Hiển thị các bài đăng có nhãn Miếu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Miếu. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 7, 2024

Văn Thánh Miếu Cao Lãnh – Đồng Tháp

Vùng đất Cao Lãnh – Đồng Tháp cuốn hút du khách không chỉ bởi khung cảnh thanh bình, người dân hồn hậu chất phác, ẩm thực phong phú đa dạng, mà còn bởi những di tích văn hóa lịch sử nhuộm màu thời gian. Trong đó không thể không nhắc đến Văn Thánh Miếu Cao Lãnh – Công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử. Học sinh, sinh viên ở Đồng Tháp hay các tỉnh miền Tây Nam bộ thường đến đây để cầu mong chuyện thi cử, công danh.

Văn Thánh Miếu Cao Lãnh – Đồng Tháp

14 thg 5, 2024

Lịch sử đặc biệt của tòa Văn miếu gần thành phố Nha Trang

Cùng với thành cổ Diên Khánh, Văn miếu Diên Khánh là một điểm đến đặc sắc dành cho những du khách ưa khám phá văn hóa, lịch sử Việt Nam ở khu vực ngoại vi thành phố Nha Trang.

Tọa lạc ở khóm Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang 10 km, Văn miếu Diên Khánh là một trong số ít các Văn miếu cấp địa phương còn được bảo tồn ở Việt Nam.

29 thg 3, 2024

Miếu Bà Phú Thạnh có niên đại hơn 200 năm

Miếu Bà Phú Thạnh, ở tổ 1, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) có niên đại hơn 200 năm, là nơi ghi dấu lịch sử một thời khai hoang lập làng ở vùng đất Thu Phổ xưa, nay là TP.Quảng Ngãi.

Chúng tôi về miếu Bà Phú Thạnh đúng vào dịp người dân tổ chức lễ tế thiên, lễ này diễn ra đầu năm tại miếu Bà với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Hơn 500 người dân từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tập trung về đây để hành lễ. Theo Trưởng Ban quản lý miếu Bà Phú Thạnh Trần Công Đạt, đây là một trong những lễ lớn trong năm. Có rất đông khách thập phương và nhân dân các địa phương tụ họp về đây chung tay lo lễ. Trong lễ có các nghi thức như lễ thắp đèn cho bá tánh tham dự lễ tế đàn, nghi thức châm nước và cuối cùng là nghi lễ tế thiên. Bên cạnh lễ này, vào dịp 19/3 âm lịch, tại di tích còn tổ chức đại lễ tắm bà.

Miếu Bà Phú Thạnh có kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

25 thg 10, 2023

Ngôi miếu trăm năm tuổi giữa lòng thành phố

Gian thờ ở hậu điện với Quan Thánh Đế Quân mặt đỏ, râu dài, triều phục màu xanh tượng trưng cho thân phận cao quý. Hầu 2 bên là nghĩa tử Quan Bình, cầm bộ sách Xuân Thu và tùy tùng Châu Xương cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Cặp hạc chầu trên lưng rùa - hiện vật phổ biến trong các ngôi đình của người Việt là biểu tượng cụ thể cho sự giao thoa văn hóa

Trên đường Hai Bà Trưng (phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An), hướng ra dòng kênh Bảo Định, có ngôi miếu cổ trầm tư giữa phố thị ồn ào - miếu Quan Thánh Đế Quân. Ngôi miếu nằm sâu trong hẻm nhỏ, là minh chứng cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của cộng đồng dân cư Việt - Hoa trong quá trình chung sống ở vùng đất mới.

12 thg 8, 2023

Miếu Phạm Xá, di tích quốc gia ở quê ngoại chúa Nguyễn

Miếu Phạm Xá hiện còn nhiều dấu tích từ thế kỉ XVIII và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Miếu Phạm Xá

Miếu Phạm Xá ở làng Phạm Xá, xưa thuộc tổng Nguyễn Xá, huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Ngọc Sơn, TP Hải Dương, là nơi thờ tứ vị thành hoàng đại vương của làng, trong đó có ngài Nguyễn Minh Biện – nhạc phụ của Triệu tổ tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và là ông ngoại của Chúa tiên Nguyễn Hoàng.

11 thg 7, 2023

Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp - dấu ấn trăm năm

Hơn 170 năm tồn tại, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của vùng Bảy Núi xưa và nay. Bên cạnh giá trị lịch sử, nơi đây còn mang giá trị văn hóa từ thời khai hoang mở đất và ngày càng được du khách gần xa tìm đến chiêm bái quanh năm.

