31 thg 10, 2024

Choáng ngợp trước “thành phố lăng mộ” ở Huế

Đây là khu lăng mộ được xem là lớn nhất và tráng lệ nhất ở nghĩa trang làng An Bằng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Tuy không phải là địa chỉ du lịch nhưng khu nghĩa trang của làng An Bằng ở Cố đô Huế lại nổi tiếng đến độ nhiều du khách nước ngoài đã cất công tìm đến tận nơi để được mục sở thị những ngôi lăng mộ của người dân nhưng mang vẻ đẹp xa hoa, tráng lệ không kém gì lăng tẩm của các bậc vua chúa ngày xưa.

Người đàn bà vẽ


Giới văn nghệ sĩ cả nước nói chung, ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng gọi Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Trà Giang với cái tên trìu mến: “Người đàn bà vẽ”. Bởi lẽ, từ một diễn viên nghỉ hưu, bà tập vẽ cho vui tuổi già, mượn sắc màu để nguôi ngoai nỗi lòng mình, nhưng rồi NSND Trà Giang đã trở thành một họa sĩ thực thụ, mang đến nhiều bất ngờ cho giới văn nghệ sĩ.

Diện mạo mới ở di tích Quốc gia đền Tả Phủ

Trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên quê hương Xứ Lạng không thể không nhắc tới di tích đền Tả Phủ thờ Hán Quận công Thân Công Tài (phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn). Năm 2023, ngôi đền bắt đầu được tu bổ, tôn tạo từ nguồn xã hội hóa. Ngày 12/9/2024, đền Tả Phủ đã khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân, du khách gần xa.

Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có dịp đến thăm và ghi lại những hình ảnh đẹp của di tích trong diện mạo mới.

Đền Tả phủ hiện tọa lạc tại trung tâm phố chợ Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Theo văn bia lưu giữ tại đền, ngôi đền này được Nhân dân 7 phường chợ ở Đoàn Thành Lạng Sơn cùng với 13 phường buôn Trung Quốc cùng nhau xây dựng vào năm 1683. Đền thờ Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài. Ngôi đền đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993.Lễ hội đền Tả Phủ được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015

Món quà tuổi thơ

Tôi nhớ lúc nhỏ, vào những đêm mưa lạnh, chỉ cần con cháu bảo thèm kẹo đậu phụng là bà đồng ý làm ngay. Lúc đó, cả gia đình quây quần tách đậu phụng, ngồi sát bên bếp đợi bà nấu đường, rồi làm kẹo để cả nhà thưởng thức.

Kẹo đậu phụng được bà làm thủ công bằng tay, pha đường với một chút mạch nha rồi nấu tới khi có được màu nâu cánh gián. Để tăng thêm hương vị, bà giã một ít gừng cho vào khi đường còn nóng. Bà nhấc nồi đường xuống, đổ ra khay, rồi cho đậu phụng đã được bóc vỏ, rang chín thơm lừng vào khay đường. Bà dùng đũa và muỗng tán đều đường trong khay, rồi rắc một ít mè lên trên. Khi đường và đậu phụng nguội, tạo thành một khối kết dính, bà cắt thành từng miếng vừa ăn. Đến công đoạn này, chúng tôi cứ chạy lăng xăng để đợi kẹo nguội và thưởng thức.

30 thg 10, 2024

Về Bắc Kạn thưởng thức món ngon mùa thu

Mùa thu đến với Bắc Kạn, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, đậm vị núi rừng vùng cao. Những hương vị riêng có, không trộn lẫn với bất cứ vùng đất nào.

Ngọt thơm hồng không hạt Bắc Kạn

Sản phẩm hồng không hạt Bắc Kạn.

Phở mực ở Lý Sơn

Phở thường được nấu với thịt bò, thịt heo, thịt gà. Nhưng ở Lý Sơn, với đặc thù vùng biển quanh năm có hải sản tươi sống nên người dân biến tấu nấu món phở mực thơm ngon để thay đổi khẩu vị.

