31 thg 7, 2019

Xích lô - Nét đẹp văn hóa du lịch thu hút du khách

Xích lô phương tiện chở khách và hàng hóa xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Ngày nay, xích lô còn là phương tiện cho các tour tham quan rất độc đáo. 

Từ xích lô được người Việt gọi từ tên tiếng Pháp _ Cyclo, do một người Pháp có tên là Coupeaud phát minh ra vào năm 1939. Để quảng cáo cho phương tiện vận chuyển mới này, Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình với chiếc xích lô chạy từ Phnompenh tới Sài Gòn do hai người thay phiên nhau đạp đoạn đường khoảng 200 Km. 

Hang Kia - Pà Cò: Biến “vùng nóng” ma túy thành “vùng mát” du lịch

Hang Kia - Pà Cò trước vốn được biết đến là điểm nóng về ma túy của tỉnh Hòa Bình nhưng ít ai biết rằng nơi đây sở hữu nhiều tiềm năng du lịch. 

Hang Kia - Pà Cò là hai xã miền núi thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình), nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển. Nơi đây có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư khai thác để trở thành điểm đến thu hút du khách.

Ngày 26/7, tại hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch Hang Kia - Pà Cò, ông Bùi Văn Tỉnh - Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình đã đề nghị UBND tỉnh sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng homestay đối với bà con, cụ thể là hỗ trợ vật chất như chăn, ga, đệm, khu vệ sinh... đồng thời có cơ chế để ngân hàng chính sách đầu tư cùng bà con làm homestay đạt tiêu chuẩn.

Ông Bùi Văn Tỉnh cũng cho biết tỉnh Hòa Bình sẽ mở rộng tuyến quốc lộ 6 vào trung tâm xã Hang Kia, nâng cấp hạ tầng điện, nước, viễn thông để thu hút đầu tư, phục vụ hoạt động du lịch. 

Hang Kia - Pà Cò có 2 mùa chủ đạo là mùa khô và mùa mưa, khí hậu trong lành mát mẻ, với những khu rừng nguyên sinh còn được bảo tồn. 

Vẻ đẹp tươi tắn, trong trẻo của thiếu nữ vùng cao Hang Kia - Pà Cò

Vẻ đẹp dễ thương, trong trẻo của các thiếu nữ vùng cao Hang Kia - Pà Cò luôn mang tới nhiều cảm xúc cho những du khách từng một lần đặt chân tới đây 

Hang Kia - Pà Cò là 2 xã miền núi thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình). Nhờ thiên nhiên và khí hậu ưu đãi, vẻ đẹp của các thiếu nữ nơi miền sơn cước càng thêm tỏa sáng. 

Bảo tháp của cội nguồn

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, chùa Thánh Quang (thuộc thôn Mẫu Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) nổi tiếng với Tháp Đại Bi Kim Cương là minh chứng thể hiện Phật pháp với cội nguồn dân tộc hòa chung trong văn hóa Việt. 

Đình - đền Quốc Tướng linh từ là nơi thờ Vua Hùng và các vị tướng có công lớn với đất nước được dựng trong chùa Thánh Quang. Năm 1947, đình - đền bị giặc Pháp đốt. Đến năm 2000, nhân dân Mẫn Xá đã phục dựng lại đình gồm 5 gian, 2 chái, 4 góc đao cong (theo bố cục “Nội công, ngoại quốc”) hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết nhưng với quy mô khá khiêm tốn. Từ năm 2012, Tập đoàn Hanaka cùng chính quyền, nhân dân địa phương đã trùng tu chùa Thánh Quang và xây dựng Tháp Đại Bi cao 15 tầng – là nơi để nhân dân khắp nơi về chiêm bái Phật, cầu cho quốc thái dân an và mọi việc được hanh thông, thành tựu.

Tòa Tháp Đại Bi Kim Cương nằm trong khuôn viên chùa Thánh Quang. Ảnh: Khánh Long

Khoai lang chấm mắm sống, món nghèo mà sang

Ngày nay, tại các hàng quán lúc nào cũng tràn ngập các loại quà bánh dân gian và bánh ngoại, nhưng ở một vài góc phố thân thương vẫn tồn tại một món ăn dân dã quê mùa, đó là khoai lang.

Khoai lang luộc

Nhắc đến khoai lang tôi lại nhớ đến kỷ niệm của một thời thơ ấu. Thuở còn học trường làng, sáng nào mẹ tôi cũng nhét vào túi tôi một gói quà khi thì chiếc bánh lá dừa, khi gói xôi hoặc củ khoai lang.

Độc đáo con đường bích họa ở thủ phủ sâm Ngọc Linh

Một con đường bích họa dài khoảng 600m với nhiều bức tranh đầy màu sắc về thiên nhiên, cuộc sống con người, cây dược liệu ở núi rừng Ngọc Linh đã được giáo viên, học sinh chung tay vẽ nên.

Con đường bích họa ở vùng sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My - Ảnh: LÊ TRUNG

Gần đây du khách có dịp đi ngang qua tuyến đường trung tâm huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam đều thú vị với con đường bích họa đẹp mắt.

Điều đặc biệt những bức bích họa được vẽ trên một bờ kè bằng bê tông để chống sạt lở đường trước khu nội trú Trường THPT Nam Trà My.

Chuyện thần bí ở ngôi đền thiêng giữa phố cổ Hà Nội

Những câu chuyện ly kỳ về thần Long Đỗ đã nhuốm một bức màn huyền bí lên đền Bạch Mã, khiến ngôi đền càng trở nên linh thiêng trong tâm thức của những người con nước Việt.

Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đền Bạch Mã là một trong Thăng Long Tứ Trấn nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Đền là nơi thờ thần Long Đỗ, vị thần được coi là Thành hoàng của đất Thăng Long

27 thg 7, 2019

'Làng tre' Triêm Tây mát rượi bên sông, cách Hội An chỉ 2km

Khi đã khám phá những khu phố cổ, đền chùa trầm mặc ở Hội An, Triêm Tây là sự lựa chọn thú vị cho những du khách muốn tìm sự bình yên, về với thiên nhiên, với màu xanh của cây cỏ. 

