31 thg 10, 2023

Vẻ đẹp gốm Sài Gòn hơn 100 năm tuổi

200 hiện vật sinh hoạt và thờ cúng, do lò gốm Sài Gòn sản xuất từ giữa thế kỷ 19 đến 20, được trưng bày ở bảo tàng TP HCM, quận 1.


Triển lãm "Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận, nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ", diễn ra đến tháng 12, giới thiệu 200 cổ vật về các dòng gốm trong trang trí, kiến trúc tín ngưỡng, sinh hoạt đời thường.

Gốm Sài Gòn ra đời và phát triển thế kỷ 18, địa danh xóm Lò Gốm đã được ghi nhận trong sách Gia Định Thành Thông Chí của danh nhân Trịnh Hoài Đức và trên bản đồ Gia Định của võ tướng Trần Văn Học.

Vẻ đẹp nhà thờ đá gần 120 năm được xây dựng bằng nhựa cây ở Đà Nẵng

Nhà thờ Tùng Sơn là một trong những nhà thờ lâu đời ở TP. Đà Nẵng, gần 120 năm tuổi, xây dựng bằng đá, kết dính bằng hỗn hợp nhựa cây, đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, kiến trúc độc đáo thu hút du khách.

Cách trung tâm TP. Đà Nẵng hơn 16 km về hướng tây là nơi tọa lạc của nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang), tồn tại gần 120 năm. Đặc biệt, nhà thờ được xây dựng bằng đá, vữa được làm từ các loại cây có nhiều nhựa, có tính kết dính cao.

Vẻ cổ kính của nhà thờ Tùng Sơn. HỮU TÚ

Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn

Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.

Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Bánh giò bầu đặc sản Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long

30 thg 10, 2023

Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...

Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:

Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu

Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.

Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Chùa Bửu Sơn - Biên Hòa. Ảnh: PHN 2018

Chợ trâu bò Nghiên Loan


Đối với quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời như Việt Nam, trâu, bò là vật nuôi cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, từ xưa đã hình thành nên những chợ trâu, bò nổi tiếng như: chợ Ú (Nghệ An), chợ Bản (Thanh Hóa), Bắc Hà, Cái Cấu (Lào Cai), Trà Lĩnh (Cao Bằng)… Tuy nhiên, chợ trâu Nghiên Loan (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) là độc đáo nhất vì còn giữ được những nét văn hóa độc đáo và là chợ có số trâu, bò được bán mỗi phiên lớn nhất cả nước.

Ngôi chùa trên núi giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ cao 500 m, với hồ nhân tạo, hệ thống câu đối đối thư pháp, những pho tượng hồng ngọc và gỗ dâu được công nhận kỷ lục Việt Nam.


Chùa Đại Tuệ rộng 6.000 m², tọa lạc trên đỉnh động Thăng Thiên, thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, ở độ cao 500 m so với mực nước biển, là thắng cảnh nổi tiếng của Nghệ An.

Lên núi gặt lúa cùng dân bản

Bỏ điện thoại, quên mọi phiền lo, xắn tay, lên đồ y như một người nông dân thứ thiệt và gặt lúa cùng dân bản là trải nghiệm được du khách yêu thích khi đến với Nà Sàng (Sơn La).

Anh Samuel và chị Lò Thị Sen cùng lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời ngày mùa vui - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Say đắm vẻ đẹp suối Tiên giữa núi rừng Phú Quốc

Ngoài suối Đá Bàn, suối Tranh… thì suối Tiên (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc) thời gian gần đây hút khách du lịch trẻ đến trải nghiệm, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của suối ở giữa núi rừng này.

Suối Tiên (thuộc xã Hàm Ninh) là một trong những con suối đẹp ở Phú Quốc - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, cuối mùa mưa nên suối Đá Bàn, suối Tranh và suối Tiên ở TP Phú Quốc có nước chảy nhiều.

28 thg 10, 2023

Cá đồng, tôm đất kho rim

Cá đồng, tôm, tép là món ăn dân dã. Người dân quê tôi xong buổi làm đồng thường tranh thủ dạo trên những đám ruộng xâm xấp nước để bắt tôm, cá. Nhờ đó mà bữa cơm gia đình trở nên đậm đà với món cá đồng, tôm đất kho rim.

Món cá đồng, tôm đất kho rim.

