Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 1, 2024

Những chuyện ly kỳ ở ngôi đình cổ, kiến trúc độc đáo hơn 200 năm tuổi ở Thanh Miện

Xây dựng từ thời vua Gia Long năm thứ 14 (1815), đến nay đình Nại Trì ở xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) vẫn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc độc đáo, cổ kính.

Khuôn viên đình Nại Trì

23 thg 1, 2024

TP Hải Dương từng có sân bay cỡ nhỏ

Đô thị Hải Dương xưa từng có một sân bay cỡ nhỏ nhưng không nhiều người biết đến.

Đường Hồng Quang từng được gọi là đường Tàu bay vì tại đây từng có một sân bay cỡ nhỏ

"Đường tàu bay"

Nhiều năm trước, lúc ngồi chuyện trò với mấy bác lớn tuổi gốc gác nhiều đời ở TP Hải Dương, các bác nói, nghe ông bà kể lại, ở đô thị Hải Dương xưa có một sân bay. Lúc thị xã Hải Dương thuộc quyền kiểm soát của người Pháp, các máy bay cỡ nhỏ chở quan chức Pháp thường xuyên lên xuống. Những chiếc máy bay cánh quạt "từ trên trời rơi xuống" thời ấy là một điều thật lạ lẫm. Nhưng khi hỏi lại, các bác nói, chỉ nghe kể lại, chắc chắn có, nhưng không biết sân bay đó ở đâu!

22 thg 1, 2024

Bộ tượng tam thế Phật chùa Côn Sơn trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12) đối với 29 bảo vật trong toàn quốc. Hải Dương có 3 bảo vật được công nhận.

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại thời Lê trung hưng, hiện thờ tại chùa Côn Sơn - 1 trong 3 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia

8 thg 12, 2023

Hệ thống bia ký Hải Dương - Tư liệu lịch sử, văn hóa quý giá

Bia ký là thành phần quan trọng, làm phong phú thêm di sản văn hóa của Hải Dương. Nhiều tấm bia đã trở thành bảo vật quốc gia do chứa đựng những tư liệu quý về lịch sử, văn hóa.

Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi là tấm bia bảo vật quốc gia, gắn với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia vào năm 1965 khi Người về thăm Côn Sơn

7 thg 12, 2023

Người dựng lại tháp đặt xá lị tổ Huyền Quang

Đăng Minh bảo tháp, nơi đặt xá lị tổ Huyền Quang từng được dựng bằng đất nung dưới thời Trần (thế kỷ XIV). Sau năm tháng đổ nát, tháp được Thiền sư Hải Ấn dựng lại bằng đá vào năm 1719.

Đăng Minh bảo tháp, nơi đặt xá lị tổ Huyền Quang

26 thg 11, 2023

Quán Sếu ở đâu?

Quán Sếu hiện được xây dựng trên nền quán cũ, tọa lạc tại thôn Khuê Liễu, phường Tân Hưng (TP Hải Dương). Năm 2016, quán Sếu cùng với đình, miếu Sếu đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Quán Sếu hiện nay được xây dựng trên nền quán cũ, nằm trong quần thể di tích lịch sử cấp tỉnh đình, miếu, quán Sếu

23 thg 11, 2023

Lên núi Báo Đức thăm lăng mộ cụ Nguyễn Phi Khanh

Mất ở Trung Quốc vào năm 1428, song bằng cách nào, cụ Nguyễn Phi Khanh - thân phụ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - đã được đưa về an táng trên núi Báo Đức, ở quê nhà Chi Ngãi, TP Chí Linh ngày nay?

Từ đỉnh núi Báo Đức có thể phóng tầm mắt ra tứ phía. Trong ảnh: Phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh trước năm 2015 (ảnh do Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cung cấp)

22 thg 11, 2023

Lung linh đêm Kiếp Bạc

Khu di tích Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) về đêm cảnh sắc lung linh, huyền ảo bởi hệ thống ánh sáng đèn điện đa sắc màu trang hoàng khắp nơi.

Khác với không khí sôi động, náo nhiệt ban ngày, khu di tích Kiếp Bạc về đêm yên bình, thanh khiết, đẹp đến lạ. Từ đường vào khu di tích cho đến các khu thờ tự, các địa điểm trải nghiệm ở chốn linh thiêng này đều trở nên đặc biệt về đêm.

Mời bạn đọc cùng khám phá vẻ đẹp về đêm ở Kiếp Bạc qua ống kính của phóng viên Báo Hải Dương.

Đường vào khu di tích Kiếp Bạc về đêm

Dấu tích cầu đá cổ ở Xạ Sơn

Đó là 12 di vật về một cây cầu bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, được phát hiện tại sân trước nhà ông Nguyễn Văn Nhương, sinh năm 1960, ở thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương).

Trang trí vân mây trên dầm cầu

12 thg 11, 2023

Sức sống nghề chạm khắc đá Kính Chủ


Nghề chạm khắc đá Kính Chủ ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương) phát triển rực rỡ vào thời Lê (thế kỷ XIV). Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc đá vẫn được gìn giữ và phát huy giá trị đến ngày nay
.

26 thg 9, 2023

Suối Côn Sơn - Giá trị tiềm ẩn

Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km.

Suối Côn Sơn đã tạo cảnh quan phong thủy cho quần thể di tích trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: Thành Chung

Suối chảy uốn khúc, quanh co, đoạn trên có những ghềnh thác nhỏ, dưới lòng suối có những hòn đá to, nhỏ tròn trịa do nước chảy bào mòn qua rất nhiều năm tháng mà tạo thành. Hai bên bờ suối cây cối rậm rạp, tốt tươi, xanh mát quanh năm.

Giữ gìn nét quê trong chùa Nghi Khê

Không gian yên tĩnh, cảnh đẹp hài hòa và lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý từ cuộc sống đời thường - chùa Nghi Khê, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) hiện mang nét đẹp khác biệt.

Các phiến đá, chum, vại, cối, trục đá... được xếp ngăn nắp, gọn gàng trong chùa Nghi Khê

25 thg 9, 2023

Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh, danh nhân văn hóa Xứ Đông, nhà văn hoá lớn thế kỷ XIV

Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Tên của tiến sĩ Phạm Sư Mạnh được đặt cho cho nhiều đường phố, trường học trong cả nước. Trong ảnh: Trường THCS Phạm Sư Mạnh là ngôi trường chất lượng cao, địa chỉ giáo dục tin cậy của thị xã Kinh Môn (ảnh tư liệu)

Theo những tài liệu lịch sử còn ghi lại, Phạm Sư Mạnh nguyên có tên là Phạm Độ, sau vì kiêng tên húy Thái sư Trần Thủ Độ mà đổi thành Phạm Sư Mạnh, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai, biệt hiệu là Hiệp Thạch. Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, nay thuộc phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Về năm sinh năm mất của ông cho đến nay còn có ý kiến khác nhau, có sách viết ông sinh năm 1303, mất năm 1384; có sách lại ghi ông sinh năm 1300 mất năm 1377. Tuy nhiên phần lớn các tư liệu viết về Phạm Sư Mạnh hiện nay đều nói ông sinh vào thế kỷ XIV.

Người thợ mộc tài hoa Vũ Xuân Ngôn

Vang danh với nghề mộc truyền thống đã hơn 3 thế kỷ, những người thợ ở làng nghề Đông Giao, xã Lương Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) còn mang nghề đến khắp nơi.

Nối tiếp nghề truyền thống, những người thợ mộc tài hoa ở Đông Giao đã đưa tên tuổi làng nghề vang xa

"Vẩy mũi chàng nên hình long phượng"

Trong sách “Hải Dương phong vật phúc khảo thích”, Trần Đạm Trai viết: Vẩy mũi chàng nên hình long phượng/ Thợ Đông Giao mẫu dạng đâu hơn, để nói về tài năng của những người thợ ở làng nghề này.

Tương truyền, khi xây dựng kinh thành, các vua triều Nguyễn đã biết đến tay nghề của các thợ mộc Đông Giao nên cho vời vào Huế, trong đó có cụ Vũ Xuân Ngôn. Tài năng của những người thợ Đông Giao thời đó đã làm mê hoặc các vua triều Nguyễn. Xây dựng xong Kinh thành, do được mến mộ tài năng ở một miền đất mới, nhiều người ở lại Huế lập xóm và tiếp tục phát triển nghề truyền thống. Ở Huế hiện có xóm mộc Đông Tiến của người Đông Giao. Đông Tiến là tên 1 trong 3 thôn trước kia của xã Đông Giao thời Lê.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Giàng cho biết hiện không có tài liệu chính thống nào ghi chép về việc cụ Vũ Xuân Ngôn cùng các tốp thợ của Đông Giao vào xây dựng Kinh thành Huế. Câu chuyện chỉ được lưu truyền trong làng, trong xã. Tuy nhiên, câu chuyện trên có cơ sở khi trong suốt chiều dài lịch sử, những tốp thợ của Đông Giao mang nghề đi khắp nơi trong cả nước. Tài năng của họ đã được khẳng định, nổi tiếng khắp Việt Nam nên hoàn toàn tin rằng có thể họ được trưng dụng vào xây dựng kinh thành.

Dòng họ Vũ Xuân hiện khá phổ biến ở Đông Giao, trong đó có nhiều người thành danh với nghề mộc như ông Vũ Xuân Thép, Nghệ nhân Ưu tú, chủ Doanh nghiệp tư nhân mỹ nghệ Xuân Thép. Ông Thép là một trong những người sớm có cơ sở mỹ nghệ tại Đông Giao và luôn tự hào giữ vững, phát triển được nghề truyền thống mà các thế hệ trước để lại. Sản phẩm mộc mỹ nghệ của ông Thép được xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc...

Ông tổ nghề mộc Đông Giao

Tương truyền, nghề mộc ở làng Đông Giao có từ thế kỷ XVII. Ban đầu, sản phẩm làng nghề chủ yếu là ban thờ, nghi môn, hoành phi, câu đối… với các công đoạn hoàn toàn được làm thủ công. Nhưng hiện nay, mẫu mã các sản phẩm đã đa dạng hơn rất nhiều, nhiều công đoạn được làm bằng máy. Ngoài các sản phẩm truyền thống, hiện những người thợ tài hoa của Đông Giao có nhiều mẫu mã mới như tượng Phật, tượng Di Lặc, Đạt Ma... Ngoài ra còn có các sản phẩm nội thất mỹ nghệ, con giống, tranh đục chạm hoa, lá, chim muông, thú vật... rất được khách hàng ưa chuộng. Điều đáng quý là nghề mộc đang kéo được rất nhiều thợ trẻ trở lại. Đây là lực lượng chính giúp làng nghề tiếp cận tốt với công nghệ để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và bảo vệ thương hiệu.

Ông Vũ Đình Cương, Trưởng thôn Đông Giao cho biết câu chuyện cụ Vũ Xuân Ngôn và nhóm thợ ở đây vào Huế xây dựng kinh thành không được ghi chép đầy đủ và vẫn có nhiều ý kiến khác nhau ở làng Đông Giao.

Tuy vậy, nhiều nguồn tài liệu đều nhắc đến việc cụ Vũ Xuân Ngôn từng tham gia xây dựng Kinh thành Huế. Phóng sự Cẩm Giàng văn hiến góc trời Đông trong chương trình Hành trình di sản của Đài Truyền hình Việt Nam cũng nhắc tới điều này. Theo đó, vào thế kỷ 18, cụ Vũ Xuân Ngôn, một nghệ nhân Đông Giao thành danh đã được nhà Nguyễn mời vào kinh đô để tham gia xây dựng cung điện.

Hiện tại ở Đông Giao còn giữ được ngôi đình lớn, khởi dựng năm Vĩnh Hựu thứ tư (1738). Tại đây có một bia đá lớn được dựng năm 1738 ghi lại quá trình xây dựng đình và tên tuổi người công đức xây dựng. Trong đình có đôi long mã lớn, kích thước gần bằng ngựa thật do các nghệ nhân Đông Giao làm vào cuối thế kỷ XIX. Đôi long mã được chạm khắc công phu, cầu kỳ, thể hiện tài năng tuyệt vời của những nghệ nhân chạm khắc. Bên trái khán thờ là bàn thờ và tượng thờ cụ tổ làng nghề chạm khắc Vũ Xuân Ngôn. Cụ Ngôn được các dòng họ suy tôn làm tổ nghề của làng năm 1992, được tạc tượng thờ tại đình.

Việc xác định cụ Vũ Xuân Ngôn có tham gia xây dựng Kinh thành Huế cần được các cơ quan chức năng khảo cứu để bảo đảm tính chính xác, nếu đúng thì đó là niềm tự hào của người dân Đông Giao. Tuy vậy, với việc nhân dân suy tôn làm tổ nghề cho thấy các thế hệ người dân Đông Giao luôn trân trọng lưu giữ và phát triển nghề truyền thống.

TIẾN HUY

16 thg 9, 2023

Ba anh em họ Nguyễn giúp vua đánh tan giặc phương Bắc

Ba mặt tiếp giáp cánh đồng lúa, cách biệt với khu dân cư, đình Kim Khê ở xã Phú Điền (Nam Sách) đẹp yên bình và còn được biết đến là nơi thờ ba anh em trong cùng gia đình họ Nguyễn.

Đình Kim Khê ngày nay

Độc đáo ngôi chùa nhiều tháp nhất ở Hải Dương

Với hơn 30 ngôi tháp đá thể hiện phong cách kiến trúc của từng thời kỳ phong kiến, chùa Muống là ngôi chùa có nhiều tháp nhất tỉnh Hải Dương.

Chùa Muống (Quang Khánh tự) ở xã Ngũ Phúc là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

13 thg 9, 2023

Độc đáo kiến trúc Đàn Thiện Phù Tải

Đàn Thiện Phù Tải, xã Thanh Giang (Thanh Miện) được xây dựng vào năm 1906 mang đậm kiến trúc truyền thống thời Nguyễn. Đây là di tích có kiến trúc khá độc đáo và đồng bộ từ toà tiền tế, trung từ đến hậu cung.

Đàn Thiện Phù Tải nằm trên mảnh đất cao ráo rộng khoảng 500 m². Đàn được xây trên phần mộ tập thể của người dân thôn Phù Tải với mục đích làm nơi thờ cúng, tụng kinh cầu siêu cho người đã mất và khuyên răn con người tích đức, hành thiện

12 thg 8, 2023

Độc đáo kiến trúc chùa Ngũ Phúc

Tọa lạc trên mảnh đất rộng rãi bằng phẳng, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chùa Ngũ Phúc là niềm tự hào của người dân khu dân cư Duẩn Khê, phường Long Xuyên (Kinh Môn).

Khuôn viên chùa Ngũ Phúc

Bốn danh nhân dòng họ Trần ở làng Quan Sơn

Làng Quan Sơn, xã An Sơn (Nam Sách) có 4 nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam đều mang họ Trần.

Nhà thờ họ Trần ở thôn Quan Sơn thờ tổ dòng họ là Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh, Hoàng giáp Trần Năng, tiến sĩ Trần Bảo, Hoàng giáp Trần Xuân Bảng và Trần Thanh Lãng

Miếu Phạm Xá, di tích quốc gia ở quê ngoại chúa Nguyễn

Miếu Phạm Xá hiện còn nhiều dấu tích từ thế kỉ XVIII và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Miếu Phạm Xá

Miếu Phạm Xá ở làng Phạm Xá, xưa thuộc tổng Nguyễn Xá, huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Ngọc Sơn, TP Hải Dương, là nơi thờ tứ vị thành hoàng đại vương của làng, trong đó có ngài Nguyễn Minh Biện – nhạc phụ của Triệu tổ tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và là ông ngoại của Chúa tiên Nguyễn Hoàng.