Tre đan chằng chịt tạo bóng mát bên bờ sông Thu Bồn ở một khu nghỉ dưỡng tại Triêm Tây - Ảnh: LÊ TRUNG

Làng Triêm Tây thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam là một ốc đảo nhỏ bình yên nằm trải dọc theo dòng sông Thu Bồn.

Đây là một trong những vùng quê mộc mạc và bình yên của xứ Quảng. Điểm nhấn ngôi làng này là nằm bên dòng sông Thu Bồn hiền hòa và được bao bọc bởi lũy tre xanh ngút ngàn dọc bờ sông. 

Bảo tàng dược học độc đáo giữa lòng đô thị Bình Dương

Bảo tàng Dược học cổ truyền Việt Nam (hay còn gọi là Bảo tàng Fito Museum) là nơi trưng bày, lưu giữ hàng ngàn hiện vật về y học cổ truyền của Việt Nam. 

Ông Lê Khắc Tâm - chủ nhân bảo tàng cho biết, việc xây dựng bảo tàng không chỉ nhằm bảo tồn các giá trị của y học cổ truyền mà còn giúp người quan tâm ngành dược có thể hiểu sâu về những giá trị lịch sử của lĩnh vực này. 

Mô hình “ngôi nhà thuốc nam” được tái hiện sinh động tại bảo tàng 

Lên Sơn La thưởng thức măng bói ngọt thơm

Măng bói vị ngọt, mềm, tính lành, dễ chế biến, làm được rất nhiều món ăn cũng có thể làm măng ớt ngâm cũng rất thơm ngon. 

Sơn La vốn nổi tiếng với các món ẩm thực dân tộc, trong đó có các món ăn rất đỗi quen thuộc với bà con, được chế biến từ các loại rau, măng, củ quả có trong tự nhiên.

Măng Bói (tiếng Thái gọi là “Nó bói”) rất quen thuộc với người dân ở Sơn La nói riêng và một số tỉnh Tây Bắc nói chung. Cây măng bói không chọn đất, dễ trồng nhưng ở những nơi đất tốt, ẩm ướt, khí hậu mát mẻ thì tre, măng sẽ phát triển tốt hơn, củ măng sẽ to hơn, ngon hơn. 

Măng bói. 

“Rình” ngắm chim cổ rắn, cò ma trong rừng tràm

Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm 

Đầm rừng là vùng đất ngập nước tự nhiên còn sót lại của tỉnh An Giang, với chủ yếu là cây tràm và 140 loài thực vật khác 

26 thg 7, 2019

Ngôi đình cổ từng là nơi dạy học ở Sài Gòn

Đình Chí Hoà (quận 10) từng là nơi nhà giáo Võ Trường Toản mở lớp đào tạo những danh nhân văn hoá, trí sĩ yêu nước một thời. 

Tọa lạc trong con hẻm 475 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), cổng đình Chí Hoà nổi bật những họa tiết rồng bay, phượng múa, câu đối sơn son thếp vàng.
Đây là ngôi đình thuộc hàng cổ nhất tại TP HCM, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996. 

Hòn Phụ Tử… bị bỏ rơi

Hòn Phụ Tử - một thắng cảnh nổi tiếng nằm ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Mặc dù cảnh sắc vẫn thơ mộng, hữu tình như cái thời còn là biểu tượng của du lịch tỉnh Kiên Giang, nhưng giờ đây dường như đã bị bỏ rơi. Hiện không gian du lịch nơi đây lộn xộn, nhếch nhác và dơ bẩn, giống như một ngôi chợ nông sản.

Hòn Phụ Tử hiện tại.

Tôi cùng nhóm bạn ở các tỉnh Tây Nam Bộ đến khu du lịch Hòn Phụ Tử một ngày cuối tuần, đầu hè. Sự phấn khích lúc khởi hành, thay bằng nỗi thất vọng khi đến nơi.

23 thg 7, 2019

Lý Sơn – Di sản văn hóa và địa chất

Hòn đảo xinh đẹp Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng trong và ngoài nước bởi là quê hương của Hải đội Hoàng Sa đã đi thực thi nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cách đây bốn thế kỷ mà còn là một công viên địa chất với những giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học được hình thành từ 10 ngọn núi lửa từ thời tiền sử được ví như “Maldives giữa Biển Đông của Việt Nam”. 

Lý Sơn - Di sản văn hóa biển
Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 10km2 nhưng mỗi mét vuông trên đảo đều thấm đẫm dấu ấn văn hóa của cha ông từ thủa đi giữ biển. Theo gia phả và các chỉ dụ của triều đình được các dòng họ Võ, Phạm, Lý... còn lưu giữ trên đảo Lý Sơn thì Hải đội Hoàng Sa là tên gọi đội tàu hàng hải do chính quyền chúa Nguyễn xứ Đàng Trong lập ra từ hồi đầu thế kỷ 17 để làm nhiệm vụ đi khai thác sản vật, đo đạc hải trình, bảo vệ và cắm mốc chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo nhiều nguồn sử liệu chính thống, Hải đội Hoàng Sa ra đời vào khoảng trước năm Tân Mùi (1631), tức dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (trị vì 1613 - 1635).

Các dòng họ Võ, Phạm, Lý... trên đảo Lý Sơn thực hiện nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Công Đạt 

Độc đáo ngôi nhà úp ngược

Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà úp ngược ở Thành phố Vũng Tàu không chỉ là nơi hẹn hò để thưởng thức cà phê, thư giãn mà còn là nơi tạo ra những bức ảnh độc đáo và lạ mắt, gây ấn tượng khá mạnh với du khách, nhất là các bạn trẻ. 

