Sông Thu Bồn là lưu vực sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam mang nhiều huyền thoại dân gian và chứng tích hào hùng, chảy giữa những cánh rừng đại ngàn hoang dã cánh tây - nam Quảng Nam rồi chảy qua phố cổ Hội An, đổ ra biển Cửa Đại với chiều dài gần 200km.
27 thg 11, 2019
Canh chua cá úc vừa múc vừa chan
Canh chua cá úc ăn nóng với bún hoặc cơm đều ngon cho nên, mùa hè ăn canh cá úc, người múc canh tranh thủ vừa múc vào bát vừa chan trên chén cơm của mình vì món canh quá thơm ngon. Đặc biệt, vào thời điểm đầu hè, cá úc mang bộ trứng như những hạt cườm vàng óng, sau khi chế biến ăn rất thơm, béo và bùi, bạn không thể bỏ qua.
Sông Thu Bồn là lưu vực sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam mang nhiều huyền thoại dân gian và chứng tích hào hùng, chảy giữa những cánh rừng đại ngàn hoang dã cánh tây - nam Quảng Nam rồi chảy qua phố cổ Hội An, đổ ra biển Cửa Đại với chiều dài gần 200km.
Sông Thu Bồn là lưu vực sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam mang nhiều huyền thoại dân gian và chứng tích hào hùng, chảy giữa những cánh rừng đại ngàn hoang dã cánh tây - nam Quảng Nam rồi chảy qua phố cổ Hội An, đổ ra biển Cửa Đại với chiều dài gần 200km.
Bánh đúc của người Nùng xứ Mường
Chợ phiên vùng cao Mường Khương ngày chủ nhật tấp nập đông vui ngay từ sáng sớm. Đây là một trong những phiên chợ còn giữ được nhiều nét đặc sắc văn hóa chợ phiên vùng cao ở Lào Cai.
Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…
Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…
Phố Hàng Điếu: “Thánh địa” của dân ghiền thuốc lào Hà Nội xưa
Khi chưa có thuốc lá, các loại điếu dùng để hút thuốc lào là vật bất khả ly thân của nhiều nam giới người Việt. Khi ấy, phố Hàng Điếu là điểm đến quen thuộc của dân ghiền thuốc lào khắp Hà Nội...
Phố Hàng Điếu là con phố dài 280 mét, kéo dài từ phố Bát Đàn đến phố Đường Thành, giáp chợ Hàng Da, phía Tây khu phố cổ Hà Nội
Phố Hàng Mành: Còn có tên là phố Rừng Mành
Hà Nội xưa từng có một con phố mang tên là Rừng Mành. Ngày nay con phố này là một trong số ít đường phố ở khu phố cổ Hà Nội còn bán thứ hàng hóa đặc trưng gắn với tên phố...
Phố Hàng Mành là một con phố dài khoảng 150 mét, kéo
dài từ phố Hàng Nón đến phố Lý Quốc Sư ở ngã tư Hàng Bông, Hàng Gai, mạn
Tây Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Kim Cổ, tổng Thuận
Mỹ, huyện Thọ Xương cũ.
Phố Hàng Giấy: phố “sung sướng” của các quý ông Hà Nội xưa
Đầu thời Pháp thuộc, phố Hàng Giấy còn được biết đến như một "trung tâm giải trí" cho nam giới ở Hà Nội. Vì sao lại như vậy?
Phố Hàng Giấy là con phố dài khoảng 220 mét, kéo dài từ
phố Hàng Đậu đến ngã tư phố Đồng Xuân - Hàng Khoai ở phía Bắc khu phố
cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Đồng Xuân tổng Hậu Túc (Sau đổi là
tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ.
26 thg 11, 2019
Phố Hàng Vải: Con phố độc đáo ở Hà Nội
Những chiếc sào tre, thang tre cao vút được bày kín vỉa hè, che khuất cả tường nhà đã tạo nên khung cảnh “độc nhất vô nhị” cho phố Hàng Vải. Cảnh tượng “rừng tre” giữa phố gây ấn tượng mạnh cho những ai lần đầu bước chân qua đây.
Phố Hàng Vải là con phố khoảng 230 mét, kéo dài từ phố Thuốc Bắc đến phố Phùng Hưng ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội.
Yang Bay: Sự lựa chọn hoàn hảo cho ngày nghỉ cuối tuần
Cách TP Nha Trang khoảng 45km, khu du lịch Yang Bay nằm giữa một thung lũng rộng hơn 540ha. Thung lũng Yang Bay (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ cùng thời tiết mát lạnh không thua kém xứ sở ngàn hoa Đà Lạt.
Theo người Raglai, Yang Bay có nghĩa là "Thác trời".
Tên gọi này được đặt dựa trên câu chuyện tình giữa nàng tiên giáng trần Yang Mi và chàng tiều phu A Bay. Mối tình giữa tiên và người kết thúc khi Yang Mi bị bắt trở về trời.
Những phiến đá được tạo thành từ thân xác chàng trai, còn dòng thác đổ xuống ngàn năm qua là nước mắt khóc thương của cô gái.
Thác Yang Khang hùng vĩ trong không gian xanh mát của thung lũng Yang Bay. - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Theo người Raglai, Yang Bay có nghĩa là "Thác trời".
Tên gọi này được đặt dựa trên câu chuyện tình giữa nàng tiên giáng trần Yang Mi và chàng tiều phu A Bay. Mối tình giữa tiên và người kết thúc khi Yang Mi bị bắt trở về trời.
Những phiến đá được tạo thành từ thân xác chàng trai, còn dòng thác đổ xuống ngàn năm qua là nước mắt khóc thương của cô gái.
Bảo tàng áo dài ở Sài Gòn
Không gian bảo tàng trưng bày những chiếc áo dài qua các thời kỳ, từng được các nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam mặc.
Bảo tàng Áo dài (đường Long Thuận, quận 9) do nhà thiết kế thời trang Sỹ Hoàng xây dựng và khánh thành năm 2014. Công trình là một trong hai bảo tàng tư nhân của TP HCM.
Nhà trưng bày các mẫu áo dài rộng khoảng 200 m2, được thiết kế theo kiểu nhà dài với hệ khung gỗ và mái ngói âm dương. Nơi đây trưng bày khoảng 150 mẫu áo dài.
Bên phải (theo lối vào) giới thiệu lịch sử áo dài qua từng thời kỳ. Bên trái là các bộ áo dài gắn với những người phụ nữ Việt Nam có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực chính trị - xã hội ở thế kỷ 20.
25 thg 11, 2019
'Pizza Đà Lạt': món ăn hè phố tình tứ mùa se lạnh
Gần như du khách nào đến Đà Lạt cũng đều ít nhất một lần thưởng thức món bánh tráng nướng mệnh danh 'pizza Đà Lạt' trong tiết trời se lạnh của vùng đất này.
Món bánh tráng nướng thập cẩm nhiều màu sắc luôn "níu" du khách và được gọi với cái tên mỹ miều "pizza Đà Lạt".
Du khách vui vẻ chờ ăn bánh tráng nướng Đà Lạt - Ảnh: M.VINH
Xung
quanh lò bánh tình tứ, ấm cúng, khách chờ phần lớn là những đôi yêu
nhau, 1/3 số còn lại là gia đình và nhóm bạn trẻ. Đủ chuyện vui, buồn
được thủ thỉ trong khoảnh khắc ấy.
Anh NGUYỄN NAM LẬP
Anh NGUYỄN NAM LẬP
Món bánh tráng nướng thập cẩm nhiều màu sắc luôn "níu" du khách và được gọi với cái tên mỹ miều "pizza Đà Lạt".
Chợ đặc sản mắm vùng biên giới miền Tây
Chợ Châu Đốc bán hàng trăm loại mắm làm từ cá, tôm, ba khía... với giá phải chăng.
Chợ Châu Đốc là điểm du lịch nổi tiếng, chuyên bán các mặt hàng mắm, thủy hải sản khô ở miền Tây. Chợ nằm ở trung tâm TP Châu Đốc, gần biên giới Campuchia.
Lão nông Mười Cương làm ca cao
Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ 10 km, vườn ca cao Mười Cương là điểm du lịch sinh thái vô cùng thú vị dành cho những du khách yêu thích trải nghiệm văn hóa địa phương. Thương hiệu ấy gắn liền với những nỗ lực của lão nông Lâm Thế Cương.
Chủ nhân vườn ca cao 60 tuổi
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ về ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền mất chừng 10 km nhưng du khách có thể đi bằng đường thủy theo sông hoặc con đường bộ xuyên giữa những vườn cây sum suê. Phong Điền là mảnh đất trù phú nhất của vùng đất Tây Đô, với những miệt vườn quanh năm sai trĩu quả. Bởi thế, cách đây chừng 60 năm, nơi đây được chọn là một trong những vùng trồng ca cao với hi vọng mang lại thu nhập cho người dân.
Chủ nhân vườn ca cao 60 tuổi
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ về ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền mất chừng 10 km nhưng du khách có thể đi bằng đường thủy theo sông hoặc con đường bộ xuyên giữa những vườn cây sum suê. Phong Điền là mảnh đất trù phú nhất của vùng đất Tây Đô, với những miệt vườn quanh năm sai trĩu quả. Bởi thế, cách đây chừng 60 năm, nơi đây được chọn là một trong những vùng trồng ca cao với hi vọng mang lại thu nhập cho người dân.
24 thg 11, 2019
Vũng Tàu - nơi biển xanh vẫy gọi
Là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam, Vũng Tàu được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách, với vẻ đẹp thiên nhiên cùng nhiều điểm du lịch thú vị, bờ cát trắng trải dài, nước biển trong xanh, không khí mát lành.
Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 110 km về phía Đông, Vũng Tàu có đường bờ biển trải dài 20km, nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất. Nơi đây có rất nhiều bãi biển sạch và đẹp, quanh năm thu hút đông đảo khách du lịch.
Được mệnh danh là bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu, Bãi Sau (còn gọi là Bãi Thùy Vân) bốn mùa phẳng lặng với làn nước trong xanh, mát rượi và những con sóng dịu êm. Vẻ đẹp hài hoà của thiên nhiên giữa những rừng phi lao cổ thụ, rừng dương xanh ngút ngàn với màu trắng của những đồi cát, màu xanh trong vắt của biển cả, khiến Bãi Sau trở nên vô cùng hấp dẫn.
Nếu như Bãi Sau mang trong mình vẻ đẹp hiền hòa, thì Bãi Trước lại đẹp theo một cách khác sôi động hơn, mang đậm trong mình hơi thở của cuộc sống phồn hoa sung túc. Bãi Trước còn có tên gọi là Bãi Tầm Dương, nằm ở hướng Tây Nam của biển Vũng Tàu. Nhìn từ trên cao, đường bờ biển hiện lên mang hình dáng của mảnh trăng khuyết, lưng tựa vào đất liền, hai đầu mảnh trăng là hai ngọn núi Tương Kỳ và núi Tao Phùng.
Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 110 km về phía Đông, Vũng Tàu có đường bờ biển trải dài 20km, nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất. Nơi đây có rất nhiều bãi biển sạch và đẹp, quanh năm thu hút đông đảo khách du lịch.
Được mệnh danh là bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu, Bãi Sau (còn gọi là Bãi Thùy Vân) bốn mùa phẳng lặng với làn nước trong xanh, mát rượi và những con sóng dịu êm. Vẻ đẹp hài hoà của thiên nhiên giữa những rừng phi lao cổ thụ, rừng dương xanh ngút ngàn với màu trắng của những đồi cát, màu xanh trong vắt của biển cả, khiến Bãi Sau trở nên vô cùng hấp dẫn.
Nếu như Bãi Sau mang trong mình vẻ đẹp hiền hòa, thì Bãi Trước lại đẹp theo một cách khác sôi động hơn, mang đậm trong mình hơi thở của cuộc sống phồn hoa sung túc. Bãi Trước còn có tên gọi là Bãi Tầm Dương, nằm ở hướng Tây Nam của biển Vũng Tàu. Nhìn từ trên cao, đường bờ biển hiện lên mang hình dáng của mảnh trăng khuyết, lưng tựa vào đất liền, hai đầu mảnh trăng là hai ngọn núi Tương Kỳ và núi Tao Phùng.
Vẻ đẹp hài hòa của Bãi Sau.
Vị của quê
Buổi trưa hôm ấy, tôi là một người khách phương xa lỡ đường, dừng chân ăn vội ở quán bún nhỏ không có tên ở thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Tôi có dịp thưởng thức lại món bún sả - được xem là đặc sản của xứ này. Ngoài việc cảm nhận vị ngon lạ miệng của tô bún, tôi có thêm những trải nghiệm rất nhẹ nhàng, an yên.
Trong cơn đói muộn bữa, tôi vẫn thấy tô bún sả được dọn ra không thật sự ngon xuất sắc. Trên cùng là một nhúm rau răm, lớp hỗn hợp sả và cá, giữa là bún, còn rau nằm cuối. Chỉ có vậy. Khách muốn thêm chút ớt bằm, nặn miếng chanh, nêm thêm muỗng mắm me hoặc nước mắm, ăn kèm với trứng vịt lộn… tùy khẩu vị. Nhưng khéo ở chỗ, trộn tô bún lên, mỗi một gắp đũa cho vào miệng đều như tan ra. Sả chẳng cay nồng, cá chẳng tanh, cũng không xảm xảm. Tất cả đều mặn vừa đủ, thơm vừa đủ, no vừa đủ, lại vừa giá tiền 12.000 đồng/tô. Thông thường, đối với các món bún, khi buông đũa, người ăn hay chừa lại một phần nước lèo trong tô. Nhưng riêng bún sả, toàn bộ “linh hồn” nằm ở phần nước, nên cách ăn đúng nhất là húp sạch. Nhìn tô bún trống không, chủ quán sẽ mãn nguyện lắm!
Trong cơn đói muộn bữa, tôi vẫn thấy tô bún sả được dọn ra không thật sự ngon xuất sắc. Trên cùng là một nhúm rau răm, lớp hỗn hợp sả và cá, giữa là bún, còn rau nằm cuối. Chỉ có vậy. Khách muốn thêm chút ớt bằm, nặn miếng chanh, nêm thêm muỗng mắm me hoặc nước mắm, ăn kèm với trứng vịt lộn… tùy khẩu vị. Nhưng khéo ở chỗ, trộn tô bún lên, mỗi một gắp đũa cho vào miệng đều như tan ra. Sả chẳng cay nồng, cá chẳng tanh, cũng không xảm xảm. Tất cả đều mặn vừa đủ, thơm vừa đủ, no vừa đủ, lại vừa giá tiền 12.000 đồng/tô. Thông thường, đối với các món bún, khi buông đũa, người ăn hay chừa lại một phần nước lèo trong tô. Nhưng riêng bún sả, toàn bộ “linh hồn” nằm ở phần nước, nên cách ăn đúng nhất là húp sạch. Nhìn tô bún trống không, chủ quán sẽ mãn nguyện lắm!
Về Hà Tĩnh, “say” trong bát nước chè xanh nghĩa tình
Chẳng biết tự bao giờ, tập tục cả xóm quây quần uống nước chè xanh vào mỗi sớm mai, vào những buổi trưa hè hay đêm đông lạnh giá được hình thành đi vào trong nếp nghĩ, nếp sống của người dân Hà Tĩnh.
Khi chú gà trống đậu trên cành, phô cái mào đỏ kiêu hãnh ngẩng cao cất tiếng gáy, cũng là lúc người phụ nữ trong gia đình nhanh chân đi om ấm nước chè xanh. Ấm chè xanh giản đơn nhưng là tâm huyết, tấm lòng hiếu khách của chủ. Công đoạn nấu nước chè được chuẩn bị rất cẩn thận, kỹ càng. Chè phải tươi, cành nhỏ, lá dày.
Đậm đà bát nước chè xanh. Ảnh internet
Khi chú gà trống đậu trên cành, phô cái mào đỏ kiêu hãnh ngẩng cao cất tiếng gáy, cũng là lúc người phụ nữ trong gia đình nhanh chân đi om ấm nước chè xanh. Ấm chè xanh giản đơn nhưng là tâm huyết, tấm lòng hiếu khách của chủ. Công đoạn nấu nước chè được chuẩn bị rất cẩn thận, kỹ càng. Chè phải tươi, cành nhỏ, lá dày.
Đến Sóc Trăng đừng quên bánh ống, bánh dứa
Khi hoàng hôn dần xuống, cũng là lúc những xe đẩy, gánh hàng bán bánh ống, bánh dứa (bánh cổ truyền của đồng bào Khmer) xuất hiện, tỏa những làn khói trắng kèm theo mùi hương lá dứa cộng hưởng với mùi thanh ngọt từ “hạt ngọc” phảng phất khiến người qua đường khó mà cầm lòng trước món ăn đường phố được làm từ nguyên liệu sẵn có, không xa hoa như: gạo, nếp, dừa... Đến Sóc Trăng đừng quên thưởng thức món bánh ống, bánh dứa, một trong những món ăn độc đáo của vùng đất mến khách và có nền ẩm thực đa dạng, phong phú của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.
Tôi tìm và gặp chị Thạch Thị Thanh Sang ở Phường 5 (TP. Sóc Trăng) trong Liên hoan ẩm thực đường phố năm 2019 (hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV, khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2019), người có mười mấy năm gắn bó với công việc làm bánh ống. Tuy luôn tay làm bánh để kịp bán cho khách nhưng chị vẫn tranh thủ trò chuyện với tôi và không ngại chia sẻ bí quyết làm món bánh ống truyền thống mà mẹ chồng chị truyền lại.
Tôi tìm và gặp chị Thạch Thị Thanh Sang ở Phường 5 (TP. Sóc Trăng) trong Liên hoan ẩm thực đường phố năm 2019 (hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV, khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2019), người có mười mấy năm gắn bó với công việc làm bánh ống. Tuy luôn tay làm bánh để kịp bán cho khách nhưng chị vẫn tranh thủ trò chuyện với tôi và không ngại chia sẻ bí quyết làm món bánh ống truyền thống mà mẹ chồng chị truyền lại.
Bánh ống (trái) do chị Thạch Thị Thanh Sang và bánh dứa (phải) do chị Lý Thị The làm để phục vụ sở thích ẩm thực khách qua đường. Ảnh: Minh Huy
Giếng cổ ở làng An Phú
Nằm giữa xóm An Phú, thôn Phú Nhiêu 2, xã Bình Phú (Bình Sơn), giếng cổ nơi đây không chỉ cung cấp nước sạch cho nhiều hộ dân mà còn là chứng nhân của lịch sử. Không ai biết giếng này có từ bao giờ, chỉ biết rằng qua bao mùa mưa nắng, nguồn nước giếng ngọt lành chẳng bao giờ vơi.
Giếng cổ ở làng An Phú được xây bằng đá ong, đá cuội. Qua hai cuộc kháng chiến, bị bom đạn tàn phá ít nhiều, nên người dân trong làng góp tiền tu sửa, tô thêm xi măng bên ngoài và làm nắp đậy bên trên để gìn giữ chiếc giếng cổ. Người dân thường gọi đây là giếng Chòm.
Theo lời giải thích của người dân, thì giếng Chòm ý chỉ là một chòm dân ở gần chiếc giếng cùng sử dụng nguồn nước này.
Theo lời giải thích của người dân, thì giếng Chòm ý chỉ là một chòm dân ở gần chiếc giếng cùng sử dụng nguồn nước này.
Dù có hệ thống nước sạch, nhưng nhiều hộ dân ở xóm An Phú, thôn Phú Nhiêu 2, xã Bình Phú (Bình Sơn), vẫn lấy nước ở giếng cổ để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Chợ Đồng Ké, một thời hưng thịnh
Chợ Đồng Ké thuộc xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh) từ lâu là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa khá sầm uất ở khu tây huyện Sơn Tịnh. Chợ có vị trí rất thuận lợi trong mối giao thương, do nằm sát sông Trà và tuyến đường từ Sơn Tịnh lên huyện miền núi Sơn Hà.
1. Sông Trà ngày trước là tuyến đường thủy quan trọng, hàng hóa từ miền xuôi được chuyên chở đến đây và lâm sản cũng theo thuyền xuôi từ vùng cao về để hội tụ mua bán. Song song với đường thủy là đường bộ, hàng hóa do sức người gồng gánh, mang vác đến chợ. Trong quá trình phát triển, dần dần người đến chợ, vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, rồi đến các phương tiện cơ giới hiện đại như hôm nay.
Nhờ vị trí thuận lợi, nên chợ Đồng Ké sớm giữ vai trò của một chợ đầu mối. Cả một khu vực rộng lớn, nhiều xã ngày trước không có chợ đều dồn về đây kẻ bán, người mua tấp nập, nên chợ rất hưng thịnh. Ngoài số người đến chợ trực tiếp mua bán theo nhu cầu của mình, còn có các thương lái đứng ra thu mua hàng hóa của người dân đem đến, rồi bán sỉ lại cho người mua đi nơi xa. Cứ thế, nguồn hàng tiếp tục được bán phân nhỏ lại đến người tiêu dùng.
1. Sông Trà ngày trước là tuyến đường thủy quan trọng, hàng hóa từ miền xuôi được chuyên chở đến đây và lâm sản cũng theo thuyền xuôi từ vùng cao về để hội tụ mua bán. Song song với đường thủy là đường bộ, hàng hóa do sức người gồng gánh, mang vác đến chợ. Trong quá trình phát triển, dần dần người đến chợ, vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, rồi đến các phương tiện cơ giới hiện đại như hôm nay.
