Tháp Eiffel nổi tiếng của thủ đô Paris hoa lệ.
25 thg 10, 2010
20 thg 10, 2010
Chùa Ông Tám
______
Ngọc Phát Riverside là một điểm thư giãn khá lý thú ở thành phố Biên Hòa, với quán cà phê, nhà hàng ven sông,...
Thế nhưng điều tôi muốn giới thiệu với các bạn ở đây không phải là Ngọc Phát, mà là một ngôi chùa mà bạn sẽ đi ngang qua trước khi đến Ngọc Phát Riverside.
Dân gian ở đây quen gọi là chùa Ông Tám, dù tên chính thức là chùa Đại Phước.
Cà phê dĩ vãng
Cà phê Tùng - Đà Lạt
Dịp ấy, cha con tôi đi Đà Lạt.
Tôi đọc ở đâu đó nói rằng quán cà phê Tùng ở khu Hòa Bình (Đà Lạt) là nơi Trịnh Công Sơn đã từng lui tới, và cũng là nơi ông đã lần đầu tiên gặp ca sĩ Khánh Ly. Cậu con nhỏ của tôi - vốn say mê nhạc Trịnh và giọng ca Khánh Ly - không thể nào bỏ qua một địa điểm đầy ấn tượng như vậy. Thế là chúng tôi tìm đến cà phê Tùng, nơi của một thời.
Dịp ấy, cha con tôi đi Đà Lạt.
Tôi đọc ở đâu đó nói rằng quán cà phê Tùng ở khu Hòa Bình (Đà Lạt) là nơi Trịnh Công Sơn đã từng lui tới, và cũng là nơi ông đã lần đầu tiên gặp ca sĩ Khánh Ly. Cậu con nhỏ của tôi - vốn say mê nhạc Trịnh và giọng ca Khánh Ly - không thể nào bỏ qua một địa điểm đầy ấn tượng như vậy. Thế là chúng tôi tìm đến cà phê Tùng, nơi của một thời.
19 thg 10, 2010
Thuyết luân hồi
Nhà Phật có thuyết luân hồi, cho rằng người ta khi chết đi sẽ được đầu thai sang kiếp sau. Kiếp trước người ta ăn ở thiện ác như thế nào, điều đó sẽ được báo ứng ở kiếp sau như thế ấy.
Chuyện Thủ Huồng có một tình tiết liên quan đến việc đầu thai.
Chuyện kể rằng vua Đạo Quang nhà Thanh bên Tàu khi sinh ra thì trong lòng 2 bàn tay một bên có chữ Thủ, một bên có chữ Huồng. Chữ Thủ thì là chữ Hán rồi, còn chữ Huồng là chữ Nôm. Hồi xưa chưa có Google, Yahoo gì ráo cho nên các đại quan nhà Thanh chả biết làm sao để search coi trên tay của thái tử nhà mình có chữ gì và ý nghĩa ra sao.
Đến khi Đạo Quang lên ngôi vua, ông bèn cử sứ thần sang Việt Nam để hỏi thăm coi có ai biết không. Thế rồi họ biết đó là chữ Thủ Huồng, và cũng biết rằng đó là tên của một người ở cù lao Phố, qua đời đã lâu, ông ta có xây một ngôi chùa tên Thủ Huồng tại nơi mình đã sinh sống.
Chuyện Thủ Huồng có một tình tiết liên quan đến việc đầu thai.
Chuyện kể rằng vua Đạo Quang nhà Thanh bên Tàu khi sinh ra thì trong lòng 2 bàn tay một bên có chữ Thủ, một bên có chữ Huồng. Chữ Thủ thì là chữ Hán rồi, còn chữ Huồng là chữ Nôm. Hồi xưa chưa có Google, Yahoo gì ráo cho nên các đại quan nhà Thanh chả biết làm sao để search coi trên tay của thái tử nhà mình có chữ gì và ý nghĩa ra sao.
Đến khi Đạo Quang lên ngôi vua, ông bèn cử sứ thần sang Việt Nam để hỏi thăm coi có ai biết không. Thế rồi họ biết đó là chữ Thủ Huồng, và cũng biết rằng đó là tên của một người ở cù lao Phố, qua đời đã lâu, ông ta có xây một ngôi chùa tên Thủ Huồng tại nơi mình đã sinh sống.
Nhà Bè nước chảy chia hai
Cần Giờ
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về
Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về
17 thg 10, 2010
Chuyện tình nơi cửa Phật
Ngôi chùa trong ảnh nhỏ là chùa Đại giác, hay còn gọi là Đại giác cổ tự, một trong 2 ngôi chùa cổ nhất của đất Đồng Nai (và cả miền Nam).
Chùa Đại Giác được dựng từ khoảng đầu thế kỷ XVII. Vào năm 1779, công chúa thứ ba của vua Gia Long là Nguyễn Thị Ngọc Anh, trên đường chạy trốn quân Tây Sơn đã có thời gian trú ngụ tại chùa này. Khi lên ngôi vua, Nguyễn Ánh nhớ ơn đã ban chiếu trùng tu và phụng cúng pho tượng A-di-đà lớn bằng gỗ cao 2,56m (hiện vẫn còn ở chùa). Vì vậy nhân dân địa phương còn gọi là chùa Phật Lớn. Đến thời Minh Mạng, chùa tiếp tục được tu sửa. Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã cúng một bức hoành phi lớn đề ba chữ "Đại Gíác Tự" treo trước chánh điện.
Có lẽ thông tin và hình ảnh về ngôi chùa này chưa đủ thu hút các bạn. Vậy xin các bạn bỏ thêm chút thời giờ đọc câu chuyện sau nhé.
14 thg 10, 2010
Về Trúc Lâm Tây Thiên
Nhiều người trong chúng ta đã từng rơi vào cõi vô vi với câu ca:
Mênh mênh mang mang phù vân Yên tử
Vi vi vu vu Trúc lâm Thiền tự
Đối với tôi, mấy chữ Trúc lâm Thiền tự càng tạo nên một cảm giác khó tả.
6 – 7 năm trước, tôi tự dưng muốn mình trở thành một Trần Nhân Tông, bỏ cả cung đình, bỏ cả vinh quy để vi vi vu vu nơi Trúc lâm Thiền tự. Tôi muốn gác sang một bên mọi nỗi suy tư tính toán trong kinh doanh để được thanh thản tâm hồn.
Và tôi đã làm như thế thật.
Và tôi đã thất bại...
Và tôi đã thất bại...
Cuộc kinh doanh như một vòng xoáy đã cuốn ta vào đấy. Ta quay cuồng với cơn lốc.Tôi không thể ra khỏi cơn lốc ấy.
Sự buông tay để tìm cảnh thanh nhàn đã khiến cơn lốc lôi tôi vào vực thẳm.
8 thg 10, 2010
Trống trận Tây Sơn
Ở Bình Định có Bảo tàng Quang Trung. Ở Bảo tàng Quang Trung có biểu diễn trống trận Tây Sơn.
Chắc các bạn đã nghe nói về trống trận Tây Sơn? Đó là một loại nghệ thuật – võ thuật kỳ diệu. Truyền thuyết kể rằng trong trận Hà Hồi – Ngọc Hồi, tiếng trống trận Tây Sơn âm vang trong đêm đã làm kinh hoàng bạt vía quân tướng nhà Thanh, ngỡ như muôn vạn binh tướng nhà Trời đang tiến công.
Bảo tàng Quang Trung - Ảnh: PHN năm 2010
Chắc các bạn đã nghe nói về trống trận Tây Sơn? Đó là một loại nghệ thuật – võ thuật kỳ diệu. Truyền thuyết kể rằng trong trận Hà Hồi – Ngọc Hồi, tiếng trống trận Tây Sơn âm vang trong đêm đã làm kinh hoàng bạt vía quân tướng nhà Thanh, ngỡ như muôn vạn binh tướng nhà Trời đang tiến công.
7 thg 10, 2010
Thấy tiền là ham!
Bà nào?
Trên chuyến xe đi du lịch, hắn quay qua hỏi tui:
Tui chịu thua.
Hắn cười hả hả, nói:
- Tui đố ông, Bà nào có nhiều... lông nhứt?
Tui chịu thua.
Hắn cười hả hả, nói:
- Dzậy mà cũng khoe là chiên da đi du lịch. Bà Rịa, biết chưa?
- Bà Rịa có Long Hải, Long Đất, Long Điền... Vậy hông phải là có nhiều long nhất à?
4 thg 10, 2010
Bông điên điển ở miền Đông
Hồi xưa, sau ngày Giải phóng miền Nam, tôi – một gã thư sinh trói gà không chặt, chỉ biết đi học thôi chứ chả biết làm gì – bắt đầu hiểu thế nào là “Lao động là vinh quang”.
Ba là công chức chế độ cũ, đi học tập cải tạo hơn 4 tháng. Má ở nhà cùng các con đi làm ruộng, làm rẫy để kiếm sống.
Tôi biết cây điên điển từ hồi đó.
Nhà tôi trồng lúa trên vuông đất trũng nhỏ (gọi là bàu). Điên điển là một loại cỏ dại, sống khỏe, sống mạnh ở những vùng nước như vậy. Nó có lá giống như lá cây mắc cỡ (mà người ta gọi một cách thơ mộng là hoa trinh nữ), nhưng thân thon thả hơn, và không có gai. Nó cũng không biết khép lá ngây thơ như hoa trinh nữ, chỉ khép lá vào buổi chiều tối.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)