Hiển thị các bài đăng có nhãn SG Tiếp thị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SG Tiếp thị. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 11, 2023

Kiến trúc độc đáo của chùa Chim ở Cù Lao Giêng

Tọa lạc trên Cù Lao Giêng, xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang),chùa Phước Thành (hay còn gọi là chùa Chim) có kiến trúc độc đáo, thu hút du khách đến tham quan và chiêm bái.

Đến với chùa Phước Thành, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với sắc vàng bao phủ cả ngôi chùa. Ảnh: T.T

27 thg 1, 2018

Những góc riêng của Huế

Dẫu không chủ đích đến Huế, nhưng trong cuộc hành trình Bắc Nam của những chuyến xe dong ruỗi, Huế vẫn là điểm được chọn để dừng lại, có thể là ở lại một đêm, có thể là vài giờ đồng hồ, để ít nhất một lần bước chân vào kinh thành Huế, nghĩ về vương triều nhà Nguyễn xa xưa.

Có lẽ du khách không khỏi có sự nao nức, dẫu chỉ đi một vòng trong khuôn viên hoàng thành rộng tới 520 ha kia, để tưởng tượng cảnh vua ngồi ngai vàng thượng triều, cảnh cung tần mỹ nữ dạo chơi hay những buổi yến tiệc vua chúa đã từng diễn ra.


Một góc tường thành.

Một ngày trên đảo Quan Lạn

Thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đảo Quan Lạn có diện tích hơn 11 km2 với dân số hiện vào khoảng gần 8.000 người. Một ngày trên đảo Quan Lạn, du khách được trải nghiệm những cảm giác thú vị từ phong cảnh thiên nhiên đến các công trình tôn giáo, các món ăn hấp dẫn, đồng thời có dịp tìm hiểu cuộc sống cư dân địa phương. 

Buổi sáng, du khách dậy sớm đón bình minh, thăm các làng chài, bãi cào ngao, săn sá sùng… Chiều đến, du khách thăm viếng các đình chùa trên đảo như đình Quan Lạn, đền Trần Khánh Dư, chùa Linh Quang Tự, và ra các bãi tắm còn hoang sơ để được ngâm mình dưới làn nước trong xanh. 


Đảo Quan Lạn nằm giữa Vịnh Bái Tử Long.

Thu về bên dòng sông Năng

Sông Năng gắn liền với hai thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Bắc Kạn là thác Đầu Đẳng và động Puông. Khi mùa thu về, cảnh sắc hai bên bờ sông mang vẻ đẹp quyến rũ, những hàng cây lá úa vàng rủ xuống dòng sông, soi bóng dưới làn nước trong xanh, xa xa một vài chiếc thuyền nhỏ của người đi đánh cá, chốc chốc có những đàn cò trắng vỗ cánh tung bay về phía rừng…

Sông Năng mùa thu có nhiều đoạn nước xanh biếc, trong vắt đến mức có thể nhìn thấy những đám rêu xanh tận đáy. Sông như chiếc gương trời khổng lồ soi hình bóng núi và những làng bản của đồng bào Tày, Mông. Những gì đẹp nhất của sông Năng khi vào thu có thể nhiều người vẫn chưa biết mỗi khi đến thăm Hồ Ba Bể.


Vào thu, cánh rừng bên sông như nhuộm một màu vàng.

Rong chơi ở Tà Phìn

1. Ra khỏi Sa Pa trên con đường hướng về thành phố Lào Cai chừng hơn 6 km thì có một con đường rẽ bên trái. Không có bảng hướng dẫn, chỉ có thể tìm đường bằng cách hỏi miệng với cô chủ tiệm bán tạp hóa ở ngã ba: “Cô ơi, có phải đây là con đường đi Tà Phìn”. Cô chủ tiệm gật đầu. Con đường theo sự chỉ dẫn của cô chủ tiệm tạp hóa là một con đường có đủ loại ổ gà, ổ trâu, ổ… voi. Đi một đoạn thì gặp một trạm thu phí nho nhỏ ven đường, cô nhân viên ăn nói ngọt ngào: “Dạ, mỗi đầu người bốn chục ngàn ạ!”. Tiền trao tay rồi qua cổng, không có vé, chẳng biên nhận.

