Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời sự. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 3, 2024

Điểm sáng cứu hộ và gây nuôi động vật hoang dã

Chiều 19/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh có buổi khảo sát thực tế và làm việc tại vườn thú Safari, Vinwonders Nam Hội An (huyện Thăng Bình).

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh và đại diện các sở, ngành liên quan khảo sát thực tế River Safari. Ảnh: Q.T

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tham quan thực tế cơ sở hiện trạng River Safari; khảo sát công tác cứu hộ, quy trình cứu hộ của bệnh viện thú y và khu vực dinh dưỡng; khảo sát quy trình kiểm soát an toàn khu vực thú dữ.

12 thg 3, 2022

Thêm 23 bảo vật quốc gia được công nhận

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 2198 công nhận 23 bảo vật quốc gia.

Trong đợt công nhận thứ 10 này, có một nhóm hiện vật thuộc bộ sưu tập tư nhân. Đó là sưu tập gốm men trắng An Biên, thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng).

Bảo vật thuộc sưu tập gốm men trắng An Biên. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

24 thg 9, 2020

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...

9 thg 2, 2019

Gò Đống Đa được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt

Sáng 9/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao bằng xếp hạng trong lễ Kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Sáng 9/2 (mùng 5 Tết Nguyên Đán), tại gò Đống Đa (phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội) hàng nghìn người về đây dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2019)

29 thg 11, 2018

Đặt 76 tượng điêu khắc trên tuyến đường đẹp nhất Châu Đốc

102 tượng điêu khắc của các họa sĩ trong và ngoài nước tại Núi Sam được di dời và bố trí tại 3 địa điểm, trong đó có đường Tân Lộ Kiều Lương - tuyến đường đẹp nhất thành phố Châu Đốc để phục vụ du lịch.

Lãnh đạo TP Châu Đốc cho rằng, việc lắp đặt tượng sẽ làm thay đổi diện mạo TP theo hướng đẹp hơn để phục vụ khách du lịch - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo anh Trần Đức Trí, cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý dự án TP Châu Đốc ( An Giang), 102 tượng ở 2 vườn tượng của P.Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang đang được thực hiện di dời để lắp đặt nơi khác từ ngày 22-11.

13 thg 5, 2018

Thác Bản Giốc chìm sâu trong biển nước lũ

Toàn bộ cụm thác Bản Giốc, Cao Bằng bị bao phủ bởi biển nước đục ngàu, khung cảnh hoang tàn khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. 

Sau trận mưa lớn đầu mùa, một số điểm ở Cao Bằng bị ngập nặng. Thác Bản Giốc là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất. 

24 thg 12, 2017

Những hang đá 'chuyển động' ở Biên Hòa

Đức Mẹ thêu áo, thánh Giuse bào gỗ, ông già Noel đi phát quà bằng trực thăng, đàn tuần lộc bay trên trời… là những hình ảnh sống động tại một giáo xứ ở Biên Hòa.

Những ngày cận kề Giáng sinh, cả giáo xứ Tân Mai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) tấp nập người dân từ các nơi khác đổ về chiêm ngưỡng những hang đá sống động do giáo xứ và giáo dân dựng nên.

Hang đá lớn nhất nằm ngay khuôn viên phía trước nhà thờ. Phía bên trái là hang đá chính, phía xa là đoàn 3 vua đi bằng lạc đà đến cung tiến Chúa Giêsu, rồi gần hang đá là người chăn chiên đang lùa những con chiên. 


Không khí Giáng sinh nhộn nhịp tại nhà xứ giáo xứ Tân Mai, Biên Hòa - Ảnh: GIA TIẾN

Người dân Sài Gòn đổ xô về xóm đạo Quận 8 đón Noel sớm

Tuy còn khoảng ba ngày nữa mới đến lễ Giáng sinh, nhưng người dân Sài Gòn đã đổ xô về xóm đạo Quận 8 để tham quan và chụp hình hang đá.