Chiều nay, bất ngờ mẹ tới thăm. Mẹ nói có mớ cá tôm rột rẹt đây. Nghe từ “rột rẹt" là biết cá, tôm còn sống, quẫy rột rẹt trong thau. Cá, tôm tươi sống kho rim mới ngon. Nồi cá bống kho tiêu cùng với tôm, tép ngon phải biết!

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là học trò của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) nhưng lại là anh em rể với Toản Quận công Nguyễn Khản (1734 - 1786).

Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và Toản Quận công Nguyễn Khản là hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam dưới thời Lê trung hưng. Tuy có mối quan hệ mật thiết, gần gũi nhưng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lại có lối sống, cách hành xử và ứng xử với thời cuộc khác biệt.

Nhà thờ Nguyễn Nghiễm ở Tiên Điền (Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Ảnh: tư liệu.

27 thg 10, 2023

Bánh xèo làng cổ Lộc Yên

Một bữa tiệc bánh xèo diễn ra trong khu vườn đầy cây trái của làng cổ Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Quảng Nam là xứ có nhiều sản vật, người dân lại cần cù, khéo tay, chịu khó, nhờ đó mà cũng hình thành nên nhiều món ăn ngon nổi tiếng như mì Quảng, cao lầu, cơm gà Hội An, bê thui Cầu Mống, bánh tổ, phở sắn… và có một món không thể bỏ qua đó là bánh xèo làng cổ Lộc Yên.

Bánh xèo là món ăn chơi, có ở nhiều địa phương của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi nơi tùy vào điều kiện, sở thích, thói quen và văn hóa mà có cách chế biến khác nhau đôi chút nhưng tựu trung đó là thứ bánh làm bằng bột gạo tráng giòn trên chảo nóng. Bánh có vỏ bên ngoài mỏng, màu vàng, giòn giòn, bên trong là nhân tôm, thịt gà, thịt lợn, giá đỗ, hành... được gập lại thành hình bán nguyệt trước khi ăn.

Bánh xèo cũng là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng, nhất là ở làng Lộc Yên. Cách làm bánh xèo của phụ nữ làng Lộc Yên cơ bản cũng như ở các vùng khác. Đó là đều trải qua các công đoạn cơ bản như: ủ gạo, xay bột gạo, chọn rau, làm nước chấm, đổ bánh, trình bày… rồi thưởng thức. Tuy nhiên, bánh xèo làng cổ Lộc Yên cũng có đôi chút khác nên tạo ra hương vị cũng khá khác biệt.

Tên các phường ở Tam Kỳ

Tháng 9/2023, UBND TP.Tam Kỳ tiến hành lấy ý kiến từ nhiều phía về việc đặt tên phường mới khi hai phường An Xuân và Phước Hòa chuẩn bị sáp nhập. Bài viết này xin cung cấp một số tư liệu liên quan đến xuất xứ địa danh của các phường ở Tam Kỳ. 

Bản đồ vùng Tam Kỳ năm 1938. Ảnh: P.B

Khi tìm hiểu địa danh các làng xã xưa trước tháng 8/1945, chưa thấy xuất hiện các tên Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Sơn và An Mỹ (và cả các tên Hòa Thuận, Tân Thạnh, An Phú được định danh sau này). Vậy các tên ấy được đặt ra từ đâu?

Dựa vào sách Phủ biên tạp lục (1776), Địa bạ lập thời Gia Long và Minh Mệnh (từ 1805 đến khoảng 1836), Đồng Khánh địa dư chí (1887, 1888) bản đồ người Pháp lập năm 1938 (mảnh 137 - khu vực phủ Tam Kỳ) và một số văn khế ruộng đất chữ Nho còn lưu, có thể tìm xuất xứ của các địa danh nói trên.

Món rau lang kho mắm của mẹ

Hôm nay trời mưa đi chợ, mua mớ rau lang về ngồi lặt, bỗng bần thần nhớ bát canh rau lang mắm cái mẹ nấu thuở nào. 

Rau lang kho mắm cái - món ngon của mẹ.

Ngày mưa lội chợ, rảo qua hàng đồ quê, thấy mấy gánh rau lang xanh mởn mà giá bán rẻ như cho, chỉ 5 nghìn đồng một bó to lại được mời chào đon đả nên tôi dừng lại mua. Vừa mua rau tôi vừa nghĩ tới mẹ và nhớ mảnh vườn nhà cũ, mà mẹ hay trồng rau lang.

