30 thg 8, 2016

Cuộc hồi hương của chiếc xe cổ vật

Chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái (1889 - 1907) đã được Việt Nam đấu giá thành công và đưa về trưng bày ở Cung Diên Thọ (Khu di tích Đại Nội Huế) phục vụ du khách tham quan sau 108 năm lưu lạc trên đất Pháp.

Chiếc xe do vua Thành Thái – một vị vua yêu nước mua tặng cho mẹ mình là Hoàng Thái Hậu Từ Minh. Sau khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp truất ngôi và đưa đi an trí tại Vũng Tàu, một số đồ ngự dụng của ông đã được đem đi bán hay cầm cố. Ngày 18/10/1907, chiếc long sàng và chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu đã được bán cho ông Prosper Jourdan (viên thanh tra phụ trách đội bảo vệ bản xứ của hoàng đế) với giá 400 đồng. Khi về nước Pháp, ông Prosper Jourdan đã đưa những báu vật này về cùng và lưu giữ trong gia đình. Kể từ đó đến trước sự kiện đấu giá được tổ chức vào ngày 13/6/2014 tại Pháp, cổ vật này dường như bị quên lãng và không được ai nhắc tới.

Hiện nay, chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh đang được trưng bày tại Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ (thuộc di tích Đại Nội Huế). Kể từ khi chiếc xe được trưng bày đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn lượt khách du lịch ở cả trong nước và quốc tế đến thăm quan, chiêm ngưỡng. Du khách đến đây không chỉ đơn thuần muốn được tận mắt chứng kiến một cổ vật quý của Việt Nam, mà còn muốn được cảm nhận niềm vui, ý nghĩa và giá trị của một cổ vật Việt lần đầu tiên được hồi hương sau hơn một thế kỷ bị lưu lạc.

Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ.

Ấn tượng Phú Yên

Gần 400 du khách đến từ 18 quốc gia và 33 tỉnh, thành trong nước đã có dịp thăm thú những thắng cảnh như Ghềnh Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng, Vịnh Vũng Rô, khám phá cuộc sống của đồng bào Ê-đê và thưởng thức ẩm thực địa phương trong Tuần lễ Giao lưu hữu nghị quốc tế diễn tại Phú Yên. 

Sự kiện do UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Viện Nghiên cứu Năng lượng vũ trụ với sức khỏe con người (HUESA) và Câu lạc bộ Giao lưu kinh tế - Văn hóa quốc tế tổ chức.

Tuần lễ Giao lưu hữu nghị quốc tế cũng là dịp để tỉnh Phú Yên giới thiệu đến các bạn bè trong nước và quốc tế về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa độc đáo và đa dạng của vùng đất duyên hải Miền Trung. Trong những ngày ở lại với Phú Yên, du khách có dịp đi tham quan Bảo tàng tỉnh (Tp. Tuy Hòa), Nhà thờ Mằng Lăng (huyện Tuy An), Ghềnh Đá Đĩa (huyện Tuy An), Vịnh Vũng Rô (huyện Đông Hòa), Bãi Xép (huyện Tuy An),… để khám phá những cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.

Du khách tham quan bãi Xép, một trong những bãi biển đẹp của tỉnh Phú Yên.

Nghề nuôi thủy sản ở Phước An

Vùng nước lợ trên dòng sông Đồng Kho (một nhánh của sông Đồng Nai) thuộc xã Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) từ lâu vốn đã là môi trường vô cùng thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, Phước An còn được biết đến với nghề nuôi hàu với hàng trăm bè nuôi, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Theo ông Phạm Thanh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước An thì địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản vì không chỉ người dân nơi đây mà người dân từ các địa phương khác cũng về đây lập nghiệp với nghề này.

Nghề nuôi hàu đã được dân chuyên nuôi trồng thủy sản ở Phước An biết đến gần chục năm nay. Lúc đầu, số người nuôi chưa nhiều nên người dân phải chở hàu sau khi thu hoạch đi hàng chục km lên tận vùng Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) mới tìm được đại lý tiêu thụ. Phần lớn người dân Phước An lúc này chủ yếu nuôi tôm công nghiệp, hoặc nuôi tôm thâm canh; nhiều hộ nuôi cua, cá chẽm… Tuy nhiên, trong vòng hai năm trở lại đây nghề nuôi hàu đang phát triển một cách nhanh chóng khi rất nhiều người dân đã chuyển sang nuôi hàu. Việc thu mua theo đó cũng trở nên thuận tiện cho người dân khi thương lái đã tìm về tận bè để thu mua hàu.

Về miền đất mũi bắt cá thòi lòi

Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi khi về Cà Mau là chuyến đi bắt và thưởng thức một loài cá kì lạ từ cái tên đến hình dáng, đặc tính của nó: cá thòi lòi. 

Theo nhận xét của anh Ngô Tường Lợi, chủ một vuông tôm (đầm) ở xã Viễn An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thì loài cá này rất “hay” vì trườn trên nước được, bò nhanh trên mặt đất được, lặn được và thậm chí là cả leo cây. Loài cá này có thể sống cả trên cạn, dưới nước nhờ hệ thống hô hấp bằng cả phổi và mang. Cá thòi lòi cũng tỏ ra kì quái so với các loài cá khác bên cạnh môi trường sống khi có hai con mắt to mọc trên đỉnh đầu, lại lồi hẳn ra. Dù mang nhiều vẻ lạ lùng nhưng các món ăn chế biến từ thòi lòi thì lại cực ngon, nhất là món nướng muối ớt, một món ăn rất gần gũi trong bữa cơm của người dân miền Tây sông nước. 

Chiêm ngưỡng cây đa hơn 500 tuổi ở Nghệ An

Tồn tại hàng trăm năm với dáng hình kỳ vỹ, cây đa Mỹ Thịnh được người dân xóm Hòa Phú, xã Hiến Sơn (Đô Lương) xem là niềm tự hào và là biểu tượng cho sức sống bền bỉ của làng.

Theo gia phả của họ Nguyễn Quang – một dòng họ lớn trong làng, thì cây đa Mỹ Thịnh có từ thế kỷ XVI, tính đến nay đã hơn nửa thiên niên kỷ. Hiện đa vẫn còn xanh tốt, tọa lạc ở ngã ba làng.

Trong kháng chiến, khu vực cây đa là nơi đóng quân, huấn luyện chính trị của bộ đội, nơi đặt các kho quân trang. quân dụng, nơi sản xuất thuốc súng của quân khu IV, là nơi đưa tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ, cũng là nơi làm lễ truy điệu cho hơn 20 người trong số đó đã hi sinh vì Tổ quốc.

Các cụ cao niên cho biết: Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) và cách mạng Tháng Tám, cây đa là nơi người dân địa phương tập trung đi mít tinh, biểu tình, hội họp, và cướp chính quyền. Đây cũng là nơi một số người hoạt động cách mạng bị quân giặc tra tấn. 

Nhớ chợ Đầm Quy Nhơn

Rồi mỗi đứa trẻ sẽ lớn, đi qua những miền đất mới, đến những nơi hay ho hơn nhưng sẽ không bao giờ quên được cái chợ quê mình.


Ký ức của tôi về chợ Đầm là những ngày theo bà cô bên nội đi chợ từ sớm tinh mơ. Khi ấy, nhà cô kinh doanh thịt heo trong chợ. Mỗi buổi sáng, cô nhờ xe xích lô đẩy hàng tạ thịt đi bỏ mối cho các hàng bán lẻ. Tôi lúc ấy chỉ tầm dưới 7 tuổi, nhà bên cô thương nên hay dẫn đi cùng để xuống chợ mua cho quần áo, ăn hàng vặt. 

29 thg 8, 2016

​Ăn ốc dốc Bến Ngự

“Muốn ăn cơm hến sang cồn/ Muốn ăn ốc hút lên phường Trường An”, đến Huế bạn đừng quên ghé dốc Bến Ngự (phường Trường An) để một lần thử món cay đến trào nước mắt, để cất trong mình một kỷ niệm nhớ đời. 

"Tiệc ốc" ở dốc Bến Ngự - Ảnh: THỦY OCG 

Bạn có vẻ không thuộc đường. Mỗi lần tới quán ốc Minh Nghĩa trên phố Phan Bội Châu, phường Trường An (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) là phải làm một vòng hết Điện Biên Phủ sang Ngự Bình rồi mới rẽ ngược lại. Chiều nào cũng như chiều nào, đi đúng một cung.

Cá đối Cầu Hai

Cá đối ở đầm Cầu Hai, Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế là loại cá đối nước lợ, có kích cỡ trung bình. Khác với các nơi, nhờ hệ sinh thái đặc hữu, cá đối Cầu Hai rất béo, thịt thơm ngon. 

Cá đối Cầu Hai kho cay (tiêu ớt) hơi giống kho tộ trong Nam hay kho cá kiểu ngoài Bắc - Ảnh: TRẦN BÁ THOẠI 

Ngoài đánh bắt bằng lưới, người Huế có cách câu cá đối độc đáo “không lưỡi câu” là dùng chai nhựa pet trong suốt loại cỡ 1,5-2 lít, cắt rộng miệng, bỏ một cục đá và mồi vào rồi cho chìm xuống bờ đá, trụ cầu, kè cảng... theo chiều thẳng đứng, một lúc sau kéo lên và bắt con cá tươi sống đang chúi đầu tìm cách thoát thân trong đó.

'Nhà trăm mái' thành di tích quốc gia

Tòa nhà Bộ Ngoại giao trở thành di tích quốc gia. Ảnh: Ngọc Thắng 

Chiều 26.8, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã đón nhận bằng công nhận di tích quốc gia cho Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam (số 1 Tôn Thất Đàm, Q.Ba Đình, Hà Nội), công trình hay được gọi là 'nhà trăm mái' và được đánh giá mang vẻ đẹp tiêu biểu của kiến trúc Đông Dương. 

Phó giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Trương Minh Tiến đã không thể giấu niềm vui khi cuộc họp góp ý hồ sơ di tích cho tòa nhà Bộ Ngoại giao kết thúc. Không một ý kiến phản đối. Chưa kể, giá trị của tòa nhà mỗi lúc một rõ ràng thêm. Ông Tiến cho hay: “Theo thủ tục, Sở VH-TT Hà Nội làm hồ sơ cho di tích sau khi cơ sở đề nghị. Cơ sở ở đây chính là Bộ Ngoại giao. Họ đề nghị xét di tích quốc gia cho tòa nhà của bộ và chúng tôi làm nhiệm vụ xây dựng hồ sơ giá trị thôi”.

Phải lòng 'cô gái' Mỹ Tho

Mỹ Tho như cô gái đôi mươi, năng động, duyên dáng, luôn biết lấy vẻ đẹp biến hóa trù phú của mình mà thu hút du khách.

Cầu dây văng Rạch Miễu nối liền TP Mỹ Tho (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Bến Tre), là chiếc cầu lớn thứ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là biểu tượng của thành phố Mỹ Tho năng động. 

Dù vào Sài Gòn học và lập nghiệp từ nhiều năm nhưng tôi vẫn chưa được dịp khám phá văn hóa sông nước Tây Nam Bộ. 

28 thg 8, 2016

Bún hến Huế “nóng” trên tạp chí Viet Nam Sketch - Nhật Bản

Món bún hến Huế được nhiều du khách Nhật thích thú tìm đọc sau khi số báo đặc biệt tháng 7-2016 của tạp chí Vietnam Sketch đăng bài của nhà báo Kimura Yuta về món ăn dạng sợi của Việt Nam. 

Món bún hến Huế được giới thiệu trên website của Viet Nam Sketch - tạp chí chuyên giới thiệu về du lịch ẩm thực cho độc giả Nhật Bản, đặc biệt những người Nhật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam - Ảnh chụp website tạp chí Viet Nam Sketch 

Bài báo mở đầu bằng câu chuyện một nữ nhà báo Việt tìm cách cân bằng bữa ăn hằng ngày khi có quá nhiều các buổi họp báo tiệc tùng với bia rượu cùng nhiều món ăn thịt thà bằng các món ăn nhẹ như các món bún của Việt Nam, đặc biệt là món bún hến Huế vốn nhiều rau và những con hến nhỏ li ti mùi vị dễ chịu, dễ ăn.

Về Long An khám phá rừng tràm nguyên sinh

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 120 km, rừng tràm Tân Lập (thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) thu hút tín đồ du lịch bởi nét đẹp độc đáo của nó. 

Những ngày cuối tuần, muốn tìm một chỗ yên tĩnh, cách xa bộn bề lo toan, thay vì đi đến những nơi quen thuộc như Vũng Tàu, Đà Lạt, bạn chỉ mất 3 tiếng chạy xe tới rừng tràm nguyên sinh Tân Lập và hưởng trọn không khí trong lành nơi đây.

27 thg 8, 2016

Chinh phục núi Chứa Chan

Chiều cuối tuần, xuất phát từ Sài Gòn, nhóm 20 người chúng tôi hướng Đồng Nai thực hiện mục tiêu leo núi Chứa Chan. 

Bung lều trên đỉnh núi Chứa Chan 

Có bạn lần đầu leo ngọn núi này, có bạn đã đi thứ hai lần ba; có bạn đi để chinh phục đỉnh núi, cũng có bạn chỉ muốn tạm xa rời Sài Gòn ồn ã… Ai cũng háo hức cho một chuyến “đi trốn”.

Món ngon Phan Thiết: Bún cá hồi bình dân

Đến Phan Thiết bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản như: Bánh canh chả cá, bánh căn, bánh xèo, bánh hỏi lòng heo, các loại hải sản đặc trưng của xứ biển…Và mới đây các bạn trẻ còn kháo nhau về món bún cá hồi với mùi vị rất hấp dẫn trên đường Võ Văn Kiệt, ngay cạnh cà phê Lâm Kiều.

Quán nhỏ, bàn ghế kê 2 dãy trong khoảng sân nhỏ nhưng nhìn khá thoáng mát, sạch sẽ. Hôm chúng tôi đến trời mưa lắc rắc nhưng mấy chiếc bàn nhựa vẫn kín khách. Chủ quán là một chàng trai trẻ cũng là đầu bếp có lối ăn mặc khá phong cách y như đầu bếp của 1 nhà hàng. Em cho biết, trước đây cũng từng là đầu bếp một số resort nhưng muốn khẳng định mình và tự lập nên em mở quán này. Quán mới mở gần 2 tháng nhưng đã hút nhiều khách đến ăn. Từ cách bày biện trên bàn, đũa, muỗng, chén đựng mắm… đã thấy sự sạch sẽ hợp vệ sinh của quán. Tô bún ăn kèm với đĩa cải xanh trụng sơ nhìn thấy thật hấp dẫn. Vị ngọt của nước lẩu, cộng với trứng cút, mực, tôm và những lát cá hồi cắt mỏng vừa béo thơm và ngọt, vị cay của ớt hòa quyện lẫn nhau thật đậm đà. Giá 1 tô to chỉ 28 ngàn đồng. Món bún cá hồi này xem như một món ngon, không ngán góp thêm vào ẩm thực phong phú của Phan Thiết.


Cây kiếm trừ ma và những trận kịch chiến của thầy mo

Thầy mo được xem như người có thể đến thế giới tâm linh chiến đấu với ma quỷ để giải cứu hồn vía người đi lạc hoặc bị bắt đi. Để chiến đấu với ma quỷ, thầy mo phải cần đến một cây kiếm.

Đây là 2 cây kiếm từng được những thầy mo ở miền núi Nghệ An sử dụng từ hàng trăm năm về trước. 

Thầy mo từng là lực lượng rất uy quyền trong xã hội cũ ở miền núi. Họ không thể hiện quyền uy bằng sức mạnh mà chủ yếu là nhờ đức độ và việc làm của mình mang lại sự bình yên về mặt tinh thần cho cộng đồng.

26 thg 8, 2016

Tản mạn về ngôi chùa Xá Lợi

Mỗi ngôi chùa có một tên gọi chính thức, gọi là tên hiệu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người ta quen gọi chùa bằng tên dân dã do mình tự đặt, thường là dựa theo một đặc điểm dễ thấy, dễ nhớ nào đó của chùa. Chính vì vậy, các tư liệu giới thiệu về chùa thường ghi 2 tên, một là tên chính thức và hai là tên thường gọi.

Tất nhiên tên hiệu chùa là chính danh, do các bậc trưởng thượng của Phật giáo ban đặt. Tên thường gọi thì hoặc là đúng tên hiệu, hoặc là dân gian đặt ra thì chỉ để thuận tiện cho việc gọi thôi chứ không hề được thừa nhận chính thức.

Cá biệt có một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Sài Gòn, cái tên do người dân tự đặt cho chùa lại được dùng làm tên hiệu của chùa luôn.

Đừng quên bánh đập Hội An

Dù ở nhà hàng quán xá hay ngay trong nhà dân, vỉa hè..., món bánh đập dân dã đã góp phần vinh danh vùng đất Hội An “trăm vật trăm ngon”. 

Hấp dẫn đĩa bánh tráng đập chấm mắm nêm phố Hội - Ảnh: THANH LY 

Sao không phải là cái tên kiêu sa khác mà là “bánh đập”, nhiều người đã đặt câu hỏi khi lần đầu nghe đến thức quà quê này. Đơn giản thôi vì bánh trước khi ăn phải đập tay vào nó mới đúng điệu.

Chuyện kể rằng lúc mới xuất hiện nghề làm bánh tráng, cư dân nơi đây thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành nên ăn thử. Thấy ngon liền thêm hai miếng bánh tráng mỏng mới nướng giòn tan kẹp một lớp bánh ướt rồi dùng nắm tay đập cho lớp bánh tráng nướng vụn ra, dính quyện vào lớp bánh ướt, vậy mà món ăn lại càng thêm thi vị.

Nghe mưa thèm lẩu cá ót

Chỉ là món ăn "thường thường" tiện dụng của dân vùng biển, nhưng vào nhà hàng, quán xá, cá ót được “nâng cấp” thành món lẩu lạ miệng khoái khẩu dành cho khách thập phương. 

Cá ót nấu lẩu - Ảnh: THỦY OCG 

Hà Nội những ngày ướt nhẹp và buồn hiu hắt. Những cơn mưa sau hoàn lưu bão đến bất ngờ và thường rầm rộ khiến dân tình hốt hoảng. Đứng dưới gầm cầu cạn đợi mưa ngớt mà tự dưng nhớ cơn mưa rào rào trên bãi biển Vân Đồn một đêm sáng trăng.

​Góc ẩn mình Pù Luông

Pù Luông đẹp nhất là vào độ lúa chín, tháng 6 và tháng 10 hàng năm. Nhưng không phải chỉ khi lúa chín nơi này mới đẹp. Hãy đi và cảm nhận, có một góc ẩn mình như thế ở Pù Luông. 


Góc ẩn mình Pù Luông - Ảnh: ĐỨC HÙNG 

Hè 2016, dân đi lại ở Hà Nội xôn xao về một khu “retreat” (góc ẩn mình) giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa). Ban đầu chỉ là một vài bức ảnh về một hồ bơi “vô cực” giữa sương khói, mây ngàn, xa xa là thung lũng, là dãy núi điệp trùng... Rồi những căn nhà mái rơm lan can gỗ, góc sân với bàn nước thư giãn bên hiên...

Bánh canh bột lọc giò heo nổi tiếng nhất Bà Rịa

Nước lèo ngọt thanh, sợi bánh mềm dai khiến tô bánh canh Long Hương được nhiều khách du lịch ghé không chỉ một lần.

Du khách từng nhiều lần đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ắt không còn xa lạ với quán bánh canh Long Hương nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa. Không chỉ là địa chỉ ăn uống, quán bánh canh còn được xem như một điểm không thể bỏ qua khi ghé thành phố biển. 

Bạc Liêu, về miền nhãn cổ trăm năm

Cậu cháu từ quê lên chơi, mang theo quà là một bọc nhãn. Loại nhãn hái từ vườn còn tươi rói. Đó là nhãn xuồng cơm vàng - thương hiệu của xứ vọng cổ Bạc Liêu. Vậy là lại "lên lịch"... đi. 

Dưới bóng cây nhãn cổ thụ trăm tuổi - Ảnh: BÍCH HUỲNH 

Hò hẹn, rồi cuối tuần, chúng tôi phóng xe máy một ngày từ Sài Gòn xuống tới Bạc Liêu, ngủ qua đêm để sáng đi thăm vườn nhãn cổ trên trăm tuổi.

Hai bên đường, người người bán nhãn. Rồi khi tôi hỏi, ai cũng nhiệt tình chỉ đường: “Đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Vườn nhãn đó ai cũng biết, rộng lắm, cả cây số…”.

Lang thang giữa “vương quốc pơmu”

Có một khu rừng pơmu kỳ bí với quần thể hàng nghìn cây có thể chinh phục bất kỳ du khách nào. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng hoang dã dội về. Tất cả hòa thành thứ âm hưởng của tự nhiên nguyên sơ. 

Một cây pơmu cổ thụ ở khu rừng kỳ bí - Ảnh: TRẦN MAI 

“Người dân bao đời sống nhờ rừng, nếu như tàn phá rừng thì nguồn sống lấy từ đâu. Phải mất hàng nghìn năm mới có được một cánh rừng. Phá đi thì bao giờ có lại rừng cho con cháu

Ông B’ríu Liếc (bí thư Huyện ủy Tây Giang) 

Tháng 9 này, đến Yên Bái thăm mùa vàng Mù Căng Chải

Những vạt núi, vạt đồi của Tây Bắc hửng lên sắc vàng ươm của những thửa ruộng bậc thang chập chùng. 

Tháng 9, khi da trời xanh ngăn ngắt, điểm xuyết những dải mây trắng bồng bềnh như chiếc khăn voan hờ hững trên bờ vai thiếu nữ, khi những vạt lá sấu vàng chạy lăn tăn dưới hơi thở của cơn gió heo may chợt ghé thăm phố phường, khi cái nắng chỉ còn nồng nàn mà không gay gắt, vàng óng mật mà không chói chang, khi lòng người chợt chùng xuống trước chiếc lá sen già thì đấy là lúc từ tận sâu thẳm tâm hồn, bỗng khởi lên niềm đam mê rong ruổi trên những con đường Tây Bắc.

Biết bao khách thị thành đã ngẩn ngơ trước những thớt ruộng xếp san sát và đều tăm tắp như những phím đàn dương cầm. 


Ngọt bùi kẹo lạc Diễn Vạn

Về làng nghề bánh kẹo Xuân Bắc và Đông Hà (xã Diễn Vạn, Diễn Châu) bất cứ mùa nào trong năm đều thấy không khí lao động nhộn nhịp. Nghề làm bánh kẹo ở đây được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp người dân có cuộc sống no đủ.

Gia đình anh Nguyễn Văn Lực ở làng Xuân Bắc gắn bó với nghề lâu nhất ở Diễn Vạn, Theo anh Lực để làm ra những chiếc cu đơ thơm ngon cần phải kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu và có bí quyết nhà nghề riêng. 

Mang thịt chuột đi hỏi vợ

Không chỉ là món khoái khẩu trong bữa cơm gia đình, thịt chuột còn là sính lễ trong khi đi hỏi cưới vợ của cộng đồng người Khơ Mú.

Săn chuột là công việc ưa thích từ thuở thiếu thời của người miền núi. Trong ảnh là một em bé ở xã Bảo Nam – Kỳ Sơn đang khoe “chiến lợi phẩm” 

Chẳng mấy ai ưa loài chuột gặm nhấm, nhất là với người miền núi, thường bị chúng phá lúa rẫy. Thế nhưng đối với người Khơ mú, thịt chuột lại không thể thiếu trong sính lễ cưới của nhà trai đến nhà gái hỏi vợ.

24 thg 8, 2016

Nhà thờ cổ dòng họ khoa bảng Nguyễn Tường ở Hội An

Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường là sự giao hoà của lịch sử, văn hoá và kiến trúc ở phố cổ Hội An.

Ngôi nhà thờ cổ này có một dáng dấp bên ngoài đơn giản và khiêm nhường. Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường, được khởi dựng năm 1806, vốn là tư dinh của cụ Nguyễn Tường Vân, làm quan dưới thời Gia Long triều Nguyễn, được thăng chức Binh bộ Thượng thư vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820)

Về sông Tiền theo dấu trận đánh xưa của quân Nguyễn Huệ

Nhớ lại năm năm trước, thăm Bảo tàng Quang Trung ở Bình Định, thấy bức tranh minh họa chiến trận Rạch Gầm - Xoài Mút, tôi giật mình. Anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ có chiến tích lừng lẫy ở Mỹ Tho quê tôi. Lâu nay đâu có biết. Lòng dặn lòng về quê nhà thăm chiến tích hào hùng.

Rạch Gầm - Xoài Mút - Thới Sơn

Ba năm trước tôi mới thăm được Rạch Gầm - Xoài Mút. Xuất phát từ thành phố Mỹ Tho theo tỉnh lộ 864, xe chạy dễ dàng. Hai bên đường nhà cửa vườn tược nho nhỏ xinh xắn, thỉnh thoảng có chợ nhỏ rộn rịp. Cô phóng viên trẻ báo Ấp Bắc hướng dẫn. Đường men theo bờ sông Tiền, có lúc đi gần sát sông, thấy các vàm sông và các con rạch đổ vào. 

Vàm Rạch Xoài Mút 

Không gian quái dị trong biệt thự Hằng Nga

Ở Đà Lạt xuất hiện một biệt thự có kiến trúc là những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã ẩn hiện trong rừng già. Du khách tham quan biệt thự có cảm giác như đang lạc vào khu rừng bí hiểm, bởi những con đường nhỏ lắt léo đi qua những ô cửa sổ lồi lõm có hình thù kỳ lạ.

Nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga là chủ nhân và cũng là người thiết kế công trình độc đáo này. Qua kiến trúc bà Nga muốn lập nên những hình khối tự do bằng những đường cong và các mặt phẳng tùy ý, không lệ thuộc vào những nguyên tắc nào trong nghệ thuật kiến trúc.

Biệt thự quái dị có điều đặc biệt là từ trần đến cửa và mái đều thả sức uốn lượn, cửa sổ lại được đặt ở những bức tường hình bầu dục. Từ trên ban công hay từ những ô cửa sổ, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn phía dưới với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào của ngôi nhà. Do vậy, biệt thự quái dị cũng có tên gọi khác là “Lâu đài mạng nhện”.

Biệt thự quái dị là một điểm tham quan hấp dẫn, tạo sự thích thú cho du khách khi đến Tp. Đà Lạt.

Xen canh cây cacao - mô hình kinh tế bền vững ở Trảng Bom

Với 17 câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng cacao và 426 hội viên tham gia, mô hình xen canh cacao với các loại cây trồng khác hiện phát triển nhanh tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Đây là một mô hình kinh tế bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương thời gian qua. 

Huyện Trảng Bom hiện đã hình thành tổng cộng 17 câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng cacao với 426 hội viên tham gia. Phong trào trồng xen canh cây cacao phát triển mạnh khi các hộ nông dân nhờ sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai cũng như Trạm Khuyến nông huyện Trảng Bom, nơi đã hỗ trợ giống, vật tư và kỹ thuật để các nông hộ canh tác, đặc biệt là chương trình hỗ trợ vay vốn 25 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, giá cacao liên tục tăng thời gian gần đây cũng là nguyên nhân thu hút người nông dân đầu tư xen canh và mở rộng diện tích.

22 thg 8, 2016

Vị Hương Tố - vua bột ngọt một thời

Sau khi thành công rực rỡ với Vị Hương Tố, ông chủ Trần Thành tiếp tục cho ra đời sản phẩm mì ăn liền tên Vị Hương, rồi nước tương…

Sản phẩm nào cũng thành công khiến tài sản của ông đầu tư vào địa ốc, khách sạn cả trong nước lẫn nước ngoài nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

Suốt một thời gian dài, lượng bột ngọt tiêu thụ ở miền Nam đến từ hai ông lớn sản xuất bột ngọt ngoại nhập Ajinomoto (Nhật) và Vedan (Đài Loan) tha hồ làm mưa làm gió, cho đến khi xuất hiện một nhãn hiệu nội dám đương đầu.

Người làm thuê thành ông chủ lớn

Trước Thế chiến thứ II, Trần Thành là một cậu thanh niên người Hoa nghèo khổ, di cư từ Triều Châu đến Sài Gòn với mong muốn gia đình tìm được nơi đất lành tránh nạn đói và các cuộc nội chiến triền miên. Do không được học hành đầy đủ, thiếu kiến thức và từng trải nghề nghiệp nên Trần Thành chỉ còn cách đi làm thuê, làm mướn. Được một cơ sở sản xuất dầu thực vật thuê vào làm việc cọ rửa các thùng dầu, dù lương thấp nhưng nhờ làm việc chăm chỉ, thật thà nên Trần Thành dần được chủ giao cho việc cai quản việc vệ sinh nhà xưởng, rồi từ đó tiếp tục được tin tưởng giao cho việc thu mua nguyên liệu.

Sẽ rất tiếc nếu đến Ninh Thuận mà chưa ghé Mũi Dinh

Nắng, gió, sa mạc cát bỏng rát sẽ không thể ngăn bạn đến với Mũi Dinh. Và khi đến nơi rồi, bạn không thể không trầm trồ.

Mũi Dinh thuộc thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30 km về hướng nam. 
Nơi đây cuốn hút du khách với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, hút hồn người. Từ những con đường uốn lượn, vòng vèo qua dãy núi; con đường dài tít tắp băng qua thảo nguyên cho đến các thắng cảnh hùng vĩ như bãi Tràng, hải đăng Mũi Dinh, tiểu sa mạc cát và cánh đồng cừu thơ mộng. 

Du ngoạn “Hạ Long trên cạn”

Vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Thanh và Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa ví như một “Hạ Long trên cạn”. Nơi đây với vẻ đẹp hoang sơ, non xanh nước biếc đã được nhiều du khách nhìn nhận là điểm đến thú vị cho những ai thích ngao du khám phá những miền đất mới.


Từ thành phố Thanh Hóa ngược về hướng tây nam khoảng 40 km, qua những con đường ngoằn ngoèo, quanh co uốn lượn giữa những cánh rừng xanh, chúng tôi tìm đến Vườn quốc gia Bến En. Trước mặt là những ngọn đồi nhấp nhô vây quanh hồ nước rộng bao la. Đứng từ trên bờ cao nhìn xuống, khung cảnh núi non hùng vĩ hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp.

Xe bánh mì xíu mại khô gần 40 năm ở Sài Gòn

Buổi sáng, khách nườm nượp chờ đến lượt mua bánh mì xíu mại trên chiếc xe nhỏ. Nếu đến sau 9h30, bạn sẽ phải tiếc hùi hụi ra về tay không.

Trên đường Nguyễn Thị Minh Khai có một xe xíu mại há cảo nhỏ nhưng luôn nườm nượp khách. Khác với món xíu mại nước thường thấy, viên xíu mại khô được bọc trong vỏ bột hoành thánh, ăn kèm với nước tương và tương ớt.

Có lẽ đây là nơi duy nhất bán món bánh mì xíu mại khô. Một ổ bánh mì không có đồ chua hay rau dưa ăn kèm, chỉ là những viên xíu mại và há cảo thêm chút nước tương, tương ớt nhưng vị ngon đậm đà, béo ngậy vừa phải.

Bánh mì xíu mại khô đơn giản nhưng hút khách 40 năm qua. Ảnh: Má Lúm. 

Nét đặc sắc trên chiếc váy Thái

Váy áo là một trong những vật thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, là kết tinh sự khéo léo, tinh tế của hoa văn và hài hòa về màu sắc.

Từ xa xưa, tổ tiên của đồng bào Thái đã biết chăn tằm dệt vải, tự tay dệt và thêu nên những chiếc váy đẹp và tinh tế, mang đậm bản sắc. 

Uy linh ngôi đình thờ Hồ Hán Thương và công chúa Hy Ninh

Đình Long Ân thuộc xã Diễn Trường (Diễn Châu) là công trình có giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng. Đình là nơi thờ Hồ Hán Thương (con trai Hồ Qúy Ly) và công chúa Hy Ninh (con gái Trần Minh Tông). 

Đình Long Ân toạ lạc trên diện tích 1.500 m2, được bao quanh bởi 5 ngôi làng thuộc xã Diễn Trường (Diễn Châu- Nghệ An). 

21 thg 8, 2016

Những di tích việc bức hại giáo dân ở Quảng Trị từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX

Bức phù điêu tại lăng Tử Đạo Trí Bưu

Một số thông tin về việc cấm đạo ở Việt Nam từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX:
  • Ở Đàng Trong, 6 đời Chúa Nguyễn đã ban hành 8 sắc chỉ trong thời gian từ 1625 đến 1725.
  • Ở Đàng Ngoài, 7 đời Chúa Trịnh đã ban hành 17 sắc chỉ trong thời gian từ 1629 đến 1773.
  • Nhà Tây Sơn có 5 sắc chỉ cấm đạo do vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) ban hành 2 sắc chỉ và Cảnh Thịnh ban hàng 3 sắc chỉ. Đặc biệt, vua Quang Trung không ban hành một Sắc Chỉ nào. Quan Thái Phó Trần Quang Diệu là người chống lại việc cấm đạo. Ông chống đối lại việc bắt bỏ tù và đày đoạ các Giáo Sĩ và giáo dân. Vợ chồng Thái Phó (phu nhân là nữ tướng Bùi Thị Xuân) rất có cảm tình với các Giáo Sĩ Thừa Sai. Cuộc tàn sát năm 1798 ghê gớm hơn cả, với những màn tra tấn dã man như tẩm dầu vào các đầu ngón tay, hay đổ vào rốn, trước khi châm lửa, hoặc treo ngược đầu "tội nhân" xuống... Các cơ sở Công Giáo tại Bố Chính, Nghệ An, Thanh Hoá: nhà thờ, nhà xứ, tu viện, trường học, đều bị cướp phá, dân chúng chạy vào rừng trú ẩn lánh nạn.

19 thg 8, 2016

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ nu nghiến lớn nhất Việt Nam

Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma ở chùa Lam Sơn (xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu) cao 3,8m, rộng hơn 2m, nặng khoảng 3,5 tấn được xác lập kỷ lục là bức tượng tạc từ gỗ nu nghiến lớn nhất Việt Nam, đến thời điểm hiện tại.

Trụ trì chùa Lam Sơn - Đại đức Thích Quảng Văn cho biết, bức tượng Bồ Đề Đạt Ma này là do ông Hoàng Văn Long (xã Quỳnh Yên) tặng chùa vào cuối tháng 11 năm 2015. Tượng được chế tác từ gỗ nu nghiến nguyên khối mang từ Lào về và thuê nghệ nhân ở huyện Đông Anh (Hà Nội) chế tác trong vòng 6 tháng. 

17 thg 8, 2016

Ngày Vu Lan, ghé chợ đồ chay chỉ 15.000 đồng ở Sài Gòn

Hàng chục hàng quán với hàng trăm món ăn chay ngon miệng chỉ có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng mỗi phần.

Nằm tại con hẻm 702 Hồng Bàng (quận 11) cạnh nhiều chùa lớn, khoảng hơn 30 năm trước, nơi đây ban đầu chỉ có xe hủ tíu chay của chị Huyền, nhưng nay đã trở thành khu ẩm thực chay quen thuộc của người Sài Gòn. 

Ma Thiên Lãnh- điểm đến hoang sơ

Thung lũng Ma Thiên Lãnh không phải là cái tên quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên điểm đến này gần đây càng trở nên nổi tiếng sau khi những bức ảnh đẹp như trong tiên cảnh được nhiều du khách cập nhật trên trang cá nhân.

Độc đáo tục cúng của người Mông Nghệ An

Trên các bản làng người Mông ở miền Tây xứ Nghệ hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài lễ cúng trong dòng họ, cúng vía, cúng ốm đau… người Mông còn có tục cúng chung cho cả gia đình nhằm cầu mong mọi sự bình an, mùa màng tươi tốt.

Trên các bản làng người Mông hiện nay vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Tục cúng trong gia đình người Mông diễn ra không theo 1 thời gian nhất định nào mà khi gia chủ thấy có sự bất ổn trong gia đình thì mời thầy mo về làm lễ cúng. 

Bản Thái cổ ở miền Tây xứ Nghệ

Bản Quàng, xã Châu Phong, Quỳ Châu (Nghệ An) là bản Thái cổ còn nhiều nét hoang sơ với đặc trưng là những nếp nhà sàn, ché rượu cần, những điệu hát xuối, hát lăm, điệu khắc luống rộn ràng... 

Bản Quàng là nơi sinh sống của 51 hộ dân với 423 khẩu, nằm tách biệt với trung tâm xã bởi khe Nậm Cam. 

Chợ chiếu “âm phủ” (Chợ chiếu Định Yên)

Trong số các chợ ở vùng đất phương Nam, duy chỉ có khu chợ độc đáo đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay - đó là chợ chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp! Nét độc đáo của chợ chiếu Định Yên là được nhóm họp vào lúc nửa khuya cho đến 2 - 3 giờ sáng là tan tầm cho nên người ta đặt tên cho chợ chiếu này là “chợ ma”, “chợ âm phủ”...

Độc đáo hơn nữa là: chợ không có quầy - sạp kinh doanh cố định, nhưng người mua - kẻ bán rất nhộn nhịp. Người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ; còn người bán thì vác những sản phẩm chiếu trên vai đi tới - lui rao hàng, nói giá... Sau khi chọn được hàng - ngã giá xong, người mua thanh toán tiền, người bán giao hàng... Sau hơn 2 giờ diễn ra cảnh mua bán tất bật, các thương lái mua đủ số chiếu đưa xuống ghe - tàu chở đi tiêu thụ khắp nơi; còn người bán được hàng nhận tiền trở về nhà ngồi bên khung dệt tiếp tục công việc để đến đêm khuya hôm sau lại đem chiếu ra chợ chào hàng, rao bán. Tại làng chiếu Định Yên, dân gian còn truyền tụng câu ca dao: “Định Yên có vựa chiếu to/ Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm”. Theo những cụ cao niên ở đây kể: ... Sở dĩ hồi trước, chợ chiếu nhóm họp nửa đêm cốt là để trốn nộp thuế cho chủ chợ.

Nét Huế ở chợ Quảng Biên

Không ồn ào náo nhiệt như những cái chợ khác, chợ Quảng Biên được người ta gọi một cách thân mật là chợ Huế. Trước khi, khu chợ Huế này chỉ nhỏ như một cái chợ cóc mọc dọc quốc lộ 1A, nhưng đó lại là nơi mà khi bước vào, bạn có cảm giác như đang đứng ở một góc chợ Bến Ngự hay chợ An Cựu, bởi lẽ cả người bán lẫn người mua đều nói giọng Huế.

Chợ Quảng Biên nằm ở xã Quảng Biên, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai là một huyện có rất đông người Huế sinh sống. Vào những năm 80, thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước, người Huế đi kinh tế mới, vào đây họ lập nên những làng mới và nhanh chóng hoà với nhịp sống công nghiệp của Đồng Nai. Những năm sau này, thấy đất lành làm ăn được nên làn sóng di dân tự do vào Đồng Nai cũng khá đông. Người Huế vốn cần cù và chịu khó nên nhiều người đã thành đạt nơi đất khách quê người, đặc biệt vốn xuất thân từ miền đất hiếu học, nên đa phần các gia đình đều tạo điều kiện học hành cho con em mình.

Những người Huế vào Đồng Nai dù là trước đây hay sau này vẫn luôn giữ được nếp ăn, nếp nghĩ của người chốn Thần kinh - Điều này dễ nhận thấy khi bước chân vào chợ nơi ghi đậm dấu ấn văn hoá cũng như đời sống sinh hoạt của mỗi vùng.

15 thg 8, 2016

Mê mẩn một Hục Lở trong xanh trên bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) như một kiều nữ đầy quyến rũ và bí ẩn mà kể cả những người địa phương sinh sống lâu năm cũng chưa dám tự tin rằng mình đã khám phá hết. Núi non hùng vĩ, biển xanh cát trắng như mê hoặc bất cứ ai ngay từ lần đầu gặp gỡ.


Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Đa...là những cái tên quen thuộc nhất gắn liền với Sơn Trà. Nhưng ở một địa thế tuyệt vời và còn mang nhiều nét hoang sơ nhất thì phải kể đến Hục Lở.

Ngôi chùa làng ở Thừa Thiên Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia

Chúa Tiên – Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ đất Thuận – Quảng (1558 - 1613), đã mở đầu bước ngoặt mới trong lịch sử Việt Nam.

Ngoài thân thích, tướng sĩ thuộc quyền quyết tâm theo phù tá Chúa Nguyễn, còn rất đông dân chúng ở Thanh, Nghệ cũng bỏ quê hương vào phương nam lập nghiệp. Làng Rèn Hoa Lang thuộc phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa hình thành trong lần di dân quan trọng này.


Sau khi ổn định cuộc sống trên quê hương mới, các vị khai canh hợp nhau làm ngôi chùa tranh thờ Phật tại Cồn Bệ (một gò đất cao, cây cối rậm rạp nằm ven đồng ruộng làng) phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh. Khoảng đầu thế kỷ 18, chùa được di dời về khu đất đầu làng cho hợp phong thủy, thuận tiện sinh hoạt, cúng tế nhờ công đức của hai ông Dương Phước Pháp, Dương Phước Dã và bà Hoàng Thị Phiếu (thọ giới Uu-bà-di, pháp danh Như Giác, đạo hiệu Huyền Chân) phát tâm tiến cúng tượng Phật, tự khí xin vào ở chùa tu niệm trọn đời (Tháp mộ của Bà hiện tồn tại ở Cồn Bệ).

Chùa Gám và sự phát triển Phật giáo xứ Nghệ

Cách Tp.Vinh 45 km về phía Bắc, từ Quốc lộ 1A ngược theo tỉnh lộ 538 về phía Tây 7 km, huyện Yên Thành có diện tích hơn 54,2 ngàn ha, 39 xã, thị trấn, gần 28 vạn dân, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Bắc tỉnh Nghệ An. 

Đền chùa – Gám trong tâm thức người dân quê lúa

Trong tiềm thức của người Yên Thành, Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo hoà quyện, ăn sâu vào máu thịt chứng minh độ đậm đặc của các di tích lịch sử - văn hoá, theo thống kê hiện nay trên địa bàn huyện có 520 di tích danh thắng, trong đó có trên 200 di tích danh thắng đã được lập danh mục quản lý, với 21 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 36 di tích xếp hạng cấp tỉnh... Trong chuỗi những di tích đó, chùa Chí Linh (Đền – chùa Gám) hè này được Ban HDPT tỉnh Nghệ An chọn chùa Chí Linh là địa điểm tổ chức khóa tu “Ươm mầm hoa sen”.

Chùa Gám, tên chữ là Chí Linh tự, nghĩa là chùa Chí Linh, một ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng trên mảnh đất Yên xứ Nghệ này. Chùa hình thành ở giai đoạn nào, xây dựng ra sao, quy mô như thế nào, hiện chưa có một nguồn sử liệu ghi rõ. Chỉ biết, trong lịch sử địa chí Nghệ An nói chung, Yên Thành nói riêng, thời đại phong kiến nào cũng có nhắc đến tên chùa. 

Thác Khe Vằn ba tầng nước đẹp nhất Quảng Ninh

Thác Khe Vằn thuộc xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 100 km và cách trung tâm thị trấn Bình Liêu khoảng 12 km về hướng đông nam. Thác nước 3 tầng hùng vĩ như một bức tranh thủy mặc giữa núi rừng vùng biên giới.

Thác nước hùng vĩ ẩn mình giữa núi rừng khiến những bước chân ưa khám phá không khỏi tò mò, háo hức. 

Thác nước cao gần 100 m được chia thành 3 tầng rõ rệt, mỗi tầng thác lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Tầng thác đầu tiên đón chào du khách bởi một không gian rộng lớn, chính giữa có một tảng đá nhô lên tựa như một con voi đang trong thế phủ phục, xung quanh là hàng trăm những khối đá to nhỏ tạo ra một cảnh quan hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, cuốn hút.

Kỳ bí văn tự cổ trên vách đá giữa đại ngàn Trường Sơn

Nằm biệt lập giữa đại ngàn Trường Sơn, nơi thượng nguồn dòng A Vương (Tây Giang - Quảng Nam) hùng vỹ bắt đầu chảy về xuôi, vách đá bí ẩn khắc những dòng văn tự cổ tồn tại ngàn năm nay như một bài toán không có lời giải với nhiều chuyên gia văn hóa cũng như các nhà khoa học.

Huyền sử vách đá

Từ xã Lăng, một xã biên giới của huyện Tây Giang, phải mất chừng 1 giờ đồng hồ vượt suối cắt rừng, băng qua những dòng nước xiết, chúng tôi mới tới được bản Achia - một cụm dân tộc Cơtu nơi thượng nguồn sông A Vương giáp nước bạn Lào, nơi có vách đá bí ẩn bên dòng suối A Vương. 

3 bản khắc chưa bị chìm (Ảnh: Thượng Hỷ). 

Đến thăm Hòn Phụ Tử… những ngày “không còn cha”

Những người lần đầu đặt chân đến tham quan Hòn Phụ Tử đều có chung một tâm trạng là tiếc nuối khi không thấy mặt cha – hòn Phụ. Tuy nhiên, quang cảnh non nước nơi đây làm đắm say lòng người nên sự nuối tiếc ấy cũng mau ùa vào con sóng xô ra biển…

Từ những năm 90, mỗi khi du khách đặt chân đến vùng đất Hà Tiên tham quan, du khách thường dừng lại ghé thăm “Hòn Phụ Tử” (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Lí do du khách ghé thăm điểm du lịch này không chỉ bởi vẻ đẹp non nước hữu tình mà còn muốn con cháu hay chính bản thân mình có vài phút ngẫm nghĩ về tình cha con cao đẹp qua truyền thuyết Hòn Phụ Tử. 

Trước khi “vượt” ra biển thăm Hòn Phụ Tử, một điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua theo đúng nghĩa đen là Chùa Hang (vì Chùa Hang là con đường bộ duy nhất ra Hòn Phụ Tử). Ngôi chùa đặc biệt này phần lớn diện tích nằm trong hang núi, có lối vào nhỏ hẹp, phải chèn mình qua vách núi mới vào được. Khi đi sâu vào bên trong, du khách bị cuốn hút vào những khối thạch nhủ, hóc đá gân guốc, hình dáng độc đáo…

14 thg 8, 2016

Một ngày yên bình với thác Mu

Nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông (huyện Tân Lạc, Hòa Bình), Thác Mu là một điểm đến hoang sơ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho những người thích khám phá. 

Thác Mu hoang sơ ẩn mình giữa núi rừng - Ảnh: V.N.A. 

Từ Hà Nội có hai hướng đường chính để tiếp cận KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Chúng tôi quyết định đi bằng đường Hòa Bình - Mường Khến - Vụ Bản vào thác Mu và về Hà Nội bằng đường mòn Hồ Chí Minh.

Miễn chê mãng cầu sẻ thơm ngon, dai ngọt

Như bù lại với hình dáng hơi sần sùi, kích cỡ trái nhỏ chỉ nhỉnh hơi quả chanh một chút, thịt mãng cầu sẻ dai, ngon khỏi chê và mùi thơm hơn rất nhiều so với cùng loại giống cao sản hay ghép.

Theo lí giải của nhiều người dân vùng quê ở Quảng Ngãi, do kích cỡ của loại trái này khá nhỏ nên được gọi là mãng cầu (na) sẻ. Tuy nhiên một số nơi vẫn gọi chung là mãng cầu ta, còn tên khoa học của nó là Annona squamosa. 

Kích cỡ của trái mãng cầu sẻ to không hơn trái chanh là bao nhiêu 

Cũng như đồng loại, cây mãng cầu sẻ từ khi trồng đến lúc trưởng thành và ra trái từ 2 năm trở lên, với chiều cao 2–5 mét, gồm có 2 loại: Mãng cầu bở với đặc điểm khi chín trên cây có thể bị nứt và phần múi thịt bên trong rời rạc. Còn giống mãng cầu dai khi chín các múi thịt dính chặt vào nhau, dù có chạm mạnh trái không bị vỡ, vỏ có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít.

Đi thuyền thúng ngắm san hô ở đảo Bé - Lý Sơn

Khu vực bãi sau, đảo Bé được biết đến với vẻ hoang sơ của trầm tích núi lửa, nước biển trong vắt và những rặng san hô đẹp mắt gần bờ.

Đảo bé (còn gọi là đảo An Bình) là đảo lớn thứ hai trong 3 đảo tại Lý Sơn (Quảng Ngãi), đánh giá là đảo có bãi biển đẹp và hoang sơ nhất Lý Sơn. 

Món canh chua… vua cũng thèm

Đó là câu nói vui của ba về món canh chua cá lạc. Nhớ một lần má đi chợ về, nói với ba là chợ có cá lạc tươi rói nhưng em không mua. Đầu năm mà ăn cá lạc là… lạc đường lạc ngõ. Ba chưng hửng, nói má thằng cu ơi, lạc đây là lạc “vui” chớ hổng phải như má nó nghĩ đâu. Má vặn, hỏi vui là vui cách sao? Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì… vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn…vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?

Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nơ về một con cá lạc mập ú, dài… miên man, da bóng nhẩy. Má làm cá. Ba hăng hái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua. Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, mình biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai mình mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi. Má nói đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ mà ăn, em mua tới một con lận.

Cá lạc. 

Lễ hội Điện Trường Bà: Nét văn hóa đặc sắc

Đến hẹn lại lên, hằng năm cứ vào ngày 15-17.4 âm lịch, UBND huyện Trà Bồng lại tổ chức lễ hội Điện Trường Bà. Trong 3 ngày tổ chức lễ hội Điện Trường Bà, các hoạt động chính của lễ hội được tổ chức vào ngày 16.4 âm lịch. Đây được gọi là lễ Lệ xuân Trường Bà-một trong hai lễ hội được tổ chức tại Điện Trường Bà hàng năm.

Từ bao đời nay, lễ hội Điện Trường Bà đã trở thành ngày lễ thiêng liêng trong tâm khảm của mỗi người con đất quế Trà Bồng và nhiều vùng lân cận. Dù ở đâu, làm gì, trong ngày lễ hội tất cả đều hướng về tham dự lễ với lòng thành kính tri ân.

Ngay từ sáng sớm ngày 16.4 âm lịch hàng chục ngàn người dân và du khách thập phương đã tụ họp về Điện Trường Bà để cùng tham dự các nghi lễ chính trong lễ hội và cùng dâng lễ vật bày tỏ lòng thành kính đối với Thánh mẫu Thiên Y A Na và các vị thần khác.

Từ rạng sáng, Ban Tổ chức lễ hội Điện Trường Bà đã tổ chức Lễ Mộc Dục (tắm tượng, đây có thể được coi là nghi lễ quan trọng nhất), lễ Tế ngoại đàn, lễ đâm trâu, lễ Chánh tế, lễ dâng hương Bà Thánh mẫu Thiên Y A Na...

Đại biểu và du khách thập phương cùng dâng hương Thánh mẫu Thiên Y A Na 

Điện Trường Bà: Nơi gắn kết cộng đồng các dân tộc

Điện Trường Bà thuộc thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Đây là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia, có sự giao thoa văn hóa giữa đồng bào Kinh, Cor, Chăm Pa và người Hoa. Hằng năm, từ ngày 15 - 17.4 (âm lịch), người dân từ các nơi về dự lễ hội với lòng thành kính, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn... 

Khai hội...

Hằng năm, cứ vào dịp Lệ Xuân (từ ngày 15 -17.4 âm lịch), các dân tộc anh em: Kinh – Thượng - Chăm – Hoa tập trung về điện Trường Bà tế lễ cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn tươi tốt. Không chỉ có người dân ở huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bình Sơn mà nhiều bà con ở Quảng Nam, Bình Định và có cả nhân dân và Ban tế tự bà chúa Núi Sam - Châu Đốc cũng tìm về dự lễ hội.

Điện Trường Bà nơi gắn chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em. 

Độc đáo món nhoọc ống nứa của người Khơ mú

Từ lâu nậm nhoọc đã trở thành món ăn truyền thống của đồng bào Khơ mú và người Thái ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, việc chế biến món ăn này trong ống nứa tạo nên sự độc đáo của riêng...

Nậm nhoọc là 1 món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Khơ mú. 

Mới lạ món ăn từ chông chông

Với vị bùi bùi, thơm ngon, béo ngậy... các món ăn chế biến từ chông chông hiện được biết tới như một thứ "đặc sản" độc, lạ ở miền Tây xứ Nghệ.

Khi cái nóng oi bức của mùa hè đã dịu lại thay vào đó là những cơn mưa rào bất chợt cũng là lúc bà con Đồng Văn (Tân Kỳ) rủ nhau lên rừng vào hang bắt chông chông - một loại côn trùng giống con dế, để về chế biến thành các món ăn độc đáo. Với địa hình đồi núi cao và rậm rạp, vì vậy những người có kinh nghiệm phải định vị một cách chính xác mới có thể bắt được chông chông.