30 thg 7, 2022
Kỳ Hôn - Điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai
Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An. Nói ngược lại, vàm Kỳ Hôn ở cuối kinh Chợ Gạo, từ hướng Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) xuống, tới đây rẽ trái đi tỉnh Bến Tre hoặc ra cửa biển; còn quẹo phải là về TP. Mỹ Tho, lên miệt thượng lưu sông Tiền.
Giồng Sơn Quy - vùng đất "địa linh nhân kiệt"
Người xưa thường nói “địa linh nhân kiệt” là vùng đất linh thiêng, phát tích những bậc anh hùng hào kiệt lập nên những chiến công hiển hách. Gò Công (tỉnh Tiền Giang) xưa là nơi phát sinh các dòng họ Phạm, họ Nguyễn, đều là ngoại thích các triều vua cận đại. Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng, sau này trở thành đại công thần của triều Nguyễn; là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ), Hoàng phi của Vua Thiệu Trị, Hoàng mẫu của Vua Tự Đức.
Giồng Sơn Quy còn có nghĩa là gò rùa, là tổ quán của Đức Thái hậu Từ Dụ. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, ông Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gò Công hoang vu. Là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý, ông đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng. Lúc ông đến gò rùa, thấy thế đất ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó toàn vùng Gò Công giếng nước ngọt rất hiếm. Do đó, ông đã quy tập mồ mả 3 đời của gia tộc về đây và xây nhà ở gò đất này.
Giồng Sơn Quy còn có nghĩa là gò rùa, là tổ quán của Đức Thái hậu Từ Dụ. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, ông Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gò Công hoang vu. Là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý, ông đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng. Lúc ông đến gò rùa, thấy thế đất ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó toàn vùng Gò Công giếng nước ngọt rất hiếm. Do đó, ông đã quy tập mồ mả 3 đời của gia tộc về đây và xây nhà ở gò đất này.
29 thg 7, 2022
Hình ảnh con voi hung dữ mà thân thuộc với cộng đồng người Thái ở Nghệ An
Thảng hoặc lắm người đi rừng mới gặp voi. Thế mà trong văn hóa truyền thống của người vùng cao, voi thân thuộc lắm. Chàng Đam San, trong sử thi của người Ê Đê thường cưỡi voi khi xung trận. Voi là loài thú lớn và hùng mạnh nhất chốn rừng xanh. Vì thế mà thuần phục được voi như chàng Đam San là một mơ ước và còn thể hiện sức mạnh, trí tuệ con người.
Săn voi và thuần phục voi, biến chúng thành vật nuôi đòi hỏi kinh nghiệm, gan dạ và nhiều người tham gia. Vì thế săn voi còn là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng.
Với người Thái thì voi đáng sợ. Chẳng mấy ai nuôi voi. Người Thái cũng ít khi làm quản tượng. Thế mà hình ảnh con voi lại khá phổ biến trong văn học, nghệ thuật của người Thái.
Săn voi và thuần phục voi, biến chúng thành vật nuôi đòi hỏi kinh nghiệm, gan dạ và nhiều người tham gia. Vì thế săn voi còn là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng.
Với người Thái thì voi đáng sợ. Chẳng mấy ai nuôi voi. Người Thái cũng ít khi làm quản tượng. Thế mà hình ảnh con voi lại khá phổ biến trong văn học, nghệ thuật của người Thái.
Về Cần Thơ, trải nghiệm làm hủ tiếu "mỗi sợi mỗi màu"
Lò hủ tiếu Sáu Hoài ở rạch Rau Răm, đường Lộ Vòng Cung, phường An Bình, quận Ninh Kiều, từ lâu đã nổi tiếng với món pizza hủ tiếu, được du khách rất yêu thích. Thời gian gần đây, để đa dạng sản phẩm phục vụ khách du lịch, ông Sáu Hoài nghĩ ra việc tạo màu cho hủ tiếu bằng nguyên liệu “cây nhà lá vườn”. Thay vì những sợi hủ tiếu trắng ngà như truyền thống, lò hủ tiếu Sáu Hoài làm nên “hủ tiếu sắc màu”, nhìn thôi đã thèm, thu hút rất đông du khách trải nghiệm.
Ăn bánh quê nơi phố thị…
Như nhiều khu chợ ở đồng bằng sông Cửu Long, tại các chợ ở Hậu Giang, bên cạnh đủ thứ hàng hóa, nông sản, thực phẩm, sẽ có khu vực dành cho bánh quê. Nói bánh quê cho dung dị, chứ những loại bánh “quê một cục” đó giờ có mặt trong nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng…
Trong những ngày lưu lại Hậu Giang tham gia giải chạy marathon quốc tế, du khách, vận động viên bên cạnh khám phá, du lịch, sẽ muốn biết ẩm thực nơi này ra sao?. Ông bà ta thường có câu: “Muốn ăn bánh ngon thì ra chợ”. Đã bao đời, chợ là nơi quy tụ biết bao nhiêu loại bánh trái ngon trong dân gian.
Trong những ngày lưu lại Hậu Giang tham gia giải chạy marathon quốc tế, du khách, vận động viên bên cạnh khám phá, du lịch, sẽ muốn biết ẩm thực nơi này ra sao?. Ông bà ta thường có câu: “Muốn ăn bánh ngon thì ra chợ”. Đã bao đời, chợ là nơi quy tụ biết bao nhiêu loại bánh trái ngon trong dân gian.
Gò miếu Bà Phước Chỉ
Miếu Bà
Tháng 4.2022, cuối mùa khô, chúng tôi trở lại gò miếu Bà Phước Chỉ. Đón chúng tôi là vô số những tổ chim dồng dộc chung chiêng treo trên những rặng tràm. Trước đó, tôi mới ghé ngôi miếu Ông đổ nát ở gần chợ Rạch Tràm. Định tìm lại cây keo từng có rất nhiều tổ chim dồng dộc, mà cây keo đã mất, miếu cổ cũng không còn. Thay vào đó là ngôi chùa mới người dân tự xây, chắc để lưu giữ một vài phần sót lại của nơi từng là một chốn tâm linh.
28 thg 7, 2022
Tả quân Lê Văn Duyệt: Tổng trấn có công khai phá vùng đất Nam bộ
Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1763 tại thôn Long Hưng, huyện Kiến Hưng, đạo Trường Đồn (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định, 2 lần làm Tổng trấn Gia Định thành, có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất Nam bộ.
“VÕ CÔNG ĐỆ NHẤT”
Là công thần của nhà nguyễn nên năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi đã phong Lê Văn Duyệt làm “Khâm sai Chưởng Tả Quân dinh Bình Tây tướng quân, tước quận công”. Về sau, ông còn có nhiều công lao dẹp yên các cuộc nổi dậy, bạo loạn, cướp phá. Tả quân Lê Văn Duyệt sau được liệt vào hàng đệ nhất khai quốc công thần với nhiều đặc ân, như được vào chầu vua không phải lạy, đặc quyền tiền trảm hậu tấu nơi biên thùy.
