29 thg 4, 2021

Đặc sản răng mực ở Phan Thiết

Qua bàn tay khéo léo của người chế biến, phần răng mực tưởng bỏ đi lại được làm thành đặc sản nức tiếng ở Phan Thiết với hương vị đặc trưng, chẳng lẫn với bất cứ nơi đâu.

Phan Thiết (Bình Thuận) được biết đến như một thiên đường du lịch bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, với những bãi biển trong xanh và bờ cát trải dài trắng mịn.

Đặc biệt, ẩm thực ở Phan Thiết cũng là điểm cộng với du khách phương xa. Nơi đây được ví như "thủ phủ" hải sản của Việt Nam với sản lượng khai thác hàng chục ngàn tấn/năm.

Bởi vậy, khi tới Phan Thiết, du khách sẽ được thưởng thức loạt món ngon "trứ danh" từ hải sản, đặc biệt là mực. Trong đó, không thể không nhắc đến món răng mực - đặc sản bình dân nhưng dễ dàng chiều lòng mọi vị khách.

Phần răng mực trắng ngà, chắc thịt được lọc từ những con mực tươi ngon (Ảnh: Phương Mimi).

Làng chài Nhơn Hải, Bình Định

Những ngày này, giới trẻ ở Quy Nhơn, đặc biệt là du khách các tỉnh phía Bắc bị mê hoặc bởi vẻ đẹp như tranh vẽ của làng chài Nhơn Hải khi đến Quy Nhơn - Bình Định.

Toàn cảnh cù lao Hòn Khô - Nhơn Hải nhìn từ trên cao đẹp như tranh vẽ (Ảnh: Nguyễn Dũng).

Cách trung tâm TP Quy Nhơn gần 20km, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định), một trong số ít làng chài lâu đời mang vẻ đẹp bình yên được du khách tìm đến "check - in" mỗi khi đến Quy Nhơn.

Từ trung tâm Quy Nhơn, du khách có thể chạy xe máy hoặc đi ô tô qua cầu Thị Nại (có giai đoạn từng giữ kỷ lục là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam), băng qua Khu kinh tế Nhơn Hội, dọc theo vịnh Mai Hương rồi qua một đoạn đường đèo là đặt chân đến làng chài Nhơn Hải.

Ba di tích nằm ẩn mình trong ngõ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội

Đền Hàng Bạc, đình Trung Yên, đền Vọng Tiên đều nằm ẩn trong những ngõ nhỏ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội.


Ẩn mình trong những con ngõ nhỏ chỉ vừa một người đi ở Hà Nội là những di tích như Đình Trung Yên, đền Hàng Bạc, đền Vọng Tiên. Đình Trung Yên nằm ở số 10 ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, (quận Hoàn Kiếm) Hà Nội được xây dựng trên mặt bằng hình ống đặc trưng của kiến trúc trong phố cổ Hà Nội với diện tích 70,5 m2 và tọa lạc trong khu đông dân cư.

Khu du lịch Điện Mặt Trời An Hảo – Tịnh Biên – An Giang

Tọa lạc dưới chân Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, khu du lịch điện mặt trời An Hảo là sự kết hợp tài tình giữa thảo nguyên năng lượng rộng lớn và du lịch sinh thái mộng mơ đem đến cảm giác mới lạ, thú vị cho du khách khi đến với An Giang. Bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cánh đồng cỏ xanh mượt mà ẩn mình dưới những tầng pin điện mặt trời lấp lánh sáng bàng bạc. Những hồ nước lấp lánh, những luống hoa dừa cạn, uốn lượn khoe sắc điệu đà dọc các lối đi, những cung đường hoa giấy rực rỡ, những đàn cừu tung tăng trong khuôn viên khu du lịch…

Tận dụng màu nền của núi rừng đặc trưng, Khu du lịch điện mặt trời An Hảo là nét chấm phá đặc sắc, công phu điểm tô cho cảnh sắc Bảy Núi. Ðiện mặt trời không dừng lại khi đóng tròn vai “thắp sáng”, nơi đây còn vĩ đại hơn trong vai trò “đại sứ” dẫn đầu xu hướng du lịch điện mặt trời.

28 thg 4, 2021

Chín bảo vật quốc gia ở Quảng Ninh

Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử, trống đồng Quảng Chính, bình gốm Đầu Rằm... là 3 trong số 9 bảo vật quốc gia ở Quảng Ninh.


Bảo tàng Quảng Ninh đang trưng bày 8 bảo vật quốc gia từ các thời kỳ khác nhau.

Cháo giò heo ở Ngô Mây, Bình Định

Dù quán lụp xụp, không biển hiệu nhưng hàng chục năm qua, quán cháo giò heo ở TT Ngô Mây (huyện Phù Cát, Bình Định) không chỉ nổi tiếng khắp trong tỉnh mà nhiều du khách phương xa đã ghé thưởng thức.

Cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 40km về hướng Bắc, gần 30 năm qua, quán cháo giò của bà Nguyễn Thị Bích (62 tuổi, ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) là điểm đến nổi tiếng của nhiều du khách gần xa mỗi khi có dịp đến Bình Định.

Quán cháo giò heo ở thị trấn Ngô Mây (huyện Phù Cát, Bình Định) mỗi sáng chỉ bán 2 tiếng là hết cháo.

Thơm ngon món gân bò Bảy Mẫu

Cùng với các món don, ram bắp, nem nướng, bánh tráng mắm ruốc hay ram thịt nướng, thì món gân bò của quán gân bò Bảy Mẫu được du khách gần xa truyền tai nhau: “Đây là món ăn nhất định phải thử một lần khi đến Quảng Ngãi”.

Nằm trong hẻm nhỏ số 363/48 Nguyễn Trãi, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), nhưng quán gân bò Bảy Mẫu luôn tấp nập khách. Quán mở cửa đón khách từ 13 giờ chiều đến tầm 19 giờ tối. Bà Nguyễn Mỹ Tâm (65 tuổi), chủ quán gân bò Bảy Mẫu cho hay: Quán hoạt động đến nay đã 15 năm. Món ăn gân bò chua ngọt ở đây được chế biến theo công thức riêng của gia đình.

Tô gân bò trộn chua ngọt đậm đà của quán gân bò Bảy Mẫu hấp dẫn thực khách gần xa. ẢNH: Đ.SƯƠNG

Nghề luyện quặng sắt xưa ở Lò Thổi

Quảng Ngãi từng có hai ngôi làng cùng mang tên Lò Thổi. Một ngôi làng nằm ở xã Bình Khương (Bình Sơn) và một làng ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức). Hai ngôi làng này cách nhau hơn 50km, nhưng cùng gắn với nghề luyện quặng sắt thuở xưa. Cái tên Lò Thổi cũng từ đấy mà có.

Theo ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, nghề rèn có mặt trên đất Quảng Ngãi từ rất sớm, nó gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước Công nguyên, cách đây trên 2000 năm. Đi liền với rèn là nghề nấu quặng sắt - nghề sản xuất ra nguyên liệu cho nghề rèn. Dấu vết để lại của sự sôi động trong nghề luyện quặng là dấu tích của các bãi phế sắt tại hai “thủ phủ” nghề luyện quặng sắt của Quảng Ngãi xưa kia là Mộ Đức và Bình Sơn. Mặt khác, "lò thổi"- loại dụng cụ đặc trưng của nghề luyện quặng sắt - dần dà đi sâu vào tiềm thức và trở thành cái tên được người xưa dùng định danh cho những ngôi làng chuyên làm nghề luyện quặng.

Từ khi xóm Lò Thổi thôi đỏ lửa, núi Đồi dần trở nên thưa vắng bước chân người vì không còn ai gồng gánh đến đây khai thác quặng. Ảnh: Ý THU

Thơm ngon canh mực cơm

Sau Tết, ở các chợ quê bày bán mực cơm tươi rói. Đây cũng là dịp mẹ tôi lại trổ tài chế biến các món ăn từ mực cơm, nhưng tôi vẫn thích nhất là canh mực cơm thơm ngon khó cưỡng.

Để mua được mực cơm tươi óng ánh, mẹ tôi thường đi chợ từ lúc sáng sớm. Mực cơm vừa ngon, vừa rẻ hơn so với mực ống, mực lá... thế nên nếu không đi chợ sớm, thì khó mà mua được mực ngon. Mực cơm tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như hấp gừng, chiên, xào chua ngọt, nấu canh... Nhưng với những ngày thời tiết bắt đầu oi nóng như thế này, mẹ tôi thường làm món canh mực cơm kết hợp với mướp, vừa lạ miệng, lại vừa giải nhiệt.

Bát canh mực cơm nấu mướp có vị ngọt thanh.

Hoài niệm những thổ sản xưa...

Có rất nhiều thổ sản của Quảng Ngãi từng được triều đình nhà Nguyễn xếp vào danh mục thổ sản đặc biệt, mang tính đặc trưng cho địa phương mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, trải qua bao biến thiên, đại đa số những thổ sản này đã biến mất, chẳng còn lưu lại dấu tích.

Nhớ nghĩa sâm, nhớ gạo trì trì...

Lần giở Đại Nam nhất thống chí tập II, khi nhắc đến Quảng Ngãi, Quốc sử quán triều Nguyễn ngày ấy đã thống kê khá chi tiết các loại thổ sản đặc trưng của xứ Quảng. Thế nhưng, nếu soi chiếu vào hiện tại thì phần lớn người dân Quảng Ngãi bây giờ chỉ “quen mặt” với một số ít thổ sản như: Quế, cây báng (hay còn gọi là cây đoác mà người miền núi Quảng Ngãi thường ủ rượu ngay trên cây). Còn lại, các thổ sản như: Nghĩa sâm, cây sáp, cây dầu hương cùng hàng loạt giống lúa bản địa quý đều đã trở thành những cái tên khá xa lạ trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Theo chia sẻ của nhiều nông dân miền núi, các giống lúa bản địa miền núi như lúa to, lúa cúc, lúa hột cườm, lúa oa cái... đang bị lai tạp dần với lúa nước, nên hạt lúa không còn giữ nguyên kích thước, hình dáng như ngày xưa. Ảnh: Đông Yên

27 thg 4, 2021

Lăng thờ bộ xương Cá Ông dài 12m

Lăng Ông Thủy Tướng (Cần Giờ) có thờ bộ xương Cá Ông dài 12m để tri ân cá cứu người trên biển.

Lăng Ông Thủy Tướng tọa lạc trên đường Duyên Hải, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 18 tới thế kỷ 19, khi Thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong.

Ngọt mát canh hến nấu bầu

Mẹ từ quê ra thăm mang theo hai quả bầu cuống còn xanh ngắt và vài ký hến sông, mẹ bảo để nấu canh hến cho con. Nắng nóng thế này mà ăn tô canh hến với bầu non thì mát lòng, mát dạ.

Nghe mẹ nói, tôi lại nhớ về những ngày xưa cũ cùng lũ trẻ trong làng lùa trâu ra đồng, rồi rủ nhau xuống sông lặn hến. Nói là sông, nhưng bọn con nít chúng tôi chỉ chọn những bãi cát trài, nước cạn ngang hông để ngụp lặn. Những đứa chưa biết bơi thì khéo léo lấy các ngón chân kẹp lại mỗi khi dẫm được hến. Đến lúc bắt đầy hai tay, chúng tôi lại đem lên bờ dồn thành đống. Có đứa mang theo bao cát nhỏ để đựng, đứa quên thì cởi áo buộc lại một đầu, đầu kia đổ hến vào, rồi cứ thế cưỡi lên lưng trâu mang về nhà.

Bát canh hến nấu với bầu, ngọt mát cho những ngày oi bức. ẢNH: H.C

Bánh tráng cá cơm

Bữa nọ, tôi cùng mẹ về quê ăn giỗ, bác Hai lôi trong chiếc chạn nhỏ ở góc bếp ra bịch bánh tráng. Người Quảng Ngãi chuộng bánh tráng là chuyện thường thấy, nhưng những chiếc bánh tráng này đặc biệt hơn một chút. Đó là bánh tráng cá cơm.

Món bánh tráng được phủ kín cá cơm đã ngắt đầu, lọc sạch xương, có thể nướng hoặc cắt nhỏ chiên cùng dầu ăn. “Làm để dành cho mấy ông chồng lai rai với nhau, ngon lắm”, bác Hai gái nói với tôi.

Bánh tráng cá cơm. Ảnh: V.YẾN

Ngọt ngào mùa bắp

Những ngày này, nắng vàng ươm trải dài trên các con phố. Đó cũng là lúc các bà, các cô ở phường Lê Hồng Phong, xã Tịnh An (TP.Quảng Ngãi) chở theo những giỏ bắp luộc lỉnh kỉnh hai bên chiếc xe đạp đi bán dạo trên những tuyến đường, báo hiệu mùa bắp lại rộ về. Ở quê tôi, đây cũng là khoảng thời gian những vạt bắp trổ cờ trải dài các bãi bồi ven sông. Nhớ những ngày còn nhỏ, mùa bắp cũng là mùa tha hồ được thưởng thức những món ăn dân dã, hấp dẫn như bắp luộc, chè bắp, ram bắp, canh bắp. Thú vị nhất có lẽ là những buổi chiều quạt than nướng bắp, tỏa hương thơm lừng cả một góc xóm...

Ngày trước, người trồng bắp thường chờ đến khi bắp già khô mới thu hoạch để bán hạt. Chỉ riêng những hàng bắp phía ngoài “còi cọc” hay những đoạn cây bắp trồng dày quá mới được “tỉa” bớt lúc bắp còn non. Bắp non dùng để chế biến ngon nhất khi chỉ vừa cứng hạt, bấm nhẹ ngón tay vào hạt có những giọt sữa bắp đượm ra. Nhớ những buổi chiều đi học về, chạy vào gian bếp có nồi bắp luộc sẵn, chỉ cần giở nắp vung ra, hương bắp tỏa ra thơm lừng. Rồi vội gắp trái bắp còn bốc khói nghi ngút, vừa thổi vừa ăn, cắn hạt bắp mềm dẻo ngọt ngập răng. Đã nhất là khi ăn xong, chúng tôi được thưởng thức ly nước bắp luộc có vị ngọt nhẹ tự nhiên.

Bắp nướng là món ăn dân dã, thú vị của nhiều người từng sinh ra ở nông thôn. ẢNH: HUỲNH THẢO

26 thg 4, 2021

Gió và nước ở Kontum

 Những ai đam mê kiến trúc ắt hẳn đều biết đến tên kiến trúc sư Võ Trong Nghĩa với vô số tác phẩm đoạt giải quốc tế của anh, trong đó nổi bật là những kiến trúc xanh - đặc biệt là với vật liệu chủ lực là tre. Công trình nổi bật, đoạt giải quốc tế đầu tiên của Võ Trọng Nghĩa là cafe Gió và Nước ở Bình Dương, hoàn thành năm 2008.

Sau Gió và Nước ở Bình Dương, nhiều công trình tương tự đã được Võ Trọng Nghĩa tạo nên cả trong và ngoài nước. Một trong những công trình ấy là Cafe Indochine ở KontumCafe Kontum Indochine được xây dựng tháng 7/2013 và ngay sau đó đã được tạp chí ArchDaily (Mỹ) đưa vào danh sách 5 công trình được đề cử giải thưởng Building of the Year (công trình của năm) tại hạng mục khách sạn - nhà hàng. Giải thưởng trên được quyết định bởi chính các nhà chuyên môn và hơn 300.000 độc giả trên toàn thế giới của ArchDaily bình chọn cho công trình kiến trúc ấn tượng nhất trong năm.

Cafe Indochine Kontum. Ảnh: PHN

Giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng

Nghề làm kẹo dừa đường muỗng một thời hưng thịnh, nay đã bị mai một. Dẫu nghề không mang lại thu nhập như xưa, nhưng suốt mấy chục năm qua, bà Trịnh Thị Sanh, ở thôn An Thạch, xã Phổ An (TX.Đức Phổ), vẫn gắn bó và giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng thơm ngon.

Đường muỗng là loại đường được nấu từ nước ép cây mía và cho kết tủa trong các muỗng bằng đất nung. Bà Trịnh Thị Sanh cho biết: Lúc nhỏ, hằng ngày tôi đều nhìn bố mẹ làm kẹo dừa đường muỗng, đến năm hơn 10 tuổi thì đã biết cách làm kẹo, sau đó mang kẹo ra chợ bán.

Hằng ngày, bà Trịnh Thị Sanh vẫn làm và bày bán kẹo dừa đường muỗng. ẢNH: H.THU

Nhớ mùa đào lộn hột xưa

Nhiều năm trở về trước, đào lộn hột (còn gọi là cây điều) được trồng khắp các miền quê. Nhưng rồi, những rừng điều cũng dần được thay thế bằng những loại cây đem lại giá trị kinh tế khác. Những quả đào sặc sỡ, mọng nước trở thành hương vị của ký ức, gắn với kỷ niệm xưa của nhiều người.

Một buổi trưa nắng gắt ngồi lướt Facebook, vô tình thấy được một bài rao bán đào lộn hột. Hồi ức tuổi thơ với những buổi trưa hè tìm hái đào như hiện lại ngay trước mắt tôi.

Ngày đó, ở Phổ Cường (Đức Phổ) quê tôi mỗi nhà đều có ít nhất vài cây đào lộn hột. Đào dễ trồng, ít phải chăm bón nên đặc biệt thích hợp với vùng đất khô cằn quê tôi. Tết Nguyên đán qua đi, đến tháng 2 âm lịch hằng năm, khi tiết trời ấm dần cũng là lúc cây đơm bông kết trái. Dẫu không ngọt ngào, dễ ăn như những loại trái cây khác nhưng đào lộn hột lại có sức hấp dẫn vô cùng. Để rồi khi hè đến, lũ trẻ chúng tôi lại háo hức trước những chùm đào căng mọng, treo lủng lẳng trên cành.

Chợ Bắc, chợ Nam ở Biên Hòa

Biên Hòa - Đồng Nai là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời bậc nhất ở miền Nam. Quá trình phát triển hơn 320 năm, vùng đất này đã trở thành nơi an cư của bao người gốc các miền Bắc, Trung, Tây. Cùng với sự ra đời của các khu dân cư, các ngành nghề, nơi trao đổi hàng hóa cũng dần hình thành tại đây.

Khách mua rau xanh ở chợ Tân Hiệp (TP.Biên Hòa)

Mặc dù không có sự phân biệt rạch ròi, nhưng nếu để ý các mặt hàng ẩm thực, cách bày trí, thói quen mua bán, giao tiếp, người ta dễ dàng nhận ra chợ Bắc, chợ Nam.

Làng quê Việt trên đất Đồng Nai

Ở Đồng Nai, có một nơi mà nếu ai đã từng đến sẽ cảm nhận được không gian đậm chất làng quê Việt với những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh. Những bờ ruộng, rặng dừa, lũy tre làng lao xao bên những ao sen. Len lỏi giữa cánh đồng là những ngọn núi đá nhấp nhô trải khắp tạo nên sự độc đáo riêng…

Khách du lịch phải lội ruộng để leo lên ngọn núi đá Chữ Thập cao hơn 100m giữa cánh đồng

22 thg 4, 2021

Lăng cá Ông ở Vũng Tàu

 Lăng cá Ông ở Vũng Tàu nằm trong Đình thần Thắng Tam, trên đường Hoàng Hoa Thám. Đây là một quần thể kiến trúc, di tích gồm ba công trình: đình Thắng Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Năm 1991, cụm kiến trúc đình Thắng Tam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


Tam quan đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Theo tập quán lâu đời của cư dân biển, họ gọi cá ông (cá voi) là Ông Nam Hải. Do vậy, lăng cá Ông được gọi là Lăng Ông Nam Hải. Dưới đây là ảnh mặt tiền của Lăng Ông Nam Hải, chụp trước năm 2011 (ảnh của anh TMB, đăng trên Thời báo Kinh tế SG ngày 16/02/2010)

Cảnh sắc Phú Yên

Đảo Nhất Tự Sơn, Mũi Điện, Gành Đá Đĩa cùng với cảnh phơi cá cơm sấy, nuôi tôm hùm hiện lên vẻ đẹp, nhịp sống biển đảo đầy sắc màu.

Đảo Nhất Tự Sơn (phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu) huyền ảo trong làn mây lúc 7h. Đây là một trong những đảo đẹp nhất vịnh Xuân Đài, có thiên nhiên đa dạng, với điểm đặc trưng là con đường vượt biển ra đảo dài khoảng 300 m chỉ hiện ra khi thủy triều rút. Ngoài ra, TX Sông Cầu còn có vùng biển đẹp Vịnh Hòa và làng chài Xuân Hải đáng để du khách tham quan.
Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Cảnh sắc biển đảo Phú Yên” của nhiếp ảnh gia Lê Chí Trung (1989), hiện công tác tại UBND phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu.

Vẻ đẹp của "cánh đồng" nuôi ngao trên bãi biển Thái Bình

Dù là khi nước cạn hay khi thủy triều lên, bãi biển Đồng Châu (Thái Bình) vẫn thu hút nhiều tay "săn" ảnh bởi vẻ đẹp bình dị, hoang sơ trên những "cánh đồng" nuôi ngao.

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 30km là nơi có những cánh đồng nuôi ngao rộng bát ngát, trải dài như ôm ra biển lớn.

Dù không phải bãi biển đẹp để khai thác du lịch nhưng Đồng Châu lại là nơi tuyệt vời để canh tác và nuôi trồng ngao. Mỗi bãi ngao được nuôi trong vòng 15 tháng là có thể thu hoạch.

Trung bình mỗi "vựa" ngao sẽ cho thu hoạch khoảng 50 tấn từ 10 tấn ngao giống được thả xuống ban đầu. Đến mùa vụ, từng tốp vài chục người cùng nhau làm liên tục suốt cả ngày thì mới có thể thu hoạch xong một ruộng ngao.

Loạt đặc sản Việt "nhảy tanh tách" trong miệng thực khách khi thưởng thức

Nhiều món ăn ở Việt Nam có cách thưởng thức lạ lùng: ăn sống thực phẩm khi chúng vẫn còn bật nhảy tanh tách trong miệng.

Gỏi tôm sống

Đây là món ăn ngon được xem là đặc sản ở một số địa phương như Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Ninh... thậm chí một số tỉnh miền Tây cũng rất ưa chuộng.

Món ăn này đặc biệt ở chỗ, thực khách thưởng thức khi những con tép, tôm vẫn còn sống thậm chí chúng có thể bật nhảy trong miệng. Những con tôm còn nhảy tanh tách trên đĩa, ngọ nguậy trong miệng khiến món ăn thêm thú vị và kích thích sự tò mò của thực khách.

Món gỏi tôm sống có cách ăn khá độc đáo, được nhiều người ưa chuộng. (Ảnh: Nhịp sống Tây Bắc).

21 thg 4, 2021

Bí ẩn địa đạo "độc nhất vô nhị" ở Hà Nội

Hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, với chiều dài gần 11 km, có thể nói địa đạo Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là địa đạo "có một không hai" ở miền Bắc.

Trước kia, địa đạo dài khoảng hơn 11km nằm ở Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội). Tuy nhiên đến giờ chỉ còn giữ được khoảng 200 mét, chạy qua lòng đất của các gia đình. Trong số hàng chục cửa hầm lên xuống địa đạo, hiện chỉ còn hai cửa hầm, trong đó, một cửa nằm dưới gầm giường nhà cụ Phạm Thị Lai, một cửa hầm nằm ở góc nhà cụ Phạm Văn Dộc.

Hoa lim xẹt nở vàng rực "níu" chân du khách trên bán đảo Sơn Trà

Sắc vàng của hoa lim xẹt khiến cho một góc bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) trở nên nổi bật. Những cây mọc dọc con đường núi uốn lượn với những tán vàng rực níu chân du khách khi ghé lại nơi đây.

Tháng 4 về, lim xẹt nở vàng rực khắp núi rừng bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Vào hè, bán đảo Sơn Trà trở nên rực rỡ nhờ sắc hoa lim xẹt. Những cánh hoa màu vàng rực rỡ xen giữa màu lá xanh trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan.

Món đặc sản Quảng Ninh tên ngán mà lại không ngán

Tên là ngán nhưng các món chế biến từ ngán lại chẳng hề ngán chút nào, thậm chí còn thơm ngon, bổ dưỡng, khiến thực khách đã ăn một lần lại muốn thử lần hai.

Hải sản Quảng Ninh vốn nổi tiếng lâu nay. Trong số những thứ hải sản ấy, không thể không nhắc đến ngán - một loại có bề ngoài giống ngao, nhưng to hơn, được cho là bổ dưỡng hơn. Ngán tại vùng này có vị thơm và ngọt hơn bất cứ đâu.

Tên là ngán nhưng các món chế biến từ ngán lại chẳng hề ngán chút nào, thậm chí còn thơm ngon, bổ dưỡng, khiến thực khách đã ăn một lần lại muốn thử lần hai. Ngán vốn đã là một đặc sản. Chỉ cần hấp, nướng hay chần qua nước sôi là đã thơm ngon, hấp dẫn thực khách.

Ngán ở Quảng Ninh được cho là ngon và ngọt hơn bất cứ vùng biển nào khác.

20 thg 4, 2021

Thăm nghĩa trang cá Ông lớn nhất Việt Nam

 Trần Hưng Đạo là con đường nhựa nhỏ chạy ven biển làng chài Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Khi đến cuối đường, ta thấy cổng một ngôi đền hướng ra biển, đó là Ngọc Lăng Nam Hải, nơi được xem là nghĩa địa cá voi lớn nhất Việt Nam.



Tục an táng và thờ cúng cá ông (cá voi) là một tín ngưỡng dân gian có ở hầu như mọi làng chài thuộc duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Khi người dân chài phát hiện được cá voi mắc cạn và mất, tục gọi là ông luỵ bờ thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Chủ ghe hoặc 
người con trai cả của chủ ghe sẽ đứng tên để tang "ông". Sau 3 ngày chôn cất, sẽ làm lễ mở cửa mả, sau đó cúng 21 ngày, 49 ngày, 3 tháng 10 ngày, giỗ đầu... như cúng đối với cha của mình.

Mùa đông ngâm tắm suối khoáng nóng

“Trời lạnh ri mà đi ngâm suối khoáng nóng là tuyệt nhất”, sau những lời rủ rê hấp dẫn, tôi quyết định có chuyến “xê dịch” trải nghiệm cùng với nhóm bạn.

Thiền, yoga ở suối khoáng nóng là trải nghiệm mới

Không khí lạnh tăng cường những ngày qua, khiến nhiệt độ Huế xuống thấp. Buổi sáng thức dậy, còn không muốn ra khỏi giường. Thú thật, chưa lần nào ngâm tắm suối khoáng nóng vào mùa đông, nên nghe rủ rê, dù có phần hứng khởi nhưng tôi cũng đôi chút lần khần định bụng thôi. Nhưng rồi, đôi chân thôi thúc, tôi quyết định xách ba lô lên và đi.

Cảnh đẹp ở lăng Gia Long

Xuyên qua cánh rừng thông lớn rợp bóng mát và tiếng gió vi vu, khung cảnh di sản hiện ra khiến những lữ khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đó chính là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập triều Nguyễn - Gia Long.


Những ngày đầu xuân khi tiết trời vẫn còn se lạnh dẫu nắng vàng réo rắt, theo chân những đoàn khách chúng tôi tìm về lăng Gia Long – nơi yên nghỉ vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn để thăm viếng và trải nghiệm không gian thơ mộng như một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cùng với sự thiết kế tài hoa của con người.

Ba La Mật - một không gian thiền ẩn chứa nhiều điều thú vị

Ba La Mật là ngôi chùa gắn với tên tuổi của một nhân vật lịch sử thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá của đất Kinh đô: Nguyễn Khoa Luận (tức Viên Giác Đại sư). Cụ Nguyễn Khoa Luận sinh ngày 2/7 năm Giáp Ngọ (1834), mất ngày 27/6 năm Canh Tý (1900), thọ 66 tuổi. Cụ có tự là Đàm Trai, biệt hiệu là Văn Tử. Sau ngày đi tu, có đạo hiệu là Viên Giác Đại sư, pháp danh Thanh Chân.

Tam quan chùa Ba La Mật

Cụ từng được triều đình nhà Nguyễn bổ qua các chức Án sát Thanh Hóa, Quảng Bình; Bố chánh Quảng Ngãi; Thị lang Bộ Binh (trật chánh tam phẩm); Bố chánh Thanh Hóa… Chức vị nào và ở đâu, cụ cũng đều thanh liêm mẫu mực, tư tưởng cấp tiến, trừ ác giúp nước, được dân yêu mến, kính trọng.

Mặc nưa - thời xa vắng

Giữa trưa, tôi chạm vào mấy gốc mặc nưa, nghe trầm mặc lan sâu vào lòng. Chúng như lạc lõng giữa mảnh đất mặt tiền có giá trị cả chục tỷ đồng của phố thị. Những khoảnh đất bạt ngàn mặc nưa ngày xưa giờ đã lùi vào dĩ vãng, kéo theo thời hoàng kim của mặc nưa. Mà thật ra, mặc nưa không mang ý nghĩa cho riêng mình. Nó là “linh hồn” của “nữ hoàng tơ lụa” lãnh Mỹ A huyền thoại. Không có lãnh Mỹ A, nó chỉ là gốc cây dại ven đường. Ngược lại, thiếu mặc nưa, lãnh Mỹ A chỉ là mảnh lụa đơn thuần, vắng hẳn nét đặc sắc được truyền tụng.

Theo nhiều tài liệu, lãnh Mỹ A vang bóng một thời, niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu (An Giang). Thời thịnh nhất của loại vải cao cấp này là những năm 1950-1960, chỉ có các quý bà, quý cô thuộc gia đình giàu sang mới đủ tiền để mua lãnh Mỹ A may áo dài. Lãnh Mỹ A không chỉ nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh, mà còn được xuất sang Campuchia, Lào...

Lúc ấy, ở Tân Châu hầu như nhà nào cũng làm lãnh Mỹ A. Sau này, lãnh Mỹ A được “phục hưng” thành công, bằng việc được các nhà thiết kế nổi tiếng sử dụng trong nhiều bộ sưu tập các loại váy liền thân dáng suông, váy chữ A, áo vest, áo dài, trang phục dạ hội và váy cưới... làm sống lại thương hiệu lãnh Mỹ A, mang hồn quê ra khỏi phạm vi đất nước một lần nữa.

19 thg 4, 2021

Đây là đâu hỡi em?

 Bến Vân Đồn ở đâu?

Nếu bạn là dân Sài Gòn thì khi nghe câu hỏi này theo phản xạ tự nhiên bạn sẽ trả lời ngay: Ở quận 4 chớ ở đâu? Tất nhiên rồi, vì Bến Vân Đồn là con đường cặp theo rạch Bến Nghé ở quận 4.

Đường Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM

Thế nhưng nếu không phải dân Sài Gòn, bạn sẽ dừng một chút để suy nghĩ và trả lời rằng: Vân Đồn ở Quảng Ninh. Đúng luôn! Nhứt là thời gian gần đây sân bay Vân Đồn là nơi nhiều khách nước ngoài về Việt Nam và... đi cách ly.

Du khách thưởng lãm mùa hoa sưa vàng rực bên sông Tam Kỳ

Mùa sưa đã về nở vàng rực bên dòng sông Tam Kỳ thơ mộng, sưa vàng cả một tuyến phố Tam Kỳ; du khách thích thú thưởng lãm hoa sưa và lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp với hoa sưa.

Tháng Tư hàng năm, người dân làng Hương Trà nói riêng và phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) nói chung đều rất bồi hồi và tự hào về mùa hoa sưa vàng nở rộ trên con đường dài khoảng 3km chạy bên bờ sông Tam Kỳ thơ mộng.

Cảnh sắc như cổ tích của cánh rừng đỗ quyên tím trời Tây Bắc

Dưới tiết trời mát mẻ của miền núi Lai Châu, xen giữa những rừng cây xanh trên đỉnh Pu Ta Leng là sắc tím đằm thắm, quý phái của hoa đỗ quyên đầu mùa.

Rời xa sắc hồng của cánh hoa đào dịp Tết, bầu trời Tây Bắc tháng 4 được làm đẹp bởi mùa hoa đỗ quyên tím đằm thắm, nhẹ nhàng. Hoa đỗ quyên (sơn trà hoa, sơn thạch lựu, mãn sơn hồng) là loài hoa thuộc họ thạch nam, mọc chủ yếu ở vùng ôn đới như vùng núi và các tỉnh phía Bắc. (Ảnh: Ngô Thanh Hải).

Xôi măng - món ăn kỳ lạ ở Kon Tum

Đến Kon Tum, nơi mảnh đất núi rừng "ngã ba biên giới", đừng quên ăn thử món xôi măng kỳ lạ của mảnh đất phố núi Tây Nguyên này nhé.

Nói tới xôi, bao nhiêu cái tên như xôi ngô, xôi dừa, xôi lạc, xôi thập cẩm ăn với chả, thịt, pate, trứng, xôi xéo của Hà Nội, xôi mặn của Sài Gòn... hẳn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng có một món xôi mà đảm bảo khi nghe tên ai cũng thấy... sốc, một món xôi vô cùng kì lạ của người Kon Tum: xôi măng.

18 thg 4, 2021

Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam

Thế hệ ngày nay có lẽ chỉ còn nghe nhắc đến ông Đạo Dừa mỗi khi đi tham quan Cồn Phụng ở Bến Tre, nơi ông tu hành trong thời gian dài và xây dựng nên nhiều cơ sở thờ phụng.

Ông Đạo Dừa tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1910 tại Bến Tre. Xuất thân trong một gia đình danh giá và giàu có, ông du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước năm 1935. Đến năm 1945 ông đi tu ở Bảy Núi, Châu Đốc và năm 1963 chính thức lập nên Đạo Dừa tại Cồn Phụng, Bến Tre.

Chiếc đỉnh lớn ghép bằng gốm sứ đặt tại Cồn Phụng. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

Bánh ram ít, món ăn dân dã ở Huế

Ở Huế, bánh ram ít là một trong những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân. Bánh có từ bao giờ thì ít ai biết, thế nhưng có người nói bánh ram ít từ lâu đã trở thành đặc sản trong cung đình xưa. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, chắc chắn ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được vị ngon đặc biệt lạ miệng mà bánh ram ít mang lại.

Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.

Quán bún chả cá "không ngủ" gần 50 năm ở Đà Nẵng níu chân thực khách

Nằm trên con đường Hùng Vương sầm uất giữa lòng Đà Nẵng, quán bún chả cá bà Lữ với tuổi đời gần 50 năm luôn là điểm dừng chân quen thuộc của biết bao du khách và "tín đồ mê ẩm thực".

Bún chả cá là món ăn quen thuộc của người dân vùng đất miền Trung đầy nắng và gió. Mặc dù bún chả cá vùng nào cũng có nhưng chỉ cần thưởng thức bát bún chả cá của Đà Nẵng một lần thôi sẽ khiến thực khách nhớ thương mãi bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.

Dạo một vòng quanh Đà Nẵng sẽ dễ dàng nhận thấy món bún chả cá có mặt ở hầu hết các ngóc ngách phố phường, tuy nhiên không phải hàng quán nào cũng có hương vị chuẩn ngon để gây thương nhớ.

Giữa hàng trăm quán bún chả cá lớn nhỏ, quán bún chả cá bà Lữ thu hút thực khách bởi hương vị thơm ngon đậm đà rất riêng của mình. Quán ăn này không chỉ trở thành "thương hiệu" ưa thích của người dân địa phương mà còn gây mê mẩn rất nhiều du khách khi có dịp ghé thăm Đà Nẵng.

Tô bún chả cá quán bà Lữ gây mê mẩn cho các thực khách.

Đình Tân Phú Trung – Đồng Tháp

Đình Tân Phú Trung tọa lạc nằm trên một khoảnh đất rộng, giữa một vùng quê trù phú thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, là một trong những ngôi đình cổ ở Đồng Tháp rất đáng để du khách ghé thăm.

Toàn cảnh Đình Tân Phú Trung từ trên cao

Đình Tân Phú Trung thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, được vua Tự Đức ban Sắc phong 1854. Đình làng Tân Phú Trung được trùng tu lớn vào các năm 1952, 1957… Đến nay đình Tân Phú Trung là một trong những ngôi đình có kiến trúc khá tiêu biểu cho đình làng Nam bộ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.

Đi Phú Quốc ăn thử 'chôm chôm của biển' ngon hết ý

Cầu gai (còn gọi là nhum biển) nhìn như trái chôm chôm với nhiều gai tủa. Những năm gần đây ở Kiên Giang, cầu gai được khai thác trở thành món ngon trong ẩm thực biển vì hương vị lạ và giá trị dinh dưỡng cao.

Cầu gai mới bắt lên. BÁCH HỶ

17 thg 4, 2021

Ai qua bến Đà giang

 Ai qua bến Đà giang?

Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.


Hoang sơ thác Liêng Nung

Nằm bên Quốc lộ 28, chỉ cách Tp. Gia Nghĩa khoảng 8km, thác Liêng Nung nằm ẩn mình giữa thung lũng núi rừng hoang sơ, trên địa bàn buôn N’riêng, xã Đăk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông) thu hút du khách đến trải nghiệm, khám phá.

Truyền thuyết kể rằng, Liêng Nung là thác nước duy nhất của dòng suối Đăk Nia, bắt nguồn từ những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, ăm ắp đổ trắng xóa quanh năm. Theo tiếng địa phương thì Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi.

Vào thời xa xưa, khi xảy ra hạn hán thì toàn bộ cây rừng và vật nuôi chết vô kể, tuy nhiên chỉ có động vật, cây cối ở dòng suối Đăk Nia thì sống được, từ đó người người kéo đến đây để uống nước. Sau này, nơi đây trở thành một biểu tượng mà người Đắk Nông vô cùng coi trọng, bảo tồn cho đến ngày nay, trở thành một điểm đến mà nhiều du khách quan tâm.

Thác Liêng Nung gồm ba cụm, cụm thác chính lớn nhất cao khoảng 30m, đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Nhìn từ xa, con thác hiện ra đầy ấn tượng với hình dáng của một dải lụa trắng vắt dọc trên vách đá cheo leo. Thác đổ qua trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ, trong hang thảm thực vật xanh mướt.

Thác Liêng Nung nằm ẩn mình giữa núi rừng hoang sơ khu vực xã Đăk Nia.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt từ hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...

Khu di tích Núi Dành - Nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa


Câu chuyện về núi Dành (xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) có sản vật tiến Vua-sâm Nam lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay đã thôi thúc tôi tìm về khu di tích này. Đến đây, gặp gỡ, trò chuyện với người dân địa phương mới biết vùng đất này không chỉ có sâm Nam mà còn là nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa.

Từ TP Bắc Giang có nhiều đường để đến núi Dành nhưng tôi chọn đi theo Quốc lộ 17 rồi rẽ vào đường liên xã Việt Lập-Liên Chung. Đang là mùa đông nên hai bên đường là một màu xanh mướt của ngô, khoai lang và nhiều loại rau màu khác. Đi khoảng 5 km từ lối rẽ, Khu di tích lịch sử văn hóa núi Dành đã hiện ra trước mắt tôi.

16 thg 4, 2021

Bình Định: Hoa trang rừng nở rực rỡ hút khách tham quan

Từ cuối tháng Giêng đến nay, hàng trăm cây trang rừng cổ thụ nở hoa rực rỡ, phủ kín hai bên bờ suối Tà Má chảy qua thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh. Hàng ngàn lượt du khách đã đổ về chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm với loài hoa rừng độc đáo này.

Thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp nằm cách trung tâm huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định khoảng 7 km. Nơi đây chủ yếu là đồng bào thiểu số Ba Na sinh sống. Gần đây hàng trăm gốc trang rừng cổ thụ trải dài hơn 1 km dọc suối Tà Má chảy qua thôn Hà Ri nở rộ, với những chùm sắc vàng cam, pha đỏ phủ kín tán cây, tạo nên khung cảnh đẹp nên thơ. Từ một nơi ít được du khách biết tới, làng quê miền núi bỗng trở nên nhộn nhịp, hàng ngàn lượt du khách đổ về ngắm hoa, chụp ảnh lưu niệm. Ai cũng háo hức được ngắm, chụp ảnh với loài hoa rừng độc đáo này.

Hoa trang nở rộ từ cuối tháng Giêng đến nay.

'Con đường xuyên biển' dài 500 mét

Từ tháng 3 đến tháng 9, du khách đến Hòn Khô (Quy Nhơn) có thể khám phá "con đường xuyên biển" dài hơn 500 mét.

Những năm gần đây, đảo Hòn Khô (tên gọi khác là cù lao Hòn Khô) trở thành điểm đến hấp dẫn các bạn trẻ mê dịch chuyển. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, nguyên bản vốn có với bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh và những món ăn hải sản tươi ngon, nơi đây còn hút với du khách bởi "con đường xuyên biển" độc đáo.

Hòn Khô hấp dẫn du khách bởi "con đường xuyên biển". Ảnh: Medium

9 thg 4, 2021

Vào rừng khộp săn ảnh chim

Yok Đôn, vườn quốc gia duy nhất Việt Nam bảo tồn rừng khộp đang vào mùa rụng lá khô, là điểm săn ảnh chim lý tưởng.


Vườn Yok Đôn mùa này như thể "châu Âu mùa lá rụng" khi đi qua các thảm rừng khộp dọc đường liên khu trạm 5 và trạm 2. Trong VQG có hơn 12 trạm kiểm lâm nên công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng luôn được quan tâm. Ngoài ra, các kiểm lâm nơi đây còn chú trọng công tác đề phòng cháy lá rừng trong mùa khô.

Không giống các khu rừng nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rậm hay rừng ngập mặn, Yok Đôn là rừng khộp duy nhất còn lại ở Việt Nam, có mùa xanh và mùa rụng lá như rừng ôn đới. Theo nhân viên kiểm lâm tại vườn, chữ "khộp" được đọc từ tiếng Lào, nghĩa là "khổ, nghèo", rừng khộp "nghèo" dinh dưỡng đất nên cây không lớn, tán không rậm và vào mùa khô thì cây trút lá để giảm thiểu tiêu hao năng lượng. Ảnh: Ngô Vũ Thắng

Đậm đà hương vị hủ tiếu Sa Đéc

Sa Đéc (Đồng Tháp) không chỉ nổi tiếng có làng hoa tuyệt đẹp, mà còn “gây thương nhớ” bởi nhiều món ăn đặc sản của vùng đất Nam bộ trù phú. Trong số đó, không thể bỏ qua món hủ tiếu. Có thể nói đi du lịch Đồng Tháp ghé thăm Sa Đéc mà không thưởng thức món hủ tiếu là coi như chưa đến Sa Đéc.

Tô hủ tiếu Sa Đéc với nước súp trong, sợi bánh trắng, điểm vài miếng thịt, tim, gan, lòng heo, có khi tôm, thịt nạt bằm, kèm theo hẹ, xà lách, hành, chanh ớt,… bốc mùi thơm phức, ngay phút đầu gợi cho thực khách một bữa ăn ngon miệng.

Tô hủ tiếu Sa Đéc nước

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng – Vĩnh Long

Có dịp về quê hương sông nước Vĩnh Long, vùng đất anh hùng, địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, du khách đừng quên đến viếng thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Tại đây, du khách có thể tìm hiểu về cuộc đời và tấm gương của một nhà lãnh đạo trung kiên – mẫu mực của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, người đã được đất nước, quê hương và nhân dân muôn đời tưởng nhớ.

Cổng vào Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-6-1912 trong một gia đình nông dân ở xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Sinh ra và lớn lên từ vùng đất có truyền thống anh hùng nên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã bắt đầu dấn thân vào con đường cách mạng và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ.

5 thg 4, 2021

Mùa sứa ngâm nước lá ổi miệt biển

Tháng Ba cũng là thời điểm người dân miệt biển bước vào mùa sứa. Loài nhuyễn thể này theo thuyền đánh cá trở về bờ, hoặc cũng có những hôm sứa theo sóng biển dạt vào bãi cát. Từ sứa biển, người dân ngâm với nước lá ổi và chế biến thành món ăn dân dã nhưng thú vị.

Người dân Quỳnh Lưu gom sứa từ những chiếc thuyền đi lộng. Ảnh: Hồ Long

Tướng quốc Nguyễn Xí và chuyện ‘mượn tên’ quân giặc

Nguyễn Xí (1396-1465), sinh ra ở xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc xưa, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông vốn quê gốc làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (thân phụ là ông Nguyễn Hội, thân mẫu là Võ Thị Hạnh).

Năm lên 9 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Xí theo anh đến ở làm gia nô cho cụ Lê Khoáng (thân phụ của đức Lê Lợi), một hào trưởng giàu có của vùng núi xứ Thanh. Ông rất thông minh, nhanh nhẹn, tỏ rõ người tài, có hùng chí. Vì thế, Lê Lợi rất quý trọng, giao cho Nguyễn Xí chăm sóc đàn chó săn hơn một trăm con.

Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu lệnh. Bầy chó theo sự điều khiển, huấn luyện của ông, tiến thoái răm rắp".

Bức tượng Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí tại đền thờ ông ở xã Khánh Hợp (Nghi Lộc). Ảnh: Đào Tuấn

Trong bước đường chiến chinh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành đội quân đặc biệt. Do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng nhạc hiệu nên từ ăn, ngủ, tấn công, chúng đều theo hiệu lệnh.

Những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận mạc làm quân giặc hoảng sợ, kinh hồn bạt vía. Tên tướng giặc Minh là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của Tướng quốc Nguyễn Xí thì hết sức kinh hãi.

Trong giai đoạn cuối năm 1426 đến năm 1427 là thời kỳ Bộ tổng chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mở các cuộc tổng tấn công quyết chiến chiến lược đại quy mô trên toàn tuyến, công thành, phá đồn, diệt viện, vì vậy, nhiều khi vũ khí không sản xuất kịp để cung cấp, bổ sung cho các cánh quân chủ lực, nhất là hàng vạn mũi tên bọc đồng.

Vì vậy, có lần Tướng quốc Nguyễn Xí đã nghĩ ra kế “mượn tên giặc”. Ngài cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, truy phong cho đàn khuyển chạy vòng quanh trại giặc.

Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo dậy trời rất hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không rõ binh lực thế nào trong đêm tối hư hư, thực thực nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ từ trong trại bắn ra như mưa. Cứ làm như vậy đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.

Nghĩa quân Lam Sơn và Nhân dân hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.

Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, hay như chiến dịch tiêu diệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện tại Chi Lăng năm Đinh Mùi (1427)...

Để tôn vinh công lao Nguyễn Xí, dòng họ Nguyễn Đình và Nhân dân lập đền thờ ông vào năm 1467. Ảnh: Thành Cường

Linh thiêng nghĩa trang cá Ông lớn nhất Việt Nam

Ít có địa phương nào ở Nam Bộ lại có mật độ đền thờ cá Ông nhiều như ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Dọc bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu có đến 10 ngôi đền thờ cá Ông. Đặc biệt ở làng chài Phước Hải, ngư dân còn dành hẳn một khu đất rộng hàng ngàn mét vuông để chôn cất cá Ông với những nghi lễ trang trọng.

Nghĩa trang cá Ông gồm có năm phần: Lăng thờ Lệnh ông Nam Hải đại tướng quân, miếu thờ Quan thế âm Bồ Tát, miếu thờ Thổ công, miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi

Lăng mộ của công thần triều Nguyễn

Lăng mộ tướng thuỷ quân Võ Di Nguy được xây dựng bề thế, mang nét kiến trúc đặc trưng Nam Bộ, nay đã hơn 200 năm tuổi.


Lăng mộ Võ Di Nguy (1745 - 1801) nằm ở khu đất rộng gần 100 m2, trong một con hẻm trên đường Cô Giang (quận Phú Nhuận), có tuổi đời 220 năm. Phía trước khu mộ là đền thờ của Võ tướng quân. Trong đền còn lưu giữ 2 sắc phong của vua Minh Mạng truy phong tước phẩm, ghi trên lụa vàng, đựng trong hộp gỗ cuộn vải đỏ được đặt trong khám thờ. Hiện, đền thờ Võ Duy Nghi đang đóng cửa, không tiếp khách tham quan để phòng chống Covid-19.

Võ Di Nguy sinh tại phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế), theo phò Nguyễn Ánh (vua Gia Long) từ năm 30 tuổi, được phong tước Bình Giang Quận công. Từ đó, ông trở thành danh thần tin cậy, được chúa giao phó trông coi thủy binh và việc đóng các chiến thuyền.

Ông tử trận trong trận thủy chiến với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại năm 1801. Thi thể ông mang về chôn cất ở Gia Định, được vua Gia Long cho xây dựng lăng mộ bề thế. Năm 1807, Võ Di Nguy được truy phong lên hàng nhất phẩm, sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công”

4 thg 4, 2021

Cơm tấm Sài Gòn

Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, ở Sài Gòn tiệm cơm tấm Thuận Kiều quận11 được dân cư quanh vùng biết tiếng. Sau năm 1975 với nhu cầu của thực khách ngày càng tăng, cơm tấm Thuận Kiều bắt đầu được bán lấn qua cả bữa trưa và chiều. Sau Thuận Kiều là cơm tấm Kiều Giang. Rải rác khắp thành phố những tiệm cơm tấm nổi tiếng được nhiều thực khách lui tới.

Giờ đây cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả khách du lịch nước ngoài khi đến Sài Gòn cũng không ít người muốn tìm đến và trải nghiệm món ăn này, cơm tấm Sài Gòn được sử dụng như bữa ăn hàng ngày, dọn ra mâm với bát đũa đầy đủ các món chính, món phụ. Vì thế, người Sài Gòn cũng biến tấu cách bài trí món ăn này để bắt mắt hơn, phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và người nước ngoài. Từ đó, cơm tấm và các món ăn kèm được bày trên cùng một chiếc đĩa to và sử dụng thìa, dĩa khi ăn gần giống các món Tây. Cho đến ngày nay, cách trang trí món ăn và cách thưởng thức này vẫn được lưu giữ và trở thành một điểm đặc trưng.

Vẻ đẹp cánh đồng muối Hòn Khói ở Nha Trang

Trải dài trên diện tích hàng trăm ha, cánh đồng muối Hòn Khói thu hút du khách với sự hòa trộn giữa nét đẹp lao động và khung cảnh thiên nhiên.

Hòn Khói thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 45 km. Với diện tích khoảng 400 ha, đây được xem là một trong những cánh đồng muối lớn nhất Việt Nam. Không khí làm việc tất bật của diêm dân (người làm nghề muối) tại đây bắt đầu khi bình minh ló rạng và kết thúc trong ánh hoàng hôn. Ảnh: Kelvin.