30 thg 10, 2022

Mì Xí Mứng ở Biên Hòa

Hồi năm 1983, khi mới chân ướt chân ráo tới Biên Hòa tui đã nghe người ta nói về một tiệm mì có cái tên ngồ ngộ: Mì Xí Mứng (khen ngon là chính). Thú thiệt là cho tới nay tui cũng chưa từng ăn mì Xí Mứng, nhưng vẫn thường xuyên nghe mọi người nhắc tới tên mì này. Khen thì nhiều, nhưng cho rằng mì này chẳng có gì đặc biệt cũng không ít.

Search trên mạng, thấy có nhiều tiệm mì xí mứng... nhưng ở đâu đó chớ không phải Biên Hòa. Điều này chứng tỏ mì xí mứng rất nổi tiếng khiến thương hiệu của nó được nhiều người quan tâm.

Xí mứng là gì? Mì xí mứng xuất phát từ đâu, có phải nguồn gốc ở Biên Hòa hay không? May quá, anh Bùi Thuận đã có bài viết về chuyện này, đăng trong quyển Đậm đà hương vị Đồng Nai của anh. Tui xin mạn phép trích đăng lại dưới đây.

Mì Phước Nguyên, tức mì Xí Mứng ngày nay. Ảnh: Diadiemanuong.com

Bốn món bún nổi danh xứ Huế

Ngoài bún bò giò heo, bún hến, bún nghệ lòng lợn cũng là đặc sản đất cố đô được nhiều thực khách muốn thưởng thức.

Ngoài các lăng tẩm, điểm tham quan đậm chất lịch sử, Huế còn thu hút du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, dễ ăn. Dưới đây là những món bún thường được nhiều người nhắc đến khi nói về ẩm thực nơi này.

Bún bò

Với nhiều người, món ăn này đã trở thành "huyền thoại" trong làng ẩm thực. Nhắc đến Huế, bún bò giò heo là món đầu tiên được mọi người nói đến. Tại đất cố đô, món ăn này được bày bán mọi nơi, từ các hàng quán bình dân ven đường, các khu chợ địa phương đến nhà hàng sang trọng.

Món ăn từ hoa ban ở Sơn La

Hoa ban là 1 món ăn truyền thống của người Thái ở Tây Bắc, trong đó có người Thái tỉnh Sơn La. Các món ăn chế biến từ hoa ban là đặc sản Tây Bắc và chỉ có ở Tây Bắc bởi chỉ vùng đất này là "quê hương, bản quán" của loài hoa đẹp mong manh đến nao lòng.

Mỗi mùa hoa ban nở, cũng là lúc bà con dân tộc Thái vùng Tây Bắc lên đồi hái về làm thức ăn phục vụ gia đình. Không biết từ bao giờ, hoa ban đã trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du khách gần xa.

Mùa hoa ban nở, cũng là lúc người Thái vùng Tây Bắc lên rừng hái về để chế biến thành những món ăn ngon hấp dẫn.

29 thg 10, 2022

Năm món ăn đặc sản Sa Đéc

Hủ tiếu, bánh tằm bì, cá lóc nướng... là những đặc sản du khách nên thử khi có dịp đến thành phố Sa Đéc.

Sa Đéc là thành phố nhỏ, hiền hòa thuộc tỉnh Đồng Tháp. Địa điểm này không chỉ nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp, là vựa hoa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, mà còn gây thương nhớ bởi nhiều món ăn ngon. Nếu ghé thăm Sa Đéc, bạn nhất định phải thưởng thức các đặc sản dưới đây.

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu là một trong những món nổi tiếng nhất Sa Đéc. Đặc biệt, thành phần làm nên món ăn này không thể thiếu sợi hủ tiếu từ bột gạo, mềm nhưng không bở. Theo người địa phương, bí quyết cho một tô hủ tiếu Sa Đéc thơm ngon tròn vị thì sợi hủ tiếu nên trụng nhanh qua nước sôi, không để quá lâu sẽ bị nhão và đứt gãy.

Các nguyên liệu như gan, cật, thịt... nên chà muối kỹ, làm sạch để không ám mùi. Nước lèo nấu từ xương ống hầm và vớt bỏ lớp bọt liền tay để giữ cho nước dùng luôn trong. Để nước lèo dậy mùi đặc trưng và ngọt thơm, còn phải có thêm vài con khô mực nướng và tôm khô.

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khi phụ nữ Việt Nam lấy chồng theo đạo Hồi

"Khi đã tìm hiểu về đạo Hồi, tôi mới nhận ra rằng, Hồi giáo là một tôn giáo cực kỳ hòa bình và tốt đẹp. Những tín đồ Hồi giáo thực sự rất chân thành, tử tế, lương thiện, cùng với đó, mình luôn có niềm tin và luôn sống tốt thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến" - chị Châm, một phụ nữ Đà Nẵng chia sẻ.

Có mặt từ sớm, chị Nguyễn Thế Châm, quê Đà Nẵng nhanh chóng mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ Hồi giáo, rồi bước vào bên trong căn phòng được ngăn bởi những tấm vải lớn. Đây là nơi cầu nguyện giành riêng cho phụ nữ tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Trưa thứ 6 hàng tuần, chị Châm lại cùng chồng và con trai đến Thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện.

Người theo đạo Hồi không khuyến khích phụ nữ đến thánh đường, nhưng Thánh đường Al-Noor vẫn bố trí một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt.

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khám phá những điều bất ngờ

Trưa thứ 6 hàng tuần, hàng trăm tín đồ theo đạo Hồi lại đổ về thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội) để hành lễ, cầu nguyện. Hiện ở Hà Nội có hơn 500 người ở các Đại sứ quán, người dân trên 20 nước và trên 100 người Việt theo đạo Hồi thường xuyên đến Al-Noor cầu nguyện.

12 giờ 30 trưa thứ 6 (ngày 10/4), tiếng cầu nguyện của hàng trăm tín đồ hồi giáo bắt đầu vang lên tại thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Từng người bước vào bên trong thánh đường hồi giáo Al-Noor một cách lặng lẽ, họ tìm cho mình một chỗ trống để bắt đầu cầu nguyện.

