31 thg 5, 2013

Chè hột vịt

Ở Nam bộ, người ta thường nấu chè đậu xanh với phổ tai để giải nhiệt. Món này được bày bán ở rất nhiều nơi. Nhưng món chè đậu xanh nấu với hột vịt thì chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, người ta gọi gọn là chè hột vịt.

Chè hột vịt. Ảnh: Phương Kiều 

Cũng như chè đậu xanh, chè hột vịt được thực hiện khá đơn giản: Đậu xanh cà vo sạch cho vào nồi đun trên bếp lửa riu riu. Khi thấy đậu xanh có chất nhựa (nhừ) thì cho đường cát trắng vào. Hớt bọt nhiều lần đến khi thấy nồi chè sôi, nổi bong bóng thì cho hột vịt vào.


Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn ( thuộc xã Duy phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) - được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới năm 1999. Di sản này có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á. 

Tháng 12 năm 1999, cùng với đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới. Hàng năm, nơi này đón hàng trăm ngàn du khách đến chiêm ngưỡng vùng đất từng là kinh đô của người Chămpa. 

Hàng trăm ngàn du khách viếng thăm Thánh địa Mỹ Sơn hàng năm 


Đi Nha Trang tắm bùn

Ngoài biển, Nha Trang còn có một nguồn tài nguyên đặc biệt nữa là bùn khoáng và nước khoáng nóng. Được đánh giá là tốt cho sức khỏe con người, bùn khoáng và nước khoáng nóng từ lâu đã trở thành sản phẩm du lịch được du khách yêu thích.

Quy trình tắm bùn như sau: Sau khi thay quần áo tắm, khách sẽ được hướng dẫn làm sạch cơ thể bằng nước khoáng nóng, tiếp đó là công đoạn chính tắm bùn. Nằm trong bể bùn, thoa lên mặt, lên tóc và dội lên cơ thể. Ngâm trong bùn khoảng 15 phút, khách sẽ được hướng dẫn phơi nắng để khoáng chất hấp thụ hết vào da.



Đong đầy con ruốc Gò Công

Không phải chùm khế ngọt sau hè, chính những con ruốc nhỏ thân bằng cây tăm, trắng tươi, dập dìu trên đầu con sóng, bám víu cồn bãi nước lợ gần cuối mùa gió chướng (ra giêng) đã nhen nhúm trong tôi một tình yêu quê nhà. 

Mắm ruốc làm theo cách truyền thống, ở thị xã Gò Công. 

Cách nay khoảng ba năm, một đàn anh, đồng nghiệp – đồng hương, trách móc tôi. Đại ý, ăn “mòn răng” hột cơm, chén mắm quê hương mà không chịu “nhả” chữ trả nợ. Cứ mải mê ca tụng món ngon trên trời, dưới đất xứ... người ta. Thói thường, món thân quen khác nào... cơm nguội. Cho nên, tôi đi tìm phở cũng đúng thôi.

30 thg 5, 2013

Nét đẹp xưa ở Diên Khánh

Nằm bên dòng sông Cái thơ mộng, huyện Diên Khánh, trung tâm của phủ Diên Khánh một thời giờ quanh năm mang màu xanh mát rượi của non cao nước biếc, của những cánh đồng bát ngát và những vườn cây nặng trĩu quả. 

Tọa lạc bên cạnh thành phố Nha Trang nổi tiếng, vùng đất này vẫn có những nét đẹp và những di tích có nét cuốn hút riêng. Năm 1793, Nguyễn Ánh đã cho xây dựng trên mảnh đất khi ấy còn heo hút một tòa thành theo hình mẫu phổ biến ở phương Tây vào thời kỳ này. Thành Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000m² với sáu cửa thành ở sáu mặt tường. Qua thời gian, hiện nay chỉ còn cửa Đông và cửa Tây còn nguyên vẹn và hiện vẫn là hai cửa ngõ chính ra vào khu vực trung tâm thị trấn Diên Khánh.