Phải ghìm chặt tay lái để lạng lách trên những con dốc, bên dưới ruộng lúa vào mùa lúa chín với màu vàng quyến rũ, nhưng muốn nhìn ngắm thì chỉ có cách duy nhất là dừng xe, có chỗ hố sâu, tay lái suýt chao té xuống…



Kỳ thú Mường Hum

Mường Hum thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một vùng đất hoang sơ, thơ mộng, nơi sinh sống của người dân tộc Mông, Hoa, Giáy, Dao, Hà Nhì… Tiết trời Mường Hum quanh năm mát mẻ, vì vậy cây cỏ quanh năm tươi tốt. Mường Hum thu hút du khách tìm đến thường vào mùa xuân và mùa thu. Mùa này, Mường Hum đẹp như một bức tranh thiên nhiên quyến rũ. 

Những triền núi chập chùng, nhấp nhô uốn lượn với những vạt rừng xanh thẳm. Phía dưới là những thửa ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm một cách khéo léo cho đồi núi. Vào thời gian thu hoạch, ruộng bậc thang Mường Hum rực vàng lúa chín. Đứng trên những mỏm đá, phóng tầm mắt ra xa, du khách không khỏi trầm trồ với hình ảnh những sóng lúa đang lượn trên đồng. 


Ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm vẻ đẹp cho những triền núi Mường Hum.

Trải nghiệm leo đỉnh Hàm Lợn

Leo núi theo kiểu đi từng bậc thang lên đỉnh là chuyện bình thường và dễ dàng. Nhưng kiểu mò mẫm đường mòn từ ngọn núi này qua ngọn núi khác lại là một trải nghiệm khác biệt và thú vị với những người ưa thích du lịch khám phá.

Bài kiểm tra thể lực


Hàm Lợn là một ngọn núi thuộc dãy Độc Tôn ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, với độ cao khoảng 460 m so với mực nước biển. Ngọn núi này cách Hà Nội chỉ chừng 40 km, không xa đô thị nhưng vẫn còn khá hoang vu. Bởi vậy nên nhiều bạn trẻ thích đến đây, tổ chức cắm trại bên hồ Hàm Lợn hoặc leo núi.

Nhiều bạn trẻ cho rằng leo lên đỉnh Hàm Lợn, mặc dù ngọn núi này không cao, nhưng sẽ giống như một bài kiểm tra thể lực cho một hành trình gian nan khác là leo đỉnh Fansipan, ngọn núi cao nhất Việt Nam nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Anh Thành Vinh (Sóc Sơn – Hà Nội) nhận xét: “Khác với Fansipan, Hàm Lợn không có một đường mòn chính thức nào cả, nên rất dễ lạc”. Thi thoảng đường đang đi đột ngột biến mất. Thay vào đó là những đám dương xỉ rậm rạp, bụi bặm, những bờ bụi cao quá đầu người. Đoàn leo núi luôn cần một người thông thạo địa hình và thành viên cần bám rất sát người dẫn đường này để tránh lạc. 


Vượt qua các cánh đồng trước khi đến chân núi Hàm Lợn.

10 thg 2, 2017

“Bức tranh” Tà Pạ

Rời quán cà phê góc phố núi thị trấn Tri Tôn, An Giang, chạy xe gắn máy trên đường Trần Hưng Đạo chẳng bao xa, nơi ngã ba có cây lâm vồ cổ thụ tỏa bóng rợp, chúng tôi rẽ trái vào con đường lót đá xanh chẻ. Cuối đường nơi có một ông Chằn mặt mày dữ tợn đứng, đó là đường lên chùa Tà Pạ, thuộc xã núi Tô, với chiếc cổng đậm bản sắc đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.


