Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mường. Hiển thị tất cả bài đăng
26 thg 12, 2024
Ngược dòng Đà Giang thưởng thức cá nướng của người Mường
Có dịp ghé bến cảng Thung Nai lọt thỏm giữa lòng hồ Sông Đà, cách trung tâm TP Hòa Bình khoảng 20 km, khách du lịch đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức đặc sản cá nướng trứ danh của người Mường.
17 thg 12, 2024
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi
Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
Ở xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, nơi có những thửa ruộng bậc thang như những dải lụa trời vàng óng, bà con đồng bào dân tộc Mường sẽ làm lễ sau vụ thu hoạch lúa tầm tháng 10 âm lịch để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần, như thần đất, thần núi, thần sông, và đặc biệt là thần lúa. Với người Mường, hạt lúa không chỉ là nguồn sống mà còn tượng trưng cho sức mạnh và sự phồn thịnh của cộng đồng. Mỗi hạt gạo đều chứa đựng mồ hôi, công sức của con người cùng sự phù trợ của thiên nhiên và thần linh.
Những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ ở xã Miền Đồi làm say lòng người. Ảnh: Thanh Hải
Ở xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, nơi có những thửa ruộng bậc thang như những dải lụa trời vàng óng, bà con đồng bào dân tộc Mường sẽ làm lễ sau vụ thu hoạch lúa tầm tháng 10 âm lịch để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần, như thần đất, thần núi, thần sông, và đặc biệt là thần lúa. Với người Mường, hạt lúa không chỉ là nguồn sống mà còn tượng trưng cho sức mạnh và sự phồn thịnh của cộng đồng. Mỗi hạt gạo đều chứa đựng mồ hôi, công sức của con người cùng sự phù trợ của thiên nhiên và thần linh.
12 thg 12, 2024
Cá ốt đồ - món ăn truyền thống của người Mường
Hòa Bình, vùng đất nổi tiếng với núi rừng hùng vĩ và những bản làng dân tộc đa dạng, không chỉ mang đến vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn là một kho tàng văn hóa ẩm thực độc đáo. Trong đó, món cá ốt đồ là một món ăn mang đậm hương vị núi rừng và hồn cốt người Mường.
Trên mâm cỗ của người Mường Hòa Bình, không thể thiếu món cá ốt đồ. Món ăn này không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, ấm cúng trong gia đình.
Nguồn gốc tên gọị “Ốt” là tên gọi của nồi hấp truyền thống của người Mường, có hình dáng tương tự cái chõ. “Đồ” có nghĩa là hấp chín bằng hơi nước. Như vậy, cá ốt đồ chính là cá được hấp chín trong nồi ốt.
Nguồn gốc tên gọị “Ốt” là tên gọi của nồi hấp truyền thống của người Mường, có hình dáng tương tự cái chõ. “Đồ” có nghĩa là hấp chín bằng hơi nước. Như vậy, cá ốt đồ chính là cá được hấp chín trong nồi ốt.
26 thg 8, 2024
Vẻ đẹp trang phục riêng có của phụ nữ Mường Hòa Bình
Nếu đã từng đến Hòa Bình, ghé thăm bốn vùng Mường nổi danh: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, du khách sẽ không khỏi xao xuyến trước vẻ đẹp của cảnh quan, sự giao thoa đa dạng về văn hóa, sự nồng hậu thân thiện của người dân nơi đây và đặc biệt là vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của những người con gái Mường trong trang phục dân tộc áo Pắn.
22 thg 3, 2024
Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường (Hòa Bình)
Lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình năm nay được tổ chức tại Mường Vang ( huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) hay còn gọi là Lễ Khai Hạ hay Lễ Khuống Mùa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mường, được tổ chức vào đầu xuân năm mới, thường là vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là dịp để người Mường cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã khai khẩn đất hoang, dạy dân cấy lúa.
Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... Sau khi cúng tế, các vị chức sắc trong làng sẽ thực hiện nghi thức "kéo mo" để cầu mong cho mùa màng bội thu. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí như hát giao duyên, múa , thi đánh cồng chiêng, tung còn, ném pao... Đây là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ xuống đồng của người Mường là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Mường mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... Sau khi cúng tế, các vị chức sắc trong làng sẽ thực hiện nghi thức "kéo mo" để cầu mong cho mùa màng bội thu. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí như hát giao duyên, múa , thi đánh cồng chiêng, tung còn, ném pao... Đây là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ xuống đồng của người Mường là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Mường mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
31 thg 1, 2023
Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình
Khi những bông đào phai đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những khó khăn để tận hưởng không khí mùa Xuân. Lúc này, những tiếng cồng, chiêng quen thuộc lại vang lên khắp các bản Mường.
26 thg 1, 2023
Lễ hội Pôồn Pôông và chuyện tình đẫm nước mắt của đôi trai gái
Sự tích lễ hội Pôồn Pôông
Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.
Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.
Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.
Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.
Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.
Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.
25 thg 11, 2022
Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ
Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.
26 thg 12, 2021
Mo Mường
Mo trong đời sống người Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Nó bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng Mo tức là Nghệ nhân Mo. Trong đó lời Mo gắn liền với Nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất.
18 thg 12, 2021
Độc đáo lễ mát nhà của người Mường
Đồng bào dân tộc Mường có nhiều nghi lễ đặc sắc. Trong đó có Lễ Mát nhà như là một lễ giải hạn, để hóa giải những điều xấu, cầu cho mọi điều tốt tươi, may mắn.
Thầy mo vẩy nước để làm phép trong lễ Mát nhà.
Theo truyền thống của người Mường, thông thường khi lúa đã thu hoạch, vụ mùa hoàn tất, họ sẽ tiến hành lễ Mát nhà. Tuy nhiên ngày nay, thời gian tổ chức lễ trong nhiều gia đình không còn bị áp đặt như trước. Người ta có thể tổ chức trước hoặc sau mỗi vụ mùa. Ông Đinh Ngọc Lương - một người dân tộc Mường (Hòa Bình) đang sinh sống tại Làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: “Có những nhà họ làm trước gặt, cũng có những nhà làm sau gặt. Nếu làm trước mùa gặt thì có nghĩa cầu cho may mắn đến với mùa màng. Còn làm sau mùa gặt thì cầu cho mùa tới nở hoa kết trái”.
28 thg 5, 2021
Nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Mường Thanh Hóa
Để giúp người xem có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về một dân tộc có dân số khá đông trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều năm qua Bảo tàng tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày chuyên đề văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hóa.
Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.
Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…
Du khách tham quan và được trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh
Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.
Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…
5 thg 9, 2020
Đình Mường Đòn – nét biểu trưng văn hóa đặc sắc của người Mường Thạch Thành
Từ thị trấn Kim Tân đi xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đến trung tâm di tích Mường Đòn ước chừng 26km. Hoặc đi bằng đường thủy, từ Hàm Rồng ngược sông Mã lên ngã Ba Bông vào sông Bưởi, rồi ngược sông Bưởi đến Mường Đòn cũng rất thuận tiện.
Đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) mới được trùng tu, tôn tạo.
5 thg 2, 2020
Sắc bùa - nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc vào Xuân
Gắn với nghi lễ nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới may mắn, thuận lợi, hàng năm, người Kinh và người Mường ở nhiều vùng thường thực hành sắc bùa vào thời điểm gần với Tết Nguyên đán. Loại hình văn hóa tiêu biểu này chứa đựng những giá trị văn hóa quý báu, được lưu truyền từ xa xưa.
Sự tương đồng và phổ biến
Lễ hội sắc bùa hay hát sắc bùa là một hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp ở nhiều tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Hát sắc bùa, séc pùa hay còn gọi là xéc bùa (có nơi gọi xắc bùa hay khoá rác) xéc bùa, tiếng Mường có nghĩa là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, sắc bùa còn có nghĩa là phép thuật. “Séc” là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. “Bùa” là “bùa phép” hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống - một phương tiện văn hoá màu nhiệm để chủ thể văn hóa cầu mong những điều tốt lành không chỉ cho cá nhân và cả gia đình, cộng đồng khi tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Loại hình diễn xướng tập thể này gắn liền với một hoạt động nghi lễ và các trò vui chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian với các hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới và trừ tà được lưu truyền từ xa xưa.
Lễ hội sắc bùa hay hát sắc bùa là một hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp ở nhiều tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Hát sắc bùa, séc pùa hay còn gọi là xéc bùa (có nơi gọi xắc bùa hay khoá rác) xéc bùa, tiếng Mường có nghĩa là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, sắc bùa còn có nghĩa là phép thuật. “Séc” là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. “Bùa” là “bùa phép” hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống - một phương tiện văn hoá màu nhiệm để chủ thể văn hóa cầu mong những điều tốt lành không chỉ cho cá nhân và cả gia đình, cộng đồng khi tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Loại hình diễn xướng tập thể này gắn liền với một hoạt động nghi lễ và các trò vui chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian với các hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới và trừ tà được lưu truyền từ xa xưa.
Cồng không thể thiếu trong lễ hội sắc bùa Mường ở Hòa Bình.
16 thg 6, 2019
Nhà lang trong văn hóa Mường
Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. Xưa kia, xứ mường cổ hình thành các dòng họ lang đạo, chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu các mường có lang cun, lang xóm hoặc đạo xóm cai quản. Lịch sử về những ngôi nhà lang, biểu tượng quyền lực của tộc mường và những câu chuyện xung quanh ngôi nhà lang được kể lại thông qua những nghi lễ cổ và những nhân chứng của chính thế hệ dòng dõi lang mường.
Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư và Việt Nam sử lược của nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim có nói về thời đại của vua Hùng, con trai được gọi là Quan Lang, con gái được gọi là Mỹ Nương, các tướng được gọi là lạc hầu, lạc tướng. Còn trong sử thi “đẻ đất đẻ nước” có nói về hoàn cảnh ra đời của chế độ nhà lang. Người mường sau thời gian loạn lạc, họ đã tôn một vị gọi là ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) lên làm lang. Điều đó cho thấy nguồn gốc nhà lang là xuất phát từ nhân dân.
Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư và Việt Nam sử lược của nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim có nói về thời đại của vua Hùng, con trai được gọi là Quan Lang, con gái được gọi là Mỹ Nương, các tướng được gọi là lạc hầu, lạc tướng. Còn trong sử thi “đẻ đất đẻ nước” có nói về hoàn cảnh ra đời của chế độ nhà lang. Người mường sau thời gian loạn lạc, họ đã tôn một vị gọi là ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) lên làm lang. Điều đó cho thấy nguồn gốc nhà lang là xuất phát từ nhân dân.
Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”. |
“Người mường có câu: mường có lang, làng có đạo. Các lang thường tập trung ở các làng trung tâm của các vùng mường lớn. Nhà lang còn có một vị trí và vai trò như một bộ máy, trụ sở công quyền để giải quyết các công việc hay các vấn đề nảy sinh trong vùng đất mường. Cho nên các thiết chế hay các kiến trúc nhà lang cũng chính là đại diện cho quyền lực của nhà lang đối với dân mường cũng như là đại diện cho quyền lực cũng như sự trù phú của vùng mường nơi đấy” – nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng cho biết.
Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực, một thủ đô thu nhỏ của xứ Mường.
29 thg 5, 2019
Làng Mường đậm nét văn hóa thung lũng
Làng Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.
Nét văn hóa bản địa là đặc trưng
Làng Mường truyền thống thường được neo đậu ở những chân núi ven đồi, bìa rừng. Nơi ấy đất thoai thoải, không ở độ dốc cao cũng không là nơi quá bằng phẳng. Sự lựa chọn cư trú này tránh được nguy cơ lở đất, lũ ống lũ quét. Điều không thể thiếu ở làng Mường đó là có rừng phòng hộ, có nguồn sinh thủy gần nguồn nước, cận kề sông suối, hồ...
Nét văn hóa bản địa là đặc trưng
Làng Mường truyền thống thường được neo đậu ở những chân núi ven đồi, bìa rừng. Nơi ấy đất thoai thoải, không ở độ dốc cao cũng không là nơi quá bằng phẳng. Sự lựa chọn cư trú này tránh được nguy cơ lở đất, lũ ống lũ quét. Điều không thể thiếu ở làng Mường đó là có rừng phòng hộ, có nguồn sinh thủy gần nguồn nước, cận kề sông suối, hồ...
Chiêng đồng là biểu tượng uy quyền của các mường trong xứ Mường xưa.
31 thg 3, 2019
Người Mường đánh thức ma Khú cầu mưa
Cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ được tổ chức sau khi gieo hạt, trồng lúa và các loại hoa màu, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong sự che chở của thần linh và ước muốn về cuộc sống no đủ hạnh phúc.
Người Mường và tín ngưỡng thờ ma Nước
Với người Mường cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng thờ mó nước của dân tộc Mường. Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác) Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường.
Người Mường và tín ngưỡng thờ ma Nước
Với người Mường cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng thờ mó nước của dân tộc Mường. Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác) Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường.
Thầy Mo múc nước té lên trời.
1 thg 2, 2019
Du ngoạn lòng hồ Hòa Bình
Cách Hà Nội chỉ hơn 70 km về phía Tây, hồ Hòa Bình là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam với dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước. Được hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện, nơi đây được nhiều người coi là “Hạ Long trên núi” với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.
Thời gian đẹp nhất để đến hồ Hòa Bình là dịp cuối năm khi mực nước lên cao nhất. Từ thành phố Hòa Bình, có nhiều cách để đến với lòng hồ thủy điện. Nếu bắt đầu bằng đường thủy, có thể đi từ cảng Bích Hạ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km hoặc cảng 3 cấp thuộc phường Thái Bình nhưng thuận tiện nhất vẫn là đi tại bến cảng Thung Nai thuộc địa phận huyện Cao Phong. Còn để vừa được nhìn ngắm hồ Hòa Bình từ trên cao, vừa được quan sát cảnh quan tuyệt đẹp dọc đường nên chọn bến xa hơn nằm cạnh đường 6 là Bãi Sang thuộc địa phận xã Tòng Đậu huyện Mai Châu.
Thời gian đẹp nhất để đến hồ Hòa Bình là dịp cuối năm khi mực nước lên cao nhất. Từ thành phố Hòa Bình, có nhiều cách để đến với lòng hồ thủy điện. Nếu bắt đầu bằng đường thủy, có thể đi từ cảng Bích Hạ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km hoặc cảng 3 cấp thuộc phường Thái Bình nhưng thuận tiện nhất vẫn là đi tại bến cảng Thung Nai thuộc địa phận huyện Cao Phong. Còn để vừa được nhìn ngắm hồ Hòa Bình từ trên cao, vừa được quan sát cảnh quan tuyệt đẹp dọc đường nên chọn bến xa hơn nằm cạnh đường 6 là Bãi Sang thuộc địa phận xã Tòng Đậu huyện Mai Châu.
Một góc hồ thủy điện Hòa Bình nhìn từ con đường đến Bãi Sang thuộc xã Tòng Đậu huyện Mai Châu.
17 thg 9, 2018
Hấp dẫn thịt chua Phú Hà
Đến Phú Thọ, bạn sẽ được giới thiệu món thịt chua của bà con dân tộc Mường. Vị chua của thịt lên men, vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu
Do được chăn thả tự nhiên và nuôi lớn hoàn toàn bởi những sản vật của núi rừng như củ quả, rau, măng, nên thịt lợn lửng rất chắc, thơm ngon và ngọt thịt. Thịt lợn lửng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Có nhiều cách chế biến lợn lửng thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào. Nhưng với người dân Phú Hà thì món ngon không thể thiếu chính là thịt chua.
Để chế biến món thịt chua, trong cả con lợn, người làng Phú Hà chỉ lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, hoặc là lợn địa phương làm nguyên liệu. Giống lợn này nuôi một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, thịt rất thơm ngon. Không thể sử dụng loại thịt bày bán ngoài thị trường làm món thịt chua được, bởi loại thịt này chứa nhiều nước, sản phẩm không đạt chất lượng.
Do được chăn thả tự nhiên và nuôi lớn hoàn toàn bởi những sản vật của núi rừng như củ quả, rau, măng, nên thịt lợn lửng rất chắc, thơm ngon và ngọt thịt. Thịt lợn lửng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Có nhiều cách chế biến lợn lửng thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào. Nhưng với người dân Phú Hà thì món ngon không thể thiếu chính là thịt chua.
Để chế biến món thịt chua, trong cả con lợn, người làng Phú Hà chỉ lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, hoặc là lợn địa phương làm nguyên liệu. Giống lợn này nuôi một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, thịt rất thơm ngon. Không thể sử dụng loại thịt bày bán ngoài thị trường làm món thịt chua được, bởi loại thịt này chứa nhiều nước, sản phẩm không đạt chất lượng.
16 thg 5, 2018
Bảo tồn không gian văn hóa ngôi nhà sàn Mường truyền thống
Người Mường là cư dân bản địa mang yếu tố nguồn cội. Bà con sinh sống lâu đời ở miền núi trung du Tây Bắc và còn lưu giữ được những nét cơ bản của cư dân văn hóa Việt - Mường. Tiêu biểu nhất của di sản văn hóa Mường phải kể đến không gian văn hóa nhà sàn Mường.
Nhà sàn Mường trong không gian cư trú độc đáo
Người Mường chọn sinh cảnh cư trú là vùng đồi núi thấp và thung lũng gắn liền với các triền sông, ven suối hoặc nơi có nguồn nước dồi dào. Với người Mường nguồn nước cực kỳ quan trọng. Trong sử thi đồ sộ giải thích về sự ra đời và hình thành xã hội Mường, người Mường đặt tên đẻ đất đẻ nước. Mường cũng là tên gọi đơn vị cư trú. Bà con sống thành những bản Mường nhỏ, nhiều bản Mường nhỏ hợp thành một Mường lớn. Ở Hòa Bình có bốn Mường lớn là Bi, Vang, Thàng, Động. Từ lâu đời ở nước ta đã hình thành các vùng Mường lớn. Mường trong gồm các bản Mường ở Thanh Hóa, Ninh Bình. Mường trên gồm các bản Mường ở Sơn La, Phú Thọ. Mường dưới là các bản Mường xung quanh núi Ba Vì (Hà Nội) và các vùng phụ cận.
Nhà sàn Mường trong không gian cư trú độc đáo
Người Mường chọn sinh cảnh cư trú là vùng đồi núi thấp và thung lũng gắn liền với các triền sông, ven suối hoặc nơi có nguồn nước dồi dào. Với người Mường nguồn nước cực kỳ quan trọng. Trong sử thi đồ sộ giải thích về sự ra đời và hình thành xã hội Mường, người Mường đặt tên đẻ đất đẻ nước. Mường cũng là tên gọi đơn vị cư trú. Bà con sống thành những bản Mường nhỏ, nhiều bản Mường nhỏ hợp thành một Mường lớn. Ở Hòa Bình có bốn Mường lớn là Bi, Vang, Thàng, Động. Từ lâu đời ở nước ta đã hình thành các vùng Mường lớn. Mường trong gồm các bản Mường ở Thanh Hóa, Ninh Bình. Mường trên gồm các bản Mường ở Sơn La, Phú Thọ. Mường dưới là các bản Mường xung quanh núi Ba Vì (Hà Nội) và các vùng phụ cận.
Không gian nhà sàn của người Mường cổ .
1 thg 1, 2018
“Ứng xử” với Mo Mường cần phải cẩn trọng
Mo Mường là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng. Thế nhưng di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước nguy cơ mai một do sự tác động của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Mo Mường- di sản sử thi dân gian
Ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL)tỉnh Hòa Bình cho biết, năm 2016, tỉnh Hòa Bình có 2 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường.
Trong đời sống sinh hoạt văn hóa, người Mường thường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ. Qua khảo sát của Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình cho thấy, có tổng số 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người: từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, Mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an... Đến tuổi già sức cạn, mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là cầu nối tiễn hồn người chết sang thế giới bên kia.
Ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL)tỉnh Hòa Bình cho biết, năm 2016, tỉnh Hòa Bình có 2 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường.
Trong đời sống sinh hoạt văn hóa, người Mường thường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ. Qua khảo sát của Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình cho thấy, có tổng số 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người: từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, Mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an... Đến tuổi già sức cạn, mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là cầu nối tiễn hồn người chết sang thế giới bên kia.
Trong nghi lễ thực hành Mo Mường thường xuất hiện âm thanh của chiêng Mường.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)