Hôm nay, người hướng dẫn hành lễ tại thánh đường là Nasit. Mỗi ngày anh đều có mặt ở thánh đường từ rất sớm để chuẩn bị cho công việc hành lễ của các tín đồ.

Tọa lạc tại số 12 phố Hàng Lược, giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội, thánh đường Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội cũng như toàn miền Bắc.

Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai

Với kiến trúc Gothic tinh xảo, quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã trở thành biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Nhà thờ Phú Nhai mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.

Nhà thờ này thuở ban đầu có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Với chiều dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét, Nhà thờ Phú Nhai được mệnh danh là Thánh đường lớn nhất Đông Nam Á.

Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng lần lượt là: 2 tấn – 1.2 tấn – 0.6 tấn và 0.1 tấn.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai không chỉ là công trình mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh mà còn có sự độc đáo về kiến trúc nổi bật.

28 thg 10, 2022

Tem Việt Nam Cộng Hòa của họa sĩ ViVi

Nửa sau thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970, bọn thiếu nhi và thiếu niên cỡ tuổi tui vô cùng ái mộ họa sĩ ViVi vì hồi đó đọc báo Thiếu nhi, Tuổi hoa... ảnh vẽ đẹp quá trời quá đất. ViVi Võ Hùng Kiệt còn là họa sĩ vẽ tem với rất nhiều mẫu tem tuyệt đẹp. Thời đó, tui ghiền chơi tem nên lòng ái mộ của tui đối với ViVi gấp đôi so với người khác. Tui còn nhớ hồi đó đã kỳ công điều tra ra được địa chỉ nhà riêng của anh để gởi thư tới tận nhà, và được anh gởi thư trả lời. Sướng! Hồi đó không có Internet, không có Google... nên việc tìm ra địa chỉ nhà ai đó không dễ đâu nghen, nhứt là đối với một đứa nhỏ mới hơn 10 tuổi như tui. Tui còn nhớ địa chỉ nhà ViVi lúc ấy là 22B, Kỳ Đồng (chính xác đó là địa chỉ nhà ba của anh, như lời anh xác nhận trong thư).

Giờ đây, sau nhiều năm, nhờ phương tiện Internet tui thống kê lại các mẫu tem do ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ và được Tổng nha Bưu điện VNCH phát hành cho đến 1975. Thông tin chủ yếu từ nhà sưu tầm tem Nguyễn Bảo TụngForum Vietstamp.net, hình ảnh từ trang Stampworld.com

Cô thạc sĩ 120 lần đi Sơn Đoòng


Bạn bè của H’Anetta chọc cô: "Tour đi Sơn Đoòng giá 3.000 USD/người, đi 120 lần thì tốn hết 360.000 USD, quy đổi ra tiền Việt khoảng 9 tỉ đồng, sang đến thế là cùng!".

H’Anetta cười: "Muốn có danh hiệu người phụ nữ Việt Nam đi Sơn Đoòng nhiều nhất thế giới thì phải thế chứ"!

Năm 1873, từng xôm tụ một hội chợ ở Nam Kỳ

Đầu bài viết, xin được cảm ơn ông bạn đồng khoa (Hán - Ngữ - Văn) nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh vừa gửi cho một tài liệu quá quý! Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, trước nay nổi danh với những công trình nghiên cứu, dịch thuật uy tín (hơn 200 sách dịch và công trình nghiên cứu đã được công bố) đặc biệt là mảng văn hóa Nam bộ. Thi thoảng tôi vẫn được Cao tiên sinh hào phóng ưu ái gửi cho vài tác phẩm.

Duyên gặp

Quà quý lần này là bản sao những số báo của tờ Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo xuất bản bằng tiếng Hán và Pháp đã được Cao tiên sinh san định và chú giải.

Quý bởi hai tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam (xin không lầm với Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam) xuất bản năm 1862. Cũng cần nói thêm, sau Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo, nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo khác ở Nam Kỳ thuộc địa như “Phan Yên báo” (1868), “Nông cổ mín đàm” (1900), “Lục tỉnh tân văn” (1910) đã tạo được một hướng đi riêng dù còn giản dị, thô sơ. Đến năm 1892, thời vua Thành Thái, khi “Gia Định báo” đã tồn tại gần 30 năm, người ta mới thấy ở xứ Bắc kỳ bảo hộ có tờ báo đầu tiên được phát hành, đó là tờ “Đông Nam đồng văn nhật báo” nhưng lại bằng chữ nho, mãi 13 năm sau (đầu thế kỷ 20) tờ “Đại Việt nhật báo” mới được xuất bản, và chỉ dùng có một nửa là tiếng Việt.

Món ăn nối Tây Bắc với Tây Nguyên

Thịt băm gói lá nướng được người dân tộc Thái chế biến từ những gia vị cổ truyền, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được hương của núi rừng Tây Bắc. Trước đây, là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Ngày nay, món ăn này có mặt trên thực đơn của nhiều nhà hàng, khu du lịch.

Theo gia đình vào tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp gần 20 năm, nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Thái, đặc biệt là ẩm thực. Chị Sáu cho biết, người Thái chế biến các món ăn chủ yếu là món nướng. Món thịt băm gói lá nướng được nhiều người ghiền.

Chị Hạnh giới thiệu đặc sản thịt băm gói lá nướng

Lạc chốn Ngườm Ngao kỳ ảo

Động Ngườm Ngao (hay còn gọi là động Ngao) nằm trong lòng núi thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ngườm Ngao mang một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, tráng lệ.

Động Ngườm Ngao trong tiếng Tày có nghĩa là Động Hổ (Ngườm: động, Ngao: hổ). Tương truyền, ngày xưa trong động có nhiều hổ dữ gầm rú ngày đêm, nên người Tày nơi đây đặt tên động là Ngườm Ngao.

27 thg 10, 2022

Chuyện hai vị họ Lương

Biên Hòa có 2 ông họ Lương nổi tiếng, đó là Lương văn Lựu  Lương văn Nho.

Ông Lương văn Lựu (1916 - 1992)

Cà phê vợt: Có nơi ở Sài Gòn gì cũng từ từ

Trong khi mô hình nhượng quyền và chuỗi coffeeshop liên tục "mọc lên như nấm", đâu đó ở Sài Gòn vẫn còn những không gian chỉ sáng tinh sương mới cảm nhận được: mùi cà phê, mùi của bình minh, và tiếng ôn tồn của... người già.

Ly cà phê vợt gây nghiện ở Cheo leo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không rõ bắt nguồn từ đâu, nhưng có lẽ mạng xã hội chính là "kẻ dẫn đường" cho những điều cũ kỹ tưởng như đã bị bụi thời gian làm phai màu.

Về Nam Định, thăm làng làm kèn Tây duy nhất của cả nước

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng (kèn Tây). Ở đây hầu hết các công đoạn làm kèn đồng vẫn được thực hiện thủ công.

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nơi sản xuất và sửa chữa kèn đồng duy nhất trên cả nước.

Phở Tứ Hải và giọt nước mắt ngày trở về của thực khách

Vị khách là người Cù Lao Phố đã ra nước ngoài sống hơn 30 năm. Ông gọi một tô phở, ăn rất chậm rồi trào nước mắt nói với bà Lưu Lệ Ánh: “Tôi nhớ quê mà tìm về Việt Nam. Đây đúng là Phở Tứ Hải mấy mươi năm trước tôi ăn. Tôi ơn bà quá”.

Khoảng những năm 30, gia đình nhà Lưu Phổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) sống quá chật vật bèn đưa vợ con vượt qua biên giới Việt Trung đến đất Cù Lao Phố mưu sinh. Cù lao Phố xưa là một thương cảng sầm uất của vùng Nam Bộ, có nhiều tên gọi như: Nông Nại đại phố, Đông phố, Bãi Rồng, Cù Châu, là một trong những nơi buôn bán sầm uất bậc nhất lúc bấy giờ.

Ông Lưu Phổi mở một quán cơm nhỏ ở đường Cô Giang. Vốn khéo léo, ông nấu món nào cũng ngon. Quán nhỏ làm ăn phát đạt nhanh chóng thành quán lớn, người Biên Hòa rất chuộng ăn ở đây.

26 thg 10, 2022

Ngắm bình minh ở đồi chè Long Cốc

Đồi chè Long Cốc buổi sáng sớm như một bức tranh thủy mặc, cảnh vật thay đổi từng phút.


Đồi chè Long Cốc là một trong những điểm đến yêu thích của du khách đam mê nhiếp ảnh. Nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 125 km, những "ốc đảo chè" này còn được mệnh danh là vịnh Hạ Long vùng trung du.

Theo nhiều du khách có kinh nghiệm đến Long Cốc săn sương sớm thành công, đồi chè đẹp nhất vào cuối thu, đầu đông. Để có những bức ảnh ưng ý nhất, nên đến vào những ngày nắng, nhiệt độ ngày - đêm nên chênh khoảng 10 độ C. Ngoài ra, có thể đi trước những ngày trở trời (gió mùa) hoặc sau những ngày mưa và có nắng. Bức ảnh được chụp lúc 6h10 khi mặt trời đã lộ rõ.


Ngoài săn sương sớm, ngắm đồi chè dưới ánh bình minh cũng là một gợi ý. Đó là một khung cảnh được du khách miêu tả là "khoảnh khắc siêu thực". "Khi bạn đang mải mê ngắm nhìn những tia nắng len lỏi qua lớp sương mờ ảo, bao phủ toàn bộ đồi chè trùng điệp, thì bất ngờ cả Long Cốc bừng sáng dưới ánh bình minh. Khung cảnh lúc đó, đẹp như một bức tranh thủy mặc vậy", anh Nguyễn Anh Chiêm, một du khách từ Hà Nội, chia sẻ với VnExpress.


Đồi chè Long Cốc đang vào mùa đẹp nhất. Để săn sương, ngắm bình minh, du khách nên đi hai ngày một đêm. Để thuận tiện, bạn nên cắm trại trên đồi chè để có thể ngắm giải ngân hà vào buổi đêm, đồng thời kịp đón bình minh từ 5 đến 7h. Đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất để ngắm đồi chè dưới những tia sáng đầu tiên của ngày mới. Bức ảnh này được chụp lúc 6h30.

Cách di chuyển Hà Nội - Long Cốc: đi theo hướng Quốc lộ 32 đến Thanh Sơn và tiếp tục theo hướng vườn quốc gia Xuân Sơn, đến xã Long Cốc. Với những người mới đi lần đầu, đến xã Long Cốc nên hỏi người dân địa phương đường đi chi tiết để đến chỗ có thể bao quát toàn bộ đồi chè.


Du khách lưu ý nên đi xe gầm cao khi lên đồi chè. 200 m đoạn đường đầu tiên lái xe nên lưu ý rất dễ bị sập gầm. Nếu cắm trại qua đêm, nên chuẩn bị lều trại, túi ngủ, đèn pin, củi, một số loại thuốc phòng côn trùng, đau đầu, tiêu chảy... Mọi người cần mang theo áo ấm vì Long Cốc về đêm lạnh.


Sau khi thu dọn trại để đi về, mọi người cần mang theo toàn bộ rác đã thải ra để đưa đến đúng nơi quy định. Tránh vứt rác bừa bãi. Một lưu ý nhỏ là du khách phải soi đèn pin thật kỹ khi đi gần bụi rậm, vì nơi này có rắn (ảnh).


"Về ăn uống, có thể liên hệ trước với homestay của người dân địa phương, nhờ họ làm cơm rồi đóng hộp, mang lên chỗ cắm trại ăn tối. Giá trung bình khoảng 120.000 đồng một suất. Buổi sáng, cả đoàn có thể ăn mì tôm mang theo để nhanh và tiện", anh Anh Chiêm (ngoài cùng bên trái), vừa cắm trại tại Long Cốc cùng nhóm bạn, chia sẻ.

