19 thg 4, 2025

Độc đáo cây đa hình cổng làng ở Đức Thọ

Thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại cây đa có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.

Tại thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ có một cây đa 2 thân cổ thụ hàng trăm năm tuổi mang hình dáng cổng làng độc đáo.

Về làng cổ Tường Vân

Làng cổ Tường Vân nức tiếng với dòng họ Khương - dòng họ đại khoa bảng rất hiếm hoi của nước ta thời Bắc thuộc.

Đền thờ Khương Công Phụ tại làng Tường Vân, xã Định Thành (Yên Định). Ảnh: Vân Anh

18 thg 4, 2025

Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử

Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.

Huyện Kon Rẫy có nhiều điểm đến nổi bật, thu hút du khách. Ảnh: HT

Khám phá du lịch cộng đồng ở xã Thạch Lâm

Nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã chú trọng đến việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua nhiều cách làm đa dạng, phong phú. Từ đó, không chỉ bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường sinh sống trên địa bàn, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thác Mây đẹp như dải lụa trắng, là điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Lăng Vạn An Vĩnh và những câu chuyện về thờ cúng cá Ông

Trên dải bờ biển dài hơn 130 km của tỉnh Quảng Ngãi, làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (nay thuộc TP. Quảng Ngãi) là một trong những địa phương lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết “Bàn chân khổng lồ”, có Dinh Bà, Dinh Bà Thủy, Lăng Vạn An Vĩnh, Đình làng và cả hệ thống địa đạo trên đồi núi An Vĩnh. Mỗi di tích là một nhân chứng sống động cho chiều sâu văn hóa và truyền thống kiên cường của cư dân vùng biển.

Một góc Miếu thờ ông Nam Hải ở Hoàng Sa, tức Lăng Vạn An Vĩnh (Quảng Ngãi)

Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên

Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.

Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.

Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.

Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:

Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu

Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã

Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn

Trong quá trình giã đất phải thêm nước cho đất mềm và nhuyễn

Tạo phôi sản phẩm gốm

Phôi đất để làm sản phẩm

Người làm gốm xoay quanh khối gỗ để tạo hình sản phẩm

Dùng que tre vót mỏng làm nhẵn mịn bề mặt ngoài sản phẩm

Sản phẩm gốm của người Mnông có màu đen được hun từ vỏ trấu

Lê Hường

17 thg 4, 2025

Phát quang, tìm đường, giăng dây để ‘săn ảnh’ Hang Dơi kỳ bí ở Long Khánh

Những năm gần đây, các hang động trở thành một điểm đến hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt với những người đam mê hình thức du lịch trekking, dã ngoại mạo hiểm ở nơi hoang sơ, độc đáo…

Hang Dơi là một địa danh khám phá hấp dẫn tại Long Khánh, cuốn hút những tín đồ yêu khám phá tìm đến. Ảnh: Lò Văn Hợp

Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định

Những ngày này, cánh đồng điện gió trên bán đảo Phương Mai (Bình Định), nơi được ví như “sa mạc thu nhỏ” phía bắc Quy Nhơn, thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Cánh đồng điện gió Phương Mai nằm trong rừng dương và những đồi cát - Ảnh: MINH CHIẾN

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia

Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.

Tiết mục sân khấu hóa tại Lễ hội Mường Xia năm 2025.

Mãn nhãn với vòm trời rực lửa từ cây gạo cô đơn 40 năm tại Vĩnh Phúc

Cây gạo cô đơn là tên người dân đặt cho cây gạo 40 năm tuổi mọc cạnh bờ đê tả sông Hồng tại xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Cây gạo cô đơn nở hoa dưới dốc đê rẽ vào Trường tiểu học Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), nhìn như một ngọn đuốc khổng lồ hiên ngang giữa đất trời. Không e ấp, dịu dàng như những loài hoa khác, hoa gạo khoe sắc một cách mạnh mẽ, nồng nàn. Màu đỏ ấy như nhuộm thắm cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một vùng quê yên ả - Ảnh: HẢI NAM

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.

Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.

Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.

