31 thg 7, 2014

Một ngày ở hồ Đại Lải

Từ thủ đô, chúng tôi đi xe máy, theo con đường cao tốc Thăng Long Nội Bài, qua những cánh đồng lúa bát ngát, những bãi ngô trải dài dọc con sông Hồng ngầu đỏ phù sa… đến Hồ Đại Lải. 

Đại Lải là hồ nhân tạo, nằm dưới chân núi Tam Đảo. Xưa kia, vùng này là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa các gò đồi hình bát úp nối tiếp nhau: Phía Bắc là dãy Tam Đảo, phía Nam là núi Thằn Lằn, đèo Nhe, núi Mỏ Quạ…Để có nước phục vụ tưới tiêu trong vùng, hồ Đại Lải được khởi công đào. Nhờ bàn tay con người, từ vùng đồi núi trọc hoang vu, Đại Lải trở thành một khu du lịch nổi tiếng...

Cả không gian bao la một màu xanh với các triền đồi mướt mát cây cối: bạch đàn, thông, nhãn rừng, keo lá tràm và hàng trăm lòai thực vật khác. Con đường nhỏ bê tông bao bọc quanh hồ luôn mát mẻ bởi những hàng cọ, thiên tuế, những bụi trúc rậm rạp. Giữa chập chùng đồi núi và rừng cây là hồ Đại Lải mênh mông, như giải lụa bạc lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa các quả đồi. Hàng lọat biệt thự được xây cất với lối kiến trúc độc đáo và thơ mộng, nằm rải rác ven các sườn đồi, bao bọc quanh hồ. 

Một góc hồ Đại Lải 

Huế xưa trong Ngự Lãm Viên

Trong một góc nhỏ ở quận 9, có một khuôn viên độc đáo với sông Hương thơ mộng, Hoàng thành, chùa Thiên Mụ cổ kính, hay Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng... được tái tạo theo đúng kiến trúc của cố đô Huế theo tỉ lệ 1/700. Đó là Ngự Lãm Viên, công trình tâm huyết của anh Nguyễn Thanh Tùng, một người con xứ Huế xa quê.

Chỉ sống ở Huế trong 5 năm tuổi thơ nhưng vẻ đẹp của cố đô Huế đã in sâu trong tâm hồn anh Nguyễn Thanh Tùng. Ý tưởng phục dựng một cố đô Huế cổ kính mà thanh tịnh, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất từng là kinh thành của nhà Nguyễn suốt gần 4 thế kỷ đã được anh ấp ủ từ những ký ức đẹp này.

Với nguyên liệu xây dựng Ngự Lãm Viên là đá xay nhuyễn, trộn thêm xi măng để kết dính, sau 5 năm xây dựng Ngự Lãm Viên hoàn thiện vào năm 2007. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tham quan đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi có chung cảm giác cố đô Huế cổ kính như đang hiện ra trước mắt. Đó là những đường nét chạm trổ tinh tế, những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng thanh thoát ở Ngự Lãm Viên qua việc tái hiện Hoàng thành Huế, cung Thái Hòa, Ngọ Môn, cung Trường Sanh, Lăng Tự Đức... 

Ấn tượng lớn nhất của Ngự Lãm Viên là sự tái hiện chân thực, tỉ mỉ, tinh tế các công trình trọng yếu của cố đô Huế.

Ẩm phượt sản vật Gò Công

Kể cả ngày vẫn chưa hết đặc sản đất Gò và cảm giác ấm áp từ những nụ cười hiếu khách! Thật ra, của ngon vật lạ xứ "Khổng Tước Nguyên" không chỉ có những hạt gạo trắng thơm cùng mớ trứng gà ta to khác thường, chứa lớp lòng đỏ son đầy vun, như xưa (1788) tướng Võ Tánh dâng lên Chúa Nguyễn Ánh - tượng trưng lòng trung dũng của cư dân bản địa.

“Trăm nghe không bằng một thấy”, chọn ngày đẹp trời, bạn thử rủ bạn bè cùng du ngoạn bằng xe máy, theo trục quốc lộ 30 qua Cần Giuộc, xuống Cần Đước… sang ngang sông Vàm Cỏ trên chuyến phà Mỹ Lợi, hướng mũi về bờ Gò Công Đông, mất khoảng 20 phút.

Thưởng hải sản còn lội, nơi ngã ba sông

Cách đó khoảng 4km, có một điểm dừng chân thật thoáng mát, sẵn võng nghỉ lưng miễn phí với nhiều món hải sản tươi nguyên, giá phải chăng. Đó là quán chị Tẻ, cạnh bến đò Mỹ Điền, cạnh ấp 3 Mỹ Xuân, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang. Quán nằm khuất ngoài bờ đê, cách quốc lộ khoảng 1,3km. Mốc nhận diện là cổng vào ấp văn hóa Muôn Nghiệp, cạnh trạm y tế Bình Đông. Chọn bàn sát mé sông, khách tha hồ phóng tầm mắt sang các cù lao Mỹ Xuân, Long Hựu của Cần Đước (Long An) hoặc phía Lý Nhơn, huện Cần Giờ, TP.HCM mờ xanh. Nước chảy rì rầm. Gió lao xao, khiến mấy ngọn dừa nước nhún nhảy từng chập. Thấp thoáng những chiếc ghe cào, đò máy hòa điệu nghe “tành tạch”… Chợt, những lo toan đời thường tan theo dòng nước lúc nào không hay.

Cửa Soài Rạp nơi có nhiều tôm cá.

30 thg 7, 2014

Khi Ronaldo và Mourinho đến Vũng Tàu

Bấy giờ là mùa hè, Ronaldo 7 và Mourinho rủ nhau tới Vũng Tàu để tắm biển. Có một chàng họ Lâm ở Vũng Tàu ra tiếp 2 nhân vật nổi tiếng này. Lâm hỏi: Các vị có biết Vũng tàu này gắn bó với các vị thế nào không?


Dĩ nhiên là Ronaldo và Mourinho cóc biết, họ chỉ biết bóng đá, và bi giờ đang nghỉ đá thì đi nghỉ hè tắm biển thôi. Lâm nhỏ nhẹ giải thích:
  • Các vị biết thiên trường ca nổi tiếng Lusiades của thi hào Bồ Đào Nha Louis de Camoens không?

Thăm thác Bản Giốc hùng vỹ nơi biên cương

Hành trình đến với một trong những dòng thác tự nhiên đẹp nhất Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm đáng nhớ trong mùa hè năm nay.

Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km và Hà Nội gần 400 km. Đường dẫn tới thác Bản Giốc quanh co, uốn lượn quanh các sườn núi và có nhiều khúc cua hẹp, không khí trong lành, phong cảnh đồng quê vùng núi trù phú. 

Thác Bản Giốc kỳ vĩ vùng biên. 

Khám phá dòng suối ở Mũi Né

Suối Tiên, thực chất là một khe nước nhỏ, chảy róc rách qua nhà dân. Để đến với con suối này, bạn sẽ trải qua một hành trình thú vị.

Mũi Né là một trong những địa danh nổi tiểng về du lịch với ưu điểm là đường bờ biển dài và đẹp, với những dải cát trắng mịn màng tạo nên những bãi tắm đẹp thơ mộng, hay những cồn cát trắng xóa được bao bọc bởi những hồ sen…

Phượt kiểu... nghỉ dưỡng về Gò Công

Có sông, có biển, có đồng ruộng và những món ngon rẻ để thưởng thức… Đó là những điều bạn sẽ được trải nghiệm ở Gò Công – Tiền Giang.

Không giống như những chuyến phượt đi xa, để tới Gò Công bạn có thể di chuyển bằng xe máy, thậm chí là xe buýt. Từ Sài Gòn theo quốc lộ 50 hướng qua Cần Đước – Long An, tới Phà Mỹ Lợi với đoạn đường chỉ khoảng 40km. Phà Mỹ Lợi chạy khoảng 15 phút sẽ qua tới bờ bên kia, đã thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.

Đoạn đường vừa xuống phà bạn sẽ bắt gặp các chòi bán trái cây chủ yếu là táo và sơ ri. Tại khu vực này người dân trồng khá nhiều hai loại trái cây đó nên giá cả sẽ rẻ hơn ở Sài Gòn. Bạn chạy xe máy thêm khoảng 15km là tới trung tâm Thị Xã Gò Công.

28 thg 7, 2014

Huyền thoại Bản Đôn

Bản Đôn là địa danh du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh Đắk Lắk, nằm trên địa bàn xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 36 km về hướng tây. Đây là vùng đất huyền thoại với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và là nơi sản sinh ra những ông vua săn bắt voi nổi tiếng cả nước như: Khun Yu Nốp, Ama Kông

Nằm ngay trong lòng một ốc đảo của sông Sêrêpôk, Bản Đôn thừa hưởng vẻ đẹp đa dạng, phong phú, hoang sơ được rừng núi bao bọc và cũng là nơi con sông Sêrêpôk chảy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc hình thành ở vùng này.

Chính vùng đất đặc biệt này đã hình thành nên nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và là nơi sản sinh ra những ông vua săn bắt voi nổi tiếng Khun Yu Nốp và Ama Kông. Để được nghe những câu chuyện ly kỳ về vua săn voi ở Bản Đôn, chúng tôi theo chân những hướng dẫn viên du lịch để đến với ngôi nhà sàn cổ ở buôn Trí A. 

Dòng sông Sêrêpôk hiền hòa, thơ mộng chảy qua Bản Đôn.

27 thg 7, 2014

Ba Khan, thiên đường bị lãng quên ở Hòa Bình

Nằm cách Hà Nội chỉ vỏn vẹn 100 km, Ba Khan là điểm đến mới ở tỉnh Hòa Bình, thích hợp để mọi du khách tham quan, du ngoạn, picnic trong những ngày hè oi bức.


Xã Ba Khan gồm 3 xóm hợp thành: Khan Hạ, Khan Hò và Khan Thượng. Trực thuộc huyện Mai Châu của Hòa Bình, lại nằm sát sườn Mai Châu, Mộc Châu - là những trọng điểm du lịch - nên Ba Khan dường như vô tình bị lãng quên. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là niềm may mắn cho vùng đất này khi chưa bị du lịch hóa quá nhiều, tất cả gần như hoàn toàn nguyên vẹn. 

Những trải nghiệm thú vị ở Phan Thiết

Với ánh nắng vàng chan hòa quanh năm, phong cảnh thơ mộng, Phan Thiết luôn hấp dẫn du khách mỗi mùa hè.

Có rất nhiều trải nghiệm thú vị ở Phan Thiết (Bình Thuận) mà bạn không thể bỏ qua.

1. Khám phá bằng xe máy

Với những đồi cát rộng mênh mông, những bãi biển màu xanh ngọc trong vắt, nên thơ, những ngôi làng đánh cá đẹp như tranh vẽ trong chiều hoàng hôn..., Phan Thiết là nơi hấp dẫn du khách khi khám phá bằng xe máy. Khoảng 200.000 đồng thuê xe một ngày, du khách tha hồ tận hưởng cảm giác khám phá ngóc ngách của thành phố.

2. Trải nghiệm cảm giác trượt cát

Nằm ở phường Mũi Né, đồi cát "bay" luôn có sức hút đối với du khách. Điểm độc đáo ở đây là mỗi khi có đợt gió lớn, diện mạo của đồi cát khác hẳn với hình dạng trước đó và màu sắc cũng thay đổi, có khi vàng, trắng, trắng xám, đỏ sậm... hòa lẫn vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trượt từ trên những cồn cát xuống phía dưới cũng là trải nghiệm thú vị. Với một tấm ván, nhiều du khách ưa mạo hiểm trượt từ trên dốc cao xuống. Những tiếng hét lẫn tiếng cười sảng khoải sẽ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn. 

Đồi cát thơ mộng ở Mũi Né. Ảnh: dulichbui 

Pongour - Nam thiên đệ nhất thác

Vào những năm hai mươi của thế kỷ trước, sau khi khảo sát nhiều vùng của Đông dương, đến Tây nguyên, các nhà nghiên cứu người Pháp đã gọi nơi đây là "miền đất của các thác nước ".