Phượt lên Hòn Bà

Hòn Bà chỉ cách thành phố Nha Trang gần 60km. Do ở độ cao hơn 1.500m nên khí hậu nơi này mát lạnh quanh năm như một Đà Lạt thứ hai. Hòn Bà cũng là nơi gần 100 năm trước, nhà bác học người Pháp Alexandre Yersin đã lập trại, trồng thực nghiệm các giống thuốc bản địa và du nhập từ nhiều nơi trên thế giới.

Đến Hòn Bà, du khách được trải nghiệm không gian ôn đới khác hẳn với thành phố biển, được chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt đẹp trên con đường lên núi, được tìm hiểu hệ sinh thái phong phú với nhiều loài thực vật, động vật đặc chủng, tận mắt chứng kiến những dấu tích còn lại của nhà bác học thiên tài sống cách chúng ta gần một thế kỷ. Vì lẽ đó, với nhiều khách du lịch, một chuyến “phượt” lên Hòn Bà vào mùa hè luôn là một cuộc du ngoạn đầy ấn tượng 



Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Dĩa bông mỏ quạ xào tỏi. Ảnh: Phương Kiều 

Trong một dịp về thăm chị Ba, tôi đã được chị cho tận hưởng một bữa ngon nhớ đời. Chị rủ tôi ra vườn tìm hái những chiếc đọt và lá mỏ quạ non. Vừa hái, chị vừa chỉ những chiếc lá mỏ quạ hình trái tim màu xanh sậm và nói, đầu lá cong quặp giống chiếc mỏ con quạ nên người ta đặt tên cho nó như vậy.


Nhộng tằm xứ Quảng

Nếu có dịp về thăm những làng nghề trồng dâu nuôi tằm dọc đôi bờ sông Thu Bồn hay sông Vu Gia, thuộc các huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn ở Quảng Nam, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon từ nhộng tằm. 

Nhộng xào. 

Mùa này những nương dâu dọc đôi bờ hai con sông Thu Bồn, Vu Gia xanh mướt một màu. Người dân nơi đây đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm đã nhiều đời nay. Ngoài sản phẩm lụa tơ tằm được nhiều người ưa chuộng thì nhộng tằm cũng là một trong những sản phẩm phụ thu được từ nghề này.


Mo So kỳ ảo

Bên trong hang động ở Mo So. Ảnh: Phương Kiều 

Từ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.

Người ta nói Mo So (ấp Ba Núi, xã Bình Yên, huyện Kiên Lương) là tên người Khmer đặt, có nghĩa là “đá trắng”. Đây cũng là ngọn núi đá vôi trong quần thể núi đá vôi vốn là đặc trưng của Kiên Lương và Hà Tiên (Kiên Giang), lừng danh cả nước với chùa Hang - hòn Phụ Tử, hòn Chồng, Thạch động, hòn Đá Dựng… Dù không sánh bằng các danh lam thắng cảnh trên nhưng Mo So vẫn là một điểm đến đáng được khách du lịch ưa khám phá tìm đến. Bởi đến với Mo So, du khách sẽ thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên gần như hoang sơ, hấp dẫn còn vì kỳ ảo.


29 thg 5, 2013

Choáng ngợp ở Sapa

Nghe tin tôi đi chơi Sapa, bạn tôi hỏi đã rèn luyện thể lực từ trước chưa, chứ như bạn là phải chạy bộ trên cầu thang văn phòng cả tháng. “Gì mà ghê vậy” - tôi cười cợt. Vậy nhưng, trải qua 3 ngày ở Sapa, tôi thấm thía lời nhắc nhở của bạn, bởi những hoạt động như trekking, trèo đèo, lội suối, đều đòi hỏi thể chất dẻo dai.

Bản Cát Cát, nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Để rong chơi hết một vòng bản Cát Cát, ngắm cảnh núi non hùng vĩ và tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc H’Mông thì bạn quẩn quanh trong đấy cả ngày cũng chưa hết chuyện. Bản Cát Cát nằm trong thung lũng, nhìn đâu cũng thấy núi non, mây trời, nên thăm thú bản Cát Cát nghĩa là bạn phải leo dốc bở hơi tai đấy. 


28 thg 5, 2013

Cảnh đẹp ở đền Đuổm

Nằm ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đền Đuổm – quần thể kiến trúc cổ tọa lạc dưới chân một dãy núi đá là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong tỉnh. Đối với khách phương xa, đền cũng ngày càng được biết đến nhờ vẻ đẹp cổ kính và phong cảnh hữu tình quanh các kiến trúc.

Đền Đuổm được người dân địa phương xây dựng, tu sửa trong nhiều thế kỷ để thờ phò mã Dương Tự Minh (Thánh Đuổm), một vị tướng người Tày có nhiều công trạng với nhà Lý nên được đức vua gả công chúa cho.

Đường vào đền


Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

Được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Việt Nam, nhà nguyện nằm trong khuôn viên tòa giám mục Tổng giáo phận tại quận 3 được xem là ngôi nhà cổ nhất TP HCM hiện nay.


Nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM, ngôi nhà cổ khá khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Nhà được xây từ đời vua Gia Long, thế kỷ 18 sát kênh Thị Nghè (nay là Thảo Cầm Viên). Theo linh mục Trần An Hiệp, từ vị trí ban đầu, nhà nguyện được chuyển chỗ 2 lần trước khi về đây. 

Cây trái miền quê

Vùng sông nước miền Tây Nam bộ là môi trường lý tưởng cho nhiều loài cây trái mọc hoang sinh sôi. Nào là bần, sắn mọc chen trong đám lá dừa nước ở triền kênh rạch; cám, cơm nguội, me nước… mọc đầy ở những nơi ít người lui tới; trong các khu đất trống, vườn tạp không thiếu những so đũa, quao, muồng, mua, đủng đỉnh, trúc, tre, nhàu… và các loài dây leo như giác, cóc kèn… Từ thuở mới đến khai phá vùng đất phương Nam, người Việt đã biết tìm trái, củ của các loài thực vật mọc hoang để ăn.

Trái cám còn non có màu xanh sậm, lúc chín có màu vàng ngà như màu cám, vỏ phủ một lớp phấn mịn, bên trong có nhân cỡ ngón chân cái người lớn, dân gian gọi là “con cá” ăn vừa ngòn ngọt vừa có cảm giác lâng lâng.

Trái cơm nguội


27 thg 5, 2013

Rượu Bàu Đá và nhạc võ Tây Sơn

Xuân 1991, có lần đến nhà thơ Quách Tấn tại Bến Chợ - Nha Trang tôi có nghe tác giả Nhà Tây Sơn nói về huyền thoại 99 ngọn núi của vùng Tây Sơn (bao gồm cả huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Tôi hỏi: những huyền thoại ấy, ông nghe từ đâu? Nhà thơ trả lời: từ dân gian. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận biểu diễn 12 trống trận Tây Sơn. Ảnh: TL SGTT 

Quách Tấn sinh ra và lớn lên từ đất Tây Sơn (thời đó đã bị triều Nguyễn đổi tên là huyện Bình Khê), thuở lên mười, ông đã bắt đầu nghe kể chuyện Tây Sơn với vô số huyền thoại. Cũng phải thôi, kể từ năm 1802 sau khi tiêu diệt xong nhà Tây Sơn, triều Nguyễn đã tận diệt tất cả các di tích còn sót lại, kể cả đồng tiền Tây Sơn cũng bị nấu chảy. Cái còn lại của Tây Sơn nằm trong đáy lòng của người dân ở đây.

Ninh Kiều ở Cần Thơ hay ở... Hà Nội?

