30 thg 9, 2024

Cắm trại bên bờ hồ Bà Hào trong rừng Mã Đà, Đồng Nai

Sau một thời gian dài ở nhà tránh dịch Covid-19, gia đình tôi quyết định đi cắm trại bên bờ hồ Bà Hào, Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Buổi sáng ở đây thật sự “đã”, đối với người yêu thiên nhiên và thích sự tĩnh lặng như tôi thì đây đúng là một thiên đường.

Khi tỉnh Đồng Nai bắt đầu nới kiểm soát tại các chốt ra vào tỉnh đối với người đến từ TPHCM, gia đình tôi đã tổ chức một buổi cắm trại để giải tỏa căng thẳng sau 4 tháng ở nhà không đi ra đường vì dịch bệnh Covid-19. Tôi và vợ đều đã chích 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19, cả gia đình tuân thủ quy định 5K trong suốt chuyến đi và cũng chỉ cắm trại cùng nhau khi đến Đồng Nai. 

Không gian tràn ngập tiếng côn trùng, tiếng chim hót và tiếng gà gáy.

Ngắm lúa ở... café

Ngày thứ ba ở Sa Pa, thấy tôi ngỏ ý muốn đi ngắm ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa; cậu lái taxi bảo: Em sẽ dẫn anh đến chỗ này, tha hồ thư giãn cùng thiên nhiên và ngắm lúa. Đây là quán “cà phê lúa” mới mở đang rất “hot”. Tôi đã đi đủ loại quán cà phê theo chủ đề: nào cà phê tranh, cà phê nhạc, cà phê hoài cổ, cà phê bao cấp, cà phê cá koi, cà phê thiền… nhưng chưa đi cà phê lúa bao giờ. Ừ, thế thì đi…

Ngục Kon Tum qua những hình ảnh tư liệu lịch sử

Nhân dịp tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Ngục Kon Tum, xin giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh tư liệu lịch sử về Ngục Kon Tum từ những năm 1930.

Nhà Lao Kon Tum năm 1930.

Từ cuối năm 1929, thực dân Pháp bắt đầu đưa tù chính trị từ các tỉnh đồng bằng lên giam giữ tại Ngục Kon Tum; dùng sức lao động của tù nhân để làm đường giao thông phục vụ cho mưu đồ cai trị của chúng; lợi dụng nơi rừng núi xa xôi, dân cư thưa thớt cách xa các trung tâm đô thị và đồng bằng nhằm cách ly tư tưởng Cộng sản.

Độc đáo suối Đăk Lôi

Mặc dù còn hoang sơ, nhưng không kém phần thơ mộng, đến với suối Đăk Lôi, du khách có thể thỏa thích ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo mà thiên nhiên ban tặng.

Nằm ở địa phận thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo của huyện Đăk Hà, nhưng suối Đăk Lôi chỉ cách thành phố Kon Tum chừng 15km. Với vị trí địa lý khá thuận lợi, nên suối Đăk Lôi dần được nhiều người biết đến, đặc biệt là các “tín đồ” yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm. Bằng chứng là từ đầu năm đến nay, suối Đăk Lôi đã đón gần 5.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để tìm hiểu rõ hơn về con suối này, tôi đã quyết định tự mình đến và chứng kiến vẻ đẹp thơ mộng của suối Đăk Lôi.

Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau khoảng 30 phút chạy xe máy, tôi đã có mặt tại thôn Kon Jong để tiến vào suối Đăk Lôi. Đường đi đẹp, nên việc di chuyển vào suối khá thuận tiện. Trên đường đi, tôi gặp được khá nhiều nhóm di chuyển bằng ô tô vào vùng ven suối.

Du khách đến với suối Đăk Lôi. Ảnh: T.T

29 thg 9, 2024

Leo đỉnh Chư Nâm, ngắm núi lửa Chư Đăng Ya, núi Hàm Rồng

Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 25 km về phía Bắc, cạnh núi lửa Chư Đăng Ya nổi tiếng, đỉnh Chư Nâm là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách yêu thích trekking trong thời gian gần đây.

Đỉnh Chư Nâm thuộc huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cao khoảng 1.472 m so với mực nước biển. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.

Ngày cuối tuần đẹp trời, chúng tôi hòa vào dòng người khách tham quan ghé thăm làng cổ Kon Kơ Tu. Ngôi làng vẫn giữ được nét yên bình, hoang sơ vốn có cùng nhiều đặc trưng bản sắc của cộng đồng người Ba Na tại đây.

Nhà của bà Y Yin nằm kế bên nhà rông trung tâm làng. Đã từ lâu, hình ảnh bà “bầu bạn” với khung cửi bên hiên nhà đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách. Đôi tay bà thoăn thoắt, miệt mài dệt nên nhiều sản phẩm thổ cẩm không chỉ để sử dụng trong đời sống thường ngày, mà còn mang nhiều giá trị độc đáo về văn hóa, du lịch được du khách ưa chuộng.

