30 thg 12, 2019

Mộ của vua voi

Buôn Đôn và Bản Đôn

Ở cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây là một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, gọi là Buôn Đôn. Nơi này xưa kia là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, nhưng sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng M'Nông và Ê đê, nghĩa là làng Ðảo, vì  được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. 

Cây thông khổng lồ làm từ 2.100 nón lá, cao gần 30m ở Biên Hòa

Cây thông khổng lồ 3 tầng, cao gần 30m được làm từ 2.100 nón lá, đèn điện lung linh thu hút hàng ngàn bạn trẻ đến check in mỗi đêm thời gian gần đây.

Cây thông khổng lồ được làm từ 2.100 nón lá, cao 29m là một trong những điểm đến ưa thích của các bạn trẻ trong dịp lễ Giáng sinh 2019 - Ảnh: A LỘC

Chùa Cầu Đông: nơi thờ Trần Thủ Độ duy nhất ở Hà Nội

Nét đặc biệt nhất của chùa Cầu Đông là bên cánh phải của chính có kệ thờ Thái sư Trần Thủ Độ và vợ là bà Trần Thị Dung. Đây là chùa duy nhất ở Hà Nội thờ Trần Thủ Độ - vị khai quốc công thần số một của nhà Trần.

Nằm ở số 38 Hàng Đường, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, chùa Cầu Đông là một ngôi chùa cổ mang nhiều nét độc đáo, có thể coi là độc nhất vô nhị Hà Nội.

Nơi bốn khu chợ nằm cạnh nhau ở Hà Nội

Giữa trung tâm Hà Nội có một "tổ hợp" chợ có thể nói là độc nhất vô nhị Việt Nam, nơi bốn khu chợ họp cạnh nhau tạo nên cảnh phố chợ nhộn nhịp hiếm có. Đó là bốn chợ: Đồng Xuân - Bắc Qua - Cầu Đông - Thanh Hà.

1. Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành. Tiền thân của chợ là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông và cạnh đền Bạch Mã. Năm 1889, người Pháp giải tỏa hai chợ này và dồn vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân

Mê mẩn hoàng hôn lãng mạn miền sơn cước Hà Tĩnh

Chiều Đông. Những tia nắng hiếm hoi trong ngày khuất dần sau những dãy núi tạo ra một khoảng không ấm áp trên bầu trời. Lang thang miền sơn cước Hương Sơn - Hà Tĩnh ngắm hoàng hôn sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm giác lạ mà thú vị.

Những đám mây màu vàng vần vũ trên bầu trời khi chiều dần buông.

Thưởng ngoạn Thiên Cấm Sơn

Ở độ cao hơn 700m, núi Cấm được nhiều người ví như một Đà Lạt thu nhỏ ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Ngoài những danh lam thắng cảnh “non nước hữu tình”, núi Cấm còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với cỏ cây, hoa lá 4 mùa. Thiên Cấm Sơn từ lâu trở thành địa điểm du lịch sinh thái lẫn du lịch tâm linh lý tưởng, thu hút rất đông du khách đến thưởng ngoạn, chiêm bái.

Hồ Thủy Liêm 

29 thg 12, 2019

Những nơi thờ Huyền Thiên ở Hà Nội

Trong văn hóa phương Đông, Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của kinh thành Thăng Long khi xưa... 

1. Toạ lạc ở số 54, phố Hàng Khoai, ngay cạnh chợ Đồng Xuân, chùa Huyền Thiên là một ngôi chùa có lịch sử rất đặc biệt của thủ đô Hà Nội. Theo sử sách, chùa được khởi dựng vào thời Lý, là một trong tứ quán của kinh thành Thăng Long. 

Chùa Vĩnh Trù: Từ đình, đền đến chùa

Từng là đình rồi đền trước khi trở thành chùa nên các đối tượng thờ phụng của chùa Vĩnh Trù mang nét độc đáo, có một không hai nếu so với các ngôi chùa khác ở Hà Nội.

Nằm ở số 59 Hàng Lược, trong khu phố cổ Hà Nội, chùa Vĩnh Trù là một ngôi chùa có lịch sử khá đặc biệt của thủ đô

Phố Hàng Bè: Không phải bán bè như bạn nghĩ

Tên gọi phố Hàng Bè ở Hà Nội có một lịch sử khá phức tạp. Con phố này xưa kia không hề bán "bè" như nhiều người lầm tưởng khi suy diễn từ tên gọi của phố.

Phố Hàng Bè là con phố dài khoảng 170 mét, kéo dài từ phố Hàng Mắm đến ngã tư phố Hàng Dầu - Cầu Gỗ, phía Đông Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc, đến giữa thế kỷ 19 đổi tên là thôn Nam Phố và tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.

Phố Lò Rèn: Dấu tích của nghề rèn truyền thống

Những dấu tích của nghề rèn truyền thống ở phố Lò Rèn cũng mong manh như số phận của nghề này giữa 36 phố phường Hà Nội thế kỷ 21. Khi ngọn lửa cuối cùng tắt đi, tên gọi Lò Rèn sẽ chỉ còn là hoài niệm về một Hà Nội cũ...

Phố Lò Rèn là con phố dài khoảng 130m, đi từ ngã tư Hàng Cá—Thuốc Bắc, cắt ngang Hàng Đồng và kết thúc tại ngã ba Hàng Gà ở khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Tân Khai thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.

26 thg 12, 2019

Phố Hàng Đào: Con đường tơ lụa

Thời Pháp thuộc, phố Hàng Đào mang tên là Rue de la Soie - phố Tơ Lụa. Sau hàng thế kỷ, truyền thống bán vải vóc, đồ may mặc trên phố vẫn được lưu giữ...

Nằm trên trục chính của phố cổ, tiếp giáp với bờ phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, phố Hàng Đào là một con phố có vị thế đặc biệt của khu phố cổ Hà Nội.

“Nhân thần” Nguyễn Trọng Trì

Hàng năm, vào các ngày 15, 16, 17-5 (âm lịch), đình Mỹ Thới (TP. Long Xuyên) tổ chức lễ cúng Kỳ yên để nhân dân dâng hương tưởng nhớ công đức của cụ Nguyễn Trọng Trì, người được xem là vị “Nhân thần hộ quốc an dân”.


25 thg 12, 2019

Phố Hàng Da: Con phố thú vị mang tên Thầy Bói giờ ra sao?

Hà Nội xưa từng có một con phố mang cái tên khá kỳ lạ: Phố Thầy Bói. Phố này là phố nào, ngày nay ra sao?

Nằm ở phường Cửa Đông, quạn Hoàn Kiếm, phố Hàng Da là một đường phố có lịch sử lâu đời ở Hà Nội. Con phố này nằm trên đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ

Phố Hàng Bạc: Phố nghề sang chảnh nhất Hà Nội xưa

Dù không còn thịnh vượng như xưa, nghề làm đồ bạc vẫn chiếm một vị trí quan trọng trên phố Hàng Bạc của Hà Nội.

Trong các phố nghề của Hà Nội xưa, phố Hàng Bạc được coi là con phố "sang" nhất. Từ nhiều thế kỷ trước, đây đã là nơi tập trung những người thợ lành nghề trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ.

Phố Hàng Đường: Con phố "ngọt ngào" nhất Hà Nội

Hiện nay phố Hàng Đường là một khu phố buôn bán rất sầm uất với đủ chủng loại hàng hóa, mà nổi bật vẫn là các sản phẩm gắn với tên gọi “ngọt ngào” của khu phố.

Tiếp giáp hai phố Đồng Xuân và Hàng Ngang ở trục trung tâm phố cổ Hà Nội, phố Hàng Đường là một con phố có rất nhiều điều lý thú.

20 thg 12, 2019

Nhà hàng xây từ 25.000 cây tầm vông

Nhà hàng Gozo Brew House sử dụng 25.000 cây tầm vông, lá dừa nước... tạo kiến trúc vừa kiên cố, vừa mềm mại, thu hút du khách khi đến Tuy Hòa. 

Tọa lạc trong khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Stelia Beach Resort ngay ngã ba quảng trường Nghinh Phong, mặt tiền biển đường Độc Lập, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, nhà hàng Gozo Brew House đón khách từ giữa tháng 9/2018 và nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách và người dân Phú Yên. 

Phố Tô Tịch: Con phố đặc biệt khiến các cậu bé 8X Hà Nội phát cuồng

Phố Tô Tịch là con phố mang một cái tên rất khó hiểu. Con phố này từng khiến các cậu bé Hà Nội xưa thèm thuồng vì sự hiện diện của một món đồ chơi cực "hot".

Phố Tố Tịch (thường được gọi là Tô Tịch) là một con phố ngắn có một đầu thông ra phố Hàng Gai, một đầu thông ra phố Hàng Quạt, gần bờ hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội. Nơi đây xưa là thôn Tố Tịch thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ

19 thg 12, 2019

Bảo tàng Kiên Giang – nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa bản địa

Với lối kiến trúc Pháp vừa hiện đại vừa pha trộn nét cổ kính của nhà cổ Nam Bộ, bảo tàng Kiên Giang là nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử, vùng đất và con người Kiên Giang vô cùng ấn tượng qua những hiện vật quý giá đang được lưu giữ cẩn thận. 

Bảo tàng Kiên Giang vốn là dinh thự của một địa chủ phong kiến thời xưa, tọa lạc tại số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, được xem là tòa nhà có kiến trúc đẹp và cổ kính nhất ở địa phương còn được lưu giữ đến nay.

Bảo tàng được xây dựng vào năm 1911, khánh thành năm 1920 với diện tích khoảng 2000
m2. Đội ngũ thợ xây, thợ mộc được mời từ Sài Gòn - Gia Định về thực hiện; thợ chạm khắc đều là thợ giỏi của miền Bắc, còn nguyên vật liệu xây dựng như gỗ, gạch, ngói đều mua từ miền Đông.

Bảo tàng Kiên Giang tọa lạc tại số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Đình làng Đình Bảng

Là công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc, đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã được coi là một trong ba ngôi đình đẹp nhất vùng. 

Đình làng Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, trải dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc. Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng ban đầu dựng đình là một vị quan người Đình Bảng tên là Nguyễn Thạc Lương. Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên cùng người dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

Nhìn bên ngoài, ngôi đình có quy mô to lớn gồm tòa đại đình nối với hậu cung. Tòa đại đình mang kiến trúc nhà sàn gỗ hình chữ nhật dài 20m, rộng 14m, chia làm bảy gian dựng trên nền đá xanh, được đỡ vững chắc bởi những hàng cột lõi gỗ lim lớn nhỏ có đường kính khoảng từ 0,5- 0,6m. Vẻ bề thế của ngôi đình còn thể hiện phần mái cong toả rộng, vươn rất xa hiếm gặp.

Đình làng Đình Bảng tọa lạc tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

Nghi lễ nghề nông của đồng bào Thổ

Người Thổ là cư dân bản địa mang nặng dấu ấn văn hóa Việt Mường xa xưa, được bảo tồn tới ngày nay. Nét độc đáo đậm đà bản sắc Thổ chính là tín ngưỡng dân gian về nghi lễ nông nghiệp.

Lễ xuống giống cội nguồn của canh tác nương rẫy
Trong hệ thống quan niệm vạn vật hữu linh, người Thổ tồn tại bền vững tín ngưỡng thờ hồn lúa, vía lúa hay còn gọi là mẹ lúa. Coi cây lúa là loại cây trồng linh thiêng mang lại nguồn sống lớn nhất để cho con người tồn tại và phát triển. 

Tái hiện lễ bốc Mó của đồng bào Thổ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (4/2017). 

Phố Lãn Ông: Con phố có mùi nồng nàn nhất Hà Nội

Cả con phố này mang một mùi hương đặc trưng, khiến những người ở xa khi đi qua phố không khỏi ngạc nhiên và ấn tượng...

Phố Lãn Ông là một con phố dài 180 mét, bắt đầu từ ngã tư Hàng Đường - Hàng Ngang kéo dài đến phố Thuốc Bắc trong khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Đức Môn, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.

Phố Hàng Bông: Con phố có nhiều tên gọi nhất Hà Nội

Ở Hà Nội, có một con phố từng mang đến gần chục tên gọi khác nhau. Đó là phố nào?

Phố Hàng Bông dài gần 1 km, là một trục phố quan trọng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Ít ai biết rằng con phố này từng mang rất nhiều cái tên khác nhau

Phố Hàng Thiếc: Một làng nghề ở Hà Nội

Với hàng chục hộ còn duy trì hoạt động chế tác đồ kim loại, quy mô sản xuất của toàn phố Hàng Thiếc không thua kém gì một làng nghề. Đây thực sự là một con phố có 1-0-2 trong 36 phố phường Hà Nội ngày nay.

Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Thiếc dài khoảng 140 mét, một đầu thông sang phố Hàng Nón và một đầu là ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc. Trong các phố nghề truyền thống còn được duy trì ở 36 phố phường Hà Nội, phố Hàng Thiếc với nghề làm đồ thiếc là phố nghề quy mô lớn nhất.

17 thg 12, 2019

Tản mạn về danh xưng của vua săn voi

Nếu các bạn có quan tâm đến vùng đất Buôn Ma Thuột thì chắc thế nào cũng nghe nói đến những ông vua săn voi. Tui may mắn hơn một chút, vì đã từng có dịp... ôm một trong những ông vua đó!