Món phở mực chế biến rất đơn giản. Mực để nấu chung với phở có nhiều loại, có thể dùng mực trứng, mực lá, mực hang (bạch tuột), mực ống, mực nang, mực bọt. Mực sau khi được rửa sạch, cho vào nồi với một ít nước, vài lác gừng băm để bớt mùi tanh. Mực chín thì xắt khúc, hoặc để nguyên con nếu mực nhỏ.

Món phở mực.

Một bậc nữ lưu đáng kính

Bà Lê Thị Thưởng là vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định, người làng Tân Phước, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bà là một người phụ nữ chung thủy, tận lực vì chồng con, vì đất nước.

Trước đây, những gì hậu thế biết về bà Lê Thị Thưởng và các con rất ít ỏi, từ nguồn “Đại Nam liệt truyện chính biên” (do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn), Kỳ Xuyên văn sao (Nguyễn Thông), tư liệu của người Pháp và một số giai thoại lưu truyền trong dân gian. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm thêm tài liệu mới từ nguồn châu bản Triều Nguyễn, địa bạ Nam kỳ, tài liệu của các trung tâm lưu trữ ở nước ngoài. Từ đó, hậu thế có thêm một số thông tin quý báu về bà và người con gái.

Món ăn dân dã mà ngon

“Về Quảng Ngãi, bạn nhớ chiêu đãi mình món đặc sản nhé!”, bạn tôi ở Long An bảo thế. “Nhất định rồi, gì chứ ở Quảng Ngãi thì nhiều đặc sản, vừa rẻ vừa ngon”. Và rồi, bạn tôi đã về thăm Quảng Ngãi, lần đầu tiên trong đời thưởng thức những món ăn dân dã ở vùng đất ven sông Trà Khúc.

Tôi đón bạn ở Khách sạn Cẩm Thành (TP. Quảng Ngãi) trong một buổi chiều thu, gió nhè nhẹ. Lần đầu tiên bạn đến Quảng Ngãi, miền quê đầy nắng gió mà tôi đã kể cho bạn nghe từ cách đây 20 năm trong những ngày cùng trọ học ở TP. Hồ Chí Minh.

“Quê mình còn nghèo, nhưng con người thì giàu nghĩa tình”, bạn tôi nhắc lại câu mà tôi luôn miệng nói thời sinh viên. Tôi chở bạn trên chiếc xe máy, dạo một vòng quanh TP.Quảng Ngãi. Rồi chúng tôi chầm chậm đi trên đường Trường Sa để xuống cầu Cổ Lũy. “Đây là sông Trà Khúc, ở cuối dòng sông là cầu Cổ Lũy. Đến vùng đất ở cuối dòng sông, mình sẽ chiêu đãi bạn những món đặc sản như đã hứa”, tôi nói.

Món hến xào, ram bắp.

29 thg 10, 2024

Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer


Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức từ ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch hàng năm. Đây là lễ truyền thống quan trọng của họ nhằm tưởng nhớ công ơn của những bậc sinh thành, những người thân đã khuất, đồng thời thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên đã khai phá đất đai, bảo vệ cho phum, sóc. Ngoài ra, lễ Sen Dolta không chỉ là dịp để bày tỏ lòng hiếu kính mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tình yêu thương gắn kết bền chặt được người Khmer gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Khai mạc du lịch mùa nước nổi ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam

Sáng 26/10, Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức, nhằm khai thác vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của lòng hồ thủy điện ở thị xã nhỏ nhất Việt Nam này.

Lòng hồ sông Đà khi vào mùa nước nổi tựa như một bức tranh phong cảnh hữu tình trải dài, khi các dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống làn nước xanh biếc. Chính vì vậy, thị xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện du lịch mùa nước nổi trên sông Đà ở hai tuyến đường thủy gồm: Thị xã Mường Lay - Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Mường Lay - Nậm Nhùn (Lai Châu) nhằm giúp du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có ở Mường Lay - thị xã nhỏ nhất Việt Nam, cũng như dọc đường thủy trên hồ sông Đà ở 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

UBND tỉnh Điện Biên trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Nghề làm bánh Khẩu Xén và Chí Chọp (thị xã Mường Lay)

28 thg 10, 2024

Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui

Thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ những cung đường đẹp đến nao lòng, cánh đồng với những hàng thốt nốt mạnh mẽ, đẹp một cách sống động.