Tạo hóa đã ban cho nơi này những thác nước hùng vĩ với những cái tên đẫm hơi thở Tây nguyên: Dambri, Bobla, Gougha, Queyon... Trong đó, Pongour là ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất, được người Pháp tôn vinh là "ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương". Còn vua Bảo Đại gọi Pongour là “Nam thiên đệ nhất thác”. 

Thác Pongour có nhiều tầng 

Thành cổ Diên Khánh

Thành cổ Diên Khánh tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang khoảng 10 km về phía Nam.

Sử sách ghi lại, với địa hình chiến lược quan trọng, nằm dựa vào dãy Trường Sơn và hai nhánh núi hình cánh cung vòng ra sát biển như một vành đai phòng ngự vững chãi, hơn ba thế kỷ trước, Diên Khánh được chúa Nguyễn Phúc Tần rồi sau đó là vua Tây Sơn Nguyễn Huệ chọn làm thủ phủ của Dinh Bình Khang (tên cũ của tỉnh Khánh hòa).

Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nhân đó, Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và nguyễn Văn Trương đem quân đánh chiếm Diên Khánh. Nhận thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng, Nguyễn Ánh quyết định xây dựng Diên Khánh thành một vành đai phòng ngự kiên cố. Thành Diên Khánh ra đời từ đó. 

Thành cổ Diên Khánh 

23 thg 7, 2014

Xa rồi một trái nam trân - Mây giăng nhiều trên đỉnh Hải Vân

1.
Rồi mai anh trở về
Cha anh không còn nữa
Mẹ anh bây giờ đã già
Ngũ Hành năm cụm núi xanh xanh
Xa rồi một trái nam trân
Mây giăng nhiều trên đỉnh Hải Vân

Đó là ca từ trong bài hát Năm cụm núi quê hương (Nhạc Minh Kỳ, phổ thơ Tường Linh, bài thơ và bài hát xin xem tại đây). Xưa kia nghe bài hát này không biết nam trân là trái gì, nhưng với giai điệu và lời ca tha thiết ngọt ngào như thế, với hình ảnh mơ màng như thế, và lại thêm cái tên rất sang trọng là nam trân thì tôi nghĩ ngay rằng nam trân phải là một trái gì quý giá vô cùng, hoặc không thì cũng phải rất thân thương trìu mến.

2.
Mà đúng là như vậy thật. Nam trân nghĩa là sản vật quý giá của phương Nam, đó là tên mà vua nhà Nguyễn đã ban tặng cho trái bòn bon (loòng boong) của đất Quảng Nam.

Cây và trái nam trân (bòn bon) - Ảnh: Wikipedia

Ngoạn cảnh chùa Tháp

Nằm trong cụm di tích “đền Trần - chùa Tháp”, chùa Phổ Minh (cách đền Trần khoảng 1km) còn gọi là chùa Tháp, thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía Tây Bắc, thuộc phường Lộc Vựng.

Chùa Tháp là ngôi chùa có quy mô bề thế, còn lưu giữ những dấu tích còn lại của thời Trần. Theo tài liệu, chùa Tháp được xây dựng dưới triều Trần, niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), về phía Tây cung điện Trùng Quang (trong di tích đền Trần). Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, từ các minh văn trên bia, chuông, thì chùa có từ thời nhà Lý, có lẽ được xây dựng với quy mô rộng hơn từ năm 1262. Chùa Tháp là nơi tụng niệm của quan lại, giới quý tộc nhà Trần.

Đây cũng là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông (1279-1293). Cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang, vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, thường gọi là “Trúc Lâm Tam Tổ”, một dòng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX. Sau khi vua Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã cho làm cỗ kiệu Bát cổng bằng đá, đặt 7 trong 21 viên xá lỵ của vua cha và xây tòa tháp lên trên. 

Lối vào chùa Tháp - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Đền thờ Tình yêu

Đền thờ Tình yêu - ngôi đền thờ mối tình bất diệt của nàng công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử nằm trên địa phận xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 70 km.

Từ Hà Nội, chúng tôi đi tàu thủy đến bãi Tự Nhiên (thuộc địa phận xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Theo truyền thuyết, đây là nơi hàng ngàn năm trước, chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử đã vùi thân xuống cát để trốn, cũng là nơi nàng công chúa Tiên Dung quây lều tắm. Khu đất mênh mông, nơi từng có lâu đài nguy nga lộng lẫy của hai vợ chồng, chỉ sau một đêm đã biến thành đầm lầy gọi là đầm Nhất Dạ (đầm hình thành trong một đêm) hay là đầm Dạ Trạch. Ngay sát bến có một ngôi đền nhỏ là đền Ngự Dội, ghi dấu địa điểm Tiên Dung dừng thuyền ghé bến tắm thuở xa xưa. 

Cổng đền thờ Tình yêu 

22 thg 7, 2014

Đảo Bình Hưng quyến rũ

Đảo Bình Hưng thuộc xã Cam Bình, TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), một điểm đến quyến rũ du khách thích phiêu lưu, khám phá bởi vẻ đẹp hoang sơ, trong lành, chưa “nhuốm màu” công nghệ, dịch vụ du lịch.

Từ Sài Gòn, bạn có thể đi máy bay, xe đò tốc hành, tàu hỏa để đến Cam Ranh, Nha Trang rồi từ đây tiếp tục đi tàu thủy hay bắt xe taxi đến đảo Bình Hưng. Chúng tôi đã chọn phương tiện xe lửa để thực hiện chuyến đi mong đợi của mình. Thích hợp nhất, tiết kiệm thời gian nhất vẫn là khởi hành ban đêm. Mỗi tối, có hai chuyến tàu Sài Gòn-Nha Trang, chuyến 20g và 21g25. Vé giường nằm tầng chệt phòng 6 giường giá 431.000đ, giường tầng 3 giá 361.000đ. Ngủ một đêm, 7g30 sáng hôm sau đã có mặt ở Nha Trang. 

Đảo Bình Hưng nhìn từ bến Kinh 

19 thg 7, 2014

Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn và sự tích trái nam trân

Nam trân (loòng boong) là sản vật quý của xứ Quảng, hình tượng cây nam trân đã được vinh danh trên Cửu đỉnh (Đại Nội Huế). Có người cho rằng, sự tích trái nam trân liên quan đến cuộc chiến giữa quân Trịnh và quân Nguyễn. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử cho thấy không phải là như vậy…

Cuộc chiến tay ba: Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn.


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong suốt 46 năm ròng rã (1627- 1672), chúa Trịnh và chúa Nguyễn có bảy lần đánh lớn và một số trận khác quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Hai bên đều có lợi thế và yếu điểm nên không thể tiêu diệt được nhau, dù cùng mang khẩu hiệu “Phù Lê”. Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài, lấy sông Gianh (sử sách hay gọi là Linh Giang) làm ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.


Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam.

Quả nam trân tiến vua

Vào năm Khải Định thứ ba, ngày 18-9 âm lịch, Bộ Lễ đệ trình lên vua bản tấu, có nội dung rằng: “Nay nhận được tư văn của tỉnh Quảng Nam nói: Hạt đó các tháng 8, 9 hằng năm khi quả nam trân chín vàng, theo lệ có hái đem cung tiến và đã sức hái tiến. Sau đó, căn cứ huyện viên hai huyện Quế Sơn, Đại Lộc bẩm báo, do năm nay gió nam mạnh nên cây đó kết quả rất ít ỏi, nên không có hái nạp, tư xin xem xét”. Sau khi đã xem xét, vua Khải Định có châu phê: “Thể tất cho”.

Vậy, nam trân là quả gì mà hằng năm dân Quảng Nam phải cung tiến cho nhà vua như đoạn trích trên đây từ Mục lục Châu bản Triều Nguyễn, tập III đời vua Khải Định, hiện lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I – Hà Nội?




18 thg 7, 2014

Lên thuyền thưởng ngoạn động Tiên Sơn

Khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, trong tiết trời hanh nắng thế này thì còn gì tuyệt hơn việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, thưởng thức không khí mát lạnh trong động Tiên Sơn (ở Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình).


Động Tiên Sơn nằm sát động Phong Nha. Hay có thể hình dung thế này, cả hai động Phong Nha và Tiên Sơn cùng nằm chung một vị trí nhưng Phong Nha là động nước ở dưới còn Tiên Sơn là động khô nằm ở phía trên.

17 thg 7, 2014

Ai là tác giả phù điêu chợ Bến Thành?

Chợ Bến Thành với hình dáng cơ bản giống như hiện nay được khánh thành ngày 28/03/1914, đến nay là vừa tròn 100 năm. Trăm năm qua, hình ảnh ngôi chợ Bến Thành luôn luôn được xem là một biểu tượng của Sài Gòn. 


Hình ảnh này đã quá quen thuộc không chỉ với người Sài Gòn mà còn với cả nước. Thế thì bạn có quen thuộc với hình ảnh những phù điêu trang trí chợ Bến Thành không nhỉ? Những phù điêu hình sản vật bán ở chợ như cá, bò, vịt, chuối... Bạn nhìn kỹ tí nhé:

Khám phá 'Đà Lạt' ở xứ Huế

Được ví như 'Đà Lạt' của Thừa Thiên Huế, huyện vùng cao A Lưới là lựa chọn số 1 cho những ai muốn trốn cái nắng chói chang, bức bối những ngày hè tại miền Trung.

Núi rừng xanh ngắt một màu

Ở độ cao 700m so với mặt nước biển, A Lưới có khi hậu tương đối ôn hòa, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 21oC. Sáng sớm và chiều tối, mây trắng phủ kín sườn đồi.

Cách thành phố Huế 70 km về phía Tây, đường lên A Lưới quanh co uốn lượn với những đồi núi nối đuôi nhau khiến phượt thủ không khỏi choáng ngợp. Xa xa những đám mây trắng xóa vui đùa trên những ngọn núi trông đẹp đến lạ lùng.

12 thg 7, 2014

La Gi - thiên đường biển mới

Những du khách đến La Gi lần đầu tiên dễ có cảm giác đây là một đô thị bị lãng quên.

Sau lần đầu tiên qua đêm tại thị xã tĩnh lặng này, tôi đã từng ví La Gi có vẻ đẹp như một cô thôn nữ vừa thức dậy mơ màng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cô thôn nữ quả nhiên đã bị đánh thức, nhất là vào những ngày cuối tuần, bởi đông đảo du khách.

Khám phá 'thiên đường' dâu tây ở Đà Lạt

Trang trại Biofresh là 'thiên đường' cho những ai muốn đến Đà Lạt thưởng thức dâu tây chín mọng, tươi và sạch tới mức có thể hái ăn ngay trong vườn. Thú vị hơn, Biofresh vừa được Sở VH-DL-TT Lâm Đồng đưa vào danh sách một trong năm điểm đến mới của du lịch Đà Lạt 2014.

Trang trại dâu Biofresh được xây dựng từ năm 2011 với diện tích ban đầu là 1ha. Sau vài tháng, trang trại đã được mở rộng quy mô lên hơn 3ha

11 thg 7, 2014

Đình Bình Tự hay đền thờ Quang Trung?

Có một dịp tôi đi lang thang ở Cù lao Phố và phát hiện nơi này


Ngôi đền này có kiến trúc quá thô sơ và... xấu, không có dáng vẻ uy nghi của đền thờ một chút nào. 

Về Quy Nhơn trượt cát

Trên bán đảo Phương Mai, TP.Quy Nhơn (Bình Định) có nhiều đồi cát còn hoang sơ đẹp đến mê hồn. Quyến rũ nhất là những đồi cát nằm sát mé biển ở xã Nhơn Lý, cách trung tâm thành phố gần 20 km. 

Các bạn trẻ chơi trượt cát - Ảnh: Hồ Trọng 

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây là những đồi cát thoai thoải, uốn lượn điệp điệp trùng trùng hòa quyện giữa trời biển mênh mông. Đi bộ trên những đồi cát có độ cao 100 m so với mực nước biển, có thể tha hồ nhìn ngắm những vân cát kéo dài cả cây số, những rừng dương mới lên xanh ngát hay những làng chài bình yên.

