Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 9, 2024

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé Đà Lạt

Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu rau, trà atiso, sữa đậu nóng… Tuy nhiên, có một món mà mọi người nên thử để biết trọn vị ẩm thực nơi thành phố ngàn hoa – đó là chè. Dù biết chè tỉnh thành nào cũng có, nhưng ở Đà Lạt có một quán chè đặc biệt mà nhiều thực khách muốn khám phá, đó là chè hé.

Chè hé Đà Lạt. Ảnh: Việt An

11 thg 9, 2024

Di sản nhà sàn của người Ba Na ở làng cổ Kon Jơ Dri


Bên cạnh những nét văn hóa phi vật thể như cồng chiêng, múa xoang, sử thi, lễ hội truyền thống… thì nhà sàn của người Ba Na là nét văn hóa vật thể đáng tự hào cần được quan tâm bảo tồn, gìn giữ, bởi lẽ cùng với nhà rông, nhà sàn đã tạo nên không gian làng đặc biệt của đồng bào Ba Na ở làng cổ Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

7 thg 9, 2024

Khám phá buôn làng Ê đê bên dòng sông Sêrêpốk


Buôn văn hóa Ê đê, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút là điểm đến trên hành trình tham quan, khám phá Tuyến 2 – Bản giao hưởng của làn gió mới, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

4 thg 9, 2024

Sự tích cá trắng đầu suối N'Drung ở Đắk Nông

Câu chuyện kể về sự tích loài cá trắng suối ở Đắk Nông. Đồng thời, kể về nguồn gốc một số con suối trên địa bàn tỉnh.

Dòng suối Rlong Ra bắt nguồn từ một đồi núi, ngày nay thuộc quốc lộ 14, gần UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Dòng suối Rlong Ra gặp suối Đắk Pri, Đắk Sôr, chảy xuống sông Krong. Sông Krông K’nô (sông chồng) gặp sông Krông Ana (sông mẹ) cùng chạy xuống sông Mê Kông. Sông Mê Kông cùng nhiều con suối thành dòng sông Cửu Long. Sông Cửu Long chia làm chín ngả cùng chảy xuống biển cả. Phía mặt trời mọc UBND huyện Đắk Song (bây giờ) là suối Đắk N’drung. Con suối Đắk N’drung bắt nguồn từ huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đắk Nông. Suối Đắk N’drung chảy xuống Đắk R’tíh, suối Đắk R’tíh chảy xuống Đắk Dơng - Đồng Nai, rồi chảy xuống biển cả.

Cá trắng ở đầu suối Đắk N'drung

1 thg 9, 2024

“Giải mã” những phục sức trong lễ hội của người Gié Triêng

Dân tộc Gié Triêng sinh sống tập trung ở tỉnh Kon Tum và một bộ phận cư trú ở huyện Nam Giang, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là dân tộc còn bảo tồn nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa, đặc biệt là trong tập quán, lễ hội và phục sức và những trang phục truyền thống để thực hành trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội mang đậm sắc màu hoang sơ và giàu tính nhân văn.

Trong Lễ hội ăn than, những người ăn than đội chiếc mũ làm bằng lá cây vừa gùi than về làng, vừa thổi đinh tút

28 thg 8, 2024

Hồi sinh Lễ cầu mưa của đồng bào Bahnar ở Gia Lai

Trên vùng đất cao nguyên hùng vĩ, nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa, trong chuỗi các nghi lễ dân gian, Lễ cầu mưa là một trong những nghi thức tín ngưỡng lâu đời đặc trưng gắn với lao động sản xuất của đồng bào Bahnar ở Gia Lai. Nghi lễ này thường được tổ chức vào tháng tư, tháng năm hằng năm để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là nghi lễ độc đáo, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc bản địa ở Gia Lai.

Tái hiện nghi lễ cầu mưa của đồng bào Bahnar ở làng Hnap, xã K'Dang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

27 thg 8, 2024

Độc đáo lễ cúng chiêng mới của đồng bào Jrai

Trong văn hóa người Tây Nguyên, cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu tại các lễ, hội. Hiện tại các buôn làng ở Gia Lai có những bộ cồng chiêng tuổi đời hàng chục thậm chí hàng trăm năm, ghi dấu biết bao thay đổi của đồng bào nơi đây.

