Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khmer. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 9, 2024

Công phu nghề đóng ghe ngo

Đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với rất nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó có lễ hội đua ghe ngo được tổ chức vào dịp Ooc Om Bok (Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm). Sự độc đáo của lễ hội này là những chiếc ghe ngo được các nghệ nhân tài hoa đóng và trang trí rất công phu, độc đáo với họa tiết hoa văn rực rỡ, mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh.

Lễ hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng. (Ảnh T:L)

Ghe ngo mô hình - Một phương thức gìn giữ văn hóa Khmer

Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các kỳ thi đấu vào dịp Lễ hội Ooc Om Bok được lưu giữ tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Hưng, ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã thiết kế và làm ra những chiếc ghe mô hình thu nhỏ. Thời gian đầu, anh chỉ tặng cho các chùa nhằm lưu giữ hình ảnh các ghe chiến thắng, qua đó góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer.

Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các Lễ hội Ooc Om Bok, anh Kim Hưng phỏng theo để thiết kế những chiếc ghe ngo mi ni

7 thg 8, 2024

Bên trong căn nhà cổ chứa hàng trăm hiện vật Khmer ở Sóc Trăng

Phòng trưng bày văn hóa Khmer hiện có trên 400 hiện vật về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Khmer.

Phòng trưng bày Văn hóa hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng tọa lạc trên đường Nguyễn Chí Thanh (Phường 6, TP Sóc Trăng), được khởi công xây dựng vào năm 1936. Đây là nơi lưu giữ tổng hợp các hiện vật sinh động và đa dạng về đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất, sinh hoạt của cả dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Khmer vùng ĐBSCL nói chung.

21 thg 7, 2024

Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ bái Tam bảo và thỉnh các sư mở khóa kinh cầu an, nghi thức quan trọng nhất trong ngày Lễ Panh Kom San Srok

12 thg 6, 2024

Độc đáo nghề vẽ tranh kính của người Khmer


Treo tranh trong nhà để thờ tự hoặc trang trí trong nhà từ lâu đã trở thành nét văn hóa của người Khmer. Từ nhu cầu đó mà nghề vẽ tranh kính của người Khmer đã được hình thành và trở thành nghề truyền thống lâu đời của họ.

Huỳnh Thị Sóc Kha (Sóc Trăng) là một nghệ nhân lâu đời làm nghề vẽ tranh trên kính cho biết những sản phẩm vẽ trên kính của người Khmer thường có chủ về về cuộc đời Đức phật, phong cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và chùa chiền.Vẽ tranh kính khó nhất là việc đòi hỏi người làm phải khéo tay, cần mẫn và có thẩm mỹ cao.

29 thg 11, 2023

Lễ cúng trăng Ok Om Bok của người Khmer ở Sài Gòn

Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10.


Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ để ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt cốm dẹp với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng.

20h30, tại chùa Chantarangsay, quận 3, hàng trăm người đứng xung quanh sư trụ trì Danh Lung, chờ được hoà thượng đút cốm dẹp. Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đút cốm và sẽ hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai.

23 thg 10, 2023

Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer

Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.

Cơm nếp vắt truyền thống của dân tộc Khmer. Ảnh: Quy Sa

800 hiện vật, tư liệu cổ truyền của đồng bào Khmer ở Trà Vinh

Hơn 800 hiện vật, hình ảnh, tài liệu phản ánh nhiều mặt đời sống của cộng đồng người Khmer đang được trưng bày trong 4 phòng lớn tầng 2 Bảo tàng Văn hóa dân tộc Trà Vinh.

Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh nằm ngay gần danh thắng ao Bà Om và di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Âng, cách TP Trà Vinh khoảng 5 km.

19 thg 10, 2023

Đi chợ trong phum, sóc

Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.


Ở một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nét văn hóa còn duy trì cộng đồng còn duy trì rất rõ. Hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư trong các phum, sóc. Mọi sinh hoạt diễn ra bên trong “cộng đồng thu nhỏ” này quanh năm bình lặng.

Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.

19 thg 8, 2023

Những bí mật trên chiếc ghe ngo của người Khmer Nam bộ

Ghe ngo là sản vật văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào Khmer và được cất giữ ở những ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội, trong đó có giải đua ghe ngo truyền thống tại Lễ hội Oóc om bóc - đua ghe ngo Sóc Trăng, được bà con tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm.

