Hiển thị các bài đăng có nhãn phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 7, 2023

Những điều ít biết về Thiền phái Tào Động ở Hải Dương

Ngay tại Hải Dương, một trong những trung tâm Thiền phái Trúc Lâm, còn có một thiền phái đã xuất hiện lâu đời cùng dòng chảy của Phật giáo Việt Nam - Thiền phái Tào Động.

Chùa Nhẫm Dương là chốn tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam

23 thg 4, 2019

Con đường Phật giáo

Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) và chùa Bái Đính (Ninh Bình) tọa lạc trên dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có cảnh quan hùng vĩ và nhiều chứng tích ghi dấu ấn sự phát triển của Phật giáo Việt Nam đã gắn kết hình thành trục du lịch tâm linh thu hút khách thập phương gần xa đến vãn cảnh, bái Phật. 

Hành hương về miền đất Phật


Chúng tôi hành hương về đất Phật chùa Hương cầu mong sự an lành, may mắn. Qua đền Trình, thuyền đưa chúng tôi đến bến Trò để lên vãn cảnh chùa Thiên Trù. Đây là ngôi chùa chính trong quần thể di tích chùa Hương, tọa lạc trên khu đất thuộc thung Mang, được khởi dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Theo Phật thoại, chùa Hương là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Từ lâu, Chùa Hương được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc với cả quần thể rộng lớn gồm nhiều chùa, đền đình khác nhau.

Du khách ngồi đò xuôi theo dòng suối Yến vào sáng sớm vãn cảnh đi lễ chùa Hương. Ảnh: Tất Sơn 

3 thg 4, 2019

“Trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ

Phật giáo Nam tông có vai trò và vị trí quan trọng, chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer ở Nam bộ. Phật giáo Nam tông mang tính quần chúng, hướng con người đến việc “tốt đạo - đẹp đời” và đào tạo con em người Khmer thành những người có trí thức và đức hạnh. Vì vậy, Phật giáo Nam tông được ví như “trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ. 

Đời người gắn với ngôi chùa 


Chúng tôi có mặt ở Trà Vinh để dự trong đám cưới anh bạn người Khmer tên Thạch Ri Cơn. Trong lễ cưới, sau khi cô dâu chú rể đã làm lễ hồi hướng tổ tiên và nhận chúc phúc từ phía họ hàng hai bên, một nghi lễ không thể thiếu là nhận sự chúc phúc và nghe giảng đạo từ các sư thầy về nghĩa vợ chồng, đạo làm con với bố mẹ.

Người Khmer khi sinh ra, lớn lên rồi về già và cho đến lúc chết, mọi buồn vui của cuộc đời đều gắn bó với ngôi chùa. Chùa là biểu tượng tinh thần của cộng đồng cư dân Khmer Nam bộ. Mỗi phum sóc đều có ngôi chùa là trung tâm điều khiển cả việc đạo lẫn việc đời.

(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Là người làm chủ hôn cho cô dâu chú rể trong đám cưới, ông Thạch Út cho biết: “Các nhà sư là người có tri thức của cộng đồng và luôn được kính trọng nên việc giáo dục cho lớp trẻ là một phần trách nhiệm của họ”.

Chúng tôi để ý rằng trong buổi lễ hôm đó, người nhà cô dâu chú rể đều dâng cơm cho các vị sư thầy tới giảng đạo với một mong muốn được các vị sư chiếu cố dùng để mang lại điều phước lớn cho gia đình mình. Khi tôi kể rằng, không chỉ thấy trong buổi lễ cưới mà ngay khi đi trên đường cũng nhìn thấy người dân hay biếu đồ ăn hay hoa quả cho các thầy sư, anh bạn Thạch Ri Cơn cho biết đây là một nét đẹp trong lẽ sống người dân Khmer. Người Khmer cho rằng lấy việc làm điều thiện, cung tiến chùa chiền là lẽ sống thường ngày của mình. Vì vậy, triết lý của Phật giáo luôn đi cùng cách hành xử trong cuộc sống thường ngày của người Khmer. Điều này tạo nên giá trị văn hóa nhân văn cho người Khmer luôn sống nhân ái với nhau.

23 thg 3, 2019

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch &Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 


Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ.

29 thg 12, 2018

Bên trong bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Với hơn 500 cổ vật Phật giáo được trưng bày trong Chùa Quán Thế Âm (đường Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Đây được xem là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.

Bên trong Bảo tàng văn hóa Phật giáo.

22 thg 12, 2018

Khánh thành bảo tượng Quan âm tại Biển Hồ, Pleiku,Gia Lai

Biển Hồ như một viên ngọc bích được thiên nhiên ban tặng giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku. Sự hiện diện của bảo tượng Quan Âm hướng về thành phố đã tạo nên một niềm tin vững chắc như mẹ hiền luôn hướng về con trong vòng tay trìu mến và che chở. Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã tạo nên một thắng cảnh đặc biệt và nguồn tâm linh màu nhiệm, hứa hẹn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mọi nơi về chiêm bái.

Ông Dương văn Trang - Uỷ viên Trung Ương Đảng - Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Gia Lai, Ông Võ Ngọc Thành- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Ông Hồ Văn Điềm - Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai và Hoà Thượng Thích Giác Toàn - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, HT Thích Từ Hương - thành viên HĐCM GHPGVN CM BTSPG Gia Lai, HT Thích Trí Thạnh - thành viên HĐCM GHPGVN CM BTSPG Gia Lai... và các đại biểu đã cắt băng khánh thành. 

21 thg 6, 2017

Lễ Dâng y Kathina

Lễ Dâng y Kathina theo quan niệm của Phật giáo Nam Tông là việc Phật tử dâng y áo (áo cà sa) và các vật phẩm lên các nhà sư để thể hiện sự gắn bó, bền chặt. Lễ hội độc đáo này vừa được tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam thu hút đông đảo Phật tử mọi miền tổ quốc tham gia. 

Kathina – theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.

Trong truyền thống văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức đại lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc. Nghi lễ Dâng y của Phật giáo Nam Tông Khmer do một Phật tử đứng đầu khởi xướng và thông báo với các nhà sư về thời gian tổ chức lễ để nhận y.

2 thg 7, 2014

Xá Lợi Phật là gì?

Tui thỉnh thoảng đi chùa - nhưng vốn không phải phật tử nên kiến thức về Phật pháp phải gọi là mỏng tang - đi chụp hình và thưởng thức cảnh đẹp là chính.

Hôm qua, tui viếng chùa Hoàng Ân bên Cù lao Phố, đang say sưa chụp hình ngoài khuôn viên chùa thì sư cô bắt gặp. Sư cô niềm nở mời vào chùa để... đàm đạo.

Khổ thân tui, đâu biết nói gì ngoài câu: Thưa sư cô, tôi vốn không theo đạo, nay vào chùa để vãn cảnh và thắp nén nhang lạy Phật cho tâm bình an.

Sư cô giới thiệu những báu vật vô giá của chùa, đó là các xá lợi Phật. Nhiều lắm, nhiều và quý đến mức phật tử các nơi thường xuyên đến để chiêm bái.


20 thg 2, 2014

Nơi tu tiên ở Cần Thơ

Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926, nhưng trước đó vào năm 1920 trong một lần cầu cơ ông Ngô văn Chiêu đã gặp Cao Đài tiên ông. Từ thời điểm đó, ông Ngô văn Chiêu và nhóm bạn đã hình thành nhóm tu, dù chưa hình thành tư tưởng tôn giáo chính thức.

Thật bất ngờ, 13 năm trước khi ông Ngô văn Chiêu cầu cơ gặp Đức Cao Đài Tiên Ông, năm 1907 bên rạch Cái Khế, Cần Thơ đã có một đàn cơ cầu Tiên Phật. Phật dạy nghi thức thờ cúng, cho pháp danh các đạo hữu và từ đó lập nên chùa Quang Xuân. 4 năm sau, ngày 25 tháng 10 năm Tân Hợi 1911, đàn cơ đầu tiên lập nên phái Tiên Đàn được tổ chức tại chùa Quang Xuân, thần cơ giáng đàn đã ban kinh Phật làm nền tảng tu tiên cho phái.