Cổng Chùa Tây Tạng - Bình Dương

16 thg 4, 2025

Tĩnh mịch đình thần Tương Bình Hiệp

Đình thần Tương Bình Hiệp, tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh do UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định công nhận số 2068/QĐ-UBND, ngày 15/8/2023. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nam Bộ.

Về đại ngàn Trường Sơn ăn con cá mát

Cá mát là đặc sản của người Vân Kiều ở miền tây Trường Sơn. Cá mát sống ở sông suối giữa rừng nguyên sinh, nơi có nguồn nước trong lành, mát mẻ. Thịt cá thơm ngon, béo ngậy, là món ngon không thể thiếu trong mâm đãi khách quý.

Xiên cá mát nướng hấp dẫn bày biện trên lá chuối rừng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Hàm Rồng - Một vùng thắng tích

Hàm Rồng là một trong những địa danh giàu ý nghĩa lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của TP Thanh Hóa nói riêng, xứ Thanh nói chung. Nằm bên bờ sông Mã hùng vĩ, địa mạo Hàm Rồng như một tâm điểm kết nối mọi vùng đất của tỉnh, vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, vừa chất chứa những giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.

Sa bàn “Hàm Rồng thắng tích” tại phòng trưng bày Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng.

Thăm đền Hổ Bái, nhớ công đức người xưa

Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái tọa lạc tại thôn 2, xã Yên Trường (Yên Định). Đây là ngôi đền cổ hàng nghìn năm tuổi, là niềm tự hào của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương.

Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái.

Theo Địa chí xã Yên Bái (cũ) và Thần phả làng Hổ Bái, đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang - người con thứ mười một của Vua Hùng. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), Hợp Lang nhận thấy nơi đây là vùng đất linh thiêng nên cho quân lính xây dựng ngôi đền gần dòng sông Mã. Ngôi đền chính là đền Hổ Bái ngày nay. Sau khi xây dựng đền xong, Hợp Lang trở về thủy cung.

15 thg 4, 2025

Chuyện về đình Bến Thế

Đình Tân An - người dân thường gọi là đình Bến Thế - là một ngôi đình nổi tiếng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Có rất nhiều bài viết về ngôi đình này (tui cũng có viết), bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Xin được nhắc sơ qua chút xíu trước khi nói qua câu chuyện tui muốn kể bữa nay.

Đình Tân An tọa lạc tại phường Tân An, TP Thủ Dầu Một được xây dựng từ năm 1820. Người dân gọi là đình Bến Thế vì gần sông, chợ Bến Thế. Qua hơn hai thế kỷ, đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ truyền Nam bộ và được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia năm 2014.

Khuôn viên đình thoáng mát với nhiều cây cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Hấp dẫn bánh bèo, bánh ướt Cô Hai

Bánh bèo, bánh ướt là những món ăn quen thuộc, dân dã của người Quảng Ngãi. Nếu như TP. Quảng Ngãi nổi tiếng với quán bánh bèo bà Lợi (xã Tịnh Khê), thì ở TX. Đức Phổ có quán bánh bèo, bánh ướt cô Hai, luôn hấp dẫn thực khách gần xa.

Quán bánh ướt, bánh bèo Cô Hai được nhiều thực khách yêu thích.

Hấp dẫn món cháo vịt, lòng chưng

Quảng Ngãi có nhiều quán cháo vịt ngon, hấp dẫn. Trong số đó, quán cháo vịt mang tên Bà 2 ở đường Nguyễn Bá Loan (TP.Quảng Ngãi) được nhiều thực khách yêu thích.

Ngoài cháo vịt, quán có món lòng chưng thơm ngon, hấp dẫn.

Tour trekking khám phá rừng Gia Canh ở Đồng Nai

Thời gian gần đây, tour trekking rừng độc đáo bao gồm các hoạt động đạp xe xuyên rừng, chinh phục núi đá, ngâm chân nước khoáng nóng, tắm thác và nhiều hoạt động tham quan, khám phá rừng Gia Canh đang được nhiều khách yêu thiên nhiên, thích mạo hiểm lựa chọn khi đến Đồng Nai.

Hướng dẫn viên hướng dẫn những kỹ năng cơ bản cho du khách trước tour Trekking khám phá rừng Gia Canh. Ảnh: Ngọc Liên

Rừng Gia Canh nằm trên địa bàn huyện Định Quán, với diện tích trên 18 ngàn hécta. Rừng Gia Canh cách quốc lộ 20 khoảng 17 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 100km, trên tuyến đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với Đà Lạt. Đây là một trong những điểm du lịch mang đến cho du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm thú vị, độc đáo với tour trekking khám phá rừng, thác, núi đá.

Du khách trải nghiệm đạp xe xuyên rừng Gia Canh. Ảnh: T.Sang

Là đơn vị đầu tiên được cấp phép khai thác tour du lịch mạo hiểm, Công ty TNHH Dịch vụ - du lịch Meerkat Travel (Meerkat Travel, huyện Định Quán) đang khai thác hiệu quả tour trekking rừng Gia Canh, đưa du khách đến với từng cung bậc cảm xúc khi được trải nghiệm không gian thiên nhiên xanh, khám phá những núi đá khổng lồ như Đá Bảy Mẫu rộng ngút ngàn với cánh rừng rộng 7 hécta trên đỉnh núi vô cùng độc đáo, hay tham quan thắng cảnh Đá Dĩa, Đá Ba Chồng, Đá Hang Dơi… Đây đều là những "kiệt tác" thiên nhiên tại khu vực huyện Định Quán.

14 thg 4, 2025

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.

Chùa Cổ Lễ có lịch sử khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XII). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Tổ, Thiền sư Nguyễn Minh Không - Quốc sư thời Lý có công khởi dựng chùa, dạy dân làm nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Tục căng chỉ đỏ là một trong những nghi thức đặc biệt, quan trọng trong lễ cưới của người Dao Thanh Y

Tràm chim hoang dã - Báu vật xanh của Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười là tên gọi của vùng đất trũng, thường ngập nước mênh mông, dài ngày vào mùa mưa lũ, có vị trí ở phía Đông sông Tiền, ven biên giới Việt Nam - Campuchia, trải rộng trên 3 tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Trung tâm Đồng Tháp Mười là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An).

Từ Quốc lộ 1 đến ngã ba gần cầu dây văng Mỹ Thuận trên đường về miền Tây, rẽ vào Đường tỉnh 30, đi khoảng 30 km sẽ đến TP.Cao Lãnh - thủ phủ của tỉnh Đồng Tháp và đi thêm 30 km dọc theo sông Tiền để đến thị trấn Thanh Bình. Từ đây, có một con đường nhựa chạy thẳng về huyện Tam Nông, đi chừng 4 km thì đến Vườn quốc gia Tràm Chim.

Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.588 ha, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp. Vườn có vị trí ở giữa vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười. Vào mùa mưa, toàn vùng ngập nước mênh mông, có nơi sâu gần 3m. Mùa nắng, đồng đất khô hạn gắt gao. Vườn quốc gia Tràm Chim là một loại rừng ngập nước còn sót lại với sinh cảnh “độc nhất vô nhị” ở Đông Dương. Đây là 1 trong 8 vùng tràm chim quan trọng, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam.

Khám phá lăng vua Gia Long bằng xe đạp

Lăng vua Gia Long sau trùng tu được bao phủ nhiều cây, có tuyến đường xanh mát thích hợp để nhiều du khách đạp xe khám phá thiên nhiên và lịch sử.


Quần thể lăng vua Gia Long nằm ở phường Long Hồ, quận Phú Xuân được bao bọc bởi rừng thông. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long cùng hai hoàng hậu và một số thành viên trong hoàng tộc triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820.

13 thg 4, 2025

Trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc vùng đất Tổ tại đình Hùng Lô

Làng cổ Hùng Lô (Việt Trì, Phú Thọ) là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các phong tục tập quán của cư dân Việt thuở xưa. Đây là điểm du lịch với nhiều trải nghiệm văn hóa ấn tượng ở Phú Thọ.

Làng cổ Hùng Lô cách Đền Hùng khoảng 10 km. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ có niên đại hơn 300 năm. Đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia gồm: ngôi miếu cổ, tòa Đại đình, Long đình, lầu Chuông, lầu Trống, bệ thờ Thần nông, nhà Văn chỉ... Dù hơn 300 năm đã trôi qua nhưng tất cả vẫn được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.