Mô hình nhà úp ngược không còn xa lạ trên thế giới và đã xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây. Sau Up Cafe ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà úp ngược ở Vũng Tàu tiếp tục khiến nhiều du khách tò mò.

Nằm ở số 66 đường Cô Giang, phường 4, nhà Úp Ngược kết hợp giữa mô hình quán cà phê và studio chụp ảnh. Studio gồm tất cả 7 phòng và đều có cách bày trí khác nhau. Các vật dụng và nội thất ở mỗi phòng đều giống như một ngôi nhà thông thường, nhưng tất cả đều treo ngược, trông vô cùng lạ mắt.

Tủ lạnh, máy giặt, giường ngủ...tưởng chừng chỉ có thể nằm chễm chệ trên sàn, thì ở đây tất cả lại được treo lơ lửng hoặc cố định trên trần nhà. Những đồ vật này đã được dính chặt vào trần nhà bằng hệ thống keo dán, đinh và ốc vít rất chắc chắn, an toàn.

Nhà Úp Ngược tọa lạc tại số 66 đường Cô Giang, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

Khoen On - Huội Quảng níu chân người

Từ TP Sơn La sang phố núi Sa Pa theo quốc lộ 279, đoạn ngang bờ hồ thủy điện Huội Quảng, du khách khó cưỡng lòng mình trước cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và các bản làng đặc sắc thuộc xã Khoen On, huyện Than Uyên, Lai Châu.

Bản On êm đềm soi bóng xuống lòng hồ thủy điện Huội Quảng - Ảnh: THÁI LỘC

Khi đặt chân đến Khoen On, chúng tôi đã không rời được cái thung lũng giữa hai dãy núi đá sừng sững cao hàng mấy trăm mét, kéo dài tít tắp soi bóng xuống mặt nước hồ thủy điện rất rộng, phẳng lặng và xanh trong này.

Hẹ nước ăn cùng mắm sặc, món ngon chỉ miền Tây mới có

Mỗi năm cứ đến mùa nước nổi, cây hẹ nước sinh sôi nẩy nở, đã đem lại cho chúng tôi món ngon dân dã lại hấp dẫn mà đặc biệt chỉ có ở vùng đất miền Tây. 

Hẹ nước chấm cá rô kho

Hẹ nước là một loài rong cỏ thủy sinh hoang dại không chỉ mọc ở ruộng nước, còn hiện diện ở các kinh mương vùng đất phèn được thiên nhiên hào phóng ban tặng.

Loài rong cỏ này có thể gọi là món ăn hiếm trên mâm cơm của người thành thị, mặc dù người đô thành thèm lắm nồi cá kho, dĩa mắm kho dân dã miệt vườn với loại rau hái từ bờ ruộng, ao đìa như hẹ nước.

Mỗi trái bí khổng lồ nặng... 50 kí, mỗi ngày bí lớn thêm.. 1 kí

Dân làng chỉ biết 'giống bí có từ thời ông bà tôi'. Những trái bí khổng lồ này thu hút rất nhiều người tới thôn Chánh Trạch.

Ông Nguyễn Bảy, nông dân thôn Chánh Trạch, bên những trái bí khổng lồ vừa thu hoạch nặng từ 20 kg đến 40 kg - Ảnh: NGỌC DIỆP

Món khoai xéo 'ngon quay quắt' của xứ Nghệ, tùy sở thích mà xéo nhiều hay xéo ít

Mấy nay Sài Gòn cứ mưa rả rích làm tôi nhớ "quay quắt" món khoai xéo. Gọi điện về cho mẹ nũng nịu: "Tự nhiên con thấy thèm khoai xéo quá!". Mẹ cười nói qua điện thoại "giờ kiếm mô (đâu) ra khoai mà ăn hả con"... 

Nồi khoai xéo đơn thuần, dung dị nhưng chính là món ngon của tôi

Từng là món ăn tuổi thơ của biết bao thế hệ, thế nhưng bây giờ về quê (quê tôi ở miền tây Nghệ An) thật khó mà được ăn lại món khoai xéo.

Cá lóc phơi khô trên đường về Hồng Ngự

Ai về huyện biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp sẽ thường bắt gặp những cảnh thú vị này bên đường. Những phên cá lóc đang được phơi khô dậy mùi đặc sản nổi tiếng của địa phương.

Cá lóc đồng mùa lũ được phơi khô

Nếu về mùa lũ, người ta có thể mua được khô cá lóc đồng dù không còn nhiều. Đặc điểm nhận biết thường là cá lóc nhỏ (dân địa phương quen gọi cá trào), thịt chắc, ít vị tanh.

Còn mùa nắng, hầu hết là cá nuôi bè, những con cá lóc nặng cỡ nửa ký được xẻ dọc rồi phơi khô. Và la cà xóm dân trên các bờ bao chống lũ, khách còn được xem tận mắt quy trình làm khô cá lóc qua bàn tay thuần thục của phụ nữ miệt này.

Bún mắm cua đồng Gia Lai: 'sướng mình khổ người ta'

Món bún mắm cua đồng có mùi đặc trưng mà nếu ai không quen khó mà chịu được. Lần đầu được tiếp xúc tôi cũng ‘bịt mũi" vì cái mùi nặng quá. Người ăn được thì bảo là mùi thơm ngon, còn người không chịu được mùi thì bảo nó là "thúi quắc".

Cho một ít ớt, nặn lát chanh cho bớt mặn và cho rau sống vào trộn lên - Ảnh: GIA TIẾN

Tôi sống ở Sài Gòn nhưng quê gốc ở miền Tây. Vì thế, mấy cái món ngon ở miền Tây ít nhiều tôi đã thử qua hết. Rồi tôi có vợ người miền Trung, chị vợ tôi ở Gia Lai.

Vẻ đẹp của đầm Lập An bên bờ vịnh Lăng Cô

Ngoài chiêm ngưỡng khung cảnh sơn thuỷ hữu tình, du khách có thể thưởng thức các đặc sản như hàu, hải sâm do người dân khai thác ngay tại đầm. 

Đầm Lập An có tên gọi khác là đầm An Cư, diện tích khoảng 800 ha, nằm gần trục đường quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc trên con đường nối từ Đà Nẵng đến Huế. Đầm nước nằm dưới chân đèo Phú Gia, được bao bọc bởi dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, một bên là vịnh Lăng Cô với màu nước xanh như ngọc. 

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng. 

Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, TP HCM), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721. 

Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100 m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên (pháp danh Liễu Đạo) đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như vị trí hiện nay.

"Diện mạo ngày nay của chùa đã đổi thay nhưng dấu ấn lịch sử trên vùng đất xưa vẫn đậm nét", sư thầy Thích Lệ Phú, Trụ trì chùa, cho biết. 

Cá tà ma và những món ăn nổi tiếng ở Lý Sơn

Ẩm thực của Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều du khách đánh giá là độc đáo với các món như cua huỳnh đế, cá tà ma, ốc vú nàng. 

Cá tà ma 

Tên gọi của loài cá này xuất phát từ đặc tính khôn lanh, khó đánh bắt. Thịt cá có độ dai và ngọt sau khi chế biến. Phần lườn có vị béo. Mùa hè, người dân nấu canh hẹ, canh chua, nấu lẩu, cháo. Mùa đông, cá thường được nướng, vừa thổi vừa ăn, hoặc tách riêng phần thịt cá để ra đĩa nước mắm nguyên chất rồi thưởng thức. 

Bảo tàng gần 100 tuổi về thế giới đại dương ở Nha Trang

Tham quan bảo tàng Hải Dương học Nha Trang là hành trình khám phá đại dương với hàng chục nghìn mẫu vật của các loài sinh sống dưới biển. 

Thành lập năm 1923, bảo tàng Hải Dương học là một phần của Viện Hải dương học Nha Trang, cơ sở nghiên cứu biển hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tuyến tham quan bảo tàng bắt đầu từ khu nuôi sinh vật biển, nơi có nhiều loài đẹp, kỳ lạ và quý hiếm. 

18 thg 7, 2019

Ngôi chùa Khmer hơn 140 năm tuổi ở An Giang

Ngôi chùa có màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng, là nơi sinh hoạt của người Khmer quanh Khóm Xuân Hoà, thị trấn Tịnh Biên. 

Chùa Mới nằm trên đường 91, cách chợ Bách hóa Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên khoảng 2 km, do người Khmer xây dựng. Không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư theo phái Nam Tông, chùa còn là điểm sinh hoạt văn hóa của đa số bà con dân tộc Khmer trong khu vực. 

Công viên Nhân Ái ở bãi biển Quy Hòa

Với không gian thơ mộng và những giá trị nhân văn cao cả, công viên Nhân Ái và khu vườn tượng danh nhân y học là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Quy Nhơn.

Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ cở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là công viên Nhân Ái

Hình ảnh chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước

Cầu Ông Lãnh là địa danh rất nổi tiếng của Sài Gòn, nhưng chùa Bà Cầu Ông Lãnh thì không phải ai cũng biết. Phải chăng đây chính là chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng Sài Gòn? 

Hội quán Quảng Triệu (bên trái) trên đường Bến Chương Dương (nay là đường Võ văn Kiệt), Sài Gòn năm 1928. Hội quán này còn được gọi là chùa Bà Thiên Hậu.

Người thầy xứ Nghệ dạy con Vua, cháu Chúa

Trong thời gian làm chức Giảng dụ, ông bộc lộ là một học quan có kiến thức uyên thâm, tư cách mẫu mực, học trò của ông chủ yếu là con Vua, cháu Chúa. 

Tọa lạc trên núi Cấm thuộc xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, nằm hướng Tây Nam, di tích mộ và đền thờ Phan Sỹ Tuấn thuộc vị trí đắc địa. Đứng tại di tích, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được cả một làng quê trù phú, với phong cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Thật xứng với nơi an nghỉ ngàn thu của một bậc tuấn kiệt xứ Nghệ. 

Đền thờ ông Phan Sỹ Tuấn tại núi Cấm, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Ngọc Phương 

Kỳ thú những 'chiếc giường băng' mát lạnh trong lòng hang Dơi

Với lòng hang rộng, nhũ đá chảy xuống tạo thành mặt bằng phẳng như "chiếc giường băng" mát lạnh… hang Dơi đang là điểm đến đầy kỳ thú dành cho những người ưa du lịch khám phá trong ngày hè nóng nực này. 

Hang Dơi nằm trên địa phận bản Già Hóp, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, cách Quốc lộ 7 chừng 10 km. Hang động này vừa được khám phá cách đây chưa lâu nhưng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân bản địa. 

Qua cầu... Giắt Dây

Tại Km 1076 +356 Quốc lộ 1 đi qua thôn 1, xã Đức Tân (Mộ Đức) có một cây cầu mang tên Giắt Dây. Hằng ngày, người và xe cộ qua lại nhộn nhịp. Tuy nhiên, ít ai biết được nguồn gốc tên gọi “Giắt Dây” của cây cầu.

Trong ký ức của người làng Thi Phổ (nay là xã Đức Tân, Mộ Đức), đằng sau tên gọi cầu Giắt Dây - cây cầu nối đôi bờ sông Băng - một nhánh của sông Thoa là cả câu chuyện dài về những năm tháng vất vả, gian truân, một thời ngăn sông, cách đò...

Cầu Giắt Dây ngang qua địa phận xã Đức Tân (Mộ Đức). 

Vương vấn bánh ống quê

Chập choạng, chiếc xe xay bánh ống của anh Đinh Văn Hổ (37 tuổi) nổ lạch cạch giữa dòng người qua lại. Bao năm, trên chiếc xe cũ kỹ ấy, anh Hổ “lang bạt” khắp nơi mưu sinh bằng nghề xay bánh ống...