“VÕ CÔNG ĐỆ NHẤT”
Là công thần của nhà nguyễn nên năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi đã phong Lê Văn Duyệt làm “Khâm sai Chưởng Tả Quân dinh Bình Tây tướng quân, tước quận công”. Về sau, ông còn có nhiều công lao dẹp yên các cuộc nổi dậy, bạo loạn, cướp phá. Tả quân Lê Văn Duyệt sau được liệt vào hàng đệ nhất khai quốc công thần với nhiều đặc ân, như được vào chầu vua không phải lạy, đặc quyền tiền trảm hậu tấu nơi biên thùy.
Hồi Ký Mì Gia khơi nguồn ký ức
Sau một hồi bàn ra tán vào, nhóm bạn thời đại học chúng tôi chọn quán Hồi Ký Mì Gia (120 Quang Trung, quận Hải Châu) để tụ tập họp lớp, bởi nơi đây không chỉ đa dạng món ngon mà còn có không gian ấm cúng.
Đúng như tên Hồi Ký Mì Gia, chủ quán mong muốn mang đến thực khách sự hồi tưởng ký ức đẹp đẽ thông qua kiến trúc Trung Hoa cổ và văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Hoa xưa. Sự hòa quyện độc đáo này tạo nên một nét riêng của quán, rất thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa và có những trải nghiệm mới mẻ hơn cùng bạn bè, người thân vào dịp cuối tuần.
Món vịt quay Bắc Kinh thơm ngon, đậm vị. Ảnh: Đ.L
Đúng như tên Hồi Ký Mì Gia, chủ quán mong muốn mang đến thực khách sự hồi tưởng ký ức đẹp đẽ thông qua kiến trúc Trung Hoa cổ và văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Hoa xưa. Sự hòa quyện độc đáo này tạo nên một nét riêng của quán, rất thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa và có những trải nghiệm mới mẻ hơn cùng bạn bè, người thân vào dịp cuối tuần.
Vẻ đẹp huyền bí của Động Huyền Không
Tọa lạc hòn Thủy Sơn, nằm ở đỉnh cao nhất của danh thắng Ngũ Hành Sơn - số 81 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là động Huyền Không, nơi thu hút đông đảo du khách tìm đến với cội nguồn tâm linh và khám phá vẻ đẹp của thắng cảnh.
Động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những mỏm đá lớn rêu phong cổ kính, nơi đây là địa điểm được các vị cố nhân chọn xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử của Đà Nẵng.
Video: CHÁNH LÂM
Động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những mỏm đá lớn rêu phong cổ kính, nơi đây là địa điểm được các vị cố nhân chọn xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử của Đà Nẵng.
Bánh xèo hải sản Nha Trang
Bánh xèo Nha Trang vàng ươm, quyến rũ với hải sản tôm mực tươi ngon hấp dẫn thực khách. Thưởng thức miếng bánh xèo béo giòn, nóng hổi chấm nước mắm chua chua cay cay, bạn sẽ không thể nào quên được món bánh dân dã đầy mê hoặc ấy khi đến với phố biển Nha Trang.
Bánh xèo có mặt nhiều nơi trong thành phố, từ nhà hàng, quán ăn rộng rãi đến các hàng quán nhỏ thân quen trong ngõ xóm. Đa số các quán bánh xèo mở cửa vào buổi chiều muộn và phục vụ đến đêm khuya. Cùng bỏ túi một số điểm bán bánh xèo nổi tiếng tại Nha Trang...
Bánh xèo có mặt nhiều nơi trong thành phố, từ nhà hàng, quán ăn rộng rãi đến các hàng quán nhỏ thân quen trong ngõ xóm. Đa số các quán bánh xèo mở cửa vào buổi chiều muộn và phục vụ đến đêm khuya. Cùng bỏ túi một số điểm bán bánh xèo nổi tiếng tại Nha Trang...
27 thg 7, 2022
Quyến rũ bình minh trên biển Diễn Thành
Về biên giới thưởng thức cá đồng
Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.
Chờ mùa cá đến
Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.
Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.
Chờ mùa cá đến
Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.
Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.
Du lịch vườn trên núi
Ngoài mục đích trồng các loại cây ăn trái trên núi để phát triển kinh tế, thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã khai thác lợi thế “vườn rừng” để phục vụ tham quan. Ở núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các nhà vườn đã đưa vào một số dịch vụ để “hút khách” tìm về núi theo nhiều mục đích khác nhau, như: Học hỏi mô hình, trải nghiệm nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè cuối tuần… cùng với thưởng thức các món ăn, thức uống đi kèm.
Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.
Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.
Giữ lửa nghề làm bánh tráng phơi sương
Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2011, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là một trong 100 món ăn đặc sản nổi tiếng của cả nước. Để nghề làm bánh tráng phơi sương đạt được những danh hiệu nêu trên là cả một quá trình dày công sáng tạo, giữ gìn và phát triển làng nghề của người dân xứ Trảng.
26 thg 7, 2022
Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Hưng Nghĩa
Nam Định vốn được biết đến là nơi mà đạo Công giáo phát triển nhất tại Việt Nam. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những công trình kiến trúc nhà thờ nổi tiếng, lâu đời với vẻ đẹp nguy nga, những công trình kiến trúc tôn giáo với vẻ đẹp đậm chất châu Âu. Chỉ cần dành một ngày khám phá Nam Định là bạn sẽ mang về thật nhiều bức ảnh "chất lừ" cũng những nhà thờ đẹp bậc nhất vùng đất này. Đến với nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được chiêm ngưỡng một nhà thờ với lối thiết kế kín kẽ, nhiều chi tiết cầu kì, tinh xảo đậm chất Gothic.
Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
Thánh đường đá trăm tuổi ở vựa lúa xứ Nghệ
Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Mùa vàng đẹp nao lòng nơi biên cương Cao Bằng
Du khách đến với Cao Bằng mùa này được đắm mình trên những cánh đồng lúa chín vàng, tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình và mang đậm bản sắc vùng cao đặc trưng, riêng có của vùng đất biên cương phía Bắc Tổ quốc.
Con đường muối ở miền Tây xứ Quảng
Ngày xưa, ở vùng cao, muối ăn rất khan hiếm. Muối ăn có giá rất đắt nên không phải ai cũng có tiền để mua. Muối mua được rất ít nên đồng bào miền núi cất giữ muối như của quý. Khi người Kinh ở đồng bằng mở lối thông thương, thì những hàng hóa thiết yếu như mắm, muối đưa lên vùng cao ngày càng nhiều.
Giao thương giữa đồng bằng và miền núi
Giao thương giữa đồng bằng và miền núi
Bên cạnh thương lái ở đồng bằng đến tận buôn làng để buôn bán, thì đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi cũng thường xuyên dùng voi, ngựa hoặc đi bộ đến đồng bằng hoặc vùng giáp ranh trao đổi thổ sản để lấy muối ăn và các hàng hóa khác. Thời kỳ chúa Nguyễn Đàng Trong đã chú trọng việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa người Kinh với các bộ tộc ở miền núi nhằm khai thác các nguồn lợi, mở rộng giao thương với bên ngoài, đúng như Nguyễn Hoàng đã nói: “Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối”.
Chuyện xưa ở làng Châu Sa
Ở phía bắc sông Trà Khúc có một ngôi làng mà ngày trước mang tên xứ Tiểu Giang, sau đổi thành xã Châu Sa, tổng Trung, huyện Bình Sơn, phủ Tư Nghĩa (nay là xã Tịnh Châu, TP.Quảng Ngãi). Mỗi con sông, ngọn núi, mỗi xóm nhỏ trên vùng đất này mang đậm dấu tích cổ xưa, trong đó có từ đường họ Võ.
Niềm tự hào của dòng họ Võ
Làng Châu Sa mang đậm dấu tích lịch sử, văn hóa của người Chăm như bàu Ấu, bàu Đề, Cổ Lũy, núi Chồi, thành cổ Châu Sa trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ II - XV). Cũng chính nơi đây, sau cuộc bình Chiêm mở đất của Vua Lê Thánh Tông năm 1471, nhiều dòng họ lớn (Lê, Nguyễn, Võ) từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào vùng đất Tiểu Giang lập nghiệp.
Niềm tự hào của dòng họ Võ
Làng Châu Sa mang đậm dấu tích lịch sử, văn hóa của người Chăm như bàu Ấu, bàu Đề, Cổ Lũy, núi Chồi, thành cổ Châu Sa trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ II - XV). Cũng chính nơi đây, sau cuộc bình Chiêm mở đất của Vua Lê Thánh Tông năm 1471, nhiều dòng họ lớn (Lê, Nguyễn, Võ) từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào vùng đất Tiểu Giang lập nghiệp.
21 thg 7, 2022
Cà da ếch quệt mắm cái
Cà da ếch quệt mắm cái ăn rất ngon, những ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi. Nhớ món cà da ếch quệt mắm cái là nhớ cả tình quê đong đầy.
Những quả cà da ếch có da bóng láng, ẩn hiện trong cành lá khiến trẻ thơ chơi quanh sân đưa tay chỉ trỏ. Có đứa cất giọng: "Đố bay sao gọi là cà da ếch?". Đứa nọ ra vẻ hiểu biết: "Vì gần cuống xanh lốm đốm và phía dưới quả cà có màu trắng giống da ếch ở lưng và bụng, nên gọi là cà da ếch chứ sao!". Cả bọn im lặng ngầm biểu thị thái độ đồng tình. Mẹ tôi từ ngoài đồng về nhà ngồi săm soi bên gốc cà và chọn hái quả lớn bằng cái chén mang vào chế biến thức ăn trong bữa cơm gia đình. Loại trái dân dã này qua đôi tay khéo léo của mẹ trở thành những món ăn đậm đà hương vị, nào là xào cùng lá lốt, nộm cà, kho với cá đồng...
Những quả cà da ếch có da bóng láng, ẩn hiện trong cành lá khiến trẻ thơ chơi quanh sân đưa tay chỉ trỏ. Có đứa cất giọng: "Đố bay sao gọi là cà da ếch?". Đứa nọ ra vẻ hiểu biết: "Vì gần cuống xanh lốm đốm và phía dưới quả cà có màu trắng giống da ếch ở lưng và bụng, nên gọi là cà da ếch chứ sao!". Cả bọn im lặng ngầm biểu thị thái độ đồng tình. Mẹ tôi từ ngoài đồng về nhà ngồi săm soi bên gốc cà và chọn hái quả lớn bằng cái chén mang vào chế biến thức ăn trong bữa cơm gia đình. Loại trái dân dã này qua đôi tay khéo léo của mẹ trở thành những món ăn đậm đà hương vị, nào là xào cùng lá lốt, nộm cà, kho với cá đồng...
Cá đục nướng trui
Người làng chài quê tôi không chỉ sành ăn cá mà còn làm “thơ” về cá nghe cũng vui. Mọi người vẫn thường nghêu ngao: "Nướng trui cá đục ngon ghê/ Chấm với muối ớt thì hết chê chỗ nào". Cá đục nướng trui là món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Cá đục có quanh năm. Riêng mùa hè, vùng biển gần bờ nước ấm và trong, phiêu sinh vật phong phú, dễ bắt mồi, nên cá đục nhiều hơn và ngon hơn các mùa khác. Cá đục hay dính lưới bén, lưới xâu. Cư dân làng chài có thú ra gành ngồi câu cá đục. Cá đục mình thon dài, hao hao giống cá bống nước ngọt, nên còn được gọi là cá bống biển. Khi trưởng thành, cá đục dài gần bằng gang tay người lớn.
Thịt cá đục săn chắc, ngọt và rất thơm nên thường được dùng làm món gỏi, ngon không kém so với gỏi cá trích, cá chuồn, cá lao... Các bà nội trợ khi thấy cá đục là nghĩ ngay đến món kho rim với nghệ kèm sả ớt để ăn với cơm. Riêng món cá đục tươi đem nướng trui trên lửa than thì ngon phải biết!
Vào mỗi buổi chiều hè, ngư dân hành nghề lưới thúng, xuồng câu, lưới xâu, lưới bén đánh bắt trong vùng cửa biển. Họ thong dong, bồng bềnh độ hai tiếng đồng hồ trên biển thì vô bờ, thả tay lưới lên bãi. Người dân xúm lại gỡ cá. Mạnh ai nấy gỡ, để riêng từng nhúm cá chừng vài chục con. Gỡ xong, họ hỏi chủ lưới nhúm cá này bao nhiêu tiền. “Cứ lấy đi. Ngang qua nhà đưa cho vợ tui vài chục nghìn là được mà”, chủ lưới nói. Đó là giá “tình làng nghĩa xóm”, chứ còn giá ở chợ cũng phải trên 200 nghìn đồng một ký cá đục. Mua cá thời điểm này, con nào con nấy tươi xanh, nhiều con còn quẫy đành đạch.
Về làng chài ở Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) lúc chiều tà, nếu bạn thấy những bếp than trước hiên nhà sát biển, bếp than dưới gốc dừa, gốc dương, đó là người dân đang nướng cá, nhiều nhất là nướng cá đục. Cách nướng cá dân dã lắm, nướng trui mà. Cá không cạo nhớt, không đánh vảy, không mổ bụng, không móc mang, cũng không tẩm ướp gia vị. Cứ để nguyên con cá xếp lên vỉ, nướng trên bếp than hồng, trở cá cho đều. Chờ khi bộ vảy cá cháy sém, mùi thơm khó cưỡng thì cá đã chín ở mức đạt “chuẩn”. “Chuẩn” ở đây có nghĩa là khi cầm con cá lên, lột nhẹ lớp vảy, lộ ra từng mảng thịt trắng phau, thơm nức mũi.
Các món nướng thường ăn với muối ớt, nhất là cá nướng. Bởi vậy, phải làm chén muối ớt thật ngon. Giã muối sống hoặc muối hầm với ớt xanh, pha với ớt đỏ, ớt vàng, trộn tí bột ngọt nữa là đã có chén muối mặn mà.
Gỡ từng miếng thịt cá đục săn chắc, chấm với muối ớt rồi thưởng thức. Ôi thôi, ngon không gì sánh bằng. Cá đục nướng trui ngon ngọt, béo bùi, thơm dịu... ăn một lần nhớ mãi.
Cá đục có quanh năm. Riêng mùa hè, vùng biển gần bờ nước ấm và trong, phiêu sinh vật phong phú, dễ bắt mồi, nên cá đục nhiều hơn và ngon hơn các mùa khác. Cá đục hay dính lưới bén, lưới xâu. Cư dân làng chài có thú ra gành ngồi câu cá đục. Cá đục mình thon dài, hao hao giống cá bống nước ngọt, nên còn được gọi là cá bống biển. Khi trưởng thành, cá đục dài gần bằng gang tay người lớn.
Món cá đục nướng trui. Ảnh: Cao Duyên
Vào mỗi buổi chiều hè, ngư dân hành nghề lưới thúng, xuồng câu, lưới xâu, lưới bén đánh bắt trong vùng cửa biển. Họ thong dong, bồng bềnh độ hai tiếng đồng hồ trên biển thì vô bờ, thả tay lưới lên bãi. Người dân xúm lại gỡ cá. Mạnh ai nấy gỡ, để riêng từng nhúm cá chừng vài chục con. Gỡ xong, họ hỏi chủ lưới nhúm cá này bao nhiêu tiền. “Cứ lấy đi. Ngang qua nhà đưa cho vợ tui vài chục nghìn là được mà”, chủ lưới nói. Đó là giá “tình làng nghĩa xóm”, chứ còn giá ở chợ cũng phải trên 200 nghìn đồng một ký cá đục. Mua cá thời điểm này, con nào con nấy tươi xanh, nhiều con còn quẫy đành đạch.
Về làng chài ở Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) lúc chiều tà, nếu bạn thấy những bếp than trước hiên nhà sát biển, bếp than dưới gốc dừa, gốc dương, đó là người dân đang nướng cá, nhiều nhất là nướng cá đục. Cách nướng cá dân dã lắm, nướng trui mà. Cá không cạo nhớt, không đánh vảy, không mổ bụng, không móc mang, cũng không tẩm ướp gia vị. Cứ để nguyên con cá xếp lên vỉ, nướng trên bếp than hồng, trở cá cho đều. Chờ khi bộ vảy cá cháy sém, mùi thơm khó cưỡng thì cá đã chín ở mức đạt “chuẩn”. “Chuẩn” ở đây có nghĩa là khi cầm con cá lên, lột nhẹ lớp vảy, lộ ra từng mảng thịt trắng phau, thơm nức mũi.
Các món nướng thường ăn với muối ớt, nhất là cá nướng. Bởi vậy, phải làm chén muối ớt thật ngon. Giã muối sống hoặc muối hầm với ớt xanh, pha với ớt đỏ, ớt vàng, trộn tí bột ngọt nữa là đã có chén muối mặn mà.
Gỡ từng miếng thịt cá đục săn chắc, chấm với muối ớt rồi thưởng thức. Ôi thôi, ngon không gì sánh bằng. Cá đục nướng trui ngon ngọt, béo bùi, thơm dịu... ăn một lần nhớ mãi.
TRẦN CAO DUYÊN
Món ngon từ biển được chế biến cầu kỳ, ăn một lần nhớ mãi
Mực ống sau khi sơ chế được phơi nắng ở nền nhiệt từ 32-36 độ C, liên tục trong 10 tiếng đồng hồ, nên gọi là mực một nắng. Mực một nắng là đặc sản làm "xiêu lòng" du khách mỗi khi về Hà Tĩnh.
Cứ từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm, nhiều làng biển ở Hà Tĩnh lại tất bật chuẩn bị làm món mực một nắng. Đây là một trong những món ăn được nhiều du khách lựa chọn mỗi khi về các vùng biển của địa phương này.
Theo những hộ dân làm nghề mực một nắng ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), để chế biến được mực một nắng đạt chất lượng, từ sáng sớm, người dân phải ra chợ Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) để chọn những con mực ống tươi ngon và to, hoặc đặt hàng các thuyền để "săn" được nguồn nguyên liệu tươi.
Cứ từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm, nhiều làng biển ở Hà Tĩnh lại tất bật chuẩn bị làm món mực một nắng. Đây là một trong những món ăn được nhiều du khách lựa chọn mỗi khi về các vùng biển của địa phương này.
Theo những hộ dân làm nghề mực một nắng ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), để chế biến được mực một nắng đạt chất lượng, từ sáng sớm, người dân phải ra chợ Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) để chọn những con mực ống tươi ngon và to, hoặc đặt hàng các thuyền để "săn" được nguồn nguyên liệu tươi.
Cắm trại, săn mây ở miền núi Khánh Hoà
Huyện miền núi phía tây Khánh Sơn có những nét thu hút khác biệt so với những hòn đảo và bờ biển ở phía đông.
Du lịch Khánh Hòa nổi danh nhờ những bãi biển, vịnh, đảo đẹp. Song nếu men theo rìa khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà từ thành phố Cam Ranh, theo tỉnh lộ 9, bạn sẽ bắt gặp một không gian khác biệt ở huyện miền núi Khánh Sơn.
Khánh Sơn là quê hương của người dân tộc Raglai với những nét văn hóa đậm chất Tây Nguyên như cồng, chiêng, đàn Chapi. Với độ cao khoảng 800 m so với mặt nước biển, Khánh Sơn có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Điểm nhấn tạo nên nét thu hút của nơi đây là sự hoang sơ trên những cung đường đèo, thác nước và mây trời.
Du lịch Khánh Hòa nổi danh nhờ những bãi biển, vịnh, đảo đẹp. Song nếu men theo rìa khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà từ thành phố Cam Ranh, theo tỉnh lộ 9, bạn sẽ bắt gặp một không gian khác biệt ở huyện miền núi Khánh Sơn.
Khánh Sơn là quê hương của người dân tộc Raglai với những nét văn hóa đậm chất Tây Nguyên như cồng, chiêng, đàn Chapi. Với độ cao khoảng 800 m so với mặt nước biển, Khánh Sơn có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Điểm nhấn tạo nên nét thu hút của nơi đây là sự hoang sơ trên những cung đường đèo, thác nước và mây trời.
Thả láng mùa gió bấc
Tuỳ theo mùa tiết, con nước, điều kiện và sở trường của mỗi người mà áp dụng cách đánh bắt cá khác nhau. Tôi thích đi câu và khoái nhất là thả câu theo láng cỏ, láng lúa, gọi tắt là “thả láng” vào mùa gió bấc.
Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, từ thời niên thiếu, tôi đã là một tay sành sỏi trong việc đánh bắt cá. Hồi đó, cá đồng dưới sông rạch và trong ruộng trũng ở cánh đồng quê tôi nhiều lắm. Người dân quê tôi có thể đánh bắt cá quanh năm. Tuỳ theo mùa tiết, con nước, điều kiện và sở trường của mỗi người mà áp dụng cách đánh bắt cá khác nhau. Tôi thích đi câu và khoái nhất là thả câu theo láng cỏ, láng lúa, gọi tắt là “thả láng” vào mùa gió bấc.
Đánh bắt cá trên đồng Bến Đình. Ảnh: Đặng Hoàng Thái
Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, từ thời niên thiếu, tôi đã là một tay sành sỏi trong việc đánh bắt cá. Hồi đó, cá đồng dưới sông rạch và trong ruộng trũng ở cánh đồng quê tôi nhiều lắm. Người dân quê tôi có thể đánh bắt cá quanh năm. Tuỳ theo mùa tiết, con nước, điều kiện và sở trường của mỗi người mà áp dụng cách đánh bắt cá khác nhau. Tôi thích đi câu và khoái nhất là thả câu theo láng cỏ, láng lúa, gọi tắt là “thả láng” vào mùa gió bấc.
