Hiển thị các bài đăng có nhãn cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 5, 2024

Những món cà phê ngon và dở nhất thế giới

Taste Atlas lại vừa giới thiệu một danh sách các món ẩm thực ngon nhất thế giới. Lần này là các món cà phê.

Danh sách "Top 56 Best Coffee in the World" này được tổng hợp từ 4.090 bình chọn của độc giả Taste Atlas tính đến 16/05/2024, trong đó hệ thống đã lọc ra còn 2.727 bình chọn hợp lệ.

Trong danh sách 56 món cà phê ngon nhất thế giới này có 4 món từ Việt Nam. Dưới đây là điểm bình chọn, thứ hạng, mô tả và hình ảnh thức uống từ Taste Atlas

Hạng 14, điểm 4,2*

6 thg 11, 2023

Tản mạn cà phê vợt

Miền Bắc có cà phê vợt không?

Cái nồi ngồi trên cái cốc - đó là câu chuyện cười cợt các chú bộ đội từ ngoài Bắc vô "giải phóng" miền Nam năm 1975, khi nhìn cái phin cà phê đặt trên cái ly. Mọi người khẳng định đây là chuyện có thiệt, và tui cũng tin chắc đây là chuyện có thiệt 100%, giống như chuyện mấy ảnh khoe ngoài Bắc giàu có lắm, ti vi tủ lạnh chạy đầy đường, kem nhiều tới mức phơi khô để dành ăn cả tháng...

Gác qua một bên câu chuyện ngờ nghệch của các chiến sĩ vẻ vang bên thắng cuộc, câu hỏi tui tự đặt ra trong chuyện này là: Rõ ràng là dân ngoài đó không biết tới cà phê phin, nhưng như vậy họ pha cà phê bằng gì? Ngoài Bắc có pha cà phê bằng vợt không?

Quán cà phê ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Lê Hồng Phong, Hà Nội năm 2014. Thời điểm này cái ở trên bàn không còn được gọi là cái nồi ngồi trên cái cốc nữa.

13 thg 12, 2022

Cà phê muối mang thương hiệu xứ Huế

Bên cạnh tham quan lăng tẩm và ăn các loại bánh truyền thống, du khách đến Huế nên thử cà phê muối, món đồ uống rất riêng của đất Cố đô.

Hơn 10 năm qua, cà phê muối đã được nhiều người dân và khách du lịch đến Huế biết đến như một thứ đồ uống "nhất định phải thử".

Cà phê muối uống ngon khi uống cùng đá lạnh. Ảnh: Vạn An

27 thg 10, 2022

Cà phê vợt: Có nơi ở Sài Gòn gì cũng từ từ

Trong khi mô hình nhượng quyền và chuỗi coffeeshop liên tục "mọc lên như nấm", đâu đó ở Sài Gòn vẫn còn những không gian chỉ sáng tinh sương mới cảm nhận được: mùi cà phê, mùi của bình minh, và tiếng ôn tồn của... người già.

Ly cà phê vợt gây nghiện ở Cheo leo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không rõ bắt nguồn từ đâu, nhưng có lẽ mạng xã hội chính là "kẻ dẫn đường" cho những điều cũ kỹ tưởng như đã bị bụi thời gian làm phai màu.

1 thg 3, 2022

Phải thử cà phê cốt dừa một lần khi đến Hải Phòng

Một trong những món ăn khi ghé thăm Hải Phòng du khách nên thưởng thức, đó là cà phê cốt dừa. Cà phê cốt dừa Hải Phòng khác hoàn toàn với cà phê đổ vào cùng phần cốt dừa đá xay.

Thức uống cà phê cốt dừa Hải Phòng có hương vị riêng. Ảnh: Chi Thùy

15 thg 1, 2020

Đậm đà hương vị cà phê trứng Hà Nội

“Đã từng uống cà phê ở nhiều nơi, nhưng cà phê ở Hà Nội ấn tượng hơn cả, đặc biệt là cà phê trứng. Cà phê trứng thực sự là một sự khám phá mới trong hành trình đến Việt Nam”, Đó là những gì blogger nổi tiếng Jodi Ettenberg từng chia sẻ trên trang du lịch AFAR về món đồ uống đặc biệt này của Hà Nội. 

Với những thực khách đã từng thưởng thức món đồ uống này, dù khó tính đến mấy cũng đều bị chinh phục cả về thị giác và vị giác. Có lẽ vì thế mà bất kỳ một du khách quốc tế nào khi đến Hà Nội cũng tìm đến những quán cà phê nổi tiếng lâu đời như Giảng, Đinh, Yên… để thưởng thức món đồ uống hương vị đặc trưng này của Hà Nội.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ phố Giang Văn Minh, quán cà phê Yên là địa điểm thưởng thức cà phê trứng lý tưởng ở Hà Nội.

19 thg 12, 2017

Thủ phủ cà phê Trung Trung bộ

Với sự hỗ trợ từ phía dự án của Viện Mekong trong việc phát triển từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cà phê, vùng đất đầy nắng gió Quảng Trị đã hình thành một thủ phủ cà phê của vùng Trung Trung bộ Việt Nam. 

Đổi thay miền sơn cước


Viện Mekong là một tổ chức liên chính phủ được thành lập bởi 6 nước thành viên của Tiểu vùng Mekong mở rộng gồm Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Chúng tôi tới huyện miền núi Hướng Hóa nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, nơi mà chỉ 30 năm về trước, được xem là rừng thiêng nước độc, cuộc sống đồng bào phụ thuộc vào thâm canh lúa và khai thác rừng nên hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao.

Năm 1994, tỉnh có chủ trương đưa dân vào khai hoang trồng cây công nghiệp. Những bản mới, thị tứ được hình thành bên triền đồi bạt ngàn cà phê.

1 thg 11, 2017

Đêm Đồng Văn thưởng thức cà phê phố cổ

Ngồi trong ngôi nhà cổ sắp bước sang tuổi 102, nhâm nhi tách cà phê nóng hổi và lắng nghe tiếng khèn Mông đủ để khiến người ta quên đi cái giá giữa cao nguyên đá Đồng Văn.

Trên con đường Hạnh Phúc những ngày cuối năm tấp nập từng đoàn xe đưa khách du lịch miền xuôi về cao nguyên đá Đồng Văn. Do cách thành phố Hà Giang 145 km với những cung đường đèo khúc khuỷu, nên gần như chiều tối du khách mới đến đặt chân đến được thị trấn Đồng Văn, sau hành trình Quản Bạ - Yên Minh, khám phá Dinh nhà họ Vương và chinh phục cột cờ Lũng Cú.

Vốn đã biết bao trùm cái lạnh cao nguyên khi thị trấn nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, nhưng cái giá giữa mùa đông sau khi mặt trời khuất núi khiến nhiều người phải rùng mình e ngại. Chỉ trong chốc lát, bóng tối đổ ụp toàn thị trấn. Trên khắp các con đường, bóng người và xe thưa dần, thế vào đó là ánh sáng mờ ảo của những quán nướng ven đường quốc lộ.

25 thg 3, 2016

Tận mắt xem công đoạn chế biến “cà phê chồn” từ chất thải của chồn

Ở Đà Lạt hiện có nhiều gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê chồn, họ cho chồn ăn trái cà phê chín, rồi lấy hạt cà phê từ phân chồn làm sạch và rang.

Tại xã Tà Nung, cách trung tâm TP. Đà Lạt chừng 20 km, có nhiều hộ gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê.

11 thg 5, 2015

Bảo tàng trong quán cà phê

Buôn Ma Thuột là thủ phủ của cây cà phê. Từ hơn 100 năm trước, khi người Pháp đặt chân đến nơi này, họ bắt đầu trồng cà phê. Và đến nay, cây cà phê là hình ảnh quen thuộc ở Tây Nguyên nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng. Với thành phố Tây Nguyên này, ai cũng có thể ghé đến một quán cà phê nào đó để nhâm nhi một ly cà phê ngon.
Nhưng với tôi, ngoài chuyện ly cà phê thì một điều thú vị khác khi đến đây là được thăm, “khám phá” một bảo tàng nằm trong quán cà phê ở cuối con đường Lê Thánh Tông của thành phố. Nơi này có tên gọi là Làng cà phê Trung Nguyên, mà người dân chỉ đường rất rành rẽ: “Thấy một tảng đá lớn ở trước là Trung Nguyên”.

Khách chỉ vừa mới dừng lại nơi này là đã có một anh bảo vệ lịch sự dắt xe giúp và đưa vào bãi giữ xe hoàn toàn miễn phí. Cuộc khám phá bắt đầu bằng một sự cảm tình như thế. Đến đây, uống cà phê là một cái cớ, mà không uống cũng không ai phàn nàn. Ngay cả các ngôi nhà kiến trúc kiểu nhà cổ Hội An nối nhau trong không gian rộng, dưới những tán cây xanh mát, bàn ghế gỗ đẹp, cũng đã khiến cho khách có một cái nhìn thú vị cùng với cảm giác thoải mái. Mỗi ngôi nhà như thế bán một loại cà phê ngon khác nhau.

Bên trong nhà sàn, khá nhiều vật dụng sinh hoạt trong đời sống của các dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên được lưu giữ, trưng bày.

13 thg 10, 2014

Người Sài Gòn và văn hóa uống cà phê trên Telegraph

Nhật báo nổi tiếng của Anh, tờ Telegraph chia sẻ cùng độc giả thế giới về một Sài Gòn đổi mới gắn liền nét văn hóa “uống” độc đáo của người dân tại đây. 

Một trong những khu ăn uống “đường phố” ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph 

Dưới ngòi bút của nhà báo Nicola Graydon, Sài Gòn hiện lên thật sống động và gần gũi. Đó là một Sài Gòn của những chiếc máy, tiếng còi xe, hay những quán phở ở góc đường. Đặc biệt hơn hết, là nét văn hóa “uống” cà phê của người dân Sài Gòn.

26 thg 5, 2014

Làng cà phê Trung Nguyên

Nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), làng cà phê Trung Nguyên hiện là một điểm tham quan cho du khách phương xa muốn tìm hiểu những thông tin thú vị liên quan đến cây cà phê và ngành công nghiệp chế biến cà phê. 

Với mong muốn xây dựng một thiên đường cà phê dành cho du khách khi đến thủ phủ của cà phê Buôn Ma Thuột, công ty cà phê Trung Nguyên đã cho xây dựng làng cà phê với diện tích hơn 
20.000m2. Sau hơn hai năm xây dựng, vào năm 2008 công trình đã hoàn thành và được ví như một bảo tàng lịch sử về văn hóa cà phê lớn nhất Tây Nguyên.

Vườn cà phê cổ thụ tại làng cà phê Trung Nguyên.

28 thg 12, 2013

Cà phê vợt, hương thơm ký ức

Ngày nay người ta thường nói nhiều đến chuyện văn hoá cà phê, nhưng bằng cách nào mà liên hệ với văn hoá cà phê khi không mở lại những không gian quán cà phê vợt từng đập cùng nhịp sống với cả thế hệ thị dân.


Không ai biết chính xác cái cách pha cà phê bằng vợt có từ thời điểm nào, nhưng hầu hết mọi người đều tin rằng cái vợt pha cà phê du nhập vào xứ ta cùng một ngày với cái thú uống cà phê.

6 thg 4, 2013

Cà phê trên đường phiêu du

Trong những hành trình rong ruổi, được uống ly cà phê ở lưng chừng đèo khi hoàng hôn xuống, bên bờ suối khi bình minh lên... thì thật không còn gì thú vị bằng. 

"Tiệc" cà phê trên đường đi - Ảnh: Thủy Trần

1. So với thưởng trà thì cà phê xem ra không phức tạp lắm. Đồ nghề đi kèm cũng không đòi hỏi phải chén tống, chén quân, khay đĩa lích kích lại dễ vỡ. Trong khi trà đòi hỏi một không gian tĩnh, một địa điểm tĩnh thì cà phê có phần linh động hơn nhiều. Có lẽ vì thế, cà phê trở thành món ngon khó bỏ của nhiều khách lữ hành trên đường phiêu du.

5 thg 12, 2011

Lễ hội văn hóa cà phê

(Ghi chú: Bài viết ngày 15/12/2007)
___

Hôm nay tôi đi xem Lễ hội Văn hóa cà phê.

Nếu không quá khó tính, có thể xem là lễ hội đã thành công. Những nhà tổ chức đã có công đưa về những cây cà phê từ Dak Lak, có cả đất đỏ Ban Mê... Có ly cà phê lớn nhất thế giới, có mô hình quy trình sản xuất cà phê... Có bài nói chuyện giao lưu của Vũ Khiêu, Dương Trung Quốc, Đỗ Trung Quân... Có âm nhạc đậm chất Tây Nguyên... và dĩ nhiên là không thiếu những quán cà phê (uống miễn phí).

Những nội dung đó của lễ hội, bạn có thể đọc ở nhiều nơi. Ở đây tôi muốn nói chuyện khác...


Cây cà phê trong rẫy cà phê ở Pleiku