24 thg 8, 2017

Hòn Sơn - đảo nhỏ nhưng sức hút không hề nhỏ

Hòn Sơn ở Kiên Giang có núi rừng nguyên sinh, gồm nhiều loại cây cối và động vật. Nơi này còn có tên gọi là đảo Hòn Rái, do trước đây trên đảo có rất nhiều rái cá sinh sống.

Đảo Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nằm cách thành phố Rạch Giá 65 km về phía tây, với diện tích 11,5 km2. Ảnh chụp bến cảng nhìn từ trên dốc xuống, nằm ở Bãi Nhà. Con đường ven biển chạy dọc vòng quanh đảo. Đường đã được trải nhựa nên chạy xe rất dễ dàng. Từ Bãi Nhà, bạn chạy dọc con đường về nhà nghỉ, đi ngang những trụ điện xây dựng trên biển để đưa điện từ đất liền ra đảo. Hiện đảo có điện 24/24h. 

Vẻ đẹp hùng vĩ thác Bản Giốc mùa nước đổ

"Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” - những câu hát mộc mạc, giản dị ghim sâu vào lòng người về vẻ đẹp hùng vĩ của nước non Cao Bằng.

Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Ảnh: Bách Hợp.

23 thg 8, 2017

Vũ điệu nhảy sạp của người Lô Lô

Trong những hình thái dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc không thể không nhắc tới múa sạp – những vũ điệu say đắm lòng người qua từng bước đi, sự khéo léo, nhịp nhàng của các chàng trai, cô gái nơi miền sơn cước. Cũng như đồng bào Thái, người Lô Lô cũng dịu dàng đằm thắm trong vũ điệu nhảy sạp

Cũng giống như các tộc người khác, đồng bào Lô Lô thường tổ chức múa sạp trong các lễ hội, các buổi giao lưu. Có thể nói múa sạp ẩn chứa sự cố kết cộng đồng là sợi dây vô hình gắn kết mọi người gần nhau hơn. Dù khởi nguồn từ dân tộc Thái hay dân tộc Mường thì múa sạp vẫn chứa đựng một sức sống tiềm tàng với độ lan tỏa rất lớn, múa sạp không chỉ thu hút đồng bào Tây Bắc mà hình thức dân gian này còn cuốn hút đông đảo đồng bào Kinh tham gia. Khởi nguyên, múa sạp để ăn mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) để gắn kết tình quân và dân đến nay múa sạp đã được nghệ thuật hóa. Múa sạp không chỉ xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, mà còn theo chân các đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam vươn ra trường quốc tế.

Làng nghề đúc gang Mỹ Đồng

Mỹ Đồng là làng nghề đúc gang nổi tiếng của huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Ai đến đây cũng sẽ dễ dàng bắt gặp tiếng búa nện chan chát và ánh lửa đỏ hừng hực suốt ngày đêm của các lò nấu gang.

Nghề đúc gang đã xuất hiện ở Mỹ Đồng cách đây hơn nửa thế kỷ. Người đầu tiên làm nghề đúc gang ở Mỹ Đồng là ông Nguyễn Văn Cáu. Ông Cáu đã học được nghề nối lưỡi cày và làm khuôn đúc gang từ những thợ đúc đồng ở Thanh Hóa. Sau khi đã thạo nghề, ông đã đưa nghề đúc gang về quê hương.

Sản phẩm đầu máy bơm nước được đúc bởi người dân làng nghề Mỹ Đồng. 

Hải Vân - sức hấp dẫn từ những cung đèo ám ảnh

Thuở xa xưa, đèo Hải Vân nổi tiếng với nạn giặc cướp, thú dữ hoành hành. Những năm trước thời kì Đổi mới, đường sá kém phát triển, cung đèo này là nỗi ám ảnh của cánh lái xe đường dài, bởi lơ mơ là phơi xe dưới vực thẳm. Ấy thế mà giờ đây đèo Hải Vân lại trở thành một cung đường có sức hấp dẫn đến kì lạ.

Trở lại câu chuyện về thời điểm chưa có hầm đường bộ Hải Vân (hầm này được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2005), mọi thứ phương tiện xe cộ vào Nam ra Bắc, muốn đi từ Huế sang Đà Nẵng và ngược lại thì chỉ có mỗi một cách là... leo đèo Hải Vân.

Và nói không ngoa, dọc theo con đường thiên lí Bắc Nam thời bấy giờ có lẽ không có con đèo nào dữ dằn và đáng sợ bằng đèo Hải Vân. Vì thế, những câu chuyện về lật xe, đổ đèo mất thắng, xe lao xuống vực vì bị mây mù che mất lối đi... là những chuyện "thường ngày ở huyện".

22 thg 8, 2017

Gỏi bòn bon thơm ngon, mát lòng

Gỏi bòn bon là món ngon quen thuộc trong đời sống ẩm thực người dân xứ Quảng, luôn đồng hành với những chủ bếp chuộng thực phẩm sạch. Món này phù hợp để thưởng thức quanh năm, không "kén" tiết trời.


Nguyên liệu đi kèm với bòn bon là thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, đậu phụng, hành phi, chanh, rau thơm và nước mắm. Gỏi bòn bon làm rất thủ công, qua nhiều công đoạn nên đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ, khéo léo. Trước tiên, tách riêng từng múi bòn bon. 

Bánh tráng cuốn Đại Lộc vẫn thơm ngon qua bao thế hệ

Đến với làng quê của huyện Đại Lộc những ngày nắng cháy da thịt, dạo quanh nơi đây sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh tráng tròn tròn sắp xếp thẳng tắp trên vỉ được phơi trước sân nhà, sau hè dưới cái nắng gắt ngày hè. 


Nghề làm bánh tráng cuốn ở các làng quê của huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) ngày trước được gầy dựng từ bàn tay của những người phụ nữ thôn quê, chịu thương chịu khó, cần cù thức khuya dậy sớm tráng bánh để lo cho cuộc sống gia đình. 

Nhà thờ Phú Cường- Điểm nhấn kiến trúc của tỉnh Bình Dương

Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhiều năm qua phát triển mạnh mẽ với nhiều khu đô thị mới mọc lên nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng trong khu vực trung tâm thành phố vốn đã hình thành từ lâu đời. Nổi bật hơn cả ở đây là nhà thờ Phú Cường, một ngôi nhà thờ khang trang với kiến trúc đẹp bậc nhất Bình Dương nói riêng và các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung, mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử trên vùng đất này. 

Nhà thờ Phú Cường có tên gọi đầy đủ là Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường được xây dựng trên một gò đất ngay ngã 6 trung tâm, thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong bối cảnh kiến trúc của nhà thờ khi từ mọi ngả được về trung tâm thành phố, nhà thờ Phú Cường theo nhiều góc độ đã nổi bật lên từ phía xa.

Ngược dòng thời gian, từ năm 1864, một ngôi nhà thờ bằng gạch có kiến trúc kiểu Gothic đã được dựng lên tại đây. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, trên cùng vị trí, nhà thờ Phú Cường đã trải qua nhiều lần được trùng tu và xây mới. Đến năm 2009, theo xu thế hiện đại, nhà thờ Phú Cường đã được xây dựng bề thế với tổng thể kiến trúc là sự kết hợp giữa những ô cửa hình vòm, mái chóp nhọn của nhà thờ Thiên Chúa giáo và mái vòm điển hình của nhà thờ Hồi giáo.

Nhà thờ Phú Cường là nhà thờ có kiến trúc đẹp bậc nhất tỉnh Bình Dương.

21 thg 8, 2017

Na Hang, hướng nào cũng lung linh

Lơ đãng, chủ quan cùng với đam mê đưa đẩy chúng tôi đến gương hồ lạ miền cao Đông Bắc theo tới bốn cung đường khác nhau. Rốt cuộc lại là may mắn. Vì đường nào, hướng nào cũng đẹp lung linh. 

Một đoạn trên sông Gâm đẹp như bức tranh thủy mạc - Ảnh: TRẦN THÁI HOÃN 

Từ khi đập thủy điện Na Hang hình thành năm 2007, một gương hồ đẹp mới ra đời, bổ sung vào danh sách danh lam thắng cảnh non sông cẩm tú nước Việt, rất nổi tiếng trên các diễn đàn du lịch trong và ngoài nước.

Về Bãi Che khi còn may mắn

Nghe tên rất lạ, đối với cả người dân Nha Trang vì trước giờ trên nhiều tài liệu, phương tiện truyền thông vẫn gọi nơi này là bãi Tre. 

Bãi Che tinh khôi, đẹp rực rỡ. -ảnh: T.T.H.

Những ngọn núi xứng tầm di tích quốc gia

Đó là núi Thới Lới và Giếng Tiền, 2 trong 5 ngọn núi độc đáo hình thành từ dung nham núi lửa hàng nghìn năm trước ở huyện Lý Sơn.

Ngành VH-TT&DL tỉnh đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ di tích núi Thới Lới và Giếng Tiền, để UBND tỉnh trình Bộ VH-TT&DL công nhận di tích thắng cảnh cấp quốc gia.

Thới Lới hùng vĩ
Trên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, từ xa du khách có thể nhìn thấy núi Thới Lới cao vút, cùng với những ngọn núi khác tạo dáng vẻ như đất đảo có hình thang cân. Núi Thới Lới cao so với mực nước biển khoảng 170m. Nhiều du khách đến Lý Sơn thường kháo nhau, nếu chưa chinh phục được đỉnh núi Thới Lới thì xem như chưa đến Lý Sơn.

Du khách tham quan cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới. ẢNH: VĨNH HƯỚNG 

Rừng phi lao trăm tuổi bên bờ biển xứ Nghệ

Nằm sát bờ biển ở thôn Đồng Thanh, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) là rừng cây phi lao hơn trăm tuổi. 

Rừng phi lao (dương) nằm trên bãi biển xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai. Ảnh: Phương Linh 

Đây là điểm nhấn trong không gian của vùng quê biến. Ảnh: Phương Linh. 

20 thg 8, 2017

Tuổi thơ bạn đã từng ăn quả quao chồn?

Vị mát, đắng nhẹ, hòa với vị cay của ớt, vị bùi của lạc rang và rau thơm hòa quyện với nhau giúp cho món nộm quao chồn ngon đến khó cưỡng.

Quao là loại cây thân gỗ, cao tới 15 - 25m, tương đương quả quao dài khoảng 50 cm. Mỗi cây cho tối đa khoảng 20 quả. Ảnh: Đinh Tuân 

Vịnh Lan Hạ - Vẻ đẹp yên bình đang được khám phá

Vẻ đẹp yên bình và tách biệt của vịnh Lan Hạ tạo nên một sức hút mới lạ và thú vị đối với du khách.

Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long.

Canh vả nấu giò heo

Trái vả và chân giò heo là hai thứ bổ dưỡng, kết hợp với nhau trong món canh theo cách nấu của người Huế lại càng trở nên đặc biệt và có hàm lượng dinh dưỡng cao, bồi bổ sức khỏe.

Trái vả là trái cây khá quen thuộc với người Huế để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng với hương vị đặc trưng. Trái vả khi được chế biến kết hợp cùng một số thứ khác, không chỉ thành món ăn ngon mà còn có tác dụng làm thuốc để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe. Trong đó phải kể đến món trái vả nấu canh với giò heo. 


19 thg 8, 2017

Túy Vân sơn thủy hữu tình

Túy Vân phong cảnh hữu tình, bốn mùa non xanh nước biếc, trên núi có chùa Thánh Duyên được phong vào hàng quốc tự, dưới chân núi có phá Tam Giang trời nước bao la thơ mộng, xứng đáng là một trong những thắng cảnh bậc nhất của xứ Thần Kinh.

Chúng tôi đến Huế vào những ngày hè đỏ nắng, thế nhưng dọc theo con đường Quốc lộ 49B, đoạn tiếp nối từ Quốc lộ 1A xuôi về phía cửa biển Tư Hiền, không khí vẫn mát rượi nhờ bóng mát của những hàng dương, hàng dừa, những khu vườn xanh mướt và cả những ngọn gió mang hơi ẩm thổi về từ phía phá Tam Giang.

Qua khỏi cầu Tư Hiền, theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đi thêm chừng 3 cây số nữa thì đến núi Túy Vân. Từ dưới chân núi ngước mắt nhìn lên là dãy bậc đá phủ mờ rêu xanh, phía trên cao thấp thoáng ánh vàng cổng tam quan của chùa Thánh Duyên nằm lẫn khuất trong bóng lá rừng xanh biếc.

Dạo bước lên núi tham quan chốn cửa thiền, giữa cảnh bình yên non nước, khi bên tai chỉ còn lại tiếng lá rừng xào xạc xen lẫn trong tiếng rì rầm của sóng nước và tiếng kinh cầu man mác giữa buổi trưa hè, lòng người viễn khách bỗng trở nên thư thái lạ thường và bao nhiêu muộn phiền cũng dường như tan biến hết. 

Cách giữa cổng tam quan và ngôi chánh điện là một khoảng sân nhỏ bằng gạch đỏ.

Phiên chợ đá quý

Chợ đá quý Hà Nội họp phiên vào chủ Nhật hàng tuần tại số 456 Hoàng Hoa Thám. Đây là phiên chợ độc đáo do Hội đá quý Hà Nội tổ chức nhằm giao lưu và giới thiệu sản phẩm đá quý của Việt Nam tới người tiêu dùng.

Đến với phiên chợ, khách hàng có thể lựa chọn cho mình nhiều sản phẩm đá quý của Việt Nam như Shapphire, Thạch anh, Ruby… còn thô hoặc đã qua chế tác với giá giao động từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài trăm triệu đồng. Những người bán hàng ở chợ đá quý là hội viên của Hội đá quý Việt Nam đến từ những tỉnh thành nổi tiếng về đá quý như Lục Yên (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An…

Chị Vũ Thị Nhung đến từ Lục Yên (Yên Bái) cho biết, kể từ khi chợ thành lập chị không bỏ một buổi nào. Chị bắt xe từ Tuyên Quang đến Hà Nội từ tối thứ 7 để sáng chủ Nhật kịp có mặt tại chợ. Khách đến mua hàng tại Chợ đá quý Hà Nội cũng rất đông.

Chợ đá quý trên phố Hoàng Hoa Thám được họp vào chủ nhật hàng tuần, do hội đá quý Hà Nội tổ chức nhằm giới thiệu sản phẩm đá quý Việt Nam đến người tiêu dùng.

Chè sen- tinh túy ẩm thực Hà Nội

Hè là mùa mang đến nhiều sắc hoa nhất cho Hà Nội. Và cùng với mùa sen nở trong nắng hè thì ẩm thực của người Hà Nội không thể thiếu món chè sen với vị thơm ngọt thanh mang đặc trưng riêng. 

Chỉ là món ăn dân dã được bán trong cửa hàng nhỏ nằm ở những ngõ hẹp của phố cổ Hà Nội, nhưng món chè sen đã gắn với kỷ niệm tuổi thơ của mỗi đứa trẻ Hà Nội. Có lẽ vì vậy mà khi ngày càng xuất hiện nhiều loại chè như chè Thái, chè khúc bạch... nhưng chè sen vẫn giữ chỗ đứng riêng với nhiều người.

Theo bà Nguyễn Thị Thơm chủ cửa hàng chè hơn 40 năm ở Quán Thánh (Hà Nội) thì nguyên liệu để làm chè sen khá đơn giản. Hạt sen khô được chọn ở những đầm sen ngon sẽ được đem ngâm cho mềm. Sau đó đãi sạch và cho lên bếp nấu đến khi nào bở và dẻo. Thế rồi dưới cách chế biến tinh tế của người nấu chè lâu năm ở Hà Nội, sự kết hợp giữa vị ngọt thanh của đường với các nguyên liệu đi cùng như đậu xanh, thạch đen và trân châu hòa quyện vào vị bùi của hạt sen đã tạo nên một bát chè sen thơm ngon mê đắm lòng người.

Vào khoảng tháng 8 hàng năm, đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch đài sen.

Động Quan Âm ở Đà Nẵng - Kỳ quan tâm linh

Giữa một Đà Nẵng đang từng ngày vươn lên trong xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa, có một khoảng không gian tĩnh lặng thiêng liêng này, để đến Đà Nẵng có những phút giây quên đi những trần ai, hòa mình vào thiên nhiên, với cửa Phật, để nội tâm quay về với những điều bình yên hướng thiện.

Dưới ngọn Kim Sơn trong quần thể Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), qua hàng triệu năm kiến tạo và dấu mình trong lòng núi một hang động đẹp. Đến năm 1956, Hòa thượng Thích Pháp Nhãn mới có cơ duyên phát hiện ra động này:

“Ngũ Hành có núi Kim Sơn 
Có chùa tĩnh lặng bên sông Cổ Cò 
Bàn tay tạo hóa điểm tô 
Quan Âm thạch động, vọng chuông kinh cầu” 

Cơ duyên đó là một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm Bồ tát ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài. Theo đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quán Âm thiên tạo, thật ứng nghiệm. 

Gỏi cá dãnh Phan Thiết

Nhà tôi ở Phan Thiết, gần cầu Dục Thanh, sát chân cầu là một dãy nhà sàn, đa số người dân sống bằng nghề biển trong đó có nhà bác Ty, vợ chồng bác có một cô con gái trạc tuổi tôi nên tôi thường sang chơi. Bác rất quý mến và tôi thường được chiêu đãi nhiều món ăn ngon, có hôm vài con ghẹ lưới, ốc vôi luộc, có khi là nồi cháo cá mú tươi, thơm ngon nhưng tôi "ghiền" nhất vẫn là món cá khô dãnh.

Cá khô dãnh. 

