29 thg 7, 2013

Thăm Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, bao bọc bởi 3 con đường Lê Duẩn, Y Ngông và Lê Hồng Phong, trong khuôn viên rộng khoảng 7ha, với quần thể cây rừng nguyên sinh cổ thụ, Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk là một trong những bảo tàng lớn, hiện đại của cả nước.

Bảo tàng dân tộc Dăk Lăk 

Ngược dòng lịch sử, trước kia, hiện vật ở Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk (BT) được trưng bày trong một tòa nhà còn gọi là Biệt Điện. Đây vốn là Tòa nhà công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Năm 1950 được giao lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, khi Buôn Ma Thuột được đặt trong vùng đất Tây Nguyên Hoàng Triều Cương Thổ. Năm 1940, tòa nhà được xây lại với kiến trúc nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có một rừng cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại. Sau năm 1975 toà nhà được dùng làm nhà khách tỉnh Đăk Lăk, sau chuyển đổi thành khu Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đăk Lăk. 

Sầu đâu ngọt

“Sầu đâu làm sao lại có vị ngọt được?” Chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ thốt lên câu hỏi ấy. Tôi cũng biết, sầu đâu không bao giờ ngọt, mà ngược lại, vị đắng mới là đặc trưng của loại cây này. Nhưng trong tôi, luôn có một vị sầu đâu ngọt đến tê lòng – vị ngọt của quê hương.

Sầu đâu là loại cây thân cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát, hoa thì ít đắng hơn và thơm. Hằng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu (đọt non lẫn nụ hoa) để ăn và bán. Sầu đâu trở thành một loại thức ăn quen thuộc của người An Giang từ bao đời nay. Dì Nguyễn Thị Hằng (54 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Tường 1, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, một người gắn bó lâu năm với nghề mua bán sầu đâu) cho biết: “Với chúng tôi, sầu đâu là “của trời cho”, bởi nó nuôi sống biết bao thế hệ người dân rồi. Tôi còn nhớ, trước đây nhà nào có cây sầu đâu, họ chế biến thành món ăn để qua bữa. Khi lá ra nhiều, họ hái bán, kiếm thêm chút tiền mua thịt, cá, chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh. Còn tôi, không có điều kiện học hành, mười mấy tuổi tôi bắt đầu đem sầu đâu ra chợ bán, giúp đỡ gia đình. Mới bày hàng ra một lát, cả chục người xúm lại giành giật nhau mà mua! Những hôm bán hết sớm, hoặc không ra chợ, y như rằng hôm sau sẽ có người đến vừa mua vừa trách: “Sao hôm qua tui ra kiếm cô quá trời mà hổng thấy?”. Lúc đó, tôi nghĩ thầm trong bụng: “Trời ơi, lá gì mà đắng muốn chết, sao lại thích ăn?”. Khi lớn lên một chút, tôi mới hiểu được nguyên do. Ngoài làm món ăn, người ta còn xem đó là bài thuốc quý trị bệnh tiểu đường, đau nhức khớp, cao huyết áp, kể cả bệnh da liễu. Cũng vì vậy, chưa bao giờ sầu đâu đem ra chợ bán lại ế cả”.

Bất ngờ với núi lửa ở Pleiku

Đến các nước xung quanh như Indonesia hay Philippines, du khách Việt thường tròn mắt trước cách khai thác du lịch ở những vùng đất có núi lửa nơi xứ người. Vùng Tây nguyên, nhất là ở Pleiku, Gia Lai còn nhiều dấu tích núi lửa với cảnh đẹp tuyệt vời chưa được ngành du lịch để mắt đến.

Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ… - Ảnh: Tiến Thành

Khi hỏi có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động ở Pleiku, người thì nói 10, kẻ nói 15. Chẳng biết con số chính thức là bao nhiêu, nhưng vài ngày “lội suối băng đèo” mới thấy thật sự tiếc cho cảnh đẹp nơi đây.

Cá chốt kho nghệ

Ở vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng ai cũng biết câu ca dao “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ/ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu” (Cũng có câu ca dao “Bạc Liêu là xứ cơ cầu/ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”). Cá chốt có thể nấu canh chua, kho sả ớt, nhưng đặc sắc nhất có lẽ là món cá chốt kho nghệ.

Khi mưa xuống, cá chốt từ sông lên đồng đẻ trứng. Đến tháng 7, tháng 8 Âm lịch, nước ngập đồng bưng, cá chốt con nổi đầu, quơ râu hớp bọt như nước cơm sôi.

Sau rằm tháng 10 ta, gió chướng thổi mạnh và nước cũng bắt đầu rút. Trên những bờ bãi ven sông, ven ruộng hay dọc những bờ kinh lau sậy trổ cờ phơ phất; đó cũng là lúc cá chốt trên đồng rút xuống sông rạch.

Cá chốt vừa đánh bắt còn tươi rói


Xôi ống

Bến Tre là một tỉnh được hình thành bởi ba dãy cù lao nổi trên sông Tiền. Từ thuở xa xưa, mảnh đất này đã nổi tiếng là xứ dừa, là nguồn cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản vật từ cây dừa. Đến Bến Tre, du khách sẽ bắt gặp nhiều món ăn lạ lẫm, đầy bất ngờ nhưng quyến rũ khẩu vị, đặc biệt là những món ăn gắn liền với dừa; trong đó có xôi ống.

Chị bán xôi ống ở thành phố Cà Mau. 

Có lẽ cách Trà Vinh bởi dòng sông Cổ Chiên, nên thành phố Bến Tre có món điểm tâm mang phong vị ẩm thực của bà con người Khmer tỉnh bạn, là xôi ống. Nếu như bánh ống Trà Vinh được làm từ nguyên liệu chính là khoai mì mài vắt ráo nước hoặc gạo vo, gút nước, phơi ráo, xay khô thì xôi ống Bến Tre được làm từ nếp rặt, loại ngon nhất xứ này.


28 thg 7, 2013

Vì sao tên các tịnh xá thường bắt đầu bằng chữ Ngọc?

Hai Ẩu tuy ẩu nhưng làm việc gì thường cũng ráng tìm hiểu cho cặn kẽ. Tỷ như thường đi tham quan các ngôi chùa, thiền viện, tịnh xá... Hai Ẩu thấy đa số các tịnh xá đều có tên bắt đầu bằng chữ Ngọc, như tịnh xá Ngọc Phương (Gò Vấp), tịnh xá Ngọc Uyển (Biên Hòa), tịnh xá Ngọc Hải (Long Hải)... thì tìm đọc để hiểu tại sao.

Hai Ẩu tìm hiểu được và lên lớp, giải thích cho chú em Ba Trợn của mình như thế này:

Ngôi chùa của hệ phái Khất sĩ được Tổ sư Minh Đăng Quang gọi là tịnh xá, tức là nơi trú xứ an tịnh, trong sạch.

Danh hiệu của ngôi tịnh xá đều có chữ Ngọc đứng trước. Ý của vị Tổ sư muốn khuyên dạy đệ tử luôn tinh tấn tu học để có được phẩm chất quý như ngọc, hiển lộ được ngọc trong tâm mình. Sau chữ Ngọc là một chữ có liên hệ đến địa phương nơi tịnh xá tọa lạc. Ví dụ: Tịnh xá Ngọc Châu (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), tịnh xá Ngọc Vinh (thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tịnh xá Ngọc Trang (TP. Nha Trang), tịnh xá Ngọc Nhơn (TP. Quy Nhơn), tịnh xá Ngọc Ban (TP. Buôn Ma Thuột)… Cũng có nhiều tịnh xá không đặt tên như vậy, như: Pháp viện Minh Đăng Quang, tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Lộc Uyển, tịnh xá Kỳ Hoàn (TP. Hồ Chí Minh); tịnh xá Kỳ Viên (An Giang), v.v…

Thiên nhiên hoang dã ở núi Dinh

Nằm sát con đường quốc lộ 51 thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là dãy núi Dinh hùng vĩ với tổng diện tích toàn khu vực gần 60km².

Quần thể núi non này có rừng cây xanh ngút cùng những am, chùa, cốc, miếu độc đáo nằm ven các con suối. Nhưng đến nay vẫn ít ai có cơ hội chiêm ngưỡng núi Dinh hoang sơ vì điều kiện du lịch ở đây còn khó khăn.


Một góc núi Dinh

Núi Dinh buổi sáng thật đẹp. Một màu xanh mượt bao trùm trên các dãy núi, sương trên các đỉnh tan dần, chỉ còn sót lại vài dải sương trắng nổi bật trong màu xanh của rừng.


Khám phá Giếng Trời

Chúng tôi biết đến thác Giếng Trời qua lời một người bạn trước đây làm nghề buôn gỗ. Năm 2008, có vài du khách nước ngoài nhờ anh dẫn đi khám phá cánh rừng phía Tây Đà Nẵng. Khi đến đây họ đã bị thu hút trước cảnh đẹp và sự hoang sơ của thiên nhiên.

Sau chuyến đi đó, họ còn dự định chọn Giếng Trời thành lập tour trekking (chương trình du lịch đi bộ khám phá) dành riêng cho khách quốc tế. Tuy nhiên đến nay dự định đó vẫn chưa thực hiện được và khi chúng tôi đến đây thì Giếng Trời vẫn còn nguyên vẻ hoang dã.

Đường vào rừng sâu

Không phải là một nơi quá khó để chinh phục nhưng hành trình đến Giếng Trời mang đầy đủ tính chất của một chuyến trekking thật sự. Đó là 15 cây số đường rừng núi gập ghềnh, trong đó khoảng ba cây số vô cùng khó đi, thậm chí phải tự xác định phương hướng và mở đường.

Bên cạnh đó là những con dốc dựng đứng, bầy vắt dày đặc dưới tán lá mục, gai mây, đá phủ đầy rêu trơn trợt… và cả những vị khách khó lường cắm trại đâu đó quanh vùng núi vốn là nơi sinh nhai của nghề phá rừng, bẫy thú.

Phượt 4 đảo trên vịnh Nha Trang

Tour 4 đảo là một trong những "đặc sản" du lịch của Nha Trang. Ở bất kỳ nhà nghỉ, khách sạn nào tại Nha Trang du khách cũng có thể đặt tour với giá vé từ 130.000 đến 150.000 đồng/người. 

Hành trình "phượt" qua 4 đảo: Hòn Mun, Hòn Một, Bãi Sạn và Thuỷ cung Trí Nguyên thường khởi hành lúc 9g30 hằng ngày từ bến tàu du lịch. Từ bờ ra đảo Hòn Mun khoảng 10km, du khách như được mở lòng với biển cả, thư giãn giữa biển trời xanh trong, chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp của vịnh Nha Trang. 

Lên đảo Hòn Mun, du khách có thể ngắm toàn cảnh vịnh Nha Trang 


Cuối tuần du ngoạn Ninh Bình

Khởi hành từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng, chúng tôi cùng ba chiếc xe máy nối đuôi nhau theo quốc lộ 1A đi Ninh Bình. Sau hơn hai giờ chạy xe vượt 95 cây số, chúng tôi đặt chân đến địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình chừng 15km. Đích đến đầu tiên là chùa Bái Đính, sau đó sẽ là Tam Cốc - Bích Động, vốn được ví như một Hạ Long trên đất liền.

Điện Tam Thế của chùa Bái Đính mới đồ sộ và hào nhoáng như cung điện của vua chúa ngày xưa. 

Chúng tôi bước vào khuôn viên chùa Bái Đính, nhìn các pho tượng uy nghiêm ẩn hiện trong làn khói hương trầm lãng đãng mờ ảo, có cảm giác như đang lạc vào cõi tiên với những điều kỳ bí, huyền diệu.


Cửa Lò mùa biển gọi

Nằm trong quần thể du lịch - văn hóa xứ Nghệ, từ lâu bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) đã trở thành điểm du lịch lý tưởng, thu hút rất đông du khách đến nghỉ ngơi mỗi khi mùa hè đến.

Chúng tôi đến Cửa Lò vào những ngày đầu tháng 7, mùa cao điểm du lịch ở đây với những chuyến xe du lịch ra vào liên tục, đưa du khách thập phương tới tận hưởng không khí trong lành của gió biển.

Một người bạn khuyên tôi đến biển Cửa Lò nên dậy sớm đón bình minh, bởi đó là một khoảnh khắc mang dấu ấn riêng với vẻ đẹp huyền ảo hòa quyện giữa mây trời và biển cả. Bình minh trên biển Cửa Lò thật tuyệt khi mặt trời đỏ từ từ nhô lên giữa đại dương mênh mông. Những áng mây rực sắc đỏ càng quyến rũ những du khách dậy tắm sớm trên bãi biển. Thuyền câu mực đêm liên tục cập bãi khiến biển Cửa Lò càng trở nên náo nhiệt bởi khung cảnh mua bán hải sản tươi của ngư dân sau một đêm đi biển trở về.


Lư đồng An Hội

Trong lòng Tp. Hồ Chí Minh sôi động, mặc cho bao thế sự thăng trầm, suốt gần 200 năm nay, ở quận Gò Vấp vẫn tồn tại một làng nghề đúc lư đồng nổi tiếng.

Làng nghề ấy xưa có tên là An Hội, nay là đường Phan Huy Ích ở phường 12, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Trải qua thời gian, nhiều làng đúc đồng nổi tiếng ở Tp. Hồ Chí Minh như Chợ Quán, Phú Lâm đã bị mai một và chỉ còn trong kí ức, duy nơi này vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ. Hiện ở đây có khoảng 10 cơ sở chuyên đúc lư đồng theo phương pháp thủ công để cung cấp chủ yếu cho thị trường miền Nam.

Chúng tôi ghé thăm cơ sở sản xuất lư đồng của ông Hai Thắng (Trần Văn Thắng). Gia đình ông làm nghề đúc lư đồng theo lối cha truyền con nối tính cho tới nay cũng đã 4 đời. Ông hào hứng kể: “Xưa kia, vào giai đoạn thịnh vượng, lư đồng làng An Hội được đưa đi bán khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh và sang tận Cao Miên, Lào, Miến Điện… Nay tuy nghề không còn thịnh như xưa nhưng tôi vẫn sẽ cố không để nó bị mai một”. Nói đoạn, ông quay sang phía người con trai đang cắm cúi làm và bảo: “Truyền nhân đời thứ 5 nhà tôi đấy. Nó sẽ tiếp tục thay tôi giữ gìn nghề lư đồng này!”.

Nghề đúc lư đồng truyền thống của An Hội đã có gần 200 năm nay.

27 thg 7, 2013

Đi tìm con sá sùng

Một lần, sau khi làm việc với anh em bộ đội biên phòng ở xã Cam Hải Đông (Cam Ranh), mọi người rủ tôi ra một quán nhỏ bên bờ sông Thủy Triều để thưởng thức đặc sản địa phương. Vào quán, thấy ông chủ bưng một rổ con gì ngọ nguậy, dài như chiếc đũa, màu đỏ đen, ông nói: “Con xí sùng (sá sùng) đó”, tôi đã hoảng. Còn anh bạn thì cười: “Đặc sản Thủy Triều đó”. Sau nửa giờ chờ đợi, ông chủ đem lên một bếp than hồng cùng những con sá sùng đã được lộn ruột, trắng tinh. Thấy tôi ngần ngừ, anh bạn “quảng cáo” : “Đây là giống trùn biển, giá chừng 20.000 đồng/kg. Ăn còn ngon hơn mực nướng. Thử mà xem!”. 

Sá sùng còn sống, đem cân bán. Thấy "ngon" không?

Quả đúng vậy! Sá sùng tươi rói, nướng trên bếp rồi chấm muối ớt chanh, ngon hơn mực nướng! Đó là lần đầu tiên tôi ăn sá sùng. Cũng từ hôm đó, tôi mới biết món ăn này chưa phổ biến rộng vì phần lớn những người làm biển, khi rảnh, đợi thủy triều lên xuống, đi dọc ven con nước để bắt sá sùng, chưa có người làm nghề bắt sá sùng chuyên nghiệp.

Hai Mì Gói đi thăm Cà Mau

Dân nhà quê đi ra thành phố người ta kêu là Hai Lúa ra tỉnh, ý hơi coi thường. Nhưng dân thành phố mà về miền quê thì cũng có gì hơn đâu? Cũng ngơ ngáo bỏ xừ! Dzậy thì kêu là gì ha? Kêu là Hai Mì Gói về quê vậy!

Đó là chuyện tui đi Cà Mau lần đầu, tính đến nay đã hơn 10 năm rồi. Chuyện xưa lắc. Thế nhưng chuyện đó đã từng làm rúng động dân nhậu xứ Cà Mau, cho nên giờ phải kể lại để mọi người biết thế nào là lễ độ!


Chuyện là như vầy…

Hồi đó tui kinh doanh máy tính. Một phần là muốn phát triển chuyện mua bán, phần khác là ham dzui, nên tui nghe lời của một chú em ở Cà Mau, lò dò xuống đó để tài trợ cho một cuộc thi tin học của tỉnh.

Bụi đời Chợ Lớn, từ đâu mà có?

A ha, xin nói liền, bài này chả có liên quan gì tới phim Bụi đời Chợ Lớn hết, chỉ mượn tên để ăn theo, để câu view mà thôi. Cũng chả có liên quan gì tới bụi đời hết, nên đáng lẽ chỉ đặt tít là Chợ Lớn, từ đâu mà có? Nhưng có sá gì, thiếu cha gì bài báo ở trên mạng có cái tít tào lao đó mà!

Vậy thì Chợ Lớn, từ đâu mà có?

Câu trả lời là Chợ Lớn từ Biên Hòa mà có! Cụ thể là từ Cù lao Phố  ở Biên Hòa.


Bên ngoài chùa Ông, ở Cù lao Phố - Biên Hòa

Nhìn từ thủy điện sông Đà

Nhà máy thủy điện sông Đà (còn gọi là thủy điện Hòa Bình) là một điểm tham quan thú vị đối với khách du lịch khi đến với tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh các địa danh như Mai Châu, Thung Nai…, tới công trình thủy điện sông Đà, ngoài nhà máy sản xuất điện, du khách cũng sẽ có dịp ngắm nhìn cảnh quan, không gian tươi đẹp xung quanh.

Một góc nhìn về công trình thủy điện sông Đà từ trên cao. Xa xa là dòng sông Đà chảy qua thành phố Hòa Bình. Ngoài nhiệm vụ là nguồn cung cấp chủ lực cho toàn hệ thống điện Việt Nam, Thủy điện sông Đà còn có nhiệm vụ chống lũ và điều tiết nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Công trình này còn giúp cải thiện việc đi lại bằng đường thủy kể cả hạ lưu và thượng lưu sông Đà.

Thanh ngọt chè hoa cau

Từ lâu người ta vẫn thường quen gọi là chè hoa cau, nhưng không phải chè được nấu từ hoa cau mà bởi đỗ xanh vàng ươm như những bông hoa cau rụng xuống, trôi lững lờ trên mặt hồ sớm mai, gợi cảm giác thanh tịnh, ấp ủ nỗi nhớ thương...

Bát chè hoa cau

Nhìn bát chè hoa cau nhỏ xinh, được bày biện trông thật thích mắt, ấy vậy mà những nguyên liệu làm nên bát chè lại chẳng phải là thứ gì xa lạ mà nó chính là tinh túy của thứ sản vật gần gũi, mang đậm hương vị quê hương: bột sắn, nước dừa, hoa bưởi, đỗ xanh... Tuy vậy, chè hoa cau lại được chế biến hết sức tỉ mẩn và người chế biến cũng phải rất tinh tế thì mới cho ra được bát chè hoa cau đúng với hương vị của nó.


Gốm Biên Hòa

Ít ai biết rằng, gốm Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã từng vang danh trên làng gốm thế giới vào những năm cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Và cho đến nay, các loại gốm Biên Hòa thời đó vẫn được xem là thứ của hiếm đối với những người chơi gốm cổ.

Biên Hòa được xem là nơi có trường dạy nghề gốm đầu tiên của Đông Dương, đó là Trường dạy nghề Biên Hòa (École Professionnelle de Bien Hoa) được thành lập vào năm 1903. Đến khoảng năm 1913, Trường đổi tên thành Trường Mỹ nghệ Bản xứ Biên Hòa (École d’Art indigène de Bien Hoa). Năm 1923, khi vợ chồng ông bà Robert Balick (Hiệu trưởng) và Mariette Balick (Trưởng Ban gốm) lãnh đạo trường có thể được coi là mốc lịch sử làm thay đổi về chất của gốm Biên Hòa. Bà Balick đã vạch hướng đi riêng cho Ban gốm. Đó là tập trung vào các dòng sản phẩm gốm trang trí nhiều màu sắc, hoa văn chạm khắc đặc sắc, màu men lạ. Đa số những men này được chế tạo từ nguyên liệu tự nhiên như tro rơm, tro lò, thủy tinh (mảnh), cát Đà Nẵng… Những loại men được bà Balick cùng các cộng sự người Việt tạo ra thời bấy giờ là men ta (men làm từ tro), men màu xanh đồng, men đá đổ (men làm từ đá ong Biên Hòa)… 

Gốm Biên Hòa được đúc bằng khuôn.

21 thg 7, 2013

Tuyến đường xe lửa ngắn nhất, mắc nhất và chậm nhất Việt Nam

Ga Đà Lạt được xem là nhà ga độc đáo với nhiều kỷ lục: Nhà ga cao nhất, nhà ga cổ nhất (cùng với ga Hải Phòng), đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất (chỉ có ở Đà Lạt), nhà ga độc đáo nhất và đẹp nhất...

Ga Đà Lạt bây giờ vẫn còn xe lửa chạy trên một tuyến đường - và chỉ một mà thôi - đó là tuyến Đà Lạt - Trại Mát (có thể thêm một kỷ lục nữa là nhà ga xe lửa có ít tuyến nhất không ta?) dài 7 km.

Tuyến đường 7 km này xe lửa chạy trong 30 phút, giá vé là 43.000 đ. Như vậy tốc độ trung bình là 14 km/giờ. Thế là có thêm 3 kỷ lục nữa: Tuyến đường xe lửa ngắn nhất, mắc nhất và chậm nhất Việt Nam!

(Để so sánh, tàu Thống Nhất tuyến ngắn nhất là Sài Gòn - Biên Hòa, 30 km, giá vé ngồi mềm là 16.000 đ, vận tốc của tàu chậm nhất cũng tới 40 km/giờ).

Ngắn nhất, mắc nhất, chậm nhất, vậy có nên đi không? Nên quá đi chớ, vì đây là trãi nghiệm du lịch mà, ăn chơi ngại gì mưa rơi?

Nơi hội tụ hồn thiêng sông núi

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh (Công viên LSVHDT) là địa chỉ văn hóa đặc biệt ở Tp. Hồ Chí Minh. Đây vừa là nơi tham quan vừa có giá trị giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và đồng bào ở nước ngoài về thăm quê hương, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Tọa lạc phần lớn trên địa bàn quận 9, Công viên LSVHDT là công trình trọng điểm và quy mô ở Tp. Hồ Chí Minh, được Chính phủ phê duyệt năm 1995 và hoành thành vào năm 2009.

Đền tưởng niệm các Vua Hùng, công trình trung tâm của Công viên LSVHDT.

Viên ngọc xanh trên phố núi Pleiku

Đến Tây Nguyên hẳn ai cũng mong muốn được ghé thăm Biển Hồ, một điểm du lịch đẹp nổi tiếng thuộc Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, nơi được mệnh danh là “viên ngọc xanh” trên cao nguyên này.

Nằm cách trung tâm TP. Pleiku 6km về hướng Bắc, Biển Hồ hay còn là hồ Tơ Nưng, hồ La Nueng, có diện tích khoảng 250ha, độ sâu trung bình khoảng 18m, nguyên là một miệng núi lửa có hình bầu dục đã ngưng hoạt động cách đây hàng trăm triệu năm. Chính sự rộng lớn mênh mông như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên hồ nước là Biển Hồ.

Cái tên Biển Hồ còn xuất phát từ chính khát vọng của người dân nơi đây khi mà cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét và theo nguyên tắc bình thông nhau thì sẽ không có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Vì thế mà con người nơi đây luôn khao khát nước, khao khát biển, dẫu mùa khô Tây Nguyên hàng năm khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu thì nước Biển Hồ cũng chưa bao giờ cạn.


Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Ẩn mình sau cánh cổng nhỏ và những hàng cây, giữa khuôn viên thoáng đãng đầy ắp cỏ hoa, nhà thờ Hạnh Thông Tây cổ kính như đang lặng lẽ ngắm nhìn dòng đời tấp nập của Tp. Hồ Chí Minh, đô thị lớn bậc nhất ở Việt Nam.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây toạ lạc tại số 53/7, đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh trong dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát với gam màu trắng, xám chủ đạo. Đây là một công trình hiếm hoi theo phong cách kiến trúc Byzantine, trong khi hầu hết nhà thờ ở Việt Nam được thiết kế theo phong cách Gothique hoặc Romanesque. Điểm riêng biệt của kiến trúc Byzantine ở nhà thờ thể hiện qua tháp tròn có mái vòm đúc hình bán cầu duy nhất phía cuối gần cung thánh (kiểu mặt bằng tập trung). Bên trên mái vòm là tháp nhỏ hình chóp nhọn để lấy ánh sáng. Tường ngoài nhà thờ là những mảng trơn được đắp gờ, chỉ trang trí kết hợp hoa văn, phù điêu đơn giản bằng thạch cao. Phía dưới tháp chuông nhà thờ được xây bằng đá tảng, bên trong là một bộ chuông gồm ba cái mang ba âm khác nhau. Bộ chuông này được hãng đúc chuông nổi tiếng Paccard của Pháp đúc vào năm 1925. 

Nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Tp. Hồ Chí Minh được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine.

Màu xanh suối Moọc

Nằm cách thành phố Đồng Hới khoảng 60km về phía Bắc, Khu Du lịch Sinh thái suối Moọc thuộc địa phận xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được ví như viên ngọc bích bí ẩn giữa núi rừng Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ngay từ cái tên “nước Moọc” của Khu du lịch này đã khiến chúng tôi ai cũng tò mò. Chị Nguyễn Thị Hương Giang, hướng dẫn viên du lịch cho biết, tên gọi “Moọc” theo tiếng địa phương có nghĩa là “mọc”, tức là nước mọc từ dưới lên. Nguồn nước ở đây khá đặc biệt, nó bắt nguồn từ hệ thống sông ngầm bí ẩn chảy trong lòng các dãy núi đá vôi và là hợp lưu của nhiều khe nước nhỏ trồi lên từ dưới lòng đất. Đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên độc đáo và kì thú mà các chuyên gia thám hiểm Hoàng gia Anh sau khi tiến hành khảo sát vẫn chưa thể giải thích được.


Tam Đảo với nét đẹp tâm linh

Rời trung tâm thị trấn Tam Đảo (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), đi một đoạn vòng vèo qua con dốc ven sườn núi rợp bóng cây rừng, du khách đôi lúc bị màn mây mù tuyệt đẹp lùa qua trong tiếng ve rền mùa hạ. Nhưng đẹp nhất là lối đi lót đá xanh uốn khúc như rồng lượn dẫn đưa lên ngôi đền Chúa.

Một góc chùa Vàng với đặc trưng mái hình đao. 

Lối đi có hai hàng tay vịn bê tông cốt thép càng lúc càng lên cao giữa hai cánh rừng trúc thơ mộng. Những thân trúc thẳng cao phủ trùm bóng mát. Đúng là một cõi thần tiên! Mà thần tiên thật vì lên hết 300 bậc cấp là khách đã tiếp cận được một phần thế giới tâm linh Tam Đảo.

20 thg 7, 2013

Đền Mẫu Thượng Ngàn trên đỉnh núi Chúa

Bà Chúa Thượng Ngàn (hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Lâm Cung Thánh Mẫu) là một trong ba vị mẫu được thờ trong đền hoặc điện theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Nhiều người tin rằng, cùng với nhiều vị thần thánh khác, Mẫu Thượng Ngàn đem đến sự may mắn, bình yên cho dân chúng và gọi bà là Mẫu một cách tôn kính và gần gũi. 

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Theo truyền thuyết, Bà là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Lúc còn con gái, Bà có tên là La Bình. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh Ngọc Hoàng trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi tất cả các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước ta. Ảnh: đền Bà Chúa Thượng Ngàn trên đỉnh Bà Nà, núi Chúa, Đà Nẵng.

Cá hanh

Cá hanh thuộc họ cá chép, có hình dáng như bàn tay xòe, lớp vảy có màu xanh ô liu, sẫm hơn phía trên lưng và chuyển sang màu vàng kim phía dưới bụng. Vây đuôi có tiết diện gần như hình vuông. Miệng cá hanh khá hẹp, mép có sợi râu mảnh. Hai mắt cá hanh có màu đỏ cam. Vảy cá hanh nhỏ, gắn sâu vào lớp da dày, khiến mình cá rất trơn, giống cá chình, lươn hay cá trê. Chính chất nhờn nầy một khi cá hanh chạm vào thân cá khác bị bệnh sẽ “chữa” con cá nầy hết bệnh. Vì vậy người ta còn gọi cá hanh là “cá bác sĩ”.

Cá hanh nướng. Ảnh: Phương Kiều 


Chùa Tây Phương ở xứ Đoài

Chùa Tây Phương - tên chữ là Sùng Phúc tự - tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội (xưa là Sơn Tây rồi Hà Tây trước khi thuộc về thủ đô). Chùa Tây Phương tiêu biểu cho lối kiến trúc, điêu khắc Việt và là minh chứng cho một nền văn hóa lâu đời của xứ Đoài. 

Chùa được lập nên từ thế kỷ thứ III, đến giữa thế kỷ XVI (năm Giáp Dần đời Lê Trang Tông, 1554) chùa Tây Phương mới được xây dựng theo quy mô hiện nay. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tâm với ba toà cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp đến cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Mỗi tòa đều có kiến trúc riêng nhưng kết hợp thành một quần thể... Phía ngoài xây tường liền theo hình chữ công. Mỗi ngôi có hai tầng tám mái lợp bằng ngói mũi hài, cổ to và dày.

19 thg 7, 2013

Bảo tàng đồ đá trong chùa

Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi chứng kiến những nông cụ đá, đồ đá cổ khi đến thăm bảo tàng độc nhất vô nhị ấy ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Người đã sưu tầm được bộ đồ đá khổng lồ quý hiếm đó là nhà sư Thích Thanh Thắng.

Tường vây vĩnh cửu khuôn viên vườn chùa

Về đến xã Tiền Tiến, nếu hỏi từ trẻ chăn trâu đến cụ già tóc bạc thì ai cũng biết chùa Đồng Ngọ Tự, nhưng thường gọi theo tên dân gian là Cửu Phẩm.

Ngôi chùa này được Khuông Việt Thiền sư xây dựng năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng, nghĩa là có tuổi đời lâu hơn cả Thăng Long – Hà Nội hay chùa Một Cột.

Đến Bắc Giang vãn cảnh chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc ở nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương, chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang có vị thế rất đẹp. Bao quanh chùa là một vùng núi non sông nước nên không gian nơi đây luôn tĩnh lặng và trang nghiêm.

Được xây dựng từ thời Lý, đến thời Trần, chùa Vĩnh Nghiêm giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo khi trở thành nơi tu hành của các bậc cao tăng. Đỉnh cao nhất là ba vị Tam tổ của thiền phái Trúc Lâm là Thượng Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều thụ giới ở chùa Vĩnh Nghiêm, lấy nơi này làm trung tâm Phật giáo thời Trần để đào tạo tăng đồ và xếp đặt tăng chức, chỉ đạo các chùa trong cả nước. 

Một góc chùa

17 thg 7, 2013

Biệt thự Phi Ánh - nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đà Lạt có hàng ngàn ngôi biệt thự cổ, hầu hết đều do người Pháp xây dựng. Đã là người Pháp xây dựng thì hẳn là phải mang phong cách Pháp. Thế nhưng có một ngôi biệt thự - có lẽ là duy nhất - lại mang phong cách Tây Ban Nha. Đó là biệt thự Phi Ánh. Có tên này là do năm 1940, vua Bảo Đại đã mua biệt thự này từ một viên chức Pháp để tặng cho thứ phi Phi Ánh của ông.

Đây là một ngôi biệt thự đôi, mang số 1A và 1B đường Quang Trung, Đà Lạt - cách ga Đà Lạt vài trăm met ở phía đối diện, vì thế nếu bạn đến ga để đi tàu lửa thì trong thời gian chờ tàu có thể thả bộ qua tham quan.

Biệt thự làm bằng đá granit, mang dáng vẻ cổ kính, thanh lịch, gồm 2 tòa nhà nối nhau bằng một hành lang vòng cung. Nó gợi cho ta nhớ tới những lâu đài ở châu Âu thời trung cổ. Đến đây bạn sẽ có rất nhiều góc chụp ảnh rất thú vị.


Tòa biệt thự bên trái

Ăn hà tiện ở Mỹ Tho

Khi cụm từ “du lịch bụi” hoặc “phượt” chưa thịnh hành, hơn chục năm trước, tại thành phố mang tên “cô gái đẹp”1 của Tiền Giang, đã có vài hàng quán phục vụ theo tiêu chí: ngon, rẻ.
Tuy nhiên, hà tiện không có nghĩa keo kiệt. Mà là tiêu xài tiết kiệm ở mức hợp lý. Muốn vậy, bạn phải có một thổ địa tốt.

Thăm “chị” của phở

Có dịp về thành phố trung tâm nhỏ bé này, cạnh con sông Tiền thơ mộng, bạn đừng quên món hủ tíu lừng danh. Tất nhiên, không phải tiệm nào cũng bán ngon. Địa chỉ tin cậy có quán chú Dìn, ở góc đường Lê Lợi - Lê Thị Phỉ, cạnh chợ Hàng Bông cũ, nay là chợ trái cây Mỹ Tho, thuộc phường 1. 


Danh trấn món cá cóc kho lạt. Ảnh: Tấn Tới 

Ba khía, khoai lang nấu món ăn nhớ đời

Ai đã từng ăn món mắm sống với khoai lang nấu xin hãy thưởng thức thêm món ba khía với khoai lang để tận hưởng hết mùi vị đặc trưng của hương đồng cỏ nội. Có thể nói đây là món ăn dân dã, quê mùa nhưng trong món ăn đã chất chứa một tình quê bát ngát. 


Ba khía muối (mắm ba khía). 

Nhà văn Sơn Nam đã từng gọi đó là những món ăn đậm đà phong vị thời khẩn hoang. Ông cha ta đã dày công trải nghiệm mới đúc kết thành những món ngon độc đáo như thế. Người chỉ ăn một lần thôi cũng đủ nhớ đời.


Khám phá khu du lịch Thác Đa

Cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây, trong quần thể du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Tây như Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Suối Mơ...Khu Du lịch sinh thái Thác Đa rộng gần 100 ha với phong cảnh sơn thủy hữu tình, còn nguyên vẻ hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, được đánh giá là khu giải trí lớn nhất, hấp dẫn nhất miền Bắc.

Nơi đầu tiên du khách đặt chân đến là “Khu vườn lịch sử”, có đền thờ vua Hùng, với cặp bánh chưng bánh dày của Lang Liêu, có vườn tượng mô tả cảnh hai bà Trưng cưỡi voi đánh giặc Nam Hán, có Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời…

Theo con đường dốc mát rượi dưới những hàng cây cổ thụ, du khách có thể ghé vào “Khu vườn cổ tích” thăm “Đền thờ Tình yêu” của chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung, xem Thạch Sanh chém chằn tinh, thắp hương trong đền thờ Bà Liễu Hạnh để cầu xin những điều may mắn. Băng qua “Khu vườn Tao ngộ”, nơi có những hàng cây ăn trái quanh năm trĩu quả, mùa nào thức ấy (nhãn lồng, vải, nho, thảo quả, xoài, ổi, sapochê…), bạn sẽ đến “Làng thổ cẩm”, “Làng vẽ tranh”, chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tài hoa của các cô gái Thái hay những bức họa đặc sắc của các họa sĩ nổi tiếng. Từ đây, du khách bắt đầu cuộc thám hiểm Thác Đa. 

Thác Đa 

Khám phá “vịnh Hạ Long trên cạn”

Thoát khỏi cảnh hỗn loạn xe cộ của Hà Nội, vượt 100km là có thể đứng trước vùng trời nước mênh mông của vùng lòng hồ sông Đà tại Thung Nai, Hòa Bình.

Du khách khám phá lòng hồ sông Đà - Ảnh: HÙNG SƠN

Xuất phát từ 6g sáng để tránh tắc đường ở cửa ngõ thành phố, gần 8g chúng tôi đã đến thành phố Hòa Bình. Từ dốc Cun, 25km đường núi quanh co, gập ghềnh sẽ kết thúc ở bến Thung Nai.


Bềnh bồng suối Hoa

Ước ao mãi cuối cùng chúng tôi mới có dịp lên thăm suối Hoa (xã Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng). Đúng 7g sáng, cả nhóm khởi hành, bỏ lại cái nắng nóng oi ả và nhịp sống sôi động đến mức bon chen nơi phố thị.

Thác nước nhỏ và chiếc chòi nghỉ chân thú vị của du khách - Ảnh: T.Ly 

Cách Đà Nẵng chừng 40km về phía tây, suối Hoa ẩn mình bên dòng sông Lỗ Đông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đường lên suối Hoa nhỏ, khá ngoằn ngoèo. Thỉnh thoảng gặp phải những đoạn đèo lởm chởm đá, những đoạn dốc lên dốc xuống với một bên là vách núi, một bên vực sâu thăm thẳm.

16 thg 7, 2013

Chùa nào nhậu nhiều nhất Việt Nam?

Sách Kỷ lục Việt Nam không có ghi kỷ lục này, nhưng theo Hai Ẩu thì đó là... chùa Ve Chai!

Chùa Ve Chai ở Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, địa chỉ là: số 120, Tự Phước, Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.



Photobucket
Chùa Linh Phước. Ảnh: Võ văn Tường, chụp cách đây hơn 10 năm.

Tên thiệt của chùa là chùa Linh Phước, nhưng dân ở đây quen gọi là chùa Ve Chai, vì ở đây có con rồng khổng lồ dài 49 met (chui vào bụng rồng được), vẩy rồng làm bằng 12.000 vỏ chai bia!

Ôi, Ngoạn Mục!

Không phải vô cớ mà con đèo Sông Pha nối giữa Phan Rang và Đà Lạt lại còn có tên gọi là đèo Ngoạn Mục. Con đèo dài 18,5 km nối giữa cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) và thung lũng Ninh Sơn (Ninh Thuận), có độ cao từ 200 đến 980 met là một trong những con đèo đẹp và ngoạn mục nhất miền Nam.

Đà Lạt cách Phan Rang 70 km đường chim bay, 110 km đường bộ. Đà Lạt nổi tiếng là miền đất lạnh. Phan Rang là nơi gió như phang, nắng như rang. Vượt 70 km đường chim bay, qua con đèo là ta đã đi từ nơi nóng nhất đến nơi lạnh nhất phương Nam, đó cũng là điều ngoạn mục.

Trước đây tôi đã từng qua con đèo này nhiều lần, mỗi khi từ Nha Trang hay từ Phan Rang qua Đà Lạt (đi theo quốc lộ 27), và lần nào cũng thấy thú vị khi từ trên cao nhìn xuống con đường ngoằn ngoèo uốn lượn giữa rừng thông.


Đèo Ngoạn Mục. Ảnh: Wikipedia

Phá lấu

“Phá lấu” là tiếng Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) để chỉ một món ăn đặc trưng của họ. Từ lâu, món phá lấu trở nên quen thuộc với người Việt và được ưa chuộng đặc biệt với những người thích nhắm với rượu, bia hay ăn kèm bánh mì như một kiểu ăn nhanh, tiện lợi và ngon miệng không thua 'hamburger' của người Mỹ.

Thịt heo phá lấu. Ảnh: Phương Kiều 

Chuyện truyền khẩu kể rằng: Ngày xa xưa, người Tiều bị người Phúc Kiến (Trung Quốc) xua đuổi phải chạy xuống vùng đất Triều Châu định cư. Đó là vùng đất đai khô cằn, sỏi đá và có nhiều thú dữ.


Săn cua trên núi Cấm

Không chỉ hành hương, tham quan ngắm cảnh, lên núi Cấm (An Giang) mùa này với những ai thích khám phá không gì hấp dẫn bằng một "tour" theo chân người săn cua núi và tổ chức tiệc vui ngay giữa núi rừng.

Cua núi vừa săn bắt - Ảnh: H.Vũ

Là một trong những khu du lịch hút khách ở An Giang với khí hậu mát mẻ vùng thủy tú sơn kỳ, lần đầu tiên đặt chân lên núi Cấm chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ diệu của núi rừng.


Rực rỡ chợ phiên Cốc Ly

Loay hoay ở Mường Nhé, quên mất ngày tháng. Đến Lào Cai hôm thứ hai mới biết mình vừa hụt chợ phiên chủ nhật Bắc Hà. Chưa kịp nuối tiếc, tiếp tân khách sạn Đoan Trang nhanh nhảu mách: “Mai anh đi Cốc Ly đi. Chợ phiên thứ ba ở đó vui lắm...”. 

Thế là đi.

Phiên chợ trâu đặc biệt ở Cốc Ly - Ảnh: Thái Ngọc

Xã Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Không xa Lào Cai lắm nhưng nằm heo hút nơi rừng rậm biên cương, lại bị “cái bóng” của Sa Pa kiều diễm, Bắc Hà nhiệt náo che khuất…


Thăm “con sông quê hương” của Tế Hanh

Ai đã đọc qua bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh có lẽ cũng đều muốn được một lần đến với dòng sông này. 

Đó là sông Trà Bồng nằm phía cực bắc của tỉnh Quảng Ngãi, phát nguyên từ những dãy núi cao giữa Trường Sơn của huyện Trà Bồng, qua nhiều thác ghềnh rồi xuôi ra cửa Sa Cần, hòa nước vào biển Đông.


Vẫn “nước gương trong soi tóc những hàng tre” bên đoạn sông gần nhà cũ của nhà thơ Tế Hanh - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ


Phong Điền - ấn tượng một mùa dâu

Những ngày này, trên những con đường từ Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền, Vĩnh Long qua Chợ Lách - Bến Tre, nhất là hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán đầy trái cây, nhiều nhất là dâu và chôm chôm vì đang thời điểm chính vụ. 

Ngoài đường chỗ nào cũng dâu, dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn. 

Mùa dâu - mùa du lịch về Phong Điền - Ảnh: Hoài Vũ

Đến Phong Điền, nhìn đâu cũng choáng mắt, dâu xuống phố, dâu lắt lẻo trên cây, dâu bồng bềnh theo chợ nổi, sắc màu tươi rói khiến du khách nào cũng cảm thấy háo hức khi vừa đặt chân đến vùng đất “Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền. Anh có thương em thì cho bạc cho tiền. Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê”...

15 thg 7, 2013

Món măng nhường của người Tày

Mùa mưa tháng 7 cũng là lúc những cánh rừng ở Kbang hào phóng ban tặng cho con người nhiều sản vật, trong đó có măng lồ ô. Và lúc này, trong góc bếp của người Tày, Nùng ở đây cũng thường xuyên xuất hiện món ăn truyền thống dân tộc: món măng nhường. 

“Măng của cây nứa tép hoặc măng vầu làm món măng nhường là nhất hạng. Ở đây rất hiếm khi có loại măng này nên chúng tôi thường làm bằng măng lồ ô. Mưa xuống, măng lồ ô bạt ngàn khắp các cánh rừng …”- người phụ nữ dân tộc Tày Hoàng Thị Nga (xã Lơ Ku) nói về nguyên liệu để chế biến món ăn truyền thống. Chị cũng cho biết thêm, măng le vùng này cũng nhiều vô kể nhưng loài măng này đặc ruột nên không dùng để chế biến được.




Pặc Sủi, hùng thác giữa đại ngàn

Nằm giữa núi rừng Tiên Yên, Pặc Sủi nổi tiếng là một ngọn thác hùng vĩ, mang vẻ đẹp lãng mạn của núi rừng, vừa ẩn chứa bao huyền tích đẹp. Đây là một điểm đến hấp dẫn, ấn tượng, khó bỏ qua đối với những du khách ưa khám phá, thích chụp ảnh… 

Với 16 tầng, thác nước bắt nguồn từ đỉnh núi cao giữa rừng già, đổ xuống qua nhiều bậc, tung bọt trắng xoá. Vì thế người dân địa phương gọi là Pặc Sủi, nghĩa là thác nước trắng. Sự tích kể rằng, xa xưa, cứ vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, có bảy nàng tiên nữ giáng trần, xuống tầng thác thứ 12 của Pặc Sủi đùa vui trên phiến đá rộng phẳng lì, bên cạnh một hồ nước trong vắt, mát lạnh. Từ đó ngày này được coi là ngày sinh ra nguồn nước… 


Thác Pặc Sủi. 

Thác Mơ, nên một lần đến

Hai năm trở lại đây, thác Mơ được biết đến như một điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong những ngày hè nóng bức. 

Để đến thác Mơ (thị trấn Lăng Cô - Phú Lộc - TT Huế) có thể đi theo 2 hướng: từ TP. Huế đi về chừng 65km, hoặc từ Đà Nẵng ra khoảng 40 km, đến điểm đầu và điểm cuối đường Trịnh Tố Tâm, rẽ vào địa phận thôn An Cư Tây, thẳng vào đường Hói Mít chừng 7km sẽ bắt gặp thác Mơ hùng vĩ được bao phủ giữa núi rừng. 

Thác Mơ, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong những ngày hè 


Lăng Vạn Cù Lao- Di tích lịch sử văn hoá

Nằm giữa lòng xóm chài, trong một khu đất hẹp, với diện tích 342 m2 , Lăng Vạn Cù Lao, Bình Chánh (Bình Sơn) ẩn mình dưới những tán lá đỏ sẫm, sum suê của cây bàng cổ. Cũng giống như những lăng Vạn khác ở ven biển miền Trung nói chung và xứ Quảng nói riêng, Lăng Vạn Cù Lao trông cổ kính với mái cong hình rồng, những hàng ngói âm dương bạc màu và bức tường vôi loang lổ. Người dân địa phương từ trẻ đến già, ai cũng biết Lăng được xây là để thờ thần Nam Hải, và được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hoá, nhưng không mấy ai biết Lăng được xây dựng từ bao giờ?

Theo lời các bậc cao tuổi trong làng, thì Lăng được xây dựng vào thời nhà Lê, gắn liền với quá trình mở đất, lập làng định cư xây dựng cuộc sống của làng chài.

Lễ cầu ngư tại làng chài Mỹ Tân (Bình Chánh). 

Miếng ngon trên đảo Lý Sơn

Những năm gần đây, du khách đến với Lý Sơn (Quảng Ngãi) ngày càng nhiều. Phong cảnh hoang sơ đặc sắc và cuộc sống với nhiều nét thú vị trên đảo làm nên sức thu hút khó cưỡng với khách phương xa. Còn với những người đam mê ẩm thực, Lý Sơn là nơi để thưởng thức vô số loại hải sản tươi ngon, kết hợp với các loại gia vị đậm đà cùng cách chế biến dân giã mà tinh tế.

Một góc đảo Lý Sơn nhìn từ Biển Đông

Vào những nhà hàng khang trang trên đảo, du khách được thưởng thức các món “cao cấp” như chả cá, hải sâm, cá chình biển xào chua ngọt, cua huỳnh đế…, trong khi một thế giới các món bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn sẽ níu chân khách phương xa khi bước ra chợ.


Bình yên làng gốm Thanh Hà

Cách trung tâm khu phố cổ Hội An hơn 2km về hướng tây, làng gốm Thanh Hà nép mình bên bờ con sông Thu Bồn hiền hòa. Đi giữa làng gốm này, nhiều du khách vẫn cứ ngỡ mình đang sống trong khung cảnh cách nay hàng thế kỷ.

Làng gốm Thanh Hà là điểm đến của nhiều du khách khi khám phá phố cổ Hội An

13 thg 7, 2013

Bánh của người Khmer ở Sóc Trăng

Chiếm gần 30% dân số của tỉnh Sóc Trăng, đồng bào Khmer có phong tục, tập quán và nền văn hóa nghệ thuật dân tộc độc đáo. Về mặt ẩm thực, những món ăn đặc trưng của người Khmer ở Sóc Trăng cũng rất phong phú, đặc biệt là các món bánh cổ truyền.

Bánh num còn khuyên của người Khmer được Việt hóa thành bánh rế. Bánh được làm bằng đậu xanh, đậu nành và nếp – mỗi thứ trọng lượng bằng nhau – vo sạch, để ráo rồi rang riêng từng loại.

Khi rang để lửa nhỏ, khi các loại hạt vừa vàng thì đổ ra, sau đó trộn đều, xay thành bột rồi cho vào nước đường thốt nốt đã thắng kẹo lại, quậy đều, xong nắn thành hình tròn giống như cái rế. Lấy bột gạo trộn thêm một ít bột nghệ xay để tạo màu vàng, đổ nước vào quậy sền sệt, đem từng cái rế nhúng vào rồi chiên giòn với dầu hoặc mỡ.

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng

Chùa Ông Bổn - còn gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán - là một ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bàn thờ chính trong gian giữa chính điện. 


Phú Quốc mùa mưa chơi suối Đá Bàn

Mùa mưa đến, trong không khí nóng bức của mùa hè, còn gì tuyệt hơn được đắm mình trong dòng suối mát lạnh, lắng nghe âm thanh của rừng. Hãy cùng tôi làm một chuyến đi ra đảo Phú Quốc, tìm đến dòng suối Đá Bàn, nơi có những tảng đá lớn và bằng phẳng tựa như mặt bàn mà truyền thuyết xưa cho rằng đó chính là nơi các tiên nữ thường ngồi tắm mát mỗi lần hạ giới.

Suối Đá Bàn bắt nguồn từ núi Hàm Ninh, là ngọn núi dài nhất và cao nhất trong 99 ngọn núi ở Phú Quốc. Từ xa đã nghe tiếng nước rì rào, càng đến gần tiếng nước chảy càng mạnh. Suối Đá Bàn chảy từ trên cao xuống, uốn quanh nhiều nơi, lại bị chắn bởi nhiều tảng đá to, nhiều tầng lớp, nên nhiều chỗ tạo thành những thác nhỏ.

Về Bạc Liêu ăn bún bò cay

Bạc Liêu là xứ sở của biển và những cánh đồng lúa bạt ngàn với nhiều sản vật độc đáo. Ẩm thực Bạc Liêu cũng có nhiều món ngon, lạ, chẳng hạn như món bún bò cay nếu ai đã dùng qua một lần sẽ khó quên bởi hương vị đậm đà và rất đặc trưng của nó.

Bún bò cay Bạc Liêu. Ảnh: Mai Lý 

Nguyên liệu dùng của bún bò cay gồm thịt bắp bò, gân, nạm bò miếng dầy, bún ngon, dầu điều, hạt cà-ri, nước dừa tươi, cam vắt, bột quế, bột nghệ, sả, tỏi, gừng… Thịt bắp bò, gân bò được xắt thành cục vuông chừng hai lóng tay, ướp với nước cam vắt, bột nghệ, bột quế, dầu điều, gừng, tỏi, hạt cà ri đã băm nhuyễn với ít muối, bột nêm để chừng một giờ cho thấm.


12 thg 7, 2013

Cảnh đẹp xứ Ninh

Nằm tại ngã ba của con đường Bắc Nam và con đường nối duyên hải với cao nguyên, xứ Ninh, tức Ninh Hòa của tỉnh Khánh Hòa đang ngày càng được du khách biết đến với núi sông, biển trời xinh đẹp. Hơn thế nữa, vùng đất ngày xưa có tên là phủ Thái Khang này còn có những kiến trúc phủ đường độc đáo, những làng quê cổ kính với mái chùa, đền đình rêu phong.

Một góc Ninh Hòa

Từ lâu, xứ Ninh đã nổi tiếng khắp nước với núi Vọng Phu, biển Vũng Rô, Đại Lãnh, Dốc Lết, muối Hòn Khói, nem Ninh Hòa… Tuy nhiên, ngoài những thắng cảnh tuyệt vời này, nhiều du khách lại thích đi lang thang vào các con đường nhỏ dẫn đến thôn xóm bình yên bên vườn dừa mát rượi. 

Ngất ngây ẩm thực cao nguyên Đà Lạt

Dạo một vòng Đà Lạt, tận hưởng hương vị đất trời cao nguyên, hương vị đặc biệt và độc đáo của nem nướng, chả ram bắp… sẽ thấy và cảm được trọn vẹn một Đà Lạt vừa dịu dàng vừa mãnh liệt. 

Trong cái se sắt của không khí vùng cao, hơi ấm từ các món ăn đặc trưng khiến Đà Lạt trở nên gần gũi, thân thương hơn với khách phương xa. Nem nướng, bánh tráng nướng, chả ram bắp, bánh ướt lòng gà… là một trong những món nên thử khi có dịp đến thành phố trên cao nguyên Lâm Viên này. 

Nem nướng

Không giống món nem chua rán khá đơn giản của người Hà Nội, nem nướng - một trong những món ngon Đà Lạt đa dạng với nhiều thành phần như nem, bánh tráng, đồ chua, nước chấm và rau. Nem nướng ở đây có cách ăn không khác món thịt cuốn của người Sài Gòn bao nhiêu.

Thỏa thích với những món ngon đất Huế

Giữa trăm ngàn món ngon xứ Huế, hãy chọn ưu tiên thưởng thức những đặc sản tuyệt nhất nơi đây.

Huế - mang trong mình cái tự hào và đầy kiêu hãnh của vùng đất kinh kì xưa. Đến Huế, người ta dễ bị chìm vào trong kí ức xa xôi của một thời vua chúa với những sáng tạo trong ẩm thực cung đình bắt nguồn từ các món ăn dân gian.

Như một loại thuốc mê đầy ma lực, ẩm thực Huế khiến khách đến đây đã thử thì nhất định sẽ nhớ và tìm lại nếu không cứ vướng vất một nỗi mong chờ và luyến tiếc hoài hoài. Tùy thời gian lưu lại đây, các bạn nên chọn cho mình các món đặc sản giữa trăm ngàn món đất cố đô này.


Thích mê những món ngon Nha Trang

Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Nha Trang một khí nắng ấm quanh năm, cực kỳ thích hợp cho du lịch, nhất là những người yêu biển, khoái hải sản và các món ăn từ biển.

Nha Trang như một cô gái đẹp. Khó mà cưỡng lại được những hàng dừa đặc trưng xứ nhiệt đới xanh bên bờ biển trải dài cát mịn màng lao xao lời gió. Khó mà ngó lơ mặt biển xanh ngọc, lóng lánh trong ánh mặt trời rực rỡ. Khó mà thờ ơ với ẩm thực đặc trưng vùng biển, những món ngon Nha Trang như: hải sản, bún cá, bánh canh cá… nơi đây.

Hải sản

Dọc bờ biển Việt Nam, nơi nào cũng phong phú hải sản nhưng hải sản ở Nha Trang mới thật tuyệt vời. Do là nơi giao của hai dòng hải lưu nóng và lạnh mà Khánh Hòa hội tụ rất nhiều loài sinh vật, tạo ra nguyên liệu phong phú, đa dạng làm nên các món ăn tươi ngon.