Như vậy, phái Đàn Tiên Cái Khế đã tổ chức đàn cơ cầu tiên (gọi là đàn tiên) trước cả đạo Cao Đài. Thế nhưng thay vì phát triển thành một tôn giáo riêng như Cao Đài thì Đàn Tiên Cái Khế vẫn là một ngôi chùa theo Phật giáo, cho đến tận ngày nay.

23 thg 1, 2013

Chùa Bái Đính, công trình Phật giáo cấp quốc gia của Việt Nam

Nằm trong địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, du khách đi thêm gần 6 km là tới khu vực chùa Bái Đính. Cách thủ đô Hà Nội trên 100 km, chùa Bái Đính là công trình Phật giáo do một nhóm tư nhân và các quỹ hảo tâm từ thiện đóng góp gây dựng (Công ty TNHH Nguyễn Xuân Trường thiết kế xây dựng và là chủ đầu tư), được coi là lớn nhất Việt Nam về diện tích và quy mô xây dựng.

Mặc dù mới hoàn tất trên 30% tổng khối lượng xây dựng, nhưng mỗi ngày chùa Bái Đính đón trên 50.000 người thập phương đến chiêm ngưỡng công trình.

Tam Thế Điện - Pháp Chủ Điện - Tháp Chuông và cổng Tam Quan có diện tích 107ha nằm trong tổng thể rộng 2.000 ha của trung tâm du lịch Tràng An. Chùa có 500 pho tượng La Hán đá nguyên khối do thợ đá làng Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình thực hiện, sẽ được đặt dọc hai bên đường từ cổng Tam Quan đến chân Tam Thế Điện (với chiều dài hơn 0,5 km).

Tổng cộng có đến 8.000 m³ gỗ quý gồm: sến, táu, lim, vàng tâm được sử dụng làm cột, kèo, mái… Hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, nặng 27 tấn và 36 tấn, được đặt trong Tháp chuông 24 mái, 3 tầng (do nghệ nhân Nguyễn Văn Sứng, thành phố Huế thực hiện).

Chùa dự kiến khánh thành vào giữa năm 2010, để chuẩn bị cho Đại hội Phật giáo thế giới diễn ra tại đây vào tháng 9-2010.

Tháp chuông 3 tầng, 24 mái

Xung quanh tường tại tòa Tam Thập Điện và Pháp Chủ Điện xây 10.000 ô tượng thắp đèn chiếu sáng, nơi du khách có thể làm từ thiện để sở hữu một ô tượng với giá 5 triệu đồng

Mặt tiền của Tam Thế Điện

Ba pho tượng được đúc đồng nguyên khối (đồng được nhập từ Nga), do các nghệ nhân Ý Yên, Nam Định thực hiện. Mỗi pho tượng nặng 50 tấn, toàn bộ được thếp bằng vàng ròng, đặt trong gian chính của Tam Thế Điện. Nơi đây có diện tích 2.400m², gồm 12 mái, cột trụ cao từ 24m đến 30m

Đứng từ thềm của Tam Thế Điện nhìn ra phía trước là tòa Pháp Chủ Điện, trước nữa là hồ Đầm Thị, sông Hoàng Long, xung quanh bao bọc bởi núi đá vôi

Nghê đá - biểu tượng thần linh được làm nguyên khối trước cổng Tam Quan

Tượng La Hán đá trắng nguyên khối đã hoàn tất được “tập kết” tại khu đất trống trước Tháp Chuông

 Tư thế của mỗi tượng đá La Hán - theo cách nói của người Việt là “đang phù hộ cho một mảnh đất trong tương lai”

Theo DƯƠNG MINH LONG
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần - tháng 2/2009

15 thg 1, 2013

Thích Ca Phật đài ở Vũng Tàu

Khi tôi còn nhỏ, khoảng cuối thập niên 60, đầu 70, Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu là điểm đến không thể thiếu khi đến thành phố biển này. Hồi ấy, dưới mắt một cậu bé lên mười và thời ấy những tượng lớn chưa có, tượng Phật nhập Niết bàn, kim thân Đức Phật ở đây thật là vĩ đại...

Năm tháng trôi qua, chú bé ngày xưa giờ đã thành người đàn ông qua tuổi tri thiên mệnh. Biết bao chùa lớn, tượng to đã được dựng lên, tôi đã đến nhiều chùa, và cũng đã đến Vũng Tàu không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa hề viếng thăm lại Thích Ca Phật Đài.

Rồi một ngày, tôi đến viếng Thích Ca Phật Đài cùng một người thân yêu.

Kim thân Đức Phật

22 thg 8, 2012

Phật tích Bồ Đề Đạo Tràng ở Châu Đốc

Trên thế giới, chùa nào có được một phật tích đã quý lắm, vậy mà ở Bồ Đề Đạo Tràng ngay trung tâm thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang có đến ba phật tích.

Để hiểu xuất xứ của tên gọi Bồ Đề Đạo Tràng - một điểm du lịch tâm linh quý hiếm của Việt Nam, chúng ta cùng quay lại lịch sử.

Năm 1951“Đại đức Jinara Jadasa, cố Hội trưởng Hội Thông thiên học quốc tế tại Ấn Độ hiến cây bồ đề cho nước Việt Nam để làm quốc bửu. Bồ đề này là con của bồ đề bảo thọ mà xưa kia đức Phật tổ đã ngồi nhập định” (*). Người được diễm phúc ấy là “ông Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng Hội Thông thiên Học Việt Nam xin được cây bồ đề và nhờ bà Nguyễn Thị Hai sang Ấn Độ thỉnh về để trồng tại tỉnh lỵ Châu Đốc” (*).


Tượng Phật Thích Ca trong bóng mát cây bồ đề



30 thg 4, 2012

Hai Ẩu đã làm gì ở Trà Vinh?

Hai Ẩu đến Trà Vinh. Hắn đi chùa, để chứng tỏ lòng mình thuần khiết.

Chùa Samrông Ek

Bước vào chùa Samrông Ek, điều đầu tiên thu hút hắn không phải là kiến trúc chùa, là đức Phật từ bi, mà là hình ảnh nude. Bán nude thôi, nhưng cũng đủ khiến Hai Ẩu nhìn ngắm say sưa...

8 thg 3, 2012

Chùa Nam tông ở Đồng Nai

Chùa Nam tông ở Việt Nam tập trung phần lớn tại miền Tây Nam bộ, chủ yếu là Nam tông Khmer. Ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Nam tông có 19 ngôi, trong đó có 17 ngôi chùa Nam tông Kinh và 2 ngôi chùa Nam tông Khmer, chiếm khoảng 15% trong tổng số 1.121 ngôi tự viện. Trong số các ngôi chùa Nam tông này, lớn nhất là Tổ đình Bửu Long ở quận 9. Điều lý thú là ngôi chùa này do cư sĩ Võ Hà Thuật quê ở Bửu Long, Đồng Nai dâng đất cúng dường, và sau đó là trụ trì chùa, pháp danh Lão Tâm (đó cũng là nguyên do chùa mang tên Bửu Long).(Xin xem: Tổ đình Bửu Long)

Thế còn ở Đồng Nai, có ngôi chùa Nam tông nào không? Theo số liệu thống kê của Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai thì là KHÔNG: Tự viện: 478 cơ sở (260 chùa Bắc tông; 08 Thiền viện; 12 Tu viện; 38 Tịnh xá; 124 Tịnh thất, Thiền thất; 33 Niệm Phật đường). Ngoài ra còn có 455 am cốc. (Xin tham khảo tại: http://www.giaohoiphatgiaovietnam.vn/thpg-dong-nai/211-tinh-hoi-phat-giao-dong-nai.html).

Thật ra là có đấy các bạn ạ, ngôi chùa Nam tông này không nằm đâu xa xôi mà ở ngay tại thành phố Biên Hòa, trong một khuôn viên khá rộng: 4.000 m2. Bạn là dân Biên Hòa, bạn có bất ngờ với thông tin này không?

Đó là chùa Bửu Đức.