Bà Y Yin miệt mài bên khung dệt. Ảnh: H.T

Lò lu 180 năm tuổi cung cấp vật liệu làm linh vật rồng độc lạ

Lò lu Đại Hưng - một trong những cơ sở sản xuất đồ gốm lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Những ngày qua, nhiều người biết đến lò lu Đại Hưng khi cơ sở này cung cấp miễn phí vật liệu để các nghệ nhân và địa phương làm nên cặp linh vật rồng lu độc đáo.


Những ngày qua, hình ảnh linh vật rồng làm bằng lu một cách độc đáo thu hút sự chú ý của người dân không chỉ ở Bình Dương. Những nghệ nhân tại Bình Dương cho biết, vật liệu cung cấp để làm linh vật rồng đặc biệt này do Lò lu Đại Hưng (một trong những lò lu có tuổi đời lâu năm nhất ở Bình Dương) tài trợ.

Chút cũ kỹ thú vị

Chợ Cũ là một cái tên khá nhiều địa phương ở Sài Gòn cũng như miền Tây đều có. Nhưng vùng trung tâm quận 1 thì nhắc đến chợ Cũ chắc chắn sẽ gợi nhớ nhiều ký ức cụ thể, rõ nét về một khu vực buôn bán sầm uất quanh mấy con phố Hàm Nghi, Tôn Thất Đạm, Hồ Tùng Mậu, nơi phổ biến kiểu nhà liền kề có giao thoa phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Pháp thời thuộc địa.

28 thg 9, 2024

Ngôi chùa xưa nhất Sài Gòn và... ngôi chùa xưa nhất TPHCM

1.

Ở miền Bắc, những ngôi chùa có niên đại khai sơn cách nay ngàn năm không hiếm. Chẳng hạn như chùa Dâu ở Bắc Ninh xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, chùa Một Cột ở Hà Nội xây năm 1049,... Điều này cũng dễ hiểu, vì Thăng Long đã trên ngàn năm rồi mà. Trước và sau khi Thăng Long ra đời nhiều ngôi chùa đã được xây dựng nên.

Những ngôi chùa ở miền Trung thì ít lâu đời hơn, những ngôi chùa xưa nhất cách đây khoảng 5, 6 thế kỷ, như chùa Thiên Mụ xây dựng năm 1601. Những ngôi chùa xưa nhất ở đây thường là khi các chúa Nguyễn bắt đầu mở đất ở phương Nam (1558). Những kiến trúc tôn giáo xưa hơn thường là tháp Chàm, không phải chùa.

Chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, TPHCM

Lò lu Đại Hưng

Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất đất Bình Dương, hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.

Một góc Lò lu Đại Hưng. Đây là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m².

Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên Lò lu xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa.

Trường Dục Thanh - Điểm đến lịch sử đầy tự hào

Thành phố Phan Thiết không chỉ được biết đến với biển xanh, cát trắng, nắng vàng mà còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác. Trong số đó, Trường Dục Thanh được xem là một di tích mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử và là một công trình tưởng niệm, có ý nghĩa tinh thần vô giá của nhân dân Bình Thuận đối với Bác Hồ kính yêu.

Trường Dục Thanh ra đời và hoạt động vào năm 1907, với mục đích hưởng ứng phong trào Duy Tân của những nhà chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp. Đây cũng chính là nơi in lại dấu ấn thời thanh niên của Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta.

Trường Dục Thanh được xem là một di tích mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử của Việt Nam.

Đến Cao Bằng thăm thung lũng Xuân Trường, ngắm đèo Khau Cốc Chà

Cách trung tâm thị trấn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hơn 20 km, xã Xuân Trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng, được bao bọc bởi những ngọn núi cao.

Một góc thung lũng Xuân Trường nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt 

27 thg 9, 2024

Cá trắm nướng, đặc sản đồng quê Thái Bình

Những con cá trắm nặng từ 3 - 4kg được nướng trong nhiều giờ đồng hồ với cách thức chế biến hết sức cầu kỳ đã làm nên thương hiệu của cá nướng Thái Xuyên, đặc sản đồng quê ở xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với hương vị thơm ngon không cưỡng nổi.

Những con cá trắm nặng từ 3 - 4kg được nướng trong nhiều giờ đồng hồ với cách thức chế biến hết sức cầu kỳ đã làm nên thương hiệu của cá nướng Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với vị ngon không cưỡng nổi.