Giá trị lịch sử

Theo Ban Quản lý Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp (Ban Quản lý), ngôi miễu hình thành từ giữa thế kỷ XIX, khi cụ Đoàn Minh Huyên cùng tín đồ đến vùng này phát hoang, trồng trọt, lập thôn ấp. Để người dân có nơi thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh trong quá trình lập nghiệp, cụ Đoàn Minh Huyên cho dựng lên ngôi miễu nhỏ. Phía trước miễu là một bàu nước ngọt rất lớn, quanh năm không bao giờ cạn, bên trên có nhiều dây mướp rừng bò chằng chịt. Do đó, ngôi miễu được gọi tên là miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp cho đến ngày nay.

27 thg 6, 2023

Kiến trúc người Hoa tinh tế của ngôi miếu 100 tuổi ở Sóc Trăng

Thanh Minh Cổ Miếu hay còn được gọi là Chùa Ông Bổn, Chùa Ông là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo người dân Vĩnh Châu, Sóc Trăng.

Khởi công xây dựng từ 1923, Thanh Minh Cổ Miếu đến nay đã trở thành một địa điểm quen thuộc với người dân địa phương, nhất là đồng bào người Hoa. Thanh Minh Cổ Miếu được phục dựng theo nguyên bản sau 4 đợt trùng tu để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa cổ xưa. Bốn chữ “Thanh Minh Cổ Miếu” viết bằng chữ Hán được sơn son thiếp vàng mang lại vẻ uy nghi đặc trưng của những ngôi chùa, miếu người Hoa.

6 thg 4, 2023

Khám phá miếu Bằng lăng

Là điểm thờ tự tại thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), miếu Bằng lăng ẩn chứa câu chuyện huyền thoại về quá trình hình thành và phát triển của mình. Đặc biệt, nơi đây còn có 3 “cụ” bằng lăng hơn 300 tuổi đang xanh tốt, mang đến cảm giác thú vị cho du khách khi có dịp ghé thăm.


Miếu Bằng lăng được hình thành vào năm 1859 bằng tre lá, do con cháu gia tộc họ Phan, từ miền Trung vào định cư lập nên. Việc hình thành miếu gắn với giai thoại 4 bậc kỳ lão mang theo một tấm lụa đào có vẽ 7 vị tiên nương tuyệt sắc. Trong đó, người ở giữa có kích thước lớn và vị thế uy nghiêm hơn cả, đó là bà Thiên Y Tiên Nương. Các kỳ lão cho biết, vùng đất Chợ Vàm xưa là chốn địa linh, có thể lập miếu thờ các vị tiên nương.

10 thg 3, 2023

Về thăm Gia Miêu Ngoại trang

Gia Miêu Ngoại trang là một ngôi làng cổ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung. Nơi đây vẫn còn các di tích về đất phát tích của triều Nguyễn như lăng Trường Nguyên, miếu Triệu Tường và đình làng Gia Miêu.

Vùng Gia Miêu xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Từ thời nhà Nguyễn đã gọi Gia Miêu là đất Quý hương, gọi huyện Tống Sơn là Quý huyện. Đây cũng chính là nơi phát tích của 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn. Tổ tiên nhà Nguyễn định cư ở đây rồi sinh cơ lập nghiệp. Vùng đất này về sau là nơi an táng Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Kim, bố Nguyễn Hoàng, người mở mang bờ cõi về phương Nam.

13 thg 1, 2023

Chuyện về miếu Ông Bình Hòa Bắc

Miếu Ông Bình Hòa Bắc tọa lạc ấp Hòa Tây, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Đó vừa là địa điểm thờ cúng một nhân vật lịch sử có công chống giặc giữ nước theo truyền thuyết dân gian, vừa là địa danh lịch sử ghi dấu quá trình hoạt động, chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta.

Theo lời kể của các cụ cao niên, miếu Ông Bình Hòa Bắc được thành lập khá sớm, khoảng nửa sau thế kỷ XIX, thờ tự ông Lê Công Trình. Về nhân vật Lê Công Trình, tương truyền là người có công chống giặc ngoại xâm. Sau khi qua đời, người dân tưởng nhớ công lao của ông nên lập miếu thờ, hàng năm tổ chức cúng tế long trọng vào mùng 8 tháng 2 Âm lịch.