Huyền bí đảo Lý Sơn

Ngày tôi đến Lý Sơn, hòn đảo này hãy còn hoang sơ lắm. Mọi thứ ở đây đều dân dã và thô sơ đến độ tưởng chừng như nằm ngoài quy luật phát triển chung của cuộc sống vậy. Sau hơn 1 giờ đi tàu từ xã Tịnh Khê, tôi đặt bước chân đầu tiên lên Lý Sơn với tâm trạng phấn chấn và hào hứng chưa từng có.

Ảnh: Diệp Đức Minh

Nằm cách đất liền chưa đầy 25 km, huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích chưa đầy 10 km vuông, bao gồm cả hai hòn đảo với tên gọi vô cùng đơn giản: Đảo Lớn và Đảo Bé. Sau hơn một giờ lênh đênh trên biển thì tàu cập cảng Lý Sơn. Lý Sơn thanh bình và yên tĩnh đến nỗi bạn sẽ dễ dàng quên đi những khái niệm về thời gian bởi khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây cứ mãi cuốn hút bạn vào những điều tuyệt diệu nhất.

10 thg 7, 2014

Ấn tượng biển Quy Nhơn

Thành phố biển Quy Nhơn của Bình Định yên bình đến khó quên đối với ai từng một lần ghé thăm.

Ngư dân câu cá trên biển

Biển Quy Nhơn chấm phá nét hoang sơ trong cảnh vật lẫn con người. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây vẻ đẹp hòa quyện của núi non và biển cả. Từ đường Xuân Diệu phóng tầm mắt ra xa về phía trái, bạn sẽ thấy mây che mờ đỉnh núi Ghềnh Ráng, nơi có mộ thi nhân Hàn Mặc Tử. Bên phải là dãy núi hình rồng, nằm phủ phục. Hàng ngày, vịnh Làng Mai có hàng trăm chiếc ghe đánh bắt xa bờ, thuyền nhỏ, thúng chai… của ngư dân ra vào neo đậu.

9 thg 7, 2014

Cù lao Phố là nơi có nhiều đình nhất Việt Nam?

Đình là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Từ xưa nay ở Việt Nam, sau khi mỗi làng được hình thành thì người dân sẽ tiến hành xây dựng một ngôi đình. Từ đó, ngôi đình tồn tại, phát triển, và là đại diện thiêng liêng, duy nhất cho làng ấy. Như vậy, trên nguyên tắc thì mỗi làng chỉ có một ngôi đình mà thôi.

Cù lao Phố ở Biên Hòa, nay gọi là phường Hiệp Hòa (mới lên phường gần đây thôi, trước giờ là xã Hiệp Hòa) là một cù lao nhỏ trên sông Đồng Nai, có diện tích 697 ha. Với diện tích ấy, với quy mô hành chính cấp phường xã, cù lao Phố tương đương với một làng thuở xưa. tức là cù lao Phố sẽ có một ngôi đình. Thế mà một người quen của tôi sống ở Cù lao Phố tự hào khoe rằng: Cù lao Phố có 19 ngôi đình, nhiều nhất Việt Nam!

Đình Bình Kính, đồng thời là Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, di tích cấp quốc gia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) lưng tựa vào núi rừng trùng điệp, mặt hướng về biển biếc bao la.


Đứng trên đồi cao nhìn xuống Sa Huỳnh, bãi cát vàng, bờ sóng trắng chạy một “nét mi” cong lao xao, mềm mại. Đường sắt cách biển không xa, chạy song song với quốc lộ, trông như hai sợi dây đàn căng ngang khiến tâm hồn bao du khách đong đầy nhạc cảm.

Chùa Ấn Độ giữa Sài Gòn

Cổng chùa Mariammam

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chùa Mariammam này còn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là chùa Bà Ấn với lý do, đây là chùa do những cư dân Ấn Độ đến Sài Gòn lập nghiệp những năm đầu của thế kỷ 19 dựng lên và trong chùa thờ nữ thần Mariammam, một vị Thần Mưa trong quan niệm của người Ấn Độ. Vì thế, chùa Bà Ấn là nơi để những người Ấn Độ xa quê hương tìm đến chiêm bái, cúng lễ, cầu ước trong những dịp lễ tết quan trọng của dân tộc mình. Tuy nhiên ngày nay, sau nhiều năm giao thoa văn hóa, chùa Bà Ấn cũng là địa điểm tới thăm của cả những người Việt, người Hoa bên cạnh những người Ấn đang sinh sống, làm việc và du lịch ở TP. Hồ Chí Minh. Vì thế, không có gì lạ khi ở ngôi chùa Ấn Độ này luôn có vài trăm lượt người tới thăm viếng, cầu an mỗi ngày. Và, điều kỳ lạ ở chùa Mariammam là những người đến cúng lễ đều làm các nghi thức theo phong cách Ấn Độ giáo. Ở ngôi chùa Ấn Độ này, khi tiến hành nghi lễ bên cạnh một số người quỳ lạy, người ta thường đứng và sờ, vuốt ve hay ôm lấy những pho tượng, bức tường đá rồi thầm thì nói những nguyện ước của mình. Có thể nói, đây là một trong những quan niệm khá độc đáo của đạo Ấn Độ vẫn còn được duy trì ở ngôi đền linh thiêng cổ kính này.

Ra Lý Sơn ăn cá tà ma

Đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ngoài ngắm cảnh đẹp nơi biển đảo với nhiều di tích nổi tiếng, chúng ta còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon mà trong đất liền không dễ tìm thấy. Có thể kể đến một số món như: mực tươi, nhum biển, rau bồng bềnh, ốc, các loại cá - trong đó nổi tiếng ngon nhất là cá tà ma.

Tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy chứ không thể giải thích cặn kẽ được.

Ảnh: Tấn Trực

Nhớ hoài cầu gai Phú Quốc

Đi bắt cầu gai có lẽ là một cái thú, một sự trải nghiệm mà tôi sẽ không bao giờ quên được trong chuyến đi Phú Quốc.