Nhờ vị trí thuận lợi, nên chợ Đồng Ké sớm giữ vai trò của một chợ đầu mối. Cả một khu vực rộng lớn, nhiều xã ngày trước không có chợ đều dồn về đây kẻ bán, người mua tấp nập, nên chợ rất hưng thịnh. Ngoài số người đến chợ trực tiếp mua bán theo nhu cầu của mình, còn có các thương lái đứng ra thu mua hàng hóa của người dân đem đến, rồi bán sỉ lại cho người mua đi nơi xa. Cứ thế, nguồn hàng tiếp tục được bán phân nhỏ lại đến người tiêu dùng.
Chợ Đồng Ké, xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh).
Bây giờ, núi Ấn hết tranh...
Từng là ngọn núi được bao phủ bởi những trảng cỏ tranh dày đặc. Vậy mà nay, dẫu đã cố công luồn rừng, len rẫy, cũng chẳng thấy được bóng cỏ tranh trên núi Thiên Ấn (ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc địa phận TP.Quảng Ngãi). Cỏ tranh không còn, nên tấm lòng người xưa gởi gắm qua câu ca dao “Bao giờ núi Ấn hết tranh/ Sông Trà hết nước, anh đành xa em” bỗng trở nên lạc điệu, buồn tênh...
Tôi theo lối hành hương lên núi Thiên Ấn. Nơi đây không còn là ngọn núi của “Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này”, mà người xưa từng miêu tả. Đường lên Thiên Ấn bây giờ in bóng các loại cây lấy gỗ như bạch đàn, keo... do người dân trồng dày đặc từ chân lên đến đỉnh núi. Thi thoảng, cũng có vài khoảnh đất còn trống chưa trồng keo bị bỏ hoang hóa, cỏ dại mọc đầy, nhưng tuyệt nhiên, không tìm được bóng dáng cỏ tranh.
Tôi theo lối hành hương lên núi Thiên Ấn. Nơi đây không còn là ngọn núi của “Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này”, mà người xưa từng miêu tả. Đường lên Thiên Ấn bây giờ in bóng các loại cây lấy gỗ như bạch đàn, keo... do người dân trồng dày đặc từ chân lên đến đỉnh núi. Thi thoảng, cũng có vài khoảnh đất còn trống chưa trồng keo bị bỏ hoang hóa, cỏ dại mọc đầy, nhưng tuyệt nhiên, không tìm được bóng dáng cỏ tranh.
Sườn núi Thiên Ấn từng một thời dày đặc cỏ tranh nay chỉ còn keo lai, bạch đàn và cây bụi mọc chen chúc.
21 thg 11, 2019
Bún riêu sông Vệ
Dãy quán bún riêu ở thị trấn sông Vệ (Tư Nghĩa) từ lâu đã nổi tiếng với hương vị đậm đà được chế biến từ cua đồng. Nơi đây trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách thập phương.
"Làng" bún riêu Sông Vệ chẳng biết có từ bao giờ, chỉ biết hết lớp đến lớp các gia đình nối nghiệp truyền thống, cứ thế tiếng lành đồn xa, mỗi khi có dịp ghé Sông Vệ nhiều du khách tìm đến đây để thưởng thức.
Theo các bậc cao niên trong vùng, từ xa xưa, ở khu vực sông Vệ đã hình thành bến cảng, là điểm tập kết của các thương thuyền để buôn bán nông, lâm, hải sản. Dần dà, nhiều hàng quán mọc lên để đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách thập phương. Theo năm tháng, các món ăn truyền thống dần mai một. Riêng làng bún riêu vẫn tồn tại cho đến hôm nay.
"Làng" bún riêu Sông Vệ chẳng biết có từ bao giờ, chỉ biết hết lớp đến lớp các gia đình nối nghiệp truyền thống, cứ thế tiếng lành đồn xa, mỗi khi có dịp ghé Sông Vệ nhiều du khách tìm đến đây để thưởng thức.
Theo các bậc cao niên trong vùng, từ xa xưa, ở khu vực sông Vệ đã hình thành bến cảng, là điểm tập kết của các thương thuyền để buôn bán nông, lâm, hải sản. Dần dà, nhiều hàng quán mọc lên để đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách thập phương. Theo năm tháng, các món ăn truyền thống dần mai một. Riêng làng bún riêu vẫn tồn tại cho đến hôm nay.
Tô bún riêu trông thật thanh đạm, nhưng có một mùi vị rất đặc trưng.
Thành Bàu và núi Tháp
Tôi gọi điện hỏi một đồng nghiệp trên 40 tuổi, sinh ra và lớn lên ở xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) rằng có biết núi Tháp ở Khánh Vân không? Bạn ấy cười vang trong máy “em quê ở đây, nhưng chưa nghe tên núi Tháp bao giờ”. Lại hỏi có biết Thành Bàu không? Câu trả lời cũng tương tự như khi được hỏi về núi Tháp. Thế đấy, thời gian như trời chiều, cứ ngã dần vào đêm, nhốt hết những ký ức vào bóng tối của nó.
Núi Tháp ở đâu?
Những ai đi tàu hỏa từ hướng ga Quảng Ngãi ra phía bắc, sắp đến ga Đại Lộc, nhìn về phía đông sẽ thấy bốn ngọn núi đứng tách biệt nằm dọc theo đường tàu, trải dài chừng 3 - 4 cây số. Ngọn trong cùng gọi là núi Tròn, vì nó có hình tròn như chiếc nón úp lên giữa cánh đồng. Ngọn ngoài cùng được gọi là núi Tháp, vì trên đỉnh núi này từng có một ngọn tháp của người Chăm.
Đó là cách gọi theo thói quen của người trong vùng, còn các nhà khảo cổ học gọi ngọn tháp trên núi ấy là tháp Khánh Vân, vì nó nằm trong địa phận của thôn Khánh Vân, xã Tịnh Thọ. Vì sao người Chăm lại chọn ngọn núi ngoài cùng trong dãy núi này để xây tháp thì là một chuyện khác, chỉ biết rằng, đây là tháp khá quy mô của người Chăm, lại gắn với một địa danh không nhiều người biết: Thành Bàu.
Núi Tháp ở đâu?
Những ai đi tàu hỏa từ hướng ga Quảng Ngãi ra phía bắc, sắp đến ga Đại Lộc, nhìn về phía đông sẽ thấy bốn ngọn núi đứng tách biệt nằm dọc theo đường tàu, trải dài chừng 3 - 4 cây số. Ngọn trong cùng gọi là núi Tròn, vì nó có hình tròn như chiếc nón úp lên giữa cánh đồng. Ngọn ngoài cùng được gọi là núi Tháp, vì trên đỉnh núi này từng có một ngọn tháp của người Chăm.
Đó là cách gọi theo thói quen của người trong vùng, còn các nhà khảo cổ học gọi ngọn tháp trên núi ấy là tháp Khánh Vân, vì nó nằm trong địa phận của thôn Khánh Vân, xã Tịnh Thọ. Vì sao người Chăm lại chọn ngọn núi ngoài cùng trong dãy núi này để xây tháp thì là một chuyện khác, chỉ biết rằng, đây là tháp khá quy mô của người Chăm, lại gắn với một địa danh không nhiều người biết: Thành Bàu.
Đế tháp Khánh Vân.
Vân Đồn - Khát vọng vươn lên của vùng đất Rồng
Sơn bảo, Vân Đồn từ lâu đã được biết đến như một địa điểm du lịch biển đảo đặc sắc, được thiên nhiên ưu đãi nhiều đặc ân, có những "nguyên liệu" quan trọng để phát triển du lịch biển đảo. "Vân Đồn được ví là vùng đất Rồng, và có thể một ngày không xa huyện đảo này sẽ hóa rồng thực sự, bất kể có được công nhận là đặc khu kinh tế hay không", Sơn nhận định.
Là một huyện đảo nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn có tổng diện tích hơn 2.170 km2 (trong đó diện tích đất tự nhiên trên 550 km2), bao gồm 600 hòn đảo lớn, nhỏ. Mỗi hòn đảo đều chứa đựng những giá trị độc đáo, riêng biệt, rất có giá trị về phát triển du lịch.
20 thg 11, 2019
Ngôi trường nữ sinh đầu tiên ở miền Trung
Cách đây hơn 100 năm, trường Đồng Khánh (Trường THPT Hai Bà Trưng ngày nay) ở TP. Huế là ngôi trường đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh 13 tỉnh miền Trung. Đây còn là một trong số ít những ngôi trường trong cả nước giữ được nét cổ kính và duyên dáng theo lối kiến trúc Pháp.
Vào đầu thế kỷ XX rất ít phụ nữ Việt Nam có điều kiện đi học. Hầu hết các trường học nổi tiếng ba miền Bắc, Trung, Nam chỉ giành cho nam sinh. Đơn cử là Trường Quốc Học - Huế, thành lập năm 1896; miền Nam có trường Trung học Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874; miền Bắc có trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat), thành lập năm 1908.
Năm 1917, Vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường nữ Trung học Đồng Khánh. Kiến trúc của ngôi trường vừa mang nét tinh tế, cầu kỳ của kiến trúc Pháp, vừa toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm. Từng dãy phòng học được thiết kế ấn tượng bởi những mái vòm duyên dáng. Sắc hồng thắm của các dãy hành lang tuyệt đẹp gợi cảm xúc thương nhớ cho bất cứ ai nếu từng một lần đặt chân ghé thăm ngôi trường này.
Vào đầu thế kỷ XX rất ít phụ nữ Việt Nam có điều kiện đi học. Hầu hết các trường học nổi tiếng ba miền Bắc, Trung, Nam chỉ giành cho nam sinh. Đơn cử là Trường Quốc Học - Huế, thành lập năm 1896; miền Nam có trường Trung học Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874; miền Bắc có trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat), thành lập năm 1908.
Năm 1917, Vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường nữ Trung học Đồng Khánh. Kiến trúc của ngôi trường vừa mang nét tinh tế, cầu kỳ của kiến trúc Pháp, vừa toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm. Từng dãy phòng học được thiết kế ấn tượng bởi những mái vòm duyên dáng. Sắc hồng thắm của các dãy hành lang tuyệt đẹp gợi cảm xúc thương nhớ cho bất cứ ai nếu từng một lần đặt chân ghé thăm ngôi trường này.
Năm 1917, Vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên để xây dựng trường.
Giữ hương vị bánh ít quê
Ở thôn Quang Mỹ, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) hiện có gần 20 hộ dân trồng cây lá gai và làm bánh ít từ loại cây này. Mấy chục năm qua, hương vị bánh ít lá gai đã tạo nên thương hiệu đặc trưng của vùng quê này.
