Không nổi tiếng như làng chài Nhơn Lý, Bãi Xép, Hải Minh hay Nhơn Hải (Gia Lai) nhưng đây là nơi du khách có thể tìm kiếm sự bình yên, cảm nhận nhịp sống chậm rãi, hòa mình vào biển xanh, cát trắng và gặp gỡ người dân thân thiện.
Làng chài Trung Lương nằm ở một vùng ven biển thuộc xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai (trước là thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), cách trung tâm thành phố Quy Nhơn cũ khoảng 30 km.
Gia đình anh Nguyễn Hồng Nhật (35 tuổi, kiến trúc sư, Hà Nội) vừa ghé thăm làng chài Trung Lương 2 ngày 1 đêm trong hành trình xuyên Việt. Đây là lần thứ 3, gia đình này tới Trung Lương.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
13 thg 7, 2025
12 thg 7, 2025
Nơi lưu giữ 8 bảo vật quốc gia thời Champa
Bảo tàng Bình Định lưu giữ các bảo vật quốc gia, phần lớn điêu khắc trên đá thể hiện các vị thần, linh thú trong văn hóa Champa, có niên đại đến nghìn năm.
Bảo tàng Bình Định (đường Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn cũ) đang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia, đều là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Champa. Đây là một trong những bảo tàng lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia ở khu vực miền Trung.
Vùng đất Bình Định trong gần 5 thế kỷ (11-15) là kinh đô của vương quốc Champa. Thời kỳ này, vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể gồm hệ thống đền tháp Chăm, thành quách, khu lò gốm cổ cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị đến ngày nay.
Vùng đất Bình Định trong gần 5 thế kỷ (11-15) là kinh đô của vương quốc Champa. Thời kỳ này, vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể gồm hệ thống đền tháp Chăm, thành quách, khu lò gốm cổ cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị đến ngày nay.
8 thg 7, 2025
Vẻ đẹp của ngôi chùa hơn 350 năm tuổi ở Gia Lai
Chùa Thập Tháp Di Đà - tổ đình hơn 350 năm tuổi tại Gia Lai, không chỉ là trung tâm Phật giáo cổ kính mà còn lưu giữ dấu ấn văn hóa - kiến trúc đặc sắc của vùng đất Đồ Bàn xưa.
Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc tại phường An Nhơn Bắc, tỉnh Bình Định (hiện nay là Gia Lai). Đây là một trong những tổ đình cổ kính và tiêu biểu bậc nhất của Thiền phái Lâm Tế ở miền Trung.
Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều - người khai lập dòng Lâm Tế tại Đàng Trong sáng lập năm 1668.
Đặc biệt, vật liệu xây dựng chùa được lấy từ gạch đá của 10 tháp Chăm đổ nát quanh vùng, vì thế chùa có tên “Thập Tháp”. Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Chu ban sắc phong và biển ngạch mang tên “Thập Tháp Di Đà Tự”.
Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc tại phường An Nhơn Bắc, tỉnh Bình Định (hiện nay là Gia Lai). Đây là một trong những tổ đình cổ kính và tiêu biểu bậc nhất của Thiền phái Lâm Tế ở miền Trung.
Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều - người khai lập dòng Lâm Tế tại Đàng Trong sáng lập năm 1668.
Đặc biệt, vật liệu xây dựng chùa được lấy từ gạch đá của 10 tháp Chăm đổ nát quanh vùng, vì thế chùa có tên “Thập Tháp”. Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Chu ban sắc phong và biển ngạch mang tên “Thập Tháp Di Đà Tự”.
7 thg 7, 2025
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
14 thg 6, 2025
Độc đáo lễ hội cầu ngư ở vạn chài Lộ Diêu
Lễ hội cầu ngư Vạn chài Lộ Diêu diễn ra tại thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) không chỉ gìn giữ vẻ đẹp văn hóa làng biển, mà còn có nhiều nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Ngày 10-6, Lễ hội cầu ngư đã diễn ra tại thôn Lộ Diêu. Đây là lễ hội truyền thống đặc trưng của vùng duyên hải miền Trung, là dịp để ngư dân bày tỏ lòng tôn kính với biển cả, cầu mong mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi bình an, nhiều tôm cá.
Từ 5h sáng, đoàn thuyền ra khơi làm lễ nghinh Ông - Ảnh: DŨNG NHÂN
Ngày 10-6, Lễ hội cầu ngư đã diễn ra tại thôn Lộ Diêu. Đây là lễ hội truyền thống đặc trưng của vùng duyên hải miền Trung, là dịp để ngư dân bày tỏ lòng tôn kính với biển cả, cầu mong mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi bình an, nhiều tôm cá.