19 thg 7, 2022
7 món ngon Phú Quốc "ăn mãi không chán" cho du khách ở lại lâu ngày
Nếu phải ở lại Phú Quốc lâu ngày và đã quá ngán những món hải sản giàu dưỡng chất nhưng giá cả đắt đỏ, hãy thưởng thức ngay những món ăn bình dân, giá rẻ này nhé!
Thưởng thức chè sen nhãn lồng ngày hè ở Hà Nội
Mùa nhãn chín rộ, hạt sen đến độ là lúc thích hợp nhất để thưởng thức chè sen nhãn lồng.
Chè là một trong những đặc sản ở Hà Nội, từ chè bưởi, chè cốm, chè trôi nước cho đến chè đỗ xanh, đỗ đen, thập cẩm... được bán quanh năm. Nhưng mùa nào thức nấy, chè sen là một trong những món ăn chơi phải đúng mùa mới ngon nhất.
Chè là một trong những đặc sản ở Hà Nội, từ chè bưởi, chè cốm, chè trôi nước cho đến chè đỗ xanh, đỗ đen, thập cẩm... được bán quanh năm. Nhưng mùa nào thức nấy, chè sen là một trong những món ăn chơi phải đúng mùa mới ngon nhất.
Ba Động - Bãi biển nước mặn hút khách du lịch ĐBSCL
Trà Vinh là nơi tồn tại rất nhiều lớp văn hoá đa màu, đa sắc thái nên nơi đây nổi tiếng với du lịch tâm linh. Dẫu vậy, ít ai biết rằng, nơi đây vẫn có một bãi biển đẹp cho du khách gần xa.
Cao sằng – một nét văn hóa ẩm thực Xứ Lạng
Một trong những món ăn đường phố được người dân Xứ Lạng ưa chuộng chính là bánh cao sằng (cao: bánh, sằng: tầng; cao sằng tức là bánh nhiều tầng). Dù được chế biến từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng món ăn này lại có hương vị đậm đà, đặc trưng, trở thành món ăn vặt yêu thích của người dân, du khách.
Món bánh cao sằng đã xuất hiện từ lâu đời và là món ăn kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam với Trung Hoa. Theo tìm hiểu, từ xa xưa, cao sằng là món ăn được người Hoa (Trung Quôc) rất ưa chuộng, vì vậy trong quá trình sinh sống, giao lưu thương mại lại Lạng Sơn, người Hoa đã mang món ăn này đến. Qua thời gian, người dân Xứ Lạng đã chế biến món ăn này dần phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
18 thg 7, 2022
Đặc sản lợn quay Xứ Lạng
Lạng Sơn là một tỉnh có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng, trong đó, đặc biệt phải kể đến món lợn quay lá mác mật. Đây được coi là món ăn truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của Xứ Lạng.
Bánh chưng đen – Đặc sản độc đáo của người Tày Bắc Sơn
Bánh chưng đen được biết đến là một món bánh độc đáo của người dân tộc Tày ở huyện Bắc Sơn. Sở dĩ món bánh này được nhiều người yêu thích bởi nó có màu đen của tro rơm nếp, có vị thơm, mềm và ăn mát hơn so với bánh chưng truyền thống. Để hoàn thiện một chiếc bánh chưng đen cần phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phóng viên Báo Lạng Sơn xin giới thiệu cùng bạn đọc các công đoạn làm món bánh đặc sản này qua một số hình ảnh tiêu biểu.
Bánh áp chao ngày đông Xứ Lạng
Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến đặc sản vịt quay, lợn quay lá mác mật… Biến tấu từ món vịt trứ danh, bánh áp chao là “món ăn vỉa hè” bình dị, khiến du khách ấm lòng ngày đông lạnh giá giữa phố phường Lạng Sơn tấp nập.
Món bánh này được người Lạng Sơn giải thích nhiều cách khác nhau. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn xuất xứ từ Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam kết hợp với khẩu vị của người Việt, đã được người Tày, Nùng xưa chế biến thành một thứ quà đặc sắc của Xứ Lạng. Nói về tên gọi chúng ta có thể hiểu là người Tày, Nùng xưa đặt theo cách làm bánh nặn rồi đem chao, hoặc là phiên âm của từ vịt chao.
Món bánh này được người Lạng Sơn giải thích nhiều cách khác nhau. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn xuất xứ từ Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam kết hợp với khẩu vị của người Việt, đã được người Tày, Nùng xưa chế biến thành một thứ quà đặc sắc của Xứ Lạng. Nói về tên gọi chúng ta có thể hiểu là người Tày, Nùng xưa đặt theo cách làm bánh nặn rồi đem chao, hoặc là phiên âm của từ vịt chao.
Chè tôm lạnh: món ăn độc lạ giải nhiệt ngày hè Xứ Lạng
Trong những ngày hè nắng nóng, không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức vị ngọt thanh mát, thoang thoảng hương hoa hòe của cốc chè tôm lạnh – món ăn độc lạ giải nhiệt ngày hè Xứ Lạng.
Chia sẻ với chúng tôi về nguồn gốc món ăn độc đáo này. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn này xuất phát từ vùng Quảng Tây, Trung Quốc có tên đầy đủ là Líang xìa. Tại Lạng Sơn món chè này chỉ có ở huyện Tràng Định, còn được người dân Tày, Nùng nơi đây gọi là Lường xà, qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ nơi đây món ăn đã được chế biến để hợp khẩu vị hơn.
Đến với Tràng Định vào những ngày đầu tháng 6, mặc dù khi chúng tôi đến trời đang đổ mưa rất to, nhưng tại quán chè ở chợ Thất Khê, vẫn có rất đông người dân đội mưa mua những cốc chè tôm về nhà để thưởng thức.
Chia sẻ với chúng tôi về nguồn gốc món ăn độc đáo này. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn này xuất phát từ vùng Quảng Tây, Trung Quốc có tên đầy đủ là Líang xìa. Tại Lạng Sơn món chè này chỉ có ở huyện Tràng Định, còn được người dân Tày, Nùng nơi đây gọi là Lường xà, qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ nơi đây món ăn đã được chế biến để hợp khẩu vị hơn.
Đến với Tràng Định vào những ngày đầu tháng 6, mặc dù khi chúng tôi đến trời đang đổ mưa rất to, nhưng tại quán chè ở chợ Thất Khê, vẫn có rất đông người dân đội mưa mua những cốc chè tôm về nhà để thưởng thức.
16 thg 7, 2022
Lễ cầu an của người Tày
Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ cầu an là dịp để mọi người tụ họp thể hiện niềm thành kính với thần linh và cùng cầu mong, ước vọng về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc.
Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.
Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.
Tết nhảy của người Dao Tiền
Tết cầu mùa (Tết nhảy) của người Dao tiền ở Mộc Châu, Sơn La được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và thường kéo dài từ 2-3 ngày. Người Dao tiền làm Tết nhảy để tạ ơn thần linh và cầu phúc, cầu lộc.
Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa. Thông thường các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.
Người Dao tiền treo tranh cúng trước cây mùa màng.
Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa. Thông thường các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.
Khám phá vịnh Lan Hạ
Nằm ở phía Đông đảo Cát Bà thuộc Tp. Hải Phòng, vịnh Lan Hạ từng được ví như “một thiên đường bị bỏ quên”. Nhưng nay thì thiên đường ấy đã và đang làm ngạc nhiên tất cả những tín đồ xê dịch, yêu thiên nhiên và muốn hòa mình vào thiên nhiên.
Nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio đã chia sẻ một clip về vịnh Lan Hạ, ví nơi đây như thiên đường và kêu gọi du khách cần chú ý giảm thiểu tác hại với môi trường khi tới đây. Đoạn clip chỉ dài 1 phút nhưng tới nay đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt yêu thích. Hầu hết mọi người khắp nơi trên thế giới đều để lại bình luận ngạc nhiên, yêu thích và thậm chí có người còn hỏi “làm thế nào để tới được thiên đường có thật này”.
Nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio đã chia sẻ một clip về vịnh Lan Hạ, ví nơi đây như thiên đường và kêu gọi du khách cần chú ý giảm thiểu tác hại với môi trường khi tới đây. Đoạn clip chỉ dài 1 phút nhưng tới nay đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt yêu thích. Hầu hết mọi người khắp nơi trên thế giới đều để lại bình luận ngạc nhiên, yêu thích và thậm chí có người còn hỏi “làm thế nào để tới được thiên đường có thật này”.
Cung An Định
Cung An Định (số 97 đường Phan Đình Phùng, Tp. Huế) là công trình kiến trúc nghệ thuật của triều Nguyễn, mang trong mình sự giao thoa kiến trúc Á - Âu vô cùng độc đáo. Đây là một công trình kiến trúc khác biệt hoàn toàn giữa hàng trăm di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế hiện nay. Cung An Định là đại diện tiêu biểu cho trường phái kiến trúc tân - cổ điển ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Cung An Định tiền thân có tên gọi là phủ Phụng Hóa - một công trình bằng gỗ nằm bên bờ dòng sông An Cựu. Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng vào năm 1917 cho con trưởng của mình - tức vua Khải Định - làm cung điện riêng sinh sống từ khi vua Khải Định còn là Thái tử đến ngày lên ngôi Hoàng đế. Sau ngày đăng quang, năm 1917, vua Khải Định sử dụng tiền riêng của mình bắt đầu cải tạo lại phủ Phụng Hóa theo lối hiện đại, biến phủ gỗ ban đầu trở thành một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ nhất Việt Nam thời bấy giờ, đổi tên là An Định cung. Tiếp nối truyền thống từ đời trước, vua Khải Định trao lại cung An Định của mình cho hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).
Cung An Định tiền thân có tên gọi là phủ Phụng Hóa - một công trình bằng gỗ nằm bên bờ dòng sông An Cựu. Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng vào năm 1917 cho con trưởng của mình - tức vua Khải Định - làm cung điện riêng sinh sống từ khi vua Khải Định còn là Thái tử đến ngày lên ngôi Hoàng đế. Sau ngày đăng quang, năm 1917, vua Khải Định sử dụng tiền riêng của mình bắt đầu cải tạo lại phủ Phụng Hóa theo lối hiện đại, biến phủ gỗ ban đầu trở thành một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ nhất Việt Nam thời bấy giờ, đổi tên là An Định cung. Tiếp nối truyền thống từ đời trước, vua Khải Định trao lại cung An Định của mình cho hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).
Vẻ đẹp kỳ ảo của hang Gió
Từng được biết đến là một trong những thắng cảnh thu hút du khách hàng đầu Xứ Lạng, hang Gió (nằm trên địa bàn thôn Sao Thượng B, xã Sao Mai, huyện Chi Lăng) gây ấn tượng bằng vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú với những nhũ đá tự nhiên có hình thù độc đáo như: các con vật, dòng nước, hoa sen, rèm đá, thác nghiêng, chuông đá, măng đá, cột đá…
Hang có quy mô lớn, gồm 2 tầng chính và 1 tầng hầm, ít ngách phụ, tổng chiều dài khoảng 700 m, rộng từ 50 đến 70 m. Cửa hang nằm tại lưng chừng núi, gió thổi lồng lộng mát rượi. Bên trong hang khá tối nhưng tương đối bằng phẳng, đi lại dễ dàng. Vòm hang cao rộng, thoáng mát mang dáng dấp của vòm nhà thờ.
Đến với hang Gió, ta cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh khi trước mắt là những mỏm đá óng ánh như dát bạc, hay những nhũ đá với đủ hình dáng gợi lên sự liên tưởng lý thú cho người xem.
Hang có quy mô lớn, gồm 2 tầng chính và 1 tầng hầm, ít ngách phụ, tổng chiều dài khoảng 700 m, rộng từ 50 đến 70 m. Cửa hang nằm tại lưng chừng núi, gió thổi lồng lộng mát rượi. Bên trong hang khá tối nhưng tương đối bằng phẳng, đi lại dễ dàng. Vòm hang cao rộng, thoáng mát mang dáng dấp của vòm nhà thờ.
Đến với hang Gió, ta cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh khi trước mắt là những mỏm đá óng ánh như dát bạc, hay những nhũ đá với đủ hình dáng gợi lên sự liên tưởng lý thú cho người xem.
Vịt quay Tỳ Bà, vịt quay bóng đêm: món ăn mới lạ mang đậm tinh hoa ẩm thực truyền thống Xứ Lạng
Vịt quay Lạng Sơn được ví như “linh hồn” của ẩm thực Xứ Lạng. Dựa trên tinh hoa ẩm thực truyền thống, người dân Lạng Sơn đã sáng tạo ra những món vịt quay mới như: Vịt quay Tỳ Bà, vịt quay bóng đêm, vịt quay Tỳ Bà tứ vị… không chỉ vẻ ngoài lạ mắt mà còn đem lại hương vị cũng vô cùng hấp dẫn.
Để tìm hiểu về món vịt quay mới lạ này, chúng tôi có dịp trao đổi với anh Chu Văn Trọng (sinh năm 1986), tại cửa hàng của anh ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Anh Trọng chia sẻ: Gia đình tôi làm vịt quay gia truyền, tôi theo nghề đến nay cũng hơn chục năm. Bản thân tôi mong muốn đem đến những điều mới lạ, thu hút thực khách hơn nên tôi đã dựa trên công thức làm vịt quay truyền thống để sáng tạo ra các loại vịt quay mới như: vịt quay Tỳ Bà, vịt quay Tỳ Bà tứ vị, vịt quay bóng đêm… và được sự đón nhận từ đông đảo thực khách trong và ngoài tỉnh.
Để tìm hiểu về món vịt quay mới lạ này, chúng tôi có dịp trao đổi với anh Chu Văn Trọng (sinh năm 1986), tại cửa hàng của anh ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Anh Trọng chia sẻ: Gia đình tôi làm vịt quay gia truyền, tôi theo nghề đến nay cũng hơn chục năm. Bản thân tôi mong muốn đem đến những điều mới lạ, thu hút thực khách hơn nên tôi đã dựa trên công thức làm vịt quay truyền thống để sáng tạo ra các loại vịt quay mới như: vịt quay Tỳ Bà, vịt quay Tỳ Bà tứ vị, vịt quay bóng đêm… và được sự đón nhận từ đông đảo thực khách trong và ngoài tỉnh.
Ốc núi: món ăn dân dã độc đáo Xứ Lạng
Lạng Sơn là một trong những điểm đến có nhiều đặc sản thơm ngon. Đặc biệt là món ốc núi luôn làm “xiêu lòng” nhiều thực khách bởi hương vị đậm đà và cách chế biến độc đáo, đa dạng.
Ốc núi là loại ốc khá hiếm, sống ở trong các hang đá tại những dãy núi cao, người ta chỉ có thể bắt ốc núi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Ốc núi thường được tìm thấy ở vùng núi của các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng nhưng đặc biệt có nhiều ở xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Thông thường, loài ốc này vùi mình dưới đất, trong các khe đá và các lớp lá dày nên không thể tìm bắt. Vào mùa mưa, cũng là lúc loại ốc này chuẩn bị cho kỳ sinh sản nên cần tiêu thụ lượng thức ăn lớn, vì thế chúng phải bò ra ngoài kiếm thức ăn nên người dân mới có thể tìm bắt. Thức ăn chủ yếu của các loại ốc núi thường là rong rêu, các loại thảo dược mọc hoang…
Ông Hoàng Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Liên cho biết: Ốc núi có hình dạng giống như ốc bươu nhưng mình dẹt và nhỏ, cuộn thành nhiều vòng. Loại ốc này có vỏ bóng dạng sọc dừa màu nâu nhạt đến nâu đậm. Miệng ốc tròn giống như hình đồng xu. Ốc núi thường có vỏ vừa phải, thịt dày, giòn, giai giai với vị thơm đặc trưng. Theo tôi được biết, có nhiều khách du lịch đến với Hữu Liên vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 chỉ để thưởng thức loại ốc núi này, chính vì loại ốc được ưa chuộng nên đến mùa ốc núi đã giúp cho người dân có thêm thu nhập.
Ốc núi là loại ốc khá hiếm, sống ở trong các hang đá tại những dãy núi cao, người ta chỉ có thể bắt ốc núi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Ốc núi thường được tìm thấy ở vùng núi của các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng nhưng đặc biệt có nhiều ở xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Thông thường, loài ốc này vùi mình dưới đất, trong các khe đá và các lớp lá dày nên không thể tìm bắt. Vào mùa mưa, cũng là lúc loại ốc này chuẩn bị cho kỳ sinh sản nên cần tiêu thụ lượng thức ăn lớn, vì thế chúng phải bò ra ngoài kiếm thức ăn nên người dân mới có thể tìm bắt. Thức ăn chủ yếu của các loại ốc núi thường là rong rêu, các loại thảo dược mọc hoang…
Ông Hoàng Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Liên cho biết: Ốc núi có hình dạng giống như ốc bươu nhưng mình dẹt và nhỏ, cuộn thành nhiều vòng. Loại ốc này có vỏ bóng dạng sọc dừa màu nâu nhạt đến nâu đậm. Miệng ốc tròn giống như hình đồng xu. Ốc núi thường có vỏ vừa phải, thịt dày, giòn, giai giai với vị thơm đặc trưng. Theo tôi được biết, có nhiều khách du lịch đến với Hữu Liên vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 chỉ để thưởng thức loại ốc núi này, chính vì loại ốc được ưa chuộng nên đến mùa ốc núi đã giúp cho người dân có thêm thu nhập.
15 thg 7, 2022
Lạp sườn – món ngon Xứ Lạng
Lạp sườn là một trong những món ăn ngon, đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn. Món ăn này không chỉ thân thuộc với người dân trên địa bàn tỉnh mà còn được khách du lịch ưa chuộng. Gia vị đặc biệt để tạo nên món lạp sườn là gừng núi đá, gia vị này không chỉ làm tăng phần thơm ngon cho món ăn mà còn được sử dụng như chất bảo quản và tạo ra sắc đỏ đặc trưng cho món ăn.
Coóng phù – món ăn “sưởi ấm” mùa đông Xứ Lạng
Món coóng phù Xứ Lạng
Trong những ngày đông giá lạnh của vùng núi Xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức hương vị cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong sự dẻo, dai của từng viên coóng phù (bánh trôi) – món ăn “sưởi ấm” ngày đông Xứ Lạng.
Dừng chân trên đường Lê Lợi, thành phố Lạng Sơn địa điểm bán coóng phù của chị Nguyễn Thị Huế (sinh năm 1975), thứ đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là mùi thơm nồng ấm của nước đường gừng lẩn khuất trong gió.
Bắc Sơn đẹp long lanh trong mùa nước đổ
Hằng năm, cứ vào tháng 7, Bắc Sơn bước vào vụ lúa mới. Cả thung lũng lấp lánh nước từ những thửa ruộng đang được cày cấy, tạo nên bức tranh đầy màu sắc khiến bất cứ ai ngắm nhìn cũng phải choáng ngợp.
Ngỡ ngàng vẻ đẹp Nàng Tiên
Núi Nàng Tiên (đồi cỏ Lân Luông) thuộc thôn Lân Luông, xã Thiện Hòa, cách trung tâm huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn khoảng 50 km. Nơi đây có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, có tiềm năng để phát triển thành khu nghỉ dưỡng, cắm trại, vui chơi. Trong Đề án “Phát triển du lịch huyện Bình Gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Bình Gia sẽ xây dựng núi Nàng Tiên trở thành điểm du lịch hấp dẫn với các sản phẩm du lịch: cắm trại, sinh thái – nghỉ dưỡng, vui chơi thể thao mạo hiểm, dã ngoại, trượt cỏ, đua ngựa….
14 thg 7, 2022
Thương hoài vị cà na
Trước đây, cây cà na được nhắc đến mỗi khi mùa nước nổi tràn đồng. Vốn là loại cây mọc tự nhiên, dọc theo bờ đê, con sông, mương, rạch nên cà na là loại trái cây quê. Tuy nhiên, hương vị cà na đậm đà, ai ăn rồi cũng thích. Đến nay, những món ăn được chế biến từ trái cà na được các bạn trẻ mê ăn vặt ưa chuộng, nên người dân trồng nhiều hơn.
Cà na là món quà quê mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng sông nước. Cây cà na ra hoa trắng, phát triển tốt và hướng về phía mặt sông, trái ở phía này nhiều hơn so với trong bờ. Trái cà na có hình bầu dục, dài cỡ 2 lóng tay, khi già trái chuyển màu xanh đậm, vị chát, khi chín trái màu vàng nhạt, vị chua. Cây cà na thường được người dân trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ và hái trái kiếm thêm thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, bón ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Cà na là món ăn dân dã với nhiều cách chế biến, như: Cà na đập, cà na ngào đường hay đơn giản cà na chấm muối ớt... Riêng, món mứt cà na hơi kỳ công một chút, nhất là phải nắm vững kỹ thuật sên mứt để không bị lợi đường.
“Săn” cá trên đồng
Theo lời hẹn trước, tôi đến thăm người bạn vốn là ngư dân ngụ bên bờ kênh Trà Sư (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trong mùa nước đổ. Vì quý người bạn đường xa, anh dẫn tôi đi “săn” cá đồng để có dịp sống trong không khí đồng quê và thưởng thức cái thú tiêu dao.
Tháng 6 (âm lịch), mặt nước kênh Trà Sư ngầu đỏ sắc phù sa. Mấy đám lục bình vô tư trôi theo con sóng nhỏ lăn tăn từ những chiếc vỏ lãi của dân câu lưới. Đến gặp anh Phan Thành Tâm khi mặt trời ló dạng qua đỉnh núi, chúng tôi ngồi đưa chuyện bên ấm trà nóng hổi. Dù mới lần đầu gặp mặt nhưng với cái chất hào sảng của dân miền Tây, anh Tâm xem tôi như người bạn thâm niên. Bởi thế, cuộc đời trôi nổi của anh cũng được chia sẻ dài theo mấy ly trà chan chát vị quê.
Mùa măng Bảy Núi
Những hạt mưa đầu mùa rớt xuống, vùng Bảy Núi dường như vươn mình tỉnh giấc sau những tháng ngày ngủ vùi trong nắng hạn, cây cối bắt đầu đâm chồi, chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Bên cạnh nhiều loại trái cây đặc sản đơm hoa kết trái, cư dân ở vùng Bảy Núi lại rộn ràng chuẩn bị đón một mùa thu hoạch các loại măng - một sản phẩm đặc trưng của vùng.
Có 2 loại măng nổi tiếng ở vùng Bảy Núi phải kể đến là măng Mạnh Tông và măng tầm vong. Đây đều là những loại cây trồng đặc hữu, chịu được khô hạn nên phù hợp với điều kiện khí hậu ở xứ núi, gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Cả tre Mạnh Tông và tầm vong thường được người dân canh tác trên đất núi, trồng dưới tán rừng, dọc theo sườn đồi… vừa có tác dụng giữ đất, vừa giúp cư dân địa phương có thêm thu nhập từ nguồn măng thu được mỗi khi vào mùa.
Măng Mạnh Tông núi Cấm
Có 2 loại măng nổi tiếng ở vùng Bảy Núi phải kể đến là măng Mạnh Tông và măng tầm vong. Đây đều là những loại cây trồng đặc hữu, chịu được khô hạn nên phù hợp với điều kiện khí hậu ở xứ núi, gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Cả tre Mạnh Tông và tầm vong thường được người dân canh tác trên đất núi, trồng dưới tán rừng, dọc theo sườn đồi… vừa có tác dụng giữ đất, vừa giúp cư dân địa phương có thêm thu nhập từ nguồn măng thu được mỗi khi vào mùa.
Uy nghi Tổ đình Phi Lai
Với lối kiến trúc độc đáo, thêm vào đó là không gian trong lành, tĩnh lặng… Tổ đình Phi Lai (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách gần xa. Đây còn là ngôi chùa lưu dấu của bậc cao tăng có nhiều công lao trong công cuộc chấn hưng Phật giáo…
Điểm du lịch Suối Mỏ Mắm: Thơ mộng và hoang sơ
Điểm du lịch sinh thái Suối Mỏ Mắm, thôn Hoan Trung, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn (được UBND tỉnh công nhận điểm du lịch sinh thái năm 2018) có nhiều cây cối xanh mát và đặc biệt là nguồn nước trong vắt chảy ra từ hang Keng Tao tạo ra cho nơi đây một phong cảnh hữu tình, thơ mộng và hoang sơ. Đây là điểm du lịch được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến vào dịp cuối tuần với nhiều hoạt động như du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thưởng thức sản vật của địa phương.
Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp trên đỉnh Mẫu Sơn
Núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, thuộc địa phận 2 xã: Công Sơn, huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, là một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với độ cao trung bình từ 800 – 1.000 m so với mực nước biển.
Nơi đây từ lâu đã là một địa điểm hút khách du lịch, được mệnh danh là xứ sở của gió, sương mù, chính bởi vì địa hình đa dạng của nó.
Bên cạnh khí hậu mát mẻ, sản vật phong phú, đỉnh Mẫu Sơn cũng là nơi ngắm hoàng hôn vô cùng hấp dẫn. Vào thời khắc cuối ngày, Mẫu Sơn hiện lên một bức tranh siêu thực. Cả vùng núi chìm trong màu vàng của nắng, màu đỏ của ráng chiều, những áng mây phản chiếu trên đỉnh núi, thấp thoáng rồi chìm dần trong những tia nắng yếu ớt cuối ngày tạo nên những gam màu đầy cảm xúc.
Nơi đây từ lâu đã là một địa điểm hút khách du lịch, được mệnh danh là xứ sở của gió, sương mù, chính bởi vì địa hình đa dạng của nó.
Bên cạnh khí hậu mát mẻ, sản vật phong phú, đỉnh Mẫu Sơn cũng là nơi ngắm hoàng hôn vô cùng hấp dẫn. Vào thời khắc cuối ngày, Mẫu Sơn hiện lên một bức tranh siêu thực. Cả vùng núi chìm trong màu vàng của nắng, màu đỏ của ráng chiều, những áng mây phản chiếu trên đỉnh núi, thấp thoáng rồi chìm dần trong những tia nắng yếu ớt cuối ngày tạo nên những gam màu đầy cảm xúc.
Thác Xăng, Thác Mây – vẻ đẹp hùng vĩ nơi biên cương Xứ Lạng
Hồ thủy điện Thác Xăng nằm trên địa phận giáp ranh giữa 3 xã: Hồng Phong (huyện Bình Gia), Bắc La (huyện Văn Lãng) và Hùng Việt (huyện Tràng Định). Hồ rộng gần 300 ha với các dãy núi, đồi lớn nhỏ cùng hệ thống thác, hang động đẹp ẩn sâu bên trong, đặc biệt có Thác Mây với 5 tầng thác hùng vĩ, cảnh quan hoang sơ.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đang tập trung hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Thác Xăng -Thác Mây để trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch vào cuối năm 2021.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đang tập trung hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Thác Xăng -Thác Mây để trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch vào cuối năm 2021.
Bình yên trên thảo nguyên Khau Sao
Những năm gần đây, đồi Khau Sao (thôn Suối Mạ A, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng) đã trở thành một địa điểm dã ngoại hấp dẫn nhiều người bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mang đậm nét hoang sơ, hữu tình. Nơi đây còn có sự hiện diện của những đàn gia súc được chăn thả trên đồi cỏ rộng mênh mông lộng gió, tạo nên khung cảnh vừa thanh bình vừa thơ mộng.
13 thg 7, 2022
Khám phá thác Bậc Tình Yêu trên Mẫu Sơn
Thác Bậc Tình Yêu là một dòng thác nhỏ nằm trên km số 9, thuộc thôn Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Gây ấn tượng nhờ dòng nước mát lạnh trong vắt chảy qua nhiều bậc đá lạ mắt cũng như dễ tìm và khám phá, từ lâu thác đã trở thành một địa điểm ko thể thiếu trong những chuyến khám phá Mẫu Sơn của du khách thập phương.
12 thg 7, 2022
Về Cù lao Minh trải nghiệm du lịch miệt vườn
Từ lâu, Vĩnh Long nổi tiếng là tỉnh đi đầu về du lịch sông nước miệt vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình này phát triển mạnh tại 4 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)