Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng
19 thg 12, 2024
Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì
Tại tỉnh Điện Biên, cộng đồng người dân tộc Hà Nhì cư trú ở các xã Sín Thầu, Sen Thượng, Leng Su Sìn và Chung Chải, huyện cực Tây biên giới Mường Nhé. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trang phục truyền thống của dân tộc Hà Nhì vẫn luôn tồn tại, được gìn giữ và có sức sống lâu bền, qua bao thế hệ. Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.
13 thg 12, 2024
Về cực Tây ăn Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì
Khụ Sự Chà là Tết cổ truyền mang đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Trong cộng đồng 19 dân tộc tại Điện Biên, dân tộc Hà Nhì có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và còn được gìn giữ khá nguyên vẹn, ít bị pha tạp hoặc giao thoa với các nền văn hóa khác. Người Hà Nhì có sự tinh tế từ trang phục của người phụ nữ đến tập quán sinh hoạt, văn hóa ẩm thực hay văn hóa tâm linh...
Đặc biệt, những bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì được thể hiện rõ nét nhất vào các dịp lễ, tết như: Lễ tết tháng 2 (Gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng và đặc biệt là tết Khụ Sự Chà - Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì.
Tết cổ truyền Khụ Sự Chà mang nhiều nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc. Ảnh: Văn Thành Chương
Trong cộng đồng 19 dân tộc tại Điện Biên, dân tộc Hà Nhì có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và còn được gìn giữ khá nguyên vẹn, ít bị pha tạp hoặc giao thoa với các nền văn hóa khác. Người Hà Nhì có sự tinh tế từ trang phục của người phụ nữ đến tập quán sinh hoạt, văn hóa ẩm thực hay văn hóa tâm linh...
Đặc biệt, những bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì được thể hiện rõ nét nhất vào các dịp lễ, tết như: Lễ tết tháng 2 (Gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng và đặc biệt là tết Khụ Sự Chà - Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì.
4 thg 12, 2024
Những bánh xe nước khổng lồ ở miền Tây Bắc
Những bánh xe nước khổng lồ (cọn nước) là minh chứng cho sự sáng tạo, cần cù trong lao động, sản xuất của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Từ tháng 11 hàng năm, khi tiết trời chuyển lạnh, người Thái ở bản Nôm, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, lại tất bật bên dòng suối Nậm Hua để dựng cọn nước - những bánh xe nước khổng lồ này không chỉ là công cụ hỗ trợ tưới tiêu mà còn là biểu tượng đặc trưng nông nghiệp truyền thống.
Chiếc bánh xe nước mang tính biểu tượng của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung. Ảnh: Quang Đạt
Từ tháng 11 hàng năm, khi tiết trời chuyển lạnh, người Thái ở bản Nôm, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, lại tất bật bên dòng suối Nậm Hua để dựng cọn nước - những bánh xe nước khổng lồ này không chỉ là công cụ hỗ trợ tưới tiêu mà còn là biểu tượng đặc trưng nông nghiệp truyền thống.
Bên trong ngôi nhà sàn 40 tuổi của người Thái ở Điện Biên
Giữa phố nhà sàn mái đá nổi tiếng của dân tộc Thái ở TX Mường Lay, lại có một ngôi nhà sàn gỗ 40 năm lợp bằng ngói xi măng.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, ngôi nhà sàn 40 tuổi này thuộc sở hữu của ông Lâm Minh - bản Ho Luông 3, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Ông Lâm Văn Hùng - con trai ông Lâm Minh, cho biết, ngôi nhà sàn gỗ này được xây dựng vào năm 1984-1985.
Mái nhà được lợp bằng ngói xi măng chứ không lợp mái đá giống như hầu hết các ngôi nhà sàn truyền thống người Thái trong vùng.
Ngôi nhà có chiều dài 14 m, rộng 7 m này đã gắn bó với gia đình ông Lâm Minh qua 4 thế hệ.
Ông Lâm Văn Hùng cho biết: “Dù đã trải qua 4 thập kỷ, ngôi nhà sàn 4 gian này vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ với kiến trúc độc đáo. Chỉ có một số tấm ván bị mối mọt, chúng tôi mới thay thế“.
Theo ông Hùng, nhờ địa hình cao, ngôi nhà đã may mắn không thuộc khu vực phải di dời nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện Sơn La.
“Nhà sàn truyền thống của người Thái không thiết kế để ở gầm sàn, tuy nhiên ngôi nhà của gia đình tôi đã được cải biên để biến gầm sàn thành không gian sinh hoạt phù hợp với nhu cầu thực tế cuộc sống” – ông Hùng cho biết thêm.
Sau 40 năm, đến nay những cây cột gỗ cũng đã xuống cấp theo thời gian.
Hiện tại, gia đình ông Lâm Minh đã xây dựng thêm một ngôi nhà sàn mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt khi thành viên gia đình tăng lên.
Do ngôi nhà cũ đã xuống cấp, cộng với việc có thêm ngôi nhà sàn mới nên khoảng 2 năm gần đây, gia đình ông Hùng hầu như không còn sử dụng tầng trên của ngôi nhà này.
QUANG ĐẠT
29 thg 10, 2024
Khai mạc du lịch mùa nước nổi ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam
Sáng 26/10, Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức, nhằm khai thác vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam này.
Lòng hồ sông Đà khi vào mùa nước nổi tựa như một bức tranh phong cảnh hữu tình trải dài, khi các dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống làn nước xanh biếc. Chính vì vậy, thị xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện du lịch mùa nước nổi trên sông Đà ở hai tuyến đường thủy gồm: Thị xã Mường Lay - Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Mường Lay - Nậm Nhùn (Lai Châu) nhằm giúp du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có ở Mường Lay - thị xã nhỏ nhất Việt Nam, cũng như dọc đường thủy trên hồ sông Đà ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Lòng hồ sông Đà khi vào mùa nước nổi tựa như một bức tranh phong cảnh hữu tình trải dài, khi các dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống làn nước xanh biếc. Chính vì vậy, thị xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện du lịch mùa nước nổi trên sông Đà ở hai tuyến đường thủy gồm: Thị xã Mường Lay - Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Mường Lay - Nậm Nhùn (Lai Châu) nhằm giúp du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có ở Mường Lay - thị xã nhỏ nhất Việt Nam, cũng như dọc đường thủy trên hồ sông Đà ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
21 thg 10, 2024
Ấn tượng sắc màu văn hóa trên cao nguyên đá Tủa Chùa
Trong những ngày này, trên cao nguyên đá Tủa Chùa đang diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc.
3 thg 10, 2024
Ghé suối Uva thưởng thức “trứng lội nước khoáng” ở Điện Biên
Với nhiệt độ nước trung bình từ 76-84 độ C, suối khoáng nóng tự nhiên Uva tại Điện Biên có thể luộc trứng gà chín trong khoảng 10 phút.
Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15 km, suối khoáng nóng Uva thuộc bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Dòng nước suối ở đây đặc biệt vì quanh năm có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ. Khi tắm với nguồn nước này, người dân và du khách chỉ cần pha với dòng nước mát để đạt nhiệt độ như ý muốn.
Theo người địa phương, tên gọi Uva bắt nguồn từ phiên âm “Ú vá” - trong đó “ú” được dịch là bà, “vá” có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết suối khoáng nóng Uva là hình hài của một bà tiên nằm trên nôi...
Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15 km, suối khoáng nóng Uva thuộc bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Dòng nước suối ở đây đặc biệt vì quanh năm có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ. Khi tắm với nguồn nước này, người dân và du khách chỉ cần pha với dòng nước mát để đạt nhiệt độ như ý muốn.
Theo người địa phương, tên gọi Uva bắt nguồn từ phiên âm “Ú vá” - trong đó “ú” được dịch là bà, “vá” có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết suối khoáng nóng Uva là hình hài của một bà tiên nằm trên nôi...
Đặc sản măng khô đậm vị núi rừng Tây Bắc
Măng khô Tây Bắc từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là măng nứa.
26 thg 9, 2024
Giày thêu tiền triệu của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên
Từ nguyên liệu đơn sơ, đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đã tạo nên những đôi giày thêu độc đáo giá hàng triệu đồng.
Trong văn hóa của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên, đôi giày không chỉ là vật dụng để đi, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa, là biểu tượng của sự khéo léo và tinh tế của người phụ nữ.
Chị Ngải Lừ Seo - người dân xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, cho biết: “Đôi giày truyền thống của người Xạ Phang từ xưa đã được xem như một biểu tượng của sự khéo léo, chăm chỉ và kiên trì của người phụ nữ. Các bé gái từ nhỏ đã được các bà, các mẹ, các chị hướng dẫn việc may vá, thêu thùa, làm các đồ dùng sinh hoạt và trang phục cá nhân”.
Những đôi giày thêu thành phẩm có giá khoảng 2 triệu đồng - sản phẩm của phụ nữ dân tộc Xạ Phang. Ảnh: Quang Đạt
Trong văn hóa của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên, đôi giày không chỉ là vật dụng để đi, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa, là biểu tượng của sự khéo léo và tinh tế của người phụ nữ.
Chị Ngải Lừ Seo - người dân xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, cho biết: “Đôi giày truyền thống của người Xạ Phang từ xưa đã được xem như một biểu tượng của sự khéo léo, chăm chỉ và kiên trì của người phụ nữ. Các bé gái từ nhỏ đã được các bà, các mẹ, các chị hướng dẫn việc may vá, thêu thùa, làm các đồ dùng sinh hoạt và trang phục cá nhân”.
22 thg 9, 2024
Mèn mén - từ món bình dân đến đặc sản vùng cao
Mèn mén vốn là món ăn bình dân của đồng bào vùng cao, chủ yếu là người H'Mông, nhưng giờ đây nó đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa thích.
Để có được món ăn mèn mén thơm ngon, người H'Mông phải chế biến khá công phu. Chị Giàng Thị Só - bản Nậm Ngám A, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - cho biết, việc lựa chọn nguyên liệu là bước đầu tiên và rất quan trọng.
“Ngô làm mèn mén thường là ngô tẻ hoặc ngô vàng, được trồng ngay tại địa phương. Những hạt ngô to, mẩy và bóng loáng sẽ tạo ra thành phẩm mèn mén có chất lượng tốt nhất”, chị Só nói.
Để có được món ăn mèn mén thơm ngon, người H'Mông phải chế biến khá công phu. Chị Giàng Thị Só - bản Nậm Ngám A, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - cho biết, việc lựa chọn nguyên liệu là bước đầu tiên và rất quan trọng.
“Ngô làm mèn mén thường là ngô tẻ hoặc ngô vàng, được trồng ngay tại địa phương. Những hạt ngô to, mẩy và bóng loáng sẽ tạo ra thành phẩm mèn mén có chất lượng tốt nhất”, chị Só nói.
10 thg 9, 2024
Độc đáo món cá lăng gói lá nướng của dân tộc Thái ở Điện Biên
8 thg 9, 2024
Văn hóa Thái qua tín ngưỡng nông nghiệp
Dân tộc Thái (cả hai nhóm Thái trắng và Thái đen) nằm trong số những dân tộc có nền văn minh nông nghiệp gắn liền với kỹ thuật canh tác ruộng nước từ rất sớm. Quả thực, trong đời sống của người Thái, cây lúa không chỉ giúp cho việc duy trì sự sống mà còn được xem là dấu hiệu của trình độ văn minh, sự phát triển và thịnh vượng...
Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Thái, không ít các truyền thuyết, trường ca, truyện cổ, câu đố, ca dao, tục ngữ, thành ngữ... đều ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp nói về cây lúa nước trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của đồng bào Thái. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đã khẳng định, ngay từ thời tiền sử, người Thái ở Việt Nam đã biết trồng lúa nước và đạt tới trình độ kỹ thuật nhất định. Nhiều dấu vết hóa thạch của vỏ trấu trên vùng đất có người Thái cư trú được tìm thấy qua các đợt khảo cổ có chủ đích, hoặc đơn giản là khi đào móng các công trình xây dựng.
Ruộng bậc thang của đồng bào Thái
Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Thái, không ít các truyền thuyết, trường ca, truyện cổ, câu đố, ca dao, tục ngữ, thành ngữ... đều ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp nói về cây lúa nước trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của đồng bào Thái. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đã khẳng định, ngay từ thời tiền sử, người Thái ở Việt Nam đã biết trồng lúa nước và đạt tới trình độ kỹ thuật nhất định. Nhiều dấu vết hóa thạch của vỏ trấu trên vùng đất có người Thái cư trú được tìm thấy qua các đợt khảo cổ có chủ đích, hoặc đơn giản là khi đào móng các công trình xây dựng.
25 thg 8, 2024
Phục dựng Lễ Khăm bản - Tết té nước truyền thống dân tộc Lào
Trong hai ngày 5 - 6/4, tại bản Pa Xa Lào, UBND xã Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) tổ chức phục dựng Lễ Khăm bản - Tết té nước truyền thống dân tộc Lào.
Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của dân tộc Lào; là dịp để con cháu, bản làng tỏ lòng thành kính đối với những người lập ra bản mường đầu tiên, với ông, bà, tổ tiên, thần sông, thần suối, thần rừng, thần nương rẫy…; đồng thời, cầu cho một năm mới may mắn, nhiều tài lộc, mùa màng bội thu, trâu, bò đầy sân, lợn, gà đầy chuồng; con người không ai ốm đau, bệnh trọng, mọi người trong bản đều được bình an, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Những điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Lào. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của dân tộc Lào; là dịp để con cháu, bản làng tỏ lòng thành kính đối với những người lập ra bản mường đầu tiên, với ông, bà, tổ tiên, thần sông, thần suối, thần rừng, thần nương rẫy…; đồng thời, cầu cho một năm mới may mắn, nhiều tài lộc, mùa màng bội thu, trâu, bò đầy sân, lợn, gà đầy chuồng; con người không ai ốm đau, bệnh trọng, mọi người trong bản đều được bình an, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
8 thg 8, 2024
Tháp cổ gần 500 tuổi ở Điện Biên mang biểu tượng đoàn kết Việt - Lào
Công trình kiến trúc tại xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hình thành từ giữa thế kỷ XVI có tên gọi là tháp cổ Mường Luân.
Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn gắn với những câu chuyện về tình đoàn kết. Đây còn là biểu tượng của các dân tộc 2 nước Việt Nam - Lào anh em.
Theo ông Lò Văn Hạnh - Bí thư chi bộ bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, từ thế kỷ XVI, các bậc tiền nhân đã lựa chọn Mường Luân làm nơi xây dựng ngôi tháp linh thiêng này vì thế đất vô cùng độc đáo.
Trải qua gần 500 năm, tháp cổ Mường Luân đã trở thành một di sản văn hóa đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Quang Đạt
Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn gắn với những câu chuyện về tình đoàn kết. Đây còn là biểu tượng của các dân tộc 2 nước Việt Nam - Lào anh em.
Theo ông Lò Văn Hạnh - Bí thư chi bộ bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, từ thế kỷ XVI, các bậc tiền nhân đã lựa chọn Mường Luân làm nơi xây dựng ngôi tháp linh thiêng này vì thế đất vô cùng độc đáo.
6 thg 8, 2024
Độc đáo chợ phiên vùng cao Xá Nhè
Độc đáo chợ đêm vùng cao Tủa Chùa
Tủa Chùa là huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên với 7 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, dân tộc Mông chiếm đa số. Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, huyện đã đầu tư, phát triển chợ đêm thị trấn Tủa Chùa thành sản phẩm du lịch độc đáo. Chợ đêm không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản cũng như văn hóa đặc sắc của địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách khi đến địa phương.
24 thg 7, 2024
Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên
Dân tộc Cống là một trong những dân tộc ít người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển và hội nhập, mặc dù có nhiều thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần nhưng cộng đồng người Cống vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng riêng, đặc biệt là nét đẹp trong trang phục truyền thống.
23 thg 7, 2024
Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Lào ở Điện Biên
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Na Sang 1 và 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào. Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Lào ở Na Sang vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Ban đầu, người dân chỉ dệt trang phục cho bản thân, tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ ở đây đã cùng nhau gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
18 thg 5, 2024
Hoa phượng vĩ rực rỡ trên đồi A1 Điện Biên
Những cây phượng vĩ nở rực đỏ trên đồi A1 những ngày tháng 5 lịch sử này càng tô điểm thêm cho cảnh sắc và không khí hào hùng, như lời chào đón các đoàn du khách đến với Điện Biên.
30 thg 4, 2024
Nậm Rốm, ôm trong mình ký ức Điện Biên
Dòng sông Nậm Rốm đã ôm chứa biết bao câu chuyện trong khúc bi tráng của dân tộc, ôm trong mình những câu chuyện của Điện Biên hôm qua và hôm nay.
Ký ức về một dòng sông
Rất nhiều người lính tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang trong mình một phần ký ức về Nậm Rốm. Trước dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cựu chiến binh Lại Văn Năm, người lính công binh năm xưa, đơn vị được giao đánh sân bay Hồng Cúm, hiện sống ở xã Thanh Xương, huyện Điện Biên kể với tôi, ông đã bao lần giấu mình dưới sông Nậm Rốm, đi trinh sát, nắm tình hình, tìm vị trí sơ hở của địch để có thể cùng đồng đội nổ bộc phá đánh hàng rào thép gai tạo đột phá khẩu để đơn vị xung phong đánh chiếm các mục tiêu. Trời mưa rét, trên đầu đạn bay, dưới sông nước chảy, hai hàm răng nghiến chặt để khỏi va vào nhau, khỏi bị lộ.
Ký ức về một dòng sông
Rất nhiều người lính tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang trong mình một phần ký ức về Nậm Rốm. Trước dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cựu chiến binh Lại Văn Năm, người lính công binh năm xưa, đơn vị được giao đánh sân bay Hồng Cúm, hiện sống ở xã Thanh Xương, huyện Điện Biên kể với tôi, ông đã bao lần giấu mình dưới sông Nậm Rốm, đi trinh sát, nắm tình hình, tìm vị trí sơ hở của địch để có thể cùng đồng đội nổ bộc phá đánh hàng rào thép gai tạo đột phá khẩu để đơn vị xung phong đánh chiếm các mục tiêu. Trời mưa rét, trên đầu đạn bay, dưới sông nước chảy, hai hàm răng nghiến chặt để khỏi va vào nhau, khỏi bị lộ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)