Cầu gai là con nhím biển đen, tròn, gai dài chừng 15cm mọc tua tủa quanh thân. Tôi đã biết đến cầu gai trong lần đi tới Bari phía nam nước Ý vài năm trước đây. Người Ý rất thích con nhím tròn đầy gai này. Họ phết gạch cầu gai tươi giống như phết bơ lên bánh mì, ăn ngầy ngậy mà lại có vị biển. Ngoài ra họ còn lấy gạch phi thơm với tỏi để làm món mì spaghetti ai ricci de mare.

7 thg 7, 2014

Ổi Long Khánh

Tui sống ở Long Khánh từ nhỏ, ít nhiều cũng tự hào quê mình là xứ trái cây. Nhiều nhứt là chôm chôm, kế đến là sầu riêng (không kể cà phê và cao su là cây công nghiệp, không... ăn được). Ấy vậy mà không nghe nói đặc sản của Long Khánh là ổi.

Mấy năm gần đây tự nhiên nghe nói tới trái cây đặc sản của Long Khánh là ổi xá lị. Ngộ ghê à nhe, vậy là trái ổi nó đợi mình đi khỏi Long Khánh rồi nó mới nhảy lên làm đặc sản.

Ngoảnh lại cố hương để tìm hiểu, mới biết về trái ổi xá lị Long Khánh như thế này:

Ổi xá lị Long Khánh. Ảnh: traicaylongkhanh.com

Đường hầm đất đỏ kể chuyện xứ hoa

Kết thúc cung đường quanh co khoảng 10km ôm gần trọn hồ Tuyền Lâm thì đến khu du lịch Đất Đỏ (Công ty Sao Đà Lạt) nằm xuôi theo triền đồi nhỏ. Chính ở triền đất đỏ quạch là nơi đất đỏ Đà Lạt cất tiếng kể câu chuyện từ thuở hồng hoang.

Hình ảnh dân tộc bản địa Đà Lạt được khắc lên vách đoạn đầu tiên của đường hầm - Ảnh: Mai Vinh

Dưới bàn tay tài hoa của ông chủ Trịnh Bá Dũng (sinh năm 1972), hàng loạt công trình kiến trúc cổ nổi danh của Đà Lạt như nhà thờ Con Gà, ga xe lửa Đà Lạt, Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt... đã được dựng lên bằng kỹ thuật điêu khắc đất đỏ bên trong đường hầm dài hơn 1,2km, sâu khoảng 6m. Ngoài các công trình kiến trúc, câu chuyện văn hóa, con người và thiên nhiên của đất Đà Lạt cũng hiện lên bằng những hình tượng điêu khắc dọc bức tường đất đỏ cao rộng.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ Chăm Bani Ninh Thuận

“Kareh” được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong vòng đời, đánh dấu sự trưởng thành của thiếu nữ Chăm theo đạo Bani.

Đến với làng Chăm Bani, bên cạnh được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của thánh đường Hồi giáo, du khách còn có thể tham dự nhiều nghi lễ tôn giáo linh thiêng và đặc sắc. Trong đó, lễ Kareh dành cho thiếu nữ được người dân nơi đây bảo tồn nguyên hiện trạng cho đến ngày nay.

Lễ Kareh được tổ chức cho các thiếu nữ từ 9 đến 15 tuổi. Theo quan niệm của người Chăm, tốt nhất nên làm lễ này trước khi các thiếu nữ vào tuổi dậy thì để tỏ lòng tôn kính cũng như thân thể sạch sẽ cho Po Awluah (Thánh Ala) chứng dám. Nghi lễ được tổ chức trong hai ngày, thứ 5 và thứ 6 vào các tháng 3, 8 hoặc 10 lịch Chăm.

Chủ lễ Kareh là Cả sư Bani, còn các chức sắc khác phụ lễ. Chủ nhà sẽ chọn một khoảng sân phía trước nhà và rào xung quanh bằng liếp tre để dựng nhà lễ. Trong đó nhà lễ chính ở phía Đông nơi tiến hành lễ Kareh và các chức sắc Bani lập bàn tổ, đối diện phía Tây là nhà lễ phụ cho bà bóng và các thiếu nữ. 

Bà bóng đưa các thiếu nữ vào nhà lễ chính. 

Đi săn 'vàng ròng' trên đảo Quan Lạn

Sá sùng là loài thủy sinh được ví quý như 'vàng ròng' của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khi mỗi cân sá sùng khô giá gần 1 chỉ vàng.

Người săn sá dùng kín mít từ đầu đến chân, chỉ hở mỗi đôi mắt

Chuyến đi săn thứ vàng ròng trên hòn đảo đẹp như tranh vẽ Quan Lạn cho chúng tôi nhiều trải nghiệm hơn mong đợi.

Kỳ lạ nơi cá voi rủ nhau tìm đến trước khi chết

Từ lâu, làng chài Phước Hải (xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nổi tiếng với nghĩa địa cá voi (cá ông) lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là vùng mà cá voi tìm đến nhiều nhất… khi chết – một điều mà người dân địa phương cũng khó lý giải.

Ngôi đền thờ cá Ông lung linh như cung điện ở làng chài Phước Hải.

Làng chài Phước Hải nằm ven theo bờ biển, được ngăn cách với biển bằng con đê kiên cố, vững chãi. Hầu hết, những nhà dân ở đây đều dựng nhà cấp 4, mái fibro-ximang; bên trên đều có phủ bằng nhiều bao tải cát để giữ ngói không cho gió biển thổi bay.

6 thg 7, 2014

Chôm chôm ngon hơn hay vải ngon hơn?

Tôi sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, Đồng Nai. Chắc không cần phải nhắc mọi người rằng đây là xứ sở chôm chôm. Những vườn chôm chôm trải dài từ Long Khánh tới Xuân Lộc. Khi tới mùa, hàng đoàn xe chở chôm chôm từ đây đi khắp miền đất nước. Ngay trước nhà tôi cũng có một cây chôm chôm. Sống ở Long Khánh thì cứ là ăn chôm chôm thoải mái thôi!

Chôm chôm trên cây

7 món ngon phải thử khi ghé thăm Hà Giang

Mảnh đất địa đầu Tổ quốc này không chỉ có cháo ấu tẩu hay thắng dền, mà còn nhiều món ăn hấp dẫn hơn thế.