Con đường Phạm Thế Hiển (Quận 8), thuộc xóm đạo Bình An, là nơi tập trung của người dân Sài Gòn mỗi khi đến dịp Giáng sinh. Tại đây, từ giữa tháng 12, các nhà thờ cũng như các giáo dân đã bắt đầu trang trí cây thông và làm hang đá giả để chào đón mọi người đến tham quan và chụp ảnh.


Các em bé được bố mẹ đưa đến xóm đạo để tham quan hang đá và ngắm ông già Noel

17 thg 8, 2017

Cần Thơ phát triển du lịch cộng đồng nơi có “cá lóc bay”



Du lịch Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với mô hình cá lóc bay, vườn cây ăn trái, vườn cò hay mô hình du lịch trải nghiệm như: Làm bánh dân gian tại các nhà vườn; chèo ghe, tát mương bắt cá; vào bếp thực hiện nấu những món ăn dân dã đồng quê.

Mô hình cá lóc bay tại khu du lịch Cồn Sơn 

Du lịch Cần Thơ đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho các hộ dân. Hàng năm, du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng ở vùng đất này ngày một tăng, góp phần vào vào phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ tính 6 tháng đầu năm, lượng khách đến Cần Thơ ước đạt gần 4,6 triệu người, doanh thu hơn 1.300 tỷ đồng.

9 thg 8, 2017

Cận cảnh thánh đường Trung Lao trăm tuổi trước và sau đám cháy

Thánh đường Trung Lao bị thiêu rụi trong đêm 5-8 không chỉ để lại nỗi niềm tiếc nuối cho bà con giáo dân mà còn nhiều người dân khu vực bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà công trình mang lại. 

Những hình ảnh trước và sau đám cháy của nhà thờ Trung Lao 

Nhà thờ được đánh giá là có sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa yếu tố Gothic của Tây Ban Nha với kiến trúc truyền thống của Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật chạm trổ hoa văn đạt đến trình độ tinh xảo.

8 thg 5, 2017

Phát hiện bộ Linga - Yoni Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay

Khai quật tháp Chăm Núi Bút, Quảng Ngãi, các chuyên gia phát hiện một bộ Linga - Yoni thuộc văn hóa Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay cùng nhiều hiện vật quý ghi dấu một thời kỳ lịch sử của dải đất miền Trung. 

Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển (trái) đánh giá những hiện vật này có giá trị cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử vô cùng quý hiếm, giải mã nhiều câu hỏi của quá khứ - Ảnh: TRẦN MAI 

Chiều 5-5, tại Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi đã diễn ra buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khẩn cấp tháp Núi Bút. Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chủ trì khai quật cho biết phần móng tháp làm bằng đá ong còn nguyên vẹn rất hiếm thấy ở Việt Nam.

19 thg 7, 2016

Hòn Thiên Nga trên vịnh Bái Tử Long bị mất đầu

Hòn đảo đá có hình dáng giống con thiên nga trên vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) bỗng dưng bị mất hơn nửa phần thân trên. 

Hòn Thiên Nga sau khị bị mất nửa phần thân trên - Ảnh: CẤN ĐÌNH LOAN 

21 thg 6, 2016

Chuyến tàu ngoại ô

Sau hơn một tháng đưa vào hoạt động, chuyến tàu ngoại ô đi từ ga Sài Gòn đến ga Dĩ An (Bình Dương) và ngược lại đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Chỉ với 10.000 đồng, hành khách đã có một chuyến hành trình đầy thú vị, độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn. 

Chúng tôi có mặt tại ga Sài Gòn vào 8h sáng ngày chủ nhật, con tàu chuyển bánh qua ga Gò Vấp, Bình Triệu, Sóng Thần và điểm cuối là ga Dĩ An. Các hàng ghế trên toa không còn một chỗ trống. Những ánh mắt trong veo của các em nhỏ nhìn qua ô của kính trên tàu lạ lẫm, cuốn hút khi thế giới ngoài kia chuyển động không ngừng. Mỗi lần tàu chạy qua cầu hay qua con sông, các em nhỏ ồ lên và vỗ tay thích thú khiến cho mọi người cảm thấy khoan khoái. Đó là chuyến đi đáng nhớ của tuổi thơ.