Hàng cây thốt nốt bên cánh đồng gần homestay tôi ở - Ảnh: NGUYỆT PHẠM

Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy.

Tôi có vài dịp đến An Giang, lần nào cũng cho tôi cảm xúc đẹp và mới lạ. Trở lại lần này vào mùa nước nổi, An Giang trong tôi mang một vẻ đẹp khác.

27 thg 10, 2024

Hoang sơ bãi đá Ông Địa



Nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết không xa, bãi đá Ông Địa thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ. Hàng trăm viên đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, khắc họa nên những hình thù kỳ lạ. Tiếng sóng vỗ rì rào, gió biển lồng lộng cùng với màu xanh ngọc của biển tạo nên một không gian yên bình, thư thái.

26 thg 10, 2024

Địa đạo Vịnh Mốc – một thế giới kì lạ bên dưới cuộc chiến

Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh là công trình kiến trúc quân sự kì vĩ, độc đáo, dài hàng chục cây số nằm sâu dưới lòng đất, ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nơi quân và dân đất thép Vĩnh Linh kiên trì bám trụ “một tấc không đi, một li không rời” để chiến đấu bảo vệ quê hương và giữ thông huyết mạch giao thông ra tiền tuyến.

Lập kỷ lục đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên đông nhất Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã xác nhận kỷ lục đối với chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên có số lượng nghệ nhân, diễn viên và học sinh tham gia đông nhất Việt Nam diễn ra tại tỉnh Gia Lai.

Hơn 1.300 người tham gia tiết mục đồng diễn “Âm vang đại ngàn” trong đêm khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai

Náo nhiệt chợ sáng

Bình minh lên, chợ Long Xuyên nhộn nhịp bởi tiếng cười nói, tiếng kỳ kèo trả giá giữa tiểu thương và bạn hàng đường xa. Từ bao đời nay, khung cảnh buổi chợ đông vui tấp nập, mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy sức sống bên dòng sông Hậu. Hàng hóa nông, thủy sản được bạn hàng đến cân rồi mang đi bán lẻ khắp các chợ quê.

25 thg 10, 2024

Quán cà-phê ven sông

Nép mình bên dòng sông hiền hòa, quán cà-phê Bêing Karon (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) thu hút sự chú ý bởi lối thiết kế mộc mạc, giản dị với không gian thoáng đãng, yên bình, mát mẻ. Quán cà-phê thật sự là cái tên không thể bỏ lỡ khi đến với làng Chăm Châu Phong, bởi thực chất đây là quán cà-phê kết hợp với mô hình nhà hàng, du lịch trải nghiệm với view cực “chill”.

Đến với quán cà-phê Bêing Karon, bạn sẽ được thưởng thức những thức uống quen thuộc, món ăn dân dã và ngắm dòng sông quê lãng đãng tuyệt đẹp, với những sắc màu rực rỡ của làng bè trên ngã ba sông.

Cho xin “một vé” tắm đồng

Những ngày con nước nổi về với miền châu thổ, người ta lại có thú vui mới là đi tắm đồng. Với trẻ nhỏ, đó là trải nghiệm vui vẻ. Với người lớn, đó cũng là lúc họ xin “một vé” về lại tuổi thơ!

Những ngày con nước tràn về mấy cánh đồng xả lũ, người ta nô nức rủ nhau đi tắm đồng. “Bãi tắm” thường nằm cạnh những con đường giao thông nội đồng đã được bê-tông hóa, nên khá sạch sẽ.

Lên đồi Tức Dụp

Theo truyền thuyết, thuở xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn hoang sơ. Các tiên ông từ núi Cấm, núi Dài đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi. Các nàng tiên thường rủ nhau sang núi dạo chơi và đùa nghịch. Một hôm, họ thi nhau thành ngọn đồi có mặt trong trời đất bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.

Một ngày nọ, những người mở đất tới đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy gan ruột, đêm nằm không ngủ được, bỗng họ nghe có tiếng nước róc rách, phát hiện ra quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi “Tức Dụp” (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và các già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum, sóc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồi Tức Dụp được ví như ngọn đồi thép đi vào huyền thoại bất tử.

Mùa mưa, ngọn đồi “2 triệu đô-la” được phủ màu xanh trông rất đẹp và hoang sơ.

Cây thốt nốt - Món quà thiên nhiên ban tặng vùng đất Bảy Núi

Đi qua vùng nông thôn của TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, khung cảnh những hàng cây thốt nốt vươn cao trên cánh đồng lúa “vẽ” nên bức tranh quê bình dị tạo ấn tượng đặc biệt với du khách khi đến vùng Bảy Núi.

24 thg 10, 2024

Mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư

Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư như khoác lên chiếc áo mới, để trở thành "thiên đường xanh" của vùng Tứ giác Long Xuyên.

Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi tiếp tục đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, tỉnh An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước.

Nhộn nhịp mùa buôn ếch đồng

Năm nào cũng vậy, vào mùa lũ, xóm buôn ếch đồng ở xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) trở nên nhộn nhịp. Mờ sáng, họ rong ruổi khắp vùng nông thôn thu mua ếch mang về bán tại vựa, kiếm thu nhập khá lúc nông nhàn.

Trưa nắng gắt, chúng tôi ngang qua kênh Mặc Cần Dưng vô tình bắt gặp người dân lom khom lựa ếch đồng. Ghé vựa của anh Hiếu (55 tuổi), mới thấy hết không khí làm ếch tích cực của bà con ở đây. Công đoạn lựa ếch, phân loại, lột da ếch diễn ra đều tay. Hàng ngày, vựa ếch anh Hiếu thu gom của bạn hàng đường xa từ 3 - 4 tấn ếch đồng đủ loại. Nguồn ếch làm xong sẽ được phân phối khắp các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.

Màn đêm buông, người dân đi bắt ếch đồng về bán cho tiểu thương. Hàng đêm, họ thu hoạch từ 3 - 4 kg ếch, thu nhập trên 100.000 đồng.

Xuôi dòng Vĩnh Tế

200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97 km, rộng 25 m, sâu 3 m.

200 năm sau, kênh Vĩnh Tế được ghi nhận là công trình thủy lợi quan trọng trong việc khẩn hoang cả vùng Tứ giác Long Xuyên làm nên vựa lúa lớn nhất vùng ĐBSCL. Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình mang tính chiến lược, bảo vệ quốc phòng - an ninh, khẳng định chủ quyền quốc gia mà còn có giá trị về giao thông, thương mại và thủy lợi.


Nơi giao thoa giữa sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế, bắt đầu từ đây kênh Vĩnh Tế chạy dài qua 3 địa phương của An Giang và kết nối với sông Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) đổ ra Biển Tây.

Thú vị nghề lấy mật ong

Ở xã Vĩnh Trung (TX. Tịnh Biên) có một nghề khá đặc biệt, đó là nuôi ong lấy mật. Phóng viên có mặt tại Trại nuôi ong mật rừng tràm Trà Sư ghi nhận được nhiều câu chuyện thú vị với nghề lấy mật ong của những người thợ nơi đây.

TX. Tịnh Biên có địa hình núi, rừng khá dày, nhất là vùng Bảy Núi thuận lợi cho nghề nuôi ong lấy mật.

23 thg 10, 2024

Mùa ủ nước mắm cá linh

Mùa lũ, con cá linh ở đầu nguồn nhiều ăn không hết, người dân ủ nước mắm thơm ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thời khẩn hoang, cha ông đã biết kỹ thuật ủ nước mắm cá linh được người dân gìn giữ cho tới bây giờ. Cuộc sống ngày càng phát triển, nước mắm công nghiệp chiếm ưu thế thị trường. Do đó, nước mắm cá linh ít người biết đến. Để khôi phục nghề truyền thống này, một số gia đình tận dụng nguồn cá dồi dào, mua về ủ nước mắm cá linh, tiêu thụ thị trường nội địa.

