27 thg 2, 2022
Chuyện kỳ bí về sự ra đời của ngôi chùa cổ bên bờ hồ Gươm
Khi đào đất đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), người dân ở làng Báo Thiên Tự Tháp đã đào được một pho tượng đá hình một phụ nữ...
Chùa Chân Tiên ở Hà Nội
Tiền thân của chùa Chân Tiên chính là chùa Báo Thiên, ngôi chùa nằm bên hồ Lục Thủy (hồ Gươm) đã đi vào huyền thoại của đất Thăng Long - Hà Nội...
Hoang sơ đảo Bánh Sữa
Đảo Bánh Sữa (còn được gọi là đảo Ông Tờ hay đảo Tu Hài) nằm khiêm tốn trong vòng cung Thẻ Vàng trên vịnh Bái Tử Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đối với những ai muốn khám phá, yêu thích sự tĩnh lặng thì đảo Bánh Sữa (Vân Đồn, Quảng Ninh) hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp là nơi lý tưởng để bạn trốn sự náo nhiệt của thành thị. Sau khoảng một giờ đi tàu thì các bạn sẽ đến được điểm check - in hòn đảo xinh đẹp này.
Đảo Bánh Sữa có diện tích chưa đến 1km², nơi rộng nhất cũng chỉ tầm khoảng 420 m và nó trông giống như chú rùa nhỏ giữa biển cả mênh mông. Vì thế hòn đảo nhỏ này thường được ví von như cậu em út trong “đại gia đình” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và được các đảo Thẻ Vàng (phía Tây), đảo Đống Chén (phía Đông), hòn Phi Mã (phía Nam) và hòn Bùa Thuốc (phía Bắc) bao quanh và che chở.
Đảo Bánh Sữa có diện tích chưa đến 1km², nơi rộng nhất cũng chỉ tầm khoảng 420 m và nó trông giống như chú rùa nhỏ giữa biển cả mênh mông. Vì thế hòn đảo nhỏ này thường được ví von như cậu em út trong “đại gia đình” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và được các đảo Thẻ Vàng (phía Tây), đảo Đống Chén (phía Đông), hòn Phi Mã (phía Nam) và hòn Bùa Thuốc (phía Bắc) bao quanh và che chở.
23 thg 2, 2022
Ngôi nhà hơn 300 năm tuổi của người Nùng ở Xín Mần
Ngôi nhà cổ to lớn, bề thế, tuổi đời hơn 300 năm tại xã Nàn Ma có vóc dáng khác lạ so với căn nhà nhỏ, giản dị thường thấy của người Nùng ở Xín Mần (Hà Giang). Hơn thế, nhịp sống đậm chất văn hóa truyền thống ở nơi đây đem đến rất nhiều cảm xúc cho những người đến được nơi này.
Nằm cách trung tâm xã Nàn Ma khoảng 3km, ngôi nhà cổ bề thế này được xây theo kiểu nhà “pháo đài”. Lưng dựa vào núi, mặt ngôi nhà hướng về phía Nam nhìn ra thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Nhà có vàng sẫm là màu thời gian của những bức tường trình đất lâu đời. Nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc từ vật liệu xây dựng truyền thống của bà con dân tộc ở vùng cao tô điểm cho ngôi nhà thêm phần ấn tượng.
Nằm cách trung tâm xã Nàn Ma khoảng 3km, ngôi nhà cổ bề thế này được xây theo kiểu nhà “pháo đài”. Lưng dựa vào núi, mặt ngôi nhà hướng về phía Nam nhìn ra thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Nhà có vàng sẫm là màu thời gian của những bức tường trình đất lâu đời. Nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc từ vật liệu xây dựng truyền thống của bà con dân tộc ở vùng cao tô điểm cho ngôi nhà thêm phần ấn tượng.
Lò đất Mỹ Lệ - Giữ chút hồn quê
Về Cần Đước (Long An), đến xã Mỹ Lệ, hỏi ông Mười Ích (Nguyễn Văn Ích) làm lò đất, hầu như ai cũng biết. Gia đình ông làm nghề đắp lò đất đã trên 30 năm, khởi xướng nghề đắp lò tại vùng này. Giờ đây, ông Mười Ích cũng là người cuối cùng trong xã còn giữ lại nghề thủ công độc đáo này.
Khi chúng tôi đến, ông Mười Ích không có nhà. Chị Huỳnh Thị Đẹp - con dâu ông Mười, vừa nhanh tay đắp lò, vừa nói: “Làm nghề này vất vả lắm, phải làm bằng tay, không dùng máy móc gì được, mà phải làm ngoài nắng”.
Những chiếc lò thủ công
Chị Đẹp là người Tiền Giang, từ khi về làm dâu gia đình ông Ích, chị được cha mẹ chồng chỉ dẫn nghề làm lò đất, đến nay cũng trên dưới 10 năm. Quệt giọt mồ hôi trên trán, chị kể: “Nghề này toàn phải làm bằng tay. Cũng mấy lần ở nhà thử tìm máy này, máy khác để làm một vài công đoạn nhưng đều không được. Kể cả việc trộn đất cũng không dùng máy được”.
Khi chúng tôi đến, ông Mười Ích không có nhà. Chị Huỳnh Thị Đẹp - con dâu ông Mười, vừa nhanh tay đắp lò, vừa nói: “Làm nghề này vất vả lắm, phải làm bằng tay, không dùng máy móc gì được, mà phải làm ngoài nắng”.
Những chiếc lò thủ công
Chị Đẹp là người Tiền Giang, từ khi về làm dâu gia đình ông Ích, chị được cha mẹ chồng chỉ dẫn nghề làm lò đất, đến nay cũng trên dưới 10 năm. Quệt giọt mồ hôi trên trán, chị kể: “Nghề này toàn phải làm bằng tay. Cũng mấy lần ở nhà thử tìm máy này, máy khác để làm một vài công đoạn nhưng đều không được. Kể cả việc trộn đất cũng không dùng máy được”.
Nơi ghi dấu nghĩa quân Tây Sơn
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, nhân dân ta lại nhớ đến Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long vào tết Kỷ Dậu 1789 của nghĩa quân Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Nhân Kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2022), chúng tôi về thăm những di tích lịch sử - văn hóa, nơi ghi dấu nghĩa quân Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi. Điểm đến đầu tiên là Căn cứ Truyền Tung- đình Thọ An, ở thôn Thọ An, xã Bình An (Bình Sơn). Căn cứ Truyền Tung là một thung lũng rất hiểm yếu với nhiều núi cao (núi Hòn Ông, Hòn Chiêng, Hòn Dù; Hòn Nhạn, Hòn Bồ), khi xưa rừng già rậm rạp, nhiều thú dữ; cách 20km về phía đông là phủ lỵ Bình Sơn với dân cư đông đúc; dễ dàng cho việc “chiêu binh mãi mã”. Trong buổi đầu của phong trào, Truyền Tung được anh hùng Nguyễn Huệ chọn làm căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.
Nhân Kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2022), chúng tôi về thăm những di tích lịch sử - văn hóa, nơi ghi dấu nghĩa quân Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi. Điểm đến đầu tiên là Căn cứ Truyền Tung- đình Thọ An, ở thôn Thọ An, xã Bình An (Bình Sơn). Căn cứ Truyền Tung là một thung lũng rất hiểm yếu với nhiều núi cao (núi Hòn Ông, Hòn Chiêng, Hòn Dù; Hòn Nhạn, Hòn Bồ), khi xưa rừng già rậm rạp, nhiều thú dữ; cách 20km về phía đông là phủ lỵ Bình Sơn với dân cư đông đúc; dễ dàng cho việc “chiêu binh mãi mã”. Trong buổi đầu của phong trào, Truyền Tung được anh hùng Nguyễn Huệ chọn làm căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.
Ẩm thực Lý Sơn
Qua nhiều thế hệ trao truyền cùng với đôi bàn tay khéo léo, người dân đất đảo Lý Sơn đã tạo nét ẩm thực đặc trưng mang đậm văn hoá và lịch sử của vùng đất, con người nơi đây.
Trải qua hàng trăm năm, ẩm thực Lý Sơn vẫn giữ được nét xưa trong các dịp cúng, lễ. Nó phản ánh rõ nét mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường tự nhiên. Trong hành trình tìm kiếm hải vật, sản vật, vẽ bản đồ, lập bia, cắm mốc chủ quyền tại vùng biển đảo Hoàng Sa, chinh phục thiên nhiên... ẩm thực của người dân đất đảo đã thể hiện rõ thái độ ứng xử của con người đối với tự nhiên để đảm bảo duy trì cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.
