Trong hang có dấu vết của những thanh gỗ ốp vào tường làm tủ thuốc, lối thoát hiểm từ tầng 3 xuống tầng 1 dẫn ra cửa sau ẩn hiện sau những măng đá lớn ở lưng núi. Động Quân Y đại diện cho một bệnh viện Quân Y lớn thời chiến với đầy đủ trang thiết bị và khu điều trị cho hàng trăm người.
Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.
Những năm gần đây, hoạt động khám phá hang động ở Cát Bà ngày càng thu hút nhiều du khách, hệ thống hang động với các tour du lịch sinh thái, cộng đồng, đi bộ đường dài ... ở Việt Hải, Trân Châu ... đang đóng góp vào sự phát triển du lịch của Cát Bà. Đặc biệt, với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc được hình thành bởi sự kết hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, hang Quân y đang trở thành địa điểm hấp dẫn trong hành trình của những trải nghiệm đến với hòn đảo Cát Bà xinh đẹp.
Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.
Phòng họp chỉ huy tác chiến bên trong hang Quân Y.
Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.
Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.
Du khách nước ngoài tham quan hang Quân y trong hành trình khám phá đảo Cát Bà.
Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang
15 thg 2, 2024
Làng cổ Việt Hải
Làng cổ Việt Hải tọa lạc tại Cát Bà và là một điểm du lịch đáng nhớ cho du khách khi đến với Hải Phòng. Từ xa xưa, làng cổ Việt Hải đã được ngư dân vô tình phát hiện ra. Một mảnh đất bốn bề là biển nhưng lại mang trong nó một nguồn tài nguyên nước ngọt đầy ăm ắp nên một số ngư dân đã quyết định định cư, sinh sống tại đây.
4 thg 1, 2024
Bánh bèo Hải Phòng - thức quà khoái khẩu của người đất Cảng
Ở Hải Phòng những ngày mùa đông, đĩa bánh bèo “lộ nhân” ăn kèm với bát nước chấm ấm nóng đã trở thành thức quà lót dạ cho những chiếc bụng đói.
Lang thang Hải Phòng những ngày đông, vẻ đẹp cổ kính pha lẫn sự thanh lịch của Nhà hát Lớn hay cái đẹp mộc mạc, nên thơ của phố Tam Bạc đã khiến nhiều du khách mải mê khám phá quên trời, quên đất. Để rồi khi mỏi bước chân, đứng giữa gió lạnh ù ù trên những cành phượng khẳng khiu, du khách mới nhận ra, cái bụng mình reo lên từ bao giờ.
Giữa phố phường Hải Phòng, muốn ăn cái gì ấm ấm, nhẹ nhàng để dành bụng ăn bữa cơm tối với người thân, món bánh bèo Hải Phòng đã trở thành lựa chọn của nhiều thực khách.
Chọn món này, vì nghe cái tên “bèo” lắm. Nó khiến người ta liên tưởng một món ăn lót dạ “nhẹ như bèo”, cả về giá cả lẫn khẩu phần ăn. Để ăn bánh bèo không cần phải ngó nghiêng tìm kiếm quá lâu. Cứ dưới những mái nhà cạnh mặt phố, các hàng bánh bèo hay ở ngay đó chờ thực khách.
Giống như nhiều món ăn vỉa hè khác, người nấu ngồi một góc, thực khách ngồi ăn ngay cạnh đó. Trong lúc chờ đồ ăn lên, thực khách có thể ngắm nghía nhịp sống phố phường Hải Phòng buổi xế chiều, hoặc ngắm người bán hàng tất bật chuẩn bị phần ăn của mình.
Bà Dung, người phụ nữ đã bán bánh bèo hơn 40 năm ở trên phố Lê Đại Hành thoăn thoắt chuẩn bị đồ ăn. Bánh bèo được bà ủ trong thùng giữ nhiệt, bên trên lại phủ thêm một lớp vải trắng. Lấy từ thùng xốp lên một cặp bánh bèo, bà Dung nhẹ nhàng mở một mặt lá chuối rồi dùng con dao nhỏ cắt bánh thành sáu đến tám miếng.
Đĩa bánh đặt trước mặt, nhưng ai mới thưởng thức lần đầu chớ vội ăn ngay. Bà Dung ra nồi nước chấm, múc một bát nước con, rồi thả vào đó một viên chả thịt và hai viên chả quế. Một đĩa bánh bèo, một bát nước chấm, thế mới là đủ món.