Gia đình bà Đỗ Thị Đi, ở khu dân cư Quang Minh, thôn Quang Mỹ, nổi tiếng làm bánh ít lá gai, với hơn 60 năm gắn bó với nghề. Hiện nay, hai người con trai của bà Đi nối nghiệp gia đình làm bánh ít. Anh Nguyễn Duy Ly, con trai bà Đi, chia sẻ: Tôi gắn bó với công việc làm bánh từ nhỏ và trở nên đam mê. Vì thế, khi cha mất, mẹ thì sức khỏe yếu, nên tôi thay bà gìn giữ nghề của gia đình. Tính đến nay, tôi đã nối nghiệp được hơn 20 năm".
Gia đình bà Đỗ Thị Đi, ở khu dân cư Quang Minh, thôn Quang Mỹ, nổi tiếng làm bánh ít lá gai, với hơn 60 năm gắn bó với nghề. Hiện nay, hai người con trai của bà Đi nối nghiệp gia đình làm bánh ít. Anh Nguyễn Duy Ly, con trai bà Đi, chia sẻ: Tôi gắn bó với công việc làm bánh từ nhỏ và trở nên đam mê. Vì thế, khi cha mất, mẹ thì sức khỏe yếu, nên tôi thay bà gìn giữ nghề của gia đình. Tính đến nay, tôi đã nối nghiệp được hơn 20 năm".
Những chiếc bánh ít ở cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Duy Ly, thôn Quang Mỹ, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) được nhiều người ưa chuộng.
Đá ong trong ký ức
Đá ong là loại đá mà nay nhiều người đã quên lãng, thậm chí không hề biết đến. Nhưng thuở xưa đó là loại đá quen thuộc, thân thiết với đời sống con người.
Có lần tôi đến làng cổ Đường Lâm ở đồng bằng Bắc Bộ, thật đáng ngạc nhiên là làng cổ gắn với kiến trúc đá ong. Ở Hà Nội thời mở cửa không thiếu gì những vật liệu hiện đại, nhưng có quán xài toàn đá ong. Đi đâu rồi cũng nhớ về Quảng Ngãi, tôi lại nhớ cái đá ong quê mình.
Ở quê tôi, có một cái núi nhỏ người dân quen gọi núi Đồi. Dọc đường xe lửa, sau năm 1975, người ta chặt đá ong khắp nơi. Thời ấy sau chiến tranh, gạch nung hạn chế, xi măng quá thiếu thốn, người ta làm vách tường nhà chủ yếu bằng đá ong.
Đá ong dựng vách nhà, xi-măng chỉ dùng hạn chế làm “mạch hồ” kết dính những viên đá với nhau, còn thì “da đá” cứ bày ra lỗ chỗ như tổ ong. Dựng thành giếng từ trên xuống đáy giếng với hình cong tròn cũng bằng đá ong, không cần mạch hồ vì tự thân các phiến đá ganh tròn với nhau là đủ.
Có lần tôi đến làng cổ Đường Lâm ở đồng bằng Bắc Bộ, thật đáng ngạc nhiên là làng cổ gắn với kiến trúc đá ong. Ở Hà Nội thời mở cửa không thiếu gì những vật liệu hiện đại, nhưng có quán xài toàn đá ong. Đi đâu rồi cũng nhớ về Quảng Ngãi, tôi lại nhớ cái đá ong quê mình.
Ở quê tôi, có một cái núi nhỏ người dân quen gọi núi Đồi. Dọc đường xe lửa, sau năm 1975, người ta chặt đá ong khắp nơi. Thời ấy sau chiến tranh, gạch nung hạn chế, xi măng quá thiếu thốn, người ta làm vách tường nhà chủ yếu bằng đá ong.
Đá ong dựng vách nhà, xi-măng chỉ dùng hạn chế làm “mạch hồ” kết dính những viên đá với nhau, còn thì “da đá” cứ bày ra lỗ chỗ như tổ ong. Dựng thành giếng từ trên xuống đáy giếng với hình cong tròn cũng bằng đá ong, không cần mạch hồ vì tự thân các phiến đá ganh tròn với nhau là đủ.
Một ngôi nhà đá ong còn sót lại.
Lên non ăn... lá sưng
Tưởng chừng chỉ là một loại cây gai tua tủa mọc dại ở bụi bờ, vậy mà cây lá sưng lại được người đồng bào miền núi xứ Quảng ưu ái dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn. Lá sưng xào thịt trâu, thịt bò; lá sưng nấu canh với củ mì, cá tràu... đều là những món ăn có hương vị thơm ngon, khó cưỡng nơi rẻo cao.
Người Hrê ở Quảng Ngãi gọi lá sưng là lá poot. Đây là loại cây mọc hoang dại khắp bìa rừng, góc núi, nên rất dễ kiếm tìm. Nói đến những món ăn của người Hrê gắn với lá sưng, có lẽ phải nhắc ngay đến món thịt trâu, thịt bò nấu lá sưng.
Nếu như người đồng bằng thường xào thịt bò, thịt trâu với lá lốt, hành tây hoặc rau cần, thì người Hrê lại hay dùng lá sưng để xào, nấu canh cùng các loại thịt này.
Người Hrê ở Quảng Ngãi gọi lá sưng là lá poot. Đây là loại cây mọc hoang dại khắp bìa rừng, góc núi, nên rất dễ kiếm tìm. Nói đến những món ăn của người Hrê gắn với lá sưng, có lẽ phải nhắc ngay đến món thịt trâu, thịt bò nấu lá sưng.
Nếu như người đồng bằng thường xào thịt bò, thịt trâu với lá lốt, hành tây hoặc rau cần, thì người Hrê lại hay dùng lá sưng để xào, nấu canh cùng các loại thịt này.
Đọt lá sưng được người miền núi Quảng Ngãi dùng để xào với thịt bò, tạo nên món ăn có hương vị rất đặc biệt.
16 thg 11, 2019
Chợ chiều Tổng Bâng- Một thời vang bóng
Dẫu cuộc sống nhiều đổi thay, nhưng với nhiều người chợ chiều Tổng Bâng, ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) vẫn còn mãi trong ký ức, như thể một phần lịch sử, văn hoá của làng.
Nơi giao thương tấp nập
Theo các bậc cao niên, chợ Tổng Bâng nằm trên tuyến đường đi qua nhiều xã ở huyện Nghĩa Hành, nên một thời giao thương tấp nập.
Ông Nguyễn Khắc Lực (66 tuổi) ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung cho biết: Ông Nguyễn Khắc Bâng (sinh năm 1775), người dân làng còn gọi là ông Tổng Bâng, là con của ông Cả Trí, người giàu nhất làng. Ông Nguyễn Khắc Bâng làm quan trong triều đại nhà Nguyễn.
Nơi giao thương tấp nập
Theo các bậc cao niên, chợ Tổng Bâng nằm trên tuyến đường đi qua nhiều xã ở huyện Nghĩa Hành, nên một thời giao thương tấp nập.
Ông Nguyễn Khắc Lực (66 tuổi) ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung cho biết: Ông Nguyễn Khắc Bâng (sinh năm 1775), người dân làng còn gọi là ông Tổng Bâng, là con của ông Cả Trí, người giàu nhất làng. Ông Nguyễn Khắc Bâng làm quan trong triều đại nhà Nguyễn.
Khuôn viên chợ chiều Tổng Bâng ngày ấy, nay là Trường Tiểu học Hành Trung.
Múa nghi lễ của dân tộc Chăm
Dân tộc Chăm chẳng những đã sáng tạo nên nhiều kiệt tác điêu khắc và kiến trúc đền tháp còn lưu lại trên dải đất miền Trung mà còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng gian, trò chơi, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, tri thức bản địa... Trong kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian dân tộc Chăm, các điệu múa nghi lễ mang nhiều giá trị đặc sắc, trở thành nét độc đáo nhất trong các lễ hội truyền thống dân tộc.
Những điệu múa mang đậm văn hóa Chăm
Những loại hình nghệ thuật như hát khấn, tụng ca các vị thần linh, múa nghi lễ, nhạc lễ thường được diễn ra tại các đền tháp trong các lễ hội lớn của cộng đồng. Những vũ điệu dân gian luôn mang đậm hương vị Chăm như: Vũ điệu dâng lễ, múa đội nước, múa Apsara, múa cắn lửa, đi cùng với âm điệu của tiếng kèn saranai, trống ghi năng và paranưng…
Những điệu múa mang đậm văn hóa Chăm
Những loại hình nghệ thuật như hát khấn, tụng ca các vị thần linh, múa nghi lễ, nhạc lễ thường được diễn ra tại các đền tháp trong các lễ hội lớn của cộng đồng. Những vũ điệu dân gian luôn mang đậm hương vị Chăm như: Vũ điệu dâng lễ, múa đội nước, múa Apsara, múa cắn lửa, đi cùng với âm điệu của tiếng kèn saranai, trống ghi năng và paranưng…
Múa dâng lễ trong Ngày hội văn hóa dân tộc năm 2019 tại Phú Yên.
Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”
Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch.
Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác.
Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác.
Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới.
Ấn tượng thác Hang Dơi
Chư Mom Ray có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, đặc biệt là các thác nước hùng vĩ và thơ mộng trong rừng nguyên sinh. Sau các chuyến đi khám phá thác Bảy Tầng, thác Khỉ, thác Nàng Tiên, lần này, tôi quyết định đến thác Hang Dơi nằm sâu trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.
Tranh thủ thời điểm giao mùa, thời tiết không quá ẩm ướt và các suối nước chưa cạn kiệt, tôi quyết định lên đường khám phá thác nước Hang Dơi trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Chuyến đi của tôi được Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tạo điều kiện, cử cán bộ và mời các hộ nhận khoán bảo vệ vườn theo cùng để vừa đi tuần tra, vừa giới thiệu thác nước.
Đợi mặt trời lên, nắng ấm, gần 9h sáng, tôi có mặt tại Trạm Quản lý bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tại xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy như đã hẹn. Lúc này, cán bộ, nhân viên và các hộ nhận khoán thôn Nhơn Bình trong chuyến đi có mặt đông đủ tại Trạm. Từ Trạm, chúng tôi đi xe gắn máy theo hướng xã Rờ Kơi và rẽ vào đường mòn men theo nương rẫy cao su, cà phê... của dân ở vùng đệm. Gửi xe tại nương rẫy cà phê, chúng tôi đi trên lối mòn nhỏ vào rừng.
Tranh thủ thời điểm giao mùa, thời tiết không quá ẩm ướt và các suối nước chưa cạn kiệt, tôi quyết định lên đường khám phá thác nước Hang Dơi trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Chuyến đi của tôi được Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tạo điều kiện, cử cán bộ và mời các hộ nhận khoán bảo vệ vườn theo cùng để vừa đi tuần tra, vừa giới thiệu thác nước.
Đợi mặt trời lên, nắng ấm, gần 9h sáng, tôi có mặt tại Trạm Quản lý bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tại xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy như đã hẹn. Lúc này, cán bộ, nhân viên và các hộ nhận khoán thôn Nhơn Bình trong chuyến đi có mặt đông đủ tại Trạm. Từ Trạm, chúng tôi đi xe gắn máy theo hướng xã Rờ Kơi và rẽ vào đường mòn men theo nương rẫy cao su, cà phê... của dân ở vùng đệm. Gửi xe tại nương rẫy cà phê, chúng tôi đi trên lối mòn nhỏ vào rừng.