Vườn rau lang với món rau lang kho mắm cái của mẹ đã gắn với bữa cơm nhà tôi, trong những mùa mưa lụt khi tôi còn là đứa con nít. Bây giờ khi tóc đã pha sương, những ngày tháng Mười mưa dầm như hôm nay, tôi bỗng nhớ và thèm được ngồi bên cạnh mẹ, với mâm cơm chỉ có bát canh rau lang kho mắm cái và chén mắm dưa mà nồi cơm đầy vẫn hết sạch.

Cá móm kho khế

Tháng 9 âm lịch, bầu trời xứ Quảng có những ngày sũng nước kéo theo từng cơn gió đầu mùa se lạnh. Đoạn sông Thu Bồn trước nhà đã đôi ba lần trở nước đục ngầu báo hiệu bắt đầu một mùa nước lớn. Đến hẹn lại lên, vào mùa nước lớn, người dân sống bằng nghề chài lưới trong xóm tôi lại bội thu các loại cá sông.

Hấp dẫn dĩa cá móm.

26 thg 10, 2023

Đắk Glong - Điểm đến nhiều ấn tượng

Tấm bia cổ bên cây cầu xưa

Tại khu vực Hà Kiều ở làng Hà Lam (thị trấn Hà Lam, Thăng Bình), nơi cây cầu Hà Kiều bắc qua bàu sen Hà Trì có một tấm bia cổ đã hơn 120 năm rất đặc biệt được gọi là bia Hà Kiều.

Tấm bia cổ và cầu Hà Kiều. Ảnh: L.T

Hà khê, long mạch của làng

Hà Lam là ngôi làng cổ của Quảng Nam. Có lẽ làng được thành lập vào giữa sau thế kỷ 15 từ những người có nguồn gốc từ phủ Hà Ba của trấn Nghệ An (nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) sau cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông vào năm 1471.

Rực rỡ kho tàng di sản văn hóa Chăm

Quần thể tháp Pô Klong Garai (Ninh Thuận) được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia có trang trí nhiều họa tiết gốm Chăm đặc sắc. Ảnh: Nguyễn Luân/ Báo ảnh Việt Nam

Nền văn hóa Chăm vô cùng rực rỡ với nhiều lễ hội, di tích, nghề truyền thống, trong đó có “Nghệ thuật làm gốm Chăm” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.

25 thg 10, 2023

Cá mè chị nấu ngày mưa

Những ngày mùa mưa này, về hồ Phú Ninh mà người quê tôi hay gọi bằng cái tên trìu mến “Lòng Hồ”, ghé vào một ngôi chợ quê nào đó hay thỉnh thoảng dọc đường quanh hồ, người ta thường hay gặp những gánh cá mè. Và trong những gánh cá mè ấy, có gánh cá của chị tôi. 

Cá mè om chuối xanh.

Món ngon từ ốc đá

Ốc đá có thể chế biến thành nhiều món ngon như ốc xào sả ớt, ốc nấu canh rau ranh. Nhưng ở Tiên Phước, có hai món ăn độc đáo luôn có sức níu kéo các thực khách khi đến đây, đó là cháo ốc dừa non và ốc nấu canh mít. 

Ốc đá nấu canh mít...

Người dân vùng trung du hay miền núi xứ Quảng không lạ gì với những món ăn được chế biến từ loài ốc đá - một trong những sản vật quen thuộc bên cạnh cá niêng, cá chình... Ốc thường ở nhiều trong các khe đá, vùng nước mát. Ban đêm, chúng mới bò ra kiếm ăn, bám từng đám trên các tảng đá ẩn mình dưới nước. Những khi trời chuyển mưa, chúng “ăn lên” rất nhiều và dễ bắt. Dân gian có câu “Dễ như hốt/hút ốc”. Ốc bu bám trên đá, trên cành khô hoặc rong chìm trong nước nên dễ bắt.

Ngôi miếu trăm năm tuổi giữa lòng thành phố

Gian thờ ở hậu điện với Quan Thánh Đế Quân mặt đỏ, râu dài, triều phục màu xanh tượng trưng cho thân phận cao quý. Hầu 2 bên là nghĩa tử Quan Bình, cầm bộ sách Xuân Thu và tùy tùng Châu Xương cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Cặp hạc chầu trên lưng rùa - hiện vật phổ biến trong các ngôi đình của người Việt là biểu tượng cụ thể cho sự giao thoa văn hóa

Trên đường Hai Bà Trưng (phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An), hướng ra dòng kênh Bảo Định, có ngôi miếu cổ trầm tư giữa phố thị ồn ào - miếu Quan Thánh Đế Quân. Ngôi miếu nằm sâu trong hẻm nhỏ, là minh chứng cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của cộng đồng dân cư Việt - Hoa trong quá trình chung sống ở vùng đất mới.

Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu

Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Theo già Y Pan - người có uy tín đồng thời là già làng nhiều năm tại thôn Đăk Mế kể rằng, vào năm 1991, làng Brâu truyền thống đã bị cháy và dân làng đã tìm nơi ở mới, định cư tại thôn Đăk Mế hiện tại.

Nhà rông của dân tộc Brâu tại nơi ở mới hiện đã được Nhà nước hỗ trợ phục dựng đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho người dân, đồng thời, gìn giữ bản sắc truyền thống. Tổng quan cấu trúc của ngôi làng mới cũng đã ít nhiều có sự thay đổi so với ngày xưa, trong đó giữa làng vẫn là nhà rông “mẹ” dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng, hai bên là 2 nhà rông “con” dành cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa truyền thống. Nhà dân xung quanh được xây dựng theo ô bàn cờ, bao quanh trung tâm là các nhà rông, tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt, gắn kết cộng đồng.

24 thg 10, 2023

Phú Ninh - Từ đại công trình thủy lợi đến khu du lịch sinh thái

 1. Đại công trình thủy nông

Hồ Phú Ninh là một hồ chứa nước nhân tạo, thuộc địa phận huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh tỉnh Quảng NamĐây là một công trình thủy lợi quy mô lớn của tỉnh Quảng Nam, được khởi công ngày 29/3/1977 và khánh thành ngày 27/3/1986. Hồ Phú Ninh có diện tích mặt nước hơn 3.200 ha, sức chứa 344 triệu m³ nước phục vụ tưới tiêu cho 23.000 ha lúa và hoa màu thuộc các huyện Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thành phố Tam Kỳ và một phần diện tích của huyện Duy Xuyên. Tại thời điểm khánh thành hồ Phú Ninh là công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung, và là hồ lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh.

Hồ Phú Ninh. Ảnh: VnTrip

Nét độc đáo của Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Từ ngày 10-12/10/2023, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức cùng với lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội đặc sắc này.

Nhân sự kiện này, cùng nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và những nét độc đáo của lễ hội gắn với ngôi đền thờ ông ở mảnh đất Kiên Giang.



Nguyễn Trung Trực – một tấm gương kháng Pháp trung liệt

Ngược dòng lịch sử, Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Sinh thời ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông được tuyển chọn vào đội nông binh dưới quyền chỉ huy của lãnh binh Trương Định. Năm 1861, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định lần thứ 2, ông tham gia bảo vệ Kỳ Hòa (Gia Định) dưới trướng Thống đốc quân Vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Thành Gia Định thất thủ lần thứ 2 (tháng 2/1861), ông tập hợp những người yêu nước hoạt động kháng Pháp vùng Tây Nam Bộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá.

Những tượng đài tuyệt đẹp vinh danh người phụ nữ Việt Nam

Mang giá trị nghệ thuật cao và tọa lạc tại những không gian rộng lớn, các tượng đài này là sự kết tinh cho vẻ đẹp và những phẩm chất tinh thần cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong dòng lịch sử.

1. Nằm ở công viên Hai Bà Trưng, bên bờ Nam sông Hương, bức tượng Cô gái Việt Nam là một tác phẩm điêu khắc có lịch sử khá đặc biệt của xứ Huế. Bức tượng này do cố điêu khắc gia Lê Thành Nhơn tạc năm 1970 tại xưởng điêu khắc cá nhân tại Sài Gòn. Tượng được tạc bằng đá theo kiểu bán thân, có chiều cao 2,6 mét nặng gần 5 tấn, thể hiện chân dung một phụ nữ Việt có khuôn mặt thanh tú, đầu vấn khăn theo lối xưa. 

Loạt bảo tàng hấp dẫn tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng Áo dài là những địa điểm tham quan đặc sắc, giàu ý nghĩa vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

1. Nằm ở số 36 Lý Thường Kiệt, khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong số ít các bảo tàng ở Việt Nam được biết đến rộng rãi trên bản đồ du lịch quốc tế. Cơ sở này được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Cụm di tích gắn với tên tuổi vị Vua Bà lẫy lừng nhất sử Việt

Là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba, Bà Triệu đã được dân gian tôn vinh là Vua Bà. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là nơi có những di tích quan trọng nhất gắn với sự nghiệp Bà Triệu.

1. Nằm trên núi Gai ở huyện Hậu Lộc, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc. Tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.

Khám phá con đường xuyên hang động tự nhiên có một không hai ở Việt Nam

Chạy xe qua hang Ngườm Bang thực sự là trải nghiệm có một không hai, vì đây chính là hang động tự nhiên duy nhất ở Việt Nam được sử dụng làm hầm đường bộ.

Đi qua tỉnh lộ 207 ở địa phận huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, những vị khách đến từ phương xa không khỏi ngạc nhiên khi tuyến đường này chạy xuyên qua một hang động rất độc đáo.

7 bản làng bình yên níu chân du khách ở Sa Pa

Trong hành trình du lịch Sa Pa, du khách hãy dành thời gian ghé thăm bản làng trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp.

Một số bản làng xa xôi hơn để du khách khám phá ở Sa Pa phải kể đến bản Nậm Cang, Nậm Than, Nậm Nhìu... Ảnh: Thùy Dương

Ngắm cung Trúc Lâm giữa núi rừng Yên Tử ở Quảng Ninh

Nằm trong quần thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, Cung Trúc Lâm Yên Tử vừa thâm nghiêm nhưng cũng là một công kiến trúc đẹp đặc biệt.

Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử gồm các hạng mục chính, như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Legacy, Cung Trúc Lâm, Làng Nương, Khu lễ hội...

Trong đó, Cung Trúc Lâm Yên Tử do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 khoảng 200 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2018, nhân dịp tổ chức Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đến nay, phần nội thất của Cung Trúc Lâm, với tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, mới cơ bản được hoàn thiện.

Kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley đã lấy cảm hứng từ kiến trúc của tháp Tổ trên Yên Tử - nơi lưu giữ xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời đưa đưa văn hóa bản địa vào toàn bộ công trình Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, trong đó có Cung Trúc Lâm Yên Tử.

Dưới đây là một số hình ảnh Cung Trúc Lâm Yên Tử:

Tấm bia trước cửa Cung Trúc Lâm Yên Tử được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ảnh: Nguyễn Hùng

Đắm chìm trong vẻ đẹp của dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam

Dưới ánh nắng thu dãy Hoàng Liên Sơn trải dài với những gam màu xanh, vàng... khiến du khách mê mẩn khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục của Việt Nam.


Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách tới miền Tây Bắc. Dãy núi trải dài 280 km từ Lào Cai, Lai Châu đến phía Tây của tỉnh Yên Bái. Hoàng Liên Sơn là phần mở rộng về phía đông nam của dãy Himalaya, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75 km và đoạn hẹp nhất là 45 km.

23 thg 10, 2023

Độc đáo món lá mì của người Gié - Triêng

Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.

Xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) đón chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt, mới xế chiều nhưng bầu trời gần như tối sầm lại. Mưa lớn, cả đoàn công tác phải tạm dừng chân ngang đường. Dưới mái hiên của một lán bếp nhỏ, cả nhóm ai nấy đều thấm ướt. Chờ cơn mưa như trút nước qua đi, chúng tôi xin phép gia chủ tá túc.

Tranh thủ bên ánh lửa bập bùng trong lán bếp, cả nhóm sưởi ấm, hong khô người. Cái mùi cay cay của khói củi như gợi lại cho mỗi chúng tôi về những kỷ niệm ngày xưa, quanh bếp lửa gia đình mình.

H’Juel - người đưa rượu cần M’nông vươn xa

H’Juel tâm huyết đưa rượu cần, thổ cẩm, sản phẩm đan lát, ẩm thực… của người M’nông vươn xa hơn. Cô gái M’nông H’Juel ở phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để đạt được mong ước ấy…

Nỗ lực học lấy những cái tinh túy

H’Juel cũng không biết từ khi nào mà rượu cần, thổ cẩm “cuốn” lấy mình. H’Juel nhớ, hơn 10 năm trước, bên bếp lửa bập bùng, chị ngồi với mẹ chồng ủ ché rượu đầu tiên của mình. Mẹ chồng chị là người có tiếng ủ rượu ngon. Bà động viên chị hãy tự mình trộn cơm rượu để ủ. Vì muốn vị ngọt hay đắng cay nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ trộn nguyên liệu khác nhau. Mẹ chị bảo, rượu M’nông phải ủ làm sao cho có vị đắng, cay, ngọt nhưng không chua. Vậy là đêm đó, chị và mẹ chồng ủ riêng mỗi người một ché khác nhau.

Vẻ kỳ vĩ của cây cầu treo bắc ngang lòng hồ thủy điện ở Đắk Nông

Cầu treo Đắk R'Moan là một trong những điểm check-in hấp dẫn đang thu hút du khách đến với Đắk Nông trong thời gian gần đây.

Cầu treo được xây dựng từ năm 2014, nằm ở thôn Tân An, xã Đắk R'moan, TP Gia Nghĩa. Cây cầu được xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực này.

Cây cầu này có kiến trúc cầu treo Tây Nguyên khá đặc trưng với thiết kế đơn giản gồm hai đầu cầu và thân cầu treo với những đường dây sắt đặc trưng. Cầu treo dài 84m; rộng 1,2m; khổ cầu 3,6m, chỉ dành cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ.

Cây cầu nằm giữa không gian mênh mông của đại ngàn. Ảnh: Lê Phước

Vượt mưa ngược núi ngắm đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù

Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.

Mây tràn qua núi, bồng bềnh dưới ánh nắng đầu ngày. Ảnh: Hoàng Thông.

Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer

Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.

Cơm nếp vắt truyền thống của dân tộc Khmer. Ảnh: Quy Sa

Quán bún chả Sa Pa nườm nượp khách, cách ăn khác hẳn miền xuôi

Nếu có dịp du lịch Sa Pa, hãy thử một lần trải nghiệm thưởng thức món bún chả độc lạ của người miền núi.

Bún chả chan nước dùng chua chua, thanh thanh kiểu miền núi. Ảnh: Linh Boo

Quán bún chả nổi tiếng bậc nhất Sa Pa nằm trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần khu vực xe giường nằm trả khách du lịch đến thị trấn. Từ ngoài nhìn vào, biển hiệu của quán hơi khuất, thậm chí không có gì nổi bật. Nhưng khi bước vào bên trong, không gian quán khá rộng rãi, mùi thơm của chả nướng lan tỏa trong không khí sẽ hấp dẫn thực khách muốn dừng chân thưởng thức.

Chinh phục đèo Nà Tềnh 20 khúc cua ở Cao Bằng

Nằm trên cùng một cung đường với đèo Khau Cốc Chà 15 tầng nổi tiếng, đèo Nà Tềnh có 20 khúc cua thoải, phong cảnh thơ mộng nhưng chưa được nhiều người biết đến.


Cao Bằng là tỉnh có nhiều con đèo đẹp của Việt Nam, có thể kể đến như đèo Khau Cốc Chà 15 tầng, đèo Mã Phục 7 tầng. Trong số những con đèo ở Cao Bằng, đèo Nà Tềnh với 20 khúc cua ít được nhắc đến hơn.

Trên cung đường từ Hà Giang đi Cao Bằng, qua đèo Khau Cốc Chà khoảng 15 km là đèo Nà Tềnh. Đèo Nà Tềnh nằm trên địa bàn xã Cần Nông, huyện Hà Quảng, giáp ranh với xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

800 hiện vật, tư liệu cổ truyền của đồng bào Khmer ở Trà Vinh

Hơn 800 hiện vật, hình ảnh, tài liệu phản ánh nhiều mặt đời sống của cộng đồng người Khmer đang được trưng bày trong 4 phòng lớn tầng 2 Bảo tàng Văn hóa dân tộc Trà Vinh.

Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh nằm ngay gần danh thắng ao Bà Om và di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Âng, cách TP Trà Vinh khoảng 5 km.

21 thg 10, 2023

Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái

Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.

Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.

Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

Thác nước 'cổ tích' trên đường chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng

Nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, đỉnh núi Lùng Cúng được mệnh danh là nóc nhà của Mù Cang Chải, đang trở thành điểm chinh phục mới của giới trẻ thời gian gần đây.

Những thác nước hùng vĩ cùng vạt rừng nguyên sinh là "đặc sản" khi chinh phục Lùng Cúng - Ảnh: HỒNG QUANG

Giữa tháng 10, trời cuối thu mát mẻ, chúng tôi quyết định chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng - nóc nhà của Mù Cang Chải (Yên Bái) - với độ cao 2.913m, để được thỏa sức ngắm bức tranh miền Tây Bắc xanh tươi trước khi bước vào những tháng mùa đông khô cằn, giá lạnh.

Một vùng đất tại Quảng Bình được vinh danh là Làng du lịch tốt nhất thế giới

Một vùng đất tại vùng núi Quảng Bình vừa được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh là Làng du lịch tốt nhất thế giới. Đây là làng duy nhất của Đông Nam Á được chọn vào danh sách này.

Tân Hóa - làng du lịch vừa được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh - Ảnh: T.A

Chiều 19-10, tại Samarkand, Uzbekistan, Tổ chức Du lịch thế giới đã vinh danh Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) là Làng du lịch tốt nhất thế giới.

Tân Hóa là làng duy nhất của Việt Nam được chọn vào danh sách này.

Tân Hóa là làng duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới bầu chọn trong danh sách 260 làng đến từ 60 quốc gia tham gia dự giải năm 2023.

20 thg 10, 2023

Cẩm nang du lịch Rừng tràm Trà Sư

Trà Sư là rừng tràm và khu du lịch sinh thái được hình thành năm 1983, rộng gần 850 ha nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, có tác dụng quan trọng đối với môi trường nước và điều hòa khi hậu cho cả vùng Bảy Núi. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.

Đến đây, điều dễ nhận thấy nhất là du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, không chỉ bị thu hút bởi không gian xanh với rừng tràm rợp bóng, mà còn được tiếp xúc gần với hàng loạt loài chim, hay động vật hoang dã quý hiếm. Đây là nơi được phát triển để trở thành khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới đang sinh sống ở vùng Tây Nam Bộ.

Phần lõi của rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên cao. Ảnh: Trasu Tourist Area

Phở hai tô, món ăn đạt 'giá trị ẩm thực châu Á'

Gọi một được hai, đó là món phở hai tô hay còn gọi phở khô Gia Lai, niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực của người dân phố núi.

Phố núi Gia Lai ngoài những đặc sản như cơm lam gà nướng, rượu ghè, thịt gà xông khói, thịt bò một nắng, còn có một niềm tự hào khác là phở hai tô hay còn gọi phở khô. Món ăn này đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận "Giá trị ẩm thực châu Á" năm 2012.

Tên gọi phở hai tô xuất phát từ cách phục vụ phở và nước dùng trong hai bát (tô) riêng. Ảnh: Quỳnh Mai

19 thg 10, 2023

Hòn ngọc xanh xứ Huế

Hình ảnh của Bạch Mã ba mươi năm trước vẫn như mời gọi thôi thúc tôi trở lại nơi đây. Nghe tôi kể trước đây đã từng cuốc bộ trên ba mươi cây số chinh phục đỉnh Bạch Mã, chú lái xe lè lưỡi không tin đó là sự thật, bởi bây giờ đã là đường nhựa mà ô tô còn chật vật mới lên được đỉnh.

Du khách check-in trong một biệt thự ở Bạch Mã. Ảnh: MC

Thanh tao chè hạt sen xứ Huế

Du khách đến thăm Huế mỗi mùa hạ, sẽ thấy những đóa sen thơm tỏa ngát hồ Tịnh Tâm, trông xa xa như cánh bướm trắng yểu điệu trước gió. Hương sen nhẹ nhàng, thanh thoát lan tỏa khắp không gian, đi ngang qua một chốc đã thấy tinh thần khoan khoái và nhẹ bẫng. Sen là loài cây “dễ thương”, “dễ chịu”; hạt sen, củ sen, thân sen, tim sen, đài sen,… đều là những vị thuốc và thức ăn quý bồi bổ sức khỏe. Ẩm thực từ sen Huế thì phong phú lắm. Từ sen, chúng ta có chè long nhãn hạt sen, chè hạt sen đường cát, cơm hấp lá sen, mứt sen, trà tim sen, trà hoa sen… Đơn giản nhưng gửi gắm nhiều tâm ý, tình cảm là món chè hạt sen Cố đô.

Chén chè hạt sen

Nồng nàn rau nghệ ngày mưa

Đầu mùa mưa, vùng gò đồi ở xã Phổ Châu, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) bắt đầu vào mùa rau nghệ. Gọi là rau nghệ vì thơm mùi nghệ tươi, còn gọi là rau huệ vì cánh hoa giống với hoa huệ. Món rau nghệ mang đậm hương vị quê nhà.

Rau nghệ tươi và món rau nghệ luộc.

Mùa mưa ở miền Trung dầm dề. Cũng ăn theo mùa mưa nhưng mùa rau nghệ thì ngắn thôi, chỉ độ một tháng, cùng lắm là tháng rưỡi. Lý do là rau nghệ chỉ phù hợp với những cơn mưa thưa, đan xen với những ngày nắng nhẹ.

Đi chợ trong phum, sóc

Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.


Ở một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nét văn hóa còn duy trì cộng đồng còn duy trì rất rõ. Hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư trong các phum, sóc. Mọi sinh hoạt diễn ra bên trong “cộng đồng thu nhỏ” này quanh năm bình lặng.

Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.

Nét đẹp trong trang phục đồng bào Chăm ở An Giang

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở An Giang được giữ gìn đến ngày nay là một tín hiệu văn hóa mà họ luôn tự hào. Nét đẹp, tính thẩm mỹ sáng tạo trong từng chiếc khăn, cái nón, thước vải thổ cẩm rực rỡ… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hút khách.

Phụ nữ Chăm diện những bộ đồ kín đáo, nhưng rất quyến rũ. Nét đẹp ấy sẽ thêm phần kiêu sa khi họ có dịp đội lên đầu chiếc khăn Mispok vào những dịp trang trọng của cộng đồng. Khác với khăn Mispok sản xuất bằng máy thêu, toàn tỉnh An Giang chỉ còn xóm Chăm Châu Giang giữ nghề thêu khăn Mispok thủ công. Giá 1 chiếc khăn từ 850.000 đến hơn 1 triệu đồng.

Góc “chill” trên cánh đồng lũ Vĩnh Lộc

Những ngày này trên các cánh đồng ở vùng kiểm soát lũ xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú, tỉnh An Giang), vào buổi sớm hay chiều mát hay cuối tuần, nhiều người dân vùng biên đã tìm đến tận hưởng cảm giác thư giãn cảnh sắc yên bình ở vùng quê bình dị...

Khung cảnh ngập nước một ngày giữa tháng 10 ở các cánh đồng thuộc vùng kiểm soát lũ của xã Vĩnh Lộc trở nên rất thân thương, gần gũi…

17 thg 10, 2023

Bên trong ngôi nhà cổ 130 tuổi đặc biệt nhất Hà Nội

Nằm lặng lẽ trên một con phố cổ tấp nập người qua lại, ngôi nhà số 87 Mã Mây (Hà Nội) từ lâu vẫn là điểm tham quan, trải nghiệm được nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế ưa thích tham quan và tìm hiểu lịch sử.

Nằm lọt thỏm giữa phố Mã Mây (Hà Nội) nhộn nhịp, nhà cổ số 87 gây bất ngờ với du khách bởi những giá trị lịch sử còn lưu lại. Ngôi nhà này được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX trên tổng diện tích đất 157,6 m², dài hơn 28 m, mặt tiền 5 m.

Nhộng ong đất dầm trám đen - món ngày lạnh ở Điện Biên

Nhộng ong đất dầm thịt quả trám đen bọc trong xôi nếp nương là món ăn ở Điện Biên dịp cuối năm khi trời lạnh.

Trời chớm thu, se lạnh là thời điểm trám đen ở vùng núi Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng vào mùa. Và từ tháng 9 đến trước Tết nguyên đán, người dân nơi đây cũng thường thu hoạch nhộng ong đất. Đến Điện Biên vào những ngày lạnh, du khách có cơ hội thưởng thức món đặc sản kết hợp từ trám đen và nhộng ong đất hấp ăn cùng xôi nếp nương.

Nhộng ong đất và trám đen bọc trong xôi nếp nương.

Thác Cửa Tử, nơi gắn liền với chuyện tình đôi lứa thề sống chết bên nhau

Con suối gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái cùng nhau đi ngược dòng, nguyện sống chết có nhau nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo (huyện Đại Từ, Thái Nguyên).


Cách trung tâm TP Thái Nguyên khoảng 45 km có một dòng suối nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo (thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ). Dòng suối này bắt nguồn từ núi cao chảy qua những vách đá tạo thành dòng thác hùng vĩ trước khi đổ ra sông Công được gọi là "Cửa Tử".