Ama Kông, người săn voi nổi tiếng cuối cùng. Ông qua đời năm 2012. (Có cần chú thích thêm rằng Ama Kông là người ngồi để khỏi nhầm lẫn hông ta?)

Làng mỹ nghệ từ sừng

Từ những nguyên liệu thô ráp và đơn giản như chiếc sừng trâu, sừng bò, qua bàn tay của người thợ ở làng Sừng – làng Thụy Ứng (huyện Thường Tín – Hà Nội) đã trở thành những sản phẩm tinh xảo, hấp dẫn đối với khách phương xa, thể hiện tài năng khéo léo của người thợ ở một vùng quê.

Dọc theo những ngôi nhà trên trục đường chính của làng chúng tôi vẫn thấy nét đặc trưng truyền thống của làng nghề này, với những cặp sừng mỹ nghệ vươn lên ngạo nghễ, những con rồng, phượng, rùa, khung tranh ảnh, lược, móc khóa, trâm cài tóc và rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ khác được trưng bày. Tất cả đã cho thấy sự phát triển của các sản phẩm mỹ nghệ từ sừng ở vùng quê này. 

Dù năm nay đã ở tuổi ngoại thất tuần, song nghệ nhân Nguyễn Văn Kiến vẫn ngày ngày dành đam mê với sừng mỹ nghệ, tìm tòi những tác phẩm tinh xảo hơn . Ảnh: Nguyễn Quyền 

Phố “nôi” miền Hương - Ngự

Đường Lê Duẩn bắt đầu từ đèn xanh đèn đỏ cầu Giả Viên ra phía Bắc đến cửa Chánh Tây người Huế đặt tên là “phố nôi”. Xóm đan nôi khoảng chục hộ; trong số đó là họ hàng với nhau, gọi cửa hiệu theo tên tục như hiệu nôi ông Thành, ông Tuấn, nôi mệ Hoa, chị Thương... 

Nghề “gia truyền”
Xóm đan nôi mây tre ở đây không nhiều, khoảng chục hộ theo nghề truyền thống. Không ai nhớ chính xác nghề đan nôi mây tre ở đây có từ bao giờ. Chỉ biết đến bây giờ, họ đều là đời thứ 3, thứ 4 theo nghề gia truyền. Tới phố “nôi” tôi được gặp bà Trần Thị Hoa, cái tên nổi bật nhất ở đây. Đã hơn 70 tuổi bà vẫn ngồi đan nôi mà không cần đeo kính lão. Tay liên tục rút tao mây nhanh nhẹn, bà Hoa cho biết: Dọc theo đường Lê Duẩn ở Huế có đến chục gia đình theo nghề làm nôi mây tre từ những năm 40 đến nay. 

Sản xuất nôi trẻ em loại bình dân (bốn tao nôi bằng dây thừng) ở làng nghề Bao La (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). 

Bún đậu Hà Nội

Bún đậu chấm mắm tôm vốn là món ăn vô cùng dân dã và quen thuộc của người dân Hà Nội. Món ăn quen thuộc này có mặt ở khắp nơi từ góc phố, quán cóc, khu chợ cho đến tận cả những nhà hàng ở Hà Nội. 

Bún đậu là món ăn không biết có từ bao giờ ở Hà Nội, nhưng lại trở thành món ăn dân dã được nhiều người yêu thích mà nhiều du khách khi đến Hà Nội nhất định muốn ăn thử. Ở Hà Nội, người ta hay giới thiệu cho bạn bè đến một số quán bún đậu có tiếng như Hàng Khay, Phất Lộc, Mã Mây… để ăn thử món ăn này.

Nguyên liệu làm bún đậu được kén kĩ, bún phải là loại bún miếng sợi nhỏ được cắt ra thành từng miếng và đậu phải rán để vỏ vàng giòn, giữ được vị béo ngậy.

Đậu phụ được rán giòn tạo nên lớp vỏ vàng óng.

16 thg 12, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu


Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

Bí ẩn những lễ hội nhảy lửa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam

Lửa là yếu tố tâm linh, được thần hóa - đại diện cho lực lượng siêu nhiên trong tín ngưỡng nguyên thủy của nhiều cộng đồng dân tộc, tiêu biểu như người Dao, Pà Thẻn, Chăm... Những lễ hội gắn với lửa là nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, là mạch nguồn sức mạnh giúp cộng đồng gắn kết, lạc quan, yêu đời, vượt qua muôn vàn khó khăn.

Lửa thiêng trong đời sống tâm linh các dân tộc việt Nam


Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có tục thờ thần lửa với cách thức, hình thức, mức độ thể hiện khác nhau. Tục thờ thần bếp, thắp nhang (hương), thắp đèn, nến hay đốt mã trong nhiều nghi thức cúng hay trong các lễ hội của hầu hết các cộng đồng dân tộc Việt Nam là một trong những dấu hiệu rõ nhất, phổ biến nhất của tục thờ thần lửa. Cùng với nước, lửa là đại diện cho những vị thần được tôn kính, có sức mạnh phi thường và đem đến cuộc sống ấm no, sung túc, an lành. Mặt khác, lửa còn có ý nghĩa là nguồn năng lượng tốt, mạnh mẽ nhất ngăn các năng lượng xấu, xua đuổi tà ma và cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Lửa cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong quan niệm về ngũ hành. Tuy nhiên, dù lửa được thờ quanh năm ở nhiều dân tộc nhưng không phải dân tộc nào cũng có lễ cúng hay lễ hội dành riêng cho nó. 

Nhảy lửa của người Pà Thẻn. 

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống. 

Những hoa văn độc đáo


Những năm gần đây, du khách đến Sa Pa rất muốn đến Nậm Sài để được tận mắt trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc Xa Phó với nhiều phong tục truyền thống còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Cũng như các dân tộc anh em sinh sống ở rẻo cao, người Xa Phó ở Nậm Kéng có cả kho tàng văn hóa độc đáo, nhưng họ đã biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy để làm du lịch cộng đồng…

Phụ nữ Xa Phó thêu thổ cẩm. 

Đồng hồ Thái Dương ở Bạc Liêu

Đồng hồ đá hay còn gọi đồng hồ Thái Dương hơn 100 tuổi là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Chiếc đồng hồ này được kỹ sư Lưu Văn Lang xây tặng Bạc Liêu cách đây hơn 1 thế kỷ.

Đồng hồ Thái Dương còn được gọi là đồng hồ đá là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Nó được UBND Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Zing.

15 thg 12, 2019

Chùa Đèn cầy, có 3 ngôi chùa Đèn cầy

1. Chùa Đèn cầy ở Sóc Trăng

Tên đúng là chùa Bửu Sơn, nhưng tên thông dụng nhất của ngôi chùa này là chùa Đất Sét. Gọi như vậy bởi đặc điểm lớn nhất của ngôi chùa này là tất cả các tượng trong chùa đều làm bằng đất sét. Kỳ công hơn nữa, tất cả các tượng này do duy nhất một người làm bằng phương tiện thủ công trong suốt 42 năm (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng).

Chùa còn được gọi là chùa Đèn cầy vì cùng với các tượng Phật bằng đất sét nơi đây còn có 4 cặp đèn cầy (8 cây), trong đó có 3 cặp lớn, mỗi cây chứa 200kg sáp. Các cây đèn cầy nầy đều cao 2,6m. Bình quân mỗi cây đèn cầy cháy suốt ngày đêm phải mất đến 70-80 năm. Cặp đèn cầy đầu tiên được thắp lên từ năm 1970, đến thời điểm gần nhất mà tôi ghé thăm là cuối năm 2018 vẫn đang cháy.


Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2002

Căn nhà làm từ 4.000 cây dừa trong 2 năm

Với khoảng 4.000 cây dừa có tuổi đời từ 80 - 100 năm, hơn 30 nghệ nhân và thợ làm gần 2 năm mới xong căn nhà dừa “độc nhất vô nhị” miền Tây. Chủ nhân là vợ chồng ông Dương Văn Thưởng (79 tuổi, ngụ Vĩnh Long).

Nhà dừa lung linh về đêm. ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP 

Căn nhà tọa lạc cù lao An Bình, thuộc xã Hòa Ninh, H.Long Hồ, Vĩnh Long, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 6 tỉ đồng. 

Ngôi nhà được xây toàn bằng gốm 5 tỉ đồng

Sau 30 năm gắn bó với nghề làm gốm đỏ, ông Nguyễn Văn Buôl (60 tuổi, ngụ P.5, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) quyết định xây dựng căn nhà toàn bộ bằng gốm với kinh phí gần 5 tỉ đồng.

Căn nhà được làm từ gốm với kinh phí gần 5 tỉ đồng. ẢNH: DUY TÂN 

Ông Buôl cho biết, từ năm 2009 ông đã lên ý tưởng xây dựng căn nhà hoàn toàn bằng gốm. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, ông đành ngậm ngùi tạm gác ý tưởng và đem vật liệu cất vào kho. Mãi đến tháng 4.2018, nhờ kinh doanh thuận lợi, kinh tế gia đình khấm khá, ông mua được miếng đất ưng ý và bắt đầu xây dựng nhà gốm trên diện tích 300 
m2.

12 thg 12, 2019

Từ dòng sông Sê San

Sê San - dòng sông hùng vĩ với nguồn nước dồi dào, lắm ghềnh thác. Dòng sông không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để phát triển hệ thống thủy điện mà còn chứa đựng trong lòng nó nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với nhiều loại cá quý hiếm, góp phần nâng cao đời sống người dân hai bên bờ sông. 

Là một trong các nhánh sông lớn của lưu vực hạ du sông Mê Kông, sông Sê San do 2 nhánh sông chính là Krông Pô Kô (phía hữu ngạn) và Đăk Bla (tả ngạn) hợp thành, rồi chảy theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam dãy Trường Sơn. Với tổng chiều dài gần 300km, diện tích lưu vực 11.450km2, Sê San là con sông có tiềm năng thủy điện lớn thứ 3 trong cả nước, sau sông Đà và sông Đồng Nai.

Với lợi thế và tiềm năng thủy điện phong phú, đến nay, lưu vực sông Sê San đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng 7 công trình thủy điện (gồm thủy điện Plei Krông, Ya Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và Thủy điện Thượng Kon Tum, với tổng công suất 1.831 MW). Hàng năm, các nhà máy thủy điện trên sông Sê San cung cấp hàng tỷ KWh điện. Nguồn điện trên dòng Sê San đóng góp không nhỏ vào hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng và cả nước.


Người dân làng chài đánh bắt cá trên lòng hồ Sê San 4. Ảnh: PN 

Mùa lá đỏ trong những vườn hồng gần Đà Lạt

Cách Đà Lạt hơn 10 km, những vườn hồng ăn quả chuyển màu lá đỏ rực lúc giao mùa mang lại khung cảnh như mùa thu châu Âu. 

Cuối năm, nhiều loài cây trên vùng cao nguyên Langbiang đến mùa thay lá. Một trong những điểm đến đang được yêu thích gần Đà Lạt là vườn hồng ở huyện Lạc Dương với sắc đỏ, vàng tạo nên khung cảnh như mùa thu xứ ôn đới. 

Thưởng thức ẩm thực Hậu Giang

Hậu Giang không chỉ nổi tiếng với những điểm du lịch sinh thái miệt vườn mà còn cuốn hút bởi món ăn đặc trưng. 

Tỉnh Hậu Giang cách TP HCM 240 km về phía Tây Nam và cách thành phố Cần Thơ 60 km theo quốc lộ 61. Nơi đây vẫn giữ nguyên nét hoang sơ, vẻ đẹp bình dị và nhiều món ăn dân dã, được nhiều du khách yêu thích.

Món cháo lòng Cái Tắc


Từ quốc lộ 61 đi thẳng xuống Cái Tắc, bạn sẽ thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc. Nồi cháo lòng được truyền từ hai đời ghi điểm nhờ tô cháo nóng thơm ăn kèm với rau đắng và bánh chéo quẩy. Món cháo lòng Cái Tắc hương vị độc đáo, nổi tiếng gần xa, một lần thử chắc bạn sẽ không quên. 

Tô cháo nóng Cái Tắc thơm ăn kèm với rau đắng và bánh chéo quẩy. Ảnh: Kim Nga. 

10 thg 12, 2019

Hai ngôi tháp cổ ở chùa Quốc Ân Kim Cang

Phật tử, du khách ngày nay có thể đến viếng thăm ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang - một ngôi chùa đã từng được khai sơn hơn 300 năm trước - tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Tuy nhiên đó là ngôi chùa mới được xây dựng lại cách đây 10 năm trên nền chùa cũ, vốn đã bị phá hủy hoàn toàn từ năm 1946. Di tích quan trọng nhất ở đây chính là ngôi tháp mộ của Tổ sư Nguyên Thiều, vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong.

Tháp mộ Tổ sư Nguyên Thiều

Xưa kia ngôi chùa này gọi là Chùa Kim Cang hay Chùa Tháp ở Đồng Nai, tọa lạc tại ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Ngày nay chùa thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo lời kể của trụ trì chùa Cửu Thiên – Thủ Đức (là đệ tử của vị trụ trì Tổ đình Quốc Ân Kim Cang thời điểm 1946) và các bô lão ở địa phương ấp Bình Thảo kể lại thì người dân nơi đây vẫn thường gọi đây là “Chùa Tháp” vì chùa này có ngôi tháp cổ của vị Tổ Sư khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim Cang.

Chính nhờ ngôi tháp này mà sau nhiều năm quên lãng, người ta mới xác định lại được vị trí ngôi Tổ đình. Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. Thông tin về 2 ngôi tháp cổ như sau (ghi lại theo bài viết của Pháp Tuệ, trên báo Giác Ngộ online ngày 14/11/2008):

Dùng vôi bột và vỏ cây nhuộm vải, người Ơ đu ở Nghệ An giữ truyền thống độc đáo

Ơ đu là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam, hiện đang sống tại huyện Tương Dương, Nghệ An. Bên cạnh một số phong tục truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thì truyền thống dệt, nhuộm vải và may trang phục đặc trưng vẫn đang được gìn giữ. Đáng chú ý ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo. 

Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ đu cho biết: “Để có một nồi nước nhuộm, trước đó tôi phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi và cho vào một ít vôi bột. Cứ thế đun khi nào nước ra màu thì cho vải vào để nhuộm”. Ảnh: Đình Tuân 

Về xứ Nghệ, khám phá du lịch làng nghề


Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng. 

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu. 

Đông về ăn cọ hấp - đặc sản của tuổi thơ ở vùng quê Hà Tĩnh

Quả cọ có ở nhiều nơi, trải dài khắp ở các vùng quê Hà Tĩnh thế nhưng mang đậm vị béo vẫn là cọ ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Món cọ hấp cũng từ đó mà ra đời, mang lại những dư vị khó quên cho bất kỳ ai thưởng thức.

Chẳng biết từ bao giờ, cây cọ (còn gọi là cây tro) đã có mặt trên nhiều miền quê Hà Tĩnh. Trước đây, gần như nhà nào cũng đều trồng cọ trong vườn, chủ yếu để lấy lá - nhiều thì bán, ít thì để dùng lợp một số công trình trong gia đình. Ngày nay, dù lá cọ không còn được dùng nhiều như trước, nhưng nhiều gia đình vẫn lưu giữ lại cây cọ làm bóng mát, cảnh quan như một nét hồn quê...

Du ngoạn làng lò gạch

Mỗi lần bay ngang bầu trời Nam bộ, ngoài bạt ngàn xanh cây trái và sông nước uốn lượn thì đập vào mắt du khách là những cụm tháp nâu đỏ nổi bật. Có dịp vào bên trong lại ngỡ là những Tháp Chàm hay các đền tháp cổ xưa. Thật ra là những lò gạch.

Chưa ai biết rõ kỹ thuật xây lò để nung gạch có từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng gạch là vật liệu chính được làm từ đất sét nung để xây dựng từ xa xưa.

Di chỉ khảo cổ với hiện vật gạch được tìm thấy ở khu vực gần sông Tigris (Trung Đông) có niên đại 7.500 trước Công nguyên. Phải là đất sét mới làm được gạch.

Đất trộn với nước, nhồi nhuyễn và đưa vào khuôn đóng thành viên, màu nâu xám, phơi hoặc sấy khô rồi chất vào lò. Lò đốt bằng củi, các loại than trấu, khí đốt…suốt nhiều giờ.

Khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trải mấy ngàn năm, hình dạng gạch gần như không thay đổi, ban đầu là gạch chỉ, còn gọi là gạch thẻ (đặc), sau này có thêm gạch tàu (vuông), gạch ống.

Một góc làng Lò gạch An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp

9 thg 12, 2019

KoTam – bức tranh Tây Nguyên hoàn mỹ

Mang một nét đẹp đậm chất núi rừng Tây Nguyên, cùng với sự kết hợp hài hòa của cả một hệ sinh thái đa dạng giữa cỏ cây hoa lá và những bến nước nhân tạo trong vắt, khu du lịch KoTam trở thành một điểm đến thú vị, thu hút rất nhiều khách du lịch khi đặt chân đến mảnh đất đầy nắng, gió này. 

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 9km về hướng Đông Nam (đường đi Nha Trang), khu du lịch sinh thái KoTam nằm ở Km 4, quốc lộ 26, phường Tân Hòa, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Khu du lịch sinh thái KoTam bao gồm khu trung tâm có diện tích 17ha và khu liên kết cộng đồng với đồng bào các buôn xã EaTu với tổng diện tích là 200ha, được chia thành 3 khu vực là vườn chính, nhà tre và hồ câu.

Khung cảnh KoTam trông tựa như một bức tranh sơn dầu, được tô điểm với nhiều mảng màu sắc khác nhau với những con đường hoa trải dọc hai bên lối đi, thêm vào đó là có cả những mảng màu xanh mướt của cây cối và màu nước trong vắt của hồ câu nhân tạo.

Toàn cảnh hồ cảnh quan trong khu du lịch Ko Tam.

Đẹp ngỡ ngàng những bức tường hoa tigôn trên đường làng Hà Tĩnh

Ngỡ ngàng, xao xuyến là những xúc cảm của mỗi vị khách khi một lần được rảo bước dọc trên tuyến đường thôn Thông Tự, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Trong sắc nắng dịu nhẹ đầu đông, những giàn hoa ti gôn khoe sắc rực hồng trên nền xanh cây lá khiến không gian càng thêm yên bình, lãng mạn.

Mong muốn làm nên điều đặc biệt riêng có cho con đường thôn, 3 năm trước, ngoài chọn những giống cây phổ biến như chiều tím, chuỗi ngọc.... để làm hàng rào xanh, người dân thôn Thông Tự còn chọn giống cây tigôn để “khoác” bức tường hoa dọc những tuyến đường.

Bắt cá đồng!

Sau những tháng ngày mải mê ở chốn đông người, tôi có dịp về lại vùng quê và cùng những người bạn chân chất đi bắt cá đồng. Với nhiều người, đó không phải là điều gì quá mới mẻ nhưng lại mang hơi thở của quê hương, nuôi dưỡng tình yêu với mảnh đất đã cưu mang họ tự thuở thiếu thời.

Dỡ chà mùng bắt cá 

Làng khô đón Tết

Nước lũ rút cũng là lúc làng khô cá đồng Vĩnh Hội Đông (An Phú) tất bật vào vụ mùa sản xuất, chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, vì lũ không như mong đợi nên sản lượng cá nguyên liệu không dồi dào, khiến vụ khô Tết năm nay “kém vui” hơn. 

Thời điểm này, cặp theo tuyến lộ trung tâm đi qua xã Vĩnh Hội Đông sẽ thấy những vỉ khô cá đồng vàng rượm trong ánh nắng miền biên giới. Nói về khô cá đồng thì không đâu hơn xã giáp biên này, bởi nguồn nguyên liệu dồi dào từ Campuchia chuyển xuống. Ở đây có đủ mặt khô, từ cá kết, cá chèn, cá chạch, cá lăng, cá chốt cho đến khô rắn, khô trăn và nhiều thứ khác nữa. Dân sành ăn hẳn sẽ phải tìm về vùng biên giới này để tận hưởng thứ đặc sản đậm chất miền Tây. 

Làm khô đón Tết 

“Chênh vênh” xóm lưỡi câu

Nhắc đến “xóm lưỡi câu” (khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), người ta nhớ ngay đến cái xóm nằm bên dòng Long Xuyên, dài chừng 1km, nhà nào cũng làm lưỡi câu. Nửa thế kỷ nhộn nhịp, tưng bừng, ồn ã tiếng máy móc và rủng rỉnh thu nhập, “xóm lưỡi câu” trở thành làng nghề tiểu thủ công nghiệp được UBND tỉnh công nhận. Vậy mà, giờ đây tiếng máy dần thưa thớt, lạc lõng bởi con nước cạn. Người dân chẳng muốn bỏ nghề, nhưng phải đi tìm công việc khác. Nỗi buồn ấy sao mà đắng đót, chênh vênh!

14 tuổi, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy bắt đầu theo nghề làm lưỡi câu của gia đình. 30 năm trôi qua, chị vẫn ngồi quay mũi, nhưng mọi thứ giờ khác nhiều lắm. Hồi đó, 1 muôn (10.000 lưỡi câu) chỉ có 11.000 đồng. Con nước lên, mỗi ngày khách mua mấy chục muôn là bình thường. Cả xóm xúm nhau làm ngày, làm đêm mới đủ số lượng cung ứng thị trường. Bên chiếc máy, dưới ánh đèn sáng vừa đủ, người thợ cần mẫn lặp đi lặp lại từng ấy thao tác, chạy đua với thời gian. Còn giờ, 1 muôn tăng giá hơn 10 lần, mà số lượng bán ra cũng giảm từng ấy lần. Bởi vậy, những người thợ gia công như chị Thúy thất nghiệp dần, hoặc chỉ được chủ cơ sở giao hàng làm cầm chừng. Buổi sáng, chị bận rộn bán thức ăn sáng, lo con cái, nhà cửa. Tới 2-3 giờ chiều, chị ngồi miết với máy quay, đến 8-9 giờ tối. Mỗi ngày cần mẫn, chị có thu nhập từ 100.000-150.000 đồng từ cái nghề gia công này. Số tiền ấy nói nhiều không nhiều, nói ít cũng không ít. Nhưng được cái, chị có thể trông nhà, quán xuyến gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm tiền.