28 thg 1, 2021

Hiện vật quý ở Bảo tàng Đồng Nai

Bảo tàng Đồng Nai hiện đang lưu giữ trên 21 ngàn hiện vật. Trong số này có những hiện vật quý có tuổi đời thuộc dạng cổ, xưa, độc bản.

Tượng tê tê (hay con gọi là con trút) bằng đồng, kích thước: cao 7,5cm, rộng 9,5cm, dài 37,3cm với trọng lượng 2,65kg đang được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. ảnh: V.Truyên

20 thg 1, 2021

Dấu chân Đội Cung trên đất Rạng - Lường

Đã 80 năm trôi qua (13/1/1941 - 13/1/2021), ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Đô Lương do Đội Cung lãnh đạo vẫn còn vẹn nguyên. Trên vùng đất Thanh Chương và Đô Lương, nhiều dấu tích xưa nơi Đội Cung từng đóng quân và tập hợp binh sỹ vẫn còn đó như gợi nhớ về một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam. 

Đội Cung tên thật là Nguyễn Văn Cung. Năm 1926, ông bị bắt đi lính khố xanh, đóng ở đồn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1930-1931, để đàn áp cao trào Xô viết Nghệ -Tĩnh đang lan tràn khắp nơi, đơn vị Đội Cung được điều từ Thanh Hóa về đóng ở đồn Kim Nhan, huyện Anh Sơn. Ảnh: Ngọc Phương 

Đội Cung - người lãnh đạo khởi nghĩa Đô Lương

Cuộc khởi nghĩa Đô Lương diễn ra vào ngày 13/1/1941 do Đội Cung lãnh đạo cùng anh em binh lính đồn Chợ Rạng, Thanh Chương đã tiến về chiếm đồn Đô Lương, giết tên Đồn trưởng rồi cùng 25 lính tiến về trong đêm với mục đích chiếm trại Giám Vinh Thành Nghệ An sau đó phát triển ra nơi khác.

Đội Cung tên thật là Nguyễn Văn Cung. Năm 1926, Nguyễn Văn Cung bị bắt đi lính khố xanh, đóng ở đồn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1930-1931, để đàn áp cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đang lan tràn khắp nơi, đơn vị Nguyễn Văn Cung được điều từ Thanh Hóa về đóng ở đồn Kim Nhan, huyện Anh Sơn.

Sau phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Đội Cung được điều về đóng ở Vinh để bảo vệ nội thành của thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến Nam triều. Đội Cung sống cương trực, chân thành, hay bênh vực đồng đội và những người gặp khó khăn, hoạn nạn nên rất được anh em kính nể.

Làm thân phận một người lính bắt buộc, ăn cơm, mặc quần áo do thực dân Pháp cung cấp, hàng ngày phải đi đàn áp phong trào cách mạng ở các địa phương, Nguyễn Văn Cung đau lòng, phẫn uất trước cảnh những người dân bị chết vô tội chỉ vì họ đứng lên chống lại chế độ hà khắc của thực dân phong kiến, để bảo vệ quyền sống chính đáng của con người. Thế mà họ bị khép vào tội phản loạn. Chính sách "binh vận" của Đảng ta từ cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã lôi kéo binh sĩ tham gia phản chiến, bỏ trốn và cao hơn nữa là về với nhân dân, đứng vào hàng ngũ cách mạng. Ông Măng Dan, lính lê dương đã trở thành người nội ứng cho Đảng Cộng sản trong nhà tù Vinh, là một tấm gương để cho Nguyễn Văn Cung suy nghĩ.

Vãn cảnh chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang

Chùa Bửu Lâm tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Giác, phường 3, TP Mỹ Tho là một trong những cổ tự tiêu biểu nhất của thế kỷ XIX ở Tiền Giang nói riêng và của đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Du lịch Tiền Giang, dường như ai cũng muốn hành hương đến ngôi chùa trên 200 năm tuổi để chiêm ngưỡng kiến trúc xưa cũng như ngắm những pho tượng quý… và cầu nguyện sự yên lành, hạnh phúc cho mình cùng những người thân. Chùa nằm tại trung tâm thành phố Mỹ Tho nên đường đi rất thuận tiện. Từ ngã ba Trung Lương du khách đi vào TP. Mỹ Tho đi thẳng trên đường Ấp Bắc khoảng 4km, qua cầu Nguyễn Trải 30m nhìn trái là tới.

