31 thg 10, 2015

Làng Cựu hoài cổ

Làng Cựu (xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội) thấp thoáng sau rặng tre già, sau con đê hoa dại chạy dọc 2 bên đường. Buổi chiều dịu dàng đó, tôi đã lặng lại bên ngôi làng cổ kính, rêu phong mà trầm tịch, u hoài.

Sân nhà rợp đầy cây lá khô, cỏ dại mọc um tùm 

Tôi thong dong bước đi vào làng. Qua con cổng nhỏ đã thấy nét thời gian hằn vết những lối đi ngõ nhỏ. Hun hút trong những lối sâu, tối, là một vài ngôi nhà cổ.

Đậm đà mắm biển Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết được làm chủ yếu từ cá cơm, với nhiều loại như cá cơm than, cá cơm sọc tiêu, sọc phấn… mà ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Theo những người làm nước mắm lâu năm ở Phan Thiết, chất lượng nước mắm còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, tốt nhất là vào tháng Tám ta, lúc cá béo, ít mỡ, cơ thịt mềm mại, mới cho nước mắm ngon nhất và đạt độ đạm cao nhất.


Từ tháng Tư đến tháng Tám Âm lịch, khi có gió nồm từ vùng biển phía Nam cũng là lúc cá cơm xuất hiện. Cá cơm đánh bắt được phải qua khâu tuyển lựa kỹ, loại bỏ những con không được tươi hoặc quá nhỏ vì đây là yếu tố quyết định chất lượng nước mắm.

30 thg 10, 2015

Thánh đường Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn

Nếu thánh đường Rahim (45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa) được xem là ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn  (xây dựng năm 1885) thì thánh đường Musulman (còn gọi là Thánh đường Đông Du, tọa lạc tại 66 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1) được xem là ngôi thánh đường lớn nhất và là thánh đường trung tâm của Sài Gòn. Thánh đường Đông Du được xây dựng năm 1935, sau thánh đường Rahim đúng 50 năm. Thánh đường Rahim do tín đồ Hồi giáo Malaysia xây, còn thánh đường Musulman do tín đồ Hồi giáo Ấn độ.


Thánh đường Hồi giáo xưa nhất Sài Gòn

Ngôi thánh đường Hồi giáo được ghi nhận xưa nhất Sài Gòn là Thánh đường Rahim, tọa lạc tại 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Thánh đường này do tín đồ Malaysia xây dựng năm 1885. Mặt ngoài thánh đường có ghi rõ:

MASJID AL RAHIM
Malaysia - Indonesia
Since 1885

Mùa chanh đào về

Cứ tháng 9, tháng 10, chanh đào lại là thứ quả được các bà nội trợ tìm kiếm nhiều nhất. Ở Việt Nam có khoảng 20 loại chanh khác nhau nhưng chanh đào vẫn được xem là loại quý nhất. 

Các bộ phận của cây chanh đào đều được coi là những vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị một số loại bệnh - Ảnh: Thảo Nga 

Chanh đào được trồng ở nhiều nơi, phổ biến là một số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình. Đặc biệt phải kể đến đất Cao Phong (Hòa Bình), bởi chanh ở đây ngon và chất lượng hơn so với các nơi khác do điều kiện đặc thù khu vực địa lý, địa hình.

Ngây ngất giữa đồng hoa ngũ sắc ở Mộc Châu

Mùa đông tại Mộc Châu (Sơn La), trên những cánh đồng ngô đã thu hoạch đang chờ vào mùa vụ mới, những loài hoa dại đua nhau khoe sắc. Nổi bật nhất trong đó là loài hoa ngũ sắc (còn có tên là ngũ vị).


Loài hoa dại rất bình thường này cứ chờ khi cây ngô đã rạc đi mới vươn mình lên xanh nhợt nhạt, không có gì đáng chú ý. Ấy thế mà qua độ một tháng, những đồng ngô bỏ hoang ấy sáng bừng lên sắc tím dịu nhẹ, hoang dại.

Hoa ngũ sắc ở Mộc Châu đẹp lắm, đẹp vì sức sống mãnh liệt, nhỏ bé, mong manh nhưng trải rộng khắp các sườn đồi dọc đường QL 6 từ Vân Hồ lên tới Mộc Châu. Dường như chúng đã phải ấp ủ cả năm trời để chờ đến thời điểm đầu đông mà vươn lên khoe mình cùng thiên nhiên. 

Đặc sản mùa thu từ chim ngói

Cái lạnh mùa thu làm nhiều người nhớ đến hơi ấm và hương thơm béo ngậy của xôi chim ngói hay màu vàng cánh gián của món chim ngói nướng.

Chim ngói thường xuất hiện nhiều vào dịp tháng 10. Thịt có mùi thơm đặc trưng, ngọt, vị béo ngậy và được chế biến thành nhiều món ngon đặc sản, thu hút thực khách, nhất là vào những ngày thu se lạnh.

Xôi chim ngói 

Món này có giá khoảng 150.000 đồng một đĩa. 

Ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam

Nếu có dịp đến Đường Lâm, bạn đừng bỏ qua ngôi chùa có nhiều tượng nghệ thuật được gọi với cái tên rất mộc mạc, chùa Mía.

Chùa Mía (tên chữ: Sùng Nghiêm tự) là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Từ ngoài vào, tam quan nhà chùa nằm ngay dưới tán cây đa cổ thụ 400 năm tuổi, trông rất cổ kính, thâm nghiêm. 