Anh Chiêm cũng đưa ra lịch trình gợi ý cho chuyến đi hai ngày một đêm: xuất phát từ Hà Nội lúc 15h, di chuyển bằng xe tự lái, 18h30 đến nơi. Nam du khách cho biết đây là một chuyến đi mĩ mãn với anh, vì được hòa mình vào thiên nhiên. Anh cũng có những giây phút vui vẻ bên bạn bè, giữa bầu trời đêm đầy sao cũng như ngắm bình minh tuyệt đẹp.

Phương Anh - Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm

239 bậc đá ong lên chùa Tây Phương

Giữa không gian thanh tịnh được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt trên đỉnh núi, chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính, trầm mặc. Lần theo 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong lên "Đệ nhất cổ tự" mà thầm cảm phục tài hoa của người xưa.

Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đặc biệt có giá trị với những tác phẩm điêu khắc.

Nà Sự - điểm du lịch kỳ thú ở vùng cao Điện Biên

Điểm du lịch cộng đồng Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) vừa chính thức mở cửa đón khách du lịch, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá miền đất cực Tây của Tổ quốc.

Bản Nà Sự có gần 100 hộ, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người dân đã sinh sống lâu đời ở đây và có nhiều nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc.

Những điểm chụp ảnh mùa thu Hà Nội tuyệt đẹp không thể bỏ qua

Mùa thu Hà Nội mang theo hương vị ngọt ngào của mùa đẹp nhất trong năm, một vẻ đẹp mà ai cũng phải nhớ. Đến với Hà Nội vào mùa thu, bạn đừng quên bỏ qua những địa điểm dưới đây để cảm nhận rõ hơn về mùa thu Hà Nội.

Địa điểm đầu tiên chính là con phố Phan Đình Phùng. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được con đường yên bình giữa hai hàng cây cổ thụ rợp bóng xanh, tận hưởng không khí mùa thu Hà Nội một cách riêng biệt nhất.

Quế Quảng, một thời xuất khẩu muôn nơi

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cây quế là một trong những thổ sản quý được nhà vua cho khắc hình tượng trên Nghị đỉnh. Quế là mặt hàng đóng vai trò chủ đạo, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các thương lái trong nước và quốc tế từ nhiều thế kỷ trước.

Mặt hàng quý hiếm

Theo tài liệu từ cuốn sách Souvenir de Hue của Michel Đức Chaigneau, một người con mang hai dòng máu Pháp - Việt, vào nửa đầu thế kỷ XIX, trước khi người Pháp biến cả xứ Cochinchine (Trung Kỳ và Nam Kỳ) làm thuộc địa, vùng này là xuất xứ đủ loại đặc sản đường, cau, bông sợi, bắp, quế, tiêu, chàm... Trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi rằng: “Quế là thổ sản được sản xuất ở hai nguồn Thanh Cù (Sơn Hà) và Thanh Bồng (Trà Bồng) có ít dầu mà vị bạc. Quế cho năng suất cao và chất lượng tốt, hằng năm có thể khai thác từ 300 - 400 tấn vỏ quế để xuất khẩu”.

Các sản phẩm làm từ cây quế ở huyện Trà Bồng được trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng. Ảnh: NHỊ PHƯƠNG

24 thg 10, 2022

Nhà thờ Khoái Đồng, nơi thờ hiện thân của ông già Noel

Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà thờ Khoái Đồng cùng với nhà thờ Chánh tòa của Đà Lạt là 2 nhà thờ của Việt Nam thờ thánh Nicolais - một vị thánh mà theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo chính là ông già Noel.

Nhà thờ Khoái Đồng xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ được coi là một trong những kiến trúc độc đáo bậc nhất tại Việt Nam với mái vòm cong được nâng đỡ với hệ thống xà bằng xi măng uốn lượn theo mái tạo ra thế vững chãi.

Trên nhưng bức tường là những cột trụ được tạc công phu tượng những vị thánh Thiên Chúa giáo như thánh Patrick, thánh Peter, Giuse…

Nhà thờ gỗ Kon Tum tường cột xây bằng bùn trộn rơm vẫn trường tồn hơn 1 thế kỷ, đẹp long lanh

Hơn một thế kỷ (103 năm) phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Thiên Chúa giáo ở tỉnh Kon Tum xây bằng bùn trộn rơm vẫn vững chãi với thời gian và là một trong những điểm nhấn của kiến trúc cảnh quan, điểm tham quan du lịch của phố núi.

Đây cũng là một trong 10 nhà thờ đạo Thiên Chúa giáo đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, nhà thờ gỗ Kon Tum có lối kiến trúc khá độc đáo, tường và cột còn được xây bằng bùn và rơm.

Nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và đầy thơ mộng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và đầy cổ kính.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum được biết đến chính là nhà thờ gỗ Kon Tum, với tuổi đời hơn một thế kỷ và luôn là niềm tự hào của người dân cao nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum,

Cá cơm mờm khô chiên trứng

Những con cá cơm mờm tươi có thể hấp, kho, nấu canh, chiên... đều ngon. Còn với cá cơm mờm phơi khô sẽ là món ăn hấp dẫn nếu chiên với trứng.

Cá cơm mờm là loại cá nhỏ, thịt mềm, có nhiều chất dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Ở quê tôi, cá cơm mờm còn được gọi là cá cơm sữa. Trước đây, gia đình tôi có người chú họ ở xã Đức Lợi (Mộ Đức) làm nghề biển. Sau những chuyến biển, chú thường mang về những bịch cá khô để biếu người thân, bạn bè. Những con cá khô lớn thường được nướng, chiên, tỏa mùi thơm phức khiến ai cũng hít hà. Còn với những con cá cơm khô nhỏ, có nhiều cách chế biến, nhưng tôi thích nhất là món cá cơm mờm khô chiên trứng.