Tương truyền, khoảng đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn di dân từ các tỉnh miền Trung vào miền Nam khai khẩn đất hoang để lập làng định cư, sinh sống. Trong số những người dân đó, có ni cô mộ đạo, có tài lương y đã đến xóm Dầu lập am nhỏ để tu niệm và trồng cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, danh tiếng ni cô được đồn xa, bá tánh đến cúng dường ngày một đông. Nhờ thế, ni cô cất được ngôi chùa khá khang trang vào khoảng năm 1742 (đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát). Sau khi ni cô viên tịch chùa trở nên vắng vẻ. Năm Gia Long thứ 2 (1803) bà Phạm Thị Đạt một Phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng sang Bến Tre vào chùa Hội Tôn đãnh lễ. Hoà Thượng Tổ Trí-Khánh Hưng cho đệ tử là ngài Tiên Thiện, pháp danh Từ Lâm về làm trụ trì chùa, nhờ vào sự cúng dường của bà Phạm Thị Đạt, hoà thượng Tiên Thiện đã cất mới ngôi chùa rộng lớn bằng gỗ căm xe và đã đặt tên chùa là “Bửu Lâm” với ước muốn bảo tồn và phát triển dòng Lâm Tế Chánh Tông. Từ năm 1803 đến nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính xưa.

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long – Điểm du xuân thú vị

Làng mai Phước Định được mệnh danh là “thủ phủ” của mai vàng miền Tây Nam Bộ, bởi nơi đây sở hữu rất nhiều gốc mai quý hiếm có hàng trăm năm tuổi với giá tiền tỉ. Nếu muốn khám phá hương sắc mùa Xuân phương nam, hẳn đây sẽ là điểm du Xuân lý tưởng. Du lịch Vĩnh Long, ghé thăm làng mai bạn sẽ được tha hồ ngắm những “kiệt tác” mai, những thế mai đẹp, lạ, những bông mai đang hé nụ, khoe sắc trong nắng xuân. 

Làng Mai Phước Định Vĩnh Long 

Làng nghề mai vàng Phước Định ở ấp Phước Định 1 và Phước Định 2, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có khoảng 160 hộ dân trồng mai, với khoảng 800 gốc mai cổ thụ trên 100 tuổi, 19.200 gốc từ 50 đến 100 năm tuổi và hơn 30.000 gốc mai tiểu trên 30 năm tuổi, số mai nhỏ hơn thì nhiều vô số.

Vườn Dâu Thiên Ân – Ngã Bảy – Hậu Giang

Vườn dâu Thiên Ân tọa lạc tại phường Ngã Bảy, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang rộng 5 ha với hàng ngàn gốc dâu sum suê trĩu quả là điểm du lịch sinh thái thú vị được nhiều du khách tìm đến. 

Lối vào vườn mát rượi, dâu treo lủng lẳng trên đầu. 

Qua cầu Phụng Hiệp, rẽ trái khoảng 200m là đến nơi. Bước vào vườn hai bên đường là những cây dâu cao lớn rợp bóng mát, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi hàng trăm cây dâu được phủ vàng bởi những chùm quả lúc lỉu, mọc kín từ gốc lên đến ngọn. Đến mùa thu hoạch, trái dâu trĩu xuống như chạm vào người du khách. 

19 thg 1, 2021

Khu Du Lịch Cánh Đồng Hoa Hồng – Sa Đéc – Đồng Tháp

Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) được mệnh danh là thủ phủ hoa của miền Tây, nơi đây càng thu hút du khách khi Khu du lịch Cánh Đồng Hoa Hồng rộng hơn 2,5 ha đưa vào hoạt động. Khu du lịch Cánh Đồng Hoa Hồng nằm trên đường Cao Thắng, thuộc khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, Thành phố Sa Đéc. Du lịch Đồng Tháp, đến thăm Cánh Đồng Hoa Hồng ai củng phải choáng ngợp với vẻ đẹp rực rỡ của hàng chục giống hoa hồng kèm theo mùi thơm bát ngát quyến rũ. 

