Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 4, 2024

Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước lễ giỗ lần thứ 647

Hằng năm, vào các ngày 11-12/2 âm lịch, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tổ chức lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để tưởng nhớ, tri ân công đức của bà đối với dân tộc.

Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, cách Quốc lộ 1 khoảng 18 km về phía Đông. Đền còn có nhiều tên gọi khác là đền Hải Khẩu, đền Bà Hải hoặc đền Chế Thắng phu nhân.

10 thg 4, 2024

Non nước Kỳ Anh

Thị xã Kỳ Anh nằm ở cực Nam của Hà Tĩnh - miền đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử. Trải qua các thời kỳ lịch sử, văn hóa - con người đã tạo ra sức mạnh nội sinh, tiếp tục kiến thiết những giá trị mới…

Dưới bóng Hoành Sơn 

 Toàn cảnh di tích Hoành Sơn Quan.

9 thg 4, 2024

Ngôi đền được làm từ hàng nghìn viên đá ong ở Hà Tĩnh

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho đền Quan Sơn ở thôn Tân Mỹ, xã Tân Dân (Đức Thọ, Hà Tĩnh).


Theo sử sách ghi lại, đền Quan Sơn là ngôi đền cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 600 năm. Đền được người dân địa phương lập để thờ Trần Quốc Trung - một trong hai vị cận thần có công phò Hoàng hậu Bạch Ngọc rời kinh thành Thăng Long về quê lánh nạn, khai khẩn một vùng đất rộng lớn. 


Đền Quan Sơn trước đây là một ngôi đền nhỏ, được bà con trong vùng lợp bằng cỏ tranh. Trải qua hơn 600 năm lịch sử, đền xuống cấp và hư hỏng hoàn toàn. Đến năm 2015, người dân địa phương và con em xa quê đã cùng quyên góp số tiền gần 16 tỷ đồng để tôn tạo lại ngôi đền với các hạng mục chính như: nhà sắp lễ, lầu chiêng, gác trống, nhà lục giác, ngôi tam bảo với 5 ban thờ.


Ông Trần Ngọc Minh - thủ nhang đền Quan Sơn cho biết: "Đền hiện có diện tích khoảng 2.000 m², được xây dựng với vật liệu chủ yếu là đá ong, mua ở các tỉnh phía Bắc. Từ những tảng đá gồ ghề, người thợ đã tỉ mẩn đục đẽo, mài cắt thành những phiến đá vuông vắn, sắc cạnh phù hợp với từng hạng mục. Những phiến đá được liên kết với nhau bằng mạch âm, kết dính bằng một loại keo đặc biệt. Nhờ đó, đã tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính cho công trình".

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho ngôi đền. Ngoài ra, đá ong còn chịu được thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo thời gian lâu dài.

Ngôi đền có nhiều hạng mục như: nhà chờ, nhà đình, nhà hóa vàng, tường rào… đều được làm từ đá ong. 

Nổi bật trên nền kiến trúc bằng đá ong tại đền Quan Sơn là sự độc đáo trong việc sắp xếp tạo hình và chạm trổ hoa văn xưa, hiện diện trên các hạng mục như: cổng, tường và không gian xung quanh. 

Màu sắc nâu đậm chủ đạo của đá ong giúp cho ngôi đền mang vẻ đẹp cổ kính. 

Vật liệu đá ong đã giúp các hạng mục của ngôi đền mang nét đẹp riêng biệt.

Ông Minh cho biết: "Đền Quan Sơn rất linh thiêng, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân trong và ngoài địa phương đến thắp hương, cầu nguyện". 

Đền Quan Sơn có không gian xanh mát, yên tĩnh.

Văn Chung - Trung Dân 

11 thg 3, 2024

Cây thị gần 500 năm tuổi dù rỗng ruột vẫn xanh tươi

Cây thị cổ thụ gần 500 năm tuổi trong khuôn viên đền thờ Tướng công Đặng Đình An ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) dẫu bị rỗng ruột nhưng vẫn xanh tươi, tràn đầy sức sống.

Đền thờ Tướng công Đặng Đình An tọa ở thôn 6, xã Xuân Hồng, lưng dựa vào núi Hồng Lĩnh. Đây là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh được công nhận vào năm 2006.

1 thg 3, 2024

Nhân lên những giá trị nhân văn của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông là nét đẹp văn hóa ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Đây là dịp để lớp hậu bối bày tỏ lòng biết ơn với bậc tiền nhân, thể hiện nỗ lực không ngừng xây dựng quê hương, đất nước.

Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2024), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh, ngành, địa phương đã dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại khu mộ Đại danh y ở xã Sơn Trung (Hương Sơn).

Tự hào khi Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với sự nỗ lực khôi phục, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Điều này khiến người dân địa phương phấn khởi, tự hào.

Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm được tổ chức vào năm 2023.

Theo các tư liệu nghiên cứu, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (Xuân Liên, Nghi Xuân) có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với tục thờ cá Ông (cá voi) của ngư dân địa phương. Các sắc phong lưu giữ tại đền Đông Hải cho thấy, dưới triều Nhà Nguyễn, vào năm Thành Thái thứ 6 (1894) và năm Khải Định thứ 9 (1924), các nhà vua đã giao cho trang Cam Lâm (nay là thôn Cam Lâm, xã Xuân Liên) phụng thờ vị tôn thần Đông Hải Cự Ngư Linh Ứng Chi Thần hay Đông Hải Linh Ứng tôn thần. Việc phụng thờ này cũng gắn liền với lễ hội cầu ngư ở làng Cam Lâm.

21 thg 12, 2023

Báu vật vua ban trong tráp gỗ hơn 100 năm ở Hà Tĩnh

Hai sắc phong vua Khải Định ban cho một vị quan trong dòng họ Nguyễn Xuân (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được các thế hệ con cháu của dòng họ gìn giữ, bảo quản cẩn thận trong tráp gỗ suốt hơn 100 năm qua.

Ông Nguyễn Xuân Sử (57 tuổi) - tộc trưởng dòng họ Nguyễn Xuân (thôn Đồng Sơn, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) cho hay, hơn 100 năm qua, các thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Xuân đều tuân thủ lời căn dặn của cha ông phải trông coi, giữ gìn, thờ phụng cẩn thận kỷ vật tổ tiên để lại - đó là một tráp gỗ hình chữ nhật được sơn son thếp vàng.

"Các con cháu trong dòng họ từ khi sinh ra đã được thế hệ trước căn dặn không được phép mở tráp gỗ ra xem. Có lẽ tổ tiên ra điều lệ như vậy là vì muốn con cháu gìn giữ vật quý được lâu hơn, bởi mở ra xem nhiều sẽ sớm hư hỏng, mai một", ông Sử kể.

20 thg 12, 2023

Sông núi Tam Soa

Trở về thăm lại bến sông, đứng lặng ngắm nhìn mặt nước nơi ngã ba sông, tôi miên man trong dòng hồi tưởng. Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La nước trong veo bình lặng in bóng mây trời Hà Tĩnh đầy nhớ thương...

Một góc bến Tam Soa. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Mênh mông đồi chè Tây Sơn

Tôi ngỡ mình như lạc vào một thế giới cổ tích trước những đồi chè xanh hút tầm mắt, lượn sóng nhấp nhô theo hình xoáy trôn ốc ở Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Cây chè Hương Sơn hiện được trồng mở rộng trên địa bàn nhiều xã với hơn 90 ha.

28 thg 10, 2023

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là học trò của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) nhưng lại là anh em rể với Toản Quận công Nguyễn Khản (1734 - 1786).

Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và Toản Quận công Nguyễn Khản là hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam dưới thời Lê trung hưng. Tuy có mối quan hệ mật thiết, gần gũi nhưng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lại có lối sống, cách hành xử và ứng xử với thời cuộc khác biệt.

Nhà thờ Nguyễn Nghiễm ở Tiên Điền (Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Ảnh: tư liệu.

8 thg 10, 2023

Vườn Quốc gia Vũ Quang - “viên ngọc xanh”

Vườn Quốc gia Vũ Quang được ví như “viên ngọc xanh” của Hà Tĩnh, bởi ở đây không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều cảnh quan độc đáo... mà còn là nơi ghi đậm dấu ấn cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng.

Vườn Quốc gia Vũ Quang được biết đến là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, nơi đây lưu giữ nhiều nguồn gen rất giá trị cho công tác bảo tồn.

Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Vườn Quốc gia Vũ Quang

Ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cảnh sắc thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện lên thật kỳ vĩ, hoang sơ cùng với sự phong phú, đa dạng hiếm có về địa hình, sinh thái và cảnh quan.

Theo chân đoàn khảo sát tiềm năng du lịch của tỉnh, chúng tôi có dịp khám phá những giá trị tiềm ẩn trong Vườn Quốc gia Vũ Quang.