Trên bàn của thực khách có thêm ớt xắt lát, rau mùi, quất. Thường là bát nước chấm sẽ có vị đặm nhẹ, ngọt thanh, ai thích ăn có vị chua dịu thì vắt thêm quất. Thực khách cho vào bát rau mùi trước, rồi mới thả ớt lên để miếng ớt nổi lên trên nền xanh, coi mới đẹp mắt.
Bánh bèo Hải Phòng ăn bằng dĩa, đó là loại dĩa nhỏ hay có trên bàn nhậu. Khẽ khàng xiên một miếng bánh, chấm ngập vào chén nước chấm rồi ăn. Vỏ bánh có ba phần đanh, bảy phần mềm, thơm mùi bột gạo. Phần nhân thơm phức mùi thịt, có chút ngậy, béo nhẹ của thịt mỡ, cái giòn sần sật của mộc nhĩ.
Bà Dung cho biết, nước chấm được hầm từ xương lợn đến nửa ngày trời, sau đó pha chế với nước mắm gia truyền theo công thức của bà. Một chén nước chấm ngon sẽ giúp phần bánh bèo thêm đậm vị, không nhanh ngán. Thực khách nào thích còn có thể húp chén nước chấm cho ấm bụng như món canh trong mâm cơm nhà.
Lại nói đến phần bánh bèo, để ra được những chiếc bánh thơm nịnh mũi, người thợ làm bánh phải xay bột, làm nhân bánh, phi hành, xếp lá vào khuôn. Vỏ bánh được làm bằng gạo tẻ. Sau khi ngâm nước khoảng 6 tiếng, gạo được đem xay nhuyễn thành bột rồi đem nấu chín, quấy đều tay đến khi sánh mịn.
Nhân bánh gồm thịt lợn (thường là phần nạc vai), hành phi, mộc nhĩ xay nhỏ. Phần nhân vừa làm nhân bánh bèo, vừa làm viên chả thịt ăn kèm trong nước chấm. Khác với bánh tẻ, bánh giò, người thợ làm bánh sẽ trộn đều nhân rồi cho vào khuôn cùng vỏ bánh đã hấp trước, hấp cách thủy khoảng một tiếng.
Bánh bèo đưa đến cho thực khách, phần nhân nổi lên khỏi vỏ bánh, lấp ló nhân thịt, mộc nhĩ xay nhỏ, thơm nhẹ mùi lá chuối tươi. Với giá khoảng 30.000 đồng/phần đầy đủ, bánh bèo đã trở thành món quà chiều phổ biến mùa đông dễ tìm như tại 41 Lê Đại Hành, 294 Lạch Tray, 147 Hàng Kênh... ở Hải Phòng. Hay thực khách có thể tìm đến chợ Chu Văn An, chợ Lương Văn Can.
Nếu có rủ ai đi ăn bánh bèo, thực khách nên nói rõ là đi ăn bánh bèo Hải Phòng. Vì cũng cùng cái tên này, ở Huế, Quảng Nam, Sài Gòn cũng có món bánh bèo nhưng cách ăn, hương vị hoàn toàn khác.
Người Hải Phòng chuộng ăn bánh bèo vào buổi chiều, du khách đến du lịch nơi đây phần nhiều cũng vậy. Trên những chiếc bàn nhỏ dưới góc phố, trong khu chợ nhỏ, thưởng thức đĩa bánh bèo béo ngậy, đậm đà, thực khách không chỉ thấy nhịp sống hối hả buổi chiều muộn mà còn được nghe nhiều câu chuyện bình dị của người dân Đất Cảng.
Lang thang Hải Phòng những ngày đông, vẻ đẹp cổ kính pha lẫn sự thanh lịch của Nhà hát Lớn hay cái đẹp mộc mạc, nên thơ của phố Tam Bạc đã khiến nhiều du khách mải mê khám phá quên trời, quên đất. Để rồi khi mỏi bước chân, đứng giữa gió lạnh ù ù trên những cành phượng khẳng khiu, du khách mới nhận ra, cái bụng mình reo lên từ bao giờ.
Giữa phố phường Hải Phòng, muốn ăn cái gì ấm ấm, nhẹ nhàng để dành bụng ăn bữa cơm tối với người thân, món bánh bèo Hải Phòng đã trở thành lựa chọn của nhiều thực khách.