Thái Xuyên là một vùng quê chiêm trũng ở tỉnh Thái Bình, lại có rất nhiều ao hồ nên người dân nuôi cá rất nhiều. Không rõ món cá nướng có từ bao giờ, chỉ biết các cụ truyền nghề cho nhau đã từ nhiều đời nay và hầu hết hộ dân ở Thái Xuyên đều biết làm.

Đến Đồng Nai, trải nghiệm cắm trại bên hồ Gia Ui

Nằm tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hồ Gia Ui là điểm cắm trại, ngắm cảnh được nhiều du khách tìm đến trong thời gian gần đây.

Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 100 km và cách TPHCM khoảng 130 km, hồ Gia Ui là điểm đến khá thuận tiện để du khách đến khám phá. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn

Bức tranh mùa lúa chín tại ‘võng lúa’ Sáng Nhù

Võng lúa” Sáng Nhù ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang ngả màu vàng óng, không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, tuy nhiên chưa có nhiều du khách tìm đến khám phá.

Chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị, anh Vàng A Thào, đến từ Mù Cang Chải, cho biết ruộng bậc thang ở đây hầu như không bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa lũ. Những ngày qua, các thửa ruộng đã chín vàng, tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Ảnh: Vàng A Thào 

Mùa măng núi Cấm

Những cơn mưa về tắm mát núi rừng, kéo theo sự thức giấc của đặc sản chốn non cao. Trong nhiều loại đặc sản ấy, mùa măng Mạnh Tông trở thành một phần không thể thiếu của ngọn Thiên Cấm Sơn hùng vĩ, vừa giúp cải thiện đời sống người dân, vừa là món ăn được du khách yêu thích.

Những ngày này, ông Lê Quang Vinh (ấp Thiên Tuế, xã An Hảo. TX. Tịnh Biên) tất bật với công việc thu hoạch măng. Ông Vinh cho biết, đầu tháng 4 (âm lịch), đất trời lất phất cơn mưa đầu mùa cũng là lúc những mụt măng đầu tiên trồi lên mặt đất. “Dường như măng ấp ủ sức sống từ lâu, nghe hơi mưa xuống là chui qua lớp đất núi để góp mặt với đời.

26 thg 9, 2024

Săn con động vật kỳ lạ nhất hành tinh trong một khu rừng ở Cà Mau ly kỳ, hồi hộp, lôi cuốn

Cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 sinh vật kỳ lạ nhất hành tinh bởi có hình dáng ngộ nghĩnh, vừa bơi dưới nước vừa biết kiếm ăn, đào hang trên cạn lại vừa có thể leo cây. Loài cá này ở Cà Mau sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, rừng đước, thịt cá săn chắc...

Loài cá này sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, thịt cá săn chắc, dai ngon, được chế biến thành nhiều món.

Cá thòi lòi rất tinh ranh, nhanh nhẹn trong việc lẩn trốn. Ðể khai thác, người dân vùng bãi bồi đã sáng tạo nhiều cách bắt độc đáo.

Ông Nguyễn Văn Yên, ở ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), gắn bó với nghề bắt cá thòi lòi đã hơn 20 năm.

Về Nam Định ngắm vẻ uy nghi của nhà thờ Kiên Lao

Cách thành phố Nam Định khoảng 30 km, nhà thờ Kiên Lao ở huyện Xuân Trường là một trong những nhà thờ đẹp, có kiến trúc uy nghi mà du khách có thể dành thời gian ghé thăm.

Theo Trang thông tin Nhà thờ Công giáo Việt Nam (www.nhathoconggiaovietnam.com), nhà thờ giáo xứ Kiên Lao được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 16. Ảnh: Nguyễn Thế Dương

Giày thêu tiền triệu của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên

Từ nguyên liệu đơn sơ, đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đã tạo nên những đôi giày thêu độc đáo giá hàng triệu đồng.

Những đôi giày thêu thành phẩm có giá khoảng 2 triệu đồng - sản phẩm của phụ nữ dân tộc Xạ Phang. Ảnh: Quang Đạt

Trong văn hóa của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên, đôi giày không chỉ là vật dụng để đi, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa, là biểu tượng của sự khéo léo và tinh tế của người phụ nữ.

Chị Ngải Lừ Seo - người dân xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, cho biết: “Đôi giày truyền thống của người Xạ Phang từ xưa đã được xem như một biểu tượng của sự khéo léo, chăm chỉ và kiên trì của người phụ nữ. Các bé gái từ nhỏ đã được các bà, các mẹ, các chị hướng dẫn việc may vá, thêu thùa, làm các đồ dùng sinh hoạt và trang phục cá nhân”.

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi...

Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình

Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát chát của búa và mùi sơn mài đặc trưng.