Theo chị Lã Thị Hồng Thùy, cán bộ văn hóa xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đình Hùng Lô được ví như bảo tàng thu nhỏ giữ nhiều cổ vật, bảo vật quý giá, trong đó phải kể đến 11 đạo sắc phong và 5 cỗ kiệu sơn son thếp vàng (4 cỗ kiệu Văn và 1 cỗ kiệu Bát Cống). Hùng Lô là làng nổi tiếng về truyền thống rước kiệu từ xưa tới nay, nhiều năm liền làng được giải Nhất. Năm 1918 tức năm Mậu Ngọ đã được vua triều Nguyễn tặng cho tấm biển đề chữ: Hùng Lô kỷ niệm Đệ nhất hội.

Du khách quốc tế tham quan đình Hùng Lô

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.

Phụ nữ M'nông ở buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nặn gốm

Mỳ Quảng và những phiên khúc nhớ

Sẽ là một điều rất cũ nhưng tôi phải thật thà nói rằng, với những người Quảng xa quê như mình, nghĩ đến một mùi hương quê nhà - là mường tượng ngay món mỳ Quảng.

Một dĩa mỳ trộn gói ghém hương vị quê nhà mang theo. Ảnh: Tuấn Vũ

Mỳ Quảng có thể ăn với nhiều loại nhưn. Dễ làm dễ ăn nhất là mỳ nhưn tôm, thịt xíu hay mỳ nấu gà ta. Cầu kỳ hơn một chút là mỳ ếch, mỳ cá lóc. Ăn kiểu nào cũng ngon. Bởi mỗi loại có hương vị riêng không lẫn vào nhau được dù vẫn là tô mỳ với cách chế biến không khác nhau là mấy. Lại còn bởi mỗi tâm thế ăn mang đến cái ngon riêng.

Khám phá văn hóa cồng chiêng, hầu đồng của người Mường

Người Mường ở Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng cùng phong tục độc đáo như hồi môn, hầu đồng và ẩm thực phong phú.


Ba Vì là huyện ngoại ô Hà Nội, thuộc vùng bán sơn địa, giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc; được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng có núi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng các danh lam thắng cảnh. Vùng núi của Hà Nội còn được biết đến là nơi bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường.

Nhắc đến văn hóa của người Mường là nhắc đến văn hóa cồng chiêng. Do địa hình đồi núi đi lại khó khăn nên từ xa xưa, người Mường đã lấy âm thanh làm phương tiện truyền đạt thông tin, theo Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội. Mỗi khi tiếng cồng chiêng vang lên, người dân dựa vào sắc thái âm thanh để biết được những công việc của thôn, bản để tập trung lại.

12 thg 4, 2025

Tắk Pổ - điểm săn mây hấp dẫn của giới trẻ

Nóc Tăk Pổ (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) đã trở thành điểm đến quen thuộc của giới trẻ yêu thích du lịch khám phá và săn mây. Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ cùng trải nghiệm độc đáo, nơi đây nhanh chóng thu hút sự quan tâm và là một trong những địa điểm “check-in” lý tưởng.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn cắm trại qua đêm tại nóc Tăk Pổ. Ảnh: VT

Hoa gạo nhuộm đỏ vùng quê Thái Bình

Tháng 4, hoa gạo nở muộn bên các di tích, đường làng ở huyện Vũ Thư, Kiến Xương và Quỳnh Phụ, điểm tô cho vùng quê lúa Thái Bình.

Cây gạo cổ thụ nở đỏ rực bên mương thủy lợi thuộc xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung thực hiện trong chuyến "săn" hoa gạo tại quê nhà.

Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 120 km về phía đông nam. Vùng đất nổi tiếng với những cánh đồng lúa, làng nghề truyền thống, cùng nhiều di tích lịch sử. Tháng 4, khi hoa gạo nở rực, khung cảnh làng quê Thái Bình được tô thêm vẻ tươi đẹp, yên bình.