Chọn món này, vì nghe cái tên “bèo” lắm. Nó khiến người ta liên tưởng một món ăn lót dạ “nhẹ như bèo”, cả về giá cả lẫn khẩu phần ăn. Để ăn bánh bèo không cần phải ngó nghiêng tìm kiếm quá lâu. Cứ dưới những mái nhà cạnh mặt phố, các hàng bánh bèo hay ở ngay đó chờ thực khách.
Bánh bèo là món ăn đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người tại Hải Phòng. Ảnh: Mai Hương
Giống như nhiều món ăn vỉa hè khác, người nấu ngồi một góc, thực khách ngồi ăn ngay cạnh đó. Trong lúc chờ đồ ăn lên, thực khách có thể ngắm nghía nhịp sống phố phường Hải Phòng buổi xế chiều, hoặc ngắm người bán hàng tất bật chuẩn bị phần ăn của mình.
Bà Dung, người phụ nữ đã bán bánh bèo hơn 40 năm ở trên phố Lê Đại Hành thoăn thoắt chuẩn bị đồ ăn. Bánh bèo được bà ủ trong thùng giữ nhiệt, bên trên lại phủ thêm một lớp vải trắng. Lấy từ thùng xốp lên một cặp bánh bèo, bà Dung nhẹ nhàng mở một mặt lá chuối rồi dùng con dao nhỏ cắt bánh thành sáu đến tám miếng.
Đĩa bánh đặt trước mặt, nhưng ai mới thưởng thức lần đầu chớ vội ăn ngay. Bà Dung ra nồi nước chấm, múc một bát nước con, rồi thả vào đó một viên chả thịt và hai viên chả quế. Một đĩa bánh bèo, một bát nước chấm, thế mới là đủ món.
Trên bàn của thực khách có thêm ớt xắt lát, rau mùi, quất. Thường là bát nước chấm sẽ có vị đặm nhẹ, ngọt thanh, ai thích ăn có vị chua dịu thì vắt thêm quất. Thực khách cho vào bát rau mùi trước, rồi mới thả ớt lên để miếng ớt nổi lên trên nền xanh, coi mới đẹp mắt.
Bánh bèo là món ăn mang đậm nét truyền thống với những nguyên liệu quen thuộc và có nước chấm ăn cùng. Ảnh: Lê Tuyến
Bánh bèo Hải Phòng ăn bằng dĩa, đó là loại dĩa nhỏ hay có trên bàn nhậu. Khẽ khàng xiên một miếng bánh, chấm ngập vào chén nước chấm rồi ăn. Vỏ bánh có ba phần đanh, bảy phần mềm, thơm mùi bột gạo. Phần nhân thơm phức mùi thịt, có chút ngậy, béo nhẹ của thịt mỡ, cái giòn sần sật của mộc nhĩ.
Bà Dung cho biết, nước chấm được hầm từ xương lợn đến nửa ngày trời, sau đó pha chế với nước mắm gia truyền theo công thức của bà. Một chén nước chấm ngon sẽ giúp phần bánh bèo thêm đậm vị, không nhanh ngán. Thực khách nào thích còn có thể húp chén nước chấm cho ấm bụng như món canh trong mâm cơm nhà.
Lại nói đến phần bánh bèo, để ra được những chiếc bánh thơm nịnh mũi, người thợ làm bánh phải xay bột, làm nhân bánh, phi hành, xếp lá vào khuôn. Vỏ bánh được làm bằng gạo tẻ. Sau khi ngâm nước khoảng 6 tiếng, gạo được đem xay nhuyễn thành bột rồi đem nấu chín, quấy đều tay đến khi sánh mịn.
Nhân bánh gồm thịt lợn (thường là phần nạc vai), hành phi, mộc nhĩ xay nhỏ. Phần nhân vừa làm nhân bánh bèo, vừa làm viên chả thịt ăn kèm trong nước chấm. Khác với bánh tẻ, bánh giò, người thợ làm bánh sẽ trộn đều nhân rồi cho vào khuôn cùng vỏ bánh đã hấp trước, hấp cách thủy khoảng một tiếng.