10 thg 9, 2011

Viếng thiền viện Chơn Không

Từ Bãi Trước (Vũng Tàu) đi theo đường Quang Trung đến ngã tư mũi tàu, rẽ trái theo đường Lê Lợi, đến ngã ba đường Lê Lợi - Vi Ba tiếp tục rẽ trái đi theo đường Vi Ba khoảng 1 km đường đèo lên triền núi Lớn (núi Tương Kỳ), ta sẽ đến Thiền viện Chơn Không.

Cổng Thiền viện Chơn Không - Ảnh: Võ văn Tường

Thiền viện nằm trên triền hòn Sụp, núi Tương Kỳ, ở độ cao khoảng 80 met, diện tích tọa lạc khoảng 2 ha.

Tượng Phật dốc 47


Trên quốc lộ 51 (đường đi Vũng Tàu), ở Km 10 (gần đến Ngã 3 Thái Lan và Bò sữa Long Thành) ắt hẳn các bạn đã từng nhìn thấy phía tay phải có một tượng Phật bán thân đặt trên một cái bệ có 4 cánh như đuôi một trái pháo. Người ta gọi đó là tượng Phật dốc 47.
Tại sao lại có tượng Phật ở đó và tại sao có tên là Dốc 47?

Tôi không biết!

10 thg 8, 2011

Công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức

Tại ngã tư Lê văn Duyệt - Phan Đình Phùng Sài Gòn (nay là ngã tư Cách mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh), ngày 11/06/1963 hòa thượng Thích Quảng Đức tự tẩm xăng ướt mấy lớp cà sa, ngồi kiết già và châm lửa tự thiêu.


Photobucket

Ngọn lửa của Người gây chấn động tâm can toàn thế giới và là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm.


Sau cái chết của Người, ở phía bên kia đường Cách mạng Tháng Tám (Lê văn Duyệt), trong khuôn viên đại sứ quán Campuchia, phật tử xin một khoảnh đất để dựng lên ngôi tháp tưởng niệm Người.


12 thg 7, 2011

Tổ đình Bửu Long

Chùa Nam tông ở Việt Nam không nhiều. Miền Bắc và miền Trung hầu như không có. Ở miền Nam, chủ yếu chùa Nam tông tập trung tại các tỉnh miền Tây, bao gồm Nam tông Kinh và Nam tông Khmer.

Tại TP Hồ Chí Minh, theo thống kê của thành hội Phật giáo, có 1121 ngôi chùa thì chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (17 chùa Nam tông Kinh và 2 chùa Nam tông Khmer).


Chùa Bửu Long tọa lạc ở số 81 đường Nguyễn Xiển, tổ 1, ấp Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

17 thg 6, 2011

Ngôi thánh đường Hồi giáo

Photobucket
Ảnh: dulichbui.org

Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhìn ảnh, bạn có thể đoán được ngôi thánh đường Hồi giáo này ở đâu không?

Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).

10 thg 6, 2011

Dân gian gọi tên chùa

Chùa bao giờ cũng có một cái tên. Tên nghiêm trang, thành kính. Ấy vậy mà nhiều khi dân gian không chịu gọi (thậm chí không nhớ, không biết) tên chính thức của chùa, mà chỉ thích gọi tên do mình... tự đặt, nhiều cái tên nghe mà giật mình.

1. Tên loài vật:

Nhiều nhất có lẽ là... tên loài vật: Chùa có nhiều con gì thì đặt tên con đó cho chùa. Như chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Cò ở Trà Vinh, chùa Khỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Hic, như cái chùa Khỉ chẳng hạn, Hai Ẩu vô chùa lạy Phật đàng hoàng mà... hổng biết chùa tên gì.. Hỏi cả đoàn người đang khấn vái sì sụp thì ai cũng nói tên chùa này là... chùa Khỉ, vì khỉ nó giỡn chơi đầy ở chùa. Mãi 2 năm sau, tình cờ đọc tài liệu mới biết tên chùa là chùa Chơn Nguyên.



Photobucket
Chùa Chơn Nguyên ở chân núi Kỳ Vân, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt tiền chùa đơn sơ thế này, không có tên, làm sao biết là chùa Chơn Nguyên?