Ảnh hiếm của phượt thủ chụp Sa Pa hoang sơ thập niên 1990

Lào Cai - Sa Pa cuối thế kỷ 20 hoang sơ, vắng vẻ và yên bình.

Hơn 20 năm trước, từng công tác ở Hà Nội 5 năm, ông Nguyễn Trí Dũng (77 tuổi, Cần Thơ) liên tục dành thời gian cuối tuần để khám phá các tỉnh thành ở miền Bắc. Ông dành nhiều thời gian thăm Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Nguyễn Trí Dũng

Ngắm hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Hàng năm, vào tháng 3, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rộ, nhuộm đỏ cả một góc sân chùa.

11 thg 4, 2025

Cây si kỳ lạ lâu đời ở Hải Dương, tỏa bóng từ 60 rễ phụ

Ngay tại trung tâm thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành), một cây si đặc biệt trở thành biểu tượng xanh, điểm nhấn cảnh quan nổi bật của địa phương.

Cây si cổ thụ giữa lòng thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Ảnh: Mai Hương

Nằm trong khuôn viên vườn hoa, cạnh quảng trường 20.9 ở Hải Dương, cây si không chỉ gây ấn tượng bởi dáng thế lạ mắt mà còn bởi vai trò đặc biệt trong đời sống cộng đồng.

Đến với Đắk Lắk mùa “con ong đi lấy mật”

Tháng 3 ở Tây Nguyên đã đi vào thơ ca, đặc trưng với hình ảnh “mùa con ong đi lấy mật”. Đây là thời điểm tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc và cũng là lúc hoa cà phê nở rộ tại Đắk Lắk. Điều này đã tạo cho du khách những ấn tượng khó phai khi đến Đắk Lắk trải nghiệm du lịch.

Cùng các con tản bộ dọc rẫy cà phê đang mùa hoa nở trắng muốt tại một điểm du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Đắk Lắk, chị Nguyễn Thị Phương Phương (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tận hưởng hương hoa cà phê ngào ngạt, vừa kể câu chuyện về "con ong đi làm mật" như trong thơ ca.

Chị Nguyễn Thị Phương Phương chia sẻ bản thân cũng từng là nông dân cà phê nên mỗi mùa hoa như thế này, những ký ức xưa lại ùa về: “Vườn cà phê với rất nhiều hoa và ngào ngạt hương thơm thì cảm xúc về một mùa ấm no sắp về vẫn hiện lên nên tôi rất thích. Dù gia đình không còn rẫy nhưng bây giờ có con nhỏ thì tôi vẫn hay đến những chỗ như thế này, có hoa, có cây cà phê để các con được trải nghiệm, được cảm nhận văn hóa cũng như không khí ở Tây Nguyên”.

Du khách thích thú trải nghiệm thiên nhiên, hòa vào không gian lao động của nông dân

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Bữa cơm gia đình thết đãi khách của người Jrai ngoài cơm lam gà nướng còn có món cà đắng lòng gà bọc lá chuối. Ảnh: Hồng Điệp

Trải nghiệm tinh hoa văn hóa dân tộc Mường, Dao dưới chân núi Tản

Nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, núi Tản - Ba Vì là vùng đất có bề dày văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số hòa vào không gian xanh thẳm cây rừng và núi non hùng vĩ...

Du khách đến với núi Tản, Ba Vì sẽ có dịp trải nghiệm những nét đặc sắc nhất của du lịch dược liệu, sinh thái, nghỉ dưỡng và văn hóa Ba Vì.

Khám phá đặc sắc không gian văn hóa Mường

Hành trình chỉ hơn 1h ô tô từ trung tâm Hà Nội, chúng tôi đến vùng đất Ba Vì để trải nghiệm văn hóa đồng bào dân tộc Mường, Dao dưới chân núi Tản Viên, nơi văn hóa cồng chiêng đã trở thành nét đặc sắc riêng có của thủ đô Hà Nội.

10 thg 4, 2025

Đi về phía tây Quảng Nam...

Phát triển du lịch các tỉnh miền núi Quảng Nam là một nội dung được quan tâm đặc biệt từ nhiều năm nay, không chỉ với các cấp chính quyền, người dân. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng mong muốn có cơ hội đầu tư tại đây.