Ký ức tuổi thơ
Chiều buông nhanh, ở góc đường Nguyễn Hoàng (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), bỗng dưng có tiếng máy nổ chan chát, gây sự chú ý đối với mọi người. Những chiếc bánh ống, bắp sấy mới xay nóng hổi, giòn rụm, tỏa mùi thơm ngào ngạt, làm cho chúng tôi nhớ về ký ức tuổi thơ. Hồi nhỏ, ở quê nghèo khó, chẳng có quà xa xỉ như chốn thị thành. Chỉ cần nghe tiếng máy nổ lạch cạch từ xa, cả xóm chộn rộn mang gạo, bắp đến xếp hàng chờ xay bánh ống, bắp sấy rất vui nhộn. Ngày nay, giữa phố thị ồn ào náo nhiệt vẫn còn hiện hữu chiếc xe xay bánh ống “chân quê”, cuốn hút trẻ thơ và người lớn đến mua rất đông. 

Vợ chồng anh Hổ xay bánh ống, bắp sấy bên hè phố 

Mùa mưa ở Bảy Núi

Cái nóng hạn bị xua tan trước những cơn mưa, khí hậu trở nên mát mẻ, đất đai và núi rừng Bảy Núi như khoác trên mình một chiếc áo mới xanh mơn mởn, đây cũng là thời điểm làm ăn sung túc nhất của cư dân nơi đây.

Mùa mưa, nguồn nước trở nên thoải mái, kích thích cây trái, rau màu vùng núi tươi tốt. Thêm vào đó, người dân ở Bảy Núi ai cũng biết cách ứng phó với khí hậu khắc nghiệt, cải tạo vùng đất khô cằn sau mùa nắng hạn trở nên tươi tốt với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy việc trồng trọt dưới tán rừng và trồng xen vườn cây ăn trái. Dạo một vòng các con đường mòn quanh Bảy Núi, có thể dễ dàng trông thấy những thửa ruộng mênh mông một màu xanh, những miếng rẫy rau màu tươi tốt. Xa xa nhìn lên các triền núi là những vườn xoài, mãng cầu ta, chuối... xen lẫn với cây rừng xanh ngút ngàn.

Ông Chau Son (xã Núi Tô, Tri Tôn) cho biết, đất gần triền núi khó trồng được rau dưa, nên chờ mưa xuống đặt giống khoai mì là chắc ăn nhất, vì cây khoai mì chịu đất pha cát, khả năng chống chọi hạn tốt, dễ chăm sóc. Khi lên cây con, thời tiết có mưa lai rai, mà ngưng lại 5-10 ngày cũng không sao vì cây khoai mì ít cần nước hơn so với mấy loại cây trồng khác. “mùa mưa, ai cũng phải tận dụng trồng trọt để kiếm thêm thu nhập bù đắp lại mấy tháng nắng hạn” - ông Chau Son cho biết.

Cư dân xứ núi bắt đầu trồng trọt vào mùa mưa 

15 thg 7, 2019

Dấu tích người xưa (tìm về Ao Dinh và Đám lá tối trời)

Cuộc đời chiến đấu của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định gắn liền với đất Gò Công. Vì vậy, người dân nơi đây kính yêu và tôn thờ ông hơn nơi nào hết. Đặc biệt, tại huyện Gò Công Đông có một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm: Đám lá tối trời (bản doanh của nghĩa quân), Di tích Ao Dinh (nơi ông hy sinh), Đền thờ Trương Định (nơi người dân thờ ông).

Đám lá tối trời nguyên là rừng dừa nước mênh mông rậm rạp thuộc làng Gia Thuận, Gò Công (nay là xã Gia Thuận, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), bước vào rừng dừa này sẽ không thấy ánh mặt trời vì lá dừa nước che khuất. Nghĩa quân Trương Định đã chọn vị trí hiểm yếu này làm căn cứ địa của mình. Cuộc kháng chiến thất bại, nhưng nơi này được ghi nhận là Di tích Lịch sử, ghi dấu trang sử chiến đấu hào hùng của dân tộc. Tiếc thay, mặc dù là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nhưng theo nhu cầu phát triển kinh tế, rừng dừa nước đã bị san phẳng, nơi này biến thành Khu công nghiệp Gia Thuận. Đành thôi, biết làm sao được!


Ao Dinh và Đền thờ Trương Định thì vẫn còn. 

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.


Chợt nhớ cũng ở khúc sông này, dưới chân chùa Linh Mụ, lần đầu tiên trong đời tôi được tham dự một lễ Phóng đăng nhân ngày Phật đản. Thú thật là tôi đã báng bổ thần thánh, đã bụm miệng cười khúc khích một mình khi vị trụ trì chùa Từ Hiếu làm lễ quy y cho các thuỷ tộc sắp được phóng sinh, để khi mãn kiếp được hoá thân làm người, mong nhờ nhân duyên mà biết được Phật pháp.

Lễ tế đàn Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô Huế

Sáng 26.6 (nhằm ngày 24/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế đàn Âm hồn để tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885.

Lễ tế đàn Âm hồn năm 2019 gồm các nghi lễ: Lễ Quán tẩy; Lễ Thướng hương; Lễ Sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu); Lễ Đọc chúc; Lễ Hành Á hiến (dâng rượu lần thứ hai); Dâng rượu lần thứ ba; Lễ Dâng trà; Lễ Hóa văn tế.

Những người “giữ hồn” gốm Thanh Hà

Trải qua năm thế kỷ, đến nay gốm Thanh Hà (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không dùng khuôn. Các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang cố gắng giữ “đứa con” mà ông cha để lại.

Những người “giữ hồn” gốm Thanh Hà. Ảnh: Thành Vân

'Con đường siro' Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang những ngày này rất tấp nập.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

Phượt ngang đường Hồ Chí Minh, nhớ ghé suối mát Đắk Gà

Nhiều phượt thủ từ Đà Nẵng, Hội An đến Tây Nguyên, khi đi qua tuyến đường Hồ Chí Minh ngang huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam kháo nhau rằng phải ghé suối Đắk Gà để tận hưởng dòng nước mát lạnh và thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ ở đây.

Một góc suối Đăk Gà - Ảnh: LÊ TRUNG

Nằm cách thị trấn Khâm Đức khoảng 15km, suối Đắk Gà (thôn Long Viên, xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn) nằm gần đường Hồ Chí Minh nối tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí và được người dân địa phương ví như "nàng tiên" giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sông Cổ Cò là 'đường tơ lụa' nối Hội An và Đà Nẵng

Đà Nẵng và Hội An từng được kết nối thủy lộ qua sông Cổ Cò. Nhiều kỳ vọng khi dòng sông bị bồi lấp hơn một thế kỷ qua sắp được khai thông trở lại.

Một điểm vui chơi trên sông nước ở đoạn sông Cổ Cò chưa bị bồi lắng, chảy qua Hội An - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Với nhiều lợi ích, hai địa phương đang tính toán, đầu tư để tận dụng cơ hội phát triển.

Hồ Ba Bể thuở bình yên và tương lai ầm ĩ

Có lẽ hiếm tuyến du lịch nào nhạt nhẽo, rẻ tiền và nguy hại như những gì mà du khách đang được hưởng hôm nay ở Ba Bể (Bắc Kạn).

Bến tàu trên hồ Ba Bể - Ảnh: NAM TRẦN

Chúng tôi đặt chuông lúc 5h, dù cậu lễ tân khách sạn nói trước là trời sẽ rất nhiều sương mù, nhưng với cái nắng nóng 39 độ C hôm trước dọc đường từ Hà Nội lên, viễn cảnh được mở cửa đón sương sớm và gió lạnh núi rừng hứa hẹn là một trải nghiệm thú vị.

Khách sạn Sài Gòn Ba Bể mới mở được mấy ngày, con trai tôi phá lên cười khi nhìn biển hiệu tiếng Anh "Saigon Babe Hotel". Nhưng mấy khi có được cái tên khách sạn vừa nguyên bản, vừa thú vị thế.

Bí ẩn của 'minh chủ' ốc gạo cuốn dừa nạo

Đem ốc xào với lá cách xong, làm món cuốn này chắn chắn sẽ tạo được "minh chủ" trong "võ lâm" món ốc gạo. Chỉ cần chén nước mắm mặn ngon dầm ớt vắt chút chanh, là đã có một bữa ốc ngon hơn nhiều so với ốc Sài Gòn.

Ốc gạo mua ở ven đường từ Cần Thơ đi Phong Điền - Ảnh: THU NGUYỄN

Một buổi tối, mất cả tiếng đồng hồ chờ đợi, hai người bạn, một đồng nghiệp địa phương, một đồng nghiệp Sài Gòn mới mang về hai bịch ốc.

Một thứ là ốc gạo kèm đồ bổi. Một thứ là chang chang, loài nhuyễn thế hai mảnh giống chem chép nhưng dở hơn chem chép xa, như rắn hổ hành so với hổ mang.

13 thg 7, 2019

Lễ cúng sức khoẻ của người M’nông

Nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số M’nông sinh sống tại tỉnh Đắk Nông rất phong phú và đa dạng. Hầu hết các nghi lễ đều thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người trong cuộc sống. Lễ cúng sức khỏe là một trong những nghi lễ đặc trưng thường được tổ chức trong những ngày đầu năm mới. 

Nghi lễ cúng sức khỏe theo tiếng M’nông gọi là Ôp Brah Broh Srê, là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng, để cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu không bị ốm đau bệnh tật, người đang bị ốm thì nhanh chóng phục hồi sức khỏe, dân làng có cuộc sống bình yên hạnh phúc.

Để chuẩn bị cho lễ cúng, già làng kêu gọi con cháu thực hiện các công đoạn như khoanh vùng, dựng hàng rào, làm bàn cúng, dựng cây nêu, chuẩn bị lễ vật, giã gạo, nẩu cơm...

Bao quanh khu vực diễn ra lễ cúng là một hàng rào được làm bằng những cây có gai, cây chông. Quan niệm của người xưa cho rằng, những cây gai, cây chông này sẽ cản ruồi muỗi và những con vật gây hại đền sức khỏe con người xâm nhập vào buôn làng, để cho dân làng luôn được khỏe mạnh, bình an. Đây là một khâu chuẩn bị rất quan trọng, không thể thiếu trong lễ cúng sức khỏe.

Lễ cúng sức khỏe là lễ cúng diễn ra thường niên tại các buôn làng.

Vi vu Sáo Đền

Với ý nghĩa thư khoan sức dân sau những cuộc kháng chiến, sau mỗi mùa màng cực nhọc, cuộc thi sáo diều Sáo Đền ở thôn Quý Sơn, xã Song An, huyện Vũ Thư (Thái Bình) là địa điểm hội tụ hàng nghìn diều thủ khắp mọi miền tổ quốc về thi tài.

Tục thả diều nhằm tưởng nhớ Quốc công Ðinh Lễ, vị tướng lĩnh tài ba trong khởi nghĩa Lam Sơn. Trong những năm chiến đấu, ông chỉ huy nghĩa quân đóng quân ở núi Tùng Lĩnh (Hà Tĩnh) kết hợp khai khẩn, trồng cấy ở bờ sông La Giang để tự cấp lương thực. Ðinh Lễ chỉ dẫn binh sĩ làm cánh diều cong như vành trăng khuyết, đục các bộ sáo với kích cỡ khác nhau rồi cùng binh sĩ thả diều.
Sử chép, Đền Sáo hay còn gọi là Sáo Đền thờ Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (1460 - 1496) và Tam vị quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt là người có công lớn trong việc lập nên nhà Lê. Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao là cháu ngoại Quốc công Đinh Lễ, bà là vợ vua Lê Thái Tông và là mẹ của Vua Thánh Tông, một ông vua có thể nói là anh minh sáng suốt nhất trong tất cả các vị vua của triều đại nhà Lê.

Sau khi Quốc công Đinh Lễ qua đời, con cháu ông thường cho thả sáo diều tưởng nhớ đến ngày xưa ông vẫn thường cho quân binh thả diều để quên đi mệt nhọc khi vừa đánh giặc, vừa làm ruộng. Những ngày ấy, quanh vùng, ở xa hàng chục dặm, dân vẫn trông thấy, nghe thấy hàng trăm chiếc diều sáo đại bay tít trên trời cao.

Bến sông Kon Ngo K’tu

Bến sông Kon Ngo K’tu ở xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum chẳng biết được hình thành từ bao giờ. Theo lời kể lại của những người lớn tuổi trong làng, bến sông có từ thời rất xa xưa, từ khi làng mới bắt đầu lập lên. Điều đặc biệt là dù trải bao thăng trầm của cuộc sống và sự biến đổi của thời gian, bến sông vẫn không thay đổi gì nhiều; vẫn là nơi để đàn ông neo đậu thuyền mỗi khi đi rẫy về, là nơi sinh hoạt giặt giũ hàng ngày của chị em phụ nữ trong thôn… 

Sáng sớm tinh mơ, khi tiếng gà gáy vang lên, bà con người Ba Na ở thôn Kon Ngo K’tu lại tất bật chuẩn bị dụng cụ, thức ăn rồi cùng nhau di chuyển xuống dưới bến sông để lên thuyền vượt sông Đăk Bla chảy ngược, đến những cánh đồng mẫu lớn phía bên kia sông để canh tác, sản xuất.

Đứng trên bờ đê, già làng A Héo chỉ tay về phía xa bên kia bờ sông nói: “Cơm, áo, gạo, tiền của mỗi người dân Kon Ngo K’tu đều ở từ những cánh đồng trồng lúa, trồng bắp, trồng khoai kia. Muốn đi nhanh qua đó, chỉ có một cách là đi thuyền qua sông”.

Lao xao bãi Dừa

Đến bãi Dừa, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) không chỉ nghe những câu chuyện về dấu xưa, hồn phố cổ mà du khách còn tha hồ tận hưởng làn gió biển trong lành, thưởng thức nước dừa tươi ngọt, các món ăn hải sản hấp dẫn trong tiếng lá dừa khua lao xao chẳng khác nào bản tình ca mà tạo hóa đã ban tặng.

Từ đường Lê Trung Đình (TP.Quảng Ngãi) theo con đường trải nhựa về hướng đông chừng 9km, du khách sẽ đến bãi Dừa mát rượi. Đến đây, du khách sẽ có một cảm nhận đối lập giữa không gian thành thị và phố cổ xưa, hiểu hơn về đời sống, sinh hoạt của người dân.

Bãi Dừa nhìn từ trên cao. ẢNH: BÙI THANH TRUNG 

Rừng dừa nước Tịnh Khê

Sông Kinh Giang dài hơn 7km chảy qua địa phận các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), nối liền với cửa biển Cổ Lũy. Nơi đầu dòng sông Kinh thuộc xã Tịnh Khê có một rừng dừa nước được hình thành từ lâu, được người dân nơi đây ví von là "lá phổi xanh" của khu đông TP.Quảng Ngãi, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng
Mùa nắng nóng, theo con đường bờ bắc sông Trà xuôi về phía biển đến khu vực xã Tịnh Khê, không ít người sẽ choáng ngợp trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa nước. Theo những bậc cao niên, rừng dừa nước ở đây có từ xa xưa, với diện tích hàng trăm hécta. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rừng dừa nước là nơi trú ẩn của lực lượng vũ trang huyện Đông Sơn và Tỉnh đội Quảng Ngãi, chống lại những cuộc càn quét, đánh phá của kẻ thù vào xã Tịnh Khê và các xã lân cận.

Ở rừng dừa, có nhiều loại tôm, cá sinh sống, là điểm đến lý tưởng của nhiều người có niềm đam mê câu cá. ảnh: Đăng Sương 

Núi Giàng và miếu thờ Công thần Dương Yết

Tọa lạc gần bờ Nam sông Trà Khúc, núi Giàng và miếu thờ Công thần thuộc thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (huyện Tư Nghĩa, nay thuộc TP. Quảng Ngãi), nổi tiếng là nơi có quần thể núi đá khổng lồ. Nơi đây còn ẩn chứa nhiều nét thú vị về huyền tích một vị tướng có công khai phá vùng đất Nghĩa Hà lúc bấy giờ.
Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi 10km về hướng đông nam, núi Giàng ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa (nay thuộc TP.Quảng Ngãi) nổi tiếng là thắng cảnh hùng vĩ, đầy thơ mộng.

Nhìn từ xa, núi Giàng như một chiếc nấm khổng lồ. Chiếc nấm khổng lồ ấy chính là một quần thể núi đá với các kích thước to nhỏ khác nhau. Giữa quần thể núi đá có một tảng đá khổng lồ, chiều cao chừng 30m, chiều ngang khoảng 5m, nặng hơn 250 tấn. Thế đứng của tảng đá này nằm chếch khoảng 45 độ, từ xa trông giống như con nghê đến soi mình bên dòng sông Trà.

Nét đẹp “hòn Rùa”

Đứng trên đỉnh dốc Thiện Ái, phóng tầm mắt ra hướng biển ta thấy một rừng dừa cổ thụ bạt ngàn có tới hàng nghìn cây chạy theo dọc bờ biển thôn Hồng Chính như để che chắn những cơn gió mạnh từ đại dương thổi vào. Xa bờ hơn 120m là hòn đảo nhỏ chỉ có cỏ, cây, rêu xanh bao bọc các phiến đá; đảo nhỏ với diện tích chừng 800 m2, cao hơn mặt biển 15m tựa như hình một con rùa quay đầu ra biển cả. Màu xanh lục của rừng dừa, xanh thẳm của nước biển trong ánh nắng ban mai in bóng hòn Rùa trên mặt biển lung linh trông thật đẹp. 

Người dân địa phương Hồng Chính (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình) gọi đảo nhỏ này cái tên rất dân dã là hòn Rùa (còn gọi là hòn nghề). Họ hình dung như một chú rùa khổng lồ, nghịch ngợm, trồi lên mặt nước đón gió biển, tận hưởng ánh dương. Có một điều sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên và rất hài lòng là bãi biển ở nơi này vô cùng sạch sẽ, không hề có một chỗ rác thải nào tồn tại. Đây là điều may mắn khi hòn Rùa chưa hề có bàn tay con người tác động, khai phá. Có chăng chỉ là những chiếc thuyền nhỏ đánh cá ven bờ hàng ngày cập vào đảo nhỏ nghỉ ngơi chốc lát hoặc tránh gió thổi mạnh. Một người dân thôn Hồng chính tên Sáu Tùng chia sẻ với chúng tôi: “khu vực hòn Rùa chỉ cách bàu trắng 7 km, cách đồi cát Mũi Né hơn 12 km; biển quanh hòn Rùa có rất nhiều loại hải sản tươi ngon như: tôm, cá, mực đủ loại. Đặc biệt, vào mùa nam còn có một loại đặc sản biển nơi đây là con moi hay còn gọi là ruốc ăn rất ngon. Ngư dân quanh vùng đánh bắt bằng cách thả lưới hay đi câu trên những chiếc thuyền nhỏ, thúng chai. Bạn có thể khám phá nghề biển và học cách câu cá biển từ những người dân mến khách ở đây…”. 

Hòn Rùa giữa biển khơi. 

Khám phá Thung Bừng - hang động nhũ thạch đầy bí ẩn của xứ Nghệ

Được phát hiện cách đây vài năm và được chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, hang Thung Bừng (huyện Con Cuông, Nghệ An) đang là điểm đến đầy bí ẩn của những người yêu thích mạo hiểm và khám phá. 

Hang Thung Bừng thuộc bản Tân Sơn, xã Môn Sơn (Con Cuông). Do cửa hang nằm ở trên cao nên muốn tham quan trong hang, du khách phải bám vào vách hoặc rễ cây để leo xuống. 

Đặc sắc võng gai có độ bền hàng chục năm của người Thổ Nghệ An

Võng gai là vật dụng quen thuộc ở những xóm người Thổ ở huyện Tân Kỳ. Hàng ngày, những phụ nữ lớn tuổi ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ vẫn duy trì công việc trồng cây gai, tước sợi, đan võng.

Những vườn trồng cây gai cạnh nhà là hình ảnh khá quen thuộc khi về những xóm người Thổ ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ. Nơi đây bà con vẫn trồng gai để tước vỏ đan võng. 

12 thg 7, 2019

Vẻ đẹp hoang sơ của Sủng Cỏ

Đến Sủng Cỏ, được tận mắt chiêm ngưỡng màu xanh trong của nước biển, bãi cát vàng mịn trải dài và những mỏm đá có hình thù kì lạ…, chắc chắn, nhiều người sẽ bị “chinh phục” bởi vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết và đầy quyến rũ của bãi biển xinh đẹp này. 

Ở Sủng Cỏ, ngoài bãi biển xanh biếc, bãi cát mịn trải dài, du khách còn được thư giãn với các hoạt động câu cá, câu mực… 

Ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, bãi biển Sủng Cỏ nằm ở hướng Bắc của mũi Hải Vân, nhô ra biển. Nếu đi bằng tàu hay xuồng cao tốc từ cửa sông Hàn chỉ mất khoảng 15 phút, còn đi bằng tàu cá của ngư dân cũng chỉ mất hơn 40 phút đồng hồ. “Ngoài đi bằng tàu hay xuồng đến Sủng Cỏ, du khách cũng có thể chọn cách đến đây bằng đường bộ, men theo con đường mòn được người dân địa phương mở. Tuy nhiên, nếu đi bằng cách này, phải có người dẫn đường, nếu không rất có thể du khách sẽ bị lạc”, ông Hải chia sẻ.

Lên đỉnh đèo Ngang khám phá ‘cổng trời’ bị lãng quên

Từ "cổng trời" Hoành Sơn Quan trên đỉnh đèo Ngang, phóng tầm mắt là cả một vùng đất Kỳ Nam, Kỳ Anh, Hà Tĩnh rộng lớn nhưng đáng tiếc, đường lên di tích này dường như bị lãng quên với những dấu tích hoang phế.

Di tích Hoành Sơn Quan tọa lạc trên đỉnh đèo Ngang - Ảnh: NAM TRẦN

Di tích Hoành Sơn Quan hay còn thường được gọi "cổng trời", xây dựng dưới thời Minh Mạng vào năm 1833, nằm trên đỉnh đèo Ngang (ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình), cao hơn 4m với hai bên là cả ngàn bậc thang được đào vào núi.

Tìm cho ra 'tiên đào' trên non bồng núi thẳm

Nghe đồn đào mèo Sơn La nức tiếng thơm ngọt, tôi quyết tâm tìm bằng được 'tiên đào' này trên non bồng núi thẳm. 

Cặp đào tiên chín mọng ở bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi, Sơn La

Khắp các chợ Bắc, Nam, chợ đầu mối trái cây Long Biên (Hà Nội) đều lắc đầu quầy quậy khi tôi hỏi về đào mèo. Mua vé máy bay giá rẻ ra Hà Nội, lên xe giường nằm qua Hòa Bình, tới quốc lộ 6, tôi đã thấy hai bên đường đầy các gùi đào của dân bản đem ra bán. Đào da láng, ửng đỏ, ửng vàng tràn ngập, đào Pháp lai đào mèo to no tròn bắt mê, nhưng không có đào mèo.