Chùa Tà Pạ, có tên chính thức là chùa Chưn Num, người địa phương gọi là chùa Núi – một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) của đồng bào dân tộc Khmer. Chưn Num là ngôi chùa cổ, đã được xây dựng theo cách “tàm thực”, tức quyên tiền tới đâu, xây dựng tới đó. Chùa xây theo kiến trúc Khmer, toàn bằng đá, vẻ đẹp của nơi mới tu bổ át mất nét hoang tàn của những nơi chưa được tôn tạo. Các kiến trúc ở chùa đều do hòa thượng trụ trì – Sư cả Chau Xưng – thiết kế. Trong khuôn viên chùa, sư trụ trì còn thiết kế rải rác những tượng, quần tượng thể hiện các đoạn đường đi tìm chân lý của Phật Thích Ca, cùng những bức tượng rút ra từ truyền thuyết dân tộc Khmer.

Lữ quán giữa rừng sâu

Nhiều người nói đường đến Ma Rừng Lữ Quán ở Đà Lạt rất khó khăn, cho nên bao nhiêu lần ghé Đà Lạt tôi đều chuyển hướng đi nơi khác. Nhưng rồi sự tò mò trong một cuộc hành trình rong chơi đã khiến tôi tìm tới nơi này.


Bảng hướng dẫn chỉ khách theo con đường đi suối Vàng, rồi tới ngã ba thì rẽ vào con đường đi tới Ma Rừng Lữ Quán. Thế là đi. Cho đến khi gặp ngã rẽ, tôi bắt đầu đi vào một con đường vô cùng chông chênh. Thật ngạc nhiên, chính cái sự chông chênh của đoạn đường dài 2,5 km đó khiến hành trình tìm đến địa điểm này thêm thú vị. Con đường đầy đất và sỏi, bị mưa lũ làm cho lở lói, trơn trợt. Chiếc xe máy của tôi cứ trèo lên cao rồi rà thắng bám đất để xuống dốc, cuối cùng cũng tới.

18 thg 10, 2016

Phiêu du giữa bản nhà sàn

Nếu không mấy mặn mà với những chuyến du lịch bằng ô tô, máy bay, đến những điểm du lịch lớn và nghỉ trong những khách sạn sang trọng, bạn có thể chọn cho mình một hành trình ngược lên vùng Tây Bắc xa xôi để tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ. Thong dong trên chiếc xe máy để ngoạn cảnh núi rừng rồi ngả lưng trong căn nhà sàn yên tĩnh giữa vùng rừng núi thì còn gì thú vị bằng.

Những cọn nước bên suối ở bản nhà sàn.

Mùa này, tiết trời mùa thu se lạnh, sắc trời lừng lựng tựa mật ong, muôn hoa đua nở là lúc có thể bắt đầu chuyến du lịch làng bản. Cả một khung trời Tây Bắc đang chào đón bạn, chào đón những chuyến đi tìm về những miền đất mới.

Những ai ưa thích du lịch vùng núi thường gọi đó là những chuyến phượt làng bản. Thay cho việc đi đến những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước thì họ lại “khăn gói” cho những chuyến vượt đèo, vượt suối để đến với những bản làng thấp thoáng trong sương mờ.

Hẳn là sẽ có những điều thú vị đón đợi những tâm hồn ưa thích khám phá những cảm giác mới với những chuyến du lịch làng bản. Vài năm gần đây, tuy không phải định sẵn là địa điểm du lịch nhưng những bản nhà sàn xinh xắn, chênh vênh bên ven suối, nơi định cư của đồng bào vùng cao từ bao đời nay đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Người dân vùng cao vừa sinh sống vừa kết hợp làm du lịch ngay tại bản làng mình.


Có khá nhiều điểm du lịch làng bản để bạn đến và trải nghiệm, như Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải, Tú Lệ (Yên Bái), Bản Lác-Mai Châu (Hòa Bình), Bắc Hà, Bảo Yên (Lào Cai), Định Hóa (Thái Nguyên)… Đó là những nơi quần tụ những bản nhà sàn truyền thống của đồng bào vùng cao. Nơi đây có bao điều vừa hoang sơ, vừa bí ẩn và thú vị chờ đón du khách.

Bản nhà sàn thường ở trọn dưới những thung lũng bạt ngàn màu xanh, màu vàng của lúa, của cây trái. Xung quanh là cảnh quan vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng với núi cao, suối ngàn và âm thanh của muôn loài chim. Dạo chơi trên con đường nhỏ dẫn vào các bản, bạn sẽ cảm thấy như mình đang được sống trong một không gian thanh tĩnh đến lạ kỳ. Không ồn ã, không bụi bặm và cũng không bị ai làm phiền khi đi vãn cảnh.

Ở bản nhà sàn, du khách có thể đi theo nhóm và tự mình khám phá cảnh sắc, con người và văn hóa nơi đây chứ không cần hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Nếu có thì chính người dân địa phương là người sẽ giới thiệu và hướng dẫn đường đi lối lại. Thật tuyệt khi giữa tiết trời mùa thu, thả hồn mình giữa hương đồng gió nội để lắng nghe nhịp sống nơi núi rừng. Ngắm những căn nhà sàn đơn sơ, khám phá những cọn nước khổng lồ bên suối, những cối giã gạo bằng sức nước của người vùng cao, ngả lưng trên những thảm cỏ xanh rì, chiêm ngưỡng những điệu múa xòe, những câu hát của người vùng cao rồi cao hứng nhảy xuống dòng suối trong vắt để tắm mình trong làn nước mát. Đến đây, chỉ sau vài giờ đồng hồ, mọi mệt mỏi bị xua tan, mọi ưu phiền như biến mất và thay vào đó là cảm giác khỏe khoắn, phấn chấn như trong cuộc phiêu du.

Buổi tối ở bản nhà sàn, du khách không lo chỗ ngủ bởi chính những căn nhà sàn xinh xắn kia sẽ là nơi mang đến cho khách giấc ngủ sâu sau một ngày lãng du. Mùa này, màn đêm buông xuống cũng là lúc màn sương mờ như tấm màn giăng mắc những bản nhà sàn. Bạn không lo buồn bởi trên những căn nhà sàn, chủ nhà đã đón đợi ngay dưới chân cầu thang, tay cầm chén rượu ngô nóng hổi mời khách để thể hiện lòng quý mến. Bước qua cầu thang “chín bậc tình yêu” là bạn được đến với một không gian ấm áp và gần gũi. Giữa nhà là bếp lửa cháy bập bùng, bốn góc nhà sẽ là những căn buồng nhỏ bằng gỗ, là nơi dành cho khách du lịch ngủ lại.

Trong không gian nhà sàn, bạn sẽ như người được sống trong thời xưa vậy. Được nghe những điệu hát then, hát lượn, được nghe kể sử thi, truyền thuyết của những tộc người. Đặc biệt, được đồng bào vùng cao chế biến và phục vụ những món ăn vùng cao mà có lẽ nếu không cất công lên đây thì chẳng bao giờ có cơ hội được thưởng thức. Ở đây, đồng bào vùng cao có món gì thì mời khách món đó, món xôi ngũ sắc nhìn đã thấy ngon, món vịt om mẻ khá lạ miệng, món cơm lam dẻo thơm, gà nướng than hồng, cá suối lam, ếch om gừng, thịt trâu lùi tro bếp, rượu ngô, rượu thóc say nồng…

Đêm, ngủ trên nhà sàn có cảm giác lạ, thú vị. Ngả mình trên những tấm đệm bông lau vừa êm ái vừa ấm áp, gối đầu trên chiếc gối bọc thổ cẩm, bên trong lõi là phoi bào gỗ quế thơm lừng, đắp trên mình những tấm chăn dệt từ thổ cẩm. Nhà sàn thoáng tứ phía, cả trên và phía dưới đều thoáng nên dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ. Nằm trên căn nhà sàn, lắng nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim gọi bạn trong đêm, thi thoảng, tiếng con nai, con hoẵng cất lên ở phía rừng xa. Nghe sao mà hoang sơ, thanh vắng.