Hồi còn nhỏ, tôi chưa được đi nhiều để biết đó biết đây nên chưa có dịp đến và biết bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Thế nhưng tôi lại biết đến địa danh Ninh Kiều! Và tôi nhớ như in rằng đó là một nơi ở gần thành Đông Quan (tức là Hà Nội bây giờ), không phải thông qua tài liệu du lịch mà qua bài học... lịch sử!

Trận Ninh Kiều là một trận thắng lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra năm 1426, còn gọi là trận Chúc Động. Ninh Kiều là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), khi quân Minh tháo chạy qua sông, nghĩa quân Lam Sơn đã tập kích và chặt đứt cầu, quân Minh chết đuối làm nghẽn cả một khúc sông. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có nhắc đến sự kiện này trong câu:

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm

Ninh Kiều ngày ấy nay là thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Đèo An Khê cưỡi voi chập chùng

Các bạn đã từng nghe bài hát này chưa



Thung lũng buồn trong mờ sương
Nhà tôi chênh vênh trên đèo mây
Phố núi nghèo như bàn tay
Nhà bên kia vẫy nhà bên này

Một lần đến Điện Biên

Những ô ruộng xanh ngắt màu lúa non thấp thoáng ngoài cửa sổ máy bay, rồi được đặt chân xuống sân bay trong thung lũng Mường Thanh lọt thỏm giữa núi rừng Tây Bắc, du khách thực sự thấy hào hứng và không khỏi xúc động.

Chuyến bay sớm từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội hạ cánh trong sương mù. Thời tiết xấu làm chuyến bay tiếp đi Điện Biên trễ thêm vài giờ, không ngăn nổi sự háo hức của nhóm bạn phương Nam lần đầu đến với địa danh lịch sử. Hà Nội - Điện Biên gần 500km đường bộ, xe chạy 10 - 12 tiếng, cả đoàn chọn cách bay lên Điện Biên để khi về sẽ đi xe ngắm cảnh.

Đi trong phố Điện Biên Phủ không thấy được cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc, nhưng chỉ cần đi thêm vài cây số đã thấy trải rộng hai bên đường màu lúa non tuyệt đẹp, như đang ở giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cánh đồng, lũy tre ven những thôn làng nhỏ, trên nền núi lam chàm Tây Bắc nhấp nhô lưng trời. 

Cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc 


Thăm khu di tích Nguyễn Du

Năm 1965, sau khi Nguyễn Du được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, Bộ Văn Hóa quyết định thành lập khu di tích và tập hợp trưng bày những di vật của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền trong khuôn viên rộng khoảng 3 ha.

Từ phía Nam cầu Bến Thủy, ranh giới giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, du khách dễ dàng thấy tấm biển chỉ đường vào khu di tích đại thi hào Nguyễn Du, cách Bến Thủy khoảng 6km về phía Đông thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 

Cổng vào khu di tích 


Xôi vị

Có thể nói xôi có một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa và ẩm thực của người Việt Nam. Buổi sáng, với một nắm xôi là người ta có thể no bụng với một số tiền nho nhỏ. Nhưng xôi cũng là món quan trọng trong những giày giỗ chạp, tết nhứt... Ngoài những dĩa xôi trắng, xôi đậu phộng, xôi gấc, có nhà, trên bàn thờ cúng, nhất thiết phải có dĩa xôi vị.

Xôi vị bán tại chợ Sóc Trăng không pha nước lá cẩm hoặc nước lá bù ngót hay nước lá dứa để tạo màu đẹp mắt như các nơi khác. Ảnh: Cát Lộc 

Cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ và không thể nào quên miếng xôi mà má tôi vừa đem từ bàn cúng xuống cho tôi. Hồi còn nhỏ, lần đầu ăn miếng xôi ấy và cảm nhận một mùi vị thơm quyến rũ mà những loại “xôi thường” không thể có, nhất là cái màu tím than đẹp mắt đầy quyến rũ của nó. Cái mùi thơm đặc trưng ấy và cái màu đẹp mê mắt ấy của nó đã theo cánh mũi và mắt nhớ cùng tôi đi suốt dặm dài năm tháng cuộc đời.


Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi được phủ vừng và dừa rất bắt mắt. 

Tết Hàn thực diễn ra vào mồng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm đã trở thành một phong tục cổ truyền, một nét văn hóa đi sâu vào lòng người dân đất Bắc. Vào ngày này, nhiều gia đình ở Hà Nội lại rộn ràng mua nguyên liệu về làm bánh trôi, bánh chay dâng lễ Phật và cúng tổ tiên.

Tết Hàn thực năm nay, tiết trời Hà Nội se se lạnh trong cái rét “Nàng Bân” khiến con người dường như cảm nhận đúng hương vị ngày tết Hàn thực. Ngày này, xuống đường đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong, những quán vỉa hè… bán bánh trôi, bánh chay.


Cửu Thiên miếu ở Tri Tôn


Lối đi lên Cửu Thiên miếu ở Tri Tôn, An Giang. Ảnh: Cát Lộc 

Mùa khô. Nắng cháy da. Trên mảnh đất biên thùy Tri Tôn (An Giang), ánh nắng càng thêm gay gắt. Ruộng úa màu. Cây ven đường xơ xác. Chúng tôi băng mình trong nắng gió bán sơn địa, trên con đường bóng ngời như muốn chảy nhựa. Dọc theo dãy núi Dài, tên chữ Ngọa Long Sơn, bất ngờ phát hiện trên ngọn đồi đá của dãy núi nầy, có một ngôi miếu nhỏ, mái lợp ngói xinh xắn. Chiếc cổng ghi : Cửu Thiên miếu, chữ màu vàng trên nền tấm bảng đỏ.

Hai hàng cột cổng là hai câu đối cũng màu vàng nền đỏ. Đường dẫn lên miếu là bậc thang uốn lượn như rồng múa. Hai bên đường là hai hàng lan can sơn xanh. Con đường nầy vừa mới làm xong ngày mồng 9 tháng Tư năm Nhâm Thìn (2012). Đã bao lần ngang qua đây, nhưng mãi đến lần nầy chúng tôi mới nhìn thấy ngôi miếu nầy, có lẽ “nhờ” trời nắng cháy da, cây cối, nhất là các bụi cây tầm vông cháy vàng, xơ xác lá, và ngôi miếu hiện ra như một lời “mời” lữ khách dừng chân trú nắng!

Khám phá hang Dơi ở Đồng Nai

Cửa một hang Dơi ở Tân Phú. Ảnh: Đoàn Xá 

Gần đây, trên báo chí nước ngoài, các nhà thám hiểm người Đức đã công bố một kết quả khảo sát khiến nhiều người sửng sốt. Đó là họ đã tìm thấy cụm hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á trên địa bàn huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai, Việt Nam) gồm 11 hang rộng lớn đủ cho người bình thường đi lại, được hình thành bởi những dòng dung nham núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm ở vùng đất này.

Từ thông tin hấp dẫn đó, chúng tôi đã làm một cuộc thám du đến vùng đất đỏ nằm ven vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên.


Chủng viện Thừa Sai Kon Tum

Chủng viện Thừa Sai Kon Tum, hay còn được gọi là Toà Giám mục Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935 và hoàn thành vào năm 1938. Chủng viện tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn, bốn phía được bao bọc bởi những bức tường cao, mặt chính nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum. 

Chủng viện Thừa Sai Kon Tum là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Vật liệu chính xây dựng Chủng viện được làm bằng những loại gỗ quý hiếm của núi rừng Kon Tum, có độ bền cao với thời gian. Từ mộng lắp ghép đến các hoa văn trang trí đều phù hợp với chức năng của từng phòng, thể hiện nét tài hoa, sắc sảo của bàn tay người thợ.