Về xứ Vàm Tấn nhớ con cá cháy
Chạy xe gần 20 cây số từ trung tâm tỉnh lỵ về thị trấn Đại Ngãi (Long Phú), tìm đến cửa sông lớn ngay tại đầu vàm Đại Ngãi (Vàm Tấn xưa) trong cơn gió lộng rung nhánh bần rụng bông tím ngắt mặt sông mà lòng thấy mênh mang giữa bốn bề trời nước bao la để nhớ về một “quân cảng”, một trong những khu kinh tế sầm uất của tỉnh Sóc Trăng một thời và nhớ về nơi trú ngụ của một loài cá ngon nổi tiếng là “kỳ trân, thủy vật”, mà chỉ xứ này mới có nay đã không còn thấy - con cá cháy.
Theo Địa chí tỉnh Sóc Trăng, Vàm Tấn là tên gọi đầu tiên của làng Đại Ngãi xưa kia. Về nguồn gốc xuất hiện địa danh Vàm Tấn, có nhiều nguồn giải thích khá phức tạp. Theo truyền thuyết, vào khoảng trước những năm 1850, nơi đây được triều đình cho đặt một trạm quân cảng và trấn giữ về quân sự nhằm chống lại mọi sự xâm nhập của quân Xiêm cùng với đám hải tặc thường xuyên quậy phá, vừa làm nơi thu thuế của các tàu buôn nước ngoài đi vào địa phận. Thời đó, các tàu buôn từ các nước lân cận thường xuyên đến đây mua bán và trao đổi các sản vật của địa phương như bông vải, lúa gạo, cá khô, lông chim… và đều phải cập bến vào quân cảng để làm thủ tục khám xét, sau đó mới được phép đi sâu vào nội địa. Những tàu buôn nào có hành vi mờ ám, bị nghi ngờ là hải tặc đều bị xử phạt bằng hình thức tra tấn bằng roi. Từ việc thực hiện hình phạt này đã gây ra sự bất bình trong giới thương nhân nên họ gọi nơi đây là Vàm Tấn.
Theo Địa chí tỉnh Sóc Trăng, Vàm Tấn là tên gọi đầu tiên của làng Đại Ngãi xưa kia. Về nguồn gốc xuất hiện địa danh Vàm Tấn, có nhiều nguồn giải thích khá phức tạp. Theo truyền thuyết, vào khoảng trước những năm 1850, nơi đây được triều đình cho đặt một trạm quân cảng và trấn giữ về quân sự nhằm chống lại mọi sự xâm nhập của quân Xiêm cùng với đám hải tặc thường xuyên quậy phá, vừa làm nơi thu thuế của các tàu buôn nước ngoài đi vào địa phận. Thời đó, các tàu buôn từ các nước lân cận thường xuyên đến đây mua bán và trao đổi các sản vật của địa phương như bông vải, lúa gạo, cá khô, lông chim… và đều phải cập bến vào quân cảng để làm thủ tục khám xét, sau đó mới được phép đi sâu vào nội địa. Những tàu buôn nào có hành vi mờ ám, bị nghi ngờ là hải tặc đều bị xử phạt bằng hình thức tra tấn bằng roi. Từ việc thực hiện hình phạt này đã gây ra sự bất bình trong giới thương nhân nên họ gọi nơi đây là Vàm Tấn.
Địa điểm Chắc Tức – Bàu Còn
Chắc Tức – Bàu Còn, theo lời kể của các vị bô lão địa phương thì trước đây nơi này là một khu đầm lầy, bưng bàu hoang dã, có nhiều cỏ dại, lau, sậy và cây dừa nước mọc xen nhau, chưa có con người đến đây khai phá và sinh sống.
Sau khi phong trào Bình Tây của Trương Công Định bị thất thủ, nhiều người dân yêu nước không chịu khuất phục nên bỏ xứ ra đi và đến nơi đây cư trú nhằm lánh nạn, đồng thời tìm cách chống lại thực dân Pháp và bọn quan lại phong kiến, họ khai khẩn đất hoang để sinh sống. Và địa danh “Chắc Tức” xuất phát từ tên gọi của người Khmer địa phương có ý nghĩa là “nước đổ”, con rạch Chắc Tức bắt nguồn từ rừng tràm Mỹ Phước đổ ra rạch Bàu Còn, là một trong hàng trăm con rạch lớn, nhỏ do thực dân Pháp bắt nông dân đào và là những con rạch chính để điều hòa, cấp nước cho khu rừng tràm. Rạch Bàu Còn có chiều dài 9km bắt nguồn từ hướng Tây ngã tư chợ Khu trù mật Cái Trầu đổ ra hướng Đông sông Quản lộ đi Nhu Gia. Thực dân Pháp cho xây dựng tại vàm Chắc Tức – Bàu Còn một cứ điểm nhằm kiểm soát giao thông thủy, bộ và ngăn cắt liên lạc của quân cách mạng ở Tây Nam, đồng thời làm bàn đạp thực hiện âm mưu đánh chiếm vùng giải phóng giành lấy nguồn nhân lực, vật lực tại chỗ để phục vụ lâu dài cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Sau khi phong trào Bình Tây của Trương Công Định bị thất thủ, nhiều người dân yêu nước không chịu khuất phục nên bỏ xứ ra đi và đến nơi đây cư trú nhằm lánh nạn, đồng thời tìm cách chống lại thực dân Pháp và bọn quan lại phong kiến, họ khai khẩn đất hoang để sinh sống. Và địa danh “Chắc Tức” xuất phát từ tên gọi của người Khmer địa phương có ý nghĩa là “nước đổ”, con rạch Chắc Tức bắt nguồn từ rừng tràm Mỹ Phước đổ ra rạch Bàu Còn, là một trong hàng trăm con rạch lớn, nhỏ do thực dân Pháp bắt nông dân đào và là những con rạch chính để điều hòa, cấp nước cho khu rừng tràm. Rạch Bàu Còn có chiều dài 9km bắt nguồn từ hướng Tây ngã tư chợ Khu trù mật Cái Trầu đổ ra hướng Đông sông Quản lộ đi Nhu Gia. Thực dân Pháp cho xây dựng tại vàm Chắc Tức – Bàu Còn một cứ điểm nhằm kiểm soát giao thông thủy, bộ và ngăn cắt liên lạc của quân cách mạng ở Tây Nam, đồng thời làm bàn đạp thực hiện âm mưu đánh chiếm vùng giải phóng giành lấy nguồn nhân lực, vật lực tại chỗ để phục vụ lâu dài cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Sự kiện về Thương cảng Bãi Xàu xưa và chợ Mỹ Xuyên hôm nay
Đầu thế kỷ XVIII, một thương cảng được hình thành ở Bãi Xàu (thị trấn Mỹ Xuyên, thuộc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ngày nay). Theo nhật ký của cố đạo Levasseur, vào năm 1768 thì thương cảng này mang tên Bassac, lập ở mé sông, nơi đất thấp, nhà lợp lá dừa nước. Ở đây bán nhiều gạo, trái cây, rau, gà, vịt, heo… Dân ở chợ đa số là người Hoa. Riêng lúa, gạo thương gia địa phương ít khi bán nội vùng lân cận mà chủ yếu chịu mối với các tàu buôn từ nước ngoài tới. Đặc biệt, tàu buôn của người Trung Hoa đậu san sát từ 100 đến 200 chiếc để mua bán, trao đổi hàng hóa.
Chợ Mỹ Xuyên
Lúc bấy giờ, Bãi Xàu là một trung tâm thị tứ quan trọng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với hơn 6.000 dân cư, phần đông là người Hoa, người Kinh và một ít cư dân Khmer sinh sống. Sản phẩm chủ yếu ở đây là lúa, gạo. “Gạo Bãi Xàu” ngon nổi tiếng gần như suốt năm, nhất là các tháng 2 đến tháng 6, ngày nào cũng có nhiều ghe, tàu luôn vào cảng Bãi Xàu chở lúa gạo đi bán trong và ngoài nước. Hàng năm, ngoài việc bán lúa, gạo, nơi đây còn nhiều cá tươi sống, cá khô xuất bán ra ngoài tỉnh. Ngược lại, các ghe, tàu buôn đã chở vào Thương cảng Bãi Xàu nhiều những mặt hàng gia dụng cần thiết bán lại cho cư dân tỉnh Sóc Trăng như: các loại trái cây, thuốc lá, diêm quẹt, trà, đồ gốm, thuốc bắc, vải sợi, quần áo, tơ lụa… của Trung Quốc, Mã Lai, Campuchia, Nhật Bản…
Quốc Hương và bài hát “Du kích Long Phú”
Quốc Hương tên thật là Nguyễn Quốc Hương, sinh năm 1920 tại xã Kiến Thái, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Năm 17 tuổi, ông vào miền Trung, sau đó vào Sài Gòn và ông làm nhiều việc để mưu sinh như: công nhân xe lửa, thủy thủ, bốc vác…
NSND Quốc Hương
Năm 1944, Quốc Hương là một trong những người đầu tiên hát vang bài “Tiếng gọi thanh niên” của Lưu Hữu Phước tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, Sài Gòn. Năm 1945, ông tham gia Ban Tuyên truyền Sài Gòn – Chợ Lớn với nhiệm vụ là ca hát những bài ca yêu nước. Khi kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ tại miền Nam, ông gia nhập Vệ quốc quân, làm tiểu đội trưởng, ca hát và chiến đấu ở khắp các chiến trường Quân khu 7, Quân khu 8 và Quân khu 9. Thời gian này, ông còn tham gia giảng dạy lớp nhạc do Quân khu 9 mở.
Quyến rũ du lịch sinh thái Sông Trẹm
Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần.
Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần.
Mùa này, Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm rực rỡ sắc tím của hoa sen, mùi thơm ngào ngạt của hoa tràm mời dụ đàn ong tìm mật. Tiếng lá xạc xào trên cao tạo nên một thứ âm thanh vui nhộn, như thúc giục du khách. Những chiếc cầu xuyên rừng được làm bằng bê-tông sẽ dẫn du khách đi tham quan rừng tràm nguyên sinh, ở đó có những chú khỉ nghịch ngợm và thân thiện đang chờ đợi du khách mang đến cho chúng thức ăn. Khu vực nuôi nhốt thú nằm dọc ao sen là điểm dừng chân cuối cùng của hành trình. Dọc hành trình, du khách thoả thích chụp ảnh “tự sướng”.
Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm cách trung tâm huyện U Minh chưa đầy 20 km về hướng Ðông Bắc. Khu du lịch này nằm giữa rừng tràm U Minh Hạ, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh, bốn bề là màu xanh của cây tràm, rất phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ cuối tuần.