Bánh bèo đưa đến cho thực khách, phần nhân nổi lên khỏi vỏ bánh, lấp ló nhân thịt, mộc nhĩ xay nhỏ, thơm nhẹ mùi lá chuối tươi. Với giá khoảng 30.000 đồng/phần đầy đủ, bánh bèo đã trở thành món quà chiều phổ biến mùa đông dễ tìm như tại 41 Lê Đại Hành, 294 Lạch Tray, 147 Hàng Kênh... ở Hải Phòng. Hay thực khách có thể tìm đến chợ Chu Văn An, chợ Lương Văn Can.
Nếu có rủ ai đi ăn bánh bèo, thực khách nên nói rõ là đi ăn bánh bèo Hải Phòng. Vì cũng cùng cái tên này, ở Huế, Quảng Nam, Sài Gòn cũng có món bánh bèo nhưng cách ăn, hương vị hoàn toàn khác.
Người Hải Phòng chuộng ăn bánh bèo vào buổi chiều, du khách đến du lịch nơi đây phần nhiều cũng vậy. Trên những chiếc bàn nhỏ dưới góc phố, trong khu chợ nhỏ, thưởng thức đĩa bánh bèo béo ngậy, đậm đà, thực khách không chỉ thấy nhịp sống hối hả buổi chiều muộn mà còn được nghe nhiều câu chuyện bình dị của người dân Đất Cảng.
Lê Tuyến
6 thg 12, 2023
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Đồ Sơn
Không chỉ là một vùng biển đẹp với không khí trong lành, quận Đồ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo để hình thành tour du lịch tâm linh độc đáo.
Theo một số nghiên cứu, tháp được xây dựng vào năm 1058, đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, đây là nơi "tụ sơn tích thuỷ" nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Cùng với tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long, tháp Tường Long là một trong hai công trình Phật giáo kỳ vĩ nhất vào thời vương triều Lý (1010-1225) khi đạo Phật phát triển mạnh và được tôn làm Quốc giáo.
Trải qua hàng nghìn năm, toà tháp cổ chỉ còn lại nền móng hình vuông. Toà tháp hiện tại là phiên bản phỏng dựng có quy mô 9 tầng, hình vuông, cao 37,14 m, khánh thành năm 2017 chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Đồ Sơn.
Tháp Tường Long toạ lạc trên đỉnh Long Sơn cao 95,2 m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao nhất trong dãy Cửu Long ở bán đảo Đồ Sơn.
Theo một số nghiên cứu, tháp được xây dựng vào năm 1058, đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, đây là nơi "tụ sơn tích thuỷ" nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Cùng với tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long, tháp Tường Long là một trong hai công trình Phật giáo kỳ vĩ nhất vào thời vương triều Lý (1010-1225) khi đạo Phật phát triển mạnh và được tôn làm Quốc giáo.
Trải qua hàng nghìn năm, toà tháp cổ chỉ còn lại nền móng hình vuông. Toà tháp hiện tại là phiên bản phỏng dựng có quy mô 9 tầng, hình vuông, cao 37,14 m, khánh thành năm 2017 chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Đồ Sơn.
14 thg 11, 2023
Khám phá Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương
Bảo tàng Văn hoá Nghệ thuật Đông Dương (thành phố Hải Phòng) hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 15.000 hiện vật với niên đại từ hàng trăm năm cho đến hàng ngàn năm tuổi. Đây là bảo tàng tư nhân được gây dựng bởi niềm đam mê lịch sử và tình yêu nghệ thuật của doanh nhân Cao Văn Tuấn.
Tuy công việc chính là kinh doanh, nhưng doanh nhân Cao Văn Tuấn (62 tuổi ở Hải Phỏng) có một niềm đam mê mãnh liệt với văn hóa nghệ thuật. Ông bắt đầu sưu tập cổ vật và các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ khi đang ở độ tuổi đôi mươi. Ban đầu chỉ là những món đồ trao đổi qua lại giữa những người cùng sở thích, hoặc săn tìm từ các ông chủ đồ cũ, thậm chí là mua lại từ những người bán phế liệu. Sau này, đến khi làm ăn phát đạt, ông có nhiều cơ hội sưu tầm hơn từ mối quan hệ thân thiết với nhiều họa sĩ, nhà sưu tầm. Ngay từ đầu, ông Tuấn đã định hướng rõ quan điểm sưu tầm của mình là sự kỹ càng về nguồn gốc, tiểu sử và những câu chuyện liên quan đến cổ vật đó.