Hang Câu, một tuyệt phẩm trời ban

Hang Câu ở xã An Hải (Lý Sơn), nằm dưới chân núi Thới Lới, tiếp liền với chùa Hang, kéo dài về phía đông theo mé biển. Giống như chùa Hang, hang Câu hình thành do nước biển ăn vào chân núi Thới Lới trong thời kỳ biển tiến, cách chúng ta chừng 4.500 năm, vào Kỷ nguyên Holocene (Holocene epoch).

Trong chuyến nghiên cứu về địa mạo, địa chất Lý Sơn năm 2016, sau khi trực tiếp khám phá hang Câu và núi Thới Lới, GS.TS Ibrahim Comoo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (Global Geoparks Network) thuộc UNESCO, đã khẳng định: “Thiên nhiên quá thiên vị cho nơi này, chỉ cần đến đây là đã có thể thấy được gần như đầy đủ về từng đợt phun trào núi lửa hình thành nên trái đất chúng ta hiện nay. Trên thế giới, không mấy địa điểm đẹp, có trầm tích núi lửa như ở hang Câu”.

Tuyệt phẩm trời ban
Có người cho rằng, sở dĩ có tên hang Câu vì vùng biển ở đây có nhiều rau câu, một loài tảo biển có thể chế biến thành xu xoa (thạch), giá trị dinh dưỡng rất cao, đồng thời là món quà mùa hè khá phổ biến và rất được ưa thích của người Quảng Ngãi. Cũng có cách giải thích khác, cho rằng tên gọi hang Câu là do dưới các rạn san hô có nhiều loài hải sản sinh sống, lại có những ghềnh đá nổi chạy từ bờ ra phía biển sâu, ngồi lên đó buông câu, vừa bắt được nhiều cá, vừa rất thích thú vì được đón gió mát và ngắm cảnh thiên nhiên chuyển động quanh mình.

Thắng cảnh Hang Câu - Lý Sơn. ảnh: TL 

Đến Con Cuông thưởng thức món 'chịn xồm' của người Thái

"Chịn xồm" là cách gọi món thịt chua của đồng báo Thái ở Con Cuông (Nghệ An). Món ăn này là sự kết hợp tinh tế của lá cây rừng, gia vị và thịt lợn tươi. Hiện nay nó là đặc sản núi rừng rất được ưa chuộng. 

Thịt chua hiện nay trở thành đặc sản của huyện miền núi Con Cuông. Ảnh: Bá Hậu 

Cũng như giàng thức ăn trên gác bếp hay dìm sâu xuống lòng sông, suối, "chịn xồm" được người dân miền núi thuở xưa chế biến bằng cách ủ chua nhằm bảo quản nguồn thức ăn trong quá trình đi rừng dài ngày hoặc khi thú rừng săn về ăn không hết. Cách thức này được người đồng bào truyền giữ cho đến ngày nay.

Bản Thái cổ bên dòng Nậm Xan

Bản Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương có 169 hộ dân, 782 nhân khẩu trong đó có gần 100% là cư dân đồng bào Thái với những phong tục, tập quán cổ xưa.

Cách trung tâm xã biên giới Tam Quang (Tương Dương) chừng 15km, men theo tuyến đường liên bản như dải lụa mềm vắt trên sườn núi để đến với bản Tùng Hương. Ảnh: Hồ Phương 

Dẻo thơm nếp lam Khe Kèm

Người ta vẫn hay nói nếu chưa đến thác Kèm chưa phải đến Con Cuông, đến thác Kèm chưa thưởng thức cơm nếp lam sau khi tắm thác thì quả là điều đáng tiếc. 

Để làm được một mẻ cơm lam ngon được người ăn tấm tắc rất kỳ công. Người Thái Con Cuông cũng phải có những bí quyết riêng để du khách đến ngắm thác Khe Kèm, thưởng thức cơm lam mãi nhớ.

Trước tiên nếp thơm phải được đãi sạch cho vào chậu nhôm ngâm một buổi cho nở ra. Khi ngâm có cùi dừa thái sợi chỉ, ngâm nước cốt dừa cho nếp thấm, đổ ra thúng cho ráo nước. Ống để lam nướng được chặt từ cây nứa non trong rừng, về chặt từng lóng một, nếu chặt ống già khi nướng lửa sẽ bị vỡ. 

Gạo nếp trộn với dừa thái nhỏ. Ảnh: Tường Vi 

17 thg 8, 2017

Ánh trăng Khmer

Cả nước Việt Nam có hơn 15.000 ngôi chùa, trong đó hầu hết là chùa Bắc tông, chùa Nam tông chỉ có 539 ngôi (hơn 3%). 539 ngôi chùa Nam tông ấy tập trung chính ở miền Tây Nam bộ và chủ yếu là Nam tông Khmer. Thí dụ, riêng Trà Vinh đã có tới 141 ngôi chùa Nam tông Khmer.

TPHCM có hơn 1.000 ngôi chùa, nhưng chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (dưới 2%). Khác với miền Tây, ở TPHCM chùa Nam tông chủ yếu là của người Việt, cả thành phố chỉ có 2 ngôi chùa Nam tông Khmer thôi. Đó là chùa Chantarangsay ở 164/235 đường Trần Quốc Thảo, thuộc phường 7, quận 3 và chùa Pothiwong ở 1985B Hồng Lạc, phường 10, quận Tân Bình.

Chùa Chantarangsay là ngôi chùa Nam tông Khmer to và đẹp nhất ở TPHCM (chùa Pothiwong to và đẹp... nhì!).

Cổng chùa

Đông Bích - làng của những nhà thơ

Làng Đông Bích sẽ như bao nhiêu làng quê xứ Nghệ khác trong tôi, nếu không phải nó đi vào trong rất nhiều bài thơ, câu chuyện của những nhà văn sinh ra, lớn lên ở làng. 

Cái tên Đông Bích hóa thật gợi với núi Quỳ, cây đa ba nhánh, khe Nhà Vàng... và những bà mẹ nông dân ru con, dạy con bằng ca dao tục ngữ, bằng thơ.

