27 thg 4, 2023

Nhà rông Tây Nguyên – nơi sinh hoạt cộng đồng

Nhà rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Không chỉ có kiểu kiến trúc sừng sững độc đáo, nhà rông Tây Nguyên còn mang ý nghĩa văn hóa thiêng liêng. Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập làng mới, cúng mừng nhà rông… Ngoài ra, nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi.

Người dân Tây Nguyên nói chung và người dân Kon Tum nói riêng luôn nâng cao nhận thức trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có công tác bảo tồn nhà rông truyền thống.

Sức mạnh thôn làng thể hiện ở việc đoàn kết, tập hợp các gia đình cùng dựng nhà rông. Mỗi gia đình đều phải có nhân lực tham gia, hộ nào không tham gia được ngày công thì phải đóng góp tiền để tạo sự công bằng.

Chùa Phước Thành: Ngôi chùa có quần thể tượng Phật lớn nhất ở An Giang

Tọa lạc tại Cù Lao Giêng, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ngôi cổ tự Phước Thành có kiến trúc độc đáo, địa điểm tâm linh được nhiều du khách gần xa tìm đến tham quan và chiêm bái.


Đến với chùa Phước Thành, du khách sẽ không khỏi trầm trồ với sắc vàng đẹp mắt, bao phủ ngôi chùa. Đặc biệt hơn, nơi đây đã được Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa có công trình Quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ Tát Thánh chúng lớn nhất vào năm 2017.

Chùa Khải Đoan: Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng tại Việt Nam


Chùa Khải Đoan là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Tây Nguyên, nằm ở phường Thống Nhất (thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Đây cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam.

Chùa Bắc Nga: Ngôi cổ tự nơi 'dòng sông chảy ngược'

Chùa Bắc Nga là một ngôi chùa cổ có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi, nằm tại thôn Bắc Nga (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ngôi chùa nằm ven bờ sông Kỳ Cùng, nơi đây có rất nhiều giai thoại, truyền kỳ về những tiên nữ giáng trần, chuyên ban phúc và bảo vệ dân làng.


Nơi tiên nữ dạo chơi

Chùa Bắc Nga có tên chữ “Tiên nga phật tự” hay còn gọi là Chùa Tiên Nga (Tiên Nga Tự), thuộc địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Chùa được xây dựng trên một sườn đồi, mặt hướng ra quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng trong xanh uốn lượn tạo nên thế “rồng chầu hổ phục”. Tuy kiến trúc, bài trí khá đơn giản, nhưng chùa Bắc Nga từ lâu đã nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và nguyện cầu.

26 thg 4, 2023

Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

"Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân". Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Lễ cúng Sơmă Kơcham của người Bahnar tại làng Prăng, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội lớn, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Năm nay Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 dương lịch.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN

Hậu Giang rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Cứ giữa tháng Tư dương lịch hàng năm, bà con dân tộc Khmer lại rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây. Đối với đồng bào Khmer tỉnh Hậu Giang, niềm vui dường như nhiều hơn qua mỗi lần đón năm mới bởi sự phát triển từng ngày của địa phương và cộng đồng dân tộc Khmer.

Niềm vui đón Tết

Người dân xã Vị Bình đến chùa Ratana Paphia Vararam thực hiện nghi lễ đón Tết Chol Chnam Thmay.

22 thg 4, 2023

Đậm đà hương vị bánh phồng mì

Tôi nhớ hồi sống dưới quê, khi con gà trống cất tiếng gáy ò ó o thì cả xóm xôn xao tiếng người cười nói, tiếng chày giã bột nện thình thịch vang vọng trong sương mai. Trên bộ vạt tre, những người phụ nữ xóm tôi đang ngồi cặm cụi quết bánh phồng. Còn trên nền đất ngoài sân, nam giới được phân công người giã bột, người đi ra cuối xóm chặt những tàu lá dừa, chẻ ra làm hai, dọc theo sóng lá rồi đan chúng thành những tấm liếp, bề ngang chừng năm, sáu tấc, cẩn thận lau chùi sạch sẽ rồi dựng liếp nơi bóng mát bên hông nhà, chờ đến công đoạn phơi bánh phồng.

Những tưởng ký ức xưa đã đi vào quá khứ, không ngờ vào một ngày tháng tư đầy nắng, trong chuyến trải nghiệm du lịch cộng đồng, tại ấp Phương An 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), tôi thấy được những hình ảnh mọi người quây quần bên nhau làm bánh khoai mì, món ăn đậm đà mùi vị quê hương.

Đoàn du khách tham quan, trải nghiệm thực tế làm bánh phồng mì tại ấp Phương An 3 , xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng).

Viếng Đình thần Nguyễn Trung Trực

Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) được khởi dựng cuối thế kỷ XIX và trải qua nhiều lần trùng tu, đến năm 2004, được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ngôi đình không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân mà còn là "chứng nhân" của nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Đảng bộ địa phương.

Theo các tài liệu còn lưu lại, Đình thần Nguyễn Trung Trực được khởi dựng cuối thế kỷ XIX, trên một khuôn viên đất rộng bên bờ kênh Long Phú, hiện tọa lạc tại ấp 1, thị trấn Long Phú. Đình thần Nguyễn Trung Trực với lối kiến trúc rất đặc trưng của các ngôi đình làng Nam Bộ (cổng đình, sân đình, gian trước, gian giữa, chính điện…). Khi bước vào sân đình, khách sẽ đi qua cổng tam quan có biển khắc tên “Đình thần Nguyễn Trung Trực”. Các trụ cổng hai bên có các câu đối: “Thuở thiếu thời vì dân diệt bạo - Thác thành thần oai trấn an dân” và “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa - Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.

Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng

Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.

Quen với cái lạnh, mặc dù trong những ngày rét buốt, nhưng chị Y Rương (làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng) vẫn lên rừng khi trời mới sáng. Hành trang của chị chỉ vỏn vẹn là chiếc gùi cùng với chiếc rựa đã cũ.

Đường rừng núi gập ghềnh, những cơn mưa lại bất chợt tạo nên những vũng sình lầy tự nhiên chắn ngay giữa đường đi. Tuy nhiên, quen với đường rừng và thời tiết nơi đây, nên bước chân chị Y Rương vẫn thoăn thoắt. Để theo kịp chị, tôi phải ráng bước đến mỏi nhừ đôi chân.

Lõi chuối sau khi lấy về được tách lớp bẹ già để lấy phần lõi non. Ảnh: T.T

Khướu Ngọc Linh - loài chim đặc hữu cần bảo vệ

Khướu Ngọc Linh là loài chim đặc hữu, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đây là một trong những loài chim đẹp và quý hiếm được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Tuy nhiên, số lượng loài này ngày càng suy giảm nhanh chóng, rất cần sự chung tay bảo vệ của cả cộng đồng.

Ngọc Linh là dãy núi cao tạo thành ranh giới hành chính của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam với đỉnh ngọn núi cao nhất 2.604 m và nhiều ngọn cao hơn 2.000 m. Từ lâu, Ngọc Linh được biết đến là “Nóc nhà của Tây Nguyên” và cao nhất miền Nam. Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh không chỉ có giá trị đặc biệt về bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn có giá trị to lớn về quân sự, an ninh quốc phòng và du lịch.

Dưới tán rừng Ngọc Linh. Ảnh: NB

Dãy núi Ngọc Ruông - “món quà” của tạo hóa

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu quanh năm mát mẻ, dãy núi Ngọc Ruông còn mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo đến lạ kỳ, tựa như một bức tranh độc đáo. Nơi đây đang trở thành một địa điểm du lịch lý thú cho những ai thích khám phá, trải nghiệm.

Từ thành phố Kon Tum, tôi vượt hơn trăm cây số để đến với dãy núi Ngọc Ruông thuộc xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông). Vốn được truyền miệng là một trong những địa điểm “bỏ túi” của vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, dãy núi Ngọc Ruông hiện lên trước mắt tôi với dáng vẻ kỳ vĩ, nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Nhận lời làm hướng dẫn viên cho tôi, anh A Hiền - làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng tự hào giới thiệu: Dãy núi Ngọc Ruông có 4 đồi hợp thành, gồm Ngọc Ruông, Nhong Năng, Văng I Nó và Ngọc Chăng. Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu nơi đây mang đặc trưng se lạnh. Lớp sương mù luôn bao quanh núi non trùng điệp tạo nên một khung cảnh mờ ảo, tựa như chốn bồng lai tiên cảnhTừ bao đời nay, dãy núi Ngọc Ruông luôn gắn bó mật thiết với người dân Xơ Đăng tại đây, và như một “nhân chứng sống”, chứng kiến sự đổi thay từng ngày trên mảnh đất này. Người dân địa phương xem Ngọc Ruông như một phần trong văn hóa tâm linh.

Đến Minh Rose Garden, ngắm hoa dã quỳ

Không cần phải lên Đà Lạt hay các tỉnh Tây Nguyên, cách trung tâm TP. Bà Rịa chỉ khoảng 2km, bạn cũng có thể khám phá và check-in mùa hoa dã quỳ ở Minh Rose Garden (760, đường Hoàng Diệu, ấp Phước Tân, xã Tân Hưng, TP. Bà Rịa).

Du khách lựa chọn Minh Rose Garden để cắm trại, picnic.

Tưng bừng Tết té nước của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên

Ngày 14/4, cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tưng bừng tổ chức Tết truyền thống Bun Huột Nặm (Tết té nước). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên.

Nghi thức cầu khấn thần linh do bà mo chủ trì cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sức khỏe dồi dào.

Từ sáng sớm, người dân trong bản Na Sang 1 chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, rực rỡ nhất để chơi hội. Những con đường trong bản cũng được trang trí rực rỡ cờ hoa, không khí vui tươi, rộn ràng khắp bản làng. Đến khoảng 7 giờ 30 phút, từng đoàn người với những bộ trang phục lộng lẫy cùng nhau tụ hội về bãi đất trống cạnh bờ sông Nậm Núa để chuẩn bị cho các nghi thức của lễ hội. Những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Lào do phụ nữ trong bản biểu diễn.

Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Chá Mùn được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen (Thanh Hóa) với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở bản làng Mường Lúm đất đai cằn cổi, hạn hán kéo dài, người dân đói khổ, vất vả, thường xuyên bị dịch bệnh, ốm đau triền miên, không có thuốc để chữa bệnh. Để cứu giúp dân làng, đồng bào dân tộc Thái đã cử người lên Mường Trời cầu cứu Pó Then.

Lời kêu cứu của người Mường Lúm đã làm Pó Then động lòng thương xót và ra lệnh mở cổng trời cho quân lính, thần y xuống trần gian diệt trừ tà ma, chữa bệnh cứu giúp dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, khoai sắn đầy sân, bản làng yên ấm. Và cứ vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lúm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Chá Mùn. 

Thày mo làm lễ Chá Mùn

Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Ba Na, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ hội cầu an.

Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không 
còn xảy ra ở làng nữa.

Trong ngày lễ chính thức, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo…

19 thg 4, 2023

Dinh chúa đảo - một điểm đến khi thăm quan Côn Đảo

Đến với Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, du khách không nên bỏ qua điểm tham quan, du lịch nổi tiếng ở đây: Dinh chúa đảo.

Dinh chúa đảo còn có tên gọi khác là Dinh ông lớn hay Dinh tỉnh trưởng. Đây là nơi ở và làm việc của các chúa đảo ngày trước - những người đứng đầu bộ máy cai trị ở Côn Đảo.

Dinh chúa đảo bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1862 và hoàn thành vào năm 1876. Nơi đây đã trải qua hơn 50 đời chúa đảo xuyên suốt 113 năm, trong đó có 39 chúa ở thời kỳ Pháp thuộc và 14 chúa dưới thời đế quốc Mỹ chiếm đóng. Tổng diện tích của Dinh chúa đảo khoảng 1,86 ha, bao gồm tòa nhà chính, các gian nhà phụ cùng sân vườn và các hạng mục công trình khác. Cổng chính của Dinh chúa đảo nhìn thẳng ra khu vực Cầu Tàu 914.

Dinh chúa đảo có không gian cổ kính mang đậm phong cách thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của Pháp và vẫn còn giữ nguyên những hiện vật ngày xưa. Trải qua các giai đoạn lịch sử nhưng nét cổ kính và những vật dụng trong Dinh chúa đảo vẫn còn khá nguyên vẹn, giữ được nét đặc trưng riêng.

Dinh chúa đảo - địa danh nổi tiếng ở Côn Đảo.

Độc đáo kem dừa đất Côn Đảo

Ngoài hải sản, Côn Đảo còn có một món ăn vặt rất ngon, đó là kem dừa đất Côn Đảo. Món ăn này nổi tiếng đến mức nhiều người ví rằng “chưa ăn kem dừa đất coi như chưa đến Côn Đảo”.

Kem dừa đất Côn Đảo được đựng trên nửa trái dừa. Khách có thể vừa ăn kem, vừa ăn cơm dừa và cả uống nước dừa được chiết ra từ trái dừa này.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Mới vừa ra mắt góp mặt trong list ẩm thực của thành phố biển Vũng Tàu, nhưng lẩu mực nấu chao và bún/lẩu gân cá ngừ đã trở thành món ăn được “săn lùng” nhất đối với các “tín đồ” ẩm thực.

Tô bún gân cá ful topping hấp dẫn.

Ngon mắt, lạ miệng với bánh chén Phước Tỉnh

Là món ăn dân dã, bánh chén đã trở thành món đặc sản “ngon mắt, lạ miệng” đối với người dân địa phương và du khách khi đến Phước Tỉnh (huyện Long Điền).

Bà Nguyễn Minh Hà cùng người thân thưởng thức món bánh chén Phước Tỉnh.

Chỉ là một quán nhỏ nhưng hằng ngày từ 8 giờ sáng quán bánh chén Cô Trà (bờ kè Phước Tỉnh) tấp nập khách tới thưởng thức. Đây cũng là địa chỉ được các tín đồ ẩm thực ghi nhận là nơi có bánh chén vừa ngon vừa rẻ.

Nét xưa độc đáo ở một làng biển Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu hàng trăm năm, nhiều di tích lịch sử văn hóa cổ kính, mà nơi đây còn lưu giữ những nét xưa độc đáo, hiếm có ở làng biển xứ Nghệ.

Với lịch sử hình thành và tồn tại lâu đời, người dân làng Trung Kiên quần cư dưới chân núi Chùa và dọc theo dãy núi này khá đông đúc. Giữa làng biển cổ kính, những tuyến đường dọc nối các xóm với nhau và những tuyến đường ngang vòng vèo dẫn đến từng cổng nhà khá nhỏ hẹp. Ảnh: Huy Thư

Độc đáo ngôi chùa màu hồng nằm giữa hàng trăm cây còng ở An Giang

Ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram, có nghĩa là “ngôi chùa ở giữa núi” nằm tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.


Đây là một trong những điểm đến thú vị, không chỉ với những tín đồ Phật giáo, mà còn với những người yêu thiên nhiên và muốn trốn xa nhịp sống đô thị ồn ào.

Khác với nhiều ngôi chùa cổ kính khác ở vùng Bảy Núi, ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram trở nên đặc biệt bởi hàng trăm cây còng được trồng xung quanh.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên.


Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự), nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư Chùa Thầy, rẽ phải khoảng 5 km, sau đó rẽ trái 1 km nữa, là đến di tích.

Cao su mùa dưỡng lá

Sau nhiều tháng cho thu mủ, cao su cũng cần được dưỡng mầm, dưỡng lá chờ ngày “bung sức”…

Tháng 4 cũng là lúc cao su chuẩn bị cho thu mủ sau thời gian dài lá rụng. Trước thời điểm cho thu, cây cũng cần được dưỡng sức

18 thg 4, 2023

Gàu tát nước ngày xưa ở xứ Quảng

Ngày xưa, khi chưa có hệ thống thủy lợi, nông dân ở xứ Quảng sáng tạo ra nhiều công cụ để “dẫn thủy nhập điền” như bờ xe nước, guồng nước, xe đạp nước... Phương tiện thủ công phổ biến, dùng sức người, đó là gàu giai và gàu sòng.

Hai loại gàu giai và gàu sòng được đan bằng tre, là công cụ lao động phổ biến của người nông dân để tát nước chống hạn cho ruộng đồng và tát cá dưới ao, mương. Ngày nay, ở dọc các con sông Trà Khúc, Thu Bồn đã vắng bóng các bờ xe nước, chỉ còn thấy xuất hiện ở bản làng vùng cao Tây Bắc. Các loại gàu tát nước cũng thưa vắng, trở thành hiện vật bảo tàng...

Bức ảnh “Tát nước” của Trương Trừng in trên tờ giấy bạc Đông Dương. ​ ẢNH: TL

Cá ngạu kho dưa

Sớm mai, vợ từ chợ trở về với nụ cười vì mua được dăm con cá ngạu. Loại cá này giống cá ngừ, nhỉnh hơn cổ tay người lớn, có thể nướng, chiên, kho... đều rất ngon.

Nguyên liệu chế biến món cá ngạu kho dưa. Ảnh: Trang Thy

Chiếu Xẩm Tâm Việt

Với mong muốn đưa hát Xẩm trở về đúng với gốc xuất phát từ người khiếm thị, nghệ sĩ Đào Bạch Linh đã cùng với những người khiếm thị yêu âm nhạc truyền thống thành lập lên Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt. Trong căn phòng nằm ở tầng 2 của ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) vào ngày cuối tuần, các thành viên của câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt là những người khiếm thị làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, công nghệ thông tin, kinh doanh và đang theo học tại Đại học RMIT, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam lại tập trung để tập luyện những bài hát mới sẽ biểu diễn tại phố cổ Hà Nội vào mỗi tối thứ 6 và chủ Nhật hàng tuần.

Ông Trần Văn Hoan, Chủ nhiệm câu lạc bộ và cũng là người đảm nhiệm việc dạy hát cho các thành viên cho biết, hiện tại câu lạc bộ có 18 người, người nhỏ nhất là 12 tuổi. Năm 2019, nghệ sĩ Đào Bạch Linh mở lớp hát xẩm. Năm 2022 mới mở Câu lạc bộ Tâm Việt, là sân chơi cho những người khiếm thị sinh hoạt để giải tỏa sự vất vả sau một tuần làm việc, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa âm nhạc truyền thống cũng như đưa hát xẩm quay trở lại đúng nguồn gốc chính thống là của người khiếm thị.

Lễ ra mắt Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt. Ảnh: Tư liệu Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt

Ấn tượng Thánh lễ Phục sinh ở Đà Nẵng

Cùng với cộng đồng người theo đạo Kitô trên thế giới và cả nước, những ngày đầu tháng Tư này giáo dân các giáo xứ ở Đà Nẵng cũng hân hoan đón mừng Thánh lễ Phục sinh, một trong những Thánh lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kitô với nhiều hoạt động, nghi lễ ấn tượng và giàu ý nghĩa nhằm truyền đi thông điệp đoàn kết, yêu thương cùng hướng tới cuộc sống an vui, tươi đẹp, hạnh phúc, tốt đời đẹp đạo.

Thánh lễ Phục sinh năm nay được các giáo xứ tổ chức trang nghiêm, quy mô với nhiều hoạt động hơn hẳn các năm trước nhờ đời sống kinh tế, xã hội đã phát triển ổn định hơn sau những năm dài bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là dịp để đồng bào Công giáo tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá và cũng là dịp để mọi người bày tỏ sự yêu thương, đoàn kết và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Dưới đây là những hình ảnh về bầu không khí thành kính, an vui, hạnh phúc đón mừng Thánh lễ Phục sinh của giáo dân và các nghi lễ thú vị diễn ra ở nhà thờ giáo xứ Chính Trạch thành phố Đà Nẵng.

Giáo đường giáo xứ Chính Trạch chật kín người trong đêm Thánh lễ Phục sinh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

13 thg 4, 2023

Cà Mau – điểm sáng nơi địa đầu Tổ quốc

Cà Mau, mảnh đất thiêng liêng nơi vùng cực Nam của Tổ quốc đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để nỗ lực vươn lên trở thành cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bằng những thế mạnh về kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch và dịch vụ logistics.

Mũi Cà Mau là một mũi đất ở phía Nam tỉnh Cà Mau. Đây cũng là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam. Ảnh: Lê Nguyễn

Sức hấp dẫn của một vùng thắng tích

Thị xã Nghi Sơn hội tụ đủ cảnh sắc núi non, đồng bằng và ven biển, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, phong phú gắn với các lễ hội truyền thống, ghi đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhân vật tiêu biểu trong lịch sử hình thành và phát triển quê hương, đất nước.

Những làng chài ở Nghi Sơn luôn có sức hấp dẫn du khách. Ảnh: Chi Anh

Thị xã Nghi Sơn - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Thanh bao giờ cũng mang sẵn trong mình lời mời gọi tha thiết, khó chối từ. Nếu sự hiện diện của Khu Kinh tế Nghi Sơn tạo nên sức hấp dẫn của vùng đất sôi động, thì những vỉa tầng lịch sử - văn hóa lắng đọng theo thời gian với hệ thống di tích, thắng cảnh tựa như khúc ru tình đằm thắm, thẳm sâu.

Nét đẹp điêu khắc của ngôi đình cổ gắn liền với Lễ hội Đền Cuông

Tồn tại lâu đời, đình Xuân Ái không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với Lễ hội Đền Cuông, mà còn là một công trình cổ được điêu khắc chạm trổ đẹp.

Theo các cụ cao tuổi trong vùng, đình Xuân Ái được xây dựng từ thời Nguyễn và đã được tu sửa nhiều lần. Ngày trước, ngôi đình cổ nằm ở trung tâm của làng, nay thuộc xóm 3, xã Diễn An. Ảnh: Huy Thư

Trước đình còn có giếng đình từng là nơi lấy nước sinh hoạt của người dân địa phương, nay đã được tôn tạo lại. Bên cạnh giếng nước là một tấm bia đá cổ, cao khoảng 1,8m. Theo người dân địa phương, xưa kia đình có cổng khá đẹp, sau bị đổ nhưng không được khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư

Đại đình Xuân Ái là ngôi nhà 3 gian 2 hồi nằm dọc được xây dựng theo kiểu nhà gỗ truyền thống. Trong quá trình tu bổ gần đây, một số kết cấu gỗ hư hỏng đã được thay thế, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Ảnh: Huy Thư

So với nhiều ngôi đình cổ, đình Xuân Ái không chỉ khác ở kết cấu nằm dọc, mà trong đại đình được ngăn đôi làm 2 nơi thờ tự. Vì đình gian thứ 2 được đóng ván từ dưới lên trên, trừ 2 lối đi 2 bên để thông với gian thứ 3. Ảnh: Huy Thư

Trên vì đình này được trang trí công phu. Ván thưng giữa hạ và khấu đầu khắc 4 chữ hán lớn "vạn - phúc - du - đồng". Mặt ngoài khấu đầu điêu khắc hình ảnh "lưỡng long triều nguyệt" sắc nét. Đấu nóc, con chồng đều được điêu khắc hình hoa lá, mặt hổ phù điêu cách điệu một cách mềm mại. Ảnh: Huy Thư

Hai gian hồi của đình được thiết kế theo kiểu gác 4 cột bồng trên xà dọc để nâng mái làm rộng gian hồi và tạo nên kết cấu hồi nhà độc đáo. Kết cấu hồi đình kiểu này thường gặp trong những ngôi đình được xây dựng vào thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư

Đuôi hạ của đình, điêu khắc các đề tài "long mã", "phượng vũ"... một cách sống động. Hình ảnh chim phượng với đôi cánh xòe rộng, đội chữ thọ, miệng ngậm nhành cây, chân mang cuốn thư khá tinh xảo. Ảnh: Huy Thư

Đặc biệt trên hai mặt của những chiếc kẻ trước và sau đều được điêu khắc chạm trổ công phu bằng những đề tài truyền thống như hoa sen, rồng, phượng, mây mưa, "long mã". Do khung gỗ của đình để mộc nên các tác phẩm điêu khắc đều bị bụi, mốc phủ bám, nhiều tác phẩm không còn nguyên vẹn. Ảnh: Huy Thư

Đình Xuân Ái đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 2002. Ông Hoàng Công Trường - Chủ tịch UBND xã Diễn An cho biết: Trước đây, đình là nơi sinh hoạt của dân làng, sau là nơi sinh hoạt của xóm. Từ ngày đình được công nhận là di tích lịch sử, nơi đây chỉ thờ thần thành hoàng, tổ chức cúng tế, dâng hương mỗi dịp lễ trọng, tham quan... Trong ảnh: Tượng thần được thờ trong gian cuối của đình Xuân Ái. Ảnh: Huy Thư

Từ xưa, đình Xuân Ái đã gắn liền với Lễ hội Đền Cuông. Mỗi dịp lễ hội, từ chiều 14 tháng Giêng, đoàn rước từ đền Cuông sẽ rước kiệu Vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu về đình để dự lễ tế thần (xưa, đình Cao Ái là nơi tổ chức lễ tế thần của bốn làng: Cao Quan, Cao Ái, Tập Phúc, Yên Phụ). Sáng 15 tháng Giêng, đoàn rước với đầy đủ nhạc, cờ, lọng, kiệu rước Vua, Công chúa, thành hoàng làng về đền Cuông dự lễ hợp tế. Ảnh: Huy Thư

An Nam

Ngày mùa ở Đồng Vân


Đồng Vân là vùng đất nằm trên cao, có nhiều sự khác biệt nhất ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). Tháng 3 về, hương lúa chín thơm dịu dàng, lan tỏa quanh làng quê. Người dân nô nức ra đồng thu hoạch. Khung cảnh ngày mùa ở Đồng Vân để lại nhiều cảm xúc cho những ai đã từng ghé qua đây…

Đồng Vân nằm cách trung tâm phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) khoảng 6km. Đây là vùng đất bằng phẳng, cách mặt nước biển khoảng 300m. Có hơn 50 hộ dân, với trên 300 nhân khẩu đang sinh sống ở Đồng Vân, chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp. Nằm tách biệt với phố thị, nhịp sống lặng lẽ ở Đồng Vân sẽ chinh phục những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên. Cây cối ở đây xanh mát như chiếc điều hòa tự nhiên giúp không khí nơi đây thoáng đãng, dễ chịu.

Cá ngừ kho thịt

Cá ngừ kho thịt heo là món ăn được nhiều người ở Lý Sơn quê tôi ưa thích. Vào những ngày trời mưa, tôi thèm được trở lại ngày xưa để cùng mẹ ngồi bên bếp lửa hồng, được hít hà mùi thơm của nồi cá ngừ kho thịt đang sôi sùng sục trên bếp.

Cá ngừ có nhiều loại, nào là cá ngừ da trơn, cá ngừ chù, cá ngừ vàng vi, cá ngừ sọc dưa. Song, người dân Lý Sơn quê tôi vẫn thường chọn cá ngừ sọc dưa, hay cá ngừ vàng vi mỗi khi nấu món cá ngừ kho thịt. Bởi những loại cá này có thịt săn chắc, càng kho lâu lại càng ngon chứ không bở, nát. Thịt heo để kho với cá ngừ phải là thịt vai, thịt ba chỉ. Còn dừa thì phải chọn dừa già để nước được ngọt.

Món cá ngừ kho thịt. ẢNH: MINH TUẤN

Rau luộc chấm mắm trứng lòng đào

Trong mỗi bữa cơm của gia đình tôi đều có món rau. Có nhiều cách để chế biến, nhưng tôi thích món rau luộc chấm nước mắm có trứng lòng đào, món ăn mang đậm hương vị quê nhà.

Phía sau nhà tôi có mảnh vườn nhỏ, ông định làm nhà kho nhưng bà không đồng ý, bảo để trồng rau. Bà trồng những luống rau xanh mướt, nào là rau muống, rau cải, diếp cá... Bà còn bảo ông làm giàn để trồng bầu, bí, mướp... Mỗi buổi chiều, bà cần mẫn xách từng thùng nước để tưới rau. Nhờ công chăm sóc của bà, vườn rau xanh tốt, hầu như ngày nào trong bữa cơm của gia đình cũng có món rau xanh trồng trong vườn nhà.

Món rau luộc chấm mắm có trứng lòng đào. Ảnh: Trung Ân

12 thg 4, 2023

Canh chua cá nhồng

Cá nhồng tuy có hình dáng dị thường, nhưng khi nấu món canh chua thì ai nấy đều xuýt xoa khen ngon.

Chớm hạ, bụi cây lá giang trước nhà xanh mướt. Đường làng vang lên tiếng rao trong gió nồm mát rượi: "Cá đây! Ai mua cá không?". Những phụ nữ chân quê bước vội ra đầu ngõ đưa tay vẫy người bán cá trên chiếc xe máy chạy chầm chậm. Các bà, các chị mua mớ cá tươi rói vừa vớt lên từ biển. Vợ tôi chọn mua vài con cá nhồng chừng bằng cổ tay để nấu canh chua. Loài cá này thịt săn chắc, thơm ngon.

Canh chua cá nhồng. Ảnh: Trang Thy

Chuyện kể về cụ Tú Tiên

Có dịp về thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành), chúng tôi nghe kể chuyện về cụ Tú Tiên, một nhân sĩ yêu nước tỉnh Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, nơi đây còn có ngôi nhà cụ Tú Tiên ở khi xưa, được xây dựng cách đây hàng trăm năm.

Chúng tôi đến thăm nhà cụ Tú Tiên, ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh. Ngôi nhà do cha, mẹ cụ Tú Tiên là ông Nguyễn Vân Trình và bà Đồng Thị Nhàn xây dựng cách đây hàng trăm năm. Đây là ngôi nhà hiếm có với kiến trúc nhà Việt truyền thống cổ xưa. Nơi đây lưu giữ hiện vật gắn với câu chuyện cuộc đời của cụ Tú Tiên. Cụ Tú Tiên tên đầy đủ là Nguyễn Tiên (1911 - 1977). Gia phả tộc Nguyễn chép rằng, thủy tổ của ông Nguyễn Tiên là Nguyễn Văn Bì từ Nghệ An vào lập nghiệp cách đây khoảng 300 năm. Lúc đầu ở làng Điện An (Tư Nghĩa), sau chuyển lên làng Phước Hậu (Nghĩa Hành), đến nay đã trải qua 15 đời và 3 chi. Chi trưởng lập nghiệp ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh vào năm 1787.

Nhà cụ Tú Tiên ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành). ẢNH: TẠ HÀ

Thân phụ cụ Tú Tiên là ông Nguyễn Vân Trình, tục gọi Bang Trình. Bang là cách viết tắt của Bang biện hoặc Bang tá, một chức quan đặt trách về an ninh trật tự tại các địa phương, có thể là tỉnh hoặc phủ, huyện, tùy theo tình hình. Ông Tú Tiên là cháu ngoại của Quan lộc tự Thiếu khanh Đồng Cát Phủ, một danh thần Triều Nguyễn, quê làng Ba La, nay xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi).

Sinh thời, cậu bé Nguyễn Tiên học Trường Tiểu học Pháp Việt Quảng Ngãi, rồi theo học Trường Albert Sarraut (Hà Nội). Mùa hè năm 1925, ông theo lớp dạy hè do ông Phạm Văn Đồng đứng lớp. Năm 21 tuổi, ông thi đỗ tú tài nên dân làng gọi là thầy Tú Tiên. Năm 1947, thầy Tú Tiên được đồng chí Phạm Văn Đồng, lúc bấy giờ là đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung Bộ, hiệu trưởng danh dự của trường, tin tưởng giao giữ chức hiệu trưởng đầu tiên của Trường Trung học bình dân miền Nam Trung Bộ. Đây là ngôi trường đầu tiên đào tạo cán bộ, thanh niên cách mạng cho Liên khu 5 và cả nước. Từ 1950 - 1954, thầy Tú Tiên làm Hiệu trưởng Trường Trung học Lê Khiết, rồi Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Nghĩa Hành. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông bị địch bắt giam và quản thúc tại TX.Quảng Ngãi. Sau đó, ông dạy học ở trường tư thục, rồi xây trường bán công tại thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành).

Mặc dù là gia đình quan chức, nhưng trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Tiên cùng gia đình đã hết lòng ủng hộ kháng chiến. Thầy Tú Tiên trong tâm thức của học trò, đồng nghiệp, đồng chí và bạn bè là một người thông minh, chân thành; nhiệt huyết trong hành động; bình dị, khiêm tốn trong lời nói; mộc mạc, đơn giản trong ăn mặc. Ông thường nhắc nhở học trò của mình về tinh thần ham học, tôn sư trọng đạo... Những đóng góp của nhân sĩ yêu nước Nguyễn Tiên mãi là niềm tự hào, động lực của con cháu trong dòng tộc họ Nguyễn tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Ngôi nhà cổ xưa

Nhà cụ Tú Tiên ở lúc sinh thời, nay được ông Nguyễn Gia Minh, con trai thứ của cụ Tú Tiên kế thừa. Ngôi nhà nằm trong khu vườn rộng khoảng hơn 1.000m2 cùng với quần thể di tích dinh bà Chúa Tiên, miếu Thành Hoàng... Nhà chính có kết cấu 3 gian, 2 chái. Ngoại thất ngôi nhà nổi bật với tường gạch màu trắng cùng các cửa vòm, mang đậm dấu ấn kiến trúc nhà cổ những năm đầu thế kỷ XX. Bên trong ngôi nhà, có nhiều cột gỗ to, trang trí các liễn đối bằng chữ Hán Nôm được cẩn ốc xà cừ, nhiều bức hoành phi có từ cách đây hơn 100 năm.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (70 tuổi), con dâu cụ Tú Tiên cho biết, đây là nhà thờ của tộc họ Nguyễn làng Phước Hậu. Nơi đây từng là cơ sở hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí Phạm Văn Đồng và một số nhà lãnh đạo của Chính phủ Lào đã ở và làm việc.

TẠ HÀ

Về lại cửa biển Thần Phù

Nga Sơn được biết đến là vùng đất cổ mang trong mình nhiều huyền thoại. Thật khó để tưởng tượng, nơi những cánh đồng cói xanh thăm thẳm hiện nay từng là biển cả với sóng dữ cuộn trào thuở nào. Sự xoay vần của tạo hóa cùng nỗ lực của con người đã biến đảo hoang, biển cả thành một vùng đất đai tốt tươi, làng mạc trù mật.

Chùa cổ Hàn Sơn nằm nơi cửa biển Thần Phù khi xưa đã được tôn tạo để người dân đến đây vãn cảnh, chiêm bái. Ảnh: Khánh Lộc

Nhắc đến Nga Sơn, ta nhớ đến vùng đất ven biển đầu tiên của xứ Thanh theo chiều Bắc - Nam. Nơi đây, câu chuyện hoàng tử Mai An Tiêm và kỳ tích mưu sinh nơi đảo hoang đã khiến bao thế hệ người Việt cảm phục. Hay mối tình chàng Từ Thức cùng nàng Giáng Hương để lại cho đời một danh thắng động Từ Thức tuyệt đẹp khiến bao người say đắm. Và nhắc đến vùng đất Nga Sơn, có thể nào bỏ qua một địa danh vô cùng nổi tiếng: Cửa biển Thần Phù.

Chùa La Hán: Ngôi chùa cổ mang vẻ đẹp tựa trong tranh vẽ tại Sóc Trăng

Chùa La Hán mang vẻ đẹp cổ kính, bề thế tựa như một tòa lâu đài đồ sộ trên mảnh đất miền Tây sông nước..


Sóc Trăng là vùng đất có ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, điều đó được thể hiện ở phong tục, tập quán, lễ hội và các công trình tôn giáo, trong đó có hàng trăm ngôi chùa được nhiều người biết đến bởi nét độc đáo trong kiến trúc.

Trong số hàng trăm ngôi chùa đó, chùa La Hán tuy không nằm ở vị trí “đất vàng” nhưng lại hấp dẫn du khách gần xa bởi lối kiến trúc độc đáo, đẹp như miền cổ tích. Chùa La Hán tọa lạc tại khóm Cầu Đen, phường 8, TP Sóc Trăng. Ngôi chùa này do cộng đồng người Hoa sinh sống tại Sóc Trăng xây dựng.

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer Sóc Lớn


Chùa Sóc Lớn tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh - là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng năm 1931 và khánh thành năm 1937.

11 thg 4, 2023

Chuyện tình chàng phò mã họ Phạm

 

Trong ảnh là mộ của ông ngoại vua Tự Đức. Nói chi tiết là lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình cho xây dựng tại Gò Công - quê nhà của ông - nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia. Tại Lăng Hoàng gia, không chỉ có lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng mà còn mộ nhiều người khác trong dòng họ Phạm.

Tam Đảo - thị trấn trong mây

Ở độ cao hơn 900 mét, khí hậu mát mẻ quanh năm, thị trấn Tam Đảo có nhiều công trình xây dựng theo lối kiến trúc từ thời Pháp cùng ẩm thực độc đáo của người dân địa phương... Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với nhiều loại hình như nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu, tín ngưỡng, tâm linh...

Toàn cảnh thị trấn Tam Đảo nhìn từ trên cao.

Thị trấn Tam Đảo có diện tích hơn 214 ha, gồm 2 thôn (thôn 1 và thôn 2). Trong đó, đa phần những địa điểm du lịch nổi tiếng đều nằm ở thôn 1. Khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh nên khí hậu rất mát mẻ. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong mây gió.

Du khách dễ dàng bắt gặp cảnh sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ xanh, muôn hoa đua thắm bên những ngôi nhà ven sườn núi. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến Tam Đảo là nơi đây giống như một hệ thống “điều hòa” thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ điều hoà, đem đến cho thị trấn nhỏ một bầu không khí hài hoà, trong lành.

Hòn Trống Mái ngàn năm trên danh thắng Trường Lệ

Hòn Trống Mái là danh thắng thuộc Cụm Di tích lịch sử văn hoá danh thắng Quốc gia Núi Trường Lệ, TP Sầm Sơn. Hàng năm, có hàng nghìn du khách đến đây tham quan, vãn cảnh, nhất là từ khi TP Sầm Sơn tổ chức Lễ hội Tình yêu Hòn Trống Mái, đây được xem là một sản phẩm du lịch mới, độc đáo mà địa phương muốn mang đến cho du khách.

Hòn Trống Mái biểu tượng cho tình yêu, lòng thuỷ chung đang trở thành điểm đến thu hút đông dảo du khách mỗi khi có dịp về với thành phố biển Sầm Sơn.

Cầu Hàm Rồng - “Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”

Nhắc đến địa danh Hàm Rồng, người ta không chỉ nhớ đến một vùng đất nhiều trầm tích văn hóa, mà ở đó còn có sự kiện quân và dân Hàm Rồng - Nam Ngạn đã chiến thắng không quân Mỹ làm rúng động thế giới vào những ngày đầu tháng 4-1965.

Cầu Hàm Rồng - một biểu tượng của Thanh Hóa. Ảnh: KIỀU HUYỀN