Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 11, 2023

Giếng nước cổ nằm dưới lòng đất trong đan viện huyền bí tuyệt đẹp ở Ninh Bình

Đan viện thánh mẫu Châu Sơn mang vẻ đẹp huyền bí, chỉn chu và cầu kỳ trong từng chi tiết, là một địa điểm ít người biết đến và cũng phải "tùy duyên" mới đi đúng thời điểm có thể vào tham quan.

Đan viện thánh mẫu Châu Sơn nằm ở xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 70 km. 

8 thg 11, 2023

Độc đáo nhà thờ cổ Tùng Sơn

Có tuổi đời gần 200 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, độc đáo và là một trong những nhà thờ cổ tại thành phố.

Nét cổ kính của nhà thờ cổ Tùng Sơn. Ảnh: H.L

Theo người dân địa phương, nhà thờ được xây khoảng năm 1904, bên trong cung thánh có 14 trụ gỗ và 17 cửa sổ nhỏ; tường nhà là những tảng đá xếp chồng lên nhau, kết dính bởi vôi, nhớt cây bời lời và dây tơ hồng trộn lại. Như nhiều nhà thờ khác tại Việt Nam, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng theo kiến trúc Gothique với những trục đối xứng. Lối chính vào nhà thờ là 3 cánh cửa lớn hình vòm chóp nhọn, có tháp chuông nằm trên hệ cổng. Kiến trúc bên trong khuôn viên hành lễ khá thanh thoát, trang nhã với hệ thống cột gỗ lớn, cửa sổ rộng để lấy ánh sáng tự nhiên.

31 thg 10, 2023

Vẻ đẹp nhà thờ đá gần 120 năm được xây dựng bằng nhựa cây ở Đà Nẵng

Nhà thờ Tùng Sơn là một trong những nhà thờ lâu đời ở TP. Đà Nẵng, gần 120 năm tuổi, xây dựng bằng đá, kết dính bằng hỗn hợp nhựa cây, đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, kiến trúc độc đáo thu hút du khách.

Cách trung tâm TP. Đà Nẵng hơn 16 km về hướng tây là nơi tọa lạc của nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang), tồn tại gần 120 năm. Đặc biệt, nhà thờ được xây dựng bằng đá, vữa được làm từ các loại cây có nhiều nhựa, có tính kết dính cao.

Vẻ cổ kính của nhà thờ Tùng Sơn. HỮU TÚ

3 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc

Giáo xứ Thượng Phúc thuộc giáo hạt Lạc An, giáo phận Phú Cường. Nhà thờ Thượng Phúc tọa lạc tại ấp 3, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Giáo xứ Thượng Phúc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2023

Như hầu hết các giáo xứ khác ở Lạc An, giáo xứ Thượng Phúc được hình thành bởi những giáo dân di cư từ Bắc vào năm 1954. Tiền thân của giáo xứ Thượng Phúc ở Lạc An là giáo xứ Thượng Phúc ở xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Vào đến Lạc An năm 1954, khi đó nơi đây là vùng đất hoang vu, người dân phải chống chọi với bệnh sốt rét hoành hành và cả thú dữ như cọp beo. Đến tháng 2/1955, ngôi nhà thờ Thượng Phúc được dựng lên bằng tranh tre, vách lá.

2 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Lực Điền ở Lạc An

Lạc An là nơi định cư của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, chủ yếu từ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Kéo theo đó là những giáo xứ được hình thành, những nhà thờ được xây dựng. Trong chuyến du hành về Lạc An, ta cùng ghé thăm một trong những nhà thờ như thế, có cái tên nghe rất là... nông dân: Nhà thờ giáo xứ Lực Điền.


Tên Lực Điền được lấy theo tên của giáo xứ tiền thân, là xứ Lực Điền thuộc giáo phận Thái Bình, tổng giáo phận Hà Nội. Ngoài ra, giáo xứ Lực Điền còn được hình thành từ 3 giáo họ, giáo xứ khác cũng đếu từ giáo phận Thái Bình.

1 thg 9, 2023

Nhà thờ ở Lạc An

Lạc An là một xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trước kia, Lạc An thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Cái tên Lạc An gắn liền với rừng rậm hoang vu và từ chỗ rừng rậm hoang vu này nó gắn liền với chiến khu. Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 2/1946, khởi đầu từ 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (đều thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà).

Lạc An được nhắc đến cùng Trị An trong lời bài hát Trị An âm vang mùa xuân:

Về lại chiến khu, ghé qua Thường Lang hay qua Lạc An
Một trời nước non, Tân Uyên chờ ai, sương bay Mã Đà

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

30 thg 8, 2023

Có gì ở nhà thờ Thịnh An?

Giáo xứ Thịnh An là một giáo xứ mới được thành lập từ ngày 1/10/2016. Giáo xứ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Từ Ngã ba Trị An đi theo tỉnh lộ 767 khoảng 14 km thì bên phải là nhà thờ Thịnh An. Nơi đây có khoảng 3.100 giáo dân.

Giáo xứ mới thành lập, ở xa, lại thêm tui không phải người công giáo nên tui không hề biết gì về giáo xứ và nhà thờ Thịnh An. Thậm chí chưa nghe tên luôn.

Ấy vậy mà trên đường từ Trị An về Biên Hòa, Hùng Mypho quả quyết nói với tui: Em chở anh ghé vô đây, bảo đảm anh sẽ thích mê. Và hắn chở tui vô nhà thờ Thịnh An!

19 thg 7, 2023

Nhà thờ Tân Triều

Có lẽ bạn đã từng ghé thăm Làng bưởi Tân Triều, hoặc ít ra đã từng nghe nói đến bưởi Tân Triều, một giống bưởi ngon nổi tiếng ở Biên Hoà. Thế nhưng nhà thờ Tân Triều thì chắc bạn ít hoặc chưa nghe nhắc đến.

Nhà thờ giáo xứ Tân Triều. Ảnh: PHN

Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 10 km về phía Bắc, thuộc huyện Vĩnh Cửu (tức là nói một cách chính xác về mặt địa lý hành chánh thì Tân Triều không phải ở Biên Hoà!). Du khách phương xa đến Biên Hoà thường ghé thăm khu du lịch sinh thái 
Làng Bưởi Tân Triều, hay còn được gọi là Vườn bưởi Năm Huệ.

18 thg 7, 2023

Cận cảnh nhà thờ đá Đạ Tông đậm bản sắc Tây Nguyên

Kiến trúc cơ bản của nhà thờ Đạ Tông là sự kết hợp hài hòa giữa nhà rông và nhà dài của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên như K’Ho, M’Nông… tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.

Nhà thờ đá Đạ Tông

Theo các già làng M’Nông, nhà thờ đá Đạ Tông được khởi công xây dựng vào năm 2007 và khánh thành năm 2009, trở thành nơi hành lễ của hàng vạn giáo dân ở xã Đạ Tông cùng các xã lân cận như Đạ M’Rông, Đạ Long thuộc huyện Đam Rông, Lâm Đồng.

12 thg 6, 2023

Chiêm ngưỡng đền Thánh Sa Châu đẹp tựa trời Âu ở Nam Định

Được biết đến là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Nam Định, đền Thánh Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thuỷ) mang kiến trúc độc đáo, đẹp nguy nga đã trở thành điểm đến hút khách.

Ðền Thánh Sa Châu tọa lạc ở xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có lối kiến trúc phương Tây, là một trong những công trình tôn giáo độc đáo thu hút khách du lịch tới tham quan.

18 thg 5, 2023

Nhà thờ Song Vĩnh

 Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, chớ trước đó (trước ngày 12/4/2018) nơi đây là ấp Song Vĩnh thuộc xã Phước Hoà, huyện Tân Thành. Có lẽ chẳng mấy ai biết đến cái tên Song Vĩnh này, cho đến khi tại đây xuất hiện một ngôi nhà thờ bề thế với vẻ đẹp cổ điển châu Âu.


Đi trên quốc lộ 51 hướng ra Vũng Tàu, qua chùa Đại Tòng Lâm (phía tay trái) khoảng 4 km thì từ xa bên phải quốc lộ ta đã thấy nhô lên ngôi tháp cao mang dáng vẻ cổ điển. Đó là nhà thờ Thánh Anthony, giáo xứ Song Vĩnh.

8 thg 5, 2023

Nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh vừa khánh thành, đẹp như 'cung điện châu Âu ở Vũng Tàu'

Chính thức khánh thành vào ngày 12/12/2022, sau 11 năm 1 tháng 1 ngày xây dựng, nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh là công trình kiến trúc nổi bật của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, đoạn qua huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhà thờ Song Vĩnh gây chú ý cho những ai đi ngang qua bởi dáng vẻ nguy nga, diễm lệ của ngôi thánh đường mang đậm nét kiến trúc Gothic phương Tây. 

Ảnh: Nguyễn Nhân Louis

19 thg 3, 2023

Tháp chuông ở nhà thiếu nhi

Hồi đó lâu rồi, trong một dịp làm anh khách lạ đi lên đi xuống ở đường phố Pleiku, tui thấy thấp thoáng phía xa nhô lên một tháp chuông. Có tháp chuông thì tất nhiên là có nhà thờ chớ còn gì nữa. Vốn thích tìm hiểu về các kiến trúc chùa, nhà thờ, tui rảo bước về hướng đó để chụp vài tấm hình. Tới nơi, tui mới ngạc nhiên kêu lên: Ủa, hổng phải nhà thờ! Đó là nhà thiếu nhi tỉnh Gia Lai.


Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, năm 2012

Tui ngạc nhiên lắm, nhưng rồi cũng quên đi, chỉ thắc mắc thầm: Tay kiến trúc sư nào có ý tưởng lạ đời quá, không biết xây cái tháp cao như vậy trong khuôn viên nhà thiếu nhi để làm gì!

Dấu thời gian trên nhà thờ đá trăm tuổi ở Gia Lai

Nhà thờ H’Bâu in dấu tích thời gian là điểm dừng chân thú vị trên đường đến núi lửa Chư Đăng Ya trong hành trình du lịch Gia Lai.

Phía trước nhà thờ cổ H'Bâu.

Trải qua hơn một thế kỷ, nhà thờ cổ xây dựng năm 1909 đến nay chỉ còn tàn tích mặt phía trước cùng một phần tháp chuông, ban thờ đá cổ.

Nhà thờ hài hòa giữa kiến trúc Gothic kiểu Pháp với kiến trúc Tây Nguyên. Phía trước giáo đường còn dòng chữ "Kỷ Dậu niên" - đánh dấu năm xây dựng. Bên dưới tháp chuông còn vẹn nguyên tượng Chúa Jesus trên cây Thánh giá.

5 thg 3, 2023

Ta là Alpha và Omega

Nhà thờ giáo xứ Thuận Hòa (KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai) có kiến trúc khá độc đáo.

Thiết kế nhà thờ được gợi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Giêrusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời và Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới" trong thiên niên kỷ mới.

29 thg 10, 2022

Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai

Với kiến trúc Gothic tinh xảo, quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã trở thành biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Nhà thờ Phú Nhai mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.

Nhà thờ này thuở ban đầu có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Với chiều dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét, Nhà thờ Phú Nhai được mệnh danh là Thánh đường lớn nhất Đông Nam Á.

Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng lần lượt là: 2 tấn – 1.2 tấn – 0.6 tấn và 0.1 tấn.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai không chỉ là công trình mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh mà còn có sự độc đáo về kiến trúc nổi bật.

24 thg 10, 2022

Nhà thờ Khoái Đồng, nơi thờ hiện thân của ông già Noel

Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà thờ Khoái Đồng cùng với nhà thờ Chánh tòa của Đà Lạt là 2 nhà thờ của Việt Nam thờ thánh Nicolais - một vị thánh mà theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo chính là ông già Noel.

Nhà thờ Khoái Đồng xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ được coi là một trong những kiến trúc độc đáo bậc nhất tại Việt Nam với mái vòm cong được nâng đỡ với hệ thống xà bằng xi măng uốn lượn theo mái tạo ra thế vững chãi.

Trên nhưng bức tường là những cột trụ được tạc công phu tượng những vị thánh Thiên Chúa giáo như thánh Patrick, thánh Peter, Giuse…

Nhà thờ gỗ Kon Tum tường cột xây bằng bùn trộn rơm vẫn trường tồn hơn 1 thế kỷ, đẹp long lanh

Hơn một thế kỷ (103 năm) phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Thiên Chúa giáo ở tỉnh Kon Tum xây bằng bùn trộn rơm vẫn vững chãi với thời gian và là một trong những điểm nhấn của kiến trúc cảnh quan, điểm tham quan du lịch của phố núi.

Đây cũng là một trong 10 nhà thờ đạo Thiên Chúa giáo đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, nhà thờ gỗ Kon Tum có lối kiến trúc khá độc đáo, tường và cột còn được xây bằng bùn và rơm.

Nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và đầy thơ mộng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và đầy cổ kính.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum được biết đến chính là nhà thờ gỗ Kon Tum, với tuổi đời hơn một thế kỷ và luôn là niềm tự hào của người dân cao nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum,

15 thg 10, 2022

Nhà thờ Kẻ Bưởi, phong cách kiến trúc độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Nằm sâu trong con ngõ số 460 trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, có một nhà thờ nhỏ, cổ kính mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn được biết đến với cái tên nhà thờ Kẻ Bưởi. Đây là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc vô cùng đặc sắc, được giữ nguyên vẹn từ hơn 100 năm nay.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, hay còn có tên khác là nhà thờ An Thái, được xây dựng vào những năm 1893-1907 (theo lời người dân kể lại). Nằm sâu trong ngõ 460, phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục Hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con".

12 thg 10, 2022

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (Hà Nội): Bài thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) được xây dựng cách đây gần 100 năm, với lối kiến trúc độc đáo, vừa mang nét đẹp của phương Tây, vừa gợi nét kiến trúc phương Đông cổ kính. Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ ví như bản thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng.

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ tọa lạc ở thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ Cẩm Cơ có 4 họ lẻ là Nội Thôn, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc và Tự Nhiên, với số giáo dân là gần 1.500 người.

Vẻ đẹp bên ngoài của nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ. Ảnh: Bình Minh