31 thg 12, 2024

Chùa Champa Sóc Trăng: Nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Sóc Trăng, vùng đất của sự đa dạng văn hóa và tôn giáo, nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer độc đáo. Trong đó chùa Champa là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và những câu chuyện huyền bí.

Vị trí

Chùa Champa tọa lạc tại Ấp Phước Long, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km, chùa Champa nằm gần các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác như chùa Bốn Mặt, chùa Phật Nổi… Du khách có thể dễ dàng kết hợp tham quan bằng xe máy, taxi hoặc ô tô. Tuyến đường dẫn đến chùa khá thuận tiện, từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Lê Lợi, qua Quốc lộ 1A rồi rẽ phải vào DT932. Khi đến Tịnh xá Ngọc Tâm, rẽ trái là sẽ gặp ngay ngôi chùa Chăm Pa cổ kính.

Nguồn gốc tên gọi Chùa Champa

Dưới bóng những cánh hoa sứ trắng đỏ, chùa Champa hiện lên như một nét chấm phá độc đáo giữa vùng đất giồng cát cao ráo. Ngôi chùa này còn được người Khmer trìu mến gọi là Wat Chăm Pa hay Von Na Ram, bởi lẽ cái tên Champa bắt nguồn từ chính loài hoa sứ đã từng phủ kín vùng đất này. Tương truyền rằng, thuở xưa nơi đây có cả một rừng hoa sứ khoe sắc, đặc biệt là cây sứ cổ thụ với sắc đỏ rực rỡ cùng hương thơm nồng nàn lan tỏa khắp chốn. Chính vẻ đẹp kiêu sa ấy đã thôi thúc người dân lấy tên Champa để đặt cho ngôi chùa, như một cách lưu giữ ký ức về vùng đất ngát hương.

Dẫu thời gian có trôi qua, cây sứ cổ thụ năm nào giờ đã không còn, nhưng người ta vẫn có thể cảm nhận được hồn hoa sứ phảng phất đâu đây. Hai cây sứ mới được trồng trước lối vào nhà đại đức trụ trì như một lời nhắc nhở về quá khứ, đồng thời tiếp nối câu chuyện về loài hoa đã gắn liền với tên gọi và lịch sử của chùa Champa .

Lịch sử hình thành và phát triển Chùa Champa

Vào năm 1686, Chùa Champa được xây bằng gỗ, lợp lá đơn sơ và cách công trình kiến trúc hiện thời khoảng 1 km. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến năm 1974 thì ngôi chùa có vị trí và diện mạo như bây giờ.

Chùa Champa không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là chứng nhân lịch sử, ghi dấu những đóng góp thầm lặng mà to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ngôi chùa cổ kính này đã trở thành điểm tựa vững chắc cho cách mạng, nơi hội tụ tinh thần yêu nước của đồng bào Phật tử Khmer.

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, chùa Champa đã mở rộng vòng tay, cưu mang nhiều cán bộ cách mạng là người Khmer như ông Tà Ruôi, Tà Éch, Tà Ben, Tà Sol, Tà Mỹ, Tà Nuôl. Những bức tường chùa không chỉ che chở cho các vị sư mà còn bảo vệ cho những người con ưu tú của dân tộc, những người đang ngày đêm chiến đấu vì độc lập tự do. Chùa cũng là nơi tổ chức nhiều cuộc họp bí mật, bàn bạc kế hoạch đánh đuổi giặc ngoại xâm, góp phần thắp lên ngọn lửa kháng chiến trong lòng người dân.

Không chỉ dừng lại ở việc che giấu, chùa Champa còn là nơi quy tụ, giác ngộ thanh niên Khmer. Nhà chùa đã khéo léo sử dụng việc tu học như một vỏ bọc, giúp cho các thanh niên trốn tránh sự truy lùng gắt gao của địch, bảo vệ nguồn nhân lực cho cách mạng.

Tiêu biểu là tấm gương của sư Lâm Thầu Luôi (thời đại đức Lâm Út trụ trì) khi bị địch ruồng bắt, đã vận động một số sư sãi cùng trốn vào vùng giải phóng tham gia cách mạng và lập nhiều chiến công. Hay như vị đại đức Kim Keo đã vận động bà con tín đồ Phật tử tham gia kháng chiến, che chở cho gần 500 người trong chùa để hoạt động cách mạng.

Đặc biệt, chùa Champa còn sở hữu một hầm bí mật, nơi ẩn náu an toàn cho cán bộ cách mạng, giúp họ tiếp tục hoạt động và lãnh đạo cuộc đấu tranh.