Món cá cơm mờm khô chiên trứng có vị béo bùi của bột, trứng và vị giòn tan của cá chiên. Ảnh: Bảo Hòa

Bí ẩn thành cổ Châu Sa

Qua nhiều lần thăm dò, khai quật khảo cổ, đến nay thành cổ Châu Sa, ở xã Tịnh Châu (TP. Quảng Ngãi) vẫn còn nhiều điều bí ẩn nằm sâu trong lòng đất. Điều này thôi thúc ngành văn hóa, các nhà khảo cổ học tiếp tục thăm dò, khai quật để vén màn bí ẩn từ thành cổ cách đây hàng nghìn năm.

Bộ VH-TT&DL đã cho phép Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nội thành di tích thành Châu Sa. Thời gian thăm dò từ ngày 12/9 - 12/10/2022, do Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, chủ trì thực hiện.

Chùa Bà Già

Ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, chùa Bà Già là một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm.

Chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Tên gọi “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì có rất ít tài liệu giải thích, đề cập đến.

Năm 1985, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thông qua quyển “Bản xã thần ký” ghi chép về thần phả của làng Phú Gia nên đã giải mã một số thông tin về địa danh “thôn Bà Già”.

Theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.

Chùa Bà Già. Ảnh: St

Đại Từ Ân – ngôi chùa giữa khu đô thị sinh thái

Tọa lạc đắc địa tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và nằm trên cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, chùa Đại Từ Ân như một điểm nhấn nổi bật trong Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden.


Không quá khó để tìm đến chùa Đại Từ Ân đối với những người đến lần đầu, bởi nơi đây có hệ thống kết nối giao thông vô cùng thuận tiện và tiếp giáp với những trục đường chính: đường 32, đường Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, giáp đường vành đai 04 đều có thể đi tới chùa.


Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 9/5/2010, với diện tích 19.275 m² mang phong cách kiến trúc thiết kế Bắc bộ được quy hoạch trọng điểm và tượng Phật A Di Đà cao 25 m đặt giữa trung tâm tạo ra sự kết nối linh thiêng cho toàn khu đô thị.

Chùa được xây dựng 2 tầng với các hạng mục: Tam bảo, nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, khu ký túc xá, khu phụ…sau khi các hạng mục hoàn thành, nơi đây hiện tại là Trung tâm đào tạo tăng tài của Thành hội Phật giáo Hà Nội (Trường TCPH Hà Nội).

Tên chùa Đại Từ Ân được đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đặt năm 2008.

Những năm qua, chùa Đại Từ Ân đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội lớn và các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo….

Ngày 20/5/Ất Mùi (5/7/2015) hạ trường Đại Từ Ân đã tổ chức khóa An cư Kiết hạ lần đầu tiên, với 262 hành giả an cư, 34 vị Tỳ khiêu, 44 Tỳ khiêu ni, 55 vị Thức xoa, 49 vị Sa di, 60 vị Sa di ni, 6 Hình đồng, 14 Hình đồng ni. Được biết 100% tăng, ni sinh đều ở nội trú.


Toàn bộ chi phí xây dựng chùa do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây cũ, (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư DIA) công đức với số tiền khoảng 120 tỷ đồng.

Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu nhà vườn, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, thích hợp với giới trẻ. Đây cũng là dự án duy nhất trong các Khu đô thị có sự phục vụ tâm linh cho cư dân.


TT.Thích Tiến Đạt, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, trụ trì chùa cho biết thêm đây là Khu đô thị mới đầu tiên tại miền Bắc rộng 45 hecta có nét độc đáo vì nơi đây có chùa Đại Từ Ân đáp ứng đời sống tâm linh cho người dân sống trong khu dự án cũng như du khách thập phương.

Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden toạ lạc tại Thị trấn Phùng, Đan Phượng quy mô 45 hecta; bốn phía đều tiếp giáp với trục đường chính có hệ thống giao thông thuận tiện giáp đường Tây Thăng Long, Hoàng Quốc Việt kéo dài và giáp đường Vành đai 4, The Phoenix Garden chỉ cách Mỹ Đình 20 phút đi xe và di chuyển vào trung tâm Hà Nội.

The Phoenix Garden có “kiến trúc thiết kế độc đáo”, ẩn hiện dưới các đồi thông với diện tích phân lô lớn từ 400 – 600 – 800 m²/căn biệt thự, mật độ xây dựng thấp, cây xanh nhiều, hồ điều hòa trải dài, các tiểu cảnh nội khu hài hoà thoáng đãng, không gian trong lành.

Anh Minh

23 thg 10, 2022

3 đặc sản An Giang

Đặc sản An Giang mang những hương vị đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp ghé chân nhất định bạn đừng bỏ qua những đặc sản này nhé.

1. Tung Lò Mò Châu Phong


Đây là tên gọi của món Lạp xưởng bò của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang. Vì là món ăn truyền thống của người Chăm nên hương vị của nó khác hẳn so với ẩm thực Việt Nam.

Tượng Phật lộ thiên - Tuyệt tác của thế kỷ tại Thiền Tôn Phật Quang

 


Cá bống nướng chấm muối ớt

Người dân ở thượng nguồn sông Vệ thuộc huyện Nghĩa Hành có cách chế biến cá bống dân dã mà ngon. đó là cá bống nướng chấm muối ớt. Đây là món ăn ngon mà khi có dịp đến Quảng Ngãi, bạn nên thưởng thức một lần.

Từ lâu rồi, món cá bống sông Trà được nâng lên tầm đặc sản. Các bà nội trợ thường chế biến món cá bống rim để ăn trong bữa cơm thường ngày, hoặc đem kho tiêu ăn với cháo trong buổi sáng. Những chủ quán bên sông Trà đã chọn món cá rim cho vào lọ bán làm quà cho khách phương xa và người Quảng xa quê. Còn trong các nhà hàng, thường chọn cá bống to bằng đầu ngón tay đem kho tộ để phục vụ thực khách. Riêng món cá bống nướng chấm muối ớt là món ăn dân dã. Trong chuyến ngược dòng suối Chí, ở xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), tôi may mắn được những người đồng hành mời thưởng thức.

Món cá bống nướng. Ảnh: Cẩm Thư

Tục phát rẫy của người Ca Dong

Đến bây giờ, người Ca Dong ở miền Tây Quảng Ngãi, cũng như đồng bào ở miền núi đã không còn gieo nhiều lúa rẫy. Việc canh tác lúa nước dần thay thế lúa rẫy truyền thống. Nhưng dẫu có thay thế bằng một phương thức sản xuất mới, thì trong truyền thống và cả đến bây giờ, người Ca Dong vẫn thực hiện những nghi lễ gắn liền với vòng đời cây lúa rẫy, trong đó có các nghi thức khai thác rẫy.

Dấu “hakép” trên những mảnh rừng và giấc mơ

Khi nghe có tiếng chim “Teorơweo! Teorơweo!”, người Ca Dong biết đã hết Tết (Ốh Karế), bắt đầu sang tháng Một. Mọi gia đình trong plây chuẩn bị đi làm vroong - tỉa bắp rala. Việc tỉa bắp không hề vội vã, lai rai đến chừng vài tháng trên rẫy cũ. Không phải một loại bắp mà người Ca Dong tỉa nhiều loại bắp khác nhau.

Tổ đình Tế Xuyên, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo

Tổ đình Tế Xuyên được xây dựng trên một khu đất cao, rộng gần 3 mẫu, mặt quay về hướng tây, nay thuộc thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tế Xuyên gồm 3 tòa nhà xây kiểu chữ nhị, hậu chữ đinh cùng với hệ thống tường bao phía trước, hai dãy tăng phòng hai bên và nhà Tổ phía sau tạo thành kiểu nội công ngoại quốc hài hòa, kín đáo.

Di tích chùa Láng, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội 5 km về phía Tây có một ngôi chùa cổ tên nôm gọi là chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là “Chiêu Thiền tự”, nhưng mọi người thường gọi theo tên nôm là chùa Láng theo danh xưng của làng Láng và vùng Láng nổi tiếng kinh thành xưa.

22 thg 10, 2022

Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần

Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!

Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?

Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979

Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.

Cô Năm Sa Đéc được ông chủ mượn tên quảng cáo cho quán. Ảnh: T.L

Gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh

Khi những cơn mưa chiều báo hiệu mùa mưa sắp bắt đầu, ba tôi kéo ra từ trong góc của chiếc gạc-măng-rê cũ nằm khuất trong góc bếp bịch ruốc khô được bao bọc cẩn thận. Vậy là chị em tôi lại được thưởng thức món ăn dân dã từ ruốc khô, đặc biệt là món gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh.

Ở vùng biển miền Trung, mùa ruốc thường kéo dài từ cuối mùa đông đến đầu mùa hạ. Vào thời gian này trời trong, sóng êm, ngư dân thường xuôi ngược ghe thuyền để vớt ruốc. Ngoài bờ biển, nhiều tấm lưới mành được căng lên chuẩn bị đón ruốc về.

Đàn ông đảm đương việc cào vớt ruốc trên biển, còn phụ nữ thì mỗi người cầm sẵn một cái sàng chờ những mẻ ruốc tươi chồng con mang từ biển vào để phơi cho được nắng. Vào mùa ruốc, đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng vàng, cùng những nụ cười lấp lánh trên gương mặt.

Địa danh dân gian ở Ba Tơ: Nhiều điều thú vị

Huyện Ba Tơ là nơi đồng bào Hrê và người Kinh sinh sống từ lâu đời, để lại nhiều địa danh dân gian gốc tiếng Hrê và gốc tiếng Việt phổ thông. Giải mã địa danh là một công việc thú vị, giúp hiểu hơn về vùng đất Ba Tơ anh hùng và có chiều sâu văn hóa từ xa xưa.

Về Ba Tơ, nghe nói về địa danh Đồng Chùa (tên gọi tổ dân phố thuộc thị trấn Ba Tơ hiện nay), không có ngôi chùa nào cả, mà nguyên gốc tiếng Hrê gọi là Đông Chua. Đông là đồng, còn Chua nghĩa là con heo, tên gọi cánh đồng phát tích từ xưa, một già làng nơi đây đem heo ra cúng để mong thần cho suối Lệ Trinh tắm táp cho cánh đồng đủ nước.

Đồng Chùa sau đó là tên thôn, rồi chữ Chùa trở thành một từ trong tên gọi của xã sở tại (xã Ba Chùa, nay đã sáp nhập vào thị trấn Ba Tơ và xã Ba Dinh). Hay như tên gọi Làng Teng đã được nhiều người biết, là làng có nhiều cây thầu đâu (sầu đông), tiếng Hrê gọi là hteng. Nếu không biết gốc gác Tài Năng (tên tổ dân phố của thị trấn Ba Tơ và tên suối hiện nay) vốn có gốc tiếng Hrê (t’neng), ắt hẳn nhiều người sẽ bị hiểu nhầm về nghĩa của địa danh này.

Bệnh viện hơn 160 tuổi gắn liền lịch sử Sài Gòn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861, gắn với nhiều sự kiện lịch sử Sài Gòn xưa và từng có cả trại giam, nhà thương điên, phong cùi...


Theo báo cáo về cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861-1862 của Cục Quân y Pháp, Bệnh viện Chợ Quán mở cửa ngày 13/2/1861 như bệnh viện dã chiến nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861. Bệnh viện tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn - Chợ Lớn thời ấy, bên bờ kênh Người Hoa (Arroyo Chinois) nay gọi là kênh Tàu Hủ.

Đại đồn Kỳ Hòa là một cứ điểm quân sự lớn do triều đình Nguyễn xây dựng nhằm phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Khi xảy ra trận chiến, nhiều lính Pháp bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán bằng cả đường bộ và đường thủy.

Khi đại đồn này thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, Nam Kỳ dần bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn.

21 thg 10, 2022

Đậm đà cá nục kho nước mía

Cá nục kho nước mía là món ăn quen thuộc của người dân xứ Quảng. Đây là món ăn dân dã, đậm đà hương vị mà nhiều người tấm tắc khen khi thưởng thức.