29 thg 10, 2015

“Con cá tràu bơi từ sâu lên cạn”

Đấy là câu nói ngụ ý của nhiều người dân miền Trung đối với con cá tràu (cá lóc, cá quả, cá chuối) có thể chế biến những món ăn ngon: nấu canh chua, hấp, um khế, trộn gỏi… 

Nguyên liệu chủ yếu chế biến món cá tràu nấu với nấm rơm - Ảnh: Minh Kỳ 

Thuở nhỏ, bọn trẻ chúng tôi thường theo chân người lớn đi tát ao bắt cá. Khi ao sắp cạn, cá quẫy rột roạt trong vũng nước dưới đáy nghe thật vui tai, lòng tràn đầy phấn khích. Nhưng bản năng cá tràu rất tinh khôn, chúng thường ẩn nấp trên những lùm cỏ ven bờ hay chúi đầu vào bùn tìm cách trốn thoát.

​Cao lầu khô, món quà nơi phố Hội

Cao lầu khô Hội An là sự hòa quyện nhiều thực phẩm khác nhau nhưng dễ nhận ra sự khác biệt bởi sợi cao lầu không giống bún lẫn phở hay hủ tiếu, khi thưởng thức lại thấy thân quen, đậm đà, đầy ý nhị.

Cao lầu khô bày bán ở các ngã phố Hội An - Ảnh: Thanh Ly 

Cách chế biến sợi cao lầu Hội An có nhiều điểm lạ nếu không muốn nói là đặc biệt. Người Quảng Nam thường ngâm gạo và xay thành nước bột, sau đó hấp chín thành những lá mì trên nồi nước sôi bằng một tấm vải. Lá mì được xắt thành sợi để ăn tạo nên món mì Quảng đặc trưng.

Lạc vào tiên cảnh trên hành trình tìm chùa Địa Ngục

Nhắc đến Tam Đảo, người ta nghĩ ngay đến một 'Sa Pa' thứ 2 chỉ cách Hà Nội chừng 60km, nơi có những giàn su su trĩu quả, xanh mát. Nơi sương lạnh bảng lảng bay ngang đầu. Nhưng trong lòng Tam Đảo vẫn còn một nơi tựa tiên cảnh mà chưa chắc tất cả du khách đến thăm Tam Đảo đã có cơ hội khám phá. Đó là chốn thiên đàng trên đường tìm đến chùa Địa Ngục.

Con đường dẫn vào chùa Địa Ngục cực kỳ thú vị 

Nằm sâu trong rừng quốc gia Tam Đảo, chùa Địa Ngục là điểm đến của cuộc hành trình trekking mà nhiều bạn trẻ mong muốn chinh phục và đặt chân khám phá. Ngay cái tên “chùa Địa Ngục” đã mang đến cho mọi người cảm giác một nơi đầy sự bí ẩn, chút liêu trai và chút hoang mang. Thế nhưng bạn biết không, con đường này lại cực kì thú vị và nhiều cảnh đẹp tựa chốn bồng lai, hoang sơ, mê mải.

Mùa gặt nơi vùng biên Y Tý

Là một trong 22 xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, xã Y Tý, thu hút mọi người bởi những thửa ruộng bậc thang vàng ươm no đủ.

Là một trong 22 xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, xã Y Tý nằm ở độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển.

28 thg 10, 2015

Chuyện của những hạt bàng Côn Đảo

Lần đầu nhận được món quà là một hộp hạt bàng sấy khô pha chút muối mằn mặn, tôi đã rất ngạc nhiên và mừng rỡ. 

Tuổi thơ tôi từng có những ngày tha thẩn trưa nắng tìm hạt bàng tươi rơi rụng rồi lấy đá đập ra ăn nhân bên trong. Giờ, trên tay có hẳn một hộp hạt bàng từ Côn Đảo, gửi kèm những câu chuyện kể về vùng đất thiêng hào hùng và lãng mạn… 

Hạt bàng phơi trên vỉa hè ở Côn Đảo 

Mành trúc Tân Thông Hội

Vốn là vùng đất trồng nhiều tre, trúc, huyện Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh) rất thuận lợi cho việc sản xuất các mặt hàng thủ công mây, tre đan. Trong đó, sản phẩm mành trúc Tân Thông Hội đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. 

Trong những năm gần đây, nguyên liệu trúc ở Củ Chi đang cạn kiệt dần nên các cơ sở sản xuất mành trúc ở đây phải tìm mua nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ưu điểm của cây trúc miền Tây thường già nên có độ bóng, dày, tròn đẹp hơn hẳn, giúp chất lượng sản phẩm mành trúc theo đó cũng được nâng lên.

Mành trúc Tân Thông Hội được sản xuất hoàn toàn bằng đôi tay khéo léo, điêu luyện của những người thợ lành nghề. Nguyên liệu trúc để làm mành thường là phần ngọn có đường kính nhỏ, tròn đều. Ban đầu, những nhánh trúc được cạo sạch lớp lụa bên ngoài trước khi cắt đều thành từng đoạn nhỏ có chiều dài 6cm, ngâm trong nước bồ hòn để chống mối mọt. Sau đó đem phơi khô chừng hai nắng hoặc sấy ở nhiệt độ từ 70-80 độ C là đạt yêu cầu.

Nguyên liệu trúc sử dụng sản xuất mành thường là phần ngọn có đường kính nhỏ, tròn đều.