Đi từ Vinh, qua Thanh Chương đến thị trấn Đô Lương, dừng lại ở đường qua Đò Cung, rẽ tay trái đi mấy trăm mét nữa thì gặp làng quê bé nhỏ nằm giữa cánh đồng. Đó là làng Đông Bích của xã Trung Sơn, huyện Đô Lương.


Bến đò Cung hôm nay. Ảnh: Vương Trọng 

Độc đáo những món lam của người vùng cao

Lam là món ăn không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú ở vùng cao Nghệ An và ngày nay nó còn được phổ biến rộng rãi, được nhiều thực khách ưa chuộng.

Theo những già làng người Thái kể lại thì món lam xuất phát từ cộng đồng dân tộc này. Đây là món ăn dùng ống tre, nứa làm "nồi" để nấu chín các loại thức ăn. Ảnh: Đào Thọ 

Chèo thuyền mạo hiểm trên sông Đạ Đờn

Nỗ lực vượt qua dòng nước cuồn cuộn 

Theo quốc lộ 27 uốn lượn qua những đồi thông, chúng tôi đến với xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà – một điểm đến du lịch mới cách TP. Đà Lạt chừng 50km. Vài năm gần đây, vùng đất hẻo lánh này đang thu hút nhiều người trẻ yêu thích du lịch mạo hiểm.

Đoạn sông Đạ Đờn dài 12km từ cầu Đạ Đờn đến cầu treo ở thôn Đa Nung A có nhiều ghềnh thác khá hấp dẫn. Sông gập ghềnh đá, loại đá đã được dòng nước bào mòn qua hàng ngàn năm. Nhờ vậy du khách chọn đi thuyền phao sẽ có cảm giác thử thách nhưng vẫn đủ an toàn.

Hấp dẫn vùng trà Chế Là

Những đồi trà xanh bạt ngàn 

Hỏi ở đâu trà ngon nhất huyện, bà Vũ Thị Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang chỉ chúng tôi lên Chế Là.

Từ thị trấn Cốc Pài, chúng tôi ngược 20km đường núi quanh co đến với xã Chế Là khi những tia nắng hè chói chang đang cố gắng xuyên thủng lớp mây dày đặc che vùng đất cao gần 1.000 mét này. Ấy vậy mà cũng non trưa, mặt đất Chế Là mới được rải một lớp nắng vàng nhạt. Điểm trên đó là các thảm màu xanh có lớp lang của những đồi trà…

Nước chấm 'nhỏ mà có võ' ​trong ẩm thực Việt

Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu nước chấm - đó là tâm lý của hầu hết người Việt khi ăn, bởi nếu thiếu thì món ăn sẽ không tròn vị nữa. 

Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu nước chấm 

Nhớ có lần cùng mấy người bạn nước ngoài vào một quán bia ở Hà Nội và gọi ra dăm món, mỗi món đi kèm một loại nước chấm riêng biệt khiến các bạn tôi ồ lên ngạc nhiên lẫn thích thú.

Tôi kể với họ có thể cùng một loại nước chấm, mỗi vùng miền lại có cách pha chế gia giảm khác nhau.

Lạ miệng với món lẩu cháo huyết rồng

Lẩu cháo huyết rồng là một món ăn khá xa lạ đối với nhiều người, xa lạ bởi chính cái tên độc đáo của nó.

Món lẩu cháo huyết rồng được chế biến từ gạo đỏ của xứ Đồng Tháp Mười này mang đậm nét truyền thống lẫn hiện đại của ẩm thực Việt Nam, được gói gọn trong sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu vùng sông nước và các món ăn quen thuộc của người Việt, như tôm, thịt, mực, sò, nấm... Đây cũng là một món ăn lạ miệng, khiến không ít người tò mò muốn khám phá loại gạo vốn còn rất ít những phiên bản chế biến. 


Cần Thơ phát triển du lịch cộng đồng nơi có “cá lóc bay”



Du lịch Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với mô hình cá lóc bay, vườn cây ăn trái, vườn cò hay mô hình du lịch trải nghiệm như: Làm bánh dân gian tại các nhà vườn; chèo ghe, tát mương bắt cá; vào bếp thực hiện nấu những món ăn dân dã đồng quê.

Mô hình cá lóc bay tại khu du lịch Cồn Sơn 

Du lịch Cần Thơ đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho các hộ dân. Hàng năm, du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng ở vùng đất này ngày một tăng, góp phần vào vào phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ tính 6 tháng đầu năm, lượng khách đến Cần Thơ ước đạt gần 4,6 triệu người, doanh thu hơn 1.300 tỷ đồng.

16 thg 8, 2017

Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu

Ai ở miền Nam ngày trước chắc đều biết hoặc nghe mấy câu: Nhất Dương Chỉ - Nhị Thiên Đường - Tam Tông Miếu... Tiếp theo là Tứ đổ tường - Ngũ Vị Hương - Lục tào xáNgộ và hay là bài đồng dao (hoặc vè) này ngoài việc đếm từ 1 tới 6 (Nhất đến Lục) nó còn liệt kê các hạng mục khác nhau. Từ một môn võ công (nhất dương chỉ), đến một loại dược phẩm (dầu gió Nhị Thiên Đường), văn hóa phẩm (lịch Tam Tông Miếu), tệ nạn xã hội (tứ đổ tường), gia vị (Ngũ vị hương), món ăn đường phố (lục tào xá). Nhận định theo kiểu truyền thông bây giờ là Tôn vinh Top thương hiệu của từng ngành hàng theo bình chọn của người tiêu dùngQua đó ta có thể biết được những thứ nổi tiếng của miền Nam thuở xưa (thập niên 1960, 1970).

Hai trong số 6 thương hiệu trên khá đặc biệt ở chỗ nó không chỉ là tên sản phẩm mà còn là tên địa điểm nữa. Đó là Nhị Thiên Đường, vừa là tên một loại dầu gió, vừa là tên một chiếc cầu (gần nơi sản xuất dầu). Đó là Tam Tông Miếu, vừa là tên một loại lịch, vừa là tên một ngôi chùa (là nơi làm ra lịch).