Đến nay, ngoài 300 tác phẩm hội họa, trong đó có nhiều tác phẩm của các danh họa mỹ thuật Đông Dương thì trong bộ sưu tập của Cao Văn Tuấn có tới 15.000 hiện vật với khoảng 2.000 cổ vật quý hiếm. Đây là thành quả của quá trình hàng chục năm trời, ông đi khắp đất nước để săn tìm cổ vật và là nền tảng để tạo dựng nên Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương rộng hơn 1.000 m² trong một vườn cây rộng hơn 1,3 héc-ta.
Từ khi bén duyên với đồ cồ, ông Tuấn luôn nuôi dưỡng ý tưởng xây dựng bảo tàng nhưng mãi vài năm gần đây ý tưởng đó thành hiện thực. Dạo bước qua các gian trưng bày theo chuyên đề của bảo tàng mới thấy hết công sức của ông Cao Văn Tuấn. Dàn đèn bên trong các khu trưng bày được bố trí công phu, khiến cho những tác phẩm tranh, điêu khắc và cổ vật hiện lên lung linh, tinh tế. Trong suốt quá trình hoàn thiện bảo tàng, ông Tuấn đã phải tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, từ việc sử dụng ánh sang, bố trí cổ vật theo thời gian hay không gian, sự kiên kết của các cổ vật khi trưng bày…
Theo lý giải của ông Tuấn, bộ sưu tập đồ gốm từ thời đại Đông Sơn đến thế kỷ 20 được bài trí theo dòng thời gian. Trong khi đó, những món đồ thờ, tượng cổ, được bố trí theo không gian.
Tầng 1 của bảo tàng là không gian trưng bày chính. Du khách có thể vào các hầm kho xem “Hùng thư bảo điện” (ban thờ của người Nhật) hay những hũ nhỏ xinh đựng gia vị có từ thuở Hai Bà Trưng dựng nước được xếp tầng tầng, lớp lớp. Chiếc trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN – thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ với ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt trời vẫn còn khá nguyên vẹn.
Sau khi tham quan hết khu trưng bày tại tầng 1 thì du khách sẽ được hướng dẫn lên tầng 2 để chiêm ngưỡng các hiện vật gốm, đá, đồ đồng gồm binh khí, thạp, đĩa, hũ, bình hay đồ trang sức từ văn hóa Phùng Nguyên (cách nay gần 4.000 năm) đến thời Lý, Trần, Mạc… rồi nhà Nguyễn đều được nâng niu, đánh số.
Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ những cổ vật đặc biệt, có giá trị lịch sử lâu đời như đôi câu đối cổ ca ngợi công ơn Đức Vương Ngô Quyền có niên đại thế kỷ 18, lư hương triều Lê trung Hưng thế kỷ 16-17) hay bộ ba pho tượng Đệ nhất thành mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) – một “tứ bất tử” trong truyền thống thờ phụng của người Việt, bức tượng Phật bà quan âm thiên thủ thiên nhãn và nhiều hiện vật khác…
Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương được UBND thành phố Hải Phòng cấp phép hoạt động với hình thức bảo tàng ngoài công lập dưới sự quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng và chính quyền địa phương. Hiện tại, Bảo tàng đang mở cửa miễn phí cho du khách và hứa hẹn trở thành địa chỉ đỏ cho du khách ưa thích khám phá văn hóa và nghệ thuật Đông Dương.
Không gian tầng 1 là không gian trưng bày chính của Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương.
Tuy công việc chính là kinh doanh, nhưng doanh nhân Cao Văn Tuấn (62 tuổi ở Hải Phỏng) có một niềm đam mê mãnh liệt với văn hóa nghệ thuật. Ông bắt đầu sưu tập cổ vật và các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ khi đang ở độ tuổi đôi mươi. Ban đầu chỉ là những món đồ trao đổi qua lại giữa những người cùng sở thích, hoặc săn tìm từ các ông chủ đồ cũ, thậm chí là mua lại từ những người bán phế liệu. Sau này, đến khi làm ăn phát đạt, ông có nhiều cơ hội sưu tầm hơn từ mối quan hệ thân thiết với nhiều họa sĩ, nhà sưu tầm. Ngay từ đầu, ông Tuấn đã định hướng rõ quan điểm sưu tầm của mình là sự kỹ càng về nguồn gốc, tiểu sử và những câu chuyện liên quan đến cổ vật đó.