Những hình ảnh về chiếc ghe ngo dưới đây được chụp tại chùa Wath Pích, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Màn rượt đuổi so kè của hai đội ghe nam Wath Pích (áo xanh dương) và Pong Tứk Chắs (áo vàng) khi thi đấu chung kết giải 2022 trên sông Maspero, Sóc Trăng. Kết quả Wath Pích vượt lên Pong Tứk Chắs khi cách đích 3 - 4m cuối và đoạt chức vô địch. HUỲNH PHƯƠNG

26 thg 4, 2023

Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Năm nay Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 dương lịch.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Hậu Giang rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Cứ giữa tháng Tư dương lịch hàng năm, bà con dân tộc Khmer lại rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây. Đối với đồng bào Khmer tỉnh Hậu Giang, niềm vui dường như nhiều hơn qua mỗi lần đón năm mới bởi sự phát triển từng ngày của địa phương và cộng đồng dân tộc Khmer.

Niềm vui đón Tết

Người dân xã Vị Bình đến chùa Ratana Paphia Vararam thực hiện nghi lễ đón Tết Chol Chnam Thmay.

8 thg 3, 2023

Thala trong phum, sóc

Ven đường vào phum sóc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang, cứ vài cây số lại bắt gặp một Thala. Đó là một công trình có hình dáng như ngôi nhà, cất hình vuông hoặc chữ nhật, được đồng bào Khmer cắt nghĩa là nơi dừng chân, nghỉ mát cho khách qua đường.

4 thg 12, 2022

Tinh hoa thổ cẩm Khmer

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hình thành từ lâu đời và theo tập quán thế hệ trước truyền cho thế hệ sau...


Một khúc thổ cẩm có giá thành từ 1 triệu đồng trở lên là giá trị của tài hoa người thợ qua nhiều bước công phu hoàn toàn bằng thủ công, đến nay vẫn chưa có máy móc thay thế.

23 thg 11, 2022

Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Ok Om Bok vào ngày Rằm tháng Mười âm lịch, đồng bào Khmer chuẩn bị các loại nông sản đã được trồng cấy trong vụ mùa

17 thg 10, 2022

Không gian văn hóa trong những ngôi chùa Khmer

Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang sống tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ra, một bộ phận đồng bào Khmer còn ở 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn... Tại những nơi họ sinh sống, trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội và tổ chức các lễ hội truyền thống chính là ngôi chùa.

30 thg 9, 2022

Ok om bok: Nghi lễ văn hoá nông nghiệp của người Khmer Tây Ninh

Người Khmer Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hơn 150 năm trước Tây Ninh đã có 4 tổng, 25 làng Khmer sinh sống. Điều đó chứng tỏ bà con Khmer đã có mặt ở vùng đất này rất sớm.

Khi người Việt đến khai hoang mở cõi thì người Khmer đã chung tay xây dựng và phát triển xứ sở này cho đến ngày nay. Hiện tại, bà con Khmer Tây Ninh sống hòa lẫn với các dân tộc khác cũng có, mà sống tập trung thành từng làng riêng biệt cũng có, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và xã Thạnh Tân (TP. Tây Ninh).

Đám rước quanh chùa Khedol.

24 thg 9, 2022

Tết Sene Dolta ở Ô Lâm

Ngày 20/9, tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng bào dân tộc thiểu số Khmer địa phương hòa vào không khí đón lễ Sene Dolta, thông qua Tết quân – dân năm 2022.

Sáng sớm, bà con xã Ô Lâm nô nức đến khuôn viên mộ liệt sĩ Néang Nghés để tham dự hoạt động Tết quân – dân 2022. Lễ Sene Dolta (hay gọi là lễ cúng ông bà) diễn ra vào tuần tới, nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh ồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

5 thg 6, 2022

Những giá trị văn hoá của làng Kà Ốt

Tuy đời sống kinh tế phát triển, tính hiện đại lan toả không ít, nhưng Kà Ốt vẫn giữ được dáng xưa của một phum Khmer cổ. Trong ấp còn 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo phong cách Khmer.

Đám rước quanh chánh điện.

Nếu tính từ trung tâm thị trấn Tân Châu chạy theo trục đường 785 tới xã Tân Đông, rẽ qua hướng chợ Kà Tum đến đầu ấp Đông Tiến, xong tiếp tục rẽ trái đi thêm khoảng 1km nữa thì sẽ đến Kà Ốt. Tổng cộng con đường từ Đồng Pal đến Kà Ốt chừng 20km.

30 thg 4, 2022

Lễ cưới cổ truyền của người Khmer: Khi chú rễ hóa thân là "nhà vua"

Về Sóc Trăng trong tháng Buos, tháng Phol Kun (trong khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch) nếu dành thời gian lãng du trong những phum, sóc Khmer, ta như lạc vào không gian cổ tích với rộn ràng tiếng trống săm-bô, tiếng đàn khươm...với những chú rể, cô dâu trông như những hoàng tử, công chúa vừa bước ra từ cổ tích.

Ảnh: Cao Thanh Long