25 thg 9, 2024

Sa Pa - bản giao hưởng của thiên nhiên và văn hoá miền Tây Bắc


Nhiều du khách quốc tế thường ví Sa Pa (Lào Cai) như một bản giao hưởng quyến rũ về thiên nhiên và văn hoá vùng cao Tây Bắc. Bởi ở đó vừa có sự khoáng đạt, thơ mộng, hùng vĩ của thiên nhiên, lại vừa có cả những sắc màu rực rỡ về đời sống, văn hóa các dân tộc thiểu số như Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó.. tạo nên sức quyến rũ đặc biệt riêng có của thị xã du lịch nổi tiếng thế giới này.

Thăm đình làng Cổ Lão, nơi lưu giữ văn hóa làng xã Huế xưa

Làng Cổ Lão cũng như đình làng thuộc phường Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, được lập dưới thời các chúa Nguyễn.

Tuy chưa có nguồn tư liệu khẳng định sự ra đời của đình làng Cổ Lão vào thời điểm nào, nhưng qua khảo sát thực tế tại di tích và lời truyền khẩu của các vị cao niên trong làng, thì có thể đoán đình làng Cổ Lão được hình thành sau khi làng Cổ Lão ra đời một thời gian. 

Đình gồm ba gian hai chái, mái lợp ngói liệt, trên các bờ nóc, bờ dải, bờ tè… trang trí hình tượng Long, Lân, Quy, Phụng… Ảnh: Hoàng Lê

Lên Đắk Lắk trekking đồi cỏ Pal Sol

Đồi cỏ Pal Sol là điểm trekking “mới nổi” ở Tây Nguyên, nằm giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, nhưng phần lớn diện tích thuộc địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.

Đến với Pal Sol, du khách có thể lựa chọn trekking hoặc đi xe máy. Tuy nhiên, đa số du khách chọn trekking để vừa trải nghiệm bước chân trên những con đường mòn, vừa ngắm nhìn trọn vẹn cảnh sắc của nơi này. Ảnh: Nguyễn Quốc Trường

Lan man ở khu du lịch Núi Sập

Núi Sập ở An Giang được vua Gia Long đặt tên là Thoại Sơn để vinh danh Thống chế Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại,người có công lớn với vùng đất này.

Không phải người dân không kính yêu Ngài Thoại Ngọc Hầu, nhưng có lẽ họ quen gọi cái tên mộc mạc hơn tên chữ nên cho đến giờ họ vẫn quen kêu tên núi Sập hơn  là Thoại Sơn. Ngày nay, núi Sập nằm ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Từ Long Xuyên đi theo đường tỉnh khoảng hơn 20 km sẽ tới núi Sập.

Trên núi có gắn chữ Thoại Sơn, nhưng người dân vẫn kêu là núi Sập

24 thg 9, 2024

Chợ quê An Nhứt và Chiến lược Đại dương xanh

Xã An Nhứt thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích tự nhiên khoảng 594 ha, dân số hơn 4.100 người (1.126 hộ), phần lớn sống bằng nghề trồng lúa. Thu nhập bình quân đầu người ở địa phương hơn 89 triệu đồng/người/năm.

Chợ quê An Nhứt được chính quyền tổ chức vào dịp cận Tết Giáp Thìn 2024 để tạo công ăn việc làm cho những hộ dân bị mất việc, hộ nghèo, hộ khó khăn hay gia đình quân nhân đang nhập ngũ hoặc mới xuất ngũ trên địa bàn xã.

Chợ quê An Nhứt nằm trên con đường nội đồng trải thảm nhựa, giữa cánh đồng lúa xanh mướt.

Chợ quê An Nhứt. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Lúc trước Củ Nâu, về sau Thanh Hà

Bước vào Ô Quan Chưởng từ hướng sông Hồng, nhìn về phía vai phải thấy ngay một con ngõ cong cong vầng trăng mới. Ngước lên thấy biển đề phố Thanh Hà, nhưng không phải đâu, đó phải là ngõ Thanh Hà len lỏi chảy trong hình dung về một miền thơm phức những miếng ngon.

Phố Thanh Hà. Ảnh: An Lê

Mùa nước nổi ở miền Tây đẹp như tranh vẽ

Ấn tượng với nét đẹp miền Tây, anh Trần Tiến Dũng (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tại Hà Nội) ghi lại đời sống sinh hoạt, lao động của người địa phương.

Mùa nước nổi miền Tây vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch) hàng năm, khi con nước từ thượng nguồn Mekong kéo về đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC

Kỳ bí chuyện lập Miếu thờ Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong ở Khánh Hòa

Miếu thờ Thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa hiện nay là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Miếu thờ Thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa được khởi dựng năm 1886. Ảnh: Hữu Long

Miếu thờ Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong nằm tại ngã ba Thành, thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh. Di tích này được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991.

23 thg 9, 2024

Ngôi đình cổ có kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc Ninh

Tọa lạc tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình làng Đình Bảng là công trình kiến trúc kiểu nhà sàn độc đáo, mang nhiều giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống.

Theo TTXVN, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Ảnh: Vương Lộc

Dấu ấn Láng Linh

Trong quá trình hình thành và phát triển, An Giang trải qua không ít thăng trầm, trên từng mảnh đất đều ghi dấu những công lao, sự tự hào mà bao thế hệ người dân đã gầy dựng. Trong đó, phải kể đến vùng đất Láng Linh xưa - một trong những dấu ấn của tiến trình lịch sử.

Láng Linh là một cánh đồng trũng rộng lớn, mênh mông, nhiều lau sậy, đầm lầy. Vào thời nhà Nguyễn, vùng đất này thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Ngày nay, Láng Linh thuộc địa bàn các xã: Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú (huyện Châu Phú) và xã Vĩnh An (huyện Châu Thành). Vào đầu thế kỷ XIX, khi vùng đất An Giang dân cư còn thưa thớt, đất hoang nhiều, nhất là vùng bờ tây sông Hậu.

Lúc này, Triều Nguyễn có chủ trương đẩy mạnh khai hoang nhằm giải quyết phần nào tình trạng kinh tế - xã hội đang gặp nhiều khó khăn. Các chỉ dụ năm 1802, 1803, khuyến khích mọi người khai hoang với các thủ tục dễ dãi, như: Cho người dân tự lựa chọn nơi khai phá, cho vay thóc giống, miễn thuế người đi khai phá đất hoang với thời hạn 3 năm…

Cắm trại trên Bãi Thùng ngắm biển trời Ninh Thuận

Nguyễn Thanh Tuấn (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tự do) đã có những trải nghiệm thú vị khi cắm trại trên bãi Thùng, kết nối hoàn toàn với thiên nhiên.

Nằm tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Bãi Thùng là một trong những bãi biển đẹp nhưng vô cùng hoang sơ, chưa được khai thác du lịch.

Đến Bãi Thùng vào tháng 9, khi biển đã qua mùa đẹp nhất, anh Nguyễn Thanh Tuấn (38 tuổi, nhiếp ảnh gia tự do) vẫn phải thốt lên trước vẻ đẹp hoang dại, độc đáo nhưng không kém phần lãng mạn của bãi biển trải dài 400 m này.

Bãi Thùng, Ninh Thuận là bãi biển hoang sơ nhưng không kém phần xinh đẹp, lãng mạn.

Mùa sương mây huyền ảo trên Núi Cấm ở An Giang

Màn sương mù dày đặc tại Núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) xuất hiện từ sáng sớm đến trưa 17.9.

Thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm (tỉnh An Giang) cho biết, từ sáng ngày 17.9, sương mù đã xuất hiện dày đặc tại khu vực đỉnh Núi Cấm và nhiều hơn mọi khi.

Dự kiến từ nay đến cuối năm, nơi này sẽ có nhiều mây, sương vì khu vực miền Tây vào mùa mưa.

Màn sương mù xuất hiện tại khu vực Núi Cấm (An Giang) sáng 17.9. Ảnh: Phạm Vũ/Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm

22 thg 9, 2024

Tản mạn ở An Nhứt

Từ chỗ là một làng quê hẻo lánh ít người biết tới ở huyện Long Đất (cách nay chưa lâu còn là Long Điền), An Nhứt bỗng nổi lên hót hòn họt trên bản đồ du lịch cả nước với chợ quê An Nhứt, phiên chợ quê nằm giữa cánh đồng xanh mướt. Rồi từ cái tên An Nhứt, một địa điểm ẩm thực vốn từ lâu rất nổi tiếng nơi đây - nằm không xa cánh đồng chợ quê An Nhứt - được nhắc tới đầy thu hút: bánh hỏi An Nhứt.

Khoan nói tới hai điểm đến hấp dẫn, ở đây tui thấy rất khoái với cái tên An Nhứt. Nhứt chớ không phải Nhất, nghe đã làm sao!



Về mặt hành chánh, xã An Nhứt được thành lập từ 23/7/1999 trên cơ sở tách ra từ xã Tam An và thuộc huyện Long Đất.

Ngày 9/12/2003, dưới sự quản lý sáng suốt của Nhà nước, huyện Long Đất được tách ra làm 2 huyện là Long Điền và Đất Đỏ. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Điền.

Tháng 6/2024, HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tán thành chủ trương sáng suốt của nhà nước sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025, theo đó 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ nhập lại thành huyện Long Đất. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Đất như hồi 1999.

Xã có diện tích 5,25 km², dân số năm 1999 là 3.775 người, mật độ dân số đạt 719 người/km², bao gồm 3 ấp: Đồng Trung, An Hòa và An Lạc.