Đến nay, ngoài 300 tác phẩm hội họa, trong đó có nhiều tác phẩm của các danh họa mỹ thuật Đông Dương thì trong bộ sưu tập của Cao Văn Tuấn có tới 15.000 hiện vật với khoảng 2.000 cổ vật quý hiếm. Đây là thành quả của quá trình hàng chục năm trời, ông đi khắp đất nước để săn tìm cổ vật và là nền tảng để tạo dựng nên Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương rộng hơn 1.000 m² trong một vườn cây rộng hơn 1,3 héc-ta.
Mái nhà thời Lý (thế kỷ 11) với các chi tiết ống tơ, lá đề, đầu đao rồng với tỉ lệ 1/1 chuẩn bản vẽ được ông Cao Văn Tuấn phục dựng lại.
Từ khi bén duyên với đồ cồ, ông Tuấn luôn nuôi dưỡng ý tưởng xây dựng bảo tàng nhưng mãi vài năm gần đây ý tưởng đó thành hiện thực. Dạo bước qua các gian trưng bày theo chuyên đề của bảo tàng mới thấy hết công sức của ông Cao Văn Tuấn. Dàn đèn bên trong các khu trưng bày được bố trí công phu, khiến cho những tác phẩm tranh, điêu khắc và cổ vật hiện lên lung linh, tinh tế. Trong suốt quá trình hoàn thiện bảo tàng, ông Tuấn đã phải tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, từ việc sử dụng ánh sang, bố trí cổ vật theo thời gian hay không gian, sự kiên kết của các cổ vật khi trưng bày…
Theo lý giải của ông Tuấn, bộ sưu tập đồ gốm từ thời đại Đông Sơn đến thế kỷ 20 được bài trí theo dòng thời gian. Trong khi đó, những món đồ thờ, tượng cổ, được bố trí theo không gian.
Sau khi tham quan hết khu trưng bày tại tầng 1 thì du khách sẽ được hướng dẫn lên tầng 2 để chiêm ngưỡng các hiện vật gốm, đá, đồ đồng gồm binh khí, thạp, đĩa, hũ, bình hay đồ trang sức từ văn hóa Phùng Nguyên (cách nay gần 4.000 năm) đến thời Lý, Trần, Mạc… rồi nhà Nguyễn đều được nâng niu, đánh số.
Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương được UBND thành phố Hải Phòng cấp phép hoạt động với hình thức bảo tàng ngoài công lập dưới sự quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng và chính quyền địa phương. Hiện tại, Bảo tàng đang mở cửa miễn phí cho du khách và hứa hẹn trở thành địa chỉ đỏ cho du khách ưa thích khám phá văn hóa và nghệ thuật Đông Dương.
Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang
15 thg 9, 2023
"Thổ địa" Hải Phòng tiết lộ đặc sản độc lạ ít người biết ở Đồ Sơn
Không nhiều khách du lịch biết đến món bánh cuốn tôm và gỏi cá lành canh nổi tiếng ở Đồ Sơn, Hải Phòng theo "thổ địa" Phương Thảo.
Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.
Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.
Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".
Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.
Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.
Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.
Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".
Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.
24 thg 8, 2023
Cuốn hành Thủy Nguyên - đặc sản ít người biết ở Hải Phòng
Cuốn hành là món ăn đặc sản có công dụng giải ngấy của người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Hải Phòng có nhiều món ngon nổi tiếng, trong đó, mỗi địa phương cũng có những đặc sản riêng, gắn bó với nhiều thế hệ. Ngoài bánh chưng Thủy Đường đắt khách mỗi dịp Tết đến, huyện Thủy Nguyên, cách TP Hải Phòng khoảng 10 km, còn có món cuốn hành với công dụng giải ngấy hiệu quả.
Món ăn được người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, xã Thiên Hương, sáng tạo nên, thường được gọi là cuốn bún tôm hay cuốn Thủy Nguyên để phân biệt với món cuốn ở nơi khác.
Hải Phòng có nhiều món ngon nổi tiếng, trong đó, mỗi địa phương cũng có những đặc sản riêng, gắn bó với nhiều thế hệ. Ngoài bánh chưng Thủy Đường đắt khách mỗi dịp Tết đến, huyện Thủy Nguyên, cách TP Hải Phòng khoảng 10 km, còn có món cuốn hành với công dụng giải ngấy hiệu quả.
Món ăn được người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, xã Thiên Hương, sáng tạo nên, thường được gọi là cuốn bún tôm hay cuốn Thủy Nguyên để phân biệt với món cuốn ở nơi khác.
6 thg 8, 2023
Giá bể xào - đặc sản 'thử thách lòng kiên nhẫn' ở Hải Phòng
Nhiều thực khách mất cả một tiếng để thưởng thức một bát giá bể xào, đặc sản của vùng biển Hải Phòng.
Ở Hà Nội hoặc TP HCM, không khó để tìm được các quán bán đặc sản Hải Phòng như đánh đa cua, bánh mì cay, pate Cột Đèn. Nhưng có một đặc sản nếu muốn ăn, thực khách phải về Hải Phòng để thưởng thức, đó là giá bể xào.
Giá bể hay còn gọi là giá biển là một loài nhuyễn thể có lớp vỏ màu xanh sẫm, thoạt nhìn khá giống con trai nhưng kích thước chỉ bằng ngón tay cái. Chúng sống sâu dưới lớp cát biển, có chân dài khoảng 4 - 5 cm lộ ra ngoài, thon nhỏ và có hình dạng giống giá đỗ nên được gọi là giá bể.
Giá bể xào được Sở Du lịch Hải Phòng đưa vào danh sách Bản đồ Ẩm thực Hải Phòng với địa chỉ là khu ẩm thực chợ Lương Văn Can, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.
Ở Hà Nội hoặc TP HCM, không khó để tìm được các quán bán đặc sản Hải Phòng như đánh đa cua, bánh mì cay, pate Cột Đèn. Nhưng có một đặc sản nếu muốn ăn, thực khách phải về Hải Phòng để thưởng thức, đó là giá bể xào.
Giá bể hay còn gọi là giá biển là một loài nhuyễn thể có lớp vỏ màu xanh sẫm, thoạt nhìn khá giống con trai nhưng kích thước chỉ bằng ngón tay cái. Chúng sống sâu dưới lớp cát biển, có chân dài khoảng 4 - 5 cm lộ ra ngoài, thon nhỏ và có hình dạng giống giá đỗ nên được gọi là giá bể.
Giá bể xào được Sở Du lịch Hải Phòng đưa vào danh sách Bản đồ Ẩm thực Hải Phòng với địa chỉ là khu ẩm thực chợ Lương Văn Can, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.
20 thg 7, 2023
Ăn sáng như người Hải Phòng
Du khách có thể trải nghiệm bữa sáng với những món làm từ bánh đa, hải sản, mang đậm vị biển khi đến Hải Phòng.
Người Hải Phòng thường khởi đầu ngày mới với những món ăn quen thuộc, dân dã. Đó là bát bánh đa cua, bún cá cay nóng hổi, hay những chiếc bánh mỳ cay thơm ngon, nóng giòn. Dưới đây là những món ăn sáng quen thuộc, du khách có thể thử khi đến thành phố hoa phượng đỏ.
Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi ẩm thực Hải Phòng. Món ăn này được làm từ những nguyên liệu đậm vị đồng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút.
Người Hải Phòng thường khởi đầu ngày mới với những món ăn quen thuộc, dân dã. Đó là bát bánh đa cua, bún cá cay nóng hổi, hay những chiếc bánh mỳ cay thơm ngon, nóng giòn. Dưới đây là những món ăn sáng quen thuộc, du khách có thể thử khi đến thành phố hoa phượng đỏ.
Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi ẩm thực Hải Phòng. Món ăn này được làm từ những nguyên liệu đậm vị đồng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút.
5 thg 7, 2023
Về Hải Phòng thưởng thức đặc sản bánh mỳ cay
Nhắc đến đặc sản Hải Phòng, có một món bánh mì đặc trưng không nơi nào có, đó là bánh mì cay.
Bánh mì cay, hay còn được gọi là bánh mì que, là một thức quà ăn vặt nổi tiếng và đặc trưng của Thành phố Cảng. Bánh mì cay có kích thước nhỏ hơn bánh mì thường, bề ngang to bằng khoảng hai đầu ngón tay, dài khoảng một gang tay. Bên trong chỉ có nhân pate và ăn cùng “chí chương” - loại tương ớt của Hải Phòng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)