Trải qua hàng trăm năm, ẩm thực Lý Sơn vẫn giữ được nét xưa trong các dịp cúng, lễ. Nó phản ánh rõ nét mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường tự nhiên. Trong hành trình tìm kiếm hải vật, sản vật, vẽ bản đồ, lập bia, cắm mốc chủ quyền tại vùng biển đảo Hoàng Sa, chinh phục thiên nhiên... ẩm thực của người dân đất đảo đã thể hiện rõ thái độ ứng xử của con người đối với tự nhiên để đảm bảo duy trì cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.
22 thg 2, 2022
Cuộc sống trong bản H'Mông ở Sìn Hồ
Phi Long chuyển hẳn lên ở huyện Sìn Hồ từ tháng 12/2021 để khám phá nhịp sống cũng như giúp người dân làm kinh tế.
Chàng trai người Điện Bàn chia sẻ mình từng làm việc cho một tổ chức xã hội phi lợi nhuận nên được đi khá nhiều nơi ở Việt Nam. Phi Long trải nghiệm bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc sản ẩm thực của nhiều vùng miền, đặc biệt là trên các bản làng vùng cao. Năm nay ăn Tết xa gia đình nhưng anh vẫn cảm nhận được sự ấm cúng vì được người dân tặng cành đào, bánh dày và cả thịt lợn.
Góc nhà gỗ nơi Phi Long "cắm bản" vẫn còn không khí Tết với cành hoa đào phai khoe sắc, hôm 14/2.
Võ Văn Phi Long (trái), 32 tuổi, bỏ công việc ở quê hương Quảng Nam để "cắm bản" làm kinh tế ở Can Tỷ 1, xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ từ giữa tháng 12/2021.
Chàng trai người Điện Bàn chia sẻ mình từng làm việc cho một tổ chức xã hội phi lợi nhuận nên được đi khá nhiều nơi ở Việt Nam. Phi Long trải nghiệm bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc sản ẩm thực của nhiều vùng miền, đặc biệt là trên các bản làng vùng cao. Năm nay ăn Tết xa gia đình nhưng anh vẫn cảm nhận được sự ấm cúng vì được người dân tặng cành đào, bánh dày và cả thịt lợn.
Góc nhà gỗ nơi Phi Long "cắm bản" vẫn còn không khí Tết với cành hoa đào phai khoe sắc, hôm 14/2.
Bảo tàng trà Đà Lạt
Nhà máy trà gần 100 năm tuổi trở thành điểm du lịch phức hợp, gồm bảo tàng, khu trưng bày nghệ thuật và quán cà phê.
Bảo tàng trà Cầu Đất là công trình được thiết kế lại trên nền kiến trúc cũ của Sở trà Cầu Đất trước đây do người Pháp xây dựng từ năm 1929. Thời kỳ đó, Cầu Đất là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á có một sở trà và nhà máy trà lớn nằm trên diện tích 1,2 ha. Hiện điểm đến này thuộc Cầu Đất Farm ở xã Xuân Trường cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 25 km. Xung quanh bảo tàng là những đồi trà nhấp nhô.
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn
Bao người Việt đi dưới bóng xanh các đường xưa này như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., vẫn ắp đầy thân thương với những cái tên "Tây" mà lại gần gũi, đáng kính đến vô cùng…
Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?
Đường Pasteur đầu thế kỷ 20 khởi từ dốc cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé - Ảnh tư liệu: AAVH
Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?
21 thg 2, 2022
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đi dưới bóng hoàng lan
Quê xưa của Tự Lực văn đoàn có năm con đường chính được đặt tên, duy chỉ có một con đường mang tên văn nhân là đường Thạch Lam. Người khởi xướng đặt tên kể lại với bao nhiêu điều thú vị.
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Đường về Đất Mũi còn cá sấu hông?'
Con đường tuyệt đẹp chạy vắt qua rừng rậm, vuông tôm và lớp lớp nhịp cầu nối liền sông rạch chằng chịt để về mũi đất cuối cùng của Tổ quốc.
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những tên đường gọi yêu thương
Gấp cuốn Leonardo de Vinci hơn 700 trang lại, bà Vũ Phong Thu mỉm cười mãn nguyện: "Đến tuổi này tôi mới có được thời gian cho mình, cho niềm yêu thích nghệ thuật ngày xưa, những tưởng đã bị cuộc đời lấy mất từ lâu".
Suốt mùa Tết này, bà Thu đã dành phần lớn thời gian để đọc những cuốn sách về hội họa, âm nhạc bà mới sưu tầm được, tìm trên YouTube những trích đoạn cải lương, vọng cổ của Thanh Nga, Út Trà Ôn vốn còn xa lạ vì gần hết cuộc đời công chức ở Hà Nội, bà chỉ say mê với báo Văn Nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân Đội.
Tên đường mang giá trị văn minh phổ quát của cả nhân loại - Ảnh TỰ TRUNG
Suốt mùa Tết này, bà Thu đã dành phần lớn thời gian để đọc những cuốn sách về hội họa, âm nhạc bà mới sưu tầm được, tìm trên YouTube những trích đoạn cải lương, vọng cổ của Thanh Nga, Út Trà Ôn vốn còn xa lạ vì gần hết cuộc đời công chức ở Hà Nội, bà chỉ say mê với báo Văn Nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân Đội.
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đội Nhân - con đường mang tên anh hùng
Ngày ngày bao người Hà Nội ngược xuôi qua phố nhỏ Đội Nhân, nhưng mấy ai biết chuyện bi tráng chưa kể về con đường mang tên người anh hùng vị quốc vong thân Đặng Đình Nhân này.
Trải bao dâu bể lịch sử, thủ cấp của ông cũng phải chuyển dời mấy lần mới về được nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Thanh Tước.
Phố Đội Nhân đoạn giao với phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) - Ảnh: VŨ TUẤN
Trải bao dâu bể lịch sử, thủ cấp của ông cũng phải chuyển dời mấy lần mới về được nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Thanh Tước.
Sử xanh ai nhuộm máu hồng tươiĐèn lạnh đêm khuya giọt lệ rơiTay mạnh vung gươm vằm mặt đấtLòng trung trở giáo chuyển cơ trời.
Quyển Việt Nam nghĩa liệt sử đã có bài thơ bi hùng khóc những người yêu nước
17 thg 2, 2022
Hổ tướng Nguyễn Huỳnh Đức
Nguyễn Huỳnh Đức được người đời xưng tụng là một trong “ngũ Hổ tướng đất Gia Định” dưới thời Nguyễn Ánh. Ông được biết đến là danh tướng duy nhất từng giữ cả chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành. Ông nổi lên như một nhân vật chính trị hết sức quan trọng suốt triều vua Gia Long.
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Xao xuyến lòng với ngõ Tạm Thương
Hà Nội với những tên ngõ, tên phố đã đi vào thơ ca, một trong những con ngõ nổi tiếng của Hà Nội: Ngõ Tạm Thương, mà "thương một đời, đâu phải tạm thương".
Có những địa danh mà mới nghe tên, người ta đã cảm giác thật gần gũi, thân thiết. Ngõ Tạm Thương là một cái tên như vậy, đến một lần có thể xao xuyến cả đời...
Truyền kỳ ngõ Tạm Thương
Khách đến Hà Nội, thường tạt vào những quán nem chua đã thành thương hiệu của ngõ Tạm Thương nằm lọt thỏm giữa phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm.
Bà Đinh Thị Hào, 80 tuổi, sống tại con ngõ này cả đời người, thi thoảng vẫn bỏm bẻm nhai trầu, nhẩn nha trả lời câu hỏi của khách vãng lai về sự tích ngõ Tạm Thương.
"Có mấy cậu trai trẻ hay đưa người yêu đến đây ăn quà. Nhiều người đã thuộc làu khổ thơ của ông Chế Lan Viên: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Thương một đời đâu phải là Tạm Thương.
Rồi họ hỏi chúng tôi, tại sao ngõ lại có tên là Tạm Thương? Tại sao không phải là thương cả đời mà chỉ là tạm thương? Hoặc tạm thương có phải chỉ là thương một nửa hay không?
Thế nhưng từ thương ở đây không phải mang ý nghĩa yêu thương, thương tạm thời hay hời hợt như cách chơi chữ của ông Chế Lan Viên" - bà Hào vừa cười vừa giải thích.
Kể thêm về con ngõ này, bà Hào cho biết bà nghe kể rằng cái tên ngõ Tạm Thương đã có từ cách đây mấy thế kỷ (đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn). Lúc đầu, ngõ có tên là Trạm Thương. Bởi vì ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính nên gọi là kho Tạm Thương, sau đổi thành ngõ Tạm Thương.
Nhưng cũng có một số giải thích khác về cái tên ngõ Tạm Thương. Chẳng hạn, có người cho rằng gọi là ngõ Tạm Thương bởi gần đó có nhà thương Phủ Doãn. Bệnh nhân vào nhà thương được sơ cứu ở đây trước, nên gọi là Tạm Thương.
Hoặc thời Pháp thuộc, ngõ Tạm Thương này là nơi tìm đến vui chơi thường xuyên của nhiều lính Pháp. Vì ở đây có những người phụ nữ hành nghề "bán hoa". Kể từ đó, người đời mới có câu gây tranh cãi "gái Tạm Thương" là vậy.
"Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương"
Tuy nhiên, cách lý giải nào đi chăng nữa, khách đến Hà Nội đều ít nhiều được nghe những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, để từ đó tò mò tìm đến con ngõ này. Và để hiểu trọn vẹn còn có câu truyền miệng làm tốn nhiều giấy mực xứ Hà thành rằng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương". Thậm chí, nó có thể được diễn giải theo nghĩa khá nặng nề.
Đó là có người cho rằng vì phố Hà Trung vốn là nơi đặt nhà trạm dịch, trong trạm có đội binh phu gồm toàn đàn ông to lớn, khỏe mạnh chuyên chuyển công văn giấy tờ, hay đưa quan lớn đến các trạm dịch tiếp theo, xong việc quan là họ cờ bạc, hút xách, gây sự với dân quanh vùng nên ai cũng kinh hãi.
Còn "gái Tạm Thương" chỉ đàn bà "ghê gớm" có xuất xứ từ mấy bà chuyên cân thóc ở kho Tạm Thương thường quát tháo nông dân nộp thuế.
Lại có người giải thích "do các lính trạm, phu trạm cư ngụ trong ngõ dẫn vào nhà trạm ỷ thế "hỏa tốc" và hộ tống các quan lớn nên hay sừng sộ, hạch sách dân chúng khiến ai ai nghe tới danh "trai Ngõ Trạm" cũng khiếp sợ.
Còn Tạm Thương là "cái kho tạm chứa thóc thuế các làng nộp trước khi chuyển vào kho chính trong thành. Kho tạm này đặt ở làng Yên Thái, gần đền Yên Thái trong ngõ Tạm Thương ngày nay, từ giữa phố Hàng Bông rẽ vào.
Tại kho có nhiều phụ nữ làm việc cân đong và chuyển vận gạo thóc, những người này hay nạt nộ sách nhiễu dân tới nộp thuế nên gặp những gái Tạm Thương là nhiều người muốn tránh xa.
Cho nên câu truyền miệng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" là nói về "hai hạng người lợi dụng nghề nghiệp và vị trí mà ăn hiếp dân ở Hà Nội xưa".
"Người xưa truyền miệng rằng trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ đặc điểm của người dân trong ngõ này. Bởi dân ở đây ghê gớm, đanh đá, chua ngoa... nhưng nào phải vậy. Tôi được nghe ông cha kể lại ở thời phong kiến xưa, ngõ Tạm Thương có một kho chứa thóc thuế.
Người dân ở đây, con trai được tuyển làm lính gác trông kho, con gái thì làm nghề buôn thóc. Dân làng khác khi đến nộp thóc nghĩ rằng kho thóc đặt ở đây thì dân tại chỗ sẽ được lợi, bớt xén, vậy nên họ ghét rồi có câu ngạn ngữ kia" - ông Lê Văn Thừa, 70 tuổi, sống tại ngõ Tạm Thương lý giải.
Nỗi oan khuất nửa thế kỷ
Cả cuộc đời sống tại ngõ Tạm Thương, bà Hào vẫn không nén nổi cơn giận khi ai đó đọc câu ngạn ngữ "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" với ý giễu nhại.
Theo nhiều người dân nơi đây, câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" có ngữ điệu giống câu "Trai nhà trạm, gái tạm kho" mang sắc thái tiêu cực nên nhiều người bị hiểu lầm.
"Người ta hay nói trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ những người phụ nữ đanh đá, chua ngoa. Nhưng lịch sử của người dân ngõ này xuất phát từ những gia đình làm nghề thêu di cư từ Thường Tín lên đây. Từ sáng cho tới khi mặt trời chuẩn bị lặn, lúc nào cũng thấy các cô ngồi bên khung thêu.
Nghề thêu đòi hỏi khéo tay và chăm chỉ. Do ngồi trong nhà cả ngày nên da dẻ các cô trắng trẻo. Hàng thêu làm ra được họ mang bán tại phố Hàng Thêu.
Câu "gái Tạm Thương" có ý nghĩa ngợi khen các cô gái làm nghề thêu khéo tay, chăm chỉ. Hiện trong ngõ Tạm Thương vẫn còn ngôi đình thờ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu. Ngôi đền này cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn còn là nơi bày bán đồ thêu.
Do vậy câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" chỉ những đôi trai tài, gái sắc, chịu thương chịu khó" - bà Hào cho biết cách diễn giải lời truyền miệng hoàn toàn khác hẳn với ý không hay ho như một số người lầm tưởng.
Dường như không đành lòng nhìn những cô gái Tạm Thương chịu nỗi oan khuất kéo dài hàng thế kỷ nên cả những người hát xẩm đất Thăng Long cũng góp nhạc, thêm lời nhằm "thanh minh" cho gái Tạm Thương:
"Em là con gái Tạm Thương/ Dù không cày cấy, lương vào cũng có một đôi quây/ Ghét cho miệng thế đặt bày/ Moi gan móc ruột khép lựa điều này tiếng kia".
Thời hiện đại, những cô gái Tạm Thương đã không còn chịu điều tiếng bởi một câu ngạn ngữ không rõ lai lịch, nguồn gốc. Con ngõ nhỏ càng được nhớ đến qua những vần thơ rất tình của nhà thơ Chế Lan Viên.
Ngõ Tạm Thương bây giờ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng của người Hà Nội. Cả con ngõ chỉ dài chừng vài trăm mét nhưng có đến hàng chục quán nem chua mở san sát.
Có những quán khách đến quá đông mà quán chỉ rộng không đến 10 m² khiến nhiều người đến ăn phải ngồi ghép đoàn hoặc ngồi ra đường, không thì phải đứng chờ.
Nhộn nhịp buôn bán là thế nhưng khi đi đến Tạm Thương mới biết. Mọi thứ trong ngõ như đọng lại với thời gian bởi người dân Tạm Thương vẫn giữ cho mình sự lịch thiệp, bình dị và chậm rãi của người Hà Nội xưa, khác xa với những xô bồ, ồn ào của phố xá tấp nập ngoài kia.
Mỗi buổi chiều, bà Hào lại ngồi quán trà đầu ngõ, bỏm bẻm nhai trầu nhìn những đôi trẻ yêu đương, tán tỉnh nhau bằng những vần thơ rất tình: "Thương một đời sao gọi là Tạm Thương?".
Nay ngõ đã nổi danh với các hàng quán nem chua đặc sản - Ảnh: BẢO LINH
Có những địa danh mà mới nghe tên, người ta đã cảm giác thật gần gũi, thân thiết. Ngõ Tạm Thương là một cái tên như vậy, đến một lần có thể xao xuyến cả đời...
Sương giăng mờ trên ngõ Tạm ThươngNgõ rất cụt mà lòng xa thẳmNgõ bảy thước mà lòng muôn dặmThương một đời đâu phải Tạm Thương.Thơ Chế Lan Viên
Truyền kỳ ngõ Tạm Thương
Khách đến Hà Nội, thường tạt vào những quán nem chua đã thành thương hiệu của ngõ Tạm Thương nằm lọt thỏm giữa phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm.
Bà Đinh Thị Hào, 80 tuổi, sống tại con ngõ này cả đời người, thi thoảng vẫn bỏm bẻm nhai trầu, nhẩn nha trả lời câu hỏi của khách vãng lai về sự tích ngõ Tạm Thương.
"Có mấy cậu trai trẻ hay đưa người yêu đến đây ăn quà. Nhiều người đã thuộc làu khổ thơ của ông Chế Lan Viên: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Thương một đời đâu phải là Tạm Thương.