Dưới đây là 7 món ăn mà du khách nên thử khi ghé thăm Hà Giang

1. Thắng dền 

Thắng dền có vị ngọt đặc trưng của đường hoa mai cô đặc. Ảnh: Cảnh Nguyễn Đức. 

Thắng dền là một loại bánh ăn chơi khá phổ biến tại thành phố Hà Giang. Nhiều người nhầm tưởng đây là món bánh trôi miền xuôi nhưng thắng dền lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bánh làm từ bột nếp, đường và được nặn thành viên tròn, Chỉ khi có khách gọi, chủ quán mới cho bánh vào luộc rồi chan nước bao gồm đường hoa mai cô đặc, dừa và gừng. Đây là món ăn khá hợp vào khí trời mát mẻ ở Hà Giang, đặc biệt trong những ngày đông. Vị cay cay của gừng sẽ khiến du khách nhớ mãi không thôi.

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên đỉnh Mẫu Sơn

Vào mùa hè, du khách thập phương lại rồng rắn kéo nhau lên Mẫu Sơn nghỉ mát, thưởng ngoạn. 

Nền đất ngôi biệt thự cổ của Người Pháp xây dựng vẫn còn nguyên tường gạch 

Đoạn đường lên núi dài 15km được xem là gian nan và khó khăn nhất với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục. Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, tách biệt hẳn với những khu dân cư, vẻ đẹp nơi đây mang đầy nét hoang sơ, cổ kính chứa đựng nhiều huyền bí đối với mỗi du khách khi đặt chân tới đây. Đặc biệt nhất nlà những ngôi biệt thự với kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc.

Sửng sốt trước “nhan sắc đỏ” của Suối Tiên, Mũi Né

Suối Tiên thuộc phường Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) lâu nay được du khách thập phương đặt cho danh hiệu “bồng lai tiên cảnh” với sắc đỏ cam cực kỳ lạ mắt, không giống bất cứ dòng suối nào ở Việt Nam.

Để tới Suối Tiên, bạn hỏi thăm tới đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Mũi Né, Phan Thiết), người dân sẽ chỉ cho bạn lối rẽ đi vào suối. Bạn có thể gửi xe, gửi luôn cả giày dép ở những nhà dân ở cạnh suối, để thoải mái lội chân trần khám phá danh thắng này

Cổ thạch xanh rêu

Tôi đến Cổ Thạch rất nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Dĩ nhiên, ấn tượng lớn nhất của vùng biển này là những tảng đá hình thù kỳ dị trải dài theo bờ biển. Thế nhưng chưa lần nào tôi bắt gặp những tảng đá này phủ kín rêu xanh như những bức ảnh được giới thiệu trên Zing.vn

Biển xanh biếc, đá nhấp nhô, bãi sỏi 7 màu lung linh như những bức ảnh sau là những khung cảnh tôi đã từng quen biết

5 thg 7, 2014

Sỏi đá

Sỏi

Bãi sỏi ở Cổ Thạch được gọi là bãi sỏi bảy màu, vì các hòn sỏi ở đây có 7 màu khác nhau. Người ta chọn con số 7 vì nó có vẻ huyền bí, chứ thật ra sỏi ở đây có rất nhiều màu, có thể là 8, 9, 10, cũng có thể là 6.

Món ngon từ núm biển

Khoảng 4 - 5 giờ chiều, những chiếc thuyền bé nhỏ của ngư dân tại các làng chài ven biển Hội An (Quảng Nam) lại đồng loạt ra khơi, bắt đầu một chuyến mưu sinh mới giữa biển cả mênh mông. 

Ảnh: Thanh Ly 

Sau nhiều tiếng đồng hồ lênh đênh sóng nước, những chiếc thuyền cập bến. Lần lượt từng rổ cá nục, cá bánh lái, rồi ghẹ, tôm tít... được chuyển vội lên bờ. Có hôm lại trúng cả lưới núm (hay còn gọi là cúm núm) nặng trĩu, đấy là những ngày núm biển bước vào mùa - tầm tháng 4 đến tháng 6 âm lịch.

Bún mắm cua Gia Lai

Chị bạn tôi đang làm việc tại TP.HCM, mỗi khi được ai đó nhờ giới thiệu về mảnh đất Gia Lai chị đều kể với một trạng thái khá hào hứng, liệt kê từ văn hóa, con người đến các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt đến cuối câu chuyện lúc nào chị cũng kèm lời “ghi chú” cùng một nụ cười khá bí hiểm: Đã đến quê mình nhất định phải ăn món bún mắm cua thối mới gọi là đến Gia Lai.

Tên món ăn này khiến tôi rất tò mò. Nó có... thối thật không, cách chế biến ra sao, vị của nó như thế nào? Những câu hỏi ấy chỉ được trả lời khi tôi đặt chân đến TP. Pleiku (Gia Lai), thưởng thức một trong những đặc sản phố núi này và quả thật nó khó ăn cực kỳ. 

Ảnh: Minh Úc 

Cổ kính cố đô Hoa Lư

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968.

Hơn 1.000 năm trước đây, năm 968, sau khi bình định 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô. Sở dĩ Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư để định đô bởi nơi đây có vị trí vô cùng hiểm trở với hệ thống núi đá trùng điệp và hiểm trở làm tường thành, sông bao làm hào để phòng thủ quân sự. Vì thế, Hoa Lư còn được gọi là “kinh đô đá”. 

Cổng vào quần thể di tích cố đô Hoa Lư - "kinh đô đá". 

4 thg 7, 2014

Cụ Rùa Sài Gòn

Hà Nội có hồ Gươm. Hồ Gươm có cụ Rùa.

Sài Gòn cũng có hồ, danh xưng là hồ Con Rùa luôn.


Bây giờ chỗ ấy mang tên chính thức là Công trường Quốc tế, nhưng mọi người vẫn quen gọi là hồ Con Rùa.


Nơi đó có nhiều quán cafe, và có cái view khá đẹp. Ngày nọ, tôi ngồi nơi ấy uống cafe và hẹn một người quen từ Hà Nội mới vào rằng: Tôi đang uống cafe ở hồ con Rùa, bạn đến nhé! Điều gì sẽ xảy ra?