2 thg 6, 2025
An Khê - nơi linh địa tối cổ nhất ở Đông Nam Á
Đặc biệt, An Khê hiện đang là di chỉ khảo cổ về người nguyên thủy tối cổ nhất ở khu vực Đông Nam Á, những phát hiện kỹ nghệ đá cũ An Khê đã làm thay đổi nhận thức về lịch sử con người ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á nói chung.
Đến An Khê, chúng tôi tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn thượng đạo. Đây chính là vùng đất dựng nghiệp, căn cứ của 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ vào năm 1771, dấy binh chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ngày nay, tại đây vẫn còn lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc cũng như cổ vật quý cuối thế kỷ XVIII, với 6 cụm và 17 di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
26 thg 5, 2025
Phế tích tháp Chăm ở An Phú (Pleiku): Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất
Phế tích tháp Chăm ở xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai quật khảo cổ học hai lần vào các năm 2023 và 2024. Đặc biệt, trong lần khai quật lần thứ hai, các nhà khảo cổ đã phát hiện được “Hố thiêng” với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn, được tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn cùng nhiều hiện vật có giá trị.
Có một bia ký Chăm quý hiếm của Gia Lai ít người biết đến
Từ trước đến nay, Gia Lai chỉ được biết đến với hai bia ký Chăm là bia Drang Lai (C43, thị xã Ayun Pa) và bia Tư Lương (C237, huyện Đăk Pơ). Tuy nhiên, còn một bia ký khác ít được biết đến: bia C42, nằm sau lưng tượng thần Shiva cưỡi bò tại tháp Drang Lai. Hiện, bia này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Hoa Kỳ). Tư liệu từ Viện Nghiên cứu Thế giới Cổ đại – Đại học New York cung cấp nhiều thông tin quý giá về tấm bia này.
12 thg 5, 2025
Đồng bào Ba Na gìn giữ “trái tim” của buôn làng
Nhà rông là ngôi nhà chung linh thiêng, là “trái tim” của buôn làng. Mỗi khi có hư hỏng xảy ra, đồng bào Ba Na ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cùng chung tay đầu tư xây dựng, sửa chữa, tu bổ để gìn giữ kiến trúc văn hóa độc đáo này.
Nhà rông Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh, có chiều cao trên 20 m (tương đương căn nhà 6 - 7 tầng) được xây dựng mới vào tháng 8/2017 và trở thành nhà rông lớn nhất, nóc nhà của đại ngàn Tây Nguyên. Đến nay, phần mái nhà rông đã bị hư hỏng nhiều nên dân làng đã họp bàn, chọn ngày để lợp lại mái nhà rông.
Nhà rông là ngôi nhà chung linh thiêng, là trái tim của buôn làng, nơi diễn ra những lễ hội quan trọng của cộng đồng người Ba Na
Nhà rông Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh, có chiều cao trên 20 m (tương đương căn nhà 6 - 7 tầng) được xây dựng mới vào tháng 8/2017 và trở thành nhà rông lớn nhất, nóc nhà của đại ngàn Tây Nguyên. Đến nay, phần mái nhà rông đã bị hư hỏng nhiều nên dân làng đã họp bàn, chọn ngày để lợp lại mái nhà rông.
11 thg 5, 2025
Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”
11 thg 4, 2025
Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai
Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.
17 thg 3, 2025
Cập kênh phố cao nguyên
Rất hiếm đô thị nào như Pleiku được xây dựng trên bung biêng các quả đồi với những con đường uốn lượn và cong như cánh võng, lẩn khuất như mơ như thực giữa các sườn đồi trong lãng đãng sương mù buổi sớm, với những con ngõ cập kênh khúc khuỷu dìu dịu mùi hoàng lan, dạ hương...
Hồi còn là sinh viên, về nhà nghỉ Tết, làng tôi khi ấy còn là... làng, một ngôi làng như mọi ngôi làng thời ấy, chưa có điện, đói và buồn, những con đường làng và bóng tre, tiếng gà gáy vịt kêu, ao chuôm uềnh oang tiếng ếch nhái. Một đêm mưa dầm và lạnh xứ Huế, nằm chờ giao thừa để dâng cỗ thắp hương ông bà tổ tiên, tôi nghe radio, chương trình thơ giao thừa, và nghe được một bài thơ rất ấn tượng, tác giả là Việt kiều Nguyễn Hồi Thủ, nếu tôi nhớ không lầm. Bài thơ về Buôn Ma Thuột, hồi ấy được mệnh danh là thành phố “buồn muôn thuở”, nó buồn mênh mông và cũng gợi mênh mông.
Tôi nhớ cái điệp khúc nhắc đi nhắc lại đất đỏ, cà phê và tâm trạng day dứt của người xa quê...
Hồi còn là sinh viên, về nhà nghỉ Tết, làng tôi khi ấy còn là... làng, một ngôi làng như mọi ngôi làng thời ấy, chưa có điện, đói và buồn, những con đường làng và bóng tre, tiếng gà gáy vịt kêu, ao chuôm uềnh oang tiếng ếch nhái. Một đêm mưa dầm và lạnh xứ Huế, nằm chờ giao thừa để dâng cỗ thắp hương ông bà tổ tiên, tôi nghe radio, chương trình thơ giao thừa, và nghe được một bài thơ rất ấn tượng, tác giả là Việt kiều Nguyễn Hồi Thủ, nếu tôi nhớ không lầm. Bài thơ về Buôn Ma Thuột, hồi ấy được mệnh danh là thành phố “buồn muôn thuở”, nó buồn mênh mông và cũng gợi mênh mông.
Tôi nhớ cái điệp khúc nhắc đi nhắc lại đất đỏ, cà phê và tâm trạng day dứt của người xa quê...
9 thg 3, 2025
Lễ Tơ Mon của người Ba Na
Lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một trong nhiều nghi lễ của đồng bào dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên. Lễ Tơ Mon với ý nghĩa giúp con người gần gũi nhau hơn, chan hòa, yêu thương nhau hơn.
Từ xa xưa, người Ba Na xem phong tục kết nghĩa là sợi dây kết nối, biến người xa lạ thành người thân. Lễ kết nghĩa của người Ba Na được tiến hành hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa, thân thiết, đùm bọc, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Lễ hội của người Ba Na ở Gia Lai.
Từ xa xưa, người Ba Na xem phong tục kết nghĩa là sợi dây kết nối, biến người xa lạ thành người thân. Lễ kết nghĩa của người Ba Na được tiến hành hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa, thân thiết, đùm bọc, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
24 thg 2, 2025
Bánh thuẫn - hương vị Tết xưa
Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.
Những ngày cận Tết, chúng tôi ghé thăm lò bánh thuẫn gia truyền hơn 40 năm của bà Trần Thị Mỹ Lệ (77A Trần Quý Cáp). Đến đầu đường, mùi thơm dìu dịu đưa tôi đến nhanh hơn tới nhà bà Lệ, để tận hưởng hương vị thân quen, truyền thống của Tết xưa.
Bánh thuẫn có màu vàng nhạt, bung nở 5 cánh như hoa mai gọi xuân về
Những ngày cận Tết, chúng tôi ghé thăm lò bánh thuẫn gia truyền hơn 40 năm của bà Trần Thị Mỹ Lệ (77A Trần Quý Cáp). Đến đầu đường, mùi thơm dìu dịu đưa tôi đến nhanh hơn tới nhà bà Lệ, để tận hưởng hương vị thân quen, truyền thống của Tết xưa.
10 thg 2, 2025
Cà đắng đùm lá chuối - món ăn dân dã của người Jrai
Ẩm thực của người Jrai - dân tộc thiểu số đông nhất tại tỉnh Gia Lai - luôn mang đậm dấu ấn độc đáo với những món ăn dân dã nhưng đậm chất văn hóa truyền thống.
9 thg 2, 2025
Làng chài bên dòng Krông Năng
Là phụ lưu của sông Ba, dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng đôi bờ mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư phủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, song với người dân làng chài bên dòng Krông Năng, việc đánh bắt thủy sản an toàn là cách trả ơn dòng sông thân yêu.
Lênh đênh sông nước
Theo chân những ngư phủ dạn dày kinh nghiệm, chúng tôi được nghe kể nhiều chuyện thú vị trong hành trình mưu sinh của họ bên dòng Krông Năng. 3 giờ chiều, từ bến đò dưới chân cầu Krông Năng (xã Krông Năng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chiếc ghe nhỏ của ông Phan Văn Công rẽ sóng tiến về phía tỉnh Phú Yên.
Ông Công cho biết đây là nghề cha để lại. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cố đô Huế, từ nhỏ, ông đã theo cha ngồi thuyền đánh bắt cá trên sông. Sau khi lấy vợ, sinh con, cuộc sống khó khăn nên năm 1997, ông cùng vợ con bắt đầu hành trình di dân đến những vùng đất mới mưu sinh.
Lênh đênh sông nước
Theo chân những ngư phủ dạn dày kinh nghiệm, chúng tôi được nghe kể nhiều chuyện thú vị trong hành trình mưu sinh của họ bên dòng Krông Năng. 3 giờ chiều, từ bến đò dưới chân cầu Krông Năng (xã Krông Năng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chiếc ghe nhỏ của ông Phan Văn Công rẽ sóng tiến về phía tỉnh Phú Yên.
Ông Công cho biết đây là nghề cha để lại. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cố đô Huế, từ nhỏ, ông đã theo cha ngồi thuyền đánh bắt cá trên sông. Sau khi lấy vợ, sinh con, cuộc sống khó khăn nên năm 1997, ông cùng vợ con bắt đầu hành trình di dân đến những vùng đất mới mưu sinh.
8 thg 2, 2025
Khám phá “vương quốc pơ mu” trên đỉnh Kon Ka Kinh
Quần thể hàng ngàn cây pơ mu trăm năm tuổi nằm giữa rừng nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thuộc loại “độc nhất vô nhị” đang được bảo vệ nghiêm ngặt như một kho báu giữa đại ngàn.
“Mục sở thị” rừng pơ mu cổ thụ
Dù đã hẹn rất nhiều lần nhưng các nhân viên Trạm bảo vệ rừng số 6 (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) đóng tại địa bàn xã Kon Pne (huyện Kbang) vẫn e ngại về độ khó khăn của hành trình lên rừng pơ mu cổ thụ. Các anh cho hay, rừng pơ mu cổ thụ nằm ở độ cao trên 1.400 m so với mực nước biển, nơi có nhiều dốc cao, vực sâu, đường đi rất vất vả, nếu gặp mưa sẽ khó khăn gấp bội, buộc phải qua đêm giữa rừng.
“Mục sở thị” rừng pơ mu cổ thụ
Dù đã hẹn rất nhiều lần nhưng các nhân viên Trạm bảo vệ rừng số 6 (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) đóng tại địa bàn xã Kon Pne (huyện Kbang) vẫn e ngại về độ khó khăn của hành trình lên rừng pơ mu cổ thụ. Các anh cho hay, rừng pơ mu cổ thụ nằm ở độ cao trên 1.400 m so với mực nước biển, nơi có nhiều dốc cao, vực sâu, đường đi rất vất vả, nếu gặp mưa sẽ khó khăn gấp bội, buộc phải qua đêm giữa rừng.
Kỳ thú vườn bonsai độc lạ ở Pleiku
Vườn bonsai Vũ Nguyễn (66 Võ Trung Thành, TP. Pleiku) đang sở hữu nhiều tác phẩm độc lạ, mang giá trị thương mại lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều người đam mê nghệ thuật cây cảnh.
Vườn bonsai Vũ Nguyễn được đánh giá là điểm đến kỳ thú để mục sở thị các tác phẩm bonsai đẹp-độc-lạ, hội đủ yếu tố nghệ thuật lẫn giá trị thẩm mỹ, giá trị thương mại cao, đặc biệt là các tác phẩm bonsai hàng “khủng”. Một trong những tác phẩm bonsai hội đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ, văn” là cây chòi mòi “Thiền sư”.
Không chỉ nổi bật về kích cỡ, dáng thế đẹp, đường nét vân nu uốn lượn kỳ ảo theo từng thời khắc ánh sáng, tác phẩm đã thu hút giới đam mê cây kiểng lẫn các nhà sưu tầm có tiếng trong nước đến tham quan, thưởng lãm.
Vườn bonsai Vũ Nguyễn được đánh giá là điểm đến kỳ thú để mục sở thị các tác phẩm bonsai đẹp-độc-lạ, hội đủ yếu tố nghệ thuật lẫn giá trị thẩm mỹ, giá trị thương mại cao, đặc biệt là các tác phẩm bonsai hàng “khủng”. Một trong những tác phẩm bonsai hội đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ, văn” là cây chòi mòi “Thiền sư”.
Không chỉ nổi bật về kích cỡ, dáng thế đẹp, đường nét vân nu uốn lượn kỳ ảo theo từng thời khắc ánh sáng, tác phẩm đã thu hút giới đam mê cây kiểng lẫn các nhà sưu tầm có tiếng trong nước đến tham quan, thưởng lãm.
7 thg 2, 2025
Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp
Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.
5 thg 1, 2025
Độc đáo du lịch cộng đồng ở Ia Mơ Nông
Từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, Gia Lai bước vào mùa đẹp nhất với những con đường trải đầy sắc vàng hoa dã quỳ hoặc được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa cà phê. Phố núi Tây Nguyên hiện lên quyến rũ đến lạ thường, nhất là khi các hoạt động văn hóa truyền thống được hòa quyện và phát triển cùng các tour du lịch cộng đồng đặc sắc, mang những nét rất riêng không nơi nào có được.
Cách thành phố Pleiku chừng 30 km, làng Kép ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah đang trong giai đoạn phát triển mạnh về du lịch cộng đồng, được nhiều du khách nước ngoài tìm đến để trải nghiệm các sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân tộc Jrai như: lễ hội cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan mây tre, làm rượu ghè, hóa trang thành ma bùn...
Cách thành phố Pleiku chừng 30 km, làng Kép ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah đang trong giai đoạn phát triển mạnh về du lịch cộng đồng, được nhiều du khách nước ngoài tìm đến để trải nghiệm các sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân tộc Jrai như: lễ hội cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan mây tre, làm rượu ghè, hóa trang thành ma bùn...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)