Ý tưởng chuyến tàu ngoại ô được Tổng công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thực hiện để nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, kẹt xe của Thành phố và san sẻ một phần vận chuyển hành khách với các phương tiện giao thông công cộng khác. Có thể nói, chuyến tàu ngoại ô đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của hành khách, cho thấy rõ hiệu quả khi mỗi ngày có hơn 3500 lượt hành khách tham gia. Những ngày cuối tuần, ngày lễ lên đến hơn 6000 hành khách/ngày.

Chuyến tàu ngoại ô bắt đầu từ ga Sài Gòn.

19 thg 6, 2016

Nhà thờ Ka Đơn đoạt giải nhì thi Kiến trúc Thánh quốc tế 2016

Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vừa đoạt giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ sáu-năm 2016 mới được công bố tại thành phố Pavia của Italy vào ngày 15/6.

Đây là kết quả cuộc thi về Kiến trúc Thánh trên toàn thế giới do Quỹ Frate Sole tổ chức. Giải nhất và ba thuộc về 2 nhà thờ tại Tây Ban Nha và Đức.

Trước giải thưởng này, năm 2011, bản thiết kế Nhà thờ Ka Đơn đã được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu.

Nhà thờ Ka Đơn. Ảnh: Ashui.com

16 thg 6, 2016

Đền thờ công chúa Bàn Tranh

Mới đây, một đoàn cán bộ hưu trí người Chăm xã Phan Hiệp (Bắc Bình) đã ra thăm huyện đảo Phú Quý. Mục đích của chuyến đi này là viếng đền thờ công chúa Bàn Tranh, mà theo truyền thuyết là con của vua Chăm Indravarmar III (918 - 959). Vì cãi lệnh vua cha, công chúa bị đày ra hoang đảo cùng với một số tùy tùng. Tại đảo hoang thay vì sầu khổ, công chúa ra sức khai hoang, trồng các loại cây lương thực và phát triển nghề trồng bông, dệt vải, biến hoang đảo thành nơi trù phú. Khi công chúa qua đời, người dân tỏ lòng tiếc thương lập đền thờ vào cuối thế kỷ XV đầu XVI, dưới chân núi Cao Cát (nay là xã Đông Hải, huyện đảo Phú Quý). Từ đó đến nay, hết người Chăm rồi đến người Kinh thay nhau giữ gìn đền thờ bà. Bà được người dân của 3 xã xưng tụng là bà Chúa Xứ, cũng như luân phiên tổ chức cúng kỵ vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm. Trước tấm lòng của người dân, cũng như ghi nhận những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương, UBND tỉnh Bình Thuận đã xếp đền thờ công chúa Bàn Tranh vào nhóm di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Quyết định số: 2960/QĐ-UBND ngày 16/11/2007).

Đồng bào Chăm xã Phan Hiệp cúng tại đền thờ công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Đỗ Thành Danh 

5 thg 5, 2016

Sôi động Lễ hội đường phố Huế

Trong khuôn khổ Festival Huế 2016, trong hai ngày 1/5 và 3/5, trên những đường phố chính của thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội đường phố với chủ đề “Di sản và sắc màu văn hóa” với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế như: đoàn Lân – sư – rồng Thái Nghi Đường Huế, đoàn xiếc Việt Nam, nhóm nhạc truyền thống Chango Colombia, đoàn múa cung đình Hàn Quốc, đoàn Yosakoi truyền thống Nhật Bản…

Tại kỳ Festival năm nay số lượng các đoàn quốc tế tham gia ít hơn so với các kỳ Festival trước. Sự thiếu vắng của những đoàn nghệ thuật quen thuộc nổi tiếng như đoàn cà kheo Bỉ, đoàn thổ dân Úc... có phần nào đó làm cho không khí lễ hội bớt phần sôi động. Tuy nhiên, bù lại là sự góp mặt của những đoàn nghệ thuật mới như đoàn múa cung đình Hàn Quốc, đoàn nghệ thuật truyền thống Mông Cổ, đoàn nghệ thuật Quảng Đông (Trung Quốc)... đã đem lại những nét mới cho lễ hội đường phố năm nay.

Trên đường phố, các nghệ sĩ đã khuấy động không khí lễ hội bằng những màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống của quốc gia mình khiến cho không gian vốn trầm lắng, nhẹ nhàng của cố đô Huế trở nên náo nhiệt, tưng bừng. Hòa cùng những thanh âm và vũ điệu sôi động của các đoàn nghệ thuật, hàng vạn du khách và người dân Huế đã hào hứng xuống đường giao lưu cùng các nghệ sĩ, tạo nên một dấu ấn cho kỳ Festival Huế 2016.

Hàng vạn du khách và người dân Huế cùng hòa mình vào không khí lễ hội đường phố
tại khu vực ngã tư đầu cầu Tràng Tiền. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam

18 thg 3, 2016

Biển xâm thực ở Cửa Đại

Trong những năm gần đây, do hậu quả của biến đổi khí hậu, khu vực bờ biển Cửa Đại (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã bị sạt lở nghiêm trọng, biển xâm thực sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và thiệt hại to lớn đến du lịch. 

Được sự hỗ trợ của Chính Phủ, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để đưa ra phương án chống sạt lở bờ biển với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Sau khi nghiên cứu khảo sát tại bãi biển Cửa Đại, các chuyên gia đã thống nhất dùng phương án kè mềm chắn sóng chống biển xâm thực của Hà Lan. 

26 thg 2, 2016

Ao bà Om kêu cứu vì nứt nẻ, khô hạn

Khi nhắc đến Trà Vinh - thành phố cây xanh, “Ao bà Om” là một trong những từ khóa phổ biến, nổi tiếng và thân thương nhất. Thế nhưng ở thời điểm hiện nay, ao đang ở trong một tình trạng hoang tàn, xơ xác nhất.

Ao bà Om nằm ngay cửa ngõ vào thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là điểm đến tham quan của gần như tất cả du khách khi đến Trà Vinh. Nơi đây không chỉ là một ao nước lớn mà còn là quần thể nhiều cây cổ thụ hình thù độc đáo, khung cảnh xanh mát nên ao không chỉ là điểm đến của du khách mà còn là nơi người dân địa phương ưa thích hóng mát và chụp ảnh. 

Hiện nay vẫn thế, du khách vẫn ghé, người dân vẫn đến chơi, nhưng ao thì không còn là ao nữa. Chỉ mới vào giữa mùa khô, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khiến ao bà Om chỉ còn lại vài vũng nước nhỏ. 

9 thg 2, 2016

Lóc thịt, nhồi bông cá hiếm làm mẫu vật

Con cá nhám voi dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) hồi cuối tháng 1.2016 - Ảnh: Trần Công 

Dịp Tết, PV Thanh Niên đã đến Viện Hải dương học tìm hiểu về công tác thực hiện các mẫu vật.
Cuối tháng 1.2016, thông tin Viện Hải dương học (Nha Trang) đưa một con cá nhám voi “khủng” dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) về bảo quản, làm mẫu vật để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như trưng bày, đã kích thích trí tò mò của nhiều người. 

Tại Viện Hải dương học có một khu vực thu hút rất đông khách tham quan là Bảo tàng Hải dương học. Khách tham quan đến thăm “Đại dương trong bảo tàng” này đều ấn tượng trước nhiều mẫu vật sống động. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để có những mẫu vật như thế, các nhà khoa học đã phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp. 

13 thg 10, 2015

Tưng bừng lễ hội Katê Chăm Ninh Thuận

Sáng 12-10, hàng ngàn người dân Ninh Thuận cùng du khách đến tháp Po Klong Girai (P.Đô Vinh, TP Phan Rang-Tháp Chàm) để tham dự lễ hội Katê. 

Từ sáng sớm nhiều người dân Ninh Thuận cùng du khách các tỉnh khác đã lên Po Klong Girai chờ đón đoàn rước y trang - Ảnh: Minh Trân 

Lễ hội gồm có lễ rước y trang từ đền Phước Đồng (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước), lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng, mặc y phục, cúng tế thần và múa hát nghệ thuật của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn.