25 thg 4, 2013

Bò nấu lá moi

Nghe tin tôi về quê ngoại ở Hòa Bình, mấy anh bạn cùng phòng nhấm nháy dặn dò “về kiếm giùm anh ít lá moi nhé!”. 

Bò nấu lá moi - Ảnh: Thảo Nga

Cứ mỗi lần về ngoại, các dì tôi lại kiếm bằng được nắm lá moi về làm món thịt bò nấu lá moi để đãi đứa cháu trên thành phố về. Các dì tôi rất tự hào vì đây là món đặc trưng của người dân tộc Mường - Hòa Bình, mà bất cứ nơi đâu dù có cũng không ngon bằng. 



24 thg 4, 2013

Những bản hòa ca của rừng

Những khu rừng ở Nam Tây Nguyên khoáng đạt, quần tụ nhiều loài chim quý. Vào rừng nghe những bản hòa ca của các loài chim, du khách miên man cùng những tiếng hót lảnh lót, lúc gần lúc xa, mênh mang, réo rắt, trong sáng… 

Mi Langbiang - loài chim đặc hữu của cao nguyên Langbiang 

Tour xem chim tại các khu rừng hẳn để dành riêng cho những trái tim thực sự mê say, không quản ngại sự xa xôi, núi đồi cách trở để nghe những âm thanh của cảm xúc. Năm 2009, một đoàn du khách đến từ Thái Lan đã đi theo tiếng gọi của các loài chim quý, theo bản đồ các loài chim di trú, băng qua nhiều khu rừng của Việt Nam, ranh giới của những tiếng hót tại Lâm Đồng được mở ra từ Vườn Quốc gia Cát Tiên, rồi lên Langbian và bước mòn dấu chân tại khu rừng vào cửa ngõ xã Tà Nung của thành phố Đà Lạt. Tour xem chim, nghe tiếng chim hót nổi bật với nhiều thiết bị máy móc lỉnh kỉnh, trong đó, các máy chụp hình và ống nhòm tối tân có thể tạo cảm giác choáng ngợp với những người chưa một lần được biết đến loại hình du thám này. Dường như từ xa, tiếng chim đã thôi thúc trí tưởng tượng, tiếng hót véo von cất cao có thể là của một loài chim có vẻ ngoài sặc sỡ, tiếng hót rộn ràng lại như là sự hội tụ của bầy đàn… 
Xe đến cửa rừng, lần lượt từng cá nhân nhanh chóng khuân vác máy, lạc bước vào khoảng không mênh mông nhưng không hoang vu bởi bản hợp ca của tiếng chim hót. Anh Piboon- một giảng viên đại học tại Thái Lan đi cùng vợ và con trai, anh chị thay phiên quan sát những cá thể chim trên các cây cổ thụ, bàn luận rồi ghi chép vào nhật ký. Những người bạn của họ di chuyển xa hơn. Lúc này, âm thanh nghe càng lúc càng rõ, có hồn, như chào đón đoàn khách mang theo cả tình yêu thế giới rộng lớn. Từng âm điệu riêng lẻ như có tâm tình và khi hợp lại, chúng trở nên đa thanh âm, làm dịu nhẹ nỗi lòng, giữa rừng vắng, chỉ có những tiếng hót sảng khoái, rộn rã. Sau chuyến đi đó, những hình ảnh về các loài chim và cảm xúc về âm thanh trong các khu rừng đã được giới thiệu một trang web chuyên nghiên cứu về chim mà các thành viên này đã thiết lập. Thế giới ấy là thế giới của tiếng hót diệu kỳ và những bước chân du thám vẫn tiếp tục sưu tập, mong muốn phát hiện ra những loài chim quý để tìm hướng bảo vệ. 


Sắc trắng hoa cà phê

Đã từ rất lâu rồi, trên vùng đất bazan màu mỡ này cứ cuối đông đến đầu xuân là cao nguyên Dak Lak ngập tràn trong sắc trắng hoa cà phê; khắp đất trời ngất ngây bởi hương thơm nồng nàn, quyến rũ.

Chỉ cần một cơn mưa nhỏ, hay được tưới một dòng nước mát là tất thảy đều bung hoa 

Sau mỗi vụ thu hoạch cà phê, Tây Nguyên lại bước vào mùa khô khốc liệt. Những cành cà phê cứ héo rũ dần nhưng lại chứa một sức sống lạ kỳ. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ, hay được tưới một dòng nước mát là tất thảy đều bung hoa. Mùa hoa cà phê nở không chỉ làm ngỡ ngàng du khách phương xa mà đến người nông dân trồng cà phê cũng bị hương thơm nồng nàn ấy quyến rũ.

Khám phá Ngầm Đôi

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng hơn 30km về phía tây nam, Ngầm Đôi (thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là một điểm đến thư giãn thú vị, nhất là trong những ngày nóng nực này.

Du khách vui chơi, tắm mát giữa thiên nhiên mát lành - Ảnh: T.Ly

Khác với nhiều nơi, Ngầm Đôi được kiến tạo bởi những dải đá nổi chìm với những thác nước rầm rì suốt ngày đêm.

Không như những cái tên mỹ miều như suối Hoa hay thác Mơ... người dân Hòa Vang đặt một cái tên giản dị cho "thiên cảnh" quê mình là Ngầm Đôi. Đơn giản chỉ vì nơi đây có hai con suối chảy hợp lại trước khi đổ vào sông Lỗ Đông. Qua hàng ngàn năm, dòng chảy của hai con suối trên những tảng đá rộng lớn, gồ ghề xếp chồng lên nhau đã tạo nên những thác nước hùng vĩ.

Về làng rau Trà Quế

Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng đông bắc, làng rau Trà Quế được bao bọc bởi hai nhánh sông Đế Võng và Đầm Rong quanh năm ăm ắp nước. 

Trong cái nắng vàng như mật những ngày đầu tháng 4, những đám rau trong làng Trà Quế (Hội An) như càng mướt xanh hơn. 


Đủ các loại rau ở Trà Quế - Ảnh: T.Ly

Ngược dòng lịch sử, cách đây khoảng 400 năm, những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông. Họ nhanh chóng phát hiện sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên, làng nằm ven sông, cận đầm và nguồn nước tưới tiêu dồi dào, đặc biệt sông nơi đây sinh sôi nảy nở rất nhiều loại rong như rong cây, rong chồn, rong chèo, rong vịt... nên nhiều gia đình đã chuyển sang khai canh trồng rau.

Bánh dứa “Ọm Chiếl” của người Khmer

Bánh dứa còn gọi là bánh rây, là món bánh truyền thống của người Khmer với tên gọi “Ọm Chiếl”, chỉ có nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, nơi nhiều người Khmer sinh sống. 

Bánh dứa vừa chế biến - Ảnh: Hoài Vũ

Hiện nay nhiều gia đình người Việt cũng làm loại bánh này để ăn và đãi khách. Tuy cách chế biến ở mỗi nơi có khác nhau nhưng nét đặc trưng vẫn là mùi thơm lá dứa và vị béo ngọt của cơm dừa.

Để có được những cái bánh thơm ngon độc đáo, người làm bánh phải trải qua quá trình chuẩn bị công phu và tỉ mẩn, nhất là khâu xay nếp, xào nhân và rây bột. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải khéo tay và nhiều kinh nghiệm.

23 thg 4, 2013

Nhà thơ “quái”

Có một khách sạn 5 sao mọc lên giữa lòng Hà Nội, nhưng chỉ để phục vụ… chó, mèo! Độc đáo hơn, chủ nhân của nó lại là một nhà thơ thuộc dạng “quái chiêu”. 

Người “làm thơ dân gian” 

Ắt hẳn rất nhiều người trong chúng ta từng nghe những câu “thơ” thuộc dạng “ngôn ngữ đường phố”, có khi từ các bàn nhậu và nghe xong bật cười vì ý tưởng ngộ nghĩnh, câu chữ trần trụi nhưng ngẫm lại thì… chí lý, như: “Ra đường sợ nhất công nông/Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!”, hoặc “Vợ là cơm nguội của ta/Lại là phở tái của thằng cha láng giềng”, rồi “Cuối cùng tất cả chúng ta/Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân”… 



Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh bên mộ con chó cưng của mình - Ảnh: Nhân vật cung cấp 


Trên cát trắng

Nơi chúng tôi đang ngồi, dưới bóng tre xanh, vào…nửa thiên kỷ trước là một con sông...? Sao lại có thể… vẩn vơ đến thế, trong khi, chỉ cần 1/10 cái khoảng dằng dặc ấy thôi, đã có biết bao nhiêu… mù mờ mất dấu (!?). Không biết. Không thể biết.

Chỉ thấy còn ghi trong sách cũ, dòng sông ngày nào có tên gọi Hà Sấu (nghĩa là sông có…cá sấu) cùng với cái lệ mỗi năm bắt mất một mạng người!

Đầm sen trong khu du lịch Hà Gia

Thời ấy, Hội An là một thương cảng với tấp nập thuyền buôn của Bồ, Ý, Pháp, Anh… lui tới. Và dòng sông Cổ Cò (Lộ Cảnh giang) là mạch huyết nối phố Hội ra tới khu vực Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) ngày nay.


Chạm tay Mốc 42

Đúng 1 giờ 12 phút ngày 19/2/2013, chúng tôi chạm tay vào Mốc 42 sau hành trình ba ngày. Hoa đỗ quyên rợp trời biên cương, vạn chùm hoa nhỏ tinh khiết giữa núi rừng đón chào những người con từ miền Nam xa xôi, thật khó diễn tả cảm xúc khi đứng nơi biên ải quan tái này.


Mốc 42 sừng sững trên đỉnh Phu Xì Lùng ở độ cao 3.083m, lồng lộng gió và mây trời xanh ngắt. Trải qua nhiều hành trình, chạm tay vào nhiều đỉnh cao trải khắp nước nhưng cảm giác được chạm tay vào Mốc 42 thật thiêng liêng.

Không ai bảo ai, tất cả cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ khu vực quanh mốc, người nhổ cỏ lau dại, người lau chùi mốc cho sạch sẽ.

Những điều khó quên ở Mường Lò

Theo quốc lộ 32 uốn lượn qua miền núi non Tây Bắc, đoàn chúng tôi dừng chân một ngày ở thung lũng Mường Lò. Thung lũng được bao bọc bởi dãy Hoàng Liên Sơn này là một trong những cái nôi văn hóa của tỉnh Yên Bái. 

Với sự hiện diện của 17 dân tộc trong đó đông nhất là người Thái đen, Mường Lò khiến những ai đã một lần đi qua sẽ phải nhớ mãi đời sống sơn cước thi vị và nhiều màu sắc nơi đây.


Một cánh đồng ở Mường Lò


Khám phá suối Ba Li

Bắt nguồn từ núi Chiến, suối Ba Li là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)… đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh, nơi cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 30km về phía Nam, trên địa bàn hai xã Cam Tân và Cam Hòa, thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Suối Ba Li là một điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm. So với các suối khác, đây là nơi thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại, và còn tương đối hoang sơ nên đảm bảo được yêu cầu sinh thái, nghỉ ngơi, dã ngoại…. 


Chùa Mía

Chùa Mía toạ lạc tại thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội 40 km về phía Tây Bắc. Chùa Mía có hiệu là “Sùng Nghiêm Tự”, nằm trên quả đồi giữa làng Đông Sàng (xã Đường Lâm).

Chùa được xây dựng từ thời xa xưa. Đến đầu thế kỷ thứ 17, chùa bị hoang phế, điêu tàn. Tương truyền, bà cung phi Ngọc Dong còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu - một phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623-1657), gốc người làng Mía, năm 1632 đã bỏ tiền đứng ra khuyên mộ dân trong vùng cùng nhau tôn tạo ngôi chùa. Khi bà qua đời, nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của bà đã cho tạc tượng và đưa vào thờ tại chùa Mía. Người dân trong vùng còn gọi bà một cách tôn kính là Bà Chúa Mía. 

Cổng chùa Mía

Lên Mộc Châu mê mẩn cùng hoa


Những cánh hoa mận trắng muốt còn sót lại. 

Ước mong mãi, cuối cùng tôi cũng được lên Mộc Châu (Sơn La) ngắm hoa vào những ngày cuối tuần cùng nhóm bạn mới. Chiếc xe giường nằm khởi hành từ bến Mỹ Đình, Hà Nội vào lúc 19g30 đưa chúng tôi đến huyện lỵ Mộc Châu lúc 02 giờ sáng, thị trấn đang ngủ say, đường phố thanh vắng và bình yên.

Đã đặt phòng trước ở nhà sàn thuộc một khu du lịch sinh thái, chúng tôi đến nhận phòng. Thời tiết lạnh đủ để mọi người cảm nhận không khí sương đêm của vùng cao nhưng không bị sốc nhiệt. Cả bọn vừa đi, vừa đánh thức và cả trêu chọc nữa, làm những chú chó của nhà dân kêu ầm ĩ. Tôi thích con đường hun hút trong sương mờ nhẹ ngay lần đầu tiên đặt chân xuống. 

17 thg 4, 2013

Bánh phục linh Quảng Ngãi

Bánh phục linh. Ảnh: Thanh Ly 

Khi đến Quảng Ngãi, bên cạnh nhiều món ngon đặc sản của vùng núi Ấn sông Trà như kẹo gương đậu phụng, kẹo mạch nha, đường phổi... du khách đừng quên thưởng thức món bánh phục linh được làm từ bột bình tinh nguyên chất mà thuở xưa chỉ xuất hiện trong mâm cỗ dịp lễ, tết truyền thống. Chính hương vị thơm ngon, mát lành đã khiến cho bánh phục linh trở thành một món quà quê hấp dẫn của người dân Quảng Ngãi.
Để cho ra đời một mẻ bánh phục linh ngon, bề mặt khô ráo, có hoa văn đẹp, cấu trúc bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ từ người làm bánh. Ngày nay, có một số nơi làm bánh phục linh nhưng tại Quảng Ngãi quy trình làm bánh rất riêng, khó có thể nhầm lẫn.


Mênh mang mặt nước hồ Dầu Tiếng

Cuộc sống của người dân ven hồ lặng lẽ như mặt nước mênh mang, êm đềm hồ Dầu Tiếng 

Được khởi công từ tháng 4 năm 1981 và hoàn thành vào đầu năm 1985, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước 270 km2 nằm trên địa phận ba tỉnh tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Đây là hồ nhân tạo có vai trò điều phối nguồn nước nông nghiệp cho vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước cho nhà máy lọc nước Thủ Đức. Hồ nước mênh mông này còn là một thắng cảnh với quần thể núi đồi, sông ngòi và đảo êm đềm như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp của thiên nhiên. 


Độc đáo, đậm đà đặc sản Cà Mau

Về Cà Mau, du khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều đặc sản vừa lạ vừa ngon như ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh, chả mực trứng hay tôm tít. 

1. Đặc sản ba khía Rạch Gốc 



Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ thì chắc chắn những ai đến Rạch Gốc cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.

Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hằng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.

9 món đặc sản Cần Thơ níu chân du khách

Nằm ở trung tâm của miền sông nước Tây Nam bộ trù phú, Cần Thơ có những món đặc sản ngon khó cầm lòng.

1. Bánh tét lá cẩm 


Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

16 thg 4, 2013

Thốt nốt ngày hội vía Bà

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer và mùa vía Bà tháng 4 cũng là mùa thốt nốt đã rộ. Đến Châu Đốc (An Giang) những ngày này là dịp để du khách khám phá món ngon từ trái thốt nốt.

Những quày thốt nốt ngon lành bày bán bên đường - Ảnh: T.Tâm 

Người dân miền Tây thường nói: “Chỗ nào có cây thốt nốt chỗ đó có người Khmer sinh sống”. Không chỉ mang nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ, thốt nốt còn là đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí này.

Thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám

Có dịp ra thủ đô Hà Nội, bạn nên dành thời gian đến thăm Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có nhiều điều thú vị để bạn tìm hiểu và khám phá.

Theo sử sách, Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con cái các bậc đại quyền quý (nên gọi là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con em thường dân học xuất sắc. 

Khuê Văn Các 


Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày.

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. “Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân...

Lễ vật là những sản vật trong cuộc sống thường nhật.

15 thg 4, 2013

Mùa mưa đến Ba Động hòa mình với thiên nhiên

Người ta thường đến biển để giải tỏa cái nắng nóng trong những ngày hè. Nhưng nếu đến Ba Động trong những ngày mưa, đảm bảo bạn sẽ được hưởng không khí hoang sơ mà gần gũi của một khu rừng đước với nhiều “hải vị” nhớ đời.

Ba Động thuộc xã Trường Long Hòa (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), là một trong 3 bãi biển nổi tiếng của Đồng bằng sông Cửu Long (2 bãi kia là Mũi Nai - Hà Tiên, Kiên Giang và Tân Thành - Gò Công, Tiền Giang). Bãi Ba Động trải dài khoảng 50km qua 3 xã Trường Long Hòa, Vân Thành và Đông Hải cùng huyện, nằm giữa hai cửa sông lớn ra biển Đông của dòng Cửu Long là Cung Hầu (tiếp giáp tỉnh Bến Tre) và Định An (tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng). Vì là nơi không khí trong lành, phong cảnh hữu tình nên thời Pháp thuộc, Ba Động được chọn làm nơi nghỉ mát cuối tuần của một số quan chức thực dân đến tắm biển và nghỉ ngơi. Ngày nay, mùa hè nóng bức, đến Ba Động đón những ngọn gió hào phóng của biển khơi rồi nhào xuống biển nô đùa thỏa thích có lẽ không gì hấp dẫn bằng. Tắm biển xong, thưởng thức một vài món đặc sản của nhà hàng, rồi ra về là một điều “phí phạm”, nếu như bạn không lên tàu đến rừng đước Long Khánh cách đó khoảng 7km.



Khám phá Giàn Gừa

Khu di tích Giàn Gừa (ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) vốn dân dã, đi lại cũng chỉ bằng xe hai bánh nhưng lâu nay vẫn thu hút du khách tìm về, đông nhất vào ngày 28-2 âm lịch - ngày cúng lệ hằng năm. 


Bà con nô nức tham gia lễ hội văn hóa Giàn Gừa

Tháng tư, trời nắng chói chang, nhưng vừa đặt chân đến khu di tích Giàn Gừa đã cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng, không khí mát mẻ dễ chịu vì trên không toàn những cành gừa, lá xanh mướt chen nhau, khép kín tạo thành một tán dù thiên nhiên khổng lồ.

Món ngon từ rạm

Thời buổi thịt cá ê hề, hương vị béo, thơm, giòn, ngọt nhưng đậm chất ruộng đồng sông nước của các món ngon từ rạm lại mang đến cho người ăn cảm giác thú vị và lạ miệng. 

Rạm tươi sống - Ảnh: H.Thảo

Tháng 3 âm lịch là mùa rạm tìm bạn tình. Những ngày này rạm kết thành bè, đen nhánh, nổi bồng bềnh trên các cửa sông xứ Quảng. Người đi bắt rạm chỉ cần ngồi trên thuyền, dùng vợt vớt rạm bỏ vào giỏ. Chẳng mấy chốc đã có cả chục ký rạm mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập trang trải cho đời sống gia đình.

Về Đông Thành ăn thanh trà

Còn gì thú vị cho bằng trong những ngày hè nóng bức được thưởng thức bữa cơm với tô canh chua cá lóc hoặc đĩa cá rô kho thanh trà chua ngon và đầy hấp dẫn! 

Nếu có dịp về miền Tây vào mùa này, khi ngang qua xã Đông Thành (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long), du khách sẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy nhiều khu vườn trái thanh trà chín vàng rực rỡ dưới nắng hè.

Hai bên lề đường cũng trải rộng một màu vàng ươm bắt mắt của những chùm thanh trà treo lủng lẳng nơi sạp, khiến du khách không ngại dừng chân bước xuống mua vài ký để ăn và làm quà biếu cho người thân. 


Thanh trà vàng rực được bày bán 


Con đường sống chậm ở Sài Gòn

Một người bạn gọi điện bảo rằng anh sắp mở quán cà phê, rủ tôi ra Lê Công Kiều kiếm vài món đồ cũ về trang trí quán. Tôi hỏi lại “đồ cũ hay đồ cổ?”. Anh cười xòa: “Ngoài ấy đồ nào mà chẳng có, nhưng anh chỉ có tiền mua đồ cũ thôi!”.

Dĩ nhiên là tôi nhận lời, bởi lang thang ngắm đồ cổ (và cả đồ cũ) ở con phố này là thú vui một thời sinh viên của tôi. Tôi đã từng nhặt được khối thứ hay ho ở con phố này mà lâu nay vì công việc, tôi quên bẵng đi…

Phố sống chậm

Lang thang phố là một thú vui khi có thể bắt gặp một món hàng yêu thích từ những cửa hàng vỉa hè như thế này


14 thg 4, 2013

8 bãi tắm đẹp ở Huế

Những bãi biển trải dài tít tắp, những con suối mát lạnh hiền hòa, những dòng thác tung bọt trắng xóa đang sẵn sàng đem đến cho du khách những hương vị tươi mát khi đến Huế vào những ngày nắng nóng.

Bãi biển Lăng Cô


Rượu làng Vân, thương hiệu Cụ Tom

Cụ Tom theo nghề rượu đã 75 năm. Bà tạo ra thương hiệu rượu làng Vân "Cụ Tom". Bà qua đời ngày 24.2.2012. Ông Nguyễn Trung Tuấn kể lại câu chuyện của người mẹ: 

"Suốt đời, mẹ cặm cụi lăn lộn với nghề để mưu sinh, say mê đến mức sẵn sàng bỏ cả những việc mà người đời cho là quan trọng.

Mẹ tôi là người thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát và rất nóng tính, sống có tâm, có đức. Cụ được dân làng, họ hàng kính trọng. Đặc biệt mẹ tôi rất tiết kiệm, khắt khe với nghề. Con cháu làm sai, cụ mắng thậm tệ. Tôi nhớ hồi nhỏ ở nhà có lần tôi để hỏng mẻ rượu, cụ chỉ tay vào mặt tôi bảo: "Làm ăn buông quăng bỏ vãi thế này lớn lên không ăn mày cũng làm sãi mõ, thằng kia ạ!" Thế mà cách đây hai năm về thăm cụ, trong câu chuyện đêm, mẹ tôi lại bảo: "Bà đẻ ra mày bà có lãi". Đúng là câu nói xuất thần cửa miệng ấy chỉ có ở một cụ già làng cổ: mẹ tôi, cụ Tom". 


Cụ Tom, người suốt 75 năm theo nghề nấu rượu ở làng Vân. 

Làn sóng thứ hai của bún đậu

Cho rằng bún đậu mắm tôm là món mới đang rộ lên tại Sài Gòn hiện nay là “chuẩn phải cần chỉnh”. 

Giới văn phòng thích chọn bún đậu mắm tôm thay cơm cho bữa trưa nắng nóng. Ảnh: Thanh Hảo 

Bún đậu mắm tôm thời nay

Bún đậu mắm tôm theo chân người di cư vào Sài Gòn khoảng năm 1954, như là làn sóng thứ nhất. Theo để thoả mãn những cái lưỡi thương nhớ mười hai như cố nhà văn Vũ Bằng. Nhưng vốn là món ăn dân dã, thúng mẹt ở miệt ngoài, hồi đó, nó chẳng đình đám như bây giờ. Chẳng vào nhà hàng.


Mì ngon nhứt Sài Gòn?

Sài Gòn, có thể nói mà không sợ cường điệu, là một “vương quốc” mì. Và mì, cũng có thể coi là một di sản của Sài Gòn. Nhà thơ Trần Tiến Dũng đã thử mì ở Chinatown New York, và lắc đầu, nói: “Thua xa mì Chợ Lớn”. 

Xem chừng, không phải thứ gì ở New York đều “oách”. 



Thưởng thức tô mì ngay tại xe bán, khách có thể cảm được mùi hương cả chiếc xe, thấy sốc mì, nêm nếm, nghe tiếng lào xào... 


Thất Sơn – Miền đất của các đạo sĩ

Cổ nhân nói "Sơn bất tại cao, hữu tiên tất linh" - Núi không cần cao, có tiên thì linh. Có thể nói ngoài địa thế được thiên nhiên ưu đãi thì bóng dáng những "ông đạo" và giai thoại ly kỳ của họ đã làm cho vùng Thất Sơn của Châu Đốc, An Giang trở thành linh địa. 

Du ngoạn non Sam

Ngày trước đọc "Nửa tháng trong miền Thất Sơn" của Nguyễn Văn Hầu thấy tả cảnh vào Thất Sơn thật là trần ai, phải lặn lội qua vô số kênh rạch như Cần Thảo, Cây Dương, Vịnh Tre… chằng chịt. Còn bây giờ, đường vào núi Sam nói riêng và cả vùng Thất Sơn huyền bí nói chung đều được khai thông lên tới đỉnh. Từ thị xã Châu Đốc vào đến chân núi Sam chỉ 5km với con đường trải nhựa thẳng băng, đen nhánh, bóng loáng như dải lụa Tân Châu. Hai bên bờ là đồng lúa bát ngát, thi thoảng ẩn hiện vài ngôi chùa theo phái Tiểu thừa.

12 thg 4, 2013

Còn đâu men rượu cần xưa

“Nhà rông bập bùng ánh lửa, rượu cần lâu năm cất trong đáy mắt em. 
Anh vít cần, vít cần mà không dám uống. 
Điệu xoang nhịp nhàng, dòng người sóng sánh. 
Anh cứ sợ, cứ sợ mình lạc mất nhau thôi” 


(Đêm xoang Tây nguyên - nhạc sĩ Nguyễn Cường).

Đến Tây nguyên vào mùa lễ hội hoặc có dịp ngồi lại bên nhau, người dân ở các buôn làng thường đưa rượu cần ra để đãi khách phương xa. Bên bếp lửa, men rượu cần thơm ngát hòa vào ánh lửa bập bùng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa đặc trưng của miền nắng gió. Tuy nhiên giờ đây đến Tây nguyên, rượu cần dù “nhiều như cây trên rừng” nhưng thật khó để tìm thứ “rượu cần lâu năm cất trong đáy mắt” như nhạc sĩ Nguyễn Cường đã từng viết. 



Thưởng thức rượu cần tại hội thi tạc tượng nhà mồ Tây nguyên ở Buôn Đôn - Ảnh: Thái Bá Dũng


Còn đâu kơnia ngả bóng che ngực em

Buổi sáng em làm rẫy
Thấy bóng cây kơnia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ.


Đã mấy chục năm rồi kể từ khi bài thơ nổi tiếng Bóng cây kơnia của nhà thơ Ngọc Anh ra đời và được Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Có dịp ghé lên Tây nguyên, không ít người lại muốn nhìn thấy bóng cây kơnia lãng mạn đó.

Nhưng bây giờ tìm kơnia ở đâu giữa Tây nguyên bạt ngàn?

Buôn Kơnia chỉ còn ba cây 


Cây kơnia còn sót lại ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa (Gia Lai) - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG


Đi tìm “cánh chim kơtia”

“Chim kơtia bay tới, nghiêng cánh chào Đắk Krông...”.

Gần 40 năm sau khi bài hát Đắk Krông mùa xuân về, nhiều người vẫn đi tìm câu trả lời về địa danh Đắk Krông và gắn liền với đó là hình ảnh “chim kơtia bay tới”.

Chim kơtia là chim gì?

Đại tá hải quân Nguyễn Văn Huân, lữ đoàn phó lữ đoàn 125, là người rất thích bài hát Đắk Krông mùa xuân về của nhạc sĩ Tố Hải. Hầu như buổi giao lưu văn nghệ nào ở căn cứ hải quân Cát Lái cũng thấy ông bước lên sân khấu thông báo “chim kơtia bay tới...”. Hỏi ông có biết kơtia là chim gì không, đại tá cười: “Mình chỉ biết hát thế thôi chứ chim kơtia thì thú thật mình chưa thấy bao giờ, không biết nó là con chim gì”.

...Đến Tây nguyên vào thời điểm khoảng tháng 7 đến tháng 10, khi các rẫy bắp của người dân đang bước vào vụ thu hoạch, dễ dàng bắt gặp cảnh người dân cắm bù nhìn đuổi chim muông. Trong các loài thì người nông dân sợ nhất là... chim kơtia.

Tiếng đàn ta lư cuối cùng

“...Từ trên đỉnh núi cao chót vót thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca 
Theo nhịp bước quân đi trong tiếng đàn ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Con chim ch’rao xinh hót trên cành vui mừng công anh
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền tây Khe Sanh...”.


(trích Tiếng đàn ta lư của Huy Thục)

Những năm chiến tranh chống Mỹ, bộ đội giải phóng theo đường Trường Sơn vào giải phóng miền Nam đã đi qua miền tây Quảng Trị. Ở đây, tiếng đàn ta lư đã để lại trong lòng họ những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều. Đó là những giây phút bom đạn tạm lắng, tiếng đàn ta lư từ những chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều lại vang lên tính tang giữa núi rừng như tiếp thêm sức mạnh để đào đường, tải đạn.

Hai người trong số đó là nhạc sĩ Huy Thục và nhạc sĩ Phương Nam đã bị “mê hoặc” bởi tiếng đàn này. Hai bài hát Tiếng đàn ta lư và Rừng xanh vang tiếng ta lư đã ra đời như thế. Theo âm vang của hai bài hát này mà tiếng đàn ta lư của người Pa Cô, Vân Kiều đã đi và sống trong lòng người hàng chục năm qua. Và bài hát Tiếng đàn ta lư của Huy Thục cũng là một trong ba bài hát được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn Huy Thục sau bài hát này được bà con Pa Cô, Vân Kiều xem như người con của bản làng.

Món ngon nhớ lâu: “Vú nàng” Phú Quý

Trong các loài ốc, vú nàng được khá nhiều người ưa chuộng.

Là người Phú Quý nhưng lần đầu được mời ăn món ốc “vú nàng” tôi thấy rất bỡ ngỡ, trên đường đi cứ nghĩ mãi nhưng không sao hình dung ra vì sao gọi là “vú nàng”, cho đến lúc gặp ông chủ nhà hàng Long Vĩ, nơi đầu tiên trên đảo nuôi “vú nàng” trong hồ chắn sóng.

Vú nàng hình dáng như đôi gò bồng đảo của cô gái dậy thì, căng tròn, đầy sức sống. Vỏ bên ngoài của vú nàng là lớp xà cừ cứng chắc, và “nếu dùng cát xát vô, ốc sẽ ửng lên một màu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm”, anh Dương Phùng Linh, chủ nhà hàng Long Vĩ nói thế. 


Khai thác ốc vú nàng tại Phú Quý. 


Thêm một ứng cử viên Đại sứ Du lịch Việt Nam


Sau Châu Mộng Như, Jennifer Phạm quyết định ứng cử vào vị trí đại sứ du lịch Việt Nam. Lại thêm một người đẹp nữa! Nếu Châu Mộng Như là á hậu cuộc thi hoa hậu châu Á năm 2012 thì Jennifer Phạm là hoa hậu cuộc thi đó năm 2006. Những ứng cử viên trước đó nếu không là á hậu, hoa hậu thì cũng là những cô gái đẹp...

Hai Ẩu nghĩ: Ụa, làm đại sứ du lịch đâu nhất thiết phải là phụ nữ, đàn ông cũng được vậy chớ chời! Miễn quảng bá du lịch được cho đất nước thôi chớ. Thí dụ như... Hai Ẩu chẳng hạn!

Nói vậy thôi, chớ Hai Ẩu tự đánh giá mình không thể làm đại sứ du lịch được vì... ẩu, nhưng Hai Ẩu biết một người có năng lực và rất xứng đáng cho chức vụ này. Đó là một người đàn ông nổi tiếng: Ngài Chử Đồng Tử!

Chử Đồng Tử cùng vợ là Tiên Dong đã bay lên mây và đi biền biệt hơn hai ngàn năm nay, nhưng nhờ... điện toán đám mây nên Hai Ẩu đã gặp và chat với ổng.

Hạ vàng biển xanh

Trời nắng nóng. nên nhớ tới biển. Và bật nhạc nghe bài Hạ vàng biển xanh (tức là bài Derniers Basiers hoặc Sealed with a kiss).


Lim dim nghe một hồi rồi lẩm bẩm: Ai nói biển xanh? Chưa chắc biển màu xanh à nghen!

Những hình ảnh sau đây sẽ trả lời: Chưa chắc biển màu xanh!.





Biển này khá quen thuộc đối với cư dân TPHCM. Chắc bạn dễ nhận ra đó là biển Cần Giờ. Không phải biển xanh mà là biển đục ngầu. Không phải bãi cát tuyệt đẹp mà là bãi... rác tệ hại.



Đi tìm nước tương ngày cũ

Tự nhiên thèm nước tương dễ sợ. Nhớ xưa lần đầu tiên từ Đồng Đế qua Nha Trang được bạn đãi món bánh phở tươi, vừa tráng xong to như cái bánh tráng Phú Yên, xắt thành từng miếng như bánh cuốn, quấn rau muống luộc chấm nước tương dầm ớt, vắt miếng chanh, mới phát hiện ra món ăn mộc mạc mà ngon lạ. 

Làm nước mắm vào năm 1919. Ảnh: CAOM 

Có lẽ nước tương đã chiếm một hộc nhỏ trong ngăn ký ức thiếu thời tôi từ thuở ấy. Bây giờ, mỗi lần muốn ăn lại món nước tương ấy thì cũng giống như nỗi niềm "không ai tắm hai lần trong một dòng sông" của nữ bá tước de Noailles.


Phát hiện "dớ dẩn" về... nếp

Mùa xuân đang về, nghĩ dớ dẩn về cái dẻo và hương nếp, nhưng lại rất nhớ những món xôi đã đi qua từng ấy mùa xuân trong đời người.

Nguyên lai của sự dẻo 

Gánh xôi trên đường Lê Thánh Tôn. Ảnh: Trần Việt Đức 

Cách đây hơn 10 năm, hai nhà khoa học trường đại học Carolina Bắc đã phát hiện ra cái cớ sự dẻo của nếp - loại nguyên liệu ẩm thực thịnh hành ở Đông Nam Á.

Một phát hiện có vẻ dớ dẩn, vì chẳng liên quan gì đến bên Tây mà Tây phải hì hì hục hục cất công, được công bố trên chuyên san Genetics bản 23.10.2002. Bởi thế, Tây không có từ riêng để gọi nếp mà phải dùng thêm một tính từ dẻo - sticky rice.

Chinh phục thác Thùm Thùm

Lục Nam bao sông núi
Đời bao nhiêu thác ghềnh
Thác Thùm ta vượt được
Thác đời chắc nhẹ tênh. 

Thác Thùm Thùm. 

Để vào khu du lịch Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), từ tỉnh lộ 293 phải vào một con đường dài 750m. Đó là một con đường nhỏ, bề mặt trải nhựa, đoạn đầu khá bằng phẳng nhưng càng về sau, độ dốc tăng dần theo sườn núi Huyền Đinh - Yên Tử.


Thác Phật - thắng cảnh lặng lẽ ẩn mình nơi rừng sâu

Rất ít người biết đến và hiện chưa có tên trên bản đồ du lịch Dak Lak. Thác Phật là một dòng thác đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nằm ẩn sâu trong những cánh rừng của Vườn Quốc gia Yok Đôn.

Theo một cán bộ tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, đã có một số nhóm nghiên cứu đến đây để tìm hiểu xuất xứ của cái tên "Thác Phật". Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một chứng lý thuyết phục về tên gọi này... 


Cách Trụ sở Ban quản lý Vườn Quốc gia Yok Đôn khoảng 8 km về phía Tây, Thác Phật được hình thành từ một nhánh của dòng sông Sêrêpôk 

10 thg 4, 2013

Trượt thác dưới chân núi Bạch Mã

Được vùng vẫy giữa làn nước trong vắt, nằm trượt trên máng nước tự nhiên, ăn uống trên những chòi tranh băng ngang khe suối, khám phá thế giới cây cỏ, chim muông... 

Máng nước tự nhiên ở thác Trượt - Ảnh: Thái Lộc

Bạn sẽ có một ngày nghỉ sảng khoái khi đến thác Trượt (thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).

Từ TP Huế, lên xe máy theo quốc lộ 1 về hướng nam, khoảng 45 phút đã đến thị trấn Phú Lộc, tiếp tục rẽ phải đi tiếp 15 phút nữa là đến thác Trượt.


Lễ tế đàn Xã Tắc năm 2013

Tối 2/4, tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tái hiện lễ tế Xã Tắc 2013.

Lễ tế được thực hiện gồm 2 phần chính: phần tâm linh thực sự do đoàn chánh tế của Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế dâng hương ở án nghênh thần, dâng rượu, dâng sớ tại đàn Xã Tắc; phần sân khấu hóa với việc tái hiện một lễ tế Xã Tắc của triều đại nhà Nguyễn với không gian diễn xướng của loại hình nghệ thuật Nhã nhạc, múa cung đình, văn hóa nghi lễ và phục trang truyền thống cung đình Huế xưa… 

Quang cảnh lễ tế ở đàn Xã Tắc 


Trái sấu

Tô canh sấu cá nheo, chỉ nhìn cũng giải được phần nào oi nhiệt mùa hè. Ảnh: Cúc Tần 

Có ở Hà Nội vào những ngày hè mới biết nó nóng bức ra sao. Đài báo nhiệt độ chừng 34 - 35 độ C, giống như trong Nam, nhưng khí trời ngoài đó hừng hực như chảo lửa. Mồ hôi lúc nào cũng tươm đầy các lỗ chân lông dù thành phố nầy phủ nhiều bóng mát cây xanh. Hà Nội có nhiều con phố rợp bóng cây sấu. Trái sấu tròn nhỏ cỡ ngón chân cái, lủng lẳng trên cành. 

Sấu hái về, người ta chế biến thành vài món ăn thú vị. Giải quyết ngay tức thời cơn khát không gì bằng ly nước sấu bán trong những quán cóc ven đường. Cái thứ nước chua chua ngọt ngọt nầy, càng uống càng mê. Trái sấu còn được các nhà sản xuất chế biến thành nhiều thứ ô mai: chua giòn, chua cay, chua mặn, chua ngọt, chua gừng... loại nào cũng được các cô nàng tuổi mới lớn “hâm mộ”.


Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Phên nứa phơi bánh đa ở làng Sặt, Hải Dương. Ảnh: Hạnh Thư 

Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi; bánh được cuộn tròn thành từng cuộn thay vì để từng tấm như các loại bánh đa thông thường, ấy là bánh đa gấc Kẻ Sặt (xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương). Loại bánh đa được làm ở làng Sặt là loại bánh đa ngọt. 

Ở Hải Dương hầu như ở huyện nào cũng có người làm bánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới nổi tiếng trở thành đặc sản của Hải Dương tương tự như bánh gai, bánh đậu xanh... Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ.


Căn hầm bí mật bên trong Hoàng thành Thăng Long

Hầm chỉ huy tác chiến nằm bên dưới tòa nhà Cục Tác chiến trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Hầm đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long tu bổ, chỉnh trang và sưu tầm nhiều hiện vật, tư liệu để trưng bày phục vụ khách tham quan sau nhiều năm bị đóng cửa.

Hầm được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1965, kết cấu nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối với khối lượng khoảng 1000 mét khối; nóc nhô lên khỏi mặt đất 1,4m; tường dày 40cm. Được đánh giá là hiện đại nhất lúc bấy giờ, hầm chỉ huy tác chiến có hệ thống lọc bụi, chống nhiễu, hệ thống điều hòa và có khả năng chống được bom nguyên tử. Với diện tích 65 mét vuông, căn hầm chia làm 3 phòng: phòng giao ban tác chiến, phòng trực ban tác chiến và phòng thông hơi lọc độc lọc sạch.

Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5 mét.

9 thg 4, 2013

Khu di tích Đặng Thùy Trâm

Chúng tôi đến huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vùng đất mà cách đây gần nửa thế kỷ, Anh hùng Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm (1942-1970) đã sống, chiến đấu, làm việc và ngã xuống khi còn rất trẻ, mới chưa đầy 28 tuổi đời, 3 năm tuổi nghề và 2 năm tuổi Đảng. Người dân địa phương đã an táng chị ngay trên mãnh đất mà chị đã hi sinh và được gia đình cải táng về Nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Thủ đô Hà Nội.

Khu di tích Đặng Thùy Trâm nằm trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi đã lưu lại những dấu tích anh hùng của Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, đại diện cho lòng yêu nước, sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Khu di tích Đặng Thùy Trâm bao gồm các hạng mục chính: Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ; Trạm phẫu thuật tiền phương ở núi Bộng Dầu, thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh; Khu vực hồ Liệt Sơn, xã Phổ Hòa; Bệnh xá Đức Phổ tại đồi Gò Chày thôn Đồng Răm 1, xã Ba Khâm…



Chân dung nữ bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm những ngày ác liệt tại Quảng Ngãi trong phòng trưng bày của khu di tích. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Cả sơn nguyên trong một chiếc gùi

Tôi luôn bị ám ảnh bởi chiếc gùi trên vai của người phụ nữ vùng cao. Nhiều khi tôi sững người, tự hỏi họ gùi chi mà trầm mặc đến vậy... 

Người phụ nữ M’nông ở hồ Lăk, Dăk Lăk, đi hái ngó sen dưới hồ lên. 

Chiếc gùi là hình ảnh có thể thấy hàng ngày ngay trên đường phố Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Pleiku, An Khê, Buôn Hồ, Bảo Lộc, Đà Lạt. Động cơ xe cộ xuôi ngược chảy theo dòng dưới lòng đường, thì họ xuôi ngược theo dòng của họ trên vỉa hè. Đi "phố" mà vẫn cứ an nhiên với chiếc gùi. Chẳng hiểu có sẵn một ý thức về luật giao thông từ trong máu hay một khả năng nhận thức trời cho về trật tự đi đứng mà bao giờ họ cũng đi thẳng hàng. Không bao giờ thấy họ giăng hàng ngang, đi năm ba hàng, hay đổ xuống lòng đường. Trên chiếc gùi đó, chuyến ra là đầy cả một gùi bắp, phong lan, hay quả bí, nhánh chuối, mớ sắp ong, hay đôi trái bầu hồ lô; còn chuyến về là một gùi quần áo, bột giặt, thực phẩm công nghiệp… Cũng không bao giờ thấy họ vừa đi vừa đùa giỡn. Họ không bao giờ vứt rác ra đường. Không bao giờ họ muốn gây chú ý. Cũng hiếm thấy nụ cười. Họ lặng thinh mà đi, bước thật êm, khoảng cách thật đều. Họ đi theo dòng tự nhiên của sinh hoạt và sinh tồn, đời sống bình dị lặng trôi. Họ đàng hoàng và tử tế đến mức làm chúng ta hổ thẹn về ý thức nơi công cộng, văn hoá ở đô thị. Ăn mặc của họ không bóng láng, môi má họ không son phấn, nhưng sự nhỏ nhẹ của họ khi bán hàng và mua hàng thì muốn học theo cũng khó. Sự ngắn gọn và giản dị trong thông tin họ đưa ra cho phía tiếp nhận khá nhanh, nên thường không cần trao đi đổi lại nhiều, và cũng không phải đối phó trong chuyện bán mua.

Về rẫy ăn còng

Đứng cạnh một góc sông Vàm Cỏ, anh Tám Nhịn ở ấp Muôn Nghiệp, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, chỉ tay ra mặt sông, giọng trìu mến: "Khúc sông này có dòng nước xoáy ngầm mạnh dữ dội lắm. Cũng chỉ có chỗ này, đám cá ngát, chìa vôi, bông lau... thường lui tới kiếm mồi". 

Còng ở vùng nước lợ gần cửa sông. 

Khoảng 50 năm trước, vùng đất anh Tám sống hiện nay là dãy ruộng "biền dai", thuỷ triều và cá tôm lên xuống thoải mái, ngày hai lượt. Thời đó, người ta chỉ trồng lúa một vụ/năm, toàn những giống chịu phèn lợ và kháng sâu bệnh tốt như huyết rồng, nàng co... nên không cần thuốc trừ sâu. Nhờ vậy, đám còng chạy đỏ rẫy, lũ tôm đất, tôm bạc búng nghe tanh tách dưới chân ruộng, bọn cá bống kèo lội lềnh khênh ở mấy vũng trâu nằm... Cái ngon thuần phác thật gần kề!


Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

Một cậu học sinh lớp 8 mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì cậu biết là thủ đô của Campuchia. Lớp trẻ lớn hơn cậu hàng chục tuổi nhiều người cũng chẳng biết Nam Vang ở đâu. 


Tô hủ tíu khô bình dân ở một quán gần đầu cầu Calmette phía quận 4. 

Đau nhất của những người này là không có thói quen thắc mắc khi tiếp cận những thứ mà mình mơ hồ về nhận thức. Có khi đã quen không thắc mắc vì thắc mắc là một cái tội, nhất là trong giờ học. Đau nhất nữa là bỏ qua thao tác “nếu mà không biết thì ta Google”.


8 thg 4, 2013

Dinh Đức Cố quản và huyền thoại Trần Văn Thành

Đền thờ Tổ quốc và đền Long, đền Phụng. 

Dài theo con đường Lộ tẻ Tri Tôn, hỏi thăm dinh Trần Văn Thành, chẳng một người nào biết. Nhưng khi nói dinh Đức Cố quản thì hầu như cả em bé cũng nhanh nhảu chỉ dẫn đường một cách tận tường.

Để đến dinh Đức Cố quản Trần Văn Thành (ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), chúng tôi đến cầu số 5 trên Lộ tẻ Tri Tôn, qua chiếc cầu treo do người dân “tự chế”. Từ đó đi khoảng 10 cây số là thấy một dinh cơ nguy nga, đồ sộ. Dinh tọa lạc trên diện tích 1 hecta, nằm giữa một vùng ruộng lúa xanh mướt. Trước dinh là con kinh 16, đào năm 1994 nhằm dẫn nước tưới tiêu ruộng lúa và là đường giao thông thủy cho bà con. Hai bên hông dinh trồng một số cây bảy thưa.


Đi Nha Trang tắm nước khoáng

Du khách đến Nha Trang, tất nhiên ai cũng muốn ngắm nhìn phong cảnh và đắm mình trong làn nước trong xanh của đại dương; nhưng còn có một thú vui khác là tắm nước khoáng và thư giãn giữa không gian thoáng mát với khung cảnh những thác nước, hồ nước khoáng thiên nhiên. Nha Trang hiện có 3 điểm đến như thế. Trong đó, I-resort đang thu hút du khách với cảnh quan gần gũi thiên nhiên, thoáng mát và thiết kế độc đáo.

I-Resort tọa lạc trên khu đất rộng thuộc xã Vĩnh Ngọc; cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 4km theo hướng qua cầu Bóng ra Đồng Đế. Trước dây, khu đất cạnh đường tàu hỏa này bỏ trống, khô cằn. Cảnh quan nơi đây được kiến tạo bởi bàn tay con người, nhưng du khách đến đây sẽ có được cảm giác gần gũi thiên nhiên

Mê mẩn với vẻ đẹp nguyên sơ trên cao nguyên Đồng Cao

Chỉ cách Hà Nội chừng 150km, cao nguyên Đồng Cao (Xã Thạch Sơn, Sơn Động, Bắc Giang) vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ với thảo nguyên mướt xanh, quần thể đá độc đáo, người dân bản địa chân thật, mến khách.

Đường đi tương đối thuận lợi, cách thị trấn An Châu, huyện Sơn Động hơn chục cây số với 5km đường đất với nhiều khúc cua, dốc, cao nguyên Đồng Cao gần đây được dân "phượt" ví như Mẫu Sơn của Bắc Giang.


Đường đến cao nguyên Đồng Cao khá thuận lợi, chỉ khoảng 5km từ trung tâm xã Vân Sơn là đường đất với độ dốc cao và những khúc cua tương đối nguy hiểm.

Tây Tiến năm xưa đã trải hoa

Với tôi, cái tên Hoà Bình, nghe thật chẳng có gì gợi cảm cả. Vì Hoà Bình, vốn trừu tượng và hay bị người ta lôi ra để rao giảng, để trả lời như một bài ca cũ. Nhưng lần này ra Hà Nội, bạn bảo tôi nhất định phải lên Hoà Bình. 

Bếp Mường, liệu sau này lớp trẻ có còn nhóm lửa? 

Và bạn nói thế, vì Hoà Bình có hoa và có con đường hành quân của đội quân không mọc tóc đóng quân nơi Tây Tiến đã từ thơ của thi sĩ Quang Dũng đi vào lòng người cách đây từ nửa thế kỷ. Nhưng tôi lên Hoà Bình với một tâm thế khác, đi theo một người đàn ông kỳ lạ. Người vẽ những bức tranh nhục cảm bên cạnh tượng Phật. Người yêu vô cùng đàn bà nhưng bị dị ứng bởi một người đàn bà. Người tận tâm với tất cả nhưng lại tự hành xác. Người mê viết sách kể những chuyện cổ xưa. Người say trăng mà không thích uống rượu. Người đẫm tình nhưng lại cố vẻ yêu. Bỗng dưng xứ sở này có một người đàn ông như thế hiện diện. Vì vậy kéo theo biết bao nhiêu điều.