Theo thuyền phụng du ngoạn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Nếu như gần 10 năm trước, Nhiêu Lộc – Thị Nghè là dòng kênh ô nhiễm nhất Sài Gòn thì giờ đây dòng kênh này đã thực sự hồi sinh với làn nước trong xanh, không gian thoáng mát, trong lành hai bên bờ kênh sau các dự án cải tạo. Đặc biệt, sau khi công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đưa vào khai thác tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ tháng 9/2015 với những chiếc thuyền phụng chở khách thì tuyến du lịch này trở nên thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. 

Trên thế giới, loại hình du lịch trên kênh, rạch nội đô rất thu hút du khách ở các thành phố châu Âu như Venice (Ý), Paris (Pháp), Luân Đôn (Anh) hay Vienna (Áo)… Ở Tp. Hồ Chí Minh, loại hình du lịch này dù mới nhưng cũng thu hút du khách trong và ngoài nước.

Ý tưởng biến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành một tour du lịch mới lạ, hấp dẫn cho du khách được ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch hội đồng Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đưa ra. Ông Phan Xuân Anh cho rằng, các sản phẩm tour tham quan thành phố trong ngày (city tour) nhiều năm qua ở Tp. Hồ Chí Minh không có sản phẩm mới, tour Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ là sự đột phá để thu hút du khách.

Tháng 4/2014, ông Phan Xuân Anh lên kế hoạch và đệ trình Tp. Hồ Chí Minh cấp phép khai thác tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đầu tư cho giai đoạn đầu để khai thác sản phẩm tour đường thủy nội đô là 10 tỉ đồng.

Từ một dòng kênh ô nhiễm nặng, giờ đây Nhiêu Lộc – Thị Nghè trở thành một tuyến du lịch đường thủy nội đô hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thông Hải

27 thg 10, 2015

Đặc sản đất chè Thái Nguyên

Không chỉ nổi tiếng với các loại chè ngon, Thái Nguyên còn sở hữu nhiều món ăn độc đáo, mang đậm tinh hoa núi rừng.

Bánh cooc mò


Cooc mò có nghĩa là sừng bò, cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh là đặc sản, món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên.

Bâng khuâng tiết thu ở Đường Lâm

Tiết trời thu Hà Nội đủ khiến cho làng cổ Đường Lâm, vốn bình thường đã đẹp như một bức tranh, nay có thêm những sắc màu riêng.

Đường Lâm bình yên một sớm thu 

Chúng tôi quyết định đến Đường Lâm bằng đường 32 thay vì Đại lộ Thăng Long, chủ đích là để ngắm những ruộng lúa, vườn ngô ngay sát hai bên đường. Người bạn phương xa bảo Sài Gòn không thiếu lúa, cách nội thành hơn 10 km đã thấy người ta trồng lúa, nhưng cảm giác phóng xe máy vào sớm tinh mơ và nghe mùi lúa chín của ruộng lúa Bắc bộ chính gốc phả vào cánh mũi phập phồng, thế cũng là một cảm giác rất “đã” đấy chứ?

Bánh rế - món ăn lót dạ trên đường đi Phan Thiết

Bánh rế không chỉ là đặc sản mà còn là món ăn lót dạ trên những chặng đường tham quan, khám phá Phan Thiết.

Bánh rế có xuất xứ tại Phan Rang, Ninh Thuận nhưng ngày nay trở thành một trong những món ăn phổ đặc sản ở Phan Thiết, Bình Thuận. Nghề làm bánh rế ở Phan Thiết tập trung chủ yếu trong khu vực nội thành. Đây là nghề truyền thống của các gia đình, nên mỗi nơi cho ra lò những chiếc bánh rế có mùi vị và độ ngon khác nhau.

Những nghệ nhân làm bánh rế lâu đời tại Phan Thiết cho biết, món này thoạt đầu trông rất đơn giản, nhưng để chế biến thành công đòi hỏi người làm phải hết sức khéo léo. Nguyên liệu chính chủ yếu từ khoai mì hoặc khoai lang thái nhỏ. 

Du khách muốn trải nghiệm, tìm hiểu thêm về nghề làm bánh rế có thể đến các lò làm bánh truyền thống ở phường Lạc Đạo, Đức Thắng, Phú Tài hay Đức Nghĩa để xem qua. 

Biển Lăng Cô - nơi thả diều đẹp nhất xứ Huế

Bạn có thể chân trần chạy trên bãi cát trắng của bờ biển Lăng Cô trong vắt, thả hồn theo cánh diều bay lượn trên bầu trời trong xanh cách thành phố Huế hơn 70km.

Đam mê bộ môn thả diều từ khi còn nhỏ, Vân Long cùng những người bạn Ngọc Trân, Thái Lê, Quốc Tiệp đã tìm đến một nơi đẹp, ít người biết đến ở biển Lăng Cô, Huế để được thỏa sức thả hồn theo những con diều tung cánh giữa đất trời miền Trung nắng cát.

Với họ, thả diều là một niềm vui không tuổi. Hướng mắt dõi theo cánh diều bay lượn trên trời cao, áp tai vào sợi dây để nghe tiếng gió thổi xì xào là lúc mọi người thấy tâm hồn sảng khoái, bình an nhất sau những ngày bon chen giữa đô thị xô bồ, tấp nập. Bởi thế, dù vẽ diều không đẹp, cũng chẳng thả dây cho diều bay cao ngút ngàn như nhiều người khác, nhưng Vân Long vẫn cứ theo đuổi niềm vui giản dị này nhiều năm nay. 

Đến Lăng Cô - Huế để thả diều và thả hồn bay… 

Gành Xép - tạo tác từ đá ở xứ 'hoa vàng trên cỏ xanh'

Xuất hiện đầy thơ mộng trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Gành Xép với vẻ đẹp tổng hòa của biển, đá, đồng cỏ, phi lao và mây trời đang trở thành điểm đến thu hút du khách khi đến Phú Yên.