Bài viết này chỉ lan man về lịch Tam Tông Miếu thôi, không nói về 5 cái top còn lại.

Lịch Tam Tông Miếu là gì?


Đình Giàn và những giá trị văn hoá lịch sử

Đình Giàn thờ thái úy Lý Phục Man làm thành hoàng làng thuộc địa phận thôn Cáo Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm,Hà Nội. Xưa kia thôn Cáo Đỉnh còn có tên nôm là làng Giàn. Đình làng Giàn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của một ngôi làng cổ.

Những giá trị văn hoá nghệ thuật
Đình Giàn toạ lạc trên khu đất cao, rộng rãi trong khu vực dân cư của làng. Đình hướng tây, nhìn ra đường lên cầu Thăng Long. Các bộ phận cấu trúc thành di tích bao gồm một ao rộng phía trước, sân, vườn và khu kiến trúc có nhiều nếp nhà ngang dọc tạo thành.

Đình Giàn có bố cục hình chữ Công cấu thành bởi hai dãy nhà ngang và một dãy nhà dọc. Song do được xây tường bao kín và quy mô của hậu cung tương ứng với nhà thiêu hương nên nhìn từ bên ngoài, di tích có kết cấu phảng phất bóng dáng của một ngôi đền cổ.

Nhà đại đình gồm năm gian hai dĩ xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Mái đình lợp ngói ta, mặt trước của ba gian giữa mở ba cửa lớn hình chữ nhật, hai gian bên xây tường bao. năm bộ vì được làm thống nhất theo kiểu thượng chồng rường giá chiêng hạ kẻ. Trên mỗi vì hai cột cái được làm dạng cột trốn đặt trên một quá giang to, dày. Hàng hiên hẹp. Nền nhà đại đình được tôn cao 50cm so với mặt sân phía trước, hai gian hồi xây bệ gạch cao 30cm để làm chỗ ngồi cho các giáp mỗi khi có việc làng.

Toàn cảnh đình Giàn. 

Duyên dáng nón lá Ngọc Mỹ

Nghề làm nón lá truyền thống ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội) không chỉ được người dân nơi đây bảo tồn và gìn giữ mà còn đem lại thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ dân.

Để làm nón, người dân Ngọc Mỹ thường mua lá cọ non từ tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên đem phơi khoảng 2 - 3 nắng làm nguyên liệu. Khi lá đã khô, người thợ đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây để là lá cho thẳng và cắt nhọn đầu lá. Để làm thành một sản phẩm nón hoàn chỉnh, người thợ sẽ mua khuôn nón ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội). Sau đó sẽ dùng những que nứa được chẻ nhỏ cuốn thành vành quanh khuôn nón. Bằng sự khéo léo và tỉ mỉ, người thợ sẽ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nứa rồi khâu. Khâu là một công đoạn khó nhất, vì lá dễ rách, nên đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ. Sau khi khâu xong, người thợ sẽ dùng kéo cắt lớp lá thừa và làm nốt cạp nón.

Sau khi khâu xong, người ta sẽ dùng kéo cắt lớp lá thừa và làm nốt cạp nón. 

Độc đáo vật dụng che mưa của các dân tộc vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên đầy nắng gió nhưng mưa cũng dầm dề dai dẳng không kém, kéo dài suốt sáu tháng trong năm. Để chống chọi với thiên nhiên trong mùa mưa, đồng bào các dân tộc đã tự tạo cho mình những tấm áo, nón đi mưa khá độc đáo từ các nguyên vật liệu sẵn có của núi rừng.

Đa dạng về hình dáng và kích thước
Những vật dụng để che mưa của các dân tộc vùng Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng về hình dáng và kích thước. Có cái hình tròn, cái hình vuông, hình chữ nhật và đặc biệt có loại thoạt trông người ta liên tưởng giống như nửa con thuyền. Nguyên liệu để làm chúng là một loại lá cây rừng gần giống với cây cọ rừng, hoặc lá của một loài cây hay mọc ở vùng đầm lầy mà người K’ho gọi là Tờm Sra. Ngoài ra, đồng bào còn dùng tre, lồ ô để làm khung, dây mây, hoặc vỏ cây để thắt kết làm quai đội.

Nón đội đầu

Sắc màu văn hóa người Khmer

Về Ðồng bằng sông Cửu Long, thăm những vùng đất Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang… chúng tôi dễ dàng nhận ra những vùng dân cư có đồng bào người Khmer sinh sống. Bởi ở đó có những ngôi chùa Khmer được xây cất theo lối kiến trúc chùa chiền Phật giáo nguyên thủy rất độc đáo nằm nổi bật trên các khu đất cao, rộng rãi. Xung quanh những ngôi chùa ấy chính là các phum, sóc của đồng bào Khmer quây quần sinh sống bình yên, hạnh phúc với những lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc. 

Ngôi chùa - “trái tim” của cộng đồng người Khmer
Chúng tôi theo chân anh bạn người Khmer tên là Thạch Ri Cơn về quê Trà Vinh chơi nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay. Nơi mà Ri Cơn dẫn chúng tôi vào thăm trước tiên không phải là nhà của mình, mà là một ngôi chùa Khmer có tên là Xoài Xiêm Mới. Ri Cơn đến vái lạy vị sư cả Thạch Nhứt trong chùa, cũng là thầy dạy anh trước đây. Đó là cách mà một Phật tử người Khmer thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn đến vị sư già.

Thạch Ri Cơn cho biết, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất của mỗi người dân Khmer, và cả cuộc đời của một người Khmer sinh sống ở Trà Vinh quê anh hầu như gắn bó với ngôi chùa.

Đối với người Khmer, ngôi chùa là nơi thiêng liêng và quan trọng nhất. Ảnh: Nguyễn Luân

Lâu đài chứa hơn 20.000 chai rượu vang ở Phan Thiết

Khu tham quan được thiết kế như một lâu đài châu Âu, mở cửa từ sáng đến 7h tối.

Nhìn từ phía ngoài, tòa lâu đài có kiến trúc như tường thành, tường xây bằng gạch đỏ và trắng, xung quanh bao bọc nhiều cây xanh. 

Tòa lâu đài thuộc phường Phú Hài, mở cửa từ 7h sáng đến 7h tối hàng ngày, không nghỉ trưa. Khách mua vé tham quan giá 100.000 đồng, có nhân viên hướng dẫn và tham quan khi xuống hầm rượu. Vé gửi xe miễn phí.

Hải Tặc - quần đảo xinh đẹp cuối trời tây nam Tổ quốc

Bạn từng đi du lịch biển nhiều nơi và luôn băn khoăn về vấn nạn hiện nay là biển nhiều rác thải quá? Đến với quần đảo Hải Tặc (Kiên Giang), bạn có thể yên tâm.

Quần đảo Hải Tặc (Kiên Giang) được biết đến vào khoảng cuối thế kỷ 17, từng là căn cứ của hải tặc “Cánh Buồm Đen” khét tiếng. Toàn bộ quần đảo này thuộc xã Tiên Hải của thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Vi vu khám phá Cù Lao Xanh “xứ nẫu”

Về “xứ nẫu”, hỏi Cù Lao Xanh (xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) hẳn ai cũng có thể chỉ ra hòn đảo án ngữ giữa hai cửa vịnh Quy Nhơn và vịnh Xuân Đài.

Cù Lao Xanh - Ảnh: Trần Thế Dũng

Đặc biệt, tuyến đường vòng đảo mới mở chạy quanh co bám theo bờ biển nên khá thuận tiện khi xuống khu vực rừng đá, những bãi tắm nhỏ kín gió, hoặc rẽ lên đỉnh núi.

Mặc dù Cù Lao Xanh chưa có lưới điện quốc gia, đời sống dân đảo vẫn còn khó khăn, song đường sá trên đảo đều được đổ bêtông hoặc tráng nhựa mỏng.

Đây là vị trí lý tưởng để khách phương xa vừa thăm ngọn hải đăng cổ, cột cờ vừa phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh Cù Lao Xanh giữa muôn trùng sóng nước.

15 thg 8, 2017

Hình ảnh bình dị trên cảng cá Bà Rịa - Vũng Tàu

Chạy dọc bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu từ huyện Long Điền sang huyện Đất Đỏ, tôi đã may mắn ghi lại được những hình ảnh lao động tuyệt đẹp của bà con ngư dân nơi đây. 

Thức dậy từ khá sớm, tôi có mặt tại cảng cá nhỏ thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Mùa cào hến trên sông La

Nghề cào hến đem lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Bến Hến. ẢNH PHẠM ĐỨC

Sau những ngày mưa lũ, dòng sông La trở nên hiền hòa trong mát. Đây cũng chính là thời điểm người dân thôn Bến Hến nằm cạnh dòng sông La, xã Trường Sơn, H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) bước vào mùa cào hến.

Quán 40 năm được báo Mỹ mệnh danh 'đệ nhất cà ri dê Sài Gòn'

Vị cay nồng xé lưỡi của ớt, hòa với hương thơm nồng của cà ri, thêm một ít vị béo ngậy của thịt dê cắt miếng vừa phải tạo thành món ngon độc đáo nức tiếng giữa Sài Gòn.

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ 149F trên đường Trần Quang Khải (phường Tân Định, quận 1) có một quán cà ri dê đã tồn tại hơn 40 năm nay. Ngoài hương vị của món ăn được nhiều người gọi là “huyền thoại cà ri dê” thì câu chuyện về cái quán nhỏ, cũ kỹ này cũng rất thú vị. 

Ghé quán vào buổi chiều tối, tấm biển hiệu “Cà ri dê Bảy Hồng” được treo trước cột điện chẳng có đèn nên nhiều người không để ý sẽ rất dễ bỏ qua. Con hẻm dẫn vào quán khá ngoằn ngoèo và có thể gọi là “siêu nhỏ”, chỉ vừa đủ một người qua lọt. Anh bạn đi cùng tôi nói vui rằng: “Thật, đi ăn mà cứ như đang truy tìm kho báu chứ đùa”. 

Quán tầm giờ này khá đông khách, chúng tôi gọi một phần cà ri dê và bắt đầu quan sát khung cảnh xung quanh. Diện tích quán không rộng lắm, chỉ tầm 15m². Khu vực bếp nằm phía trong, nhưng được thiết kế khéo léo cho thực khách có thể quan sát thao tác nấu nướng của chủ quán. 

Mỗi ngày, bà Hoa đều thức dậy từ lúc 3 giờ sáng chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng đến 9 giờ để kịp phục vụ thực khách Ảnh: Lưu Trân 

Chùa Khmer “ánh trăng” tuyệt đẹp giữa Sài Gòn

Chùa Chantarangsay mang những đường nét kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa Khmer, đem lại những khám phá thú vị về văn hóa Khmer ngay giữa Sài Gòn.

Tọa lạc ở số 164/235 đường Trần Quốc Thảo,quận 3, TP HCM, chùa Chantarangsay (còn gọi là Candaransi - có nghĩa là Ánh Trăng trong tiếng Việt) là ngôi chùa Khmer độc đáo do nhà tu hành người Khmer Lâm Em sáng lập từ năm 1946. Kể từ khi hoạt động, chùa đã qua bảy lần trùng tu, diện tích hiện tại là 4.500 

13 thg 8, 2017

Những điểm dừng chân trên Cù Lao Thu

Đảo Phú Quý của Bình Thuận còn được biết với tên gọi khác là Cù Lao Thu, có khung cảnh hoang sơ và yên bình.

Nếu hỏi hải đăng Triều Dương thì có lẽ nhiều người dân trên đảo không biết, bởi họ vẫn quen gọi là trụ đèn Triều Dương. Trước những con sóng lớn trắng xóa ập vào trụ đèn, ngọn hải đăng vẫn đứng vững phía trước Hòn Tranh xinh đẹp. Hải đăng nằm ngay cầu cảng Phú Quý để dẫn đường cho những con tàu cập cảng đúng hướng vào ban đêm. 

Đảo Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam

Tách biệt phố thị xô bồ, xã đảo Tam Hải hoang sơ được nhiều du khách chọn khám phá, trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân.

Xã đảo Tam Hải ở huyện Núi Thành, Quảng Nam, cách TP Tam Kỳ 40 km, là nơi hoang sơ, bình yên. Từ khi trở thành làng bích họa hồi đầu tháng 7, nơi này thu hút nhiều du khách hơn. 

9 thg 8, 2017

Chợ Năm Căn

Trước đây, quốc lộ 1A tới Năm Căn là hết. Từ Năm Căn ra tới mũi Cà Mau tận cùng đất nước bắt buộc phải đi bằng đường thủy. Du khách có thể chọn một trong hai cách để ra tới mũi Cà Mau. Một là khởi hành từ TP Cà Mau, đi tàu khách ra Đất Mũi, quãng đường (thủy) dài hơn 110 km. Hai là đi đường bộ tới Năm Căn rồi từ đó đi ca nô, vỏ lãi ra Đất Mũi, khoảng hơn 50 km. Tui đã từng ra Đất Mũi bằng cả 2 cách. Đi từ Năm Căn thì thú vị hơn. vì vừa có dịp dừng ở Năm Căn, vừa đỡ chán vì ngồi tàu khách quá lâu (khoảng 3 tiếng).

Đầu năm 2016, con đường nối từ Năm Căn tới Đất Mũi đã được thông xe. Từ ấy đã có thể đi một lèo tới Mũi Cà Mau bằng đường bộ.

Tui lại có dịp ra mũi Cà Mau vào tháng 4/2017. Đáng lẽ chạy thẳng bằng xe ra Đất Mũi, tui lại thèm và nhớ cái cảm giác bồng bềnh trên sông nước U Minh Hạ nên cho xe dừng ở Năm Căn và thuê vỏ lãi để ra Mũi.

Chợ Năm Căn ở vị trí phía ngoài bên tay phải của hình này, đi tới phía trước, rẽ trái đi dưới gầm cầu sang bên kia là bến tàu Năm Căn.

Nghề làm mắm 200 tuổi trứ danh Phan Thiết

Người dân làm nước mắm từ thời Phan Thiết mang tên Tổng Đức Thắng (1809), mỗi năm ủ chượp được 25 triệu lít. 

Nước mắm Phan Thiết xếp loại "lão làng", được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Cách đây 200 năm, ngư dân ở nhiều tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã vượt biển đến sinh sống ở vùng đất mới - chính là Phan Thiết ngày nay. Do lượng cá đánh bắt ở biển không tiêu thụ hết, nên họ nghĩ ra phương pháp ủ chượp cá với muối để làm nên nước mắm.

Đến đầu thế kỷ 20, thương hiệu nước mắm Liên Thành của Phan Thiết bắt đầu nức tiếng trong Nam ngoài Bắc. Đời cha truyền con nối, nghề làm nước mắm được giữ gìn, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Đặc sản trứ danh Phan Thiết được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2007. Hiện có khoảng 200 cơ sở sản xuất trong thành phố, cung cấp 25 triệu lít mỗi năm cho thị trường.

Làng Lỗ Khê – đất Tổ ca trù

Làng Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng được hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét của một làng cổ, với quần thể đình, miếu, cổng, luỹ làng, lễ hội những làn điệu dân ca. Đặc biệt trong đó phải kể đến hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc là hát ca trù.

Tổ chức giáo phường ca trù Lỗ Khê

Ca trù Lỗ Khê gắn với giáo phường hàng Phủ của đạo Kinh Bắc (giáo phường to nhất của nước ta lúc bấy giờ), trên địa bàn khá rộng của 12 họ, 11 làng hàng phủ. Cụ thể: Làng Trịnh Nguyễn (làng Ngòi) và làng Trịnh Xá thuộc huyện Đông Ngàn, nay cùng thuộc Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Dương Sơn (làng Chõ), làng Phúc Tinh thuộc huyện Đông Ngàn, nay cùng thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Thụy Hà, làng Quan Âm nay cùng thuộc xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh. Làng Lại Đà, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Làng Đông Lâu, làng Hồi Quan huyện Yên phong, nay thuộc hai xã Đông Tiến huyện Yên phong và Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Phú Lâm huyện Tiên Du, nay thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du.

Làng Lỗ Khê có hai họ: Họ Nguyễn Văn, Tổ họ là Nguyễn Văn, hiệu Phúc Chính Tiên sinh. Họ Nguyễn Thế, Tổ họ là Nguyễn Thế Nho, hiệu Trung Trực Tiên sinh. 

Cận cảnh thánh đường Trung Lao trăm tuổi trước và sau đám cháy

Thánh đường Trung Lao bị thiêu rụi trong đêm 5-8 không chỉ để lại nỗi niềm tiếc nuối cho bà con giáo dân mà còn nhiều người dân khu vực bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà công trình mang lại. 

Những hình ảnh trước và sau đám cháy của nhà thờ Trung Lao 

Nhà thờ được đánh giá là có sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa yếu tố Gothic của Tây Ban Nha với kiến trúc truyền thống của Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật chạm trổ hoa văn đạt đến trình độ tinh xảo.

Đón cá lúc bình minh Nhân Trạch

Từ bãi tắm biển Nhật Lệ (TP Đồng Hới, Quảng Bình), theo con đường nhựa ven bờ biển chạy xuyên giữa rừng cây phi lao xanh ngát của mẹ Nghèng, bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều điều mới lạ ở vùng đất chân sóng Nhân Trạch. 

Cửa sông Dinh ở Nhân Trạch - Ảnh: L.GIANG 

Xã biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vốn dĩ rất bình lặng. Nhưng từ tháng 4-2016 bỗng “có tiếng” trên các phương tiện thông tin đại chúng nhờ... sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, với vệt nước biển đỏ, san hô chết...