Quá thích chữ Nhứt trong tên An Nhứt, tui tò mò tìm hiểu coi cả nước còn xã phường nào trong tên có chữ Nhứt nữa không. Chỉ tìm tới tên xã phường thôi cũng đã hơn 10.000 tên rồi, còn tới cấp xóm, ấp thì tui không có dữ liệu.

Kết quả là cả nước chỉ có 3 phường xã trong tên có chữ Nhứt (dễ đoán được 3 địa phương đó đều ở miền Nam). 3 nơi đó là:


Tò mò hơn, tui tìm thử có bao nhiêu 
phường xã trong tên có chữ Nhất. Kết quả như sau:


Tên có chữ Nhất nhiều hơn hẳn chữ Nhứt, trong đó đa số là tên Thống Nhất, chiếm 17/25 tên, và đa số là tên các địa phương ở miền ngoài. Hic, Biên Hòa cũng có phường Thống Nhất, đó là không kể tên huyện, nếu kể thì Đồng Nai còn có huyện Thống Nhất!

Phạm Hoài Nhân

Cây khế độc lạ 19 thân ở Hậu Giang

Được nhiều người tìm đến hỏi mua, ông Nguyễn Ngọc Nhãn (thị xã Long Mỹ) vẫn giữ lại cây khế 19 thân độc lạ cho gia đình.

Cây khế độc lạ này được ông Nhãn tình cờ phát hiện trong một lần đi công tác ở vùng nông thôn. Khi xin chủ nhà vào ngắm nhìn cây khế, ông Nhãn khá bất ngờ khi trên cùng một cây có đến 19 thân lớn nhỏ liền nhau.

“Là người đam mê cây kiểng, những gốc khế cổ thụ tôi đã gặp nhiều lần nhưng cây khế có bộ rễ trải dài với 19 thân như thế này là rất hiếm. Vì vậy, tôi đã trao đổi và ngỏ ý mua lại cây khế độc lạ này”, ông Nhãn kể lại.

Tuy nhiên, do đây là cây khế do cha trồng, chủ nhà không muốn bán. Theo đó, ông Nhãn phải qua nhà hỏi chuyện 5 lần, chủ nhà mới đồng ý nhường lại và mong muốn ông sẽ chăm sóc, sửa sang để cây khế ngày càng đẹp hơn.

Mèn mén - từ món bình dân đến đặc sản vùng cao

Mèn mén vốn là món ăn bình dân của đồng bào vùng cao, chủ yếu là người H'Mông, nhưng giờ đây nó đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa thích.

Để có được món ăn mèn mén thơm ngon, người H'Mông phải chế biến khá công phu. Chị Giàng Thị Só - bản Nậm Ngám A, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - cho biết, việc lựa chọn nguyên liệu là bước đầu tiên và rất quan trọng.

“Ngô làm mèn mén thường là ngô tẻ hoặc ngô vàng, được trồng ngay tại địa phương. Những hạt ngô to, mẩy và bóng loáng sẽ tạo ra thành phẩm mèn mén có chất lượng tốt nhất”, chị Só nói.

Những hạt ngô to và mẩy được chọn để làm món ăn mèn mén thơm ngon.

Dẻo thơm hương cốm Cư K’nia

Tháng 9 về, những hạt nếp trên các cánh đồng xã Cư K’nia, huyện Cư Jút (Đắk Nông) căng mình, đượm mùi lúa non. Đây cũng chính là thời điểm đồng bào Tày nơi đây làm ra các loại bánh cốm mang hương vị mộc mạc và thanh khiết của đồng quê cỏ nội dâng lên thần linh, tổ tiên; chứa đựng khát vọng bội thu, no ấm, đủ đầy mà đồng bào Tày mang theo khi đến sinh sống, lập nghiệp trên mảnh đất Cư K’nia…

Hồn quê trong hương cốm mới

Cứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những hạt thóc căng mẩy được chọn làm cốm.

Từ hạt lúa nếp để làm ra được hạt cốm dẻo thơm, chứa đựng cả hồn quê, người phụ nữ Tày phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn.

Cốm được làm từ loại nếp ngon, khi bông lúa đã mẩy hạt, nhưng còn sữa và cũng không già quá

21 thg 9, 2024

Đường trên Phố Hàm Rồng

Ra Sa Pa, tui ở KS trên đường Mường Hoa. Muốn đi tới nhà thờ đá Sa Pa, tui mở Google Maps ra coi.


Rất gần. Đi xe thì 800 met và mất 4 phút (đường xanh trên bản đồ), đi bộ thì 600 met và mất 10 phút (đường chấm chấm màu xám trên bản đồ). Tui chọn phương án đi bộ để vừa đi vừa ngắm cảnh phố phường.

Kiến trúc Bảo tàng Trường Sa vươn mình mạnh mẽ về đại dương

Sau thời gian thi tuyển, địa phương đã tìm được phương án giải Nhất trúng tuyển thiết kế kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa.

Kiến trúc Bảo tàng Trường Sa vừa đạt giải nhất. Ảnh: Huni Architectes

Ngày 31.7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa.

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ấn tượng về lịch sử và văn hóa

Dù nghe danh sóc Bom Bo (thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã lâu, nhưng mãi đến tháng 8 vừa qua, chúng tôi mới đặt chân đến, khi có dịp về Bình Phước tham gia hội thảo báo Đảng khu vực miền Đông Nam bộ và được các đồng nghiệp Báo Bình Phước đưa đến tham quan Trung tâm bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo. Có lẽ ấn tượng đầu tiên của mỗi du khách khi đặt chân đến nơi đây là được chiêm ngưỡng bộ đàn đá nặng 20 tấn, được nghe nghệ nhân đánh đàn với âm thanh phát ra từ đá hết sức lạ lẫm nhưng thánh thoát, trong trẻo; chiêm ngưỡng bộ cồng chiêng lớn nhất Việt Nam với tổng khối lượng gần 3,5 tấn, cùng với những dụng cụ, nông cụ hết sức độc đáo dùng trong sinh hoạt và lễ hội của người S’tiêng. Ngoài những hiện vật trên, cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử khác, sóc Bom Bo trở đã thành điểm du lịch nổi tiếng, với nhiều trải nghiệm thú vị khi không chỉ tham quan hiện vật lịch sử, du khách còn thưởng thức ẩm thực truyền thống của đồng bào S’tiêng; hòa vào tiếng cồng chiêng, điệu múa, lời ca từ các chàng trai, cô gái S’tiêng. Đặc biệt hơn, du khách còn nghe các hướng dẫn viên thuyết minh về truyền thống giã gạo nuôi quân của người S’tiêng… 

Khách tham quan thưởng thức đàn đá từ các nghệ nhân người S’tiêng.

Thanh mát gỏi ngó sen

Gỏi ngó sen là món ăn dễ làm, thích hợp cho các bữa ăn nhẹ hoặc khai vị trong các bữa tiệc. Hương vị thanh giòn của ngó sen kết hợp với vị đậm đà của nước mắm và các loại thịt, tôm làm cho món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn.

Đầm sen nhà chị tôi nằm lọt thỏm giữa những cánh đồng lúa rộng mênh mông. Cuối tuần, anh chị ở quê lên chơi, mang cho một ít ngó sen, sẵn rau thơm, rau quế... hai chị em tôi làm món gỏi ngó sen để cả nhà thưởng thức. Ngó sen có nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

Món gỏi ngó sen.

20 thg 9, 2024

Ánh đèn vàng hiu hắt...

Cách nay khoảng ba mươi năm, lúc chúng tôi còn khá trẻ, anh hỏi tôi: Bạn có đi Sa Pa chưa?

Bản Cát Cát, Sa Pa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thuở ấy du lịch chưa phát triển, các điểm đến xa xôi như Sa Pa chẳng mấy người có dịp tới. Tôi cũng vậy. Anh làm việc trong ngành điện, thường xuyên có dịp đi công tác xa, đến những nơi như Sa Pa. Anh kể:

Bạn biết không, có những sáng sớm hay chiều tà sương mù dày đặc, nơi mình ở là phố nhưng rất vắng. Ngoài đường phố lác đác vài cột đèn đường kiểu cổ thời Pháp, phố đã lên đèn với những ngọn đèn vàng vọt... Ánh đèn vàng hiu hắt chơi vơi giữa sương mù. Mình nhớ đến giai điệu của bài Donna Donna

Ánh đèn vàng hiu hắt
Khói trầm cay đôi mắt...

Không gian đậm chất lãng mạn, u hoài... Và đẹp, đẹp trong nét buồn thăm thẳm.

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.

Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.

Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.

Làng đá Khuổi Ky cách không xa khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).

Bình yên buổi sáng ở biển Hải Lĩnh.

5 giờ sáng chị Trần Nga, người Hà Nội, dậy ra chợ biển Hải Lĩnh chờ tàu cá về để mua hải sản. Tầm này năm ngoái, chị cũng đến đây, đi chợ sớm mua được mẻ ghẹ tươi xanh, rồi nhờ chủ nhà hấp lên, ai cũng khen ngon. Hôm nay, cũng lại mượn xe máy của chủ nhà, chị đến chợ, mua mớ mực tươi còn đang nhấp nháy.

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.

Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.

19 thg 9, 2024

Những bí ẩn về mắt cửa Hội An

Nhiều du khách đến với Hội An ngoài sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp kiều diễm của khu phố cổ có tuổi đời hơn 400 năm thì họ cũng tò mò về một chi tiết kiến trúc lạ có phần bí ẩn trên các ngôi nhà cổ, đó chính là các “mắt cửa”. Đã có nhiều sự lí giải về hiện tượng lạ này, trong đó có ý kiến cho rằng đó là biểu hiện của tín ngưỡng thờ “môn thần” (thần cửa) theo tục lệ cổ xưa.

Vẻ đẹp xưa cũ của phố cổ Hội An với những ngôi nhà cổ gắn liền với tục thờ mắt cửa đầy bí ẩn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cầu nối trăm nghề ở Phường Bách Nghệ

Với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm các làng nghệ Việt, phường Bách Nghệ do anh Ngô Quý Đức mở từ tháng 6/2024 đến nay tại Hà Nội đã tổ chức trưng bày theo nhiều chuyên đề cho nhiều người tới tham quan và trải nghiệm để hiểu thêm giá trị văn hóa ẩn sâu trong các sản phẩm của làng nghề Việt.

Từ tháng 6/2024 đến nay, phường Bách Nghệ đã tổ chức trưng bày nhiều chuyên đề liên quan đến nghề truyền thống.

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.

Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được công nhận là một xã thuộc tổng Yên Định. Sau năm 1945, Vân Cổn thuộc xã An Nông.

Trên mảnh đất huyền thoại, tâm linh

Vùng đất nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa khoảng 40 km được thiên nhiên ưu đãi cho thế núi, hình sông, đồng bãi cùng hệ thống di tích, danh lam thắng cảnh, bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống... Đánh thức tiềm năng, lợi thế ấy thành các giá trị, động lực phát triển du lịch luôn là một trong những nhiệm vụ được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Nga Sơn qua các thời kỳ quan tâm, chú trọng.

Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống, văn nghệ - thể thao quần chúng đặc sắc.

18 thg 9, 2024

Cúc Phương - Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

World Travel Awards (Giải thưởng du lịch thế giới) lần thứ 31 đã vinh danh Vườn quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á. Đây là lần thứ 6 Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh danh ở giải thưởng này.

Ngày 6.9, thông tin từ Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, World Travel Awards (WTA) vừa tổ chức công bố giải tại Manila (Philippines), vinh danh Vườn quốc gia Cúc Phương đoạt giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024. Đây là lần thứ 6 Vườn quốc gia Cúc Phương đoạt giải này, sau 5 lần được vinh danh, từ các năm 2019 - 2023.

Ông Nguyễn Văn Chính (thứ 2 từ phải qua trái), Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương, nhận giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024. ẢNH: VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Tuyến đường tuyệt đẹp đi xuyên đồi cát dẫn đến làng chài cổ ở Bình Định

Ở Bình Định có một tuyến đường nổi tiếng trên mạng xã hội vì đi xuyên qua đồi cát lớn và nằm kế bên ngọn đồi quạt gió.

Làng chài cổ Nhơn Lý (xã Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn, Bình Định) vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn nhờ có tuyến đường tránh vừa xây dựng.

Làng chài Nhơn Lý nằm cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 20 km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng thu hút khách du lịch nhờ những ngôi nhà mang kiến trúc đặc trưng của làng biển với mái thấp, hàng rào đá và bờ cát đẹp. ẢNH: THANH QUÂN

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu

Xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, nơi còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, trong đó có đền thờ Lê Phụng Hiểu. Những năm qua, xã luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân.

Đền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa).

Đền thờ Lê Phụng Hiểu gắn liền với cuộc đời và công trạng của võ tướng Lê Phụng Hiểu - một nhân vật lịch sử đặc biệt, quê ở Kẻ Bưng, hương Băng Sơn, Châu Ái, nay là làng Xuân Sơn, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa). Ông phụng sự hai triều vua nhà Lý là Lý Thái Tổ (1009-1028) và Lý Thái Tông (1029-1054).

Thổn thức cá rầm kho lá nghệ thôn quê xứ Quảng

Quê tôi nằm bên bờ sông Yên (Đại Lộc, Quảng Nam), một vùng trũng thấp, khiến những cơn mưa lớn đầu mùa kéo dài vài ngày, nước lũ từ đầu nguồn chảy tràn khắp và lấp đầy cánh đồng, làm cho nơi đây trở nên sôi động. Lúc đó, nhiều loại cá bơi ngược dòng hoặc đẻ trứng, sau đó trứng nở thành cá con, được gọi là cá rầm.

Theo lời kể của các lão nông, cá rầm là tên gọi chung chỉ những con cá nhỏ chỉ bằng đầu mút đũa, bơi theo bầy đàn và thường xuất hiện vào cuối mùa lụt. Do bơi thành từng đàn, người dân quen gọi chúng là cá rầm. 

Cá rầm mùa lụt. Ảnh: Tiên Sa