Nằm khuất sau hai rặng sứ (cây đại) lâu năm và những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát, Chủng viện mang dáng vẻ yên bình, tĩnh lặng như chính nhịp sống của người bản địa Kon Tum. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của hoa sứ, hoa ngọc lan. 

Đường vào Chủng viện với hai hàng cây đại cổ thụ được trồng hai bên.

23 thg 5, 2013

Cổ mộ lăn lóc lề đường

Trên con đường vào Văn miếu Trấn Biên từ hướng cổng chào ở đường Huỳnh văn Nghệ, khi gần đến Văn miếu người ta thấy ngổn ngang 2 bên đường những kiến trúc đá đã vỡ. Những khối đá này có dạng giống như một ngôi mộ cổ đồ sộ. Chúng nằm lăn lóc, trơ vơ ở đó đã hơn một năm nay.


Mộ cổ hợp chất Cầu Xéo

"Di tích mộ cổ hợp chất Cầu Xéo (thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được nhận định ban đầu là của một nữ quý tộc ở thế kỷ XVIII, với rất nhiều giá trị lịch sử - văn hóa quý giá, nhất là có những chi tiết vô cùng độc đáo và cũng có thể nói là lần đầu tiên được thấy ở dạng mộ cổ hợp chất tại Việt Nam…", PGS.TS. Phạm Đức Mạnh (Trường Đại học KHXH&NV TP HCM), người chủ trì công trình khai quật, thích thú cho biết.

Chữ "Phu nhân chi mộ" và chữ "Hoàng" trên tấm bia.

Mộ cổ đã từng bị đào trộm…

Di tích mộ cổ hợp chất Cầu Xéo tọa lạc trong khuôn viên một nhà dân, thuộc địa phận tổ 24 thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Di tích này nằm trên khoảnh đất bằng phẳng rộng khoảng 40m2, với kiến trúc có tường thành bao quanh gần như nguyên vẹn và cửa mộ hướng bắc (chếch tây 40o), thuộc khu vực quy hoạch giải tỏa để xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.



10 thg 5, 2013

Tiếc cho Đà Lạt

Khi đặt chân đến Phố Núi, du khách sẽ cảm thấy thành phố hoa giờ đang thiếu… hoa.


Khi đặt chân đến Phố Núi, du khách sẽ cảm thấy thành phố hoa giờ đang thiếu… hoa
Đà Lạt từ lâu đã được mệnh danh là “thành phố hoa”. Nơi đây may mắn sở hữu những điều kiện lý tưởng bậc nhất về khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam để trồng hoa và là vựa hoa của Tây Nguyên và cả miền Nam. Thế nhưng khi đặt chân đến Phố Núi, du khách sẽ cảm thấy thành phố hoa giờ đang thiếu... hoa.


Hấp dẫn du lịch đi bộ ở Pù Luông

Là một huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hóa, Bá Thước có nhiều cảnh thiên nhiên nên thơ, phong tục tập quán, lễ hội độc đáo của cộng đồng ba dân tộc Thái, Mường và Kinh cùng hệ thống nhà sàn truyền thống còn nguyên vẹn đến 85%…

Đặc biệt Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ở đây đang được những người yêu thích trekking (hình thức du lịch khám phá bằng cách đi bộ) chú ý nhờ có hàng nghìn ha rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ, hệ động, thực vật phong phú, nhiều khe suối, thác đẹp…

Nhà sàn dưới chân đồi

Đậm đà bản sắc với ẩm thực An Giang

Được biết đến là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cư trú như: Chăm, Khmer, Hoa, Việt…với những nền văn hóa đa dạng. Vì thế mà những món ăn của An Giang đều mang đậm bản sắc riêng. 

Gỏi sầu đâu

Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi - An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.

Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời.

Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.

Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.


Gỏi sầu đâu Châu Đốc


Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh

Nhà Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh được thiết kế kết hợp kiến trúc truyền thống và hiện đại. Ảnh: Mai Lĩnh 

Trà Vinh là tỉnh duyên hải thuộc đồng bằng sông Cửu Long, giáp tỉnh Sóc Trăng về phía Tây - Tây Nam (có ranh giới là sông Hậu dài hơn 60km), phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có ranh giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền). Đến Trà Vinh, du khách thường ngạc nhiên trước một rừng cây cổ thụ trong lòng đô thị, cảm nhận được một bầu không khí hết sức trong lành.

Ngoài những di tích, thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Ba Động, ao Bà Om... và chùa chiền Khmer, nhà Bảo tàng Văn hóa Khmer nằm cạnh ao Bà Om cũng là một điểm đến thú vị.


Việt phủ Thành Chương hoành tráng trong rừng đặc dụng

Bên trong Việt Phủ Thành Chương có nhiều tác phẩm nghệ thuật được bài trí đẹp mắt. Tuy nhiên, nơi được coi là bảo tàng văn hóa tư nhân này lại nằm trên diện tích 8.000 m2 đất sử dụng trái phép.


Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội vừa kết luận thanh tra về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở 8 xã thuộc huyện Sóc Sơn của Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn. Liên quan việc này, Việt phủ Thành Chương (xây dựng năm 2006) bị Thanh tra Chính phủ kết luận đã xây dựng trên khu đất có nguồn gốc đất rừng đặc dụng. 

9 thg 5, 2013

Bí mật của ba khía

Ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long, thiên nhiên thương tình ban tặng thêm cho nông dân nghèo con ba khía. Đi bắt ba khía tuy cũng vất vả nhưng thu nhập khỏe hơn nhiều so với làm thợ hồ.

Quá giang xuống đi bắt ba khía tập thể. Ảnh: Phan Lữ Hoàng Hà 

Cũng giống như loài còng, ba khía có tám chân, hai càng, là con vật bò ngang sống tập trung ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ba khía càng gần biển, độ mặn cao, hình dáng càng rắn chắc, đen sạm và toàn thân gần như có… lông. Ba khía ở vùng nước lợ màu xám đen ngả chút màu đỏ, trên thân không có lông. Chúng bò đi ăn mồi bên bờ sông rạch, kênh mương... rất nhanh nhạy, láu lỉnh. Cũng sống trên vùng nước lợ, con tương cận với ba khía là con nha. Nhưng con nha trông mảnh mai và thịt nha ít chắc dẻ hơn.


Bánh giò

Có những món ăn ngon được giấu dưới lớp vỏ bọc tầm thường, thậm chí khi lột lớp vỏ bọc ấy ra thì trông chúng cũng chẳng hấp dẫn chút nào. Đơn cử chiếc bánh giò, sản phẩm của đồng bằng Bắc bộ.

Các món ăn Việt, nhìn chung, luôn được trình bày khá bắt mắt thực khách nhờ có nhiều màu sắc: ví dụ đơn giản nhất là màu xanh của rau, màu đỏ của ớt, màu nâu của những lát thịt trên cái nền trắng tinh của đĩa cơm hay tô phở.

Nhiều món ăn khác màu sắc còn phong phú như một kính vạn hoa. Đi cùng màu sắc là hương và vị.

Bánh giò ăn kèm với giò bò


725 năm chiến thắng Bạch Đằng

725 năm trước, chiến tích trên sông Bạch Đằng đã trở thành một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng này không chỉ cho thấy sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt mà còn thể hiện sức mạnh và nghệ thuật quân sự của Việt Nam thời bấy giờ… 

Đến thị xã Quảng Yên những ngày này, thay vì sự yên tĩnh, thanh bình vốn có của một vùng đất từng là trấn lỵ xưa của tỉnh Quảng Ninh, là không khí tưng bừng, náo nhiệt của Lễ hội 725 năm chiến thắng Bạch Đằng (1288 - 2013) cùng sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi người dân vùng đất cổ này. 

Những dãy phố yên ả, chấm phá những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, đều được trang hoàng cờ hoa rực rỡ, chạy khắp từ Đền Trần Hưng Đạo đến đình Yên Giang - nơi diễn ra những nghi thức chính của Lễ hội Bạch Đằng. 

Khúc sông Bạch Đằng nơi diễn ra trận thủy chiến năm 1288.

Nhà rông Kon Tum

Kon Tum là vùng đất có nhiều dân tộc bản địa nhất Tây Nguyên gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Ja Rai, Jẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm, là vùng đất mang đậm nét truyền thống sử thi và cũng là quê hương của ngôi nhà rông truyền thống. 

Nhà rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí,… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng, là linh hồn của làng bản. Nhà rông chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng.

Nhà rông gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Nhà rông Kon Tum có kỹ thuật đơn giản, kiến trúc đa dạng, không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn ở tập quán sử dụng. Buôn làng có nhà rông như được tiếp thêm sức sống. 

Ngôi nhà rông là linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum. (Ảnh: Minh Đức)

Ngoạn cảnh dòng Đăk Bla

Trong cái nóng của khí trời cộng với cái ồn ào náo nhiệt của cuộc sống ngày càng tấp nập, còn điều gì thú vị hơn khi được tham gia chuyến du lịch bằng thuyền độc mộc xuôi ngược dòng Đăk Bla để có sự trải nghiệm thú vị về cuộc sống.

Khác với một số dòng sông ở Tây Nguyên thường bắt nguồn từ Trường Sơn chảy xuôi về Biển Đông, con sông Đăk Bla với chiều dài trên 100 km lại chảy lên hướng Tây Trường Sơn. Từ địa phận huyện Kon Plong ở phía Tây của tỉnh Kon Tum, con sông chảy về thành phố Kon Tum rồi hợp với sông Pô Kô từ hướng Bắc đổ xuống tạo thành con sông lớn Sê San hùng vĩ. Vì điểm đặc biệt này, sông Đăk Bla còn được gọi là dòng sông chảy ngược.

Dòng Đăk Bla đoạn chảy qua Kon Tum. (Ảnh: Văn Phát)

Khu du lịch Bửu Long

Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 6km về hướng Tây Nam, Khu du lịch Bửu Long giống như vịnh Hạ Long thu nhỏ với khung cảnh bình yên, hoang sơ. 

Nếu bạn muốn tìm nơi du ngoạn hay tận hưởng không khí trong lành vào dịp cuối tuần thì Bửu Long quả là một địa chỉ tuyệt vời. Đứng từ trên núi cao trong khu du lịch có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Biên Hòa nằm bên con sông Đồng Nai uốn lượn xen lẫn với màu xanh của cỏ cây, đồng lúa, tạo nên một bức tranh thơ mộng. Toàn bộ khu du lịch rộng 84 ha gồm: quần thể núi rừng, sông hồ. Trịnh Hoài Ðức (1765 - 1825), tác giả sách “Gia Ðịnh thành thông chí” ca ngợi thắng cảnh Bửu Long như sau: "Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có Long Ðầu sừng sững, phía hữu có hang Bạch Hổ khói mây man mác, cây cối sum suê. Thật là đệ nhất thắng cảnh trấn thành vậy". Ngay cổng vào khu du lịch ở đường Huỳnh Văn Nghệ, hai con rồng lớn uốn lượn hiện ra trước mắt đầy ấn tượng. Đi vào bên trong là vườn hoa trung tâm đủ màu khoe sắc, những con đường uốn lượn rợp bóng cây làm bạn quên đi cái ồn ào của phố thị.

Khu du lịch Bửu Long nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 35km, là địa chỉ thích hợp cho du khách tận hưởng không khí trong lành vào mỗi dịp cuối tuần, ngày nghỉ...