7 thg 9, 2023

Mực nhảy Vũng Áng - món ăn không thể bỏ qua trong dịp lễ

Kỳ nghỉ dài ngày cộng với thời tiết thuận lợi, các bè mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trở thành địa điểm hút khách thời điểm này.

Ngay trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 2/9, nhiều du khách đã lựa chọn Vũng Áng làm địa điểm dừng chân để tận hưởng ẩm thực ngày lễ.

11 thg 8, 2023

Kiểu xây hàng rào “không giống ai” ở thôn miền núi Hà Tĩnh

Từ bao đời nay, người dân thôn Trung Tiến, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn giữ thói quen xây tường rào thấp và có lối tắt để tiện qua lại, thăm hỏi hàng xóm.

Thôn Trung Tiến có 116 hộ dân với 401 nhân khẩu. Từ xa xưa, người dân trong thôn đã có thói quen không xây kín tường rào để tránh chia cách các hộ với nhau. Đặc biệt, các gia đình đều dành một phần diện tích đất để làm lối đi tắt sang nhà hàng xóm. Đây là một nét văn hóa tạo nên sự gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Thôn Trung Tiến nhìn từ trên cao.

Bình minh trên biển Kỳ Xuân

Không tấp nập như bãi biển khác ở Hà Tĩnh, biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) hiện lên dịu dàng, bình yên khi rạng đông...

Nhìn về hướng Đông, những tia nắng đầu tiên hắt lên nền trời tạo ra khung cảnh ấn tượng trên bãi biển Kỳ Xuân.

Về Thạch Hải tắm biển, đón bình minh

Hòa mình vào dòng nước mát khi vừa hừng đông trên biển Thạch Hải (Thạch Hà) đã trở thành thói quen của nhiều người dân Hà Tĩnh để khởi đầu một ngày mới đầy năng lượng.

Ngay từ 4h30 sáng, vừa hừng đông, cũng là lúc dòng người đổ về với biển Thạch Hải (huyện Thạch Hà).

24 thg 7, 2023

Chợ cá Kim Đôi...

Chợ cá làng tôi còn gọi là chợ cá Kim Đôi. Kim Đôi là tên làng ngày xưa, bây giờ là xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Ngư dân Thạch Kim (Lộc Hà) phân loại sản phẩm sau khi đi khai thác về bờ.

Kim Đôi cũng có nghĩa là gò vàng. Cái gò vàng như mũi chân cái nhô ra màu cát vàng vốn là nơi có cửa sông chảy ra biển, gọi là Cửa Sót. Nơi đây giờ thành cảng cá Cửa Sót, cảng cá lớn nhất tỉnh được xây dựng khá khang trang gồm các dãy ki-ốt bán hàng, đại lý xăng dầu cùng một diện tích khá rộng để các loại xe đậu và người dân họp chợ cá, bán buôn rộn ràng, nhộn nhịp.

18 thg 6, 2023

Độc đáo quy trình chế biến món cá tràu kho “queo” làng Yên

Cá tràu kho “queo” của làng Yên (thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn độc đáo ở quy trình chế biến.

Ghé thôn Yên Bình (xã Quang Lộc) vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi được “mục sở thị” quy trình làm món cá tràu kho “queo” tại cơ sở sản xuất Cá kho làng Yên của chị Thái Thị Hà.

Ngắm hồ sen dược liệu của Nhà máy Đông dược Hà Tĩnh

Hoa sen tại Nhà máy Đông dược Hà Tĩnh ngoài việc thu hút nhiều người tới tham quan, chụp ảnh "check in" còn được dùng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dược.

Ông Lê Quốc Khánh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh chia sẻ: "Nhằm tạo không gian xanh - sạch - đẹp cho nhà máy và chủ động nguồn nguyên liệu sạch trong sản xuất các sản phẩm dược, năm 2015, đơn vị đã đầu tư kinh phí cải tạo ao hồ, mua các giống sen chất lượng về trồng và chăm sóc. Ngoài ra, công ty đã xây dựng điểm “check in” giữa hồ sen để tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến chụp ảnh".

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Ngắm vẻ thâm trầm, uy nghi của di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng (xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh) càng thêm tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước.

Trương Quốc Dụng (1797-1864) sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ông nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, 25 tuổi đỗ tú tài, 29 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1829). Trong ảnh:Toàn cảnh Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Quốc Dụng nhìn từ trên cao.