Tham quan Anh Vũ Sơn

Anh Vũ Sơn là một trong Bảy Núi nổi tiếng ở vùng đất biên giới An Giang. Người dân địa phương thích gọi dân dã là “núi Két” hoặc “núi ông Két”. Bởi, nhìn từ xa, bóng dáng một “chú chim” hiện ra rành rạnh, nổi bật giữa bầu trời xanh ngắt.


Nằm trên phường Thới Sơn (TX. Tịnh Biên), núi Két không quá rộng lớn như người anh núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô… nhưng vẫn có nét đặc trưng rất riêng của mình. Theo sử sách, gần 200 năm trước, Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Giáo chủ giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và nhiều đệ tử đến chân núi Két, bắt đầu hành trình khai hoang, biến vùng đầm lầy, rừng rậm trở thành đồng ruộng, làng mạc.

Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An

Danh nhân Đặng Huy Trứ (16/5/1825 - 7/8/1874) được suy tôn là ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam. Hơn thế, tư tưởng của ông trên các lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, kinh tế, quân sự... đã đặt cơ sở cho chủ trương canh tân tại nước ta hồi nửa cuối thế kỷ 19.

Chân dung Đặng Huy Trứ được thờ phụng tại Hội An.

Quảng Trị - Những dòng sông huyền thoại

Những năm qua, dòng Bến Hải và Thạch Hãn vẫn miệt mài mang phù sa tưới mát cho những cánh đồng trù phú ở Quảng Trị.

Nhắc đến Quảng Trị, người ta đều nghĩ ngay đến vùng đất lửa, đất thép, đất có màu đỏ của máu. Quảng Trị có tới 72 nghĩa trang, là nơi an nghỉ của hơn nửa triệu liệt sĩ. Quả thật, trên đất nước Việt Nam không có nơi nào ác liệt và đau thương như thế!

Nơi đây có những dòng sông đã in hằn vào ký ức, trở thành "nhân chứng sống" cho năm tháng mưa bom bão đạn. Dòng sông ấy là nơi có những giọt nước mắt của người mẹ, người chị, của các cặp vợ chồng, của những đôi gái yêu nhau ở hai bên bờ sông trong những năm tháng chia cắt. Đó chính là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Hai con sông gắn liền với 2 Hiệp định lịch sử của đất nước: Hiệp định Geneva năm 1954 và Paris năm 1973. 

Về Đồng Tháp ra đồng bắt cá, hái rau, ngắm mùa nước nổi

Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa nước nổi khách lại tìm về Đồng Tháp bắt cá đồng, rau đồng (rau muống, hái bông súng, bông điên điển, rau dừa...), từ đó chế biến và thưởng thức các món ăn dân dã, giản dị mà đậm vị đồng quê.

Du khách trải nghiệm đi xuồng ngắm đồng nước nổi và xem đổ dớn bắt cả - Ảnh: TỐNG DOANH

22 thg 10, 2024

Độc đáo nghề câu ếch đồng

Khi con nước lũ tràn đồng, không chỉ mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, mà còn mang về nhiều sản vật tự nhiên để người dân đầu nguồn sông nước cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng được coi là một trong những nghề “làm chơi, ăn thiệt”, vừa giải trí, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân.

Một điểm câu ếch đồng ở tuyến đập tràn tại ấp Phú Hiệp (xã Phú Hữu, huyện An Phú)

Mát lành sương sâm

Sương sâm được làm từ lá của cây sương sâm với hầu hết người dân nông thôn, hay các bà nội trợ đây là loại lá không mấy xa lạ.

Đến Đà Lạt ngắm vẻ đẹp ma mị của Suối Tía

Suối Tía là nơi hiếm hoi ở Đà Lạt sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng. Mỗi mùa, suối Tía mang một vẻ đẹp riêng.

Suối Tía là nơi hiếm hoi sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng ở vùng cao nguyên Lang Biang, Lâm Đồng. Ảnh: Sang DL

Cá linh non lội về từ miền nhớ

Tầm nửa cuối tháng 7 âl cá linh non đã “lội” về đến các chợ ở Vĩnh Long, trong khi đó, miệt đầu nguồn sông Cửu Long vùng An Giang, Đồng Tháp bà con đã ăn cá linh non từ hồi nước son chuyển đậm màu, con cá chỉ mới bằng đầu đũa ăn cơm. Ông bạn đồng niên, cũng là người đồng hương miệt đầu nguồn, lại hú hí lên nhà làm… bữa linh non.

Cá linh non đầu mùa.

Thăm thành phố cây xanh Trà Vinh, điểm du lịch 'chữa lành' ở miền Tây

Với mật độ cây xanh che phủ khá dày, TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) được mệnh danh là thành phố xanh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây rất thích hợp đẩy mạnh phát triển và trở thành điểm đến du lịch "chữa lành".

Một góc tại TP Trà Vinh phủ đầy mảng xanh, phía dưới mảng xanh này là các tuyến đường với những hàng cây cổ thụ - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

“Nức tiếng” làng khô Phú Thọ

Nếu có dịp đi dọc tuyến ĐT844, đoạn qua địa phận xã Phú Thọ (Tam Nông-Đồng Tháp) sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh bà con nơi đây thoăn thoắt trở cá khô trên những giàn phơi. Từng con cá khô xếp thành hàng thẳng tắp phơi mình trong ánh nắng vàng rực...

Có rất nhiều loại khô cá, nhưng nhiều nhất là khô cá lóc.

21 thg 10, 2024

Ấn tượng sắc màu văn hóa trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Trong những ngày này, trên cao nguyên đá Tủa Chùa đang diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc.

Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2024 đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến vùng cao nguyên đá của tỉnh Điện Biên. Ảnh: Thanh Bình

Cà Tang, núi như mái ấm quê nhà

Có lần anh bạn người Chăm của tôi quả quyết rằng tên núi Cà Tang (Cà Tan, Gà Tan) quê tôi là do người Chăm của ảnh đặt tên. Tôi ừ hử nhưng chưa vội tin. Giả thuyết này có cơ sở bởi lịch sử vùng đất này với người Chăm là câu chuyện của ngàn năm. Lần sau tìm đọc đâu đó, nhà thơ Tường Linh cũng từng nhắc chuyện tên núi liên quan đến người Chăm này. Tôi bắt đầu hoài nghi...

Ngọn núi như những mái nhà.

Ấm lòng món lươn đồng nấu cơm mẻ

Lươn đồng nấu cơm mẻ với bắp chuối và bông súng tạo thành món ngon, ấm cúng nơi miền quê.

Hàng năm, vào mùa nước nổi, người dân ĐBSCL lại được thưởng thức những món ăn ngon từ đồng quê do thiên nhiên ban tặng. Lươn đồng nấu cơm mẻ với bắp chuối và bông súng là một trong những món ăn ưa thích, gợi lại cho tôi những ký ức ấm cúng của bữa cơm gia đình vào những ngày mưa gió trong mùa nước nổi.

Mấy hôm nay, những ngày cuối tháng 8 âl, xứ cù lao xã An Bình, huyện Long Hồ quê tôi trời cứ mưa rả rích nhiều ngày. Dưới mấy con rạch, dòng nước mang theo phù sa đỏ ngầu từ thượng nguồn đổ xuống lé đé mấy bờ đê. Trên thì trời mưa, dưới sông nước dâng, không khí miền quê cũng trở nên se se lạnh. Ngồi trong nhà, tôi phóng tầm mắt miên man nhìn dòng nước chảy, chợt thấy bắp chuối sáp trước nhà đã trổ buồng đong đưa trong gió, bỗng lòng tôi cảm thấy thèm thèm món lươn đồng nấu cơm mẻ với bắp chuối và bông súng.

Ngẩn ngơ xuyến chi...

Buổi trưa hôm nay, khi đang rảo bước trên những con đường đầy nắng Florida (Mỹ), tôi bất giác ngẩn ngơ vì nhánh hoa xuyến chi trắng ngần mọc ven đường...

Bé mỏng xuyến chi. Ảnh: T.T

20 thg 10, 2024

Miễu Ông Cù - Đình thần Bưng Cù, những dòng ghi chép

Mặc dù là một ngôi đình cổ lâu năm được nhân dân tôn kính, một địa điểm được nhiều người biết tới, lại tọa lạc trên khuôn viên khá rộng (6.261,5 m²) nhưng kiến trúc của Đình thần Bưng Cù/Miễu Ông Cù lại khá đơn sơ và hầu như không có nét cổ kính so với các ngôi đình cùng thời.


Điều này có thể được lý giải phần nào khi ta tìm hiểu về lịch sử ngôi đình/miễu này.

Theo ghi nhận, đình thần Bưng Cù được xây dựng khoảng năm 1850 và được vua Tự Đức phong sắc thần năm 1852.

Chuyện người Quảng Nam làm quan thượng thư đầu tiên trong triều Nguyễn

Thượng thư Bộ Công Trần Văn Thái - người được vua Gia Long giao trọng trách chế tạo các loại chiến thuyền, thuyền đi biển và trông coi thủy binh, với chức Thượng thư Bộ Công kiêm Thống quản thủy quân. Ông là một trong sáu vị thượng thư đầu tiên của triều Nguyễn…

Khuôn viên mộ phần Thượng thư Trần Văn Thái tại xã Tam Tiến hiện nay.

Tam Kỳ và chuyện ba ngọn núi

Các núi Quảng Phú, An Hà và Trà Cai là ba thực thể địa lý của vùng lỵ sở huyện Hà Đông, phủ Tam Kỳ xưa. Biểu trưng logo của Tam Kỳ hiện nay cũng mô phỏng lại địa danh này theo hình sông, thế núi, với biểu tượng 3 núi, 3 sông.

Logo Tam Kỳ mang ý nghĩa biểu trưng, độc đáo cho vùng đất và con người. Ảnh: X.P

Chuyện bảng tên

Khi người Việt từ miền Trung vô đây khai hoang lập nghiệp, thì cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh chúng ta, còn là nơi chằng chịt sông rạch, đầm lầy, hoang vu, đầy thú dữ cả trên bờ như cọp, voi, dưới sông thì có sấu. Sống giữa vùng thế đất, thế nước (sông, rạch), từ thực tế địa hình, địa vật như vậy, ông bà ta gọi chúng với những cái tên xẻo, xép, trấp, bưng, sình, dứt, cái... và gắn một cái tên liền theo mang hình dáng, cây, con hay tên người nơi đó, như Xẻo Quít, Xép Lá, Trấp Rùng Rình, Bưng Sấu Hì, Sình Tranh, Bứt gò Suông, Cái Tôm v.v... không phải tùy hứng mà từ thực tế, ông bà ta đã đặt tên từng nơi mang ý nghĩa riêng, đặc điểm riêng nơi đó. Mấy năm qua, tỉnh Đồng Tháp và các huyện như: Thanh Bình, Tân Hồng, Tam Nông, Châu Thành... đã tổ chức đi điền dã, tới từng nơi, gặp các ông bà sinh sống cố cựu nơi đó, cộng với nghiên cứu sách sử xưa, qua đó ghi chép, biên soạn thành sách địa danh văn hóa, lịch sử, giúp thế hệ hiện nay và sau này biết được tên đất, tên sông, tên công trình, tên người, sự kiện mỗi nơi, vì sao có tên đó, có ý nghĩa gì... Tuy nhiên, vì thời gian trải qua quá lâu, nhiều biến đổi, nên có những địa danh mà ngày nay chúng ta chưa giải nghĩa, xuất xứ những tên gọi đó.


19 thg 10, 2024

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.

Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh tại thị trấn Nghèn (Can Lộc). Ảnh tư liệu.

Ví, giặm và những “thổ sản” của văn hóa xứ Nghệ

Một trong những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là không gian, hình thức diễn xướng mang đậm chất “thổ sản”, bản sắc văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La.

CLB dân ca ví giặm xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) tái hiện không gian diễn xướng "Hội phường ví, giặm nhà nông" tại Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn tỉnh năm 2023.

Hình hài khu bảo tồn chim trời trên đất Thành Sen

Vườn chim nhân tạo dần hình thành giữa TP Hà Tĩnh sẽ là quần thể sinh thái sống động, nơi bảo tồn chim trời và tạo điểm tựa để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Đầu năm 2024, TP Hà Tĩnh bắt đầu lên ý tưởng và triển khai các bước xây dựng một vườn chim nhân tạo nhằm bảo tồn chim trời và phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Sau nhiều lần rà soát, khảo sát ở các xã, phường ven đô có điều kiện tự nhiên phù hợp, lãnh đạo TP Hà Tĩnh quyết định lựa chọn khu vực sông Đông (phường Thạch Linh) để triển khai dự án. 

Ngôi chùa cổ ở miền Tây và hai chiếc giường độc đáo của công tử Bạc Liêu


Chùa Sà Lôn tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu, là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng (hai chùa còn lại là chùa Dơi và chùa Đất Sét). Tại đây lưu giữ hai chiếc giường độc đáo của công tử Bạc Liêu.

Vãn cảnh Chùa Phật Ngọc Xá Lợi – Vĩnh Long

Qua bao đời, Vĩnh Long tự hào là vùng “đất học” với nhiều di tích văn hóa Quốc gia như: Văn Thánh miếu, Chùa Tiên châu, Đình Long thanh, Miếu Công thần… Với những du khách muốn tìm cho mình một nơi chốn trầm lặng, thanh tịnh giữa những bon chen, xô bồ của cuộc sống hiện tại, hãy ghé thăm ngôi Chùa Phật Ngọc Xá Lợi tại TP Vĩnh Long.

Cổng tam quan vào chùa

18 thg 10, 2024

Thủ đô Hà Nội - thành phố di sản của Việt Nam


Với lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội là thủ đô văn hiến, thành phố di sản, thành phố vì hòa bình. Nơi đây có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc được hình thành, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Hà Nội hiện dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với hàng nghìn di tích, lễ hội, làng nghề, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO công nhận.

Chuyện người đẽo thuyền độc mộc bên dòng Đăk Bla

Cũng như bao nhiêu người dân làng Lung Leng, anh A Lủi không biết rõ thuyền độc mộc có từ khi nào và ai là người khai sinh ra nó. Anh chỉ biết rằng từ bao đời nay chiếc thuyền gỗ mảnh khảnh ấy gắn bó với người Ba Na đi qua không biết bao nhiêu đoạn sông Đăk Bla lắm đá, ghềnh, và giờ anh lại tiếp nối giữ nghề đẽo thuyền độc mộc, dẫu biết rằng cái nghề này khó có thể nuôi sống bản thân anh và gia đình trong thời buổi chẳng còn mấy ai dùng loại thuyền cổ xưa này nữa.

A Lủi là một trong số ít người còn nắm giữ được kĩ thuật chế tác thuyền độc mộc ở làng Lung Leng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

17 thg 10, 2024

Khách Tây hào hứng làm nông ở làng rau Trà Quế

Nghề trồng rau ở làng Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tính đến nay đã hơn 400 năm và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau Trà Quế nay đây không chỉ là địa chỉ du lịch xanh nổi tiếng xứ Quảng mà còn là điểm trải nghiệm nghề trồng rau rất được du khách nước ngoài yêu thích, nhất là dòng khách Âu – Mỹ.

Đi cano xuyên rừng ngập mặn ở Đất Mũi

Tham quan xuyên Vườn Quốc gia mũi Cà Mau, du khách được ngắm nhìn hệ sinh thái rừng ngập mặn, check in điểm cực Nam tổ quốc và trải nghiệm dỡ cua, bắt cá cùng người dân.


Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thành lập năm 2003, có tổng diện tích gần 42.000 ha thuộc địa phận ba huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân.