Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamNet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VietnamNet. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 10, 2024

Ngôi nhà gỗ mít hơn 200 tuổi ở Quảng Nam

Ngôi nhà bằng gỗ mít của gia đình cụ Đồng Viết Mão xây dựng đã hơn 200 năm. Đây là ngôi nhà cổ lớn nhất vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn nguyên gốc tại làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam).

Ngôi nhà của cụ Đồng Viết Mão (85 tuổi) là 1 trong 8 nhà cổ bằng gỗ mít được xếp vào hạng "độc nhất vô nhị" còn sót lại tại làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam), và là 1 trong 4 ngôi làng cổ của cả nước được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 2019.

Cụ Mão cho biết, ngôi nhà của mình do đội thợ nổi tiếng làng mộc Văn Hà (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) xây dựng ròng rã suốt 4 năm, bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng. Trải qua 4 thế hệ, ngôi nhà này vẫn giữ vẹn nguyên được những giá trị và vẻ đẹp thuở ban đầu.

Tới Hòn Cau (Côn Đảo) bảo tồn rùa biển

Hòn Cau (Côn Đảo) không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp như “thiên đường hạ giới”, mà còn trở thành điểm đến thu hút nhiều người trẻ tới tham gia hoạt động bảo tồn rùa biển với trải nghiệm “có tiền cũng khó mua”.

Anh Vinh Lê (nhà sáng tạo nội dung, sống tại TPHCM) đã có 7 ngày tham gia làm tình nguyện viên bảo tồn rùa biển tại Hòn Cau (thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là chương trình do Công viên Quốc gia Côn Đảo và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) phối hợp tổ chức hàng năm.

Hòn Cau nhìn từ trên cao

5 thg 10, 2024

Thác 7 tầng ở Kon Tum 'treo' lưng chừng núi

Treo mình ở lưng chừng núi cao, thác Siu Puông ở Kon Tum mang nét đẹp nguyên sơ, hùng vĩ. Đây cũng là một trong những thác nước cao nhất Việt Nam.

Từ trung tâm xã Đắk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), đi qua những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, suối đá uốn lượn, cung đường ngoằn ngoèo giữa rừng thông bạt ngàn và bãi cỏ xanh mơn mởn, du khách sẽ nghe thấy tiếng nước đổ ầm ào.

Đó là tiếng nước đổ từ thác Siu Puông hùng vĩ, nằm giữa hai dãy núi Ngọc Kal và Ngọc Pâng, cách TP Kon Tum khoảng 89 km.

Thác Siu Puông treo mình ở lưng chừng núi cao. Ảnh: Đinh Công Lương

Địa điểm ‘chữa lành’ được ví như ‘vịnh Hạ Long thu nhỏ’ ở Đà Nẵng

Khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm, vào mùa nước cạn, những cồn nhỏ trong lòng hồ Hòa Trung lại hiện lên, tạo cảnh quan như “vịnh Hạ Long thu nhỏ” ở Đà Nẵng.

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20 km và cách đường DT602 (hướng đi Bà Nà) gần 7 km, hồ Hòa Trung là một trong những điểm đến được người dân địa phương và các tín đồ ưa xê dịch yêu thích nhờ sở hữu cảnh quan xanh mát, thích hợp làm chốn “chữa lành”, “đổi gió” cuối tuần.

Hòa Trung là hồ nước nhân tạo, có chức năng cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho cư dân thuộc hai xã Hòa Liên và Hòa Ninh của quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Hồ Hòa Trung nhìn từ trên cao

Đặc sản 'gà nước mặn' ở Phú Yên giá tiền triệu

Tuy vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng đây lại là đặc sản nức tiếng ở Phú Yên, giá thành lúc cao điểm lên tới 2 triệu đồng/kg nhưng vẫn hút khách tìm mua.

Cá bò hòm (hay còn gọi là cá thiết giáp) là loại hải sản quý hiếm được tìm thấy ở một số vùng biển từ Ninh Thuận đến Bình Thuận nhưng ngon và phổ biến hơn cả là ở Vũng Rô (TX Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).

Theo người dân địa phương, cá bò hòm thường sống trong các đầm, vịnh và cư trú quanh quẩn trong các rạn đá ngầm. Chúng có hình dáng kỳ dị với bộ xương rất cứng, lớp da lốm đốm đen gồm nhiều vảy hình lục giác ghép lại với nhau trông như chiếc hộp.

17 thg 9, 2024

Hòn đảo có đường đi lúc ẩn lúc hiện ở Vũng Tàu, khách ghé thăm phải canh ngày

Con đường dài vài trăm mét từ Bãi Sau (TP Vũng Tàu) tới đảo Hòn Bà chỉ xuất hiện vài tiếng đồng hồ vào một số ngày nhất định trong tháng.

Nằm cách mũi Nghinh Phong và chân núi Nhỏ khoảng 200 m, đảo Hòn Bà (thuộc khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu) là điểm đến hút khách nhờ có vẻ đẹp hoang sơ, mang những giá trị tâm linh và lịch sử.

Trên đảo có một ngôi miếu cùng tên, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tới dâng hương, hành lễ vào các dịp Rằm tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch.

Đảo Hòn Bà rộng hơn 5.000 m², như một ốc đảo nằm giữa biển. Trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có một ngôi miếu. Ảnh: Thanh Xuan Le Thi

Phở 5.000 đồng ở Nam Định, khách thấy ngon ăn 6 bát liền

Không chỉ phục vụ học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp, quán phở 5.000 đồng ở Nam Định còn thu hút nhiều người đi ô tô đến thưởng thức.

Nam Định nổi tiếng có nền ẩm thực phong phú, hấp dẫn. Địa phương này còn có chi phí sinh hoạt thuộc hàng thấp nhất cả nước với nhiều món ăn đường phố ngon, chất lượng nhưng giá rẻ.

Chẳng hạn như quán phở 5.000 đồng của chị Nguyễn Thị Chung nằm trên con phố nhỏ 19/5 (phường Trần Tế Xương, TP Nam Định) đã tồn tại gần 20 năm nay mà không hề tăng giá.

6 thg 9, 2024

Chuyện lạ trong ngôi nhà gỗ hơn 100 tuổi ở Hà Nam

Đôi rồng đá nạm ngọc và chiếc lư hương bị đánh cắp nhiều năm. Trước khi lâm chung, người sở hữu 2 cổ vật này dặn con cháu mang trả cho gia đình cụ Nguyễn Khuyến.

Ngôi nhà gỗ của cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1991. Hiện, con cháu cụ Nguyễn Khuyến vẫn sinh sống, thờ cúng tổ tiên tại đây.

Nhiều năm nay, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1941) hậu duệ đời thứ 5 của cụ Tam Nguyên Yên Đổ kiêm luôn vai trò ‘hướng dẫn viên’, kể cho du khách tham quan những câu chuyện liên quan đến ngôi nhà.

Ông Tùng - hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Khuyến.

2 thg 9, 2024

Bí mật trong ngôi làng tựa lưng vào núi ở Thanh Hóa khiến nhiều người sửng sốt

Làng Tiên Hòa thuộc xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời. Nơi đây còn phát hiện được di chỉ khảo cổ Cồn Cổ Ngựa cách đây khoảng 6.000 năm.

Nằm nép mình bên tả ngạn bờ sông Mã, làng Tiên Hòa được biết đến với tên gọi cổ xưa như Kẻ Khao – Khao Rú. Nơi đây đã phát hiện được di chỉ khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa nằm trong nền văn hóa Đa Bút cách đây 5.000 – 6.000 năm.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và thời gian, ngôi làng vẫn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc cũng như văn hóa truyền thống của vùng quê.

Theo các vị cao niên trong làng, khoảng giữa thế kỷ XVII, làng được tách thành 2 thôn. Một bộ phận dân cư tập trung xung quanh chân núi để tránh lụt lội về mùa mưa nên gọi là Tiên Hòa Sơn thôn (hay Khao Rú); số còn lại sống tại Tiên Hòa Bái thôn (còn gọi là Khao Đồng).

Toàn cảnh ngôi làng Tiên Hòa tựa lưng vào núi. Ảnh: Xuân Lục

30 thg 8, 2024

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Mật độ dân số ở Vĩnh Tường lên đến gần 1.500 người/km², trong khi mức bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ là hơn 900 người/km
². Huyện được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)...

Đặc biệt, thôn Bắc Trại của xã Vân Xuân còn nổi tiếng với những tòa lâu đài tọa lạc giữa xóm làng đông đúc.

Toà lâu đài nằm ở thôn Bắc Trại, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường. Ảnh: Nhị Tiến

23 thg 8, 2024

Suối tự nhiên ẩn mình giữa Mộc Châu, khách chơi thả ga không tốn tiền

Khu vực suối khá rộng, nước trong và sạch, hai bên bờ có nhiều cây xanh, thích hợp làm điểm đến “chữa lành”, giải nhiệt dịp cuối tuần cho các gia đình, nhóm bạn trẻ tới Mộc Châu dã ngoại.

Suối nước tự nhiên thuộc tiểu khu Bản Mòn, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La là điểm đến hấp dẫn du khách thời gian gần đây bởi vẻ đẹp xanh mát, hoang sơ.

21 thg 8, 2024

Độc đáo xóm nghề trăm tuổi ở TPHCM, nghệ nhân đọc kinh, niệm Phật khi làm

Sản phẩm của xóm nghề có tuổi đời gần 100 năm tại TPHCM đều mang yếu tố tâm linh nên nghệ nhân, người thợ phải tịnh tâm thậm chí đọc kinh, niệm Phật… khi theo nghề.

“Xóm tượng Phật”

Sâu trong con hẻm dưới chân cầu Ông Buông (quận 6, TPHCM) có một xóm nghệ nhân làm nghề truyền thống. Nơi đây được biết đến với tên gọi xóm chùa hay xóm tượng Phật.

Xóm có tên gọi như trên bởi có một số gia đình đã 3 đời làm tượng Phật. Người dân tại đây không biết chính xác làng nghề hình thành từ năm nào. Họ chỉ biết những nghệ nhân có thâm niên nhất hiện giờ đều là con cháu đời thứ 3 của các gia đình làm tượng thờ nổi tiếng.

Hiện nay, xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở giữ nghề truyền thống đặc biệt này.

20 thg 8, 2024

Khung cảnh mây vờn trên đồi cỏ, đẹp như phim ở Cao Bằng 'đốn tim' du khách

Mùa săn mây ở đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý), Cao Bằng đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

Những ngày qua, hình ảnh biển mây xuất hiện ở khu đồi cỏ xanh mướt, nhấp nhô uốn lượn, phía xa xa lấp ló ánh bình minh được chia sẻ rộng rãi trên nhiều nhóm du lịch. Cư dân mạng nhanh chóng "săn lùng" tọa độ check-in đẹp như phim này.

Theo tìm hiểu, khung cảnh gây sốt được ghi lại tại đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý) - nằm giáp ranh giữa xóm Khum Đin và xóm Bắc Vọng, thuộc xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

Khu vực này nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 70km.

Hai năm trở lại đây, đồi cỏ Ba Quáng thu hút rất đông người dân và du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, độc đáo, mỗi mùa mỗi vẻ.

Quán ăn ở TPHCM có tên 'bốc mùi', giá cả 'hết hồn' nhưng khách đông nườm nượp

Bên cạnh "ốc cổ mộ", "xôi nhà xác", "lẩu bò nghĩa địa", "cơm tấm bãi rác" cũng là một quán ăn thu hút sự chú ý của nhiều thực khách tại TPHCM.

"Cơm tấm bãi rác" là một quán ăn nằm ở phường 13, quận 4.

Trước đây, quán nằm ngay cổng chợ Xóm Chiếu, nơi các tiểu thương tập kết rác mỗi chiều để chờ xe tới gom đi. Với "đặc điểm nhận diện" này, chẳng biết từ bao giờ, khách gọi quán là "cơm tấm bãi rác".

Sau này, quán chuyển về đường Lê Văn Linh, cách vị trí cũ khoảng 1km nhưng cái tên độc lạ, "bốc mùi" vẫn gắn bó không rời. Quán mở cửa từ 16h hôm trước đến 2-3h hôm sau, càng về đêm lại càng đông khách.

19 thg 8, 2024

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

Nhắc tới đặc sản Ninh Bình, ngoài những cái tên quen thuộc như thịt dê, cơm cháy… còn có một món ăn không kém phần nổi tiếng, được nhiều thực khách yêu thích. Đó là gỏi cá nhệch.

Đúng như tên gọi, món gỏi này được chế biến từ nguyên liệu chính là cá nhệch. Đây là loài cá da trơn, không chân không vây, khỏe và khá dữ. Thoạt nhìn, chúng khá giống lươn nhưng kích thước lớn hơn, da trơn trượt, lưng và bụng màu nâu nhạt.

Cá nhệch sinh sống cả trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các khu vực đầm phá ven biển, cửa sông.

Nhệch là loài cá không chân không vây, vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng chế biến được thành nhiều món ngon… Ảnh: Ninh Anna

28 thg 7, 2024

Ghé xứ lụa ‘huyền thoại’, thưởng thức loạt món ngon, rẻ, lạ nức tiếng ở An Giang

Chỉ cần một ngày dạo quanh vùng đất Tân Châu (An Giang), du khách có thể thoải mái thưởng thức hàng chục món ngon, từ quà vặt bình dân chỉ vài nghìn đồng tới đặc sản nức tiếng như bánh chuối chiên, bánh hẹ, bánh lọt, bún cá, hủ tiếu, lía, tép chiên,…

Vùng đất Tân Châu (thuộc tỉnh An Giang) vốn được nhiều người biết đến với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa với những làng nghề nổi tiếng như làng dệt lụa Lãnh Mỹ A; Dệt Chiếu; Dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm Châu Phong,…

Bởi vậy, khi nhắc đến Tân Châu, người ta nghĩ ngay đến xứ lụa, nơi những thước vải lụa Lãnh Mỹ A từng vang bóng một thời đã làm nên thương hiệu đặc trưng cho vùng đất này.

26 thg 7, 2024

Hàng xôi xéo 'thần tốc' ở Hà Nội ngày bán 1000 suất, khách xếp hàng vây quanh

Quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hà Nội) là địa chỉ "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội và từng lên sóng truyền hình Hàn Quốc với hình ảnh chủ quán cắt xôi "thần tốc", khách xếp hàng kín xung quanh chờ mua.

7 giờ sáng, quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tấp nập thực khách đến mua. Nhiều du khách quốc tế cũng xếp hàng, háo hức xem cô chủ quán thể hiện "kỹ nghệ" cắt xôi xéo "thần tốc". Cả chục người vây quanh sạp hàng, chăm chú quan sát, chụp hình và quay video chủ quán thoăn thoắt chia xôi, thái đậu xanh, cắt giò chả.

Quán xôi này là của bà Mây, nay được giao cho con gái - chị Ngọc Anh. Chị Ngọc Anh sinh ra và lớn lên ở vùng đất làm xôi nổi tiếng thuộc làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tính đến nay, chị đã có hơn 20 năm cùng mẹ mưu sinh, rong ruổi khắp hè phố Hà Nội với những thúng xôi nóng hổi.

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức.

Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối kiến vàng... thì ở Tri Tôn (An Giang), kiến được sử dụng làm nguyên liệu của món bò xào kiến vàng với lá chha ca dao.

Ba nguyên liệu chính của món ăn này là thịt bò, kiến vàng và lá chha ca dao.

14 thg 6, 2024

Tàu đò Miệt Thứ một thời

Con tàu đò từ Tà Niên tôi đi mờ sương hôm ấy, đã về đâu trên những dòng sông của miền Nam nước Việt, nơi mỗi phận người đều gắn với đời sông.

Bạn đã bao giờ có cảm giác xốn xang khi ngồi trên con tàu đò mải miết chạy trên những con sông của miền Tây Nam Bộ, nhất là qua những con sông của vùng Miệt Thứ, giáp ranh giữa Kiên Giang và Cà Mau, vào một nửa đêm về sáng như tôi của hơn 40 năm trước chưa?

Năm 1982, từ Tà Niên, một thị tứ của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nhóm sinh viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM chúng tôi đang ở lại đây để viết về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lừng danh với trận đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo, trong giai đoạn ông đưa quân khởi nghĩa từ đây tập kích đồn Kiên Giang khiến quân Pháp khiếp vía.

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần

(Thơ Huỳnh Mẫn Đạt)

13 thg 6, 2024

Đặc sản Ninh Thuận bán vỉa hè, giá siêu rẻ, du khách không thể bỏ qua

Những món ăn đặc sản Ninh Thuận du khách nên thưởng thức khi đến mảnh đất này là bánh căn, bún sứa, bánh canh chả cá, gỏi cá mai. Tuy giản dị, giá rẻ, thậm chí bày bán vỉa hè nhưng những món ăn này vẫn mang hương vị rất riêng, hấp dẫn.

Bánh căn

Vốn là món ăn bình dị của người Chăm, ngày nay bánh căn thu hút du khách trong nước và quốc tế, trở thành món ăn không thể không thử khi tới Ninh Thuận. Bánh căn cũng dần xuất hiện phổ biến ở nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Bánh được làm từ bột gạo. Bột gạo, sau khi ngâm được người dân Ninh Thuận pha trộn thêm cơm nguội rồi xay bột, đo liều lượng nước và gạo sao cho phù hợp để bánh không bị nhão, cũng không bị khê khi nướng bánh…