Du khách trải nghiệm không gian truyền thống của đồng bào Cơ Tu tại xã A Tiêng, huyện Tây Giang. Ảnh: XUÂN HIỀN

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.

Lễ hội Hết Chá là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, mang đậm dấu ấn tâm linh và truyền thống lâu đời của người Thái trắng. (Ảnh Trần Thắng)

Độc đáo cổ vật tranh thờ các dân tộc vùng núi phía Bắc

Bảo tàng tỉnh Hòa Bình hiện lưu giữ một số di vật, cổ vật quý hiếm, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị mỹ thuật cao thể hiện sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam như bộ sưu tập sách cổ được viết trên lá cây, bộ sách cổ bằng chữ Nôm, bộ chiêng cổ, trống đồng cổ… Trong số đó, bộ tranh thờ cổ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông ở các vùng miền núi phía Bắc là cổ vật quý với những nét độc đáo khác biệt, thể hiện văn hóa tín ngưỡng của dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam. 

Bộ tranh thờ dùng trong lễ cấp sắc, phong sắc của dân tộc Dao. Ảnh: An Thành Đạt

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Hàng năm, đồng bào Raglai tổ chức nhiều lễ hội, trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trọng nhất. Lễ thường diễn ra theo chu kỳ 5,7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày, vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trong đời sống của đồng bào Raglai. Ảnh: Hoàng Tâm

9 thg 4, 2025

Hữu phủ Quốc công Tống Phước Hiệp ở Long Hồ dinh

Lâu nay tui không biết gì nhiều về Quốc công Tống Phước Hiệp, ngoại trừ việc đọc các tài liệu lịch sử có khi thấy nhắc tới ông là một vị tướng thời chúa Nguyễn. Đọc qua rồi quên luôn cùng với nhiều nhân vật lịch sử thời kỳ ấy. Có khi lang thang trên mạng, đôi ba lần vô website mang tên Tống Phước Hiệp và biết đó là trang (không chỉ một trang) của cựu học sinh trường Tống Phước Hiệp ở Vĩnh Long. Rồi cũng lướt qua, không biết rõ tiểu sử, công trạng của người mang tên Tống Phước Hiệp.

Mới đây, tui lại gặp ngài Tống Phước Hiệp. Lần này không phải trên website hay tài liệu lịch sử, mà ở... trong chùa. Ngôi chùa Phật Ngọc Xá Lợi uy nghi nhất Vĩnh Long có phối thờ ngài Tống Phước hiệp trong chùa, có cả bệ thờ trang trọng.

Quốc công Tống Phước Hiệp được phối thờ trong chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Đặc sắc Lễ hội Đền Cuông

Từ ngày 11-15/3 (tức 12-16/2 âm lịch), tại Diễn Châu diễn ra Lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút du khách thập phương.

Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.

Lễ rước tại Lễ hội Đền Cuông. Ảnh: Mai Giang

Đặc sắc lễ hội đền Bà Chúa bên bờ sông Lam

Lễ hội Đền Bà Chúa (Thanh Chương) không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản của cha ông.

Đền Bà Chúa - Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh tọa lạc bên bờ sông Lam thuộc thôn Thanh Đồng 2, thị trấn Dùng (Thanh Chương) được nhân dân địa phương xây dựng từ lâu đời. Đền gồm nhiều công trình như cổng đền, hạ điện, trung điện, tả vu, hữu vu, thượng điện, mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ có giá trị như sắc phong, câu đối, đại tự… Ảnh: Huy Thư

Đảo chè Cầu Cau có gì hấp dẫn du khách dịp nghỉ lễ?

Được ví như "Hạ Long của xứ Nghệ", đào chè Cầu Cau ở huyện Thanh Chương với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Đảo chè Cầu Cau được ví như “Hạ Long của xứ Nghệ” nhờ cảnh sắc sơn thủy hữu tình với những nét đặc trưng hiếm thấy. Đây vốn là hồ thủy lợi được xây dựng từ năm 1963, điểm nhấn là những đảo chè xanh mướt nổi bật giữa non xanh nước biếc, mang vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn. Ảnh: Huy Thư