Chùa Champa xứng đáng là một biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước, sự hy sinh và lòng dũng cảm của đồng bào Khmer trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Khmer

Cổng chính của Champa nằm ngay mặt tiền Tỉnh lộ 1, hướng về huyện Kế Sách, cách chợ Phú Tâm chỉ 500 m. Cổng rộng khoảng 4 m, cao 8 m, với hai cột trụ tròn vững chãi sơn màu hồng phấn nổi bật. Trên đỉnh mỗi cột là hình tượng nàng Keyno uyển chuyển dang tay như nâng đỡ cả cổng chùa. Phía trên là kiến trúc ba khối bê tông theo kiểu tháp nhọn, khối giữa cao hơn hai khối hai bên tạo nên sự hài hòa, cân đối. Các khối tháp được chia thành nhiều tầng, bốn tầng dưới sơn son thếp vàng xen kẽ mảng màu xanh nhạt, hai tầng trên màu hồng phấn hình hoa sen, đỉnh tháp là hình hồ lô thu nhỏ dần. Có thể nói, cổng chùa Chăm Pa là một minh chứng cho nét kiến trúc cổ xưa được gìn giữ cho đến ngày nay. Tên chùa được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Khmer, phía trên là bức tranh sơn thủy hữu tình với hai đội nam nữ (7 nam, 8 nữ) đang say sưa kéo co được đắp nổi bằng xi măng vô cùng tinh xảo. Mặt sau cổng cũng có kiến trúc tương tự, chỉ khác là thay vì trò chơi kéo co là hình ảnh đoàn người đua ghe ngo truyền thống của người Khmer. Cả hai biểu tượng này đều mang ý nghĩa về sức mạnh, sự đoàn kết và chiến thắng.

Con đường bê tông phẳng lì rộng chừng 5 mét dẫn lối ta đến chùa. Hai bên đường, những ngôi nhà nép mình dưới bóng mát của cây cối, là nơi sinh sống của bà con Khmer hiền hòa, chất phác. Dọc theo con đường nhỏ hun hút hơn 100 mét, ta như lạc vào bức tranh đồng quê yên bình với cánh đồng lúa xanh ngát trải dài. Hàng thốt nốt cao vút, thẳng tắp như những chiến binh canh giữ đất trời, xòe tán lá sum suê chào đón du khách.

Con đường dẫn đến chùa

Bước qua cổng chùa, ta như lạc vào một thế giới khác. Chùa Champa có khuôn viên rộng khoảng 6 hecta, nổi bật với nhiều công trình kiến trúc độc đáo cùng những bóng cây cổ thụ tỏa mát. Trong số đó, ấn tượng nhất phải kể đến hai cây me, một cây đã hơn 700 tuổi, cao chừng 30 mét, gốc to đến 5-6 người ôm mới xuể, và một cây cũng đã trên 300 năm tuổi. Ngoài ra còn có cây lộc vừng 150 năm tuổi, tất cả đều là những chứng nhân lịch sử, tồn tại từ trước khi chùa được dời về vị trí hiện tại. Đặc biệt, chùa còn sở hữu 6 cây đào hồng nhung sai trĩu quả quanh năm. Điều thú vị là trái đào ở đây không có hạt, khi chín tỏa hương thơm ngào ngạt, vị ngọt đậm đà khác hẳn những nơi khác.

Cây me cổ thụ

Chánh điện là công trình trung tâm và nổi bật nhất của chùa Champa . Phía trước có hai cột cờ cao vút và hai “Pì chét đây” – nơi lưu giữ tro cốt và cầu siêu cho người đã khuất được xây dựng từ năm 1975. Chánh điện được bao bọc bởi hàng rào cao 3 m, với hai bậc tam cấp, mỗi bậc có 4 lối lên, dẫn đến không gian linh thiêng. Bậc thứ nhất cao 1 m, rộng rãi với diện tích 50 m x 30 m, có bàn thờ ông Thiên ở bên phải lối vào chính và hai tháp Thổ Địa hai bên gần bậc cấp thứ hai. Hai bên sân còn có 6 ngôi tháp để tro cốt. Bậc thứ hai cao hơn 2 m, hành lang rộng 1 m, được bao quanh bởi lan can với 10 cột trụ tròn và 4 cột mỗi mặt đỡ lấy mái chánh điện. Tổng diện tích chánh điện lên đến 383.5 m² (dài 59 m x rộng 6.5 m).

Chánh điện

Mỗi lối vào chánh điện đều được canh giữ bởi một cặp linh vật độc đáo. Lối chính hướng Đông có cặp Voi trắng (Prơơ rậy) tượng trưng cho trí tuệ vượt qua mọi chướng ngại, 6 ngà voi tượng trưng cho sự chiến thắng 6 giác quan của con người. Cửa Nam có cặp Kỳ Lân (Rêch Chăs Sây), biểu tượng của ngũ phương và Ngũ giới trong Phật giáo. Cửa Tây có cặp Sư Tử (Săch Tôô), cửa Bắc có cặp Hổ (Kh’la), thể hiện sức mạnh được thuần hóa trước Phật pháp.

Chánh điện có 4 cửa ra vào bằng gỗ, trên mỗi vòm cửa là hình ảnh Đức Phật tọa thiền trên đài sen, tượng trưng cho sự cao quý của cái thiện. Hai bên vách tường có 12 cửa sổ bằng gỗ, trên vòm cửa sổ trang trí hoa văn đắp nổi hình Phật ngồi trên Reahu, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Những cánh cửa gỗ cổ kính này đã tồn tại hàng trăm năm, là nét độc đáo riêng của chùa Champa so với những ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh.

Mái chánh điện được xây dựng theo kiểu 3 cấp mái chồng lên nhau, mỗi cấp chia thành 3 nếp, nếp giữa cao hơn hai nếp bên. Hai mái trên cùng tạo thành đỉnh mái với góc 60 độ, trên đỉnh là bình hồ lô cao vút. Theo lời kể của Hòa Thượng Thạch Thi, trụ trì chùa Trà Quýt cũ, bình hồ lô này được đúc bằng thau, nặng khoảng 50 kg, cao gần 1m, do ông Nguyễn Văn Thiệu phát tâm cúng dường và được đưa lên đỉnh mái bằng trực thăng vào năm 1973. Hai mái dưới thấp hơn, nghiêng khoảng 30 độ, lợp ngói và trang trí hình tượng đuôi rắn thần Nagar dọc theo đòn dông. Nơi tiếp giáp giữa cột và mái là hình tượng tiên nữ Keynor hai tay nâng đỡ mái chùa, tạo nên vẻ đẹp mềm mại, thanh thoát, như đang gánh cả bầu trời che chở cho chúng sinh.

Bên trong chánh điện có hai hàng cột, mỗi hàng 6 cột. Bệ thờ được chia thành 3 nếp, thờ phụng rất nhiều tượng Phật với nhiều tư thế, chất liệu khác nhau. Ấn tượng nhất là tượng Phật Thích Ca bằng xi măng cao 2m, ngồi thiền trên đài sen, mắt hé mở, miệng mỉm cười hiền từ. Trần và tường chánh điện được trang trí bằng những bức tranh sơn dầu kể về cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho đến khi giác ngộ.

Xung quanh chánh điện là những công trình phụ như sala, nhà tăng, tháp cốt… Tất cả đều được xây dựng hài hòa, tạo nên một tổng thể kiến trúc vừa uy nghiêm, vừa gần gũi.

Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo

Không gian tâm linh thanh tịnh

Đến với chùa Champa, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn được hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng kinh kệ trầm bổng, hương thơm thoang thoảng của hoa sứ, tất cả tạo nên một cảm giác bình yên, thư thái cho tâm hồn.

Không gian tâm linh thanh tịnh

Giá trị văn hóa:

Chùa Champa không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là di sản văn hóa quý giá của người Khmer Nam Bộ. Ngôi chùa lưu giữ nhiều giá trị phong tục tập quán truyền thống, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Chùa lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Hàng năm, chùa tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok, Dolta… Đặc biệt vào dịp lễ hội Oóc Om Bóc, chùa tổ chức lễ hội đua Ghe Ngo sôi nổi trên sông Maspéro thu hút đông đảo phật tử và du khách tham dự.

Lưu ý:
  • Khi đến tham quan chùa, du khách cần ăn mặc lịch sự, kín đáo.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
  • Tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của chùa.
  • Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Chăm Pa với các điểm du lịch Sóc Trăng hấp dẫn khác như chùa Dơi, chùa Som Rong, Cù Lao Dung… để có một chuyến đi trọn vẹn.
Lời kết

Chùa Champa không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và tín ngưỡng đặc sắc của đồng bào Khmer. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tinh tế, hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh và khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Khmer. Chùa Champa thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người vùng đất Miền Tây Nam Bộ.

Đặc sắc lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái

“Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.

Vừa qua, tại nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), trong không gian sôi động của Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ II, Đội nghệ nhân dân tộc Thái ở thôn 4 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) đã tái hiện sinh động, đặc sắc lễ hội Kìn chiêng bốc mạy và tạo ấn tượng sâu đậm cho người xem.

Nắng chiều rợp bóng vàng dưới mái nhà rông Kon Klor, Đội nghệ nhân Thái đen ở thôn 4 (xã Ia Đal) với 30 thành viên đủ mọi lứa tuổi nhanh chóng bước ra sân khấu và thực hiện màn tái hiện lễ hội Kìn chiêng bốc mạy trong sự háo hức, mong chờ của khán giả.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia - Pà Cò. Ảnh: Hoàng Tâm

The Rice Farm Bạc Liêu: Điểm đến xanh cho du lịch sinh thái nông nghiệp

Bạn muốn trải nghiệm cuộc sống thôn quê yên bình, hòa mình vào thiên nhiên xanh mát và tìm hiểu về nền nông nghiệp lúa gạo Việt Nam? Vậy thì The Rice Farm ở Bạc Liêu chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn!

Vị trí

The Rice Farm là một khu du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp với mô hình sản xuất gạo sạch, tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Đẹt, Khu dân cư Tràng An, Phường 7, TP Bạc Liêu. Với không gian xanh mát của cánh đồng lúa bao la, The Rice Farm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về cuộc sống nông thôn miền Tây sông nước.

Toàn cảnh The Rice Farm Bạc Liêu

30 thg 12, 2024

Chùa Khánh Lâm ở Măng Đen

Chùa Khánh Lâm ở Măng Đen là một điểm đến hấp dẫn du khách khi đến vùng đất cao nguyên này. Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển và có diện tích quy hoạch đến 10 ha. Chính đặc điểm này: đồi cao, gió mát, cây xanh trên vùng đất mênh mang, lại thêm không gian chốn thiền môn trang nghiêm thanh tịnh giúp du khách có cảm giác bình an, thoải mái ngắm cảnh thiên nhiên an lạc.

Tên chùa Khánh Lâm là ghép từ tên chùa Tổ đình Trung Khánh và tên chùa Phước Lâm (thành phố Kon Tum), là nơi đại đức Thích Nhuận Bảo - trụ trì chùa Khánh Lâm, cũng là người đã phát khởi tâm nguyện việc dựng lập chùa - xuất thân và nơi ông trụ trì nhiều năm qua.

Khám phá một số thác nước đẹp ở Kon Tum

Do địa hình chia cắt mạnh, Kon Tum có nhiều thác nước đẹp. Mỗi thác nước là một điểm đến hấp dẫn, thú vị trong hành trình khám phá mảnh đất này trên “Con đường xanh Tây Nguyên”.

Thác Siu Puông

Thác Siu Puông, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: NB

Giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ cho Măng Đen

Đang nổi lên là một địa điểm du lịch thu hút du khách, Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được coi là Đà Lạt thu nhỏ ở Bắc Tây Nguyên với những điều kiện về khí hậu, văn hóa địa phương cũng như ẩm thực và nhiều nét độc đáo thiên nhiên. Nhưng bài học về đô thị hóa Đà Lạt, đang là bài toán để Măng Đen tham khảo, “rút kinh nghiệm”, nhằm giữ vẹn nguyên vẻ hấp dẫn vốn có.

Đường lên Măng Đen nhìn từ trên cao

Miếu Bà Ngũ Hành – Nơi Gửi Gắm Niềm Tin Của Người Dân Long An

Miếu Bà Ngũ Hành là một di tích lịch sử – văn hóa và tín ngưỡng quan trọng tại Long An, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Ngôi miếu không chỉ là nơi thờ phụng linh thiêng mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo của vùng đất Nam Bộ.

Vị trí

Miếu Bà Ngũ Hành tọa lạc bên bờ Rạch Tràm, ngay tại chợ Long Thượng, xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian đặc sắc của vùng đất Nam Bộ, được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 1997.

Miếu Bà Ngũ Hành Long Thượng – Long An

29 thg 12, 2024

Chợ quê Tân Thuận Đông: Nét duyên mộc mạc giữa sông nước miền Tây

Nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm du lịch miền Tây đậm chất Nam Bộ, hãy đến với Chợ Quê Cù Lao Tân Thuận Đông ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chợ Quê Cù Lao Tân Thuận Đông không chỉ là nơi mua bán đơn thuần mà còn là một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn.

Chợ quê Tân Thuận Đông

Khác với sự ồn ào, náo nhiệt của những khu chợ thị thành, chợ quê Tân Thuận Đông mang đến cho du khách cảm giác yên bình, thư thái với những gian hàng đơn sơ lợp lá dừa nước, những chiếc xuồng ghe chở đầy trái cây tươi ngon, và những món ăn dân dã đậm đà hương vị miền Tây.

Truyền thuyết 7 hồ ở Măng Đen

Bảy hồ và ba thác nước tuyệt đẹp ở khu du lịch sinh thái Măng Đen (H.Kon Plông, Kon Tum) được người Mơ Nâm địa phương lý giải bằng câu chuyện đắm màu huyền thoại.

Thác Pa Sỹ, một cảnh đẹp thoát tục ở Khu sinh thái du lịch Măng Đen - Ảnh: Hoàng Ngọc

Già làng A Đồ Ren ở làng Kon Bring (xã Đăk Long, H.Kon PLông) kể, người Mơ Nâm gọi Măng Đen là T'măng Deeng, nghĩa là đất bằng (rộng lớn).

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,…; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một trong những nghi lễ nông nghiệp được đồng bào Gia Rai ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy tổ chức với quy mô gia đình.

Vợ chồng gia chủ tổ chức Lễ Tạ ơn chọn chỗ đất trống, đẹp để dựng cây nêu

Làng bè 2 Khanh – Điểm du lịch sinh thái độc đáo của Hậu Giang

Bạn muốn tìm một nơi để trốn khỏi sự ồn ào náo nhiệt của phố thị, hòa mình vào thiên nhiên sông nước miền Tây yên bình? Vậy thì Làng bè 2 Khanh ở Hậu Giang chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.

Vị trí Làng Bè 2 Khanh

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15km, Làng bè 2 Khanh tọa lạc tại cầu Rạch Nhà Thờ, ấp Khánh Hội A, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Không gian xanh mát, đậm chất miền Tây

Với diện tích 2,8 ha, trong đó gần 2 ha là mặt nước, điểm nhấn đặc biệt là Làng bè được bao bọc bởi hàng trăm gốc dừa xanh mướt, tạo nên không gian thoáng mát, yên bình. Du khách đến đây sẽ được tận hưởng cảm giác thư thái khi ngồi trên những chiếc bè nổi lênh đênh trên mặt nước, ngắm nhìn cảnh sắc sông nước hữu tình.

Cảnh sắc sông nước hữu tình

28 thg 12, 2024

Chuyện về Măng Đen và Đức Mẹ Măng Đen

Thời chiến tranh, chiến trường vô cùng khốc liệt ở Tây nguyên, nhất là vùng đất mà nay là Pleiku, Kon Tum. Những địa danh Plei Me, Đắk Tô - Tân Cảnh, đồi Charlie... là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt. Đi Pleiku (nơi có Plei Me) đã xa rồi, đến đó phải đi thêm 50 km để tới Kon Tum (nơi diễn ra trận Đắc Tô, đồi Charlie) và từ đó muốn tới Măng Đen phải đi hơn 50 km nữa, mà mỗi km là đồi núi chập chùng, đạn bom rình rập. Mô tả như vậy để thấy thời đó Măng Đen là một tiền đồn heo hút và nguy hiểm đến chừng nào.

Trong điều kiện ngặt nghèo như vậy, những người lính nơi đồn xa rất cần niềm tin để vững lòng. Vì vậy, rất cần có tượng Đức Mẹ nơi đây để cầu nguyện.

Rừng thông Măng Đen

Khu di tích lịch sử Ba Hòn – Kiên Giang: Hành trình về miền đất anh hùng

Khu di tích lịch sử Ba Hòn, tọa lạc tại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ.

Giới thiệu chung:

Nằm giữa vùng đất giao thoa giữa biển cả và đất liền, Ba Hòn hiện lên sừng sững với ba ngọn núi: Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo. Trải dài trên diện tích hàng trăm hecta, Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh Ba Hòn nổi bật với hệ thống hang động tự nhiên kỳ vĩ, nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vùng đất này đã chứng kiến những trận chiến ác liệt kéo dài ngày đêm, nơi mà nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng đã anh dũng hy sinh. Hình ảnh người con gái kiên trung ấy đã được nhà văn Anh Đức khắc họa đầy xúc động qua tác phẩm “Hòn Đất” với tên gọi “chị Sứ”. Chính những trang sử hào hùng và sự hy sinh cao cả ấy đã làm nên giá trị lịch sử to lớn cho Ba Hòn, được ghi nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1989.

Đèn nước và ghe Cà Hâu khoe sắc trên dòng sông Maspéro

Tối 12/11, tại sông Maspéro (Sóc Trăng) đã diễn ra hoạt động trình diễn thả đèn nước (Lôi Protip) và ghe Cà Hâu, với sự tham gia của đại diện các chùa của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng. 20 chiếc đèn nước và 4 ghe Cà Hâu đồng loạt phát sáng đã khiến cho cả đoạn sông trở nên lung linh sắc màu. Đây là một trong những hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

Trong chuỗi hoạt động Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, từ ngày 12 - 14/11, trên sông Maspéro - đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôi Protip và ghe Cà Hâu

Rực rỡ sắc màu trong trang phục truyền thống của các dân tộc tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai có hơn 50 dân tộc cùng sinh sống, với dân số khoảng 3,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS có gần 200 nghìn người (chiếm 6,42% dân số toàn tỉnh). Với sự đa dạng về văn hóa, trang phục truyền thống của các dân tộc tỉnh Đồng Nai cũng khác nhau và rực rỡ sắc màu.

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - thể thao các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ V năm 2024, chiều 26/10 đã diễn ra phần thi trình diễn trang phục truyền thống

27 thg 12, 2024

Tản mạn Măng Đen

 Măng Đen, 5 giờ sáng.

Tui thức dậy và đi bộ theo thói quen. Đi một vòng trong tiết trời se lạnh và quay về homestay. Mọi người vẫn còn yên giấc. Ở chỗ để xe một anh chàng đang lúi húi tìm cách dắt xe ra. Nhà chật, xe máy của khách để đầy vướng víu lẫn nhau mà anh chàng lại có một mình nên loay hoay mãi mà không lấy xe ra được. Thấy vậy, tui tới phụ một tay.

Anh chàng cám ơn và nhìn quanh. Chỉ có 2 người. Anh chàng nói: Con lấy xe đi uống cà phê. Chú có làm gì không, đi uống cà phê với con cho vui!

Cổng chào Măng Đen. Ảnh: PHN

The Peak Phú Quốc: Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng đảo ngọc

Giữa lòng Phú Quốc phồn hoa, ẩn mình trên đỉnh đồi Điện Tiên hùng vĩ, The Peak hiện lên như một bức tranh tuyệt mỹ, nơi thiên nhiên và nghệ thuật hòa quyện tạo nên "Vườn Địa Đàng" có thật.

Ảnh: The Peak Phú Quốc

Đã bao giờ bạn mơ về một chốn bồng lai tiên cảnh, nơi những đóa hoa khoe sắc thắm, những tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ ẩn mình giữa rừng cây xanh mát, và tầm nhìn bao quát cả hòn đảo ngọc? The Peak Phú Quốc sẽ biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Ngôi chùa gần 700 tuổi lưu giữ bảo vật quốc gia ở Hải Dương

Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm, từng là trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời Trần.

Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm. Ảnh: Công Hòa

Chùa Thanh Mai được khởi dựng vào thế kỷ XIV, tọa lạc trên sườn non Phật Tích hay còn gọi là núi Tam Ban (thuộc thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đây cũng là vùng đất xung yếu gắn liền với lịch sử quân sự các triều đại trong các cuộc đại chiến chống giặc phương Bắc.

Đến Kon Tum thăm dòng sông chảy ngược Đăk Bla

Trong tiếng Bana, Kon có nghĩa là làng, còn Tum có nghĩa là nước. Cái làng ven sông Đăk Bla đó do anh em nhà Jơ Rông và Jơ Uông lập nên đã tạo thành nguồn gốc của địa danh Kon Tum.

Thượng nguồn sông Đăk Bla, dòng sông dài 139km bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hải An

Do đó, sông Đăk Bla có ý nghĩa rất lớn với tỉnh và thành phố Kon Tum, như một biểu tượng vĩnh cửu. Lạ kỳ hơn, đây là một dòng sông chảy ngược giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.

26 thg 12, 2024

Ngược dòng Đà Giang thưởng thức cá nướng của người Mường

Có dịp ghé bến cảng Thung Nai lọt thỏm giữa lòng hồ Sông Đà, cách trung tâm TP Hòa Bình khoảng 20 km, khách du lịch đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức đặc sản cá nướng trứ danh của người Mường.

Một góc Hồ Hòa Bình. Ảnh: Đặng Tình

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.

Từ những tư liệu để lại, “Tỉnh thành bát cảnh” là tám cảnh đẹp của Thành Sen xưa, được chia làm 4 cặp: (1) “Thành Sen cảnh sắc - Võ Miếu linh từ” nghĩa là cảnh đẹp Thành Sen và đền thiêng Võ Miếu; (2) “Cảm Lĩnh giai sơn - Nại Giang tú khí” nghĩa là: núi đẹp Cảm Lĩnh (núi Nài) - khí lành Nại Giang (sông Phủ); (3) “Tân Giang đoãn thủy - Văn Miếu trường thanh”, tức là sông ngắn Tân Giang (sông Cụt) - Văn Miếu có tiếng từ rất lâu; (4) “Tỉnh thị danh thương - Tịnh lâm cổ tự”, nghĩa là chợ Tỉnh có nổi danh của cả vùng và ngôi chùa cổ Tịnh Lâm (chùa Cảm Sơn). 

TP Hà Tĩnh được xây dựng văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, xứng đáng với tên gọi “Cảnh sắc Thành Sen”.

Khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại Bình Định

Nhà lưu niệm Xuân Diệu là công trình góp phần gắn kết nghĩa tình giữa hai huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và Tuy Phước (Bình Định) sau gần 65 năm kết nghĩa.

Sáng 15/12, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (đơn vị kết nghĩa với huyện Can Lộc) tổ chức lễ khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại quê ngoại của nhà thơ ở thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa. Đây là công trình hướng tới kỷ niệm 39 năm ngày mất cố thi sĩ Xuân Diệu (18/12/1985 - 18/12/2024).

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Định, lãnh đạo huyện Can Lộc và huyện Tuy Phước. 

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại huyện Tuy Phước - Bình Định

Độc đáo lẩu thả Phan Thiết - đặc sản lập kỷ lục châu Á

Lẩu thả Phan Thiết được xác lập Kỷ lục Châu Á gồm nhiều nguyên liệu đựng trên bẹ bắp chuối, xếp thành hình tròn đẹp mắt, khiến du khách thích thú.

Hiện nay nhắc đến Mũi Né, du khách sẽ nghĩ ngay đến món lẩu thả. Từ một món ăn dân dã của cư dân vùng biển, lẩu thả được nâng tầm thành một món ăn đặc sản của thủ phủ resort Mũi Né - Phan Thiết.

Lẩu thả Phan Thiết đã được Viện Kỷ lục Việt Nam công bố và trao bằng xác lập Kỷ lục Châu Á hồi tháng 10.2024. Tỉnh Bình Thuận đã làm hồ sơ cho món lẩu này, gửi viện kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục theo bộ tiêu chí giá trị ẩm thực, đặc sản châu Á.

Kỷ lục châu Á về ẩm thực, đặc sản được chú trọng xem xét đề cử dựa vào các yếu tố địa lý tự nhiên của món ăn như nguyên liệu, gia vị đặc trưng, bí quyết chế biến, gắn liền với địa danh, vùng miền...

Lẩu thả Phan Thiết được trình bày bắt mắt. Ảnh: Duy Tuấn

25 thg 12, 2024

Trekking 'nóc nhà' Mù Cang Chải mùa đông

Đường leo Lùng Cúng đi qua các bản làng, rừng phong lá đỏ và thác nước, cảnh sắc thay đổi liên tục, "xứng đáng" để trải nghiệm đầu đông.


Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, hút khách leo núi do cảnh đẹp, địa hình dễ leo với độ dài 20 km. Đỉnh cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, bình minh giữa biển mây với tầm nhìn 360 độ.

Tháng 12, thời tiết chuyển lạnh, rừng phong trên đỉnh Lùng Cúng chuyển đỏ, thấp thoáng trong sương mây tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.

Mỹ vị Hà Tĩnh - di sản văn hóa quý giá muôn đời

Hà Tĩnh không mấy thuận lợi về khí hậu nhưng chính phong thổ đặc biệt đã tạo cho vùng đất này những mỹ vị độc đáo, đậm đà bản sắc.

Những món ăn của Hà Tĩnh tuy dân dã mà hấp dẫn, không cầu kỳ nhưng quyện thắm, có khả năng thức dậy đầy đủ các giác quan của người thưởng thức. Và, vô hình trung, ẩm thực độc đáo ấy cũng đã âm bản một nét văn hóa trong tâm hồn người bản xứ. 

Những món ăn của Hà Tĩnh tuy dân dã mà hấp dẫn, không cầu kỳ nhưng quyện thắm...

Thanh tao mứt vỏ thanh trà

Tôi nhớ lần đầu tiên mình thử món ăn này là vào Lễ hội Thanh trà Thủy Biều 2022, tôi đi giữa những gian hàng màu xanh óng ánh, lúc lại vàng ươm của loại trái cây đặc sản này. Khi ra về, tôi chọn cho mình một túi mứt vỏ thanh trà nho nhỏ. Cho đến giờ, hương vị của thức quà mộc mạc ấy vẫn còn vương mãi.

Mứt vỏ thanh trà

Vừa mở túi, một mùi thơm nhè nhẹ phảng phất giữa không trung, thanh mát khiến tâm hồn tôi như tươi sáng và dễ chịu hơn. Hương thơm của thanh trà xứ Huế không giống những vùng đất khác, không nồng đượm mà thoang thoảng, tươi mới. Có lẽ vì được nuôi dưỡng bởi phù sa sông Hương, nên thanh trà xứ ta đã được “ướp” thứ hương đặc biệt này chăng?

Ngắm máy bay từ Nóc Rooftop

Nằm cạnh sân bay, Nóc Rooftop (đường Lê Duy Đình, quận Thanh Khê) trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai thích ngắm những chiếc máy bay chậm rãi rời đường băng, bay vút lên bầu trời…

Khách ngắm những chuyến bay từ Nóc Rooftop. Ảnh: H.L

Có hướng nhìn trực diện Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nóc Rooftop mang đến trải nghiệm độc đáo thông qua sự dịch chuyển không ngừng của những chuyến bay. Âm thanh rền vang từ động cơ máy bay không còn là sự ồn ào khó chịu, mà trở thành một phần đặc biệt ở địa chỉ này. Bởi lẽ, mỗi ngày có gần 100 chuyến bay cất/hạ cánh tại sân bay quốc tế, mang theo hành khách từ khắp nơi trên thế giới đến với thành phố Đà Nẵng, hoặc bắt đầu hành trình khám phá mới.

24 thg 12, 2024

Vườn tượng – Điểm check-in thú vị của du khách khi đến với Măng Đen

Đến với Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum), ngoài check-in các ngọn thác, lòng hồ, đắm chìm trong mây sớm với thông reo, sương lạnh, du khách còn được khám phá những bức tượng gỗ để hiểu thêm về đời sống văn hóa, tinh thần của con người nơi đây.

Chợ phiên Măng Đen luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách

Dưới tán rừng thông với sương mù phảng phất, hàng trăm bức tượng gỗ dân gian được trưng bày tại chợ phiên Măng Đen. Vườn tượng tạo nên không gian kỳ thú, mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên.

Trăm năm, một chiếc cầu Quan

Cầu tre hay cầu sắt thì người Tây Ninh nay cũng không còn mấy người nhớ nữa. Bởi vì những tấm ảnh của chúng nay chỉ còn là tư liệu hiếm hoi trong sách xưa hay các bảo tàng.

Xây lắp cầu Quan mới.

Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu

Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.

Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu

Mặn mòi món tam hữu ở Hà My

Không biết tự bao giờ, tại ngôi làng nhỏ Hà My (nay là khối phố Hà My Đông A và Hà My Đông B, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), có một món ăn dân dã mà chỉ được thấy trong các đám giỗ quảy. Đó là món tam hữu. Có thể nói không ngoa rằng, tam hữu là món ăn thuộc dạng “hiếm” ở vùng quê bên sông Cổ Cò, bên biển Hà My quanh năm rì rào sóng gió này một thủa chưa xa.

Món ngon tam hữu. Ảnh: S.T

23 thg 12, 2024

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.

Nằm trên Quốc lộ 4C (đường Hạnh Phúc), Phố Cáo là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ lâu vùng đất này đã nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những ngôi nhà trình tường in đậm dấu ấn kiến trúc của đồng bào dân tộc Mông và những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc.

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.

Bà Huỳnh Thị Thanh ở ấp An Bình cùng thành viên trong gia đình duy trì nghề đan cỏ bàng

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Nam nhằm tôn vinh nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương - Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Vào lúc 9h48 giờ địa phương (tức 19h48 giờ Việt Nam), ngày 4/12, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Miên man bún lòng xào nghệ

Bún lòng xào nghệ là món ăn dân dã của người dân miền Trung. Vị nhẫn đắng, dai mềm của lòng heo kết hợp mùi thơm đặc trưng của nghệ tươi khiến món ăn này càng thêm hấp dẫn.

Đĩa bún lòng xào nghệ hấp dẫn tại quán Hằng Nga. Ảnh: H.L

Món bún lòng xào nghệ khá phù hợp với tiết trời se lạnh. Từng miếng nghệ vàng ươm quyện vào bún, lòng tạo nên màu sắc bắt mắt và hương vị đậm đà, chuẩn vị. Khi nhắc đến món ăn này, người ta không chỉ nhớ đến cái mùi vị đậm đà, mà thoáng đâu đó là hình ảnh những gian bếp đơn sơ, nơi nghệ tươi được giã nhỏ, lòng heo được rửa sạch và chuẩn bị kỹ càng. Những bà, những mẹ, tay vừa xào lòng, vừa chia sẻ câu chuyện gia đình, làng xóm.

22 thg 12, 2024

Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Trên cung đường đến với xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông du khách sẽ được ngắm nhìn những áng mây lơ lửng, những ruộng lúa chín vàng và những ngôi làng truyền thống của người Xơ Đăng ở lưng chừng đồi

Cá cấn kho lá nghệ

Cá cấn là loại cá đồng, thường sống thành từng đàn trong các con mương nhỏ ở vùng quê. Cá cấn nhiều nhất là vào tháng Chín, tháng Mười âm lịch, khi những con mưa cuối mùa xuất hiện, cá cấn theo dòng nước len lỏi trong các đám ruộng hay những con mương nhỏ dọc triền sông Hà Sấu, Cổ Cò. Nhớ lại những ngày này, trong bữa cơm độn khoai, sắn nhiều hơn cơm của người dân vùng cát quê tôi, thi thoảng có nồi cá cấn kho lá nghệ thơm ngon.

Cá ướp xong thường được để từ nửa tiếng đến một giờ cho ngấm gia vị rồi đặt lên bếp lửa. Ảnh: Đ.D

Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Tây Ninh

Đến định cư nơi vùng đất mới, người Hoa đã mang theo văn hoá truyền thống của mình và thẩm thấu, hội nhập, tiếp nhận, giao lưu với văn hoá bản địa để từ đó tạo nên sự đặc trưng trong đời sống của người Hoa ở Tây Ninh.

Lễ Nguyên tiêu tại Thất Phủ hội quán (thị xã Trảng Bàng)

Hiện ở Tây Ninh có các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa như Thất Phủ hội quán, Nhị Phủ hội quán, Minh Nghĩa hội quán của người Minh Hương (thị xã Trảng Bàng); Thanh An cung (huyện Gò Dầu); Quan Đế Thánh miếu, Quảng Đông hội quán, Ngũ Thánh miếu (thành phố Tây Ninh).

Vó ngựa trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Tiếng vó ngựa gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày và cả trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên trắng Bắc Hà. Với định hướng đưa địa phương trở thành điểm đặc sắc của du lịch Tây Bắc, huyện Bắc Hà đã chăm chút đầu tư, phát huy giá trị “Lễ hội đua ngựa Bắc Hà” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận ngày 27/5/2021.

Tiếng vó ngựa gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày và cả trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên trắng Bắc Hà.

21 thg 12, 2024

Bồng bềnh cùng mây bản Hang Đá

Nằm ở độ cao hơn 1.800 mét so với mực nước biển, ẩn mình trong mây, bản Hang Đá thuộc thôn Hầu Chư Ngài, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai mang một vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng.

Bản Hang Đá nổi tiếng là địa điểm săn mây vô cùng lý tưởng cho du khách thích khám phá

Đến bản Hang Đá, bạn sẽ được ngắm những áng mây bồng bềnh, trắng xóa vô cùng lãng mạn, huyền ảo. Chỉ cần bạn giơ tay ra là đã dễ dàng chạm đến những áng mây trắng thơ mộng, tuyệt đẹp. Bởi vậy bản Hang Đá được biết đến là một trong những điểm săn mây đẹp và lý tưởng nhất ở Sa Pa.

Về Bình Định trải nghiệm lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), ngư dân xã Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức Lễ hội Cầu ngư theo tín ngưỡng văn hoá thờ cá voi (cá Ông, thần Nam Hải). Lễ hội Cầu ngư được cộng đồng ngư dân xã Nhơn Lý tổ chức nhằm kính ngưỡng công đức thần Nam Hải, tri ân các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân ra biển khai thác thủy sản được mùa bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Lăng Ông Nam Hải đã hình thành và tồn tại hơn 183 năm tại làng chài Xương Lý, xã Nhơn Lý

Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

Tỉnh Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ

Ấm lòng chén chè chuối nướng

Chè chuối nướng là món ăn dân dã, được người dân Đà Nẵng đặc biệt ưa thích trong những ngày se lạnh. Khi chén chè múc ra, từng khoanh chuối tròn dẻo thơm ẩn hiện dưới lớp nước dừa béo ngậy, điểm thêm những hạt đậu phộng giòn tan thu hút bạn từ ánh nhìn đầu tiên.

Chén chè chuối nướng tại gánh chè trước số nhà 392 Hoàng Diệu (Đà Nẵng). Ảnh: H.L

20 thg 12, 2024

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Pà Thẻn là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại 2 tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang và Tuyên Quang. Ở Tuyên Quang, dân tộc Pà Thẻn cư trú chủ yếu tại thôn Thượng Minh (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình) và xã Linh Phú (huyện Chiêm Hóa). Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng. Bộ trang phục không chỉ thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ mà còn là niềm tự hào của dân tộc Pà Thẻn.

Đồng bào dân tộc Pà Thẻn, thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang (Lâm Bình, Tuyên Quang) thêu, dệt thổ cẩm. Ảnh: Hoàng Hải – TTXVN

Sắc màu văn hóa Thái ở vùng cực Bắc Tây Nguyên

Trong 10 năm hình thành và phát triển, huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) được hội tụ bởi nhiều mạch nguồn văn hóa, từ đó hình thành và phát triển nhiều loại hình văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, mang sắc thái riêng của 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Về tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đội nghệ nhân xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã trình diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa Thái” và tạo được ấn tượng đẹp với bạn bè và du khách gần xa.

Đội nghệ nhân xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai trình diễn tiết mục Thổi Sáo và Khắp Thái bài Cảm ơn Đảng

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý thuộc địa bàn xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, là một trong các lễ hội truyền thống lâu đời, gắn kết với đời sống ngư dân miền biển ở Bình Định.

Lễ hội cầu ngư ở Nhơn Lý