Rồi họ hỏi chúng tôi, tại sao ngõ lại có tên là Tạm Thương? Tại sao không phải là thương cả đời mà chỉ là tạm thương? Hoặc tạm thương có phải chỉ là thương một nửa hay không?
Thế nhưng từ thương ở đây không phải mang ý nghĩa yêu thương, thương tạm thời hay hời hợt như cách chơi chữ của ông Chế Lan Viên" - bà Hào vừa cười vừa giải thích.
Kể thêm về con ngõ này, bà Hào cho biết bà nghe kể rằng cái tên ngõ Tạm Thương đã có từ cách đây mấy thế kỷ (đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn). Lúc đầu, ngõ có tên là Trạm Thương. Bởi vì ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính nên gọi là kho Tạm Thương, sau đổi thành ngõ Tạm Thương.
Nhưng cũng có một số giải thích khác về cái tên ngõ Tạm Thương. Chẳng hạn, có người cho rằng gọi là ngõ Tạm Thương bởi gần đó có nhà thương Phủ Doãn. Bệnh nhân vào nhà thương được sơ cứu ở đây trước, nên gọi là Tạm Thương.
Hoặc thời Pháp thuộc, ngõ Tạm Thương này là nơi tìm đến vui chơi thường xuyên của nhiều lính Pháp. Vì ở đây có những người phụ nữ hành nghề "bán hoa". Kể từ đó, người đời mới có câu gây tranh cãi "gái Tạm Thương" là vậy.
"Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương"
Tuy nhiên, cách lý giải nào đi chăng nữa, khách đến Hà Nội đều ít nhiều được nghe những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, để từ đó tò mò tìm đến con ngõ này. Và để hiểu trọn vẹn còn có câu truyền miệng làm tốn nhiều giấy mực xứ Hà thành rằng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương". Thậm chí, nó có thể được diễn giải theo nghĩa khá nặng nề.
Đó là có người cho rằng vì phố Hà Trung vốn là nơi đặt nhà trạm dịch, trong trạm có đội binh phu gồm toàn đàn ông to lớn, khỏe mạnh chuyên chuyển công văn giấy tờ, hay đưa quan lớn đến các trạm dịch tiếp theo, xong việc quan là họ cờ bạc, hút xách, gây sự với dân quanh vùng nên ai cũng kinh hãi.
Còn "gái Tạm Thương" chỉ đàn bà "ghê gớm" có xuất xứ từ mấy bà chuyên cân thóc ở kho Tạm Thương thường quát tháo nông dân nộp thuế.
Lại có người giải thích "do các lính trạm, phu trạm cư ngụ trong ngõ dẫn vào nhà trạm ỷ thế "hỏa tốc" và hộ tống các quan lớn nên hay sừng sộ, hạch sách dân chúng khiến ai ai nghe tới danh "trai Ngõ Trạm" cũng khiếp sợ.
Còn Tạm Thương là "cái kho tạm chứa thóc thuế các làng nộp trước khi chuyển vào kho chính trong thành. Kho tạm này đặt ở làng Yên Thái, gần đền Yên Thái trong ngõ Tạm Thương ngày nay, từ giữa phố Hàng Bông rẽ vào.
Tại kho có nhiều phụ nữ làm việc cân đong và chuyển vận gạo thóc, những người này hay nạt nộ sách nhiễu dân tới nộp thuế nên gặp những gái Tạm Thương là nhiều người muốn tránh xa.
Cho nên câu truyền miệng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" là nói về "hai hạng người lợi dụng nghề nghiệp và vị trí mà ăn hiếp dân ở Hà Nội xưa".
"Người xưa truyền miệng rằng trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ đặc điểm của người dân trong ngõ này. Bởi dân ở đây ghê gớm, đanh đá, chua ngoa... nhưng nào phải vậy. Tôi được nghe ông cha kể lại ở thời phong kiến xưa, ngõ Tạm Thương có một kho chứa thóc thuế.
Người dân ở đây, con trai được tuyển làm lính gác trông kho, con gái thì làm nghề buôn thóc. Dân làng khác khi đến nộp thóc nghĩ rằng kho thóc đặt ở đây thì dân tại chỗ sẽ được lợi, bớt xén, vậy nên họ ghét rồi có câu ngạn ngữ kia" - ông Lê Văn Thừa, 70 tuổi, sống tại ngõ Tạm Thương lý giải.
Ngõ nhỏ mang tên gợi tò mò ở Hà Nội - Ảnh: BẢO LINH
Nỗi oan khuất nửa thế kỷ
Cả cuộc đời sống tại ngõ Tạm Thương, bà Hào vẫn không nén nổi cơn giận khi ai đó đọc câu ngạn ngữ "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" với ý giễu nhại.
Theo nhiều người dân nơi đây, câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" có ngữ điệu giống câu "Trai nhà trạm, gái tạm kho" mang sắc thái tiêu cực nên nhiều người bị hiểu lầm.
"Người ta hay nói trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ những người phụ nữ đanh đá, chua ngoa. Nhưng lịch sử của người dân ngõ này xuất phát từ những gia đình làm nghề thêu di cư từ Thường Tín lên đây. Từ sáng cho tới khi mặt trời chuẩn bị lặn, lúc nào cũng thấy các cô ngồi bên khung thêu.
Nghề thêu đòi hỏi khéo tay và chăm chỉ. Do ngồi trong nhà cả ngày nên da dẻ các cô trắng trẻo. Hàng thêu làm ra được họ mang bán tại phố Hàng Thêu.
Câu "gái Tạm Thương" có ý nghĩa ngợi khen các cô gái làm nghề thêu khéo tay, chăm chỉ. Hiện trong ngõ Tạm Thương vẫn còn ngôi đình thờ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu. Ngôi đền này cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn còn là nơi bày bán đồ thêu.
Do vậy câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" chỉ những đôi trai tài, gái sắc, chịu thương chịu khó" - bà Hào cho biết cách diễn giải lời truyền miệng hoàn toàn khác hẳn với ý không hay ho như một số người lầm tưởng.
Dường như không đành lòng nhìn những cô gái Tạm Thương chịu nỗi oan khuất kéo dài hàng thế kỷ nên cả những người hát xẩm đất Thăng Long cũng góp nhạc, thêm lời nhằm "thanh minh" cho gái Tạm Thương:
"Em là con gái Tạm Thương/ Dù không cày cấy, lương vào cũng có một đôi quây/ Ghét cho miệng thế đặt bày/ Moi gan móc ruột khép lựa điều này tiếng kia".
Thời hiện đại, những cô gái Tạm Thương đã không còn chịu điều tiếng bởi một câu ngạn ngữ không rõ lai lịch, nguồn gốc. Con ngõ nhỏ càng được nhớ đến qua những vần thơ rất tình của nhà thơ Chế Lan Viên.
Ngõ Tạm Thương bây giờ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng của người Hà Nội. Cả con ngõ chỉ dài chừng vài trăm mét nhưng có đến hàng chục quán nem chua mở san sát.
Có những quán khách đến quá đông mà quán chỉ rộng không đến 10 m² khiến nhiều người đến ăn phải ngồi ghép đoàn hoặc ngồi ra đường, không thì phải đứng chờ.
Nhộn nhịp buôn bán là thế nhưng khi đi đến Tạm Thương mới biết. Mọi thứ trong ngõ như đọng lại với thời gian bởi người dân Tạm Thương vẫn giữ cho mình sự lịch thiệp, bình dị và chậm rãi của người Hà Nội xưa, khác xa với những xô bồ, ồn ào của phố xá tấp nập ngoài kia.
Mỗi buổi chiều, bà Hào lại ngồi quán trà đầu ngõ, bỏm bẻm nhai trầu nhìn những đôi trẻ yêu đương, tán tỉnh nhau bằng những vần thơ rất tình: "Thương một đời sao gọi là Tạm Thương?".
Còn có giả thuyết khác cho rằng tên ngõ Tạm Thương khởi nguồn từ mối tình đẹp của vua Lý Thánh Tông với cô hái dâu, tức nguyên phi Ỷ Lan. Khi giai nhân này chưa được vào cung, nhà vua đã xây lầu Động Tiên cho nàng ở ngay khu vực ngõ Tạm Thương hiện nay. Và cũng từ đó cái tên yêu thương này được truyền đời. Bao năm qua, ngôi đình Yên Thái thờ nguyên phi Ỷ Lan vẫn nghi ngút khói hương trong con ngõ nhỏ...
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đường vua chúa trên kinh đô xưa
Tại Huế, việc đặt tên (và niên hiệu) vua chúa cho các tuyến đường kể từ thời còn vương triều Nguyễn cho đến sau này có nhiều đổi thay và chuyện hậu trường không phải ai cũng biết...
16 thg 2, 2022
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Ru tình' bên đường Trịnh Công Sơn
Đường Trịnh Công Sơn ở Huế chính thức được đặt tên ngày 17-3-2011, cũng là con đường đầu tiên được đặt tên Trịnh Công Sơn trong cả nước nhân dịp 10 năm người nhạc sĩ tài danh đi xa.
Anh Trịnh lúc đó không uống được bia, mà kêu bia cho mọi người uống, và chia sẻ một số chuyện, trong đó có chuyện tên đường, mong ước của anh vậy thôi.
Nhạc sĩ Lê Phùng
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Thiên Lôi, cổ đạo xa xưa nhất Hải Phòng
Phố Thiên Lôi ở quận Lê Chân là một trong những cổ đạo được đặt tên sớm nhất Hải Phòng. Con đường dài hơn bốn cây số từng là bãi hoang, bụi rậm và dân nghiện ngập tới chích choác nay đã khang trang, đất sốt từng ngày.
Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Phố Chả Cá và người duy nhất còn lại ở làng nghề xưa
Phố Chả Cá nghe như ngào ngạt mùi thơm nhưng chỉ còn một nhà bán chả cá. Và cũng ít ai biết rằng con phố này từng bán... sơn cùng với dãy bán chả cá, thứ đặc sản nức lòng thực khách.
Đặc sản chả cá ở phố Chả Cá
Ngày nay, Chả Cá là con phố dài chưa đầy 200 m nối từ phố Hàng Lược đến phố Hàng Cân ở trung tâm phố cổ Hà Nội. Con phố có cái tên đặc biệt cắt ngang phố Hàng Cá - chợ cá bên sông Tô Lịch xưa.
Chả Cá bây giờ buôn bán đủ thứ, từ quần áo, giày dép, cà phê đến khách sạn, tour du lịch, duy chỉ có căn nhà số 14 vẫn bán chả cá từ cuối thế kỷ 19. Nhà cửa hai bên đường sửa sang nhiều, chỉ có căn nhà số 14 vẫn cổ kính như ngày nào. Đây chính là quán chả cá Lã Vọng - nhà bán món ăn nức tiếng Hà thành.
Ngã tư phố Chả Cá - Hàng Cá - Ảnh: VŨ TUẤN
Đặc sản chả cá ở phố Chả Cá
Ngày nay, Chả Cá là con phố dài chưa đầy 200 m nối từ phố Hàng Lược đến phố Hàng Cân ở trung tâm phố cổ Hà Nội. Con phố có cái tên đặc biệt cắt ngang phố Hàng Cá - chợ cá bên sông Tô Lịch xưa.
Chả Cá bây giờ buôn bán đủ thứ, từ quần áo, giày dép, cà phê đến khách sạn, tour du lịch, duy chỉ có căn nhà số 14 vẫn bán chả cá từ cuối thế kỷ 19. Nhà cửa hai bên đường sửa sang nhiều, chỉ có căn nhà số 14 vẫn cổ kính như ngày nào. Đây chính là quán chả cá Lã Vọng - nhà bán món ăn nức tiếng Hà thành.
15 thg 2, 2022
Canh rau ranh thịt heo
Người bạn quê ở huyện Trà Bồng gửi cho mớ rau ranh non mướt. Rau ranh là đặc sản của núi rừng ở miền Tây Quảng Ngãi, không chỉ nổi tiếng với món canh rau ranh ốc đá, mà rau ranh nấu với thịt heo cũng đặc biệt thơm ngon.
Bữa cơm trưa ngon miệng khi có món canh rau ranh nấu cùng thịt heo ba chỉ và gạo tấm. Cả nhà tôi chậm rãi thưởng thức món canh phảng phất hương vị núi rừng. Nắng gió nơi núi đồi cùng sương lạnh và mưa dầm đã ướp hương của đất trời, cỏ cây vào lá và đọt rau non tơ với vị ngọt lẫn chát dịu. Thịt heo xào săn khi nấu canh cho rau thêm ngon, mềm. Nước canh với vị ngọt thanh từ gạo tấm hòa cùng vị mặn từ muối, chát dịu từ rau và béo từ mỡ thật hấp dẫn.
Bữa cơm trưa ngon miệng khi có món canh rau ranh nấu cùng thịt heo ba chỉ và gạo tấm. Cả nhà tôi chậm rãi thưởng thức món canh phảng phất hương vị núi rừng. Nắng gió nơi núi đồi cùng sương lạnh và mưa dầm đã ướp hương của đất trời, cỏ cây vào lá và đọt rau non tơ với vị ngọt lẫn chát dịu. Thịt heo xào săn khi nấu canh cho rau thêm ngon, mềm. Nước canh với vị ngọt thanh từ gạo tấm hòa cùng vị mặn từ muối, chát dịu từ rau và béo từ mỡ thật hấp dẫn.
Miếu thờ Hai Bà Trưng - Biểu tượng của lòng yêu nước
Toàn tỉnh Long An có lẽ chỉ có tại xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là có miếu thờ Hai Bà Trưng - hai vị nữ anh hùng dân tộc. Hàng năm, người dân làm lễ cúng hai Bà vào ngày 05 và 06/02 Âm lịch. Ngôi miếu là biểu trưng của lòng yêu nước cũng như lịch sử khai hoang, khẩn đất ở Nam bộ nói chung và vùng đất Mỹ Lộc nói riêng.
Ngôi miếu được xây dựng khang trang trong khuôn viên khá rộng. Trên sân có thờ Thần Nông. Hai cội bồ đề lớn làm không gian thêm đẹp và trang nghiêm. Bên trong chánh điện là bàn thờ hai nữ tướng với tượng thờ tướng bà cưỡi voi trắng. Miếu Hai Bà Trưng có tiền thân là miếu Bà Ngũ Hành được lập từ khi nào không ai nhớ rõ, sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, ngôi miếu xuống cấp nghiêm trọng.
Đến năm 1947, ông Đoàn Ngọc Tỷ là người có lòng yêu nước, am hiểu lịch sử dân tộc đã hiến đất xây lại miếu Bà Ngũ Hành và đề nghị thỉnh vọng Hai Bà Trưng về thờ phụng để duy trì ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân. Từ đó đến nay, miếu Bà Ngũ Hành đổi tên thành miếu Hai Bà Trưng.
Miếu thờ nữ tướng hiếm hoi ở Long An
Ngôi miếu được xây dựng khang trang trong khuôn viên khá rộng. Trên sân có thờ Thần Nông. Hai cội bồ đề lớn làm không gian thêm đẹp và trang nghiêm. Bên trong chánh điện là bàn thờ hai nữ tướng với tượng thờ tướng bà cưỡi voi trắng. Miếu Hai Bà Trưng có tiền thân là miếu Bà Ngũ Hành được lập từ khi nào không ai nhớ rõ, sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, ngôi miếu xuống cấp nghiêm trọng.
Đến năm 1947, ông Đoàn Ngọc Tỷ là người có lòng yêu nước, am hiểu lịch sử dân tộc đã hiến đất xây lại miếu Bà Ngũ Hành và đề nghị thỉnh vọng Hai Bà Trưng về thờ phụng để duy trì ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân. Từ đó đến nay, miếu Bà Ngũ Hành đổi tên thành miếu Hai Bà Trưng.
Câu chuyện về chùa Vua ở Hà Nội
Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một "cờ miếu" - thánh địa cờ tướng của thành Thăng Long xưa...
14 thg 2, 2022
Lung Ngọc Hoàng - Tương tư xanh mênh mang
Cho đến lúc chạm vào sông Sài Gòn trong ánh nắng chiều lấp lánh bừng lên sau cơn mưa đầu mùa mới cảm nhận là vừa tạm biệt sông nước Hậu Giang để về phố. Và nhớ, nhớ đến the thắt thương, nhớ đến thao thiết tình.
Mà lạ, chuyến đi này không là háo hức khám phá kênh rạch chằng chịt, không là rợn ngợp cảm giác sông nước mênh mông bát ngát, không là xôn xao ngắm những cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền sông Hậu nối hai bờ yên ả thanh bình, không là ngọt thơm những vườn trái chín mùa tròn trặn cả giấc mơ, những đồng lúa mê mải xanh non đến cuối trời. Cả hành trình giống như một giai điệu ngân vang rồi lắng đọng, để vấn vít quấn níu hình như đã để lại dòng Hậu Giang, để lại Lung Ngọc Hoàng một tương tư xanh mênh mang của rừng cây ngập nước.
Mà lạ, chuyến đi này không là háo hức khám phá kênh rạch chằng chịt, không là rợn ngợp cảm giác sông nước mênh mông bát ngát, không là xôn xao ngắm những cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền sông Hậu nối hai bờ yên ả thanh bình, không là ngọt thơm những vườn trái chín mùa tròn trặn cả giấc mơ, những đồng lúa mê mải xanh non đến cuối trời. Cả hành trình giống như một giai điệu ngân vang rồi lắng đọng, để vấn vít quấn níu hình như đã để lại dòng Hậu Giang, để lại Lung Ngọc Hoàng một tương tư xanh mênh mang của rừng cây ngập nước.
Bánh tráng nhúng đường
Bánh tráng nhúng đường rất giòn, ngọt, thơm là món ăn dân dã, thân thuộc với tuổi thơ của bao thế hệ người dân xứ Quảng.
Ngày xưa, vào mùa thu hoạch mía, lò đường của ông tôi luôn đông đúc. Không chỉ người trong thôn, mà các khu vực lân cận cũng chở mía đến nhờ nấu đường. Những lò nấu đường thủ công đã đi vào ký ức của nhiều người.
Ngày xưa, vào mùa thu hoạch mía, lò đường của ông tôi luôn đông đúc. Không chỉ người trong thôn, mà các khu vực lân cận cũng chở mía đến nhờ nấu đường. Những lò nấu đường thủ công đã đi vào ký ức của nhiều người.
Ngang qua đỉnh núi mây ngàn
Tôi luôn tự hào mỗi khi ai đó nhắc nhớ về mảnh đất mình đang sống, nơi có những đỉnh núi ngàn năm mây phủ, yên bình và đầy ắp yêu thương.
Chư Đang Ya: Gió hát, mây bồng
Bạn tôi, dân phượt thứ thiệt, luôn vọng ước núi non đỉnh cao để chinh phục, rồi đứng từ chóp đỉnh và tự hào về thử thách bản thân mình đã vượt qua. Bạn ngỏ ý muốn khám phá những ngọn núi lửa cổ dương đã từng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Tôi rủ bạn về Gia Lai và Chư Đang Ya là lựa chọn đầu tiên trong cuộc hành trình. Một ngày cuối năm, nắng vừa thức dậy, chúng tôi hăm hở đi về phía núi.
Chư Đang Ya: Gió hát, mây bồng
Bạn tôi, dân phượt thứ thiệt, luôn vọng ước núi non đỉnh cao để chinh phục, rồi đứng từ chóp đỉnh và tự hào về thử thách bản thân mình đã vượt qua. Bạn ngỏ ý muốn khám phá những ngọn núi lửa cổ dương đã từng hoạt động cách đây hàng triệu năm. Tôi rủ bạn về Gia Lai và Chư Đang Ya là lựa chọn đầu tiên trong cuộc hành trình. Một ngày cuối năm, nắng vừa thức dậy, chúng tôi hăm hở đi về phía núi.
Vang danh khóm Bến Lức
Đi dọc theo Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bến Lức hoặc Quốc lộ N2, đoạn qua xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An dọc hai bên đường có những căn chòi nhỏ chất đầy khóm (thơm). Người dừng chân ghé lại sẽ được giới thiệu đây là khóm Bến Lức. Khóm Bến Lức có gì đặc biệt mà được người bán dùng làm thương hiệu giới thiệu đến khách gần xa?
Vang danh khóm ở đất phèn
Trên Báo Tuổi Trẻ ngày 21/02/2016 có bài viết Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức; Báo Cần Thơ ngày 09/5/2014 cũng có bài Khóm Bến Lức nức tiếng gần xa. Thì ra từ lâu, khóm Bến Lức đã vang danh, được nhiều người biết đến. Địa chí Long An có đoạn nhắc riêng tới khóm Bến Lức là một đặc sản của Long An, được xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao từ những năm 1980. Không chỉ vậy, khóm Bến Lức còn được xem như “chứng nhân lịch sử” khi gắn liền với chiến khu Vườn Thơm - Bà Vụ, một thời là nỗi khiếp sợ của quân thù. Qua bao nhiêu năm tháng, cây khóm vẫn bền lòng bám đất và giữ vững danh tiếng ngon, ngọt nhất vùng, được du khách gần xa biết đến.
Vang danh khóm ở đất phèn
Trên Báo Tuổi Trẻ ngày 21/02/2016 có bài viết Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức; Báo Cần Thơ ngày 09/5/2014 cũng có bài Khóm Bến Lức nức tiếng gần xa. Thì ra từ lâu, khóm Bến Lức đã vang danh, được nhiều người biết đến. Địa chí Long An có đoạn nhắc riêng tới khóm Bến Lức là một đặc sản của Long An, được xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao từ những năm 1980. Không chỉ vậy, khóm Bến Lức còn được xem như “chứng nhân lịch sử” khi gắn liền với chiến khu Vườn Thơm - Bà Vụ, một thời là nỗi khiếp sợ của quân thù. Qua bao nhiêu năm tháng, cây khóm vẫn bền lòng bám đất và giữ vững danh tiếng ngon, ngọt nhất vùng, được du khách gần xa biết đến.
Đậu phộng Đức Hòa - Đặc sản đã đi vào nghệ thuật
Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thênh
Len đất giồng là mầm đậu lên
Đặc sản vùng đất Đức Hòa đi vào nghệ thuật một cách bình dị, nhẹ nhàng như vậy trong bài vọng cổ nổi tiếng Cô gái tưới đậu của Trần Nam Dân. Cây đậu phộng có mặt ở Đức Hòa từ khi nào không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng đó là loại cây trồng truyền thống của vùng đất giồng pha cát. Và chất lượng đậu phộng Đức Hòa đã vươn xa trở thành đặc sản của vùng thượng Long An.
Đặc trưng về hương vị
Khoảng tháng 9 Âm lịch hàng năm, khi những cơn mưa mùa đã ngớt, nông dân Đức Hòa lại rục rịch xới đất, gieo đậu phộng. Hạt đậu vừa gieo gặp mưa nhỏ thấm ướt sẽ nảy mầm. Khi mưa ngưng hẳn, loại cây ưa khô thỏa sức phát triển, cho ra hàng tấn đậu chắc hạt, thơm ngon. Đậu phộng tại Đức Hòa có thể trồng quanh năm nhưng vụ mùa thuận lợi nhất là Đông Xuân. Nhiều người dân chọn luân canh cây trồng và cứ đến vụ mùa lại gieo đậu phộng để vừa đạt năng suất cao, vừa chuẩn bị cho mùa tết.
Len đất giồng là mầm đậu lên
Đặc sản vùng đất Đức Hòa đi vào nghệ thuật một cách bình dị, nhẹ nhàng như vậy trong bài vọng cổ nổi tiếng Cô gái tưới đậu của Trần Nam Dân. Cây đậu phộng có mặt ở Đức Hòa từ khi nào không ai nhớ rõ, chỉ biết rằng đó là loại cây trồng truyền thống của vùng đất giồng pha cát. Và chất lượng đậu phộng Đức Hòa đã vươn xa trở thành đặc sản của vùng thượng Long An.
Đặc trưng về hương vị
Khoảng tháng 9 Âm lịch hàng năm, khi những cơn mưa mùa đã ngớt, nông dân Đức Hòa lại rục rịch xới đất, gieo đậu phộng. Hạt đậu vừa gieo gặp mưa nhỏ thấm ướt sẽ nảy mầm. Khi mưa ngưng hẳn, loại cây ưa khô thỏa sức phát triển, cho ra hàng tấn đậu chắc hạt, thơm ngon. Đậu phộng tại Đức Hòa có thể trồng quanh năm nhưng vụ mùa thuận lợi nhất là Đông Xuân. Nhiều người dân chọn luân canh cây trồng và cứ đến vụ mùa lại gieo đậu phộng để vừa đạt năng suất cao, vừa chuẩn bị cho mùa tết.
Khám phá ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất của Việt Nam
Đền Hỏa Thần được xây sau vụ cháy thiêu rụi 1.400 ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội năm 1837. Đây là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam cồn tồn tại cho đến nay.
Độc đáo nghề ăn “mứt” làng Nam Ô, Đà Nẵng
“Mứt” là một loại rong biển mà đất trời ban tặng cho người dân vùng Nam Ô. Nhờ vậy mà người Nam Ô có thêm một nghề mưu sinh mùa biển động- nghề ăn “mứt”.
Mỗi năm cứ độ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân làng Nam Ô lại ý ới nhau dậy lúc 2 giờ sáng để ăn “mứt”. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, lúc mà sóng biển đánh vào gành đá như những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, cái rét như cắt vào da thịt những người phụ nữ ăn “mứt” ở đây.
Cuối mùa, bà Bùi Thị Xinh thường ăn "mứt" ở gành Nam Ô. Ảnh: Nguyễn Linh
Mỗi năm cứ độ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân làng Nam Ô lại ý ới nhau dậy lúc 2 giờ sáng để ăn “mứt”. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, lúc mà sóng biển đánh vào gành đá như những cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, cái rét như cắt vào da thịt những người phụ nữ ăn “mứt” ở đây.
Bà Nà - Trăng và sương
Đã từng có mặt ở Bà Nà nhiều lần, từ buổi tôi theo những người thợ sơn tràng khai hoang đi tìm dấu vết một Bà Nà xưa, cho đến bây giờ một Bà Nà hiện đại ửng đỏ khuyên son trên bản đồ du lịch Đà Nẵng.
Mà muốn đến đỉnh núi ấy chỉ có một con đường cáp treo duy nhất, bạn không còn cách chọn lựa nào khác. Nhưng cho dù là lần nào chăng nữa, thì cái đêm trong căn nhà du mục trên đỉnh núi tràn ngập trăng và sương ấy, với tôi mãi mãi là niềm bí mật bởi những lối vô tận của non cao rừng thẳm không dễ có lần gặp lại.
Kiệu quan lớn lên đỉnh Bà Nà năm 1924. Ảnh: Tư liệu
Mà muốn đến đỉnh núi ấy chỉ có một con đường cáp treo duy nhất, bạn không còn cách chọn lựa nào khác. Nhưng cho dù là lần nào chăng nữa, thì cái đêm trong căn nhà du mục trên đỉnh núi tràn ngập trăng và sương ấy, với tôi mãi mãi là niềm bí mật bởi những lối vô tận của non cao rừng thẳm không dễ có lần gặp lại.
Thăm chùa Địa Tạng Phi Lai
Hà Nam không chỉ có chùa Tam Chúc nổi tiếng mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh đẹp và bình yên. Một trong những ngôi chùa đẹp nơi đây là Địa Tạng Phi Lai Tự.
13 thg 2, 2022
Đồng Thiên quán huyền thoại của Thăng Long xưa bây giờ ra sao?
Chùa Kim Cổ - Đồng Thiên quán từng có có quy mô khá lớn, nhưng do quá trình đô thị hóa mà ngày nay chỉ còn rộng khoảng 150 m²...
Cá kho phố Cầu Gỗ - Món ăn truyền thống người Hà Nội
Là một phần của chợ Hàng Bè, ngõ Cầu Gỗ được mọi người biết đến không chỉ có nhiều món đồ tươi sống mà bên cạnh đó khi đi qua đây các bà nội chợ còn bị một mùi hương khó cưỡng nổi đó chính là món cá kho trên phố này.
Đi tới khu bán đồ ăn nấu chín trong chợ, thực khách không khỏi bị thu hút bởi sắc vàng, độ bóng của những món kho nơi đây với tôm rim, thịt kho, cá kho…. Nhưng chắc chắn thực khách sẽ bị hấp dẫn và khó cưỡng nhất chính là món cá kho ở đây bởi cả về màu sắc lẫn hương vị của nó.
Cá trắm được được chọn lựa làm nguyên liệu chính cho món cá kho ở đây với thịt chắc thơm ngon, ít xương dăm. Cá phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là cá phải tươi, có trọng lượng thường phải từ 7kg trở lên, khi ấy phần thịt mới dẻo, thớ cá trong veo, khi kho xong món ăn sẽ vô cùng bắt mắt.
Cá trắm được được chọn lựa làm nguyên liệu chính cho món cá kho ở đây với thịt chắc thơm ngon, ít xương dăm. Cá phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là cá phải tươi, có trọng lượng thường phải từ 7kg trở lên, khi ấy phần thịt mới dẻo, thớ cá trong veo, khi kho xong món ăn sẽ vô cùng bắt mắt.
Kỳ thú bãi đá Hòn Chồng
Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên nằm ở bờ biển phía Bắc thành phố Nha Trang. Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi. Nhiều người bảo, Hòn Chồng là nơi giao nhau giữa biển và núi… Quần thể bài đá Hòn Chồng, bao gồm những tảng đá lớn nằm chồng lên nhau từ bao đời nay. Từ lâu, bãi đá này trở thành một địa điểm khá hút khách của thành phố Nha Trang. Kỳ thú bãi đá Hòn Chồng
Tới đây du khách có thể cảm nhận bãi đá Hòn Chồng như là nơi giao nhau giữa núi và biển. Bởi chỉ vài bước chân du khách có thể chạm đến mặt biển hoặc ngay chân đồi. Đến đây du khách còn được nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về sự tích bãi đá này giữa một phong cảnh thiên nhiên hữu tình.
11 thg 2, 2022
Kinh Môn từng có Văn miếu
Ở khu nghĩa trang của dòng họ Mạc tại thôn Trần Xá, xã Lạc Long (Kinh Môn) vẫn còn hai tấm bia ghi chép việc trùng tu văn miếu phủ Kinh Môn. Đây là hai di vật quý hiếm về chấn hưng đạo học ở Hải Dương.
Rừng sau sau mùa thay lá
Cánh rừng sau sau ở xã Hướng Linh rụng lá, lên lộc xanh mướt vào mùa xuân.
Cánh rừng sau sau ở xã Hướng Linh (Hướng Hóa) đang vào mùa thay lá. Rừng cách tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 70 km. Du khách đi theo quốc lộ 9 lên thị trấn Khe Sanh, rẽ vào đường Hồ Chí Minh nhánh tây 5 km sẽ đến khu rừng.
Sau sau (hay phong hương) là một loài cây gỗ lớn ưa sáng, tái sinh mạnh. Cây sau sau ở xứ lạnh sẽ đổi màu mạnh mẽ nhưng ở Việt Nam chỉ lác đác từng lá biến sắc rồi rụng dần. Sau sau ngoài việc tạo môi trường tiểu khí hậu cho các loài cây rừng còn là một cây sản sinh nhiều nguyên liệu làm thuốc.
Sau sau (hay phong hương) là một loài cây gỗ lớn ưa sáng, tái sinh mạnh. Cây sau sau ở xứ lạnh sẽ đổi màu mạnh mẽ nhưng ở Việt Nam chỉ lác đác từng lá biến sắc rồi rụng dần. Sau sau ngoài việc tạo môi trường tiểu khí hậu cho các loài cây rừng còn là một cây sản sinh nhiều nguyên liệu làm thuốc.
10 thg 2, 2022
Chùa Bún Riêu
Dù không có số liệu thống kê chính xác, nhưng tui chắc rằng ngôi chùa ở Đồng Nai có nhiều người viếng thăm nhứt là một ngôi chùa ở huyện Long Thành, được người dân gọi tên là chùa Bún Riêu.
Nói là có nhiều người viếng vì không chỉ dân Đồng Nai, mà người khắp nơi trong cả nước vẫn thường ghé vào đây, đặc biệt là du khách đi Vũng Tàu trên quốc lộ 51, trong đó có thể có cả bạn - người đang đọc bài viết này.
Cánh đồng điện gió Đông Hải 1 Trà Vinh
Đến Trà Vinh, bạn không chỉ mê mẩn với những ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp, Ao Bà Om, Cồn Chim… mà còn hào hứng check in với những cánh đồng điện gió đẹp như tranh vẽ. Trong đó phải kể đến cánh đồng điện gió Đông Hải 1 tọa lạc tại ấp Định An, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Điểm thu hút du khách chính là 25 tua bin gió khổng lồ được dựng trên giữa biển khơi bao la nhìn hùng vĩ vô cùng, mỗi trụ sơn màu trắng cao 105m với 3 cánh quạt. Những chiếc tuabin này là một background chụp ảnh không góc chết cho những những bạn yêu thích sống ảo.
Cánh đồng điện gió Đông Hải 1
Điểm thu hút du khách chính là 25 tua bin gió khổng lồ được dựng trên giữa biển khơi bao la nhìn hùng vĩ vô cùng, mỗi trụ sơn màu trắng cao 105m với 3 cánh quạt. Những chiếc tuabin này là một background chụp ảnh không góc chết cho những những bạn yêu thích sống ảo.
Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na
Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Đối với dân tộc Ba Na, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời. Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay của người Ba Na nổi tiếng bởi những trang trí hoa văn rất tinh tế. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na còn ẩn chứa sắc thái văn hoá, thể hiện tâm hồn phong phú.
Ngôi nhà 140 tuổi của ông hội đồng giàu nức tiếng Cà Mau xưa
Được xây dựng cách đây khoảng 140 năm, ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh ở TP Cà Mau (Cà Mau) vẫn còn gần như nguyên vẹn kiến trúc.
Đặc biệt, khi bước vào trong ngôi nhà du khách cảm thấy rất mát mẻ.
Ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh tọa lạc tại ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau. Dù đã có đôi phần xuống cấp nhưng ngôi nhà vẫn giữ được kết cấu chính, với kiến trúc mang đậm dấu ấn người Hoa. Nhà đang được cháu, chắt của ông Lâm Canh trông coi.
Đặc biệt, khi bước vào trong ngôi nhà du khách cảm thấy rất mát mẻ.
Ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh được xây dựng hơn 1 thế kỷ nằm nép bên bờ kênh Xáng ở ấp 2, xã Tắc Vân.
Ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh tọa lạc tại ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau. Dù đã có đôi phần xuống cấp nhưng ngôi nhà vẫn giữ được kết cấu chính, với kiến trúc mang đậm dấu ấn người Hoa. Nhà đang được cháu, chắt của ông Lâm Canh trông coi.
Long Biên – Cây cầu thép vĩ đại tròn 120 tuổi
Cách đây 120 năm, một cây cầu thép vĩ đại mang tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (nay là cầu Long Biên) đã nối hai bờ dòng sông Hồng hung dữ và nối liền hai thành phố Hà Nội - Hải Phòng. Cây cầu khánh thành trước sự chứng kiến của vua Thành Thái và từng là cây cầu thép dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của nước Mỹ.
Là người sáng lập Liên bang Đông Dương, Paul Doumer sớm nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường biển. Do vậy, ngay sau khi nhậm chức, ông đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng dài hơn 1.600m song đã vấp phải nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này điên rồ và không thể thực hiện được. “Đặt một cây cầu ngang qua sông Hồng à? Thật là điên rồ! Điều này giống như là chồng núi lên núi để lên trời”.
Bản vẽ mặt đứng toàn thể các nhịp cầu dài 75m với dầm chìa và nhịp dài 51m200 của cầu Doumer do Công ty Le Brun Daydé & Pillé thiết kế năm 1897. Nguồn: TTLTQG1
Là người sáng lập Liên bang Đông Dương, Paul Doumer sớm nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường biển. Do vậy, ngay sau khi nhậm chức, ông đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng dài hơn 1.600m song đã vấp phải nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này điên rồ và không thể thực hiện được. “Đặt một cây cầu ngang qua sông Hồng à? Thật là điên rồ! Điều này giống như là chồng núi lên núi để lên trời”.
9 thg 2, 2022
Tượng Phật 24 tay độc đáo ở xứ Nghệ
Chùa Phúc Mỹ hiện đang lưu giữ được một hệ thống tượng cổ đặc sắc, độc đáo hàng đầu tỉnh Nghệ An, nhất là tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề 24 tay.
Ý nghĩa tâm linh của Ngũ Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống
“Ngũ hổ” là một chủ đề nổi tiếng của tranh dân gian Hàng Trống. Phía sau bức tranh này ẩn chứa nhiều thông điệp tâm linh của nền văn hóa cổ phương Đông.
Những điều thú vị ở cồn Hến xứ Huế
Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến còn được biết đến như nơi khai sinh của một số món đặc sản trứ danh đất Cố đô. Đó là món gì?
8 thg 2, 2022
Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru
Xã P’ró và thị trấn D’ran ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đang trúng mùa quýt Tết. Thương lái tấp nập mua bán, còn du khách từ nhiều tỉnh thành tìm đến tham quan, chụp ảnh những vườn quýt chín rộ trĩu cành, vỏ chuyển sang màu vàng rực.
Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.
Vườn quýt ở xã P'ró. Ảnh: Bông sen trắng
Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.
Chiêm ngưỡng tháp đá cổ 'độc nhất vô nhị' ở Hà Tĩnh
Tháp đá cổ kính hơn 500 năm tuổi được người dân xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên xem như báu vật, thường xuyên trông coi, hương khói hết sức bài bản.
Huyền tích ngôi cổ tự bên gốc củ chi ở Long An
Chùa Phước Định không khang trang, bề thế như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.
Huyền tích cổ tự
Những ngày cuối năm, ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tất bật với công việc lau dọn ngôi cổ tự mang tên Phước Định. Sau nhiều tháng đóng cửa tránh dịch, ông hi vọng ngôi chùa nhỏ có thể đón bà con trong ấp đến lễ Phật.
Ông không nhớ nổi tuổi đời của ngôi chùa nhỏ. Khi được gia đình giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ chùa, ông chỉ được kể lại rằng, chùa có từ đời ông sơ của mình. Trước khi có chùa, khu vực này là cánh rừng hoang vu, không dấu chân người.
Sau đó, một người đàn ông từ miệt Lộc Giang (huyện Đức Hòa) đến chặt tre, hái lá dựng ngôi chùa nhỏ để tu tập. Không hiểu vì sao sau đó người này sang lại chùa cho dòng họ của ông Phước.
Huyền tích cổ tự
Những ngày cuối năm, ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tất bật với công việc lau dọn ngôi cổ tự mang tên Phước Định. Sau nhiều tháng đóng cửa tránh dịch, ông hi vọng ngôi chùa nhỏ có thể đón bà con trong ấp đến lễ Phật.
Ông không nhớ nổi tuổi đời của ngôi chùa nhỏ. Khi được gia đình giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ chùa, ông chỉ được kể lại rằng, chùa có từ đời ông sơ của mình. Trước khi có chùa, khu vực này là cánh rừng hoang vu, không dấu chân người.
Sau đó, một người đàn ông từ miệt Lộc Giang (huyện Đức Hòa) đến chặt tre, hái lá dựng ngôi chùa nhỏ để tu tập. Không hiểu vì sao sau đó người này sang lại chùa cho dòng họ của ông Phước.
7 thg 2, 2022
Chùa Thanh Lương - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xứ Nẫu
Chùa Thanh Lương nằm trên địa bàn tỉnh Phú Yên là ngôi chùa gắn liền với rất nhiều câu chuyện ly kỳ. Đặc biệt, vẻ đẹp "độc" và lạ của chùa luôn khiến du khách cảm thấy thích thú khi đến chiêm bái.
Chùa Thanh Lương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam của xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 10 km. Với thiết kế bình dị bằng vật liệu từ thiên nhiên tạo lên không gian thanh tịnh bình yên, tĩnh lặng, trầm mặc, uy nghi. Từ hình ảnh những con đường cho tới các kiến trúc bên trong chùa đều rất đỗi bình dị và cuốn hút… Cảnh sắc xung quanh chùa Thanh Lương rất bình yên và tĩnh lặng, xung quanh chùa người dân sinh sống bằng nghề chài lưới, khí hậu nơi đây bốn mùa đều mát mẻ nên ngôi chùa luôn là điểm đến du lịch của Phú Yên. Đặc biệt, những câu chuyện xung quanh ngôi chùa gắn liền với pho tượng Quan Thế Âm từ ngoài khơi trôi dạt về đây luôn là điều khiến du khách trong nước và quốc tế cảm thấy tò mò và muốn khám phá.
Chùa Thanh Lương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam của xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 10 km. Với thiết kế bình dị bằng vật liệu từ thiên nhiên tạo lên không gian thanh tịnh bình yên, tĩnh lặng, trầm mặc, uy nghi. Từ hình ảnh những con đường cho tới các kiến trúc bên trong chùa đều rất đỗi bình dị và cuốn hút… Cảnh sắc xung quanh chùa Thanh Lương rất bình yên và tĩnh lặng, xung quanh chùa người dân sinh sống bằng nghề chài lưới, khí hậu nơi đây bốn mùa đều mát mẻ nên ngôi chùa luôn là điểm đến du lịch của Phú Yên. Đặc biệt, những câu chuyện xung quanh ngôi chùa gắn liền với pho tượng Quan Thế Âm từ ngoài khơi trôi dạt về đây luôn là điều khiến du khách trong nước và quốc tế cảm thấy tò mò và muốn khám phá.
Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ
Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)