Cá là món ăn thường xuyên của gia đình tôi, thế mà chẳng bao giờ ngán, bởi vì bà tôi luôn biết cách chế biến sao cho hợp khẩu vị. Mỗi sáng, bà thường mang một chiếc giỏ nhỏ, đi men theo những bãi cát trắng, đến khu vực người dân đi chài lưới về để mua những mẻ cá tươi. Tùy theo mùa cá biển, bà chế biến nhiều món cá khác nhau. Bà vẫn thường mua cá nục, vừa rẻ, vừa ngon nếu biết cách chế biến. Cá nục có thể làm được nhiều món, nào là hấp ăn kèm với bánh tráng, cuốn thêm rau muống, cá nục kho cà chua, cá nục kho với thịt ba chỉ... Riêng tôi thích nhất là cá nục kho nước mía. Qua bàn tay chế biến của bà, món cá nục kho nước mía rất đậm đà, thơm ngon.

Cá nục kho nước mía. Ảnh: T.ÂN

Trang phục truyền thống của người Ê Đê

Ê Đê là một cộng đồng trong 54 dân tộc anh em của người Việt. Ngoài những câu chuyện thần thoại, trường ca, sử thi cũng như các nhạc cụ nổi tiếng thì trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê cũng là một trong những nét đặc sắc nổi bật của con người nơi đây.

Khung cửi dệt thổ cẩm của các tộc người M’Nông, Mạ, Ê Đê khá giống nhau và được làm bằng tre nứa, gỗ có sẵn. Đây là công cụ dệt thô sơ được giữ bằng chân, dệt bằng tay.

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tọa lạc tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nơi đây ghi lại nấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh, một trong 7 đảng viên đầu tiên sáng lập ra Đảng Cộng sản, một cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam.

Đến thăm khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, du khách có cơ hội được biết thêm về mảnh đất quê hương Diêm Điền, nơi đã sinh ra người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không chỉ là cán bộ cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà lý luận với những tác phẩm báo chí đầy tính chiến đấu. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng để lại cho mỗi thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.

Khu lưu niệm được xây dựng trên chính mảnh đất hương hoả của 8 gia đình trong thân tộc cùng sinh sống, có diện tích rộng 1.600 m². Khung cảnh nếp nhà xưa của gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lúc sinh thời gồm: Ngôi nhà thờ Tổ (vốn là trường dạy học của ông thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên vẹn trên nền đất cũ. Không gian giản dị, khiêm nhường, gợi lại hình ảnh nền nếp, gia phong của một gia đình nho giáo thời xưa.

Khu tưởng niệm cũng được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên.

Lễ hội Nghinh Ông ở Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức ở Đình thần Thắng Tam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển, cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông tại đình Thắng Tam Vũng Tàu năm 2022 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11-13/9 (tức ngày 16, 17, 18/8 Âm lịch) gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ rước Ông diễn ra tại nhà truyền thống Cách mạng (số 1 đường Ba Cu) về đình Thắng Tam ( đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam), cúng giỗ Tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần, cúng tế Ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, trình diễn tuồng cổ… Phần hội gồm các trò chơi dân gian vui, khỏe, tái hiện các hoạt động của ngư dân như: câu cá, kéo co nam nữ, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, đan lưới; nhảy sạp, cướp cờ, nhà phao leo núi "chinh phục thử thách"; thi thả diều, bắn bi sắt cho ngư dân.. Các hoạt động Lễ hội tổ chức tại khu vực Bãi Trước, miếu Hòn Bà và khu Di tích lịch sử đình Thắng Tam. Tổ chức phần hội tại Khu vực bờ kè biển Cáp treo Vũng Tàu và khu vực cột cờ Bãi Sau.

Các tàu thuyền làm lễ ngoài biển.

20 thg 10, 2022

Mã Đà sơn cước

Nhà văn Lý văn Sâm (1921 - 2000) sinh ra ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ông đã có thời gian dài sống và chiến đấu tại vùng rừng Mã Đà (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bài ký này do ông viết vào tháng 4/1988 với tư cách một người trong cuộc kể lại chuyện xưa.

Đường mòn trong rừng Mã Đà ngày nay. Ảnh: Mytour.vn

Nồng nàn xôi trám xứ Lạng

Khi tiết trời sang thu (độ tháng 8 âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng lại lên rừng hái trám. Sau đó, người dân địa phương đã kết hợp tài tình giữa quả trám và gạo nếp để tạo nên món xôi trám có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Trám là một loại quả tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu. Trám có hai loại trắng và đen. Trám trắng thường để làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm món kho, sốt với cá. Nhưng độc đáo hơn là làm món xôi trám đem đến cho người thưởng thức một hương vị rất riêng.

Bà Triệu Thủy Tiên, dân tộc Nùng, trú tại khu Khòn Lèng, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn giới thiệu: Xôi trám, tiếng dân tộc gọi là “khẩu nua mác bây”. Loại thức ăn này dễ làm, đơn giản nhưng ăn rất bổ, có vị bùi thơm của trám, lạ miệng cộng thêm chút vị chua, hăng của trám đen hơi tê tê nơi đầu lưỡi tạo cảm giác thích thú.

Người Tày, Nùng hãnh diện giới thiệu món xôi trám quê hương. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sản Tây Bắc: Cá đang bơi nhảy đưa ngay lên miệng nhai ngon lành

Nhắc đến đặc sản “cá nhảy” của người Thái Tây Bắc nhiều người không khỏi rùng mình, bởi những con cá còn bơi nhảy, giẫy giụa trong chậu được đưa lên miệng một cách ngon lành. Đối với người lần đầu nhìn thấy sẽ coi đây là món ăn kinh dị nhưng với người Thái thì đây là ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn.

Mỗi dân tộc đều có văn hóa, phong tục tập quán và thú vui ẩm thực khác nhau. Với người Thái Tây Bắc cũng vậy, họ có văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú đặc sắc, mang đậm chất núi rừng.

Bên cạnh những món ăn giản dị có nguyên liệu từ tự nhiên, người Thái Tây Bắc còn có những món vô cùng độc đáo, tiêu biểu như món cá nhảy - một số món ăn mới nhắc tên đã khiến nhiều người rùng mình, nổi da gà vì kinh dị.

Đặc sản cá nhảy gồm có cá tươi sống được bắt từ sông, suối, ao, hồ… mang về ăn ngay khi vẫn còn bơi trong chậu.

Những con cá dùng làm cá nhảy còn tươi sống khi vớt ra rổ có con vẫn còn nhảy tanh tách, nhưng cũng có con đã chết như thế này...

Vĩnh Phúc cổ tự, nơi ghi dấu thăng trầm của Phật giáo Hà Tĩnh

Từ trung tâm Hành chính tỉnh Hà Tĩnh, đi ngược theo Tỉnh lộ 15 (đường đi hồ Kẻ Gỗ) qua đường tránh thành phố Hà Tĩnh chừng 800m, rẽ phải chừng 500m, rẽ trái 300m là đến ngôi chùa cổ Vĩnh Phúc, thuộc xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).


Chùa Vĩnh Phúc, thường gọi là chùa Sắt, xưa có tên Nông Sắt, ở xã Hương Bộc, tổng Thượng Nhất, nay là xóm 11, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Đóng góp của chùa Cổ Thạch đối với đất nước


Lịch sử Phật giáo gắn liền với dân tộc, lẽ dĩ nhiên không riêng gì chùa Cổ Thạch mà các ngôi chùa ở Việt Nam đều ít nhiều có đóng góp cho dân tộc qua việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và phát triển văn hóa Phật giáo.

1. Đóng góp đối của chùa Cổ Thạch đối với Đất nước

Suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Tuy Phong đã viết nên những trang sử vẻ vang với những địa danh mà khi nhắc đến, ai cũng cảm thấy lòng đầy tự hào và ngay kẻ địch cũng phải ngạc nhiên thán phục. Đó là cầu Đại Hòa, nơi tự vệ chiến đấu Tuy Phong và lực lượng vũ trang Bình Thuận tổ chức đánh đồng đầu tiên, thể hiện ý chí ngoan cường, dũng cảm. Phan Rí, Thái An, nơi thực dân Pháp liệt vào “vùng xung yếu đáng gờm”, “vùng đất máu”… Còn La Gàn, một làng biển căn cứ của huyện có hầm chiến đấu dài cả cây số, có trạm liên lạc hàng hải chuyển vũ khí vào Nam, đưa đón cán bộ cao cấp qua lại, đã nuôi dấu đồng chí Lê Duẩn gần một tháng trời, thì địch coi như là một chiếc gai đâm vào mắt phải nhổ bằng “máu và lửa”. Chúng đã dùng chính sách “tam quang” (đốt sạch, giết sạch, phá sạch) gây nên 3 cuộc tàn sát đẫm máu gần 400 người. Sang thời kỳ chống Mỹ đầy hy sinh gian khổ, Tuy Phong đứng vững là “căn cứ lòng dân” của lực lượng kháng chiến. Trên đường hành lang Nam – Bắc, vùng núi La Bá vẫn là nơi đùm bọc, cưu mạng bộ đội, cán bộ. Riêng làng biển nhỏ La Gàn, với chiều dài 2km, chiều ngang non 400 mét, mặc dù bị địch bao quây tứ phía và tuyên bố là vùng “tự do hủy diệt”, vẫn là địa bàn đứng chân của cán bộ một số cơ quan khu, tỉnh, huyện kể cả tỉnh bạn Ninh Thuận, Lâm Đồng, đi về giải quyết một phần hậu cần lương thực, thực phẩm thuốc men…

19 thg 10, 2022

Mặn mà hương vị “Păng Chôh”

“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.

Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây măng cuối mùa. Vừa đi, chị Y Út vừa trò chuyện với tôi: “Tháng 7 hàng năm, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, là thời điểm bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối để hái măng của chúng tôi. Mùa măng khá ngắn, chỉ kéo dài 3 tháng mùa mưa nên chúng tôi phải tranh thủ hết mức có thể”.

Ở vùng đất này, măng được đánh giá chất lượng và thơm ngon. Mỗi mùa măng đến, chị em phụ nữ lại đi bẻ măng rừng về làm thực phẩm, lấy được nhiều thì bán cho các hộ kinh doanh. Dần dần, việc hái măng không chỉ giúp cải thiện bữa ăn gia đình mà còn là một nghề phụ góp phần tăng thêm thu nhập.

Đình cổ ở quê Bình Mỹ

Đình thần Bình Mỹ là ngôi đình cổ nằm bình yên bên một bờ rạch ở làng quê Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau bao thăng trầm lịch sử, nhưng đình vẫn giữ lại phần lớn nét cổ kính, bình yên vốn có hàng trăm năm nay...


Đình Bình Mỹ được xây dựng lần đầu vào những năm cuối thế kỷ XVIII, bằng mái tranh, vách lá, nằm bên vàm rạch Trà Vơ (cách đình hiện nay 2,5 km về hướng Tây Bắc), với tên gọi đình thần Long Mỹ. Năm 1815, ngôi đình bị cháy. Sau đó, được xây dựng lại, đổi tên thành đình Bình Mỹ, theo tên của thôn Bình Mỹ, tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1890, đình được dựng lại, sau khi bị cháy lần thứ 2.

Cố nhân sĩ Lương văn Lựu

LƯƠNG VĂN LỰU
1916- 1992

Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu.

Nét văn hóa độc đáo chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương


Vùng đất Hải Dương đã từng nổi tiếng là một trong những trung tâm của Phật giáo thời đại Lý Trần, mà đây cũng là vùng đất duy nhất ở miền Bắc có nhiều ngôi chùa cổ được xây trên núi đá và trong các hang động, chùa Nhẫm Dương là một trong những chùa ấy với những huyền tích kỳ lạ và độc đáo nhất Hải Dương còn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày này.

Chùa Nhẫm Dương này là nơi khai sinh ra môn phái Tào Động trong Phật giáo Thiền tông Việt Nam, mà ngôi chùa Nhẫm Dương còn chứa trong mình rất nhiều nét văn hóa, tâm linh kỳ bí và là kỳ quan có một không hai ở Việt Nam.