Khu du lịch Cánh Đồng Hoa Sa Đéc 

Ngoài 6.000 ngàn cây hoa hồng với trên 20 loại khác nhau đang được chăm sóc tại đây, điểm tham quan du lịch còn đầu tư nhiều tiểu cảnh để phục vụ du khách, như: thang vô cực, cánh đồng hoa hướng dương, cầu tre tàng hình, hồ sen, nhà lá, vó bắt cá… Du khách đặc biệt là các bạn trẻ thỏa sức chụp ảnh check-in, dạo chơi. 

Ngắm cây lộc vừng di sản trên 300 tuổi ở Hậu Giang

Cây lộc vừng tọa lạc ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) có tuổi đời hơn 300 năm. Có thể xem đây là một trong những cây cổ thụ hiếm hoi, có tuổi thọ cao ở đồng bằng sông Cửu Long, gắn liền lịch sử khẩn hoang của vùng đất Long Thạnh. Xoay quanh cây lộc vừng ở Hậu Giang này còn có nhiều câu chuyện tâm linh mà mọi người hay kể cho nhau nghe. 

Cây lộc vừng trên 300 tuổi ở Hậu Giang 

Khu căn cứ tỉnh ủy Bạc Liêu – Điểm du lịch về nguồn ý nghĩa

Trong hành trình về nguồn trên đất Bạc Liêu, có một địa danh không thể không tới, đó là di tích khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu (hay còn gọi là Khu căn cứ Cái Chanh) ở ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân. Ðây từng là nơi làm việc của Xứ ủy Nam Bộ, sau đó là Trung ương Cục miền nam (thời kháng chiến chống Pháp) và Tỉnh ủy Bạc Liêu (thời chống Mỹ). Nơi ghi dấu phong trào đấu tranh dũng cảm của nông dân Ninh Thạnh Lợi năm nào. Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước; được tham quan các hiện vật trong nhà trưng bày của khu di tích, từ đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước. 

Cổng vào 

18 thg 1, 2021

Khám phá Tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi ở Bạc Liêu

Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc – Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. 

Cổng vào di tích 

Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát, năm 1911 học giả người Pháp Lunet de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long. Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san của trường Viễn Đông Bắc Cổ ( Số XVII, tập 6 năm 1917 trang 48-49). Trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt, trong số ấy có tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn, ghi rõ tháng Karhila, năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, và tên của vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man. 

Vãn cảnh Chùa Diêu Quang chiêm ngưỡng cây Trôm cổ thụ

Chùa Diêu Quang tọa lạc tại đường Lương Văn Chấn, phường Khánh Hậu, TP Tân An, tỉnh Long An được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm, vì trước chùa có cây trôm cổ thụ xanh tốt tỏa bóng. 

Chùa Diêu Quang được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm vì trước chùa có cây trôm cổ thụ 

Ngôi chùa này trước kia là miếu Dao Quang, tên của một trong bảy vì sao (thất tinh) theo tín ngưỡng tu tiên, thờ cúng các vị tiên thánh. Đại đức Thích Thiện Thạnh, trụ trì chùa Diêu Quang, cho biết, sau bao lần bể dâu biến đổi, miếu biến thành chùa. Và có lẽ do sợ đồng âm nên Dao Quang được gọi trại đi thành Diêu Quang.

17 thg 1, 2021

Đền Trúc - di tích độc đáo bên dòng Ngàn Phố

Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là di tích độc đáo bên bờ sông Ngàn Phố, thuộc thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn – Hà Tĩnh).

Lối vào đền Trúc

Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt. Căn cứ nghĩa quân đóng quân trước đóng tại thành Lục Niên, thuộc huyện lỵ Đỗ Gia, nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn.

Mùa chế biến nước mắm cá linh ở vùng đầu nguồn

Nước đầu nguồn rút cũng là thời điểm nguồn nguyên liệu làm nước mắm cá linh dồi dào, các cơ sở chế biến ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) bắt đầu nhộn nhịp các khâu chuẩn bị để phục vụ thị trường cả năm, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương có thêm thu nhập. 

Mùa làm nước mắm cá linh nhộn nhịp 

Mùa gói bánh

Từ tháng 11 (âm lịch), các ngôi đình, miếu lần lượt tổ chức lễ Lạp miếu cũng là lúc những người thợ chuyên làm bánh, nấu xôi bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mùa Tết. Hình ảnh các bà, các cô ngồi tụm ba, tụm năm tỉ mỉ lau từng lá chuối, nồi bánh đỏ lửa bên góc nhà khiến người ta cảm thấy không khí Tết đang gần hơn. 

Vừa hoàn thành xong mấy xửng xôi lớn cho khách đặt đem cúng đình, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (52 tuổi, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân, An Giang) tiếp tục bận rộn với những đơn đặt hàng mới. Cô khách hàng trạc tuổi bà Thu ghé ngang nhà nhấn giọng: “30 Tết bà còn gói không, phải bà gói mới được, từ chối là tui không chịu đâu. Con gái ở Đồng Nai mới gọi về nói thèm bánh tét nhân chuối, bà nhận đi”. Nhẩm tính ngày Tết cổ truyền còn cách hơn 1 tháng, bà Thu cho biết, hiện nay đã được mối quen đặt hàng không còn rảnh ngày nào. Mấy chục năm nay, bà Thu và em gái chuyên gói bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh cặp… là những loại bánh truyền thống được gọi chung là bánh lá.

Huyền thoại ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo

Câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu Năm Chèo từ lâu đã trở thành huyền thoại linh thiêng gắn với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương từ thời kỳ khai hoang vùng Bảy Núi. Ngày nay, huyền thoại ấy vẫn có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đặt chân đến miệt Thất Sơn hùng vĩ. 

Trong lần đến thăm vùng đất Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang), tôi quyết tâm tìm hiểu câu chuyện liên quan đến ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo. Sau hàng trăm năm, huyền thoại ấy vẫn sống trong lòng dân gian như một phần tất yếu của vùng Thất Sơn kỳ bí. Giữa cái sắt se của ngày gió lạnh, câu chuyện ấy lại một lần nữa hiện lên qua lời kể ông Nguyễn Văn Mẫn, người đang trông coi mộ phần ông Đình Tây và là hậu duệ đời thứ 4 của nhân vật huyền thoại này.

“Ông Đình Tây tên thật Bùi Văn Tây (quên quán xã Bình Mỹ, Châu Phú), ông là đệ tử thứ 3 của Phật Thầy Tây An. Vì người vợ đầu là bà Trần Thị Trị mất sớm, ông buồn bã tìm đến vùng Hưng Thới, Xuân Sơn mới được khai hoang để phát nguyện tu hành theo Phật Thầy. Được Phật Thầy giao trông coi việc hương đăng, thờ cúng ở đình thần Thới Sơn nên người đời quen gọi là ông Đình Tây” - ông Mẫn kể. 

Mộ ông Đình Tây và người vợ sau (bà Trần Thị Của) tại xã Thới Sơn (Tịnh Biên) 

16 thg 1, 2021

Thơm 'điếc mũi' thịt chuột rừng nơi Cổng trời Mường Lống

Với độ cao 1.500m, Mường Lống mùa này như chìm trong sương mây. Trong tiết trời rất lạnh, nhiệt độ có lúc xuống chỉ còn 5-6 độ C, bếp lửa vẫn là nơi giữ ấm cho ngôi nhà của người Mông. Bên ánh lửa hồng bập bùng, không gì thú vị và hấp dẫn hơn nếu được nhâm nhi chén rượu ngô cùng món thịt chuột rừng nướng thơm nức. Thịt chuột rừng hiện nay đã trở thành đặc sản của người dân sinh sống nơi Cổng trời Mường Lống. 

Mường Lống mùa này chìm trong sương mây. Ảnh: Sách Nguyễn 

Vinpearl Safari Phú Quốc

Du khách được tận mắt quan sát ở cự ly gần những chú sư tử vờn nhau, những con nai vàng ngơ ngác, đàn hươu cao cổ lững thững qua đường nhờ di chuyển trên những chiếc xe bus chuyên dụng, hay tự tay vuốt ve các loài động vật dễ mến...đó là những trải nghiệm vô cùng thú vị khi đến Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari Phú Quốc (Vinpearl Safari Phú Quốc).

Vinpearl Safari Phú Quốc có hai khu tham quan chính: khu vườn thú mở (Open Zoo) và khu bán hoang dã (Safari Park). Chúng tôi theo chân du khách bắt đầu hành trình khám phá ngôi nhà của những động vật hiền lành nhất ở khu vườn thú mở, từ những chú hươu cao cổ, linh dương, khỉ, kỳ lân, rái cá, thằn lằn, rùa khổng lồ cho đến các khu vườn chim, vườn sếu, vườn vẹt. Ngoài ra, nhiều khu vực nuôi các loài thú dữ như hổ Bengal, sử tử châu Phi, gấu ngựa, báo hoa mai, cá sấu, voi châu Á luôn thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Khu này hiện đang chăm sóc và nuôi dưỡng 40 loại động vật bản địa quý hiếm đến từ Nam Phi, Ấn Độ và Úc...

Du khách được tìm hiểu về tập tính sinh hoạt của một số loại động vật điển hình, trải nghiệm một số hoạt động như: cho hươu cao cổ ăn, chụp ảnh cùng nhiều loài động vật dễ thương, xem show biểu diễn của các loài chim quý hiếm… vô cùng hấp dẫn.

Du khách lựa chọn tham quan khu vườn thú mở Vinpearl Safari Phú Quốc bằng xe điện. Ảnh: VNP

2 ngày leo đỉnh núi Tà Chì Nhù ngắm hoàng hôn tím lịm

Là ngọn núi cao thứ 7 Việt Nam, Tà Chì Nhù với không gian hùng vĩ thoáng đãng, không những là điểm săn mây lý tưởng, còn là một trong những nơi đón hoàng hôn đẹp nhất, lý tưởng nhất trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. 

Quãng đường leo núi có thể được chia thành 3 chặng. Chặng 1 từ điểm xuất phát chân núi, đi qua một mỏ chì vẫn còn đang khai thác, độ cao 1.200m, đến suối nghỉ ăn trưa. Chặng 2 từ suối đến lán nghỉ đêm 2.400m. Chặng 3 từ lán lên đỉnh núi

8 thg 1, 2021

Người Trường Lưu giữ gìn nhà cổ!

Trầm lặng giữa vùng văn hóa Trường Lưu, nhiều ngôi nhà cổ ở xã Kim Song Trường (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn được mỗi thế hệ người dân gìn giữ, trân trọng như những báu vật vô giá...

Ngôi nhà hơn 300 tuổi của gia đình ông Nguyễn Huy Thản đã được thay mái ngói

Trong quần thể rất nhiều những dấu vết cổ xưa còn hiện hữu ở thôn Xuân Phượng, nhiều người dân đặc biệt ấn tượng với ngôi nhà cổ hơn 300 năm tuổi của ông Nguyễn Huy Thản - một trong những ngôi nhà có độ luổi lâu đời nhất nằm trong khuôn viên vườn hoa cụ Thám (Thám hoa Nguyễn Huy Oánh).

Khám phá những hiện vật quý hiếm ở bảo tàng tư nhân đầu tiên của Hà Tĩnh

Trong 4.000 hiện vật tại Bảo tàng Hoa Cương (thôn Chân Thành, xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), có nhiều hiện vật quý hiếm được Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương (SN 1957) dày công sưu tầm.

Bảo tàng Hoa Cương là công trình bảo tồn văn hóa ngoài công lập đầu tiên tại Hà Tĩnh được TS Nguyễn Quang Cương xây dựng ngay chính tại quê hương của mình. Tiền thân là Nhà khuyến học Hoa Cương (năm 2004), đến nay, Bảo tàng Hoa Cương được hoàn thành với 4.000 hiện vật do chính TS Nguyễn Quang Cương tìm tòi, phát hiện và lưu giữ.

7 thg 1, 2021

Rượu cần M’nông ở Đắk Búk So

Những ngày cuối năm, Tổ hợp tác (THT) sản xuất rượu cần bon Bu N’Drung, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đang tất bật ủ hơn 200 ché rượu cần để phục vụ thị trường mùa giáng sinh. Mỗi thành viên đều khẩn trương làm các công đoạn trong quy trình ủ rượu cần như nấu cơm, phơi ché, giã men, trộn trấu… 

Chị Thị Nuy, thành viên trong THT chia sẻ: “Mùa lúa của bon làng mới vừa gặt xong nên các thành viên trong tổ cũng tranh thủ làm rượu cần. Nguyên liệu địa phương giúp làm ra những ché rượu cần chất lượng, thơm ngon, mang hương vị riêng của người M’nông nơi đây”. 

Men rượu cần do chính đồng bào M'nông nơi đây làm bằng lá và vỏ cây rừng 

Canh chua thịt gà của người Ê đê

Khác với người M’nông hay Mạ thường nấu canh măng chua với cá, người Ê đê lại có món canh chua nấu thịt gà đưa lại hương vị thơm ngon và đậm đà. 

Măng chua nấu với thịt gà rất bổ dưỡng, được xem là món ăn sang trọng trong những ngày mưa gió. Gà thường nuôi trong vườn nhà, ăn cỏ cây, bắp lúa nên thịt rất thơm ngọt. Người Ê đê chọn con gà để nấu canh phải không quá già hay quá tơ, trọng lượng đạt từ khoảng 1,5 – 1,9 kg nấu ngon nhất. Lúc này, thịt gà hầm canh sẽ không bị bở, quá mềm hay quá dai mà có độ dai vừa đủ, dễ ăn. Thịt gà sau khi làm sạch đem chặt thành miếng vừa ăn và tẩm ướp thêm chút ít muối. 

Canh măng chua nấu thịt gà của người Ê đê 

Cá khô nấu rau đắng của người Ê đê

Ẩm thực người Ê đê trên địa bàn tỉnh nổi tiếng với các món ăn có vị đắng nấu cùng cá cơm khô mang lại hương vị thơm ngon, đặc biệt. Ngoài nguyên liệu cà đắng hay khổ qua rừng, người Ê đê còn có hai loại lá có vị đắng rất độc đáo thường dùng nấu với cá cơm khô, lá mì và jdam ble (rau đắng). 

Lá mì hay còn gọi là rau sắn có vị đắng được người Ê đê ưa thích. Lá mì dùng nấu phải là lá mì cuống đỏ, thường dùng chế biến thành món canh, lá mì xào hoa đu đủ đực, lá mì xào cá khô… Trong đó, lá mì xào cá khô chế biến giản đơn nhưng ăn rất ngon. 

Món lá mì xào cá khô đặc biệt của người Ê đê 

Nhà cổ trăm tuổi giống dinh Vua Mèo

Diện mạo khá tương đồng với Dinh thự vua Mèo, ngôi nhà cổ Há Súng đang gây hiếu kỳ về giá trị kiến trúc và nguồn gốc lịch sử.

Cách ngã ba Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang) chưa đến 3 km, ngôi nhà cổ thuộc thôn Há Súng khuất sau một thung lũng đá tai mèo của xã Lũng Táo. Với diện mạo khá tương đồng với Dinh thự vua Mèo nổi tiếng, ngôi nhà đang thu hút nhiều chú ý bởi giá trị kiến trúc đặc sắc và những dấu hỏi về nguồn gốc, lịch sử của nó.
Thôn Há Súng cách Dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức chỉ 3 km, từ ngã ba Sà Phìn đi lên hướng cột cờ Lũng Cú. Nếu không chú ý, du khách sẽ rất khó vào được thung lũng này.

1 thg 1, 2021

Nhà thờ lâu đời nhất vùng đất Thủ Đức

Nhà thờ Thủ Đức có tuổi đời hơn 130 năm, vẫn còn nguyên nét kiến trúc ban đầu.


Nhà thờ Thủ Đức (đường Võ Văn Ngân) xây dựng năm 1889. Lúc mới xây, chỉ có phần chính giữa và tháp chuông của nhà thờ. Đến những năm 1930, hai bên cánh của tháp chuông mới được xây dựng, mở rộng như ngày nay.

Hiện tại, kiến trúc nhà thờ vẫn nguyên vẹn như ban đầu, nằm trên một gò đất cao, có diện tích 6.400 
m2.