Không sở hữu những tầng đá ong xếp lớp hùng vĩ với những phiến đá nhiều hình dạng như Gành Đá Đĩa; Gành Xép là sự tổng hòa của nhiều vẻ đẹp thiên nhiên khác nhau: gành đá, bờ biển, đồng cỏ và những rừng phi lao chạy dài tít tắp. Chạy dọc theo con đường ven biển cắt ngang huyện Tuy An, bạn sẽ thấy hiện ra trước mặt một ngã rẽ về phía biển, băng qua rừng phi lao và đồi cát.

Vì không có biển chỉ đường, bạn phải hỏi người dân địa phương để tìm được đúng Gành Xép. Con đường lát nhựa phẳng lì và vắng vẻ, đưa những cơn gió biển thổi xào xạc qua các tán cây. Đi hết lối bạn sẽ thấy một rừng phi lao thưa bên cạnh một nhà dân. Từ đây, du khách gửi xe và đi bộ qua khu rừng thưa dẫn tới bãi Xép. 

Hàng phi lao chạy dài theo con đường đến Gành Xép. Ảnh: Minh Đức 

Hồ Hòa Trung – thảo nguyên cỏ vàng của Đà Nẵng

Với không gian đẹp như một bức tranh thủy mặc, hồ Hòa Trung thích hợp với những du khách thích cắm trại hay đi thuyền độc mộc.

Đây là hồ nhân tạo, cung cấp nước sinh hoạt và trồng trọt cho người dân hai xã Hòa Liên và Hòa Sơn, quận Liên Chiểu. Hồ được bao quanh bởi những đảo nổi. Bạn nên chuẩn bị đồ ăn và nước uống đầy đủ cho việc cắm trại qua đêm bên hồ. 

26 thg 10, 2015

Hoa mua tím ngắt trời Tây Bắc

Mùa thu Tây Bắc có muôn vàn loài hoa khoe sắc, nở tràn khắp các thung lũng nương sâu. Nào mùa hoa cải, hoa dã quỳ, tam giác mạch,… nhưng có một loài hoa vừa thân quen mà cũng mới mẻ, chưa nhiều người nhắc đến nhiều trên các cung đường phượt. Đó là hoa mua tím với những cánh rừng, triền đồi bạt ngàn sắc tím, rung rinh trong nắng gió đèo thung.

Những triền đồi bạt ngàn sắc tím của mùa thu Tây Bắc 

Đi giữa mùa thu Tây Bắc, vượt đèo gió thung mây và thấy mình chìm trong sắc tím bung nở của những triền đồi hoa mua. Đó là một trải nghiệm ấn tượng và thi vị. Những bông hoa mua trải dài từ trên đồi cao xuống thung lũng, reo vui trong gió, tô điểm cho bức tranh núi đồi thêm phần lãng mạn.

Bữa cơm cá kình dân dã

Cá kình là loại cá nước lợ, sống ở cửa biển. Thịt cá vàng ươm, mềm mại, thơm ngậy, con to nhất chừng bằng ngón tay, gan cá kình bé tí nhưng rất béo, ruột cá kình hơi đắng nhưng lại là liều thuốc bổ giúp ngủ ngon.
Hầu hết người miệt biển đều phải thừa nhận rằng các món ăn được chế biến từ loại cá này đều rất “hao cơm”. 

Nếu có khách phương xa, bữa cơm người miệt biển sẽ không thiếu món cá kình kho. Ôi chao, cá kình mà kho già lửa với chuối chát thì quá tuyệt. Cả thịt cá, xương cá hòa quyện với vị ngọt bùi xen lẫn chút chan chát của chuối chát không thể lẫn đi đâu được. 

Cá kình nướng vàng ươm, lớp da cá bên ngoài thấm gia vị đậm đà, giòn giòn ôm lấy lớp thịt mềm và ngọt bên trong, mới nhìn thôi chưa ăn cũng đã thòm thèm - Ảnh: Thanh Ly 

Chè sắn dây xứ Quảng

Từ lâu, cây sắn dây đã gần gũi, gắn bó với người dân xứ Quảng. Ở vùng trung du nhà nào ít thì trồng trong một khoảnh vườn lớn, nhiều thì trồng trên nương, rẫy. 

Đến mùa thu hoạch sắn dây về, cả nhà cùng tham gia làm bột. Phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ mới có thứ bột sắn phơi khô trắng tinh, má tôi đem cất kỹ trong ghè kín để thi thoảng mang ra làm các món ngon đãi cả nhà. 

Những ngày nắng nóng, má tôi thường hòa nước sắn dây như một món giải khát. Những viên sắn dây được phơi già nắng nên chắc nịch, vón chặt lại nhưng đến khi gặp nước là nó tan chảy ra để tạo nên một thức uống tuyệt vời giúp hạ nhiệt cơ thể. 

Theo kinh nghiệm người quê tôi, chè sắn dây có tác dụng làm mát phía trong cơ thể, giảm những bệnh nóng âm ỉ trong xương, có tác dụng giải cảm giải mệt... - Ảnh: Thanh Ly 

Kiến trúc độc đáo của tháp cổ ở Tây Ninh

Giữa cái nắng gay gắt, khi đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn sẽ cảm thấy một không gian yên bình với khung cảnh làng quê mộc mạc, trong lành.

Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa tại xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp xây bằng gạch nung thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi bật giữa những hàng cây, xung quanh đường dẫn vào là cánh đồng lúa, một không gian yên tĩnh thanh bình. 

Hương đồng quê trong món cà ri ốc bươu

Sợi bún trắng ngần cùng với giá, rau sống ngập trong màu nước vàng sóng sánh, thưởng thức đến đâu bạn sẽ thấy vị béo ngon của nước cốt dừa, cà ri và vị giòn dai sần sật của thịt ốc lan tỏa nơi đầu lưỡi đến đó.

Nhắc tới cà ri, thực khách không thể quên các món ăn của Ấn Độ, Malaysia... Tuy nhiên, ở Việt Nam, đặc biệt là miền Tây sông nước, món ốc bươu cà ri không chỉ đem theo hương vị ẩm thực nước ngoài mà còn lưu giữ nét giản dị của đồng quê.

Ở miền Tây, ốc thường xuất hiện vào mùa mưa, khi nước trong đồng ngập xăm xắp mắt cá chân là lúc ốc bươu, ốc lác lại trồi đầu lên để thực hiện cuộc “di cư” bảo tồn nòi giống. Đây là thời điểm mà ốc được đánh giá là béo, ngọt và thơm ngon nhất. Việc bắt ốc không khó, chỉ cần bạn đem theo thùng hoặc giỏ và chộp chúng bằng tay. 

Ốc bươu có thể chế biến thành rất nhiều món quen thuộc, đơn giản và ngon miệng. Ảnh: ngonhanoi 

Mùa cỏ lau bên cây cầu trăm tuổi Long Biên

Tháng 10, cây cầu lịch sử Long Biên, Hà Nội lại trở nên thơ mộng bên sắc hoa cỏ lau bạt ngàn hai bờ sông Hồng.

Những ngày này, có dịp đi qua cầu Long Biên ai cũng có thể bắt gặp khung cảnh đẹp mắt của bạt ngàn cỏ lau trắng, vàng hai bên bờ sông. 

'Biệt thự trắng' ở Vũng Tàu

Đến Vũng Tàu, du khách đừng bỏ qua khu di tích Bạch Dinh mang đậm nét kiến trúc Pháp nằm trên sườn núi thấp, nhìn ra biển.

Dẫn lên Bạch Dinh là con đường rợp bóng mát của những tán cây tếch cổ thụ. Vào các tháng 9, 10, khi đến đây bạn còn có thể được ngắm những bông hoa tếch từ trên cao. 

22 thg 10, 2015

Hoàng hậu, người đi về đâu?

Người ta vẫn thường nhắc đến Huyền Trân công chúa, người đã đem thân làm hoàng hậu Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Lý, giúp mở mang bờ cõi về phương Nam. Ghi ơn Người, đời sau có đền thờ Huyền Trân công chúa ở một số nơi.

Ở phương Nam, người ta vẫn nhắc Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh như là người đặt nền móng cho vùng đất Nam bộ. Đền thờ Ông có ở khắp nơi.

Thế nhưng trước Nguyễn Hữu Cảnh 75 năm có một người khác có công đầu đưa lưu dân Việt vào khai phá vùng đất Chân Lạp, mà sau này là Nam bộ, tạo tiền đề cho gần 1 thế kỷ sau Lễ Thành hầu chính thức xác định chủ quyền nước Việt tại đây.


Núi Dinh ở Bà Rịa, tức núi Mô Xoài ngày xưa

​Có một mùa hoa cúc ở Đồng Văn

Trong khi các diễn đàn, mạng xã hội đang “sốt xình xịch” vì hoa tam giác mạch trên Đồng Văn thì nhiều “người tình” của cao nguyên đá lại đang nhớ một loài hoa khác. Tháng mười ở đây còn có một mùa hoa cúc. 

Có một mùa hoa cúc ở Đồng Văn - Ảnh: Thủy Trần 

Đồng bào trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) không trồng hoa cúc. Ấy thế mà cứ đến mùa thu tháng mười, khi bắp ngô được gùi về nhà bỏ lại trên đồng những đụn ra phơi khô lại là mùa hoa cúc dại cựa mình.

Nhớ Ba Tơ và những đặc sản núi rừng

Nhiều người bảo rằng đến huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) mà chưa ăn những món chế biến từ rau dớn và cá niên thì xem như chưa đến vùng đất này. 

Ngon lành dĩa rau dớn xào tỏi - Ảnh: Minh Kỳ 

Và tôi nghiệm ra điều ấy có phần đúng sau khi thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị núi rừng được chế biến từ hai loại đặc sản dân dã trên.

Trong một lần đến Ba Tơ, tôi được các đồng nghiệp công tác tại Đài truyền thanh huyện đón tiếp khá nồng hậu. Các anh đưa tôi đi thăm những di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ hơn 70 năm trước.

Bí mật ngự y triều Nguyễn: Xin được lấy... vợ vua

Trong khi rất nhiều quan ngự y do không chữa lành bệnh cho vua nên đã vướng vòng lao lý, thì cũng có những vị quan ngự y được thưởng vì đã biết trước nhà vua sẽ chết, có người còn được ban ân huệ lấy cả phi tần của vua làm vợ. 

Bà Nguyễn Thị Đệ, con gái thứ 7 của bà Lưu Ngân và quan ngự y Nguyễn Bá Chước - Ảnh: chụp lại từ ảnh tư liệu của gia đình 

Xem nơi ở của Thái hoàng Thái hậu triều Nguyễn

Cung Trường Sanh, một cung điện dành cho các vị Thái hoàng Thái hậu cùng các cung nữ tùy tùng của triều Nguyễn nằm trong Đại nội Huế, sau khi trùng tu đã được mở cửa để phục vụ du khách.

Du khách tham quan Không gian văn hóa cung Trường Sanh

Sáng 20.10, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khai trương Không gian văn hóa cung Trường Sanh (Đại nội Huế, Thừa Thiên-Huế) để trưng bày triển lãm về đời sống cung đình Huế và giới thiệu một số hoạt động dịch vụ văn hóa liên quan phục vụ du khách. 

Ba Cẳng - cầu đi bộ đầu tiên ở Sài Gòn

Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.

Cầu Ba Cẳng tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy (xưa là nhánh kênh Hàng Bàng, quận 6) và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ. Hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành, còn chân kia ở bến Vạn Tượng. Cầu có từ thời Pháp thuộc nhưng đã bị "xoá sổ" hồi năm 1990 do bị sập. 

Cầu Ba Cẳng bắt qua 3 hướng khác nhau. Ảnh: Flickr 

21 thg 10, 2015

Dẻo thơm gạo tám Hải Hậu

Hải Hậu - miền đất nằm ở hạ lưu sông Hồng với nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh nhãn, bánh chưng bà Thìn, kẹo lạc... Thế nhưng, thứ gắn bó với thương hiệu Hải Hậu, đi đâu cũng được mọi người nhớ tới chắc hẳn phải là gạo tám xoan. 

Hạt gạo Hải Hậu nhỏ dài nhưng mẩy và đều hạt - Ảnh: Trần Trang 

Có lẽ, do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng miền, những cánh đồng lúa mênh mông được hai bờ sông Ninh Cơ bồi đắp quanh năm đã sản sinh ra loại gạo tám xoan đặc biệt với mùi vị không lẫn được vào đâu và không nơi nào có thể trồng được giống gạo này.

Văn hóa ẩm thực của người Tánh Linh: Đi đâu cũng… bánh tráng nướng!

Không biết từ bao giờ, bánh tráng nướng trở nên phổ biến, có hầu hết trong thức ăn của người dân ở vùng Tánh Linh này.

Phơi bánh tráng. 

Buổi sáng…

Dạo qua một vòng các quán ăn ở thị trấn Lạc Tánh, dễ có đến gần chục quán bán cháo lòng và mì Quảng. Đây là hai trong số các món ăn quen thuộc của vùng quê có hơn một nửa số dân gốc Quảng này. Treo lủng lẳng ở ngay trước cửa quán là bao bánh tráng nướng thật to xếp thành chồng cao ngất, vừa mới nướng nóng giòn, dùng để ăn kèm với mì Quảng, cháo lòng.

Cá thác lác Gia An

Nói đến Gia An (Tánh Linh) là nói đến Biển Lạc. Biển Lạc là một từ địa phương, được người dân miền Trung, Nam bộ trong quá trình lưu lạc đến vùng đất mới đặt tên cho một cái hồ rộng như biển. Đến thời danh sĩ Việt Nam Nguyễn Thông (1827–1884) khi được triều đình nhà Nguyễn chấp thuận kế hoạch thám sát vùng La Ngư, Ba Dần (Hàm Tân mới, Tánh Linh và Đức Linh ngày nay) đã gọi Biển Lạc là Lạc Hải. 

20 thg 10, 2015

Vẻ đẹp lãng mạn của Thung lũng Tình yêu

Được ví như “nàng thơ” ngủ giữa cao nguyên Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu có diện tích gần 140ha quanh năm mát mẻ, trong lành với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, hữu tình thu hút du khách gần xa. 

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 6km về hướng Đông Bắc, Thung lũng Tình yêu với những sườn đồi với rừng thông quanh năm xanh biếc, mang đến vẻ đẹp diệu kỳ cho du khách. Từ những năm 30 của thế kỷ trước, Toàn quyền Đông Dương Varenne và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào những ngày cuối tuần. Người Pháp đã đặt cho thắng cảnh này là Vallée d’Amour. Đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ là Chủ tịch Hội đồng Thị xã Đà Lạt đã đề xuất thay tên tiếng Pháp các hồ nước và con đường ở Đà Lạt bằng tiếng Việt thì cái tên “Thung lũng Tình yêu” chính thức được xuất hiện.

Thung lũng Tình yêu càng trở nên hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang tạo thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan nơi đây.

Thung lũng Tình yêu, thắng cảnh nổi tiếng của thành phố du lịch Đà Lạt.

Mắm cá mương sông Côn

Hồi trước, tôi hay lên Vĩnh Thạnh để thăm người yêu. Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng bảy mươi cây số. 


Bây giờ mọi thứ xe cộ, đường sá đều thuận lợi nên đi lại dễ dàng chứ thời đó cực lắm. Nhà tập thể của cô ấy lại cách bến xe chừng hơn mười cây số. Bởi vậy, tôi luôn kèm theo chiếc xe đạp để khỏi phải cuốc bộ. Chiếc xe nằm chung trên mui với cá khô, mắm muối... ròng rã cả ngày rất nặng mùi nên tôi thường phải rẽ vô một bến sông ven đường để tắm cho xe và tắm cả... cho người.

Về Đà Nẵng ăn gỏi cá Nam Ô

Nam Ô là một làng chài nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, nơi từng nổi tiếng với nghề làm nước mắm đã có truyền thống lâu đời và còn được biết đến với món gỏi cá đã thành thương hiệu ẩm thực dân gian.


Gỏi cá Nam Ô đã trở thành một trải nghiệm ẩm thực không thể bỏ qua đối với du khách phương xa khi đến với thành phố biển Đà Nẵng. Do được chế biến từ cá sống mới đánh bắt, còn tươi rói nên phải ăn đặc sản này ngay tại Nam Ô mới đúng điệu.

Lên Đa Mi… ăn cá tầm

Chúng tôi lên hồ Đa Mi khi cái nắng vẫn còn gay gắt nhưng khi đến Hồ thì như dịu lại bởi cả một trời nước mênh mông, nước trong xanh thăm thẳm. Những hàng cây ven hồ cũng xanh ngắt một màu dưới cái nắng vàng ươm. Dọc đường vào hồ là những hàng quán đều giới thiệu món cá tầm như là một đặc sản ở vùng đất này. Trước đó vào buổi trưa chúng tôi đã được thưởng thức món cá tầm nấu măng chua ngon tuyệt vời. Được biết thêm, trứng cá tầm cũng là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất cao, được xếp vào loại thực phẩm hiếm và cao cấp. Ban đầu vào khoảng năm 2008 cá tầm chỉ nuôi ở Đa Mi vài lồng thử nghiệm nhưng qua một thời gian cá phát triển tốt, hiện nay Công ty Tầm Long Đa Mi đã có hàng trăm lồng bè với sản lượng trên hàng trăm tấn cá thương phẩm. Ngoài ra còn một lượng lớn cá tầm sinh trứng…cung cấp cho thị trường trong nước và cả nước ngoài. Cá tầm là loài cá cổ, da trơn quý hiếm chỉ có ở châu Âu và Mỹ, gần đây xuất hiện ở Trung Quốc và Việt Nam. Việc lai tạo và đặc biệt là sản xuất trứng cá tầm có giá trị kinh tế cực kỳ lớn; nhưng cũng yêu cầu về kỹ thuật rất cao. Hồ thủy điện Đa Mi có diện tích gần 700 ha, nhưng khu nuôi cá tầm chỉ sử dụng khoảng 50 ha mặt nước. Mỗi lồng cá tầm được thiết kế rộng khoảng 50m2 và có độ sâu chừng 5m. Hỏi thăm một số chủ quán và những người dân sành ăn nơi đây họ cho biết cá tầm có thể chế biến ra khá nhiều món ngon. Bởi vì cá tầm là loại hải sản có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như Vitamin A, B, phốt pho, omega 3 và 6. Ngon nhất vẫn là món cá tầm nấu măng chua với cà chua, thơm…Thịt cá khi nấu lên trắng muốt như thịt gà, cắn vào mấy miếng sụn cá béo béo, ngọt, thêm vị chua, cay của măng, cà chua…thật không gì bằng. Tương tự nấu lẩu thì ăn kèm với rau , bún. Dân nhậu thì khoái món cá tầm nướng ướp muối ớt, chiên vàng, có người còn tẩm bột chiên chấm tương ớt. Cá tầm hấp xì dầu ướp cá với muối, bột nêm, ớt, tiêu, xì dầu, gừng… Hấp cách thủy cá trong khoảng 20 phút, khi gần được rắc hành hoa, ngò gai và thêm chút xì dầu lên trên cho thơm và đậm đà. Ăn nóng…

Lễ cầu an của người K’ho Đông Tiến

Cứ vào độ tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đồng bào K’ho nói chung và đồng bào K’ho Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) nói riêng lại tổ chức lễ cúng cầu an cho gia đình họ tộc, cầu cho một vụ mùa sắp tới được bội thu.
Ông K’ Văn Góa – Phó chủ tịch UBND xã Đông Tiến cho biết: “Đây là nét văn hóa tâm linh của đồng bào, cầu thần mặt trời, ông bà tổ tiên, thần lúa phù hộ cho con cái, gia đình và họ tộc khỏe mạnh, sau đó là cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu”.

Lễ cúng Giàng của người K’ho Đông Tiến

Thành lệ, từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào K’ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.

Nhà sàn tre, nơi bày các lễ vật. 

Điểm cúng là tại nương rẫy. Lễ vật thường là con bò, con heo nhưng gần đây lễ vật có phần đơn giản gồm thịt dê, gà, cơm nếp và các món ăn quen thuộc của đồng bào...

18 thg 10, 2015

Cá lồi xối mỡ hành ở Phan Thiết

Thịt cá mềm, ngọt thơm, ăn kèm các loại rau sống, bánh tráng chấm cùng nước mắm chua ngọt là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết, Bình Thuận

Cá lồi với lớp da trơn bóng, nhìn qua giống như cá đuối, thường xuất hiện nhiều vào tháng 8, 9 âm lịch. Loài cá này sống chủ yếu ở các biển miền Trung và trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du khách khi ghé thăm Bình Thuận.

Người dân vùng biển thường nấu canh chua, kho xả ớt, xào lăn nhưng hấp dẫn hơn cả là món cá lồi xối mỡ hành.

Cá lồi có trọng lượng khoảng 5 kg nhưng để chế biến món ăn này chỉ cần chọn con khoảng 1- 2 kg, thịt cá mềm và ngọt và lớp sụn bên trong vẫn còn mềm. Để làm sạch lớp nhớt bên ngoài có thể dùng lá sả chà cho sạch và bớt mùi tanh, sau đó làm cá sạch và chỉ để lại bộ gan. 

Cá lồi xối mỡ hành thơm ngon hấp dẫn và bạn dễ dàng tìm ăn ở Phan Thiết. Ảnh: H.Phan 

Những thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Nằm lặng lẽ bên bờ sông Hậu, làng Châu Giang với các thánh đường trắng như một chốn yên bình bên sự nhộn nhịp của thành phố vùng biên Châu Đốc.

Làng người chăm Châu Giang thuộc huyện An Phú, là nơi sông Mekong đổ vào đất Việt và chia tách thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây cũng là nơi tập trung cộng đồng người Chăm lớn nhất ở An Giang. Từ thành phố Châu Đốc, chỉ mất hơn 5 phút đi phà là bạn đã có mặt tại xã Châu Giang. 

Bữa sáng mộc mạc với bún cá lóc Yên Bái

Thưởng thức tô bún cá giữa núi rừng Tây Bắc, du khách sẽ tấm tắc khen vì hương vị lạ mà quen của bún cá lóc Yên Bái.

Khác với các loại bún cá Hải Phòng, bún cá rô Hải Dương, tại Nghĩa Lộ, Yên Bái các quán chỉ sử dụng loại cá lóc bắt từ suối. Loại cá này phải chọn những con cỡ nhỏ tới vừa, không nên quá to. Thịt cá lóc nhỏ ngọt, dai và chắc thịt. Cá được bắt ngoài suối nên khi ăn, thịt không bị bở và có mùi thơm. 

Tô bún cá đầy đặn cho bữa sáng sẽ làm bạn quyến luyến mảnh đất Yên Bái, dù chỉ đi qua đây một lần. Ảnh: Minh Đức 

Bốn mùa hương sắc ở Sủng Là

Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, Sủng Là, Hà Giang luôn hiện ra đầy mê hoặc, mỗi mùa một vẻ cùng hoa tươi quanh năm khoe sắc.

Nằm trên trục quốc lộ 4C nối liền Yên Minh với trung tâm cao nguyên đá, Sủng Là là thung lũng nằm tụt sâu dưới những vách núi đá tai mèo hùng vĩ. Chỉ cách thị trấn Đồng Văn chừng 20 km, Sủng Là có khung cảnh tựa như cổ tích. 

Khám phá cánh rừng hoa sở ấn tượng chỉ cách Hà Nội 60km

Mùa thu về cũng là lúc cánh rừng trúc xanh Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trở nên đẹp và thú vị hơn bao giờ hết với thảm thực vật đa dạng và những loài hoa đua nhau khoe sắc. Điều ấn tượng nhất trong hành trình khám phá khu rừng này chính là những lối mòn trắng cánh hoa sở.

Rừng Tam Đảo mùa thu đẹp và xanh với những lối mòn nên thơ 

Những đoạn đường hoa sở rụng đầy lối như dòng suối trắng cánh hoa rơi, khiến con đường vào rừng thêm phần tiên cảnh, tươi nguyên. Hoa như người bạn dẫn lối cho kẻ lãng khách tìm về với rừng.

Mộc mạc bánh ướt cuốn ram xứ Quảng

Nói đến các món ăn đặc trưng Xứ Quảng, người ta thường nghĩ đến mì Quảng, cơm gà Tam Kỳ hay mì Cao Lầu… nhưng chẳng mấy ai nhớ đến bánh ướt cuốn ram hay gọi ngắn gọn là bánh ướt ram. 

Đúng như tên gọi, bánh ướt ram chỉ gồm một lá bánh ướt mỏng quấn quanh chiếc ram rồi chấm chút tương mặn mặn. Bữa sáng đơn giản và bình dân như thế mà đủ no căng bụng cho đến tận trưa. 

Một món ăn cực kỳ bình dân, mộc mạc nhưng lại đậm đà và gắn bó với người dân Quảng Nam biết mấy. Chẳng cần mặt bằng để mở tiệm, bánh ướt ram đa phần chỉ bày bán trên vỉa hè hoặc tại các khu bán thức ăn trong chợ. Người bán thường ngồi trên chiếc sạp gỗ nhỏ, quanh sạp được xếp vài chiếc ghế gỗ để ai ghé ăn thì ngồi cho tiện. Bình dân thế đấy mà cứ sáng sớm hay xế chiều là đầy người ngồi quanh sạp, nhóm khác thì đứng đợi để mua mang về. Các bà, các dì cuốn bánh liền tay mà khách cứ hối thúc mãi. 

Tới làng Mễ Trì xem làm cốm cổ truyền từ A tới Z

Cốm non Hà Nội nhiều người đã được thưởng thức, nhưng chiêm ngưỡng cách làm cốm cổ truyền theo đúng phương thức của các nghệ nhân xưa, có mấy ai đã từng? 

Ngày 10.10.2015 vừa qua, ngày hội văn hóa "Làng cốm Mễ Trì" đã diễn ra tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài tái hiện không gian chợ cốm xưa, bày bán những món ăn ngon từ cốm, hội thi làm cốm cổ truyền thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương. 

Lựa chọn lúa non để làm cốm 

15 thg 10, 2015

Bò mà không phải bò

Hai Ẩu dìa quê, được chú em rủ đi ăn sáng phở bò. Vừa ăn, nó vừa đố Hai Ẩu:
  • Đố anh Hai chớ món gì tên là bò mà hổng có thịt bò trong đó?
Trời! Tưởng gì chớ vụ này Hai Ẩu là chiên gia mà. Dzậy mà cũng bày đặt đố!
  • Nhiều thứ lắm. Đầu tiên phải kể là bò bíaBò bía là món ăn của người Triều Châu/Phúc Kiến có tên gốc theo tiếng Phúc Kiến là popiah, trong đó có nhiều thứ: lạp xưởng, trứng, cà-rốt, củ sắn, tôm khô... nhưng không hề có thịt bò!