Anh chàng ấy chạy vòng vòng, trong đầu mường tượng rằng nơi mình sắp đến là một cái hồ to cỡ... hồ Gươm, hoặc ít ra cũng một tám một mười.

Ha ha, tưởng tượng như thế thì đi nát Sài Gòn cũng chẳng tìm thấy cái hồ nào cả! 

Đến khi gặp rồi mới chưng hửng vì hồ chỉ là một cái đài phun nước!


Photobucket
Hồ Con Rùa - năm 2011

Dân dã rau càng cua miền Tây Nam Bộ

Về chơi vùng sông nước Nam Bộ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hết đỗi bình dị, từ những loại rau cỏ không phải trồng mà mọc đầy vườn như rau đắng, rau má, đọt xoài non, sầu đâu, càng cua…

Rau càng cua mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu… đâu đâu có đất ẩm là càng cua mọc lên xanh um. Có khách xa tới nhà, chỉ cần cắp chiếc rổ con, quơ vài cái đã được lưng rổ, chao qua vài lần nước cho sạch, lộ ra những lá rau hình trái tim xanh non mơn mởn.

Thứ rau mọng nước này dùng để trộn gỏi, bóp dấm là đúng bài nhất. Nhà miệt vườn, có gì trộn nấy. Chuẩn bị cầu kỳ thì làm món rau càng cua trộn thịt bò dầu giấm. Thịt bò sau khi tẩm ướp gia vị thì đảo qua trên chảo nóng phi hành thơm, rồi phải để nguội mới trộn, nếu không muốn thứ rau mỏng manh bị thịt nóng làm tái, mất vị.

7 món ngon vỉa hè thành phố Thanh Hóa

Nem chua, bánh khoái, ốc mút, chả tôm và các loại bánh đủ vị là những món ăn chơi ở thành phố Thanh Hóa.

Bạn hãy thưởng thức những món ăn dưới đây để cảm nhận nét riêng trong văn hóa ẩm thực đường phố nơi đây.

1. Nem chua đủ thể loại

Nem chua là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất quê Thanh. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. 

Nem chua là thức quà mang thương hiệu quê Thanh. Ảnh: Lê Thương 

Ngược miền Tây nếm món bồn bồn lạ miệng

Nếu từng một lần nếm thử món dưa hay gỏi bồn bồn, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên vị giòn, mềm, chua lạ, như thể ngó sen và măng hòa quyện.

Bồn bồn hay thủy hương là một loại cây thuộc họ lau sậy, thường mọc trên mặt nước nhiều phèn mặn, rễ thả nổi như rau muống và lá dài giống sả, gặp rất nhiều tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là Cà Mau. Là cây mọc hoang và có phần ảnh hưởng đến việc đồng áng nhưng người dân nơi đây lại biết cách tận dụng bồn bồn để làm thức ăn cho bữa cơm gia đình. 

Đoạn thân trắng của bồn bồn sẽ được dung để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: baoanhdatmui. 

100 năm chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành với mặt tiền là tháp chuông ở cổng Cửa Nam là biểu tượng độc đáo mà bất kì ai khi đến Tp. Hồ Chí Minh cũng phải một lần ghé qua. Không chỉ là điểm du lịch nằm ở ngay trung tâm thành phố, ngôi chợ này còn thu hút du khách - nhất là Việt kiều và khách quốc tế, bởi nó mang những đặc trưng văn hóa chợ của người Sài Gòn. 

Trước khi Pháp xâm chiếm Gia Định năm 1858, chợ Bến Thành đã hình thành với tường gạch, sườn gỗ, lợp tranh và được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông”. Bên cạnh chợ có một bến sông gần thành Gia Định nên có tên gọi là Bến Thành, và theo đó chợ cũng có tên là chợ Bến Thành. Lúc này, xung quanh chợ dọc theo bờ sông Bến Nghé, các thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước, buôn bán rất sầm uất. Tuy vậy, sau cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833-1836) thì khu vực này bị tàn phá, chợ Bến Thành cũng không còn nhộn nhịp như trước nữa. Đến tháng 2 năm 1859, sau khi Pháp đã chiếm Gia Định thì chợ bị huỷ hoại hoàn toàn.

Chợ Bến Thành tròn 100 năm tuổi là biểu tượng văn hóa, mang dấu ấn lịch sử, tồn tại trong ký ức, tâm hồn của người dân TP Hồ Chí Minh.

3 thg 7, 2014

Về thăm chùa Mét

Chùa Mét không chỉ là địa chỉ tâm linh với người dân trong vùng mà còn mang giá trị lịch sử văn hoá. Tương truyền, Thiên Hương Tự còn là trường học đầu tiên của Danh nhân văn hoá, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Tôi về thăm chùa Mét (xóm 1, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) vào một chiều tháng sáu. Không phải ngày lễ Tết, không phải ngày rằm, mùng một nên chùa khá vãn khách đến dâng hương. Cả ngôi chùa như choàng lên mình một tấm áo im ắng tĩnh mịch. Nắng chiều vàng úa kẻ những đường thẳng tắp từ ngọn cây cổ thụ xiên xiên chiếu xuống rêu phong sân chùa. Cỏ dại mọc lên từ kẽ những tấm gạch lát sỉn màu. Chợt thấy lòng mình phẳng lặng như gương.

Nhà tôi cách chùa chỉ vài bước chân. Chùa Mét đã trở thành một mảnh ghép kí ức tuổi thơ tôi. Để giờ đây mỗi khi nhắc đến cái tên mộc mạc giản dị ấy là gọi về trong tôi cả một miền thương nhớ mênh mang. Hồi còn nhỏ, cứ mỗi dịp lễ Tết là tôi lại lon ton theo bà theo mẹ đi lễ chùa. Lần nào mẹ cũng cho tôi mấy nén hương để tự tay cắm vào bát hương thờ hai ông Hổ ở sân chùa. Tôi còn lăng xăng theo mẹ đốt tiền vàng. 

Chùa Mét trong nắng chiều