Miếu Ông Bình Hòa Bắc hiện quy mô còn khiêm tốn

Ngôi miếu cổ bên dòng kênh Thủ Thừa

Miếu Bà Thiên Hậu là ngôi miếu cổ ở thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, cũng là nơi ghi dấu văn hóa của người Việt gốc Hoa tại Thủ Thừa nói riêng và Long An nói chung.

Cổng và bên trong miếu Bà Thiên Hậu có nhiều chữ tiếng Hoa song song với tiếng Việt

1 thg 11, 2022

Con đường dưới nước đến miếu Hòn Bà

Miếu Hòn Bà được xếp vào danh sách ngôi miếu có vị trí đặc biệt nhất Việt Nam. Đặc biệt bởi nó nằm lưng chừng ngay giữa một hòn đảo nhỏ với lịch sử khám phá, tên gọi, những câu chuyện xoay quanh. Càng đặc biệt hơn bởi muốn tới đây phải… canh ngày, canh giờ, chờ khi thủy triều xuống mới có đường đi.

Con đường đá "bí mật" chỉ nổi lên trong vài tiếng

Con đường đá "bí mật" chỉ nổi lên trong vài tiếng và sau đó sẽ bị biển vùi khuất nên người dân phải "canh" con nước để đi viếng miếu, tránh mắc kẹt lại trên đảo. Ảnh: Thùy Linh

16 thg 6, 2022

Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền

 

Sách Tây Ninh xưa của tác giả Huỳnh Minh (Nxb Thanh niên, tái bản năm 2001) có bài kể về miếu thờ ông Gốc - một vị anh hùng ẩn danh kháng Pháp (trang 58-60).
Chuyện rằng: “Vào thời kỳ quân Pháp chiếm lấy tỉnh Tây Ninh, quân ta bị thất trận, tản lạc tứ phía. Có một võ quan tên Nguyễn Phương Hồng từ đâu kéo đến một đoàn binh đóng tại ngọn rạch Cái Răng vào tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc về làng Thanh Điền (ấp Thanh Trung) để mai danh, chờ cơ hội phục thù…”.

15 thg 6, 2022

Về bến Nhà Vuông thăm miếu Tiên sư

 

Đình, chùa, miếu, võ là những thiết chế văn hoá - tín ngưỡng ở Nam bộ xưa nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân từ những buổi đầu đi mở cõi. Trong đó, võ cũng gọi là võ Tiên sư, chính là miếu Tiên sư hay nhà vuông, một thiết chế quan trọng của làng xã xưa, vừa có chức năng hành chính, vừa có chức năng tín ngưỡng của lân ấp, phản ảnh sinh hoạt xã hội Nam bộ vào buổi đầu khẩn hoang.

5 thg 4, 2022

Chuyện kể ở miếu Linh Sơn

Ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi cư dân tụ hội từ lâu đời có rất nhiều đền, miếu. Đặc biệt, tại thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) có miếu Linh Sơn, thể hiện văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú và độc đáo.

Xã Nghĩa Hà thuộc vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa, điển hình như phế thành Xuân Quang và nhà thờ Quang chiếu vương Mai Quý thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đình làng Hổ Tiếu với nhiều dấu vết cổ xưa. Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi xuôi về hướng đông tới xã Nghĩa Phú, men theo con đường hữu ngạn sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, nhìn về phía tay trái sẽ thấy những tảng đá to giữa xóm làng thuộc thôn Thanh Khiết, đó là núi Giàng, hay núi Đá Đen. Từ đường chính rẽ qua lối nhỏ, chỉ vài chục mét, ta mới nhận ra đó là một gò đồi thấp, nằm ngay trên bờ sông Trà Khúc và những tảng đá to. Chiếc cổng khối trụ vuông, trên có vòm ghi 3 chữ Hán, dịch nghĩa là "Linh Sơn miếu". Ngay bên cạnh một tảng đá lớn có ngôi miếu nhỏ.

Miếu Linh Sơn và tảng đá Chim. Ảnh: Cao Chư

30 thg 3, 2022

Bí ẩn về tượng đá không đầu trong am cổ ở Hà Nội

Tại ngôi am thờ công chúa Mỵ Châu ở làng Cổ Loa, có một bức tượng đá kỳ lạ hình dạng người phụ nữ không có đầu đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối.

Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.

16 thg 3, 2022

Bí ẩn ngôi miếu cổ có pho tượng “đứng lên, ngồi xuống” hộ quốc, an dân

Đó là ngôi miếu cổ có tên Tam Xã Linh Từ hơn 700 tuổi tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

Miếu Bảo Hà.

Trong nắng xuân sớm, ngôi miếu cổ có tên Tam Xã Linh Từ hơn 700 tuổi tại làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) càng trở lên lung linh, vi diệu. Chiêm bái pho tượng có thể “đứng lên, ngồi xuống” tại miếu sẽ là một trải nghiệm thú vị với du khách dịp đầu xuân bởi đó là những công trình nghệ thuật “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.

15 thg 2, 2022

Miếu thờ Hai Bà Trưng - Biểu tượng của lòng yêu nước

Toàn tỉnh Long An có lẽ chỉ có tại xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là có miếu thờ Hai Bà Trưng - hai vị nữ anh hùng dân tộc. Hàng năm, người dân làm lễ cúng hai Bà vào ngày 05 và 06/02 Âm lịch. Ngôi miếu là biểu trưng của lòng yêu nước cũng như lịch sử khai hoang, khẩn đất ở Nam bộ nói chung và vùng đất Mỹ Lộc nói riêng.

Miếu thờ nữ tướng hiếm hoi ở Long An

Ngôi miếu được xây dựng khang trang trong khuôn viên khá rộng. Trên sân có thờ Thần Nông. Hai cội bồ đề lớn làm không gian thêm đẹp và trang nghiêm. Bên trong chánh điện là bàn thờ hai nữ tướng với tượng thờ tướng bà cưỡi voi trắng. Miếu Hai Bà Trưng có tiền thân là miếu Bà Ngũ Hành được lập từ khi nào không ai nhớ rõ, sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, ngôi miếu xuống cấp nghiêm trọng.

Đến năm 1947, ông Đoàn Ngọc Tỷ là người có lòng yêu nước, am hiểu lịch sử dân tộc đã hiến đất xây lại miếu Bà Ngũ Hành và đề nghị thỉnh vọng Hai Bà Trưng về thờ phụng để duy trì ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân. Từ đó đến nay, miếu Bà Ngũ Hành đổi tên thành miếu Hai Bà Trưng.

Ngôi miếu được xây dựng khang trang trong khuôn viên khá rộng

12 thg 6, 2021

Độc nhất vô nhị ngôi chùa thờ "bà Hỏa" giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Về Sóc Trăng, nhiều người thích thú khi tham quan những ngôi chùa của người dân tộc Khmer, Hoa... Đặc biệt, có chùa Hỏa Đức Tự ở giữa thành phố không thờ Phật mà thờ... "bà Hỏa".

Thông thường đền hay chùa sẽ thờ phật hay các vị thần linh nhưng giữa lòng thành phố Sóc Trăng có ngôi chùa khá to và chỉ để thờ "bà Hỏa" với tên Hỏa Đức Tự.

Ông Huỳnh Ngọc Minh, thành viên ban trị sự Hỏa Đức Tự cho biết, chùa Hỏa Đức Tự vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm cạnh gốc cây còng (còn gọi là me tây) cổ thụ có trên trăm năm tuổi, tọa lạc ngay ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu - Phan Đình Phùng, thuộc phường 4 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Người địa phương thường gọi chùa Hỏa Đức Tự là miếu "Bà Hỏa".

Người dân địa phương kể, hơn 100 năm trước, tại cây còng cổ thụ, vào những đêm tối trời thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây nên họ cho rằng có "Bà Hỏa" hiển linh. Từ đó, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ cúng "thần lửa". 

Chùa Hỏa Đức Tự, còn được người dân địa phương gọi là miếu "Bà Hỏa".

28 thg 5, 2021

Miếu Tây Đà Phố - di tích có bề dày lịch sử

Căn cứ vào các tài liệu và thư tịch cổ thần tích, bia ký, sắc phong, miếu Tây là nơi thờ hai vị tướng Trương Uy và Trương Diệu, có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI, thời tiền Lý.

Miếu Tây Đà Phố hôm nay

Địa danh Đà Phố (nay thuộc xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang) là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng quan trọng. Nơi đây còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với những di tích lịch sử như miếu Tây, miếu Đông, đình Đà Phố, chùa Khánh Linh… Tiêu biểu trong số đó là miếu Tây - một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng.