30 thg 1, 2015

Đến miền an lạc chùa Hội Khánh

Đến chùa Hội Khánh (số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), ta như lạc vào một không gian cổ kính và yên bình, quên đi bao phiền muộn của cuộc sống.

Chùa Hội Khánh 

Xây dựng vào năm 1741, chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất và có lối kiến trúc tiêu biểu của xứ Đàng trong ở Bình Dương. Với chiều dày về lịch sử, tôn giáo, kiến trúc mỹ thuật và truyền thống yêu nước gắn bó giữa đạo pháp và người dân, chùa đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.

Xôi cá rô, món ngon của đất Thành Nam

Hạt nếp dẻo mềm kết hợp với thịt cá rô đồng chắc nịch, phảng phất vị hành và nồng ấm của tiêu làm nên món xôi ngon nổi tiếng xa gần của đất Nam Định.

Không chỉ nổi tiếng là đất học, Nam Định còn nức tiếng gần xa bởi sở hữu những món ngon khó cưỡng. Một trong số đó là xôi cá rô - thứ quà sáng dân dã nhưng luôn khiến những người con xa quê khắc khoải nhớ về.

Xôi cá rô là sự kết hợp hài hòa của cá rô đồng và gạo nếp - những nguyên liệu sẵn có của vùng đất trù phú này. Theo kinh nghiệm dân gian, vào mùa mưa, cá rô đồng thịt ngon, khỏe mạnh và đầy bụng trứng, rất phù hợp để chế biến món xôi cá rô đặc sản. Lúc này, người dân thường ra đồng, tìm kênh rạch, ruộng, mương để bẫy bắt cá. 

Cá rô rất khỏe, vây sắc, nếu không cẩn thận dễ bị vây cá đâm vào tay. Ảnh: Lai Buu 

Cá lóc nướng ống tre, món ngon gợi nỗi nhớ Nha Trang

Đến với làng Phú Vinh, ngoài việc thưởng ngoạn khung cảnh đồng quê thanh bình, bạn còn được ăn thử món cá lóc nướng ống tre nổi tiếng thơm ngon nơi đây.

Làng Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Thạnh, cách trung tâm thành phố Nha Trang chừng 7 km. Dù nằm khá gần biển, người dân nơi đây lại sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và quanh năm gắn bó với ruộng đồng như các vùng đồng bằng khác. Bạn có thể đến đây bằng cả đường bộ hoặc ngồi thuyền ngược dòng sông Cái. Đến thăm làng cổ Phú Vinh, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng ống tre vô cùng đặc sắc cùng người dân địa phương. 

Cá lóc, còn gọi là cá quả, cá chuối là loài cá hiền nhất trong các loài cá đồng, thịt thơm và chắc. Tuy nhiên mình cá trơn nhẫy và nhanh nhẹn rất khó bắt. Ảnh: Nguyễn Nhật Cường 

Dẻo mềm vị bánh coóng phù ở chợ đêm Kỳ Lừa

Bát coóng phù nóng hổi, có mùi thơm ngọt của mật mía, vị cay nồng của gừng, thêm cái bùi ngầy ngậy của lạc và dừa tươi sẽ mang lại sự ấm áp trong buổi tối mùa đông ở vùng cao.

Nếu có dịp đến Lạng Sơn vào mùa đông, sau khi đã thăm thú một vòng thành phố, hãy dừng chân ở chợ đêm Kỳ Lừa để thưởng thức bát bánh coóng phù nghi ngút khói, hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó. Điều thú vị là, chỉ khi đến Lạng Sơn vào mùa đông bạn mới có thể ăn được món này, vì là món ăn chơi giúp xua đi cái giá lạnh của trời đất nên cứ vào độ thời tiết trở lạnh thì những gánh hàng rong bán món ăn này mới đua nhau mọc lên khắp nơi.

Để tạo màu sắc bắt mắt cho món bánh, người bán hàng thường chia bột bánh làm hai phần, một phần giữ nguyên để nặn, phần còn lại trộn cùng ruột gấc. 

Lúc này một phần bột bánh có màu cam, khi luộc chín sẽ cho ra chiếc bánh với màu đỏ cam óng ả vô cùng bắt mắt. Ảnh: Lê Thương 

29 thg 1, 2015

Về Pác Bó thăm nơi Bác Hồ đã từng sống

Du khách nào đến Cao Bằng cũng đều sẽ ghé qua hang Pác Bó, thăm nơi Bác Hồ đã từng ở. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, Pác Bó cũng là nơi có nhiều điểm tham quan rất đẹp.

Nhân chuyến lên Cao Bằng, chúng tôi đã về thăm khu di tích Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa để lãnh đạo cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài.

Nếu như ngày xưa, Bác phải đi ngựa để vào hang Pác Bó thì nay, xe chúng tôi bon bon trên đường nhựa uốn lượn dưới chân những dãy núi trùng điệp. Sau khi băng qua những cánh đồng lúa vàng mênh mông, những xóm làng bình yên, những thảm hoa rừng đủ sắc màu đẹp như tranh vẽ, trước mắt chúng tôi hiện ra dòng suối xanh màu ngọc có gắn tấm biển lớn: Suối Lê Nin. 

Vãn cảnh chùa Hương

Những ai lần đầu ra phương Bắc đều mong muốn một lần xuôi dòng suối Yến thơ mộng để đến với danh thắng chùa Hương, ngắm Nam thiên đệ nhất động Hương Tích.

Thăm bảo tàng Áo dài

Với mong muốn bảo tồn và quảng bá vẻ đẹp của áo dài, một loại trang phục nổi tiếng thế giới, có bề dày hơn 300 năm lịch sử của người Việt, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã dày công xây dựng nên Bảo tàng Áo dài. Đây là nơi đem đến cho người xem một cái nhìn xuyên suốt về lịch sử cũng như vẻ đẹp đầy chất thơ của loại trang phục được xem là “quốc phục” này.

Sau bao nhiêu năm ấp ủ, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã thực hiện được ước mơ xây dựng Bảo tàng áo dài đầu tiên tại Việt Nam.

Nhà vườn Long Thuận, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh là nơi Sĩ Hoàng chọn xây dựng Bảo tàng. Đó là một không gian rộng lớn, đậm chất miền Tây Nam Bộ với những đồng lúa, những cây cầu khỉ, ao sen, dòng sông… Một khung cảnh đồng quê nên thơ rất phù hợp với Bảo tàng áo dài, nơi trưng bày những bộ trang phục thướt tha, nền nã và đậm chất thơ của người Việt.


Một góc nhà vườn Long Thuận, nơi NTK Sĩ Hoàng chọn xây dựng Bảo tàng Áo dài. Ảnh: Nguyễn Luân

27 thg 1, 2015

Thăm Văn thánh miếu Vĩnh Long

Sử sách ghi lại rằng vùng đất Nam bộ có 3 văn miếu xưa, theo thứ tự thời gian thành lập là: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa) xây dựng năm 1715, Văn miếu Gia Định (1825) và Văn miếu Vĩnh Long (1866). Điều đáng nói là 3 văn miếu này không phải tồn tại cùng lúc, mà Văn miếu Vĩnh Long ra đời khi quân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Đông và phá hủy hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên cùng Văn miếu Gia Định.

Văn Miếu Vĩnh Long được xây dựng trong một tình thế đặc biệt: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ; tỉnh Vĩnh Long cũng bị chiếm đóng nhưng sau đó được trao trả theo Hoà ước Nhâm Tuất (1862). Khi Vĩnh Long được trả, nhiều trí thức Nam kỳ ở Biên Hoà, Gia Định và Định Tường đã quy tụ về đây. Quan Đốc học Vĩnh Long là Nguyễn Thông đã hợp với các sĩ phu gấp rút xây dựng Văn Thánh Miếu làm nơi ôn tập cho các sĩ tử và cũng là trung tâm hoạt động văn hoá, đề cao Đức Khổng Tử và các bậc tiền hiền nhằm giáo dục lễ nghĩa và duy trì “đạo học”. Công trình khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (1866).


Cổng tam quan Văn miếu Vĩnh Long nhìn ra đường Trần Phú và sông Long Hồ

Lạc giữa thảo nguyên xứ Lạng

Sáng cuối tuần, khi ánh bình minh chưa kịp ló dạng, nhóm chúng tôi leo lên “con ngựa sắt” chạy về hướng Lạng Sơn. 


Chúng tôi đang thực hiện chuyến khám phá “vương quốc ngựa bạch” theo như lời giới thiệu của một người bạn địa phương.

Từ thị trấn Đồng Mỏ, vượt qua cung đường quanh co, đèo dốc, lởm chởm đất đá, trước mắt chúng tôi là một màu xanh thăm thẳm của vùng thảo nguyên Hữu Kiên, địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.

Một ngày rong chơi ở Cà Mau

Thưởng thức những món ăn mang đậm phong vị địa phương ở Cà Mau, tham quan mốc tọa độ quốc gia Đất Mũi hay đi vỏ lãi xuyên qua những con kênh dọc xuôi rừng U Minh Hạ là những điều bạn có thể làm trong ngày ở đất mũi.

Nếu là khách du lịch đường xa lần đầu ghé đến vùng đất cực Nam của tổ quốc, bạn có thể tham khảo lịch trình trong một ngày dưới đây:

5h30 - 6h30: Ngắm bình minh và điểm tâm sáng.

Bắt đầu một ngày mới với ánh bình minh trên sông Gành Hào, những tia nắng sớm lấp lánh trên dòng sông hòa cùng tiếng rộn ràng của những chiếc vỏ lãi tấp nập của bà con buôn bán thương phẩm. Du khách có thể lựa chọn những món ăn sáng lạ miệng, hấp dẫn trong những hàng quán nhỏ dưới chân cầu Cà Mau như bánh tầm, tàu hủ, xíu mại, cơm tấm tép rim, bánh lọt gà… để lót dạ.

Ngắm nhìn những chiếc xuồng, ghe ngược xuôi trong khí trời trong mát mang lại một cảm giác thật sự thanh bình.

Thăm làng vú sữa Diên Bình

Nếu chỉ nghe tiếng vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi ghé thăm làng vú sữa Diên Bình ở Nha Trang. Với vỏ mỏng, vị ngọt lịm, vú sữa nơi đây ngày càng được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng.

Vú sữa đang chuẩn bị vào mùa. Du lịch Nha Trang thời điểm này, bạn nên ghé thăm làng vú sữa Diên Bình nổi tiếng nơi đây, ngắm khung cảnh đồng quê yên bình và những vườn vú sữa sai trái. 

24 thg 1, 2015

5 món bánh cuốn ngon khắp ba miền

Vốn là món ăn chiều lòng được mọi tầng lớp thực khách, từ trẻ nhỏ đến người già, bánh cuốn quen thuộc trong đời sống ở mọi vùng miền và mỗi nơi lại có những biến tấu thú vị khác nhau.

Bánh cuốn trứng Thái Nguyên

Bánh cuốn là món ăn được ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng ở vùng Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên. Không giống như bánh cuốn ở các nơi khác, món ăn bao gồm 2 đến 3 chiếc bánh cuốn mỏng, một quả trứng gà, thịt lợn cuốn lá lốt thay cho chả và khi ăn, thay bằng bát nước chấm mắm thông thường, người dân ở đây ăn với nước hầm xương thanh ngọt. Nước ninh xương sánh, có vị béo đậm đà mà vẫn cho cảm giác dịu ngọt của xương hầm, thêm hành khô và một chút lá rau mùi thái nhỏ tạo thành bát bánh cuốn hoàn chỉnh mang ra mời khách.

Với 15.000 đồng, bạn sẽ được thưởng thức bát bánh cuốn giàu dinh dưỡng, lại tràn trề thịt, trứng rất ấm lòng. Ảnh: Lê Thương

Tìm về bản Thái

Lâu nay, người ta hay nhắc đến khái niệm địa văn hóa. Nói cách khác, chính những vùng đất với khí hậu, độ cao, nguồn nước, sản vật... đã làm nên sự hấp dẫn của nết đất, tình người. Với mùa Đông, mùa rét mướt thử thách lòng người nhất trong một năm, là khi chúng ta cảm nhận rõ nhất tình người nồng ấm.

Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, ai đã đi theo con đường 6 cổ từ chợ Bờ, suối Rút men sông Đà lên với Tây Bắc, sẽ nhớ nhất những ngôi nhà sàn gỗ quý của đồng bào Thái. Trong ấy chứa đựng những ấm áp của bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái giữa nơi núi thẳm, mây ngàn.

Về lại xứ sở hoa ban, hoa đào vào những mùa rét buốt nhưng vẫn thấy mây trắng như bông, như sương hay như huyền thoại của những chiến binh trong Chương Han (sử thi dân tộc Thái) cứ lơ lửng ngang tầm mắt.

Mây chắn lối đi, mây bưng kín thung sâu, mây vương vấn nhà sàn, mây lẩn vào túi áo, mây che khuôn mặt cô gái Thái ngượng ngùng e ấp. Nhưng phải có duyên mới gặp những ngày các thiếu nữ ấy xuống những dòng suối mát gội đầu hay giặt những bộ váy áo tinh khôi như hoa rừng để đón mùa Xuân mới.


Huyền ảo động Ngườm Ngao

Chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 3km, động Ngườm Ngao hiện nay là điểm đến không thể bỏ qua tại Cao Bằng. Từ cuối năm 2014, khi có tuyến xe buýt đi thẳng từ Cao Bằng đến Bản Giốc, Ngườm Ngao càng đặc biệt thu hút hơn.

Động Ngườm Ngao là điểm đến không thể bỏ qua tại Cao Bằng 

Với đoạn đường gần 80 cây số từ Cao Bằng lên Bản Giốc, bạn chỉ mất 50.000 đồng cho một chuyến xe buýt sạch sẽ cùng nhân viên phục vụ nhiệt tình. Gần đến Thác, bạn xuống xe tại Ngườm Ngao và cuốc bộ tầm hơn 1km nữa là đến động. 

23 thg 1, 2015

Thành Long Hồ - Vĩnh Long

Bây giờ người ta gọi Cần Thơ là Tây đô, thủ phủ miền Tây Nam bộ, nhưng ngày xưa vai trò thủ phủ ấy không phải Cần Thơ, mà là Vĩnh Long.

Cứ theo tên gọi 3 tỉnh miền Tây từ thời Minh Mạng (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) là có thể thấy vai trò quan trọng của Vĩnh Long. Xa hơn nữa, thời chúa Nguyễn miền đất phương Nam có ba dinh và một trấn là: Trấn Biên dinh (vùng Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (vùng Gia Định), Long Hồ dinh (vùng Vĩnh Long) và Hà Tiên trấn (vùng Hà Tiên).

Năm1757, chúa Nguyễn thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Đến lúc ấy, Long Hồ dinh là một dinh trấn quan trọng ở phía Nam xứ Đàng Trong, và trung tâm đầu não của nó có trách nhiệm cai quản cả một vùng đất rộng lớn. 

Thành Long Hồ ngày xưa

Khám phá tượng chúa dang tay

Tượng Chúa Kitô Vua Vũng Tàu 

Tượng Chúa Kitô Vua (thường được gọi là Tượng Chúa dang tay) là một bức tượng Chúa Giêsu cao 32m, 2 tay dang rộng 18,4m với sức chứa khoảng 100 người trong lòng tượng. Năm 2012, bức tượng đã được xác lập kỷ lục “Tượng chúa Kito lớn nhất châu Á”.

Tượng Chúa tọa lạc trên ngọn núi Tao Phùng, ngay một mũi đất của Vũng Tàu, nơi gặp nhau giữa trời, đất và 3 mặt biển. Vị thế này khiến bất kỳ ai đến thăm Tượng Chúa cũng có cảm giác thật bình yên. Ngoài ra, ngọn núi này còn có tên là Núi Nhỏ (để phân biệt với Núi Lớn) và Núi Chúa.

Về Bình Dương mùa cao su thay lá

Cứ vào độ cuối đông đến giữa xuân, các khu rừng cao su ở Đông Nam bộ lại bắt đầu vào mùa thay lá. Lá cây từ xanh chuyển sang vàng, cam, đỏ rồi rụng dần. Sau đó, cao su lại mọc lá non, khởi đầu một chu kỳ sinh trưởng và phát triển mới.

Những sắc màu sinh động hiện rõ trên bầu trời 

Vào mùa này, đi ngang các khu vực trồng nhiều cao su như Củ Chi (TP.HCM), Dầu Tiếng (Bình Dương), Long Khánh (Đồng Nai), bạn sẽ trầm trồ bởi cảnh sắc tuyệt đẹp của những cánh rừng cao su đang đổi màu. Cả một dải đất rộng bạt ngàn chỉ toàn là cao su, lớp thì màu xanh non, lớp xanh thẫm, lớp vàng, lớp cam, lớp đỏ…

Bình Lập, Bình Hưng: Đi ngay kẻo lỡ

Vừa rồi, tôi có dịp quay lại Cam Ranh (Nha Trang), đến với đảo Bình Hưng tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên của vùng biển miền Trung và lên bán đảo Bình Lập đón nhận những giây phút thật thanh bình.

Vùng biển đảo Bình Hưng nhìn từ ngọn hải đăng Hòn Chút 

Sau chuyến xe đêm từ TP.HCM ra Cam Ranh, chúng tôi háo hức được tận hưởng vẻ đẹp của đảo Bình Hưng. Xe đưa chúng tôi đi tham quan núi Chúa ngắm toàn cảnh Vịnh Cam Ranh đẹp rực rỡ trong ánh nắng ban mai rồi đưa ngược chúng tôi ra bãi Kinh, lên tàu ăn sáng với đặc sản bánh canh chả cá được phục vụ trên chiếc bè nổi.

Tà Chì Nhù sóng cuộn giữa đại dương mây

Tà Chì Nhù (thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái) cao 2.979m, là ngọn núi cao thứ 6 ở Việt Nam và được ví như một đại dương mây tuyệt đẹp. Đỉnh núi này là điểm 'săn mây' nổi tiếng với dân phượt.


Vượt qua những thử thách khắc nghiệt trên đường leo núi, đặt chân lên đỉnh Tà Chí Nhù, bạn sẽ có cảm giác tuyệt vời mà không phải ai cũng được trải qua một lần trong đời.

Dưới chân là cả một biển mây bồng bềnh, những cơn gió man mát, chưa bao giờ tôi có cảm giác tê tái tới vậy. Thầm nghĩ, nếu được ngồi cùng một cô gái nào trong cái khung cảnh đó, có lẽ tôi sẽ không ngần ngại trao luôn cho cô ấy một nụ hôn bất tận.

22 thg 1, 2015

Vĩnh Long - Văn Thánh miếu

Cổng Tam quan của Văn Thánh Miếu -Vĩnh Long

Trong kho tàng văn hoá, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam. có mặt khắp mọi miền đất nước, giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện, tạo dựng cho mỗi người chúng tamột cuộc sống yên vui, nhất là về mặt tinh thần được an lành , lạc quan. Lễ hội đem đến cho con người sự thanh thản tâm linh, loại bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để hướng về cội nguồn, nhớ ơn các bậc tiền nhân có công với tổ quốc, các bậc tiền hiền khai khẩn nơi mình đang sống, Thành hoàng bổn cảnh…

Chúng tôi xin nhắc đến VĂN THÁNH MÌẾU -Vĩnh Long.


Nhà thờ Cái Mơn

Miền Tây Nam bộ không phải là nơi có đông giáo dân công giáo. Thế nhưng có một địa điểm ở Bến Tre, thời xưa đường xá đi lại rất khó khăn lại tập trung rất nhiều giáo dân, Nơi đây có cha sở người Pháp, là nơi các thừa sai người Pháp, Tây Ban Nha thường xuyên lui tới. Nơi đây có ngôi nhà thờ xưa vào bậc nhất Việt Nam. Đó là giáo xứ Cái Mơn.

Cái Mơn không hề là tên một đơn vị hành chánh Nhá nước nào, mà là tên của giáo xứ, giáo hạt (trực thuộc giáo phận Vĩnh Long). Xét theo vị trí địa lý thì vùng đất này thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre.

Theo sử sách ghi lại, từ năm 1700 Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các cha dòng Phanxicô. Cũng vào thời gian này (năm 1700) chúa Nguyễn cấm đạo gắt gao nên giáo dân từ Phú Yên tìm đường vào Nam để lánh nạn. Những gia đình giáo dân từ miền Trung đầu tiên tìm đến Cái Mơn lập nghiệp từ năm 1702, lập nên các họ đạo.

Từ năm 1802 đã có các cha thừa sai Pháp và Tây Ban Nha sang âm thầm giảng đạo. Cha sở Cái Mơn lâu năm nhất là cha Gernot, người Pháp (giáo dân Việt gọi là cha Quý). Ông nhận chức cha sở Cái Mơn suốt 48 năm (1864 - 1912). Ông chính là người cho xây nhà thờ Cái Mơn tồn tại đến ngày nay.


Nhà thờ Cái Mơn nằm bên quốc lộ 57, dưới chân cầu Cái Mơn Lớn. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Cầu ngói Phát Diệm, Ninh Bình

Cây cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình từng được in trên bộ tem bưu chính Việt Nam, bên cạnh cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế) và cầu ngói chợ Lương (Nam Định).

Được xây dựng vào năm 1902, tính đến nay cầu ngói Phát Diệm đã có lịch sử hơn 100 năm.

Tiếng đàn tranh Hải Phượng

Hơn 20 năm qua, nghệ sĩ Hải Phượng đã mang tiếng đàn tranh ngọt ngào, sâu lắng của mình chinh phục hàng triệu con tim yêu âm nhạc dân tộc ở cả trong nước và trên thế giới, góp phần bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống. 

Nghệ sĩ Hải Phượng là con gái đầu của Nhà giáo Ưu tú Phạm Thúy Hoan, cựu giảng viên âm nhạc dân tộc của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh. Vì thế, ngay từ khi còn rất nhỏ, chị đã được làm quen với các nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là cây đàn tranh của mẹ. Chị kể, hồi ấy, mỗi lần được mẹ cho “nghịch” đàn là chị mải miết với nó cả buổi không biết chán.

Lên 7 tuổi, Hải Phượng được mẹ cho theo học khóa đầu tiên (năm 1976) về đàn tranh của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó, chị đều đặn theo mẹ đến trường học đàn mỗi ngày. Càng học chị càng say mê và gắn bó với đàn tranh như máu thịt.

Hơn 15 năm khổ luyện cung đàn từ trung học dài hạn đến đại học, năm 1992, Hải Phượng tham dự cuộc thi Tài năng trẻ đàn tranh toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Cung Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh và đạt giải nhất. Từ đó, tiếng đàn tranh của Hải Phượng được nhiều người yêu nhạc biết đến và mến mộ. 


Nghệ sĩ Hải Phượng đã có hơn 20 năm gắn bó với nghệ thuật đàn tranh truyền thống.

Về Đào Thục xem rối nước

Rối nước Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội) đã để lại ấn tượng đối với bạn bè quốc tế trong những lần phường rối đi lưu diễn tại các nước Trung Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản và hiện trở thành một sản phẩm du lịch mới lạ dành cho du khách nước ngoài trong tour khám phá văn hóa vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội chạy theo quốc lộ 3 đến trung tâm thị trấn Đông Anh, rẽ phải vào 10km, chúng tôi đến Thủy Đình, nơi được xem là sân khấu múa rối nước của làng Đào Thục.

Ông Ngô Minh Phong, trưởng phường rối nước Đào Thục kể cho chúng tôi nghe về lịch sử nghề rối nước truyền thống của làng. Văn bia ở đình làng Đào Thục có ghi rằng, ông tổ của nghề múa rối nước ở đây là ông Nguyễn Đăng Vinh làm chức Nội giám thời nhà Lê (1735 - 1940). Sau khi trở về làng, ông đã truyền dạy lại cho con cháu ba nghề: Dệt vải, làm mộc và múa rối nước. Đến nay, làng Đào Thục chỉ còn gìn giữ và phát triển được nghề múa rối nước. Hàng năm, vào ngày 24/2 âm lịch, dân làng vẫn làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của ông tổ nghề. Vào Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 1989, phường rối nước Đào Thục đã đoạt huy chương vàng và đoạt huy chương bạc cho những tích trò xuất sắc trong Liên hoan múa rối nước toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1994.

Các con rối được làm bằng gỗ nhẹ, sơn những màu sắc sặc sỡ gắn lên đầu sào tre và điều khiển bằng ròng rọc.

Làng làm sừng mỹ nghệ Thụy Ứng

Làng mỹ nghệ sừng trâu, bò Thụy Ứng (xã Hòa Bình, huyệnThường Tín, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với sản phẩm mỹ nghệ truyền thống là lược sừng được người Việt ưa chuộng mà còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật, Pháp, Đức...
Dọc theo Quốc Lộ 1A (cũ), rẽ vào đường Tỉnh lộ 71, chúng tôi tìm đến làng sừng trâu Thụy Ứng. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến gia đình ông bà Mười Sử là một trong những gia đình gắn bó lâu đời nhất với nghề làm mỹ nghệ sừng trâu của làng.

Bà Vũ Thị Mười lấy ra và giới thiệu với chúng tôi chiếc lược sừng là sản phẩm truyền thống tạo nên thương hiệu cho làng Thụy Ứng từ xưa. Bà Mười cho biết, trong tấm bia được lưu giữ ở đình cổ của làng có ghi làng lược sừng Thụy Ứng có từ thời vua Lê Trung Tông, niên hiệu Thuận Bình (1548 - 1556), tức là cách đây hơn 400 năm.

Sừng bò được người dân làng nghề Thụy Ứng thu gom từ các nơi làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ.

21 thg 1, 2015

Con đường đi qua vương quốc trái cây

Đi từ Sài Gòn tới Vĩnh Long con đường quen thuộc là đi cao tốc TPHCM - Trung Lương, quốc lộ 1 rồi qua cầu Mỹ Thuận, hoặc đi quốc lộ 1 (không qua cao tốc) tới cầu Mỹ Thuận luôn, khoảng cách từ 140 - 145 km. Đó có thể là con đường nhanh nhất, nhưng không phải ngắn nhất và có lẽ cũng hơi kém thú vị.

Bởi thế, khi có việc phải đi Vĩnh Long mà không bị bức bách về mặt thời gian, tui chọn lộ trình khác để... rong chơi cho vui vẻ. Lộ trình này đi thẳng vào Mỹ Tho rồi qua cầu Rạch Miễu sang Bến Tre, tiếp tục qua cầu Hàm Luông, rẽ sang quốc lộ 57 đi thẳng đến phà Đình Khao, qua phà là đến Vĩnh Long. Khoảng cách so với phương án trên là như nhau, nhưng tha hồ mà đủng đỉnh đi chơi, tham quan chỗ này chỗ nọ.

Với lộ trình này, tui có cả buổi sáng để làm việc và thăm viếng bạn bè tại Mỹ Tho, ăn trưa xong mới lên đường đi Vĩnh Long.

Thăm làng dệt lanh độc đáo trên cao nguyên đá

Lên cao nguyên đá Hà Giang, một địa diểm bạn không thể bỏ qua là làng dệt lanh, nơi dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo nhiều màu sắc mà người miền xuôi ai thấy cũng mê. 

Không giống như những làng nghề truyền thống ngày càng bị thương mại hóa, làng thổ cẩm Lùng Tám (Hà Giang) hoang sơ nhưng giàu giá trị văn hoá lại đem đến một cái nhìn khác, đầy trân trọng và yêu thương. 

Lùng Tám bình yên và xinh đẹp dưới chân núi Quản Bạ 

Bảo tàng hút khách bậc nhất xứ Lạng

Bảo tàng Bắc Sơn là nơi tái hiện về cuộc khởi nghĩa vũ trang năm xưa, giúp du khách hiểu hơn về quá khứ hào hùng của quân và dân địa phương trong kháng chiến. 

Nhằm lưu giữ, bảo quản và trưng bày có hệ thống các tài liệu hiện vật về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã sớm có chủ trương xây dựng một bảo tàng chuyên đề về cuộc khởi nghĩa. Nơi đây nằm ngay cạnh đường quốc lộ 1B, thuộc thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thị trấn Bắc Sơn khoảng 2,5 km. 

Chùa Thiên Mụ đẹp nhất xứ Đàng Trong...

Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..

Nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê thơ mộng, cây xanh phủ dày, gió mát rượi bốn mùa, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về hướng Tây, chùa Thiên Mụ nằm giữa một không gian non nước hữu tình, đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa.

Chùa Thiên Mụ nhìn từ sông Hương, thật là một bức tranh thanh bình, thơ mộng. 

Khám phá làng lụa truyền thống ở Hội An

Đến làng lụa Hội An, bước đi trong không gian làng quê thanh bình yên ả, được xem cận cảnh quy trình ươm tơ dệt lụa của người Hội An thực sự là một trải nghiệm khó quên.

Những nười phụ nữ Chăm dệt vải trên những khung lụa đặc trưng theo từng vùng miền 

Làng lụa Hội An với không gian bảo tồn tơ lụa đang là điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước đến Hội An (Quảng Nam) lựa chọn.

Tại ngôi làng này có gian thờ Bà chúa tằm tang Đoàn Thị Ngọc – Đoàn Quý phi (1601-1661), bà tổ của nghề tơ tằm xứ Quảng. Hai bên gian thờ là không gian trưng bày các mẫu trang phục lụa của các dân tộc Việt Nam, phong cách thời trang lụa qua các thời kỳ.

Kỳ bí nghĩa địa heo 5 móng ở Sóc Trăng

Những câu chuyện ly kỳ xung quanh tục nuôi và chôn cất heo 5 móng tại chùa Dơi (Sóc Trăng), một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Tây, đến nay vẫn còn lan truyền đồn đoán đầy màu sắc liêu trai huyền bí.

“Nghĩa địa” heo 5 móng tại chùa Dơi (Sóc Trăng) 

Chùa Dơi nằm ở ngoại ô TP. Sóc Trăng từ lâu vốn là một trong những địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở xứ sở trăm chùa. Trong khuôn viên chùa luôn có đàn dơi quạ sinh sống trên những tán cây cổ thụ. Qua nhiều biến cố, đàn dơi ngày càng thưa thớt. Tuy nhiên, có một góc khuất tại ngôi chùa này mà khách gần xa khi tới tham quan không thể bỏ qua: đó là nơi nuôi và chôn cất heo 5 móng ở phía sau hậu viên chùa.

20 thg 1, 2015

Lão nông sang Singapore trồng kiểng

Thật bất ngờ khi bắt gặp ở nhiều nơi danh tiếng tại Singapore những bộ kiểng thú - vốn là tác phẩm của một lão nông Nam bộ.

Vua kiểng thú

Không phải ngẫu nhiên mà cơ sở sản xuất cây kiểng của ông Năm Công từng vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm. Nghệ nhân này từ lâu đã nổi tiếng với biệt danh “Vua kiểng thú xứ miệt vườn”. Anh Sơn Râu, một nghệ nhân bon sai của Hội Sinh vật cảnh Bến Tre, khi nghe chúng tôi nhờ dẫn đường đã nói chắc: “Tìm ai chứ tìm ông Năm Công dễ như chơi à. Từ đây (TP.Bến Tre), cứ chạy theo QL57 về hướng tây khoảng 45 km, đến đoạn xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, nhìn bên tay phải vườn nhà nào rợp bóng kiểng thú, kiểng hình thì đó là nhà ổng”.


Cơ sở Hoa kiểng Năm Công, nhìn từ QL 57. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Chả thịt lam, món ngon gọi mời khách đến xứ Thanh

Người Mường không chỉ nổi tiếng bởi món cơm lam mà còn tạo được ấn tượng khó quên với món chả thịt lam trong mâm cỗ tết hay tiệc cưới hỏi. 

Cũng giống nhiều đồng bào dân tộc vùng cao khác, người Mường ở Thanh Hóa vẫn giữ tục mổ lợn ăn cỗ trong những dịp quan trọng. Anh em, họ hàng hay vài ba gia đình hàng xóm cùng chung nhau con lợn béo, qua bàn tay đảm đang, khéo léo để tạo ra nhiều món ăn khác nhau, vui vầy thưởng thức quanh bàn rượu.

Thông thường, phần thịt vai ngon nhất của con lợn sẽ được dùng làm món chả thịt lam. Chả thịt lam không quá cầu kỳ trong cách chế biến, nhưng nếu đã một lần thưởng thức thì không thể nào quên bởi món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm tự nhiên và cách chế biến tinh tế, hợp khẩu vị.

Nét quyến rũ của hồ Tây ngày đông

Ngồi bên bờ hồ lộng gió ngày đông ngắm cảnh, thưởng thức thú vui tao nhã bên cốc cà phê của ngày không vội vã là lựa chọn đáng lưu tâm cho cuối tuần ở Hà Nội. 

Nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội, Hồ Tây là điểm đến đầy thư giãn, một không gian khoáng đạt, mênh mang giữa lòng Thủ Đô để bạn tạm xa mọi ưu phiền của cuộc sống. 

Độc đáo câu cá bằng chai

Thông thường, câu cá thì phải có cần, dây nhợ, mồi và lưỡi câu. Tôi biết, có hai nơi là Phan Thiết và Đà Nẵng, câu cá không có cần câu, “lưỡi” và mồi câu rất lạ. Nói là lạ vì mồi là bột mì. Thay cho lưỡi câu là chai nhựa. Cách này chỉ dùng để câu cá đối.

Cá đối thường sống thành đàn, nhiều nhất là vùng nước lợ, đặc biệt ở cửa sông. Cá đối chỉ ăn tảo, trầm tích nên không thể câu bằng mồi sống. Thông thường, cá cỡ hai ngón tay, dài khoảng 15cm. Trước đây, bắt cá đối thường dùng lưới là chủ yếu.

Dân Đà Nẵng “câu” cá đối bằng chai hoặc hộp nhựa hình ống, đường kính chừng 5 - 7cm, một bên dùi lỗ để buộc dây cước nối với cần. Mồi là nhúm bột mì, loại thức ăn mà cá đối rất ghiền. Nghe mùi thơm của bột, cá tranh nhau lủi vào, lọt thỏm. Thấy động, người câu kéo cần lên là trúng phóc, không chạy đi đâu được vì cá đối không biết “cài số de” như nhiều loài cá khác. Loại câu này không cần học, chỉ nhìn qua thao tác là có thể hành nghề và kiếm cá dễ dàng, ai cũng câu được. Thời điểm tốt nhất để "hành nghề" là xế chiều. 

Nghề mộc Hòa Phong

Xã Hòa Phong (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề mộc đã khẳng định được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước. Ngoài sản xuất tại chỗ, nhiều chủ cơ sở của xã đã mở chi nhánh xưởng mộc tại các tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh… và cả ở các nước Lào, Trung Quốc để phát triển kinh doanh và sản xuất.

Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến một trong những cơ sở chế biến gỗ đầu tiên của xã Hòa Phong đó là gia đình anh Vũ Văn Công ở làng Muồng. Tính đến nay, anh Công đã theo nghề mộc được hơn 20 năm và là thế hệ thứ ba trong gia đình theo nghề. Giữa thời buổi kinh tế khó khăn nhưng gia đình anh vẫn làm không hết các đơn đặt hàng.

Nghề mộc Hòa Phong hiện đang ngày một phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây...

Mùa cá chua

"Giàu nghèo một lẽ cá chua
Biết đâu thắng, biết đâu thua hỡi mình"


Gọi cá chua không phải vì thịt của chúng có vị chua hay chúng sống trong môi trường nước chua. Đến nay vẫn chưa có ai biết được nguồn gốc và tên thật của giống cá này. Theo nhiều ngư dân, tên "chua" là biểu thị của sự gian khổ (chua cay, chua chát, chua ăn…) trong việc đánh bắt cá bột và nuôi cá trong ao, hồ.


Nuôi cá chua ở Nhơn Hội

Đó là những công việc rất vất vả cộng với tâm trạng nơm nớp lo âu từng ngày, không biết "trắng tay" lúc nào. Nó là giống cá được sinh ra trong bọt biển thì cũng dễ tan như bọt biển.

Đặc sản Bình Định: Cá chua

Đặc sản của Bình Định khá phong phú. Nem chua chợ Huyện, cua Huỳnh Đế, cá Đại Gia (còn gọi là cá niên, sống ở các hóc đá nơi suối cao)... Trong số hàng “ẩm thực thượng thặng” còn có loại cá chua đậm đà hương vị của riêng miền đất võ.

Cá chua. Ảnh: Trần thị Duyên

Không ai biết cá chua có từ bao giờ, chỉ biết nó xuất hiện rất nhiều ở đầm Đề Gi (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Cho đến nay, loại cá này vẫn chưa nhân giống được, chủ yếu sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên. Gần đây, phong trào nuôi cá chua ở ao hồ khá phát triển, bằng nguồn giống lấy từ đầm Đề Gi. Có một bộ phận dân cư quanh đầm chuyên đi bắt cá chua con về ươm một thời gian thì đem bán cá giống với giá từ 1.500 - 2.500 đồng/con.

19 thg 1, 2015

Cái Mơn là... cái gì?

Nhắc đến Cái Mơn

Những người sành ăn sẽ nghĩ ngay tới sầu riêng Cái Mơn, loại sầu riêng ngon nổi tiếng.

Những món ăn sáng hấp dẫn ở Phan Rang

Nói đến xứ sở Phan Rang, nhiều người hình dung đến khung cảnh màu xanh thơ mộng của bãi biển, những dải cát dài hoang sơ quyến rũ. Thế nhưng, vùng đất đầy nắng gió này còn sở hữu ẩm thực đa dạng cuốn hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Bánh canh chả cá

Là món ăn được bày bán nhiều ở Phan Rang nên du khách có thể tìm thấy dễ dàng. Một tô bánh canh nóng hổi sẽ gồm sợi bánh, chả cá, cá dầm, ngò thơm, hành lá và phía trên rắc thêm chút tiêu đen. Thực khách khi thưởng thức sẽ pha thêm chút mắm ớt cay cay và vắt thêm miếng chanh cho vừa miệng. Sợi bánh canh to vừa phải, cọng bánh bản mỏng đặc trưng, khi ăn cảm nhận rõ độ mềm, mịn và dẻo, khác lạ rõ rệt so với những vùng khác. 

Với giá 10.000 đến 15.000 đồng, thực khách sẽ được thưởng thức tô bánh canh chất lượng đầy hấp dẫn. Ảnh: Văn Trãi 

8 món ngon từ đuông dừa miền Tây

Đuông dừa chấm mắm ăn sống, chiên, nướng, luộc, nấu xôi… là những món ngon từ lâu đã trở thành đặc sản miền Tây nức tiếng.

Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ to bằng ngón tay trỏ hoặc ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 - 5 cm, toàn thân màu vàng nhạt. Con nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn khiến nhiều người nhìn bên ngoài đều thấy có chút ghê sợ. Trong các nhà hàng sang trọng, quán nhậu hay các quán côn trùng vỉa hè ở Hà Nội hay Sài Gòn đều có bán. 

Các chủ quán thường nhập con đuông vừa mới bắt, chuyển bằng đường máy bay ra để giữ độ tươi ngon. Ảnh: Nhà hàng Phương Nam. 

150 năm Thảo Cầm viên Sài Gòn

Nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Thảo Cầm viên Sài Gòn là nơi bảo tồn rất nhiều động thực vật quý. Đây là một trong 8 vườn thú lâu đời nhất thế giới với tuổi đời vừa tròn 150 tuổi. 

Ngày 23 tháng 3 năm 1864, viên đề đốc người Pháp De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Thảo Cầm viên Sài Gòn (xưa gọi là Vườn Bách thảo) trên vùng đất hoang rộng 12ha ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (hướng cầu Thị Nghè bây giờ).

Ông Louis Adolphe Germain, một sĩ quan thú y của quân đội Pháp được giao nhiệm vụ thiết kế quy hoạch nơi đây thành một vườn thú. Đến tháng 3/1865, công trình hoàn thành. Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Tại đây, ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch sử Thiên nhiên Paris.

Cuối năm 1865, Thảo Cầm viên Sài Gòn mở rộng thêm 20ha, tổ chức nhập khẩu nhiều loài cây nhiệt đới từ châu Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á với hơn 100.000 tiêu bản thực vật mà nay vẫn còn lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật (Phân viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh). 


Du khách tham quan Thảo Cầm viên Sài Gòn bằng xe điện.

Hoang sơ hồ Lăk

Chính cái tên hồ Lắk (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã gợi lên sự tò mò, quyến rũ du khách tìm về đây khám phá vẻ đẹp hoang sơ vốn có. Ngoài cảnh đẹp tự nhiên, không khí trong lành, những cuộc phiêu lưu trên lưng voi và trên thuyền độc mộc ở hồ Lắk khiến nơi đây trở thành điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đắk Lắk và Tây Nguyên. 

Điểm khám phá đầu tiên trong hành trình của chúng tôi là hồ Lắk, nơi có mặt nước hoang so và mang màu xanh ngọc. Đặc biệt hơn, chúng tôi được khám phá vẻ đẹp thơ mộng của hồ Lắk bằng chính những con thuyền độc mộc của người dân bản địa nơi đây. Ngồi trên thuyền, có thể nhìn thấy những chú cá bơi lượn dưới hồ, nghe tiếng cá đớp mồi giữa không gian trong lành, tĩnh mịch khiến du khách như chúng tôi trút bỏ hết những ưu tư, phiền muộn của cuộc sống đời thường.

Nét đặc biệt không thể bỏ qua trong hành trình thăm hồ Lắk chính là được cưỡi trên những chú voi khổng lồ tham quan hồ. Thường mỗi chú voi cõng một nài voi và hai người khách, chú voi sẽ bơi trên hồ để đưa khách đến một cảm giác như mình là trung tâm giữa một hồ nước mênh mông rộng lớn.


Những chiếc thuyền thơ mộng lướt trên hồ Lắk.

18 thg 1, 2015

Nhà thờ Mai Anh trên đồi

Trong những ngôi nhà thờ mà tôi đã có dịp ghé qua, có lẽ nhà thờ giáo xứ Mai Anh là ít có cảm giác đấy là một ngôi nhà thờ nhất. Đến đó người ta có cảm giác đến một chốn bình an nhưng không kém phần thơ mộng. Ngôi nhà thờ khiêm tốn, với màu hồng ấm áp giữa những rặng thông xanh trong tiết trời se lạnh trên ngọn đồi thoai thoải. Đó là Đà Lạt, và chỉ có thể ở Đà lạt chứ không phải ở đâu khác.

Ngay cả cái tên giáo xứ và tên nhà thờ nữa, cũng rất lãng mạn, như tên một nàng thiếu nữ: Mai Anh. Khi nghe giải thích xuất xứ của cái tên thì lại càng lãng mạn hơn nữa, đó không chỉ giống tên một nàng thiếu nữ mà chính là tên một loài hoa: ngôi nhà thờ đặt theo tên của ngọn đồi Mai Anh, và được gọi tên như thế vì xưa kia trên đồi này rất nhiều hoa mai anh đào.

Nhà thờ Domaine de Marie (Mai Anh) nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là những rặng thông

Rong ruổi Tà Nung tìm hương hoa cà phê

Nếu đã chán những điểm du lịch phổ biến ở Đà Lạt, đã đi hết những con dốc ngoằn nghèo dẫn ra Hồ Xuân Hương, bạn hãy thử thuê một chiếc xe máy và khám phá những đồi cà phê bạt ngàn ở Tà Nung.


Tà Nung là xã nằm ở phía Tây Nam, cách thành phố Đà Lạt 19 km. Đây là khu vực sinh sống của những dân tộc thiểu số như Cil, Lạch, K’Ho, Mạ, Ede, Tày, Nùng Thái, Hoa… 

Đón ngày mới trên chợ nổi Cái Răng

Về miền sông nước, nhất định phải dạo chợ nổi. Muốn xem cảnh họp chợ, bạn phải thức dậy sớm khoảng 5 giờ, ra bến tàu thuê xuồng máy, đón ngày mới cùng những âm thanh sôi động của chợ nổi.


Cái Răng là một trong ba chợ nổi được nhiều du khách ghé thăm nhất tại miền Tây (Cái Bè - Tiền Giang, Cái Răng - Cần Thơ và Phụng Hiệp - An Giang). Để chứng kiến cảnh họp chợ, bạn phải thức dậy sớm khoảng 5 giờ và đến bến Ninh Kiều thuê một chiếc xuồng máy. Tận hưởng không khí trong lành, gió thổi lành lạnh giữa bốn bề sông nước khoảng 30 phút, khi nghe tiếng máy ghe nổ giòn giã, vang dội một bến sông là bạn đã đến chợ nổi Cái Răng. 

Nơi sinh ra 'chiếc áo' cuốn nem

Đến với làng nghề làm bánh đa nem nổi tiếng Thổ Hà tại Bắc Giang, du khách sẽ được hòa mình vào không gian thanh bình và hiểu hơn về cái nôi sản sinh ra chiếc lá cuốn nem truyền thống. 

Làng nghề làm bánh đa nem Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nằm ở ven sông Cầu, xưa kia nơi đây là làng gốm nổi tiếng đất Kinh Bắc. Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ, dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, thu nhập chủ yếu từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. 

Nhà cổ Tấn Ký, điểm dừng chân thú vị ở Hội An

Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký nằm trên phố Nguyễn Thái Học vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấu và kiến trúc như ngày đầu mới xây dựng. Đây là điểm dừng chân thú vị trên hành trình khám phá nét cổ kính của Hội An xưa. 

Vốn là nơi gia đình họ Lê sinh sống 7 đời, chủ hiệu buôn Tấn Ký xây dựng ngôi nhà từ cuối thế kỷ XVIII. Mặt trước ngôi nhà thông ra phố Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt sau thông ra phía bờ sông, trên phố Bạch Đằng để thuận tiện cho việc nhập hàng hóa. 

4 thg 1, 2015

Khám phá đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

Theo những người dân trong vùng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn có từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp khám phá và biến Tam Đảo trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng.

Đền thờ nằm cao chót vót như lơ lửng trên không trung 

Đoạn đường đèo dốc từ thị trấn lên đền thờ quả là quãng đường tuyệt vời mà chúng tôi không ngớt trầm trồ, kinh ngạc... Trong sương mù bảng lảng của buổi sớm mai, những con đường dốc quanh co dẫn chúng tôi đi, rồi những bậc thang lót đá cao chót vót nhưng uốn lượn rất đỗi dịu dàng khiến không có cảm giác mệt mỏi khi leo.

Đón bình minh trên đảo Ó

Không có nhiều thời gian thỏa đam mê “phượt” (du lịch bụi) trên các cung đường đèo tuyệt đẹp ở Tây Bắc, nhóm bạn trẻ chúng tôi đã chọn lựa những cung đường ngắn ở các tỉnh miền Ðông trong hai ngày cuối tuần.

Đảo Ó 

Dù không có cảnh núi non trùng điệp, đèo cao cheo leo, hiểm trở như những cung đường núi rừng các tỉnh phía Bắc, nhưng cung đường miền Ðông vẫn có vẻ đẹp quyến rũ riêng đối với những người trẻ.

Patê ốc, món ăn dân dã mà sang

Cũng chỉ là món ốc dân dã với gia vị toàn cây nhà lá vườn, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân miền Tây, món patê ốc đã trở thành món ngon hấp dẫn đến bất ngờ.

Patê ốc đã hấp chín - Ảnh: Hoài Vũ 

Ốc bươu, ốc lát tuy là món ăn dân dã, nhưng qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp, thịt ốc có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn không thua gì sơn hào hải vị, chẳng hạn như ốc luộc mẻ, ốc nấu tiêu, ốc hấp lá cách, ốc xào dừa, ốc bún riêu.

Gần đây người dân đồng bằng sông Cửu Long còn biến tấu thịt ốc thành món patê ốc vừa ngon, vừa lạ miệng.

Cá bống sao ngon nhất xứ Cù lao Dung

Dân sành điệu về ẩm thực coi cá bống sao là đặc sản của cù lao Dung. Tuy là cá của người nghèo nhưng là món ngon "tuyệt chiêu" mà ai đến đây một lần cũng muốn tận hưởng. 

Cá bống sao kho sả ớt - Ảnh: Hoài Vũ 

Bàn về ăn uống, người miền Tây sông nước từ lâu đã cất giữ cả một kho tàng về ẩm thực dân gian. Chỉ riêng món cá kho cũng có tới hàng mấy chục món đậm chất hương đồng cỏ nội như cá kèo kho tiêu, cá linh kho mía, cá lòng tong kho mỡ hành… nổi tiếng nhất là món cá bống kho tiêu.