Du lịch ở bản nhà sàn, bạn chớ lo bị chặt chém hay bị chèo kéo. Đồng bào vùng cao làm du lịch không đặt nặng tính thương mại mà chỉ mong du khách đến và thêm yêu mảnh đất nơi đây. Vì thế, họ đón khách với tấm lòng chân thật và giản dị như cuộc sống thường ngày của họ.

Một chuyến phiêu du giữa bản nhà sàn sẽ là những trải nghiệm khó quên, là hành trình khám phá những miền đất còn bao điều bí ẩn đang chờ đón khách phương xa.

Nguyễn Thế Lượng

3 thg 10, 2016

Phải đến cho được Bản Giốc

Thác Bản Giốc có một sự mê hoặc không những với tôi và có lẽ của rất nhiều người. Ngọn thác nằm ở biên cương tổ quốc, thuộc địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Chúng tôi đã có một dịp lên đường tìm đến đây trong tâm trạng háo hức, mong chờ từ rất lâu.


Mờ sáng, chúng tôi rời khỏi Hà Nội trên chuyến xe 25 chỗ, đơn giản là muốn tới Bản Giốc phải vượt qua bảy ngọn đèo, xe phải nhỏ và tài xế phải giỏi mới vượt qua cung đường hiểm trở ở miền đông bắc xa xôi nhưng đầy quyến rũ này.

16 thg 9, 2016

Ngày bình yên ở một làng chài

Quy Nhơn có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng, như Bãi Rạng, Bãi Bàng, Bãi Dài, Bãi Trứng, Bãi Hoàng Hậu… được rất đông khách du lịch tìm đến. Đặc biệt, Bãi Xép thu hút một lượng lớn du khách, nhất là khách nước ngoài, muốn tìm kiếm loại hình du lịch yên tĩnh, hoang sơ, tránh cái náo nhiệt và đông đúc.

Bãi Xép thu hút một lượng lớn du khách, nhất là khách nước ngoài.

Chúng tôi đón chuyến xe buýt trước cổng trường Đại học Quy Nhơn để đến Bãi Xép. Làng chài Bãi Xép thuộc phường Ghềnh Ráng, xuôi về hướng đông nam cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 13 km. Đường vào làng chài có những con dốc nhỏ cong cong, sau vài phút đi bộ, chúng tôi đã thấy bãi biển hiện ra ở cuối đường. Ngay cái nhìn đầu tiên, ai nấy trong chúng tôi không khỏi ngẩn người một lúc, trầm trồ trước vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Xép, những bờ cát vàng mịn trải dài đón những con sóng nhấp nhô, những rặng đá tự nhiên màu nâu trầm mặc nổi lên giữa bãi cát…

9 thg 9, 2016

Mất một điều gì ở Đà Lạt

Với tôi, mỗi lần đến Đà Lạt là như một lần trở về. Nhưng những lần trở về sau một khoảng thời gian cũ xa lắc bây giờ tôi có cảm giác như mình đang đi lạc. Cảm giác đi lạc đó chỉ có những người yêu Đà Lạt, mê Đà Lạt mới hiểu được.


Đà Lạt bây giờ thức khuya. Người Đà Lạt vốn quen then cài cửa khóa khi đêm chùng xuống nhưng giờ đã thức cùng đêm, vì khách du lịch đến đây không ngủ.

Đêm Đà Lạt bây giờ chộn rộn xe cộ, chộn rộn tiếng chân người và chộn rộn cảnh bán mua. Những con đường bây giờ ngập ánh đèn đêm và lời mời chào mua bán.

7 thg 9, 2016

Thăm các “lão thụ” vùng biên

Tỉnh An Giang, mảnh đất đầu nguồn sông Hậu, là nơi có đồi, có núi, có rừng, và giáp biên giới nước láng giềng Campuchia. Tất nhiên, mảnh đất bán sơn địa này có khá nhiều cây cổ thụ. Trong số đó, có năm cây cổ thụ được Hội đồng Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây di sản (Việt Nam Heritage Tree). Đó là hai cây vải thiều trên 300 tuổi, cây dầu rái trên 700 tuổi, cây me chua trên 500 tuổi và cây dầu rái trên 300 tuổi.

Cây dầu cổ thụ với cành nhánh trên ngọn do loài chùm gởi tạo thành.

Đến An Giang, khách du lịch, nhất là khách hành hương thường vãn cảnh chùa vùng “năm non bảy núi” – Thất Sơn. Xã Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn là nơi khuất nẻo nên có cây dầu rái hiếm người biết tới. Dù ở nơi “sơn cùng thủy kiệt” nhưng xã vùng sâu của An Giang này có cây dầu rái tàn lá xanh um phủ mát một khoảng trời, cao chừng 30 m. Gốc đại thụ này muốn ôm trọn cần phải có từ 8 đến 10 người vòng tay nối. Vì cây sống gần 700 năm nên bà con, nhất là đồng bào dân tộc Khmer địa phương đều đồng thanh cho rằng đó là một “linh thụ”. Chính vì vậy mà quanh gốc cây là nơi bà con thường sinh hoạt, cúng kiếng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt quanh năm.

22 thg 8, 2016

Du ngoạn “Hạ Long trên cạn”

Vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Thanh và Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa ví như một “Hạ Long trên cạn”. Nơi đây với vẻ đẹp hoang sơ, non xanh nước biếc đã được nhiều du khách nhìn nhận là điểm đến thú vị cho những ai thích ngao du khám phá những miền đất mới.


Từ thành phố Thanh Hóa ngược về hướng tây nam khoảng 40 km, qua những con đường ngoằn ngoèo, quanh co uốn lượn giữa những cánh rừng xanh, chúng tôi tìm đến Vườn quốc gia Bến En. Trước mặt là những ngọn đồi nhấp nhô vây quanh hồ nước rộng bao la. Đứng từ trên bờ cao nhìn xuống, khung cảnh núi non hùng vĩ hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp.

11 thg 8, 2016

Coco, lãng mạn hồn quê…

Phú Ân là một làng quê hẻo lánh với vườn ruộng xanh mát thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thế nhưng ở nơi vắng vẻ này lại có khu nghỉ dưỡng vừa như một điểm du lịch sinh thái, vừa như một khách sạng hạng sang. Đó là Coco Riverside Lodge.

Đẹp ánh bình minh trên sông.

Với chuyến đi chơi nơi đây trong vòng hai ngày một đêm, du khách như được đắm mình trong khung cảnh thôn quê êm ả và thư thả trong gian phòng nghỉ đậm chất Nam bộ. Đó là một sản phẩm du lịch kết hợp giữa giao lưu văn hóa bản địa và lưu trú qua đêm.

20 thg 7, 2016

Cỏ hoa Khánh Vĩnh níu chân người

Trong các cuộc hành trình du lịch và khám phá mọi miền đất nước, việc chọn những nơi có hoa để vui chơi và chụp ảnh là điều không chỉ những người trẻ mà hầu như lứa tuổi nào cũng thích. Vào những mùa hoa, các đơn vị du lịch luôn lên chương trình, mời gọi du khách. Chẳng hạn đã có các tour khám phá mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang, mùa hoa hướng dương ở Nghệ An, mùa hoa cúc họa mi ở Hà Nội, hoặc đến các cánh đồng hoa lavender ở Đà Lạt…


Ngay bản thân tôi, một người đi đây đi đó nhiều, cũng luôn tìm đến những cánh đồng hoa, mê hoặc với chúng, ngẩn ngơ với chúng.

25 thg 6, 2016

Sao Biển – chỗ hẹn hò

Khi chuẩn bị tư thế của một sự thất vọng khi tìm đến khu du lịch nào đó. Ngay cả khu du lịch có tên Sao Biển này. Bởi tôi mới nhìn thấy những hình ảnh qua mạng, mà như mọi người vẫn thường nói sự lừa dối số một chính là những tấm ảnh.

Căn lều có mái tam giác nhỏ bằng gỗ, diện tích chừng 6 m2, đặt vừa vặn trong đó một chiếc nệm.

Sao Biển nằm ở Bình Lập, một địa danh của xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đi theo con đường Cam Lập – Vĩnh Hy khoảng 10 km, bên trái có một con đường nhỏ chồm lên con dốc cao, đó là con đường đi Bình Lập.

Đường lên đỉnh cao nhất dãy Trường Sơn Nam

Chuyến xe khách đưa chúng tôi đến Kon Tum xuất phát từ Sài Gòn lúc 9 giờ tối. Sau một đêm ngon giấc trên xe thì 7 giờ sáng xe dừng ngay trung tâm thành phố này. Sau khi nạp năng lượng bằng một tô phở nghi ngút khói, mua thêm một ít đồ dùng cá nhân và thuê xe máy thì đúng 11 giờ sáng hôm đó nhóm chúng tôi bốn người bắt đầu cuộc hành trình leo núi Ngọc Linh, ngọn núi có đỉnh cao nhất dãy Trường Sơn Nam.

Khung cảnh trên đèo Măng Rơi với những khúc cua tay áo và những thửa ruộng bậc thang xanh tít tắp dưới thung lũng.

Núi Ngọc Linh (gọi chệch âm Ngok Linh của thổ ngữ đồng bào bản địa), với đỉnh cao nhất là 2.605 m so với mực nước biển, nằm trên dải Trường Sơn, phần cao nguyên phía bắc Tây Nguyên, là nơi giáp ranh của ba huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Dak Glei (Kon Tum). Đây là ngọn núi thiêng của đồng bào Xê Đăng, Ca Dong sống ở đầu ngọn nước, nơi khởi thủy của các dòng sông lớn tại miền Trung như sông Sê San chảy sang phía Tây góp nước cho sông Mê Kông và một hệ thống chảy sang phía Đông, đổ trực tiếp ra biển Đông là các con sông Cái, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên.

Hành hương miền biên viễn

Từ lâu, người ta vẫn đọc cho nhau nghe câu thơ về vùng đất xa xôi nơi biên viễn: “Ai lên Trái Hút Bảo Hà/Nếm mùi phong nguyệt ấy là cảnh tiên”. Đó là vùng đất Bảo Hà (Bảo Yên-Lào Cai), một địa danh nghe lạ mà quen đối với rất nhiều du khách ở mọi miền đất nước. Ngày ngày, Bảo Hà đón hàng trăm lượt du khách hành hương về đây chiêm bái đền Bảo Hà, thăm thú miền đất biên viễn thơ mộng.

Bản làng Bảo Hà nhìn từ đèo cao.

Đền Bảo Hà tọa lạc bên dòng sông Hồng, thờ Thần Vệ quốc, tướng Nguyễn Hoàng Bảy, người có công điều binh khiển tướng, tập hợp các thổ ty, tù trưởng rèn luyện võ nghệ, dẹp loạn thổ phỉ vùng biên ải. Trong suốt cả năm, ngày nào, Bảo Hà cũng đón hàng đoàn du khách nườm nượp về lễ đền Ông, cầu xin Ông phù hộ cho mọi điều được may mắn.