Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 12, 2023

Thiên Lộc Đường và các nhà thuốc bắc ở Phú Nhuận

Trước năm 1975 riêng ở quận Phú Nhuận của thành phố Sài Gòn, giới chủ tiệm thuốc bắc làm ăn phồn thịnh, số tiệm mở ra khá nhiều mà vẫn có khách…

Vào những năm Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc giữa thập niên 30 thế kỷ trước, có một gia đình gồm đông y sĩ La Đinh cùng vợ, con trai là La Hiên di cư từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đến Sài Gòn. Lúc đó, khu Chợ Lớn tuy có đông đúc người Hoa nhưng ông La Đinh quyết định tìm về Phú Nhuận để sinh sống, trên con đường chính của vùng này là Louis Berland (năm 1952 đổi thành Võ Di Nguy, nay là đường Phan Đình Phùng).

Vài năm sau, năm 1942, tại tư gia ở số nhà 293, sau đổi thành 261 đường Louis Berland, ông La Đinh mở một nhà thuốc bắc hành nghề sở trường của ông, cũng là nghề chính của nhiều người Hẹ (Khách Gia). Nhà thuốc lấy tên Thiên Lộc Đường (hiện nay là tiệm sơn Thạnh Phát Jotun). Nhãn hiệu của Thiên Lộc Đường là “nhạo rượu” in trên nhãn giấy và trên bảng hiệu.

Đông y dược sĩ La Đinh, chủ nhân nhà thuốc Thiên Lộc Đường.

29 thg 11, 2023

Lễ cúng trăng Ok Om Bok của người Khmer ở Sài Gòn

Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10.


Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ để ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt cốm dẹp với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng.

20h30, tại chùa Chantarangsay, quận 3, hàng trăm người đứng xung quanh sư trụ trì Danh Lung, chờ được hoà thượng đút cốm dẹp. Theo truyền thống, vị chủ trì buổi lễ vừa đút cốm và sẽ hỏi ước nguyện của mọi người trong tương lai.

Hầm bí mật dài gần 100 m trong ngôi đình cổ ở TP HCM

Đình Phong Phú, TP Thủ Đức, được xây dựng cuối thế kỷ XIX, phía dưới chánh điện có đường hầm, từng là nơi trú ẩn của bộ đội trong chiến tranh.


Đình Phong Phú nằm trên con đường cùng tên ở phường Tăng Nhơn Phú B, xây dựng khoảng năm 1880, thờ Thành hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam.

Đình mang phong cách truyền thống của miền Nam, với các hạng mục chính theo trục dọc như cổng tam quan, vỏ ca, tiền điện, chánh điện. Đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, trái là nhà rửa rau quả.

25 thg 11, 2023

Kỷ vật của người lính trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

177 kỷ vật của người lính, dân công, bác sĩ...được trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, gợi nhớ về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.


Từ ngày 21/11 đến đến hết tháng 3/2024, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày chuyên đề "Kỷ vật thời kháng chiến", giới thiệu 177 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, kỷ vật đến công chúng.

Các kỷ vật là hành trang của các tướng lĩnh, cựu binh, tù chính trị trên các mặt trận khác nhau như văn công Quân Giải phóng miền Nam, nữ chiến sĩ miền Nam, đội ngũ y bác sĩ, phóng viên chiến trường sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

7 thg 11, 2023

Đi uống cà phê vợt trong Chợ Lớn

Không biết ở Sài Gòn hiện nay còn bao nhiêu quán cà phê vợt. Search trên Google thấy có những bài viết: 5 quán cà phê vợt ở Sài Gòn có tuổi đời lâu nhất, 4 quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn, 3 quán cà phê vợt lâu năm - nhất định phải thử khi ở Sài Gòn...

Dù 5, 4 hay 3 thì trong danh sách ấy thế nào cũng có tên quán cà phê Ba Lù, ở đường Phùng Hưng, phường 14, quận 5. Những quán cà phê kể trên đều có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, và có một mạch suy luận logic như vầy: đã lâu năm ắt phải pha cà phê bằng vợt, và đã pha bằng vợt ắt phải là quán của người Hoa.

Suy luận trên có phần áp đặt, vì có những quán cà phê lâu năm nhưng từ xưa đã pha bằng phin (như các quán Tây ở quận Nhứt) hay quán đã từng pha bằng vợt nhưng đã chuyển sang pha phin từ lâu. Và hai nữa là quán cà phê vợt ban đầu có thể của người Hoa thiệt, nhưng ngay sau đó có không ít quán của người Việt (cũng tồn tại lâu năm).

Tuy nhiên, nếu chọn một quán cà phê đáp ứng cả 3 tiêu chí: lâu năm, cà phê vợt, quán của người Hoa, thì cà phê Ba Lù xứng đáng để chọn làm điểm đến tiêu biểu.

31 thg 10, 2023

Vẻ đẹp gốm Sài Gòn hơn 100 năm tuổi

200 hiện vật sinh hoạt và thờ cúng, do lò gốm Sài Gòn sản xuất từ giữa thế kỷ 19 đến 20, được trưng bày ở bảo tàng TP HCM, quận 1.


Triển lãm "Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận, nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ", diễn ra đến tháng 12, giới thiệu 200 cổ vật về các dòng gốm trong trang trí, kiến trúc tín ngưỡng, sinh hoạt đời thường.

Gốm Sài Gòn ra đời và phát triển thế kỷ 18, địa danh xóm Lò Gốm đã được ghi nhận trong sách Gia Định Thành Thông Chí của danh nhân Trịnh Hoài Đức và trên bản đồ Gia Định của võ tướng Trần Văn Học.

24 thg 10, 2023

Loạt bảo tàng hấp dẫn tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng Áo dài là những địa điểm tham quan đặc sắc, giàu ý nghĩa vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

1. Nằm ở số 36 Lý Thường Kiệt, khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong số ít các bảo tàng ở Việt Nam được biết đến rộng rãi trên bản đồ du lịch quốc tế. Cơ sở này được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

7 thg 10, 2023

Cây cổ thụ uốn éo như rắn, được “phong thần” ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Có thể nói, cây cổ thụ này chính là một “báu vật sống”, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP HCM.

Cạnh khu chuồng nuôi hổ trắng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn có một cây gùi cổ thụ hình dáng hết sức lạ mắt.

4 thg 10, 2023

Lễ Nghinh Ông độc đáo ở biển Cần Giờ

Hàng nghìn người dân tham gia lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về lăng Ông Thủy Tướng tại Cần Giờ, TP.HCM, chiều 30/9.

Lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về lăng Ông Thủy Tướng diễn ra chiều 30/9. Đây là hoạt động gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

27 thg 9, 2023

Huyền thoại Trương Văn Thanh

Đối với giới sưu tầm nghệ thuật, nhất là với những người thích sưu tầm tranh mỹ nghệ cao cấp của các công ty mỹ nghệ miền Nam trước 1975 như Thành Lễ, Trần Hà hay Mê Linh, họa sĩ Trương Văn Thanh là một nhân vật bí ẩn trong tâm trí của họ.

Qua những câu chuyện chắp vá được từ lời kể của những họa sĩ hay người sưu tầm tranh trước 1975, ông Trương Văn Thanh cùng họa sĩ Nguyễn Thành Lễ gây dựng nên Công ty mỹ nghệ Thanh & Lễ, một công ty mỹ nghệ có nhiều sản phẩm sơn mài, sơn khắc và cẩn được đánh giá cao. “Thanh & Lễ” là tiền thân của Công ty Thành Lễ rất nổi tiếng sau này.

Không có nhiều tài liệu viết về ông Trương Văn Thanh dù sau này khi tách ra từ Công ty “Thanh & Lễ”, ông có công ty mỹ nghệ riêng mang tên mình và vẫn được đánh giá là công ty làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nằm trong nhóm xuất sắc nhất của mỹ nghệ miền Nam trước năm 1975 và cả sau này.

Trong cuốn Niên giám văn nghệ sĩ và Hiệp hội văn hóa Việt Nam 1969-1970, họa sĩ Trương Văn Thanh chỉ được đề cập đến với vài dòng vắn tắt: sinh ngày 18.3.1918 tại Tân Thuận Đông, Sa Đéc, theo học trường Mỹ nghệ đồ gốm, sơn mài, điêu khắc Bình Dương, tỉnh Thủ Dầu Một trong bốn năm. Và các hội đoàn ông đang tham gia.

Ông bà Trương Văn Thanh cùng ba cô con gái khi còn nhỏ. Ảnh: TLGĐ

23 thg 9, 2023

Lò bánh pía Triều Châu nặn tay 75 năm ở TP HCM

Lò bánh Triệu Minh Hiệp đã truyền qua 3 đời, lưu giữ cách làm thủ công món bánh pía truyền thống của người Hoa gốc Triều Châu.

Vào dịp rằm tháng tám, người Hoa gốc Triều Châu ở TP HCM thường tặng nhau những hộp bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. Ông Triệu An, chủ tiệm bánh pía Triệu Minh Hiệp ở quận 6, nói hiện không còn nhiều tiệm làm bánh pía thủ công ở TP HCM. Loại bánh này gắn bó với đời sống người Triều Châu qua nhiều thế hệ, không thể thiếu trong các dịp cưới xin, lễ Tết. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".

Ông An cho biết bánh pía không phổ biến như bánh Trung thu kiểu Quảng Đông thường thấy trên thị trường. Hầu như chỉ người Triều Châu mới sử dụng bánh pía vào dịp Trung thu.

Hộp bánh pía truyền thống người Triều Châu thường tặng nhau dịp Trung thu.

19 thg 9, 2023

Dinh thự Pháp 151 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Trải qua hơn 150 năm, tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp lưu giữ vẻ đẹp cổ điển đặc trưng kiến trúc cuối thế kỷ 19 cùng không gian phủ xanh cây lá.

Khu nhà Tổng lãnh sự quán Pháp TP HCM chiếm hai mặt tiền ở ngã tư Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi, quận 1. Trong khuôn khổ chương trình Ngày Di sản châu Âu 2023, địa điểm mở cửa tham quan miễn phí, chào đón cư dân thành phố và du khách một ngày duy nhất 16/9. Ảnh: Thịnh Vượng

18 thg 9, 2023

Phố lồng đèn tấp nập tối cuối tuần

Nửa tháng trước trung thu, khu phố lồng đèn Quận 5 thu hút biển người dạo phố, ngắm đèn, mua sắm.


Như thói quen mấy chục năm nay, các con đường Lương Nhữ Học - Phú Đinh - Lão Tử được các gia đình và cư dân tại TP HCM chọn làm điểm đi chơi cuối tuần cận Tết Trung thu. Trong đó, phố đi bộ Phú Đinh đông đúc nhất bởi là con phố lồng đèn chính của khu vực Chợ Lớn.

13 thg 9, 2023

Ông chủ 'sê-ri' rạp ở Sài Gòn

Sài Gòn từng có gần cả trăm rạp hát, rạp chiếu bóng trải dài khắp các quận nội, ngoại thành. Nhưng ai là người sở hữu nhiều rạp nhất Sài Gòn? Dưới đây là câu chuyện từ hậu duệ của ông chủ "sê-ri" - chuỗi hơn 10 rạp hát, rạp chiếu bóng xưa ở Sài Gòn.

Ông Tư Thiêm nổi danh đất Bắc

Một câu chuyện lưu truyền trong giới mê rạp hát - rạp chớp bóng trước năm 1975 kể rằng ở Sài Gòn thập niên 1950, từng có ông chủ của "chuỗi" rạp trải dài từ trung tâm Sài Gòn qua khu Tân Định, Gia Định. Lời đồn ấy có thật? Tháng 6.2023, tôi đã được gặp ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi (Q.11, TP.HCM), cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, để tìm hiểu câu chuyện này. Ông Tiến cho biết ông là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975.

Poster phim chiếu rạp Đại Đồng Sài Gòn. Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn

Sài Gòn xưa từng có hàng trăm rạp hát, rạp chớp bóng; nhưng nay, hầu hết các rạp đã hư hỏng nặng, hoang phế hoặc chuyển đổi công năng.

Trong số hàng trăm rạp chớp bóng xưa, có một gia đình gốc Bắc di cư vào Sài Gòn năm 1954 đã gầy dựng hàng loạt rạp từ những năm 1954 – 1975. Đó là gia đình ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM. Thuở mới vào miền Nam lập nghiệp, ba ông là ông Nguyễn Thiêm đã cho xây hàng chục rạp hát từ Sài Gòn đến Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Một trong những dấu ấn mà gia đình ông còn giữ lại được trong chuỗi hơn 10 rạp hát của ba mẹ, có thể kể đến: Đại Đồng Sài Gòn (đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM), rạp Thăng Long (đường Cống Quỳnh, Q.1), rạp Quốc Thái (đường 3 Tháng 2, Q.11)… Ông Nguyễn Tiến cùng gia đình được giữ lại một phần các rạp hát kể trên, đồng sở hữu với các cơ quan quản lý nhà nước sau năm 1975.

Ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975, đứng trước rạp Quốc Thái trên đường 3 Tháng 2, Q.11, TP.HCM. Gia đình ông Tiến đang ở phần nhà giữ xe xưa kia của rạp Quốc Thái. NGỌC DƯƠNG

12 thg 9, 2023

Tượng Phật Thích Ca ở chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi ở TPHCM là một ngôi chùa nổi tiếng, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, là một danh lam thắng cảnh. Trọng tâm của chùa là ngôi chánh điện, và trọng tâm của ngôi chánh điện tất nhiên là tượng Phật Thích Ca được thờ nơi ấy. Điều hãnh diện cho người dân Biên Hòa là bức tượng này do một nghệ nhân lỗi lạc của Biên Hòa tạo tác: Điêu khắc gia Lê văn Mậu. Thầy Lê văn Mậu lúc đó là hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa (nay là trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai).

Chùa Xá Lợi hiện nay, tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3

Cơm cháy chà bông Sài Gòn

Chẳng biết từ bao giờ, cơm cháy chà bông lại trở thành món ăn vặt mà thực khách không thể bỏ qua ở chốn phồn hoa như Sài Gòn.

Cơm cháy chà bông tại Sài Gòn gợi lên những hình ảnh hấp dẫn và thú vị. Cơm được chiên đến khi trở nên vàng ươm và giòn rụm, tạo nên một cảm giác mê hoặc chỉ khi nhìn qua. Chà bông thơm phức, với màu sắc đặc trưng của thịt heo khô, được rải đều trên từng hạt cơm. Hòa quyện cùng nhau, cơm cháy chà bông tại Sài Gòn trở thành một tác phẩm ẩm thực tuyệt vời.

Mộ cổ các nhân tài thời vua Gia Long

Được an táng ở Sài Gòn - Gia Định, các vị quan võ, quan văn nổi tiếng này là nhân tài kiệt xuất đã góp phần giúp vua Gia Long lập nên triều đại của mình.

1. Nằm tại quận Bình Thạnh, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt hay lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500 m².

1 thg 9, 2023

Lễ cúng cô hồn của gia đình người Hoa ở Sài Gòn

Sau khi xong mâm cúng, ông Trần Ban Trí ở quận 5 tung gần 10 triệu đồng ra đường cho nhiều thanh niên giành giật, để xua đi xui xẻo, chiều Rằm tháng 7.


15h, ngày 30/8 (Rằm tháng 7), ông Trần Ban Trí (áo trắng) bắt đầu bày biện mâm lễ cúng cô hồn tại cửa hàng ở góc đường Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo B. Ông cho biết, ba đời gia đình ở khu vực này buôn bán thuốc, năm nào cũng làm lễ cúng cô hồn.

"Với người Hoa, tục cúng cô hồn là nghi lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, nhất là với người kinh doanh", người đàn ông 66 tuổi nói, cho biết việc cúng tế là cách để san sẻ sự bất hạnh với những linh hồn lang thang, để họ không quấy nhiễu, cho gia chủ được yên ổn làm ăn.

30 thg 8, 2023

Cổ vật của 4 triều đại trưng bày ở Sài Gòn

Gần 200 hiện vật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM, quận 1.


Triển lãm mang chủ đề "Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép" giới thiệu 170 cổ vật của 27 nhà sưu tập trên cả nước. Hiện vật thuộc bốn triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê và Nguyễn, trải dài từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

Các hiện vật này chủ yếu là gốm Việt Nam với nhiều loại đồ gia dụng, thờ cúng, trang trí, đồ dùng để uống trà, rượu. Ngoài ra còn có gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc, Pháp sản xuất.