Mùa này, Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm rực rỡ sắc tím của hoa sen, mùi thơm ngào ngạt của hoa tràm mời dụ đàn ong tìm mật. Tiếng lá xạc xào trên cao tạo nên một thứ âm thanh vui nhộn, như thúc giục du khách. Những chiếc cầu xuyên rừng được làm bằng bê-tông sẽ dẫn du khách đi tham quan rừng tràm nguyên sinh, ở đó có những chú khỉ nghịch ngợm và thân thiện đang chờ đợi du khách mang đến cho chúng thức ăn. Khu vực nuôi nhốt thú nằm dọc ao sen là điểm dừng chân cuối cùng của hành trình. Dọc hành trình, du khách thoả thích chụp ảnh “tự sướng”.
14 thg 11, 2019
Về Đất Mũi
Cách thành phố Cà Mau khoảng 100km, Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài là một điểm đến thiêng liêng của đất nước thì Mũi Cà Mau còn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi một hệ sinh thái đặc trưng hiếm có cùng nhiều hoạt động du lịch, khám phá thú vị.
Năm 2018, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn nối các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển được đi vào hoạt động, du khách đến với Đất Mũi được thuận tiện hơn với nhiều hình thức di chuyển thuận lợi, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội thu hút và phát triển du lịch nơi đây.
Đến Mũi Cà Mau, trước tiên đa phần du khách đều muốn được nhìn thấy cột mốc quốc gia thiêng liêng và biểu tượng là một con tàu quay ra hướng biển. Được biết, Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.
Năm 2018, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn nối các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển được đi vào hoạt động, du khách đến với Đất Mũi được thuận tiện hơn với nhiều hình thức di chuyển thuận lợi, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội thu hút và phát triển du lịch nơi đây.
Đến Mũi Cà Mau, trước tiên đa phần du khách đều muốn được nhìn thấy cột mốc quốc gia thiêng liêng và biểu tượng là một con tàu quay ra hướng biển. Được biết, Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.
Du khách di chuyển bằng đường sông khám phá Đất Mũi. Ảnh: Huỳnh Lâm
Thương con mắm trở
Thời kháng chiến chống Pháp, để tránh lùng sục của bọn giặc, Ban Mặt trận Liên Việt Sóc Trăng bí mật dời về khu căn cứ ở Búng Tàu – tiếp giáp xã Châu Hưng, Mỹ Tú (Sóc Trăng) với sông Ngã Bảy, Phụng Hiệp (Hậu Giang) ngày nay.
Đây là vùng đất hoang sơ, um tùm lau sậy với cảnh "chim trời cá nước" bao la. Dựng cơ quan xong, thấy đời sống anh em khó khăn, thiếu thốn đủ bề, anh Hai Khuynh, tức đồng chí Nguyễn Văn Khuynh - nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng TX. Sóc Trăng năm 1945 vận động anh em xin gia đình mua ngư cụ gởi về "cứ" để đánh bắt tôm cá, cải thiện đời sống, tạo kinh phí hoạt động cho cơ quan. "Lúc đó xứ này cá tôm nhiều vô kể. Mình chỉ cần buộc thòng lọng vào cổ tay, quăng mồi xuống lung đìa, gặp cá lóc bông cỡ vài ba ký táp mồi, giựt câu là mình muốn té chúi nhủi. Mình bủa chài, giăng lưới thì cũng ê hề tôm cá nhảy soi sói…". Nhờ vậy mà anh em tự túc đổi thêm gạo, muối, đường… Cá nhiều ăn không hết, cơ quan còn để dành làm mắm ăn lâu dài.
Đây là vùng đất hoang sơ, um tùm lau sậy với cảnh "chim trời cá nước" bao la. Dựng cơ quan xong, thấy đời sống anh em khó khăn, thiếu thốn đủ bề, anh Hai Khuynh, tức đồng chí Nguyễn Văn Khuynh - nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng TX. Sóc Trăng năm 1945 vận động anh em xin gia đình mua ngư cụ gởi về "cứ" để đánh bắt tôm cá, cải thiện đời sống, tạo kinh phí hoạt động cho cơ quan. "Lúc đó xứ này cá tôm nhiều vô kể. Mình chỉ cần buộc thòng lọng vào cổ tay, quăng mồi xuống lung đìa, gặp cá lóc bông cỡ vài ba ký táp mồi, giựt câu là mình muốn té chúi nhủi. Mình bủa chài, giăng lưới thì cũng ê hề tôm cá nhảy soi sói…". Nhờ vậy mà anh em tự túc đổi thêm gạo, muối, đường… Cá nhiều ăn không hết, cơ quan còn để dành làm mắm ăn lâu dài.
"Con mắm trở" như món đặc sản trong thời kháng chiến.
Địa danh cầu Bon
Ngày xưa, khi chính quyền thực dân Pháp tại tỉnh lỵ Sóc Trăng chưa cho đào kênh Maspéro thì trên địa bàn làng Khánh Hưng (nay là TP. Sóc Trăng) chỉ có con kênh duy nhất mang tên Delanoue (tên của chủ tỉnh lúc bấy giờ). Con kênh này là nơi thoát nước thải chủ yếu của các cống lộ thiên dọc theo đường Hàng Me (nay là đường Hai Bà Trưng) để đưa ra sông lớn. Tên gọi cầu Bon là người dân địa phương nói trại theo tiếng Pháp (Pont - cầu).
Từ những năm 1900, kênh Delanoue hay còn gọi là kênh cầu Bon là nơi tập trung khá đông ghe, tàu chở hàng hóa lưu thông qua lại đoạn sông này. Đây là cây cầu chủ yếu nối liền khu vực hành chính (Dinh tỉnh trưởng, tòa án…) với khu thương mại (chợ làng Khánh Hưng) và khu dân cư (phía bên kia kênh Maspéro sau này).
Sóc Trăng xưa (1966 - 1968). Ảnh: TeeMack
Từ những năm 1900, kênh Delanoue hay còn gọi là kênh cầu Bon là nơi tập trung khá đông ghe, tàu chở hàng hóa lưu thông qua lại đoạn sông này. Đây là cây cầu chủ yếu nối liền khu vực hành chính (Dinh tỉnh trưởng, tòa án…) với khu thương mại (chợ làng Khánh Hưng) và khu dân cư (phía bên kia kênh Maspéro sau này).
Sự kiện đắp đê sông, đê biển của tỉnh Sóc Trăng
Cách đây 27 năm, vào ngày 27-10-1992, một đợt triều cường lớn xảy ra ở tỉnh Sóc Trăng làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân vùng ven biển của các huyện Long Phú - Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu. Sau lần thiên tai này, việc xây dựng hệ thống đê sông, đê biển ở Sóc Trăng đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Hệ thống đê sông, đê biển của tỉnh Sóc Trăng được khởi công vào trung tuần tháng 6-1993, do Công ty Xây dựng thủy lợi đảm trách thi công. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong thời gian từ 3 đến 5 năm, nhưng với tinh thần nỗ lực vượt bậc, “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”, Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng tập trung toàn lực hoàn thành công trình trong 10 tháng và tổ chức khánh thành vào ngày 28-4-1994, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại buổi lễ khánh thành, đồng chí Lê Thanh Bình, lúc bấy giờ là Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhiệt liệt biểu dương tinh thần tự nguyện đóng góp sức người, sức của của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh, đặc biệt là nhân dân 3 huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu để công trình sớm đưa vào sử dụng.
Hệ thống đê sông, đê biển của tỉnh Sóc Trăng được khởi công vào trung tuần tháng 6-1993, do Công ty Xây dựng thủy lợi đảm trách thi công. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong thời gian từ 3 đến 5 năm, nhưng với tinh thần nỗ lực vượt bậc, “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”, Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng tập trung toàn lực hoàn thành công trình trong 10 tháng và tổ chức khánh thành vào ngày 28-4-1994, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại buổi lễ khánh thành, đồng chí Lê Thanh Bình, lúc bấy giờ là Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhiệt liệt biểu dương tinh thần tự nguyện đóng góp sức người, sức của của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh, đặc biệt là nhân dân 3 huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu để công trình sớm đưa vào sử dụng.
Lễ Khánh thành hoàn thành hệ thống đê sông, đê biển tỉnh Sóc Trăng ngày 28-4-1994. Ảnh: Ngọc Nhuần
Địa danh Xẻo Gừa và Mỹ Hương
Xẻo Gừa là tên gọi đầu tiên của vùng đất xã Mỹ Hương (Mỹ Tú) ngày nay.
Xẻo Gừa ngày nay
“Xẻo” có nghĩa là một đường nước ngắn, còn gọi là “lạch”; “Gừa” là cây gừa – một loại cây khá phổ biến ở vùng bãi bồi. Như vậy, Xẻo Gừa có thể hiểu là vùng đất có nhiều cây gừa mọc hai bên đường nước ngắn. Trong thực tế, xứ Mỹ Hương từ xưa đến nay có rất nhiều cây gừa, đặc biệt mọc thành rừng dọc theo con lạch ở mé sau chợ cũ, dưới chân cầu Xẻo Gừa hôm nay. Tên gọi Xẻo Gừa có khi gọi nhầm là “Xẻo Dừa” với ngụ ý xứ này cũng có nhiều dừa (cây dừa). Dù thực tế xứ này có nhiều dừa đi nữa, nhưng tên “Xẻo Gừa” là xuất phát từ cây gừa nói trên.
13 thg 11, 2019
Thảo nguyên vàng giữa lòng hồ Núi Một
Hồ nước ngọt rộng lớn trong mùa cạn để lộ ra những đồng cỏ úa vàng. Đây là nơi người dân chăn thả gia súc và đánh bắt cá.
Đến hồ Núi Một vào mùa nước cạn, du khách có thể trông thấy cả vùng thảo nguyên uốn lượn hiện ra giữa lòng hồ. Điểm đến này đẹp quanh năm theo mỗi mùa nước, nhưng thời gian thích hợp nhất là mùa xuân và thu.
Cháo sá sùng - đặc sản lạ miệng ở Sài Gòn
Cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, khách ăn đến đâu thì người bán nấu riêng đến đó.
Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu... Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.
Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu... Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.
Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thường được chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe. Đây từng là nguyên liệu để tạo nên vị ngọt của phở. Một kilogram sá sùng tươi tại bãi có giá khoảng 500.000 đồng, nhưng sá sùng sấy khô lên tới 1,8 - 2,5 triệu đồng mỗi kilogram.
5 món ăn vặt gốc Hoa được ưa chuộng
Phá lấu, bò bía là thức quà vặt quen thuộc đối với du khách và người địa phương, đều có nguồn gốc từ khu Hoa kiều.
Phá lấu
Món ăn được người Hoa du nhập vào thành phố từ trăm năm nay, mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương. Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng. Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.
Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). Ảnh: Tâm Linh.
Món ăn được người Hoa du nhập vào thành phố từ trăm năm nay, mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương. Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng. Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.
Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). Ảnh: Tâm Linh.
Sân bay Sóc Trăng
Vào thời Pháp chiếm đóng, nơi đây là Trường đua ngựa. Trước năm 1950, tại đây có hãng bay tư nhân “Avions Taxis d`Indochina” (ATAVINA) hoạt động. Đến năm 1951, hãng hàng không AIR Việt Nam ra đời, hoạt động đến năm 1975… Khu “Sân bay Sóc Trăng” này (từ đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, kéo dài gần tới ngã ba Trà Tim, Phường 10, TP. Sóc Trăng hiện nay), hiện là Trường Quân sự Quân khu 9.
Trường đua ngựa Sóc Trăng tồn tại đến năm 1945 – 1946. Sau Nhật đảo chính Pháp và phong trào tiêu thổ kháng chiến lắng xuống, Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương, thực hiện ý đồ xâm lược “thực dân kiểu cũ”. Chúng nhận thấy khu vực Trường đua ngựa này có vị trí chiến lược quân sự thuận lợi gần trung tâm hành chính tỉnh lỵ, để kiểm soát trên đường Quốc lộ 4, là đường liên tỉnh nối liền Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau nên Pháp dẹp bỏ Trường đua ngựa và cho xây dựng thành Sân bay Sóc Trăng.
Trường đua ngựa Sóc Trăng tồn tại đến năm 1945 – 1946. Sau Nhật đảo chính Pháp và phong trào tiêu thổ kháng chiến lắng xuống, Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương, thực hiện ý đồ xâm lược “thực dân kiểu cũ”. Chúng nhận thấy khu vực Trường đua ngựa này có vị trí chiến lược quân sự thuận lợi gần trung tâm hành chính tỉnh lỵ, để kiểm soát trên đường Quốc lộ 4, là đường liên tỉnh nối liền Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau nên Pháp dẹp bỏ Trường đua ngựa và cho xây dựng thành Sân bay Sóc Trăng.
Sân bay Sóc Trăng xưa. Ảnh: Flickr Tommy Truong/Internet
Độc đáo nghề vẽ tranh trên kính ở Phú Tân
Nói đến vẽ tranh trên kính thì phải nhắc đến ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (Châu Thành), nơi đây đã nổi tiếng gần xa, là nơi ra đời của những bức tranh vẽ kể về câu chuyện cuộc đời của đức Phật Thích Ca, phong cảnh chùa hay địa danh nổi tiếng trên mặt kính thủy tinh trong suốt. Vùng đất này có nhiều làng nghề truyền thống được lưu truyền lâu năm. Tuy vẽ theo mẫu có sẵn nhưng những bức tranh trên kính là sản phẩm của sự cần cù, chăm chút từng nét vẽ, vẫn giữ nét độc đáo riêng, sắc thái văn hóa hội họa của đồng bào Khmer Sóc Trăng.
Tranh kính được nhiều gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà. Vẽ tranh trên kính phải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành. Tranh được vẽ trên tấm thủy tinh trong suốt, kích thước bức tranh không giới hạn, màu sắc thì phong phú. Trước tiên, người thợ đặt tấm kính lên tờ giấy hình mẫu, lưu ý có những chi tiết phải vẽ ngược để khi bức tranh hoàn thành, thì lật lại mặt sau mới khớp với hình mẫu. Tiếp đó, người vẽ dùng cọ chấm sơn (nước sơn được pha loãng bằng xăng, dầu hỏa) vẽ đồ theo hình mẫu. Tuy nhiên, phải tinh mắt và nhanh tay vẽ mới có những nét thanh, mảnh, mịn, không bị động sơn. Khi hỏi một bức vẽ hoàn thành trong bao lâu, người thợ vẽ cho biết cũng mất mấy ngày vì một bức tranh qua nhiều công đoạn. Nên khi vẽ, họ vẽ một loạt tranh chứ không vẽ hoàn thành riêng từng bức. Trước là vẽ nét đồ theo tranh mẫu, sau tô màu. Nhưng khi vẽ nét màu nào, phải phơi cho khô thì mới vẽ màu khác lên được. Mất thời gian là như vậy.
Tranh kính được nhiều gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà. Vẽ tranh trên kính phải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành. Tranh được vẽ trên tấm thủy tinh trong suốt, kích thước bức tranh không giới hạn, màu sắc thì phong phú. Trước tiên, người thợ đặt tấm kính lên tờ giấy hình mẫu, lưu ý có những chi tiết phải vẽ ngược để khi bức tranh hoàn thành, thì lật lại mặt sau mới khớp với hình mẫu. Tiếp đó, người vẽ dùng cọ chấm sơn (nước sơn được pha loãng bằng xăng, dầu hỏa) vẽ đồ theo hình mẫu. Tuy nhiên, phải tinh mắt và nhanh tay vẽ mới có những nét thanh, mảnh, mịn, không bị động sơn. Khi hỏi một bức vẽ hoàn thành trong bao lâu, người thợ vẽ cho biết cũng mất mấy ngày vì một bức tranh qua nhiều công đoạn. Nên khi vẽ, họ vẽ một loạt tranh chứ không vẽ hoàn thành riêng từng bức. Trước là vẽ nét đồ theo tranh mẫu, sau tô màu. Nhưng khi vẽ nét màu nào, phải phơi cho khô thì mới vẽ màu khác lên được. Mất thời gian là như vậy.
Bà Triệu Thị Vui ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (Châu Thành) chăm chút từng nét vẽ.
Về Bố Thảo ăn dưa mắm đã thèm
Nếu đã đến chợ Bố Thảo, xã An Ninh (Châu Thành) thì nhất thiết phải đi một vòng tham quan, tham quan xong, ngó nghiêng một chút để mua ít món đồ ở chợ vùng quê về làm quà cho người thân, trong số đó thì không thể không mua món dưa mắm, một đặc sản của chợ Bố Thảo. Làm nên thương hiệu cho món ăn dân dã này chính là cơ sở dưa mắm Ngọc Ánh có địa chỉ ở ấp Châu Thành, xã An Ninh (Châu Thành).
Dưa mắm là món ăn dân dã, dễ ăn, lạ miệng. Thông thường nhất là dưa mắm được mua về trộn thêm ít thính và ớt xắt lát rồi mang ăn với cơm để thưởng thức cái giòn tan cộng thêm vị chua ngọt nguyên thủy rất vừa miệng. Tuy vậy, với dân sành ăn phải tìm mua dưa mắm đúng của cơ sở dưa mắm Ngọc Ánh thì mới đã thèm và cũng có vô vàn cách biến tấu cho ra nhiều hương vị, cách thưởng thức khác nhau từ món dưa mắm. Có thể ăn chung với canh cải xanh, cải ngọt, rau tập tàng hoặc dưa mắm xào tép thì càng ngon cho bữa cơm gia đình. Cũng có khi được ăn với cháo trắng, khoai mì, khoai lang nấu thì cũng tuyệt vời không kém. Dần dà, khách ăn thành quen và thành thương hiệu dưa mắm Bố Thảo.
Dưa mắm là món ăn dân dã, dễ ăn, lạ miệng. Thông thường nhất là dưa mắm được mua về trộn thêm ít thính và ớt xắt lát rồi mang ăn với cơm để thưởng thức cái giòn tan cộng thêm vị chua ngọt nguyên thủy rất vừa miệng. Tuy vậy, với dân sành ăn phải tìm mua dưa mắm đúng của cơ sở dưa mắm Ngọc Ánh thì mới đã thèm và cũng có vô vàn cách biến tấu cho ra nhiều hương vị, cách thưởng thức khác nhau từ món dưa mắm. Có thể ăn chung với canh cải xanh, cải ngọt, rau tập tàng hoặc dưa mắm xào tép thì càng ngon cho bữa cơm gia đình. Cũng có khi được ăn với cháo trắng, khoai mì, khoai lang nấu thì cũng tuyệt vời không kém. Dần dà, khách ăn thành quen và thành thương hiệu dưa mắm Bố Thảo.
Cô Nguyễn Ngọc Ánh - chủ cơ sở dưa mắm Ngọc Ánh giới thiệu dưa mắm Bố Thảo. Ảnh: KGT
Đậm đà hương vị bún nước lèo Sóc Trăng
Có cô bạn mỗi lần tôi lên Cần Thơ chơi cứ nằng nặc kêu tôi mua cho bằng được bún nước lèo Sóc Trăng đem lên. Tôi thắc mắc: “Ở Cần Thơ hông có bán sao?”. Cô bạn đáp gọn hơ: “Có, mà bún nước lèo Sóc Trăng làm người ăn rồi không quên được hương vị, có đi đâu cũng hông tìm thấy được. Phải là bún nước lèo chế biến tại Sóc Trăng mới ngon”.
Sóc Trăng được người sành ẩm thực ví là “kinh đô lâu đời” của bún nước lèo. Người ta gọi bún nước lèo Sóc Trăng là món ăn đoàn kết, bởi món ăn là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, thể hiện ở mỗi thành phần món ăn là đặc trưng của 3 dân tộc. “Linh hồn” của nồi nước lèo là sự hòa quyện giữa mắm, ngải bún (một loại củ giống củ nghệ, màu hơi đậm hơn nghệ), sả. Theo đó, mắm thường dùng là những loại có sẵn tại địa phương như: mắm cá sặc, riêng người Khmer thường nấu bằng mắm bò hóc; ngải bún, sả để khử mùi tanh và tạo mùi thơm. Cho nên, dù là người kém ăn, sợ mùi tanh cách mấy cũng phải động đũa thưởng thức tô bún nước lèo nghi ngút khói với mùi hương đặc trưng riêng biệt. Ông Trần Công Phước - chủ quán bún nước lèo 36 thì có sự kết hợp 3 loại mắm: mắm bò hóc, mắm cá sặc và mắm nêm khi nấu nước lèo.
Sóc Trăng được người sành ẩm thực ví là “kinh đô lâu đời” của bún nước lèo. Người ta gọi bún nước lèo Sóc Trăng là món ăn đoàn kết, bởi món ăn là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, thể hiện ở mỗi thành phần món ăn là đặc trưng của 3 dân tộc. “Linh hồn” của nồi nước lèo là sự hòa quyện giữa mắm, ngải bún (một loại củ giống củ nghệ, màu hơi đậm hơn nghệ), sả. Theo đó, mắm thường dùng là những loại có sẵn tại địa phương như: mắm cá sặc, riêng người Khmer thường nấu bằng mắm bò hóc; ngải bún, sả để khử mùi tanh và tạo mùi thơm. Cho nên, dù là người kém ăn, sợ mùi tanh cách mấy cũng phải động đũa thưởng thức tô bún nước lèo nghi ngút khói với mùi hương đặc trưng riêng biệt. Ông Trần Công Phước - chủ quán bún nước lèo 36 thì có sự kết hợp 3 loại mắm: mắm bò hóc, mắm cá sặc và mắm nêm khi nấu nước lèo.
Bún nước lèo có sự kết hợp nhiều nguyên liệu nên có thưởng thức nhiều lần cũng không thấy ngán.
Về Sóc Trăng ăn bánh ngon
Sóc Trăng là vùng đất của những lễ hội dân gian truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa cùng sinh sống qua nhiều thế kỷ. Sự dung hòa và giao thoa văn hóa của 3 dân tộc đã hình thành nên nét đặc trưng riêng của Sóc Trăng, trong đó có nhiều loại hình ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt có những món bánh đã trở thành thương hiệu của Sóc Trăng mà nếu đã một lần thưởng thức sẽ gây nhiều thương nhớ.
Đến Sóc Trăng mà chưa thưởng thức bánh cống thì quả là còn thiếu sót cho chuyến đi. Mà muốn ăn bánh cống đúng điệu phải ăn tại khu vực chợ thuộc xã Đại Tâm (Mỹ Xuyên) và phải ăn kèm các loại rau sẵn có của vùng, chấm với nước mắm chua ngọt được pha chế với bí quyết riêng thì mới cảm nhận hết cái tinh túy của bánh. Bánh cống có độ giòn - xốp vừa phải, mùi rất thơm, có màu vàng ươm bắt mắt. Để rồi nếm thử một miếng thì sẽ ăn đến quên no.
Đến Sóc Trăng mà chưa thưởng thức bánh cống thì quả là còn thiếu sót cho chuyến đi. Mà muốn ăn bánh cống đúng điệu phải ăn tại khu vực chợ thuộc xã Đại Tâm (Mỹ Xuyên) và phải ăn kèm các loại rau sẵn có của vùng, chấm với nước mắm chua ngọt được pha chế với bí quyết riêng thì mới cảm nhận hết cái tinh túy của bánh. Bánh cống có độ giòn - xốp vừa phải, mùi rất thơm, có màu vàng ươm bắt mắt. Để rồi nếm thử một miếng thì sẽ ăn đến quên no.
Bánh cống có độ giòn - xốp vừa phải, mùi rất thơm, có màu vàng ươm bắt mắt. Ảnh: KGT
Một số địa danh cổ xưa trên đất Ninh Thuận
Xét địa danh trong địa bàn Ninh Thuận hiện tại, chúng ta có thể thấy nhiều sự thay đổi qua nhiều lớp thời gian, và nếu nhắc lại chỉ riêng phần tên núi đồi, sông hồ, tên làng xóm thôi thì cũng có nhiều điều thú vị. Với một diện tích không lớn, song lại chứa đựng bao truyền thống quý báu, bao tình đất, tình người trong lịch sử. Một trong sự quý báu đó là tên đất, tên làng xa xưa mà đôi khi tìm hiểu, ta lại nhớ các bậc tiền nhân khai sơn, phá thạch, kiến tạo nước non nhà.
Đi dọc từ Du Long vào Cà Ná, có thể thấy mấy tên xưa nay hoặc còn lưu lại, hoặc đã thay đổi.
+ Kiền Kiền và Du Long: Tên thường gọi chung cả vùng Bắc tỉnh, nguyên xưa nhất là thời Nhà Nguyễn, có tên là Du Lai. Kể thêm tên Kiền Kiền: hiện nay có thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, ở phía Đông của vùng Bắc tỉnh, liên quan có dãy núi Kiền Kiền, trong có khe nước, từ xưa đặt tên là khe Kiền Kiền. Sách xưa ghi: “Khe Kiền Kiền: ở huyện Yên Phước, nguồn ra từ núi Ba Tiêu, chảy về phía Đông 5 dặm làm suối Du Lai đổ vào đầm làng Đăng“. (Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa – 2006, trang 162).
Đi dọc từ Du Long vào Cà Ná, có thể thấy mấy tên xưa nay hoặc còn lưu lại, hoặc đã thay đổi.
+ Kiền Kiền và Du Long: Tên thường gọi chung cả vùng Bắc tỉnh, nguyên xưa nhất là thời Nhà Nguyễn, có tên là Du Lai. Kể thêm tên Kiền Kiền: hiện nay có thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, ở phía Đông của vùng Bắc tỉnh, liên quan có dãy núi Kiền Kiền, trong có khe nước, từ xưa đặt tên là khe Kiền Kiền. Sách xưa ghi: “Khe Kiền Kiền: ở huyện Yên Phước, nguồn ra từ núi Ba Tiêu, chảy về phía Đông 5 dặm làm suối Du Lai đổ vào đầm làng Đăng“. (Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa – 2006, trang 162).
Một góc xã Lợi Hải, trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc ngày nay
Địa danh Ô Cam ở Ninh Thuận
Xét toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay và trong bản đồ của tỉnh, địa danh Ô Cam, có khi gọi Ô Căm, Ô Câm chỉ còn lưu hành là sông Ô Căm, đập nước Ô Căm thuộc địa phận xã miền núi Phước Trung, huyện Bác Ái được người xưa khởi dựng, bồi đắp.
Thật vậy, theo Nhà báo Sơn Ngọc trong bài “Lễ tế sắc Po Klong Kachhat“ mô tả đồng bào Chăm Bà ni thôn Lương Tri tổ chức cúng tế Po Klong Kachhat thì hệ thống thủy lợi Ô Câm xuất phát từ việc ông Po Klong Kachhat có tài xây dựng hệ thống thủy lợi và kiến thiết ruộng đồng, được vua Po Klong Girai (1151 – 1205) trọng dụng. Po Klong Kachhat đã tổ chức đắp đập Ô Câm và hướng dẫn dân chúng đào mương dẫn nước từ xã Phước Trung về tưới cho đồng ruộng Chà Vum. Nhờ đó người dân địa phương có cuộc sống ấm no. Khi Po Klong Kachhat qua đời, người dân Lương Tri lập đền thờ phụng. Năm Tự Đức thứ 31 (1881), vua có sắc phong ghi nhận công lao của ông. Sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền thờ Po Klong Kachhat.
Thật vậy, theo Nhà báo Sơn Ngọc trong bài “Lễ tế sắc Po Klong Kachhat“ mô tả đồng bào Chăm Bà ni thôn Lương Tri tổ chức cúng tế Po Klong Kachhat thì hệ thống thủy lợi Ô Câm xuất phát từ việc ông Po Klong Kachhat có tài xây dựng hệ thống thủy lợi và kiến thiết ruộng đồng, được vua Po Klong Girai (1151 – 1205) trọng dụng. Po Klong Kachhat đã tổ chức đắp đập Ô Câm và hướng dẫn dân chúng đào mương dẫn nước từ xã Phước Trung về tưới cho đồng ruộng Chà Vum. Nhờ đó người dân địa phương có cuộc sống ấm no. Khi Po Klong Kachhat qua đời, người dân Lương Tri lập đền thờ phụng. Năm Tự Đức thứ 31 (1881), vua có sắc phong ghi nhận công lao của ông. Sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền thờ Po Klong Kachhat.
Suối Lô Pa là mạch nguồn chính của đập Ô Cam và hồ chứa nước Phước Trung chứa trên 2,3 triệu mét khối nước bảo đảm tưới cho hàng trăm hecta đất canh tác. Ảnh: Sơn Ngọc
12 thg 11, 2019
Chợ đêm Pác Ngòi- điểm nhấn của du lịch Ba Bể
Sau gần hai tháng đi vào hoạt động, đến nay chợ đêm Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể ngày càng thu hút, hấp dẫn du khách. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch Ba Bể.
Đoàn khách do anh Vũ Xuân Hùng đến từ Sài Gòn say sưa nghe tiếng đàn tính, điệu then của người Tày Ba Bể.
Chị Sằm Thị Lệ- người dân thôn Pác Ngòi vui vẻ cho biết đã đăng ký bán hàng ở đây từ khi có phiên chợ đầu tiên. Sau gần hai tháng, qua 6 phiên chợ (diễn ra vào tối thứ 6, thứ 7 hằng tuần), lượng du khách ngày một đông hơn. Khách rất thích nên chơi đến muộn, hết giờ quy định bán hàng rồi mà còn chưa muốn về. Hầu hết nông sản của tỉnh Bắc Kạn đều có bán tại đây. Những mặt hàng khách mua nhiều gồm trang phục người Tày, cây đàn tính, trà giảo cổ lam, mật ong, cá khô và tép chua…
Động Nàng Tiên - Hang động đẹp huyền bí ở Na Rì
Động Nàng Tiên thuộc xã Lương Hạ (Na Rì), là một trong những hang động tự nhiên có vẻ đẹp kỳ vĩ, gắn với câu chuyện truyền thuyết huyền bí. Năm 1999 động Nàng Tiên đã được Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du Lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
Từ Quốc lộ 3 rẽ theo Quốc lộ 3B vào khoảng hơn 60km sẽ tới thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì. Con sông Bắc Giang như một dải lụa hiền hòa chảy qua giữa thung lũng tạo thêm cho nơi vùng cao này càng thêm thơ mộng. Từ thị trấn Yến Lạc, qua Phố Cổ theo con đường nhựa chừng 5km hướng Khuổi Hai, xã Lương Hạ thì đến chân núi Phja Trạng. Động Nàng Tiên ẩn mình sau những tán rừng xanh, hoang sơ.
Du khách chiêm ngưỡng các nhũ đá ở Động Nàng Tiên
Từ Quốc lộ 3 rẽ theo Quốc lộ 3B vào khoảng hơn 60km sẽ tới thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì. Con sông Bắc Giang như một dải lụa hiền hòa chảy qua giữa thung lũng tạo thêm cho nơi vùng cao này càng thêm thơ mộng. Từ thị trấn Yến Lạc, qua Phố Cổ theo con đường nhựa chừng 5km hướng Khuổi Hai, xã Lương Hạ thì đến chân núi Phja Trạng. Động Nàng Tiên ẩn mình sau những tán rừng xanh, hoang sơ.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp: Mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam bộ
Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), nằm trên bờ Bắc hạ lưu sông Mê Kông, cách trung tâm TP. Mỹ Tho khoảng 40 km và cách TP. Hồ Chí Minh 110 km về phía Tây - Nam.
Theo các tư liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp vinh dự đón nhận Bằng Di tích cấp Quốc gia.
Theo các tư liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ.
Giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh. Do đó, bảo tồn và phát huy nhằm giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp gắn với phát triển du lịch là việc làm cần thiết hiện nay.
1. Với hàng trăm năm tồn tại, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đi cùng với chiều dài lịch sử và vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng. Nhìn vào chặng đường lịch sử, vào thế kỷ XVIII, thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1696 - 1738), năm 1732 đã thiết lập ở Dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là Dinh Long Hồ (tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay).
Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh.
1. Với hàng trăm năm tồn tại, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đi cùng với chiều dài lịch sử và vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng. Nhìn vào chặng đường lịch sử, vào thế kỷ XVIII, thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1696 - 1738), năm 1732 đã thiết lập ở Dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là Dinh Long Hồ (tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)