Các thành viên của CLB Cồng chiêng buôn Ama Djơng, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) làm lễ cúng chiêng mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cũng như gìn giữ âm vang cồng chiêng luôn được đồng bào Tây Nguyên chú trọng, đặc biệt khi có bộ cồng chiêng mới, bà con ăn mừng như được Yang (thần linh) ban thêm của cải, may mắn, sức khỏe.

23 thg 8, 2024

Độc đáo nghi thức rước rể của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tái hiện nghi thức rước rể độc đáo của dân tộc mình.

Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.

Đoàn rước rể từ nhà trai trên đường di chuyển về nhà gái. Ảnh: Phương Nam

10 thg 8, 2024

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 6: Cào lá thông khô... kiếm tiền

Dọc con đường từ thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) hướng về TP Nha Trang, du khách nếu để ý sẽ thấy những bóng người tay mang bao tay cào miệt mài gom lá thông khô trên những đồi dốc thoai thoải.

Ông Hoàng Văn Luyến gom lá thông vào bao - Ảnh: YẾN TRINH

Họ gọi đó là lá ngo, dùng để ủ liếp trồng dâu. Một nghề kiếm tiền kỳ lạ, vì có nhiều nhà vườn bỏ tiền mua.

8 thg 8, 2024

Trekking núi lửa Chư Đăng Ya giữa đại ngàn Tây Nguyên

Du khách có thể khám phá nhiều điểm đến thú vị ở Tây Nguyên như núi lửa Chư Đăng Ya, đập Tân Sơn, hàng thông trăm tuổi, nhà cổ Ha R’bau...

Nằm tại tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên, Pleiku là cái tên không quá nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết tại đây có nhiều điểm đến cũng như ẩm thực độc đáo cho giới trẻ khám phá. Ảnh: NVCC

5 thg 8, 2024

Vẻ đẹp kiêu sa của hoa hồng trên thành phố tình yêu

Đà Lạt, thành phố mộng mơ được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, từ lâu đã nổi tiếng với muôn hoa khoe sắc. Trong bức tranh rực rỡ ấy, hoa hồng đóng vai trò đặc biệt, tô điểm cho thành phố thêm phần lãng mạn, kiêu sa và tạo nên nét rất riêng cho phố hoa Đà Lạt.

Hoa hồng vốn là biểu tượng của tình yêu, sự sang trọng và quý phái

4 thg 8, 2024

Độc đáo Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) là nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu, một trong những dân tộc thiểu số ít người hiện nay ở Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Trước đây, với hình thức canh tác du canh du cư, nên trước mỗi mùa rẫy, người Brâu tiến hành tìm khu rẫy mới. Khi đã chọn được khu đất ưng ý, chủ nhà lấy cây Hla Klro đánh dấu vị trí khu đất của gia đình mình. Theo người Brâu, đất nào có cây Hla Klro thì lúa rẫy mới xanh tốt. Sau khi đánh dấu đất xong sẽ tiến hành phát một khoảng nhỏ để làm phép.

Công trình kiến trúc cổ giữa thủ phủ cao nguyên

Không phải ai cũng biết, trụ sở làm việc của Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh chính là Tòa thị chính, hay còn gọi là Dinh Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng, là công trình kiến trúc hành chính cổ xưa nhất ở Tây Nguyên, đang lưu giữ những dấu ấn lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của huyện Di Linh giữa lòng cao nguyên hùng vĩ và đang được đề xuất công nhận di tích lịch sử văn hóa.

Tòa nhà Thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng nay là trụ sở Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh

27 thg 7, 2024

Cắm trại, ngủ đêm bên sông Đạ Huoai

Sông Đạ Huoai chảy giữa rừng cây qua các khe đá, đôi bờ khung cảnh hoang sơ, thu hút nhiều bạn trẻ đến cắm trại và khám phá.


Sông Đạ Huoai với dòng nước xanh trong, uốn lượn quanh những dãy núi cao và cánh rừng trùng điệp của huyện Đạ Huoai, là điểm đến thiên nhiên được yêu thích ở Lâm Đồng. Dòng sông bắt nguồn từ những suối nhỏ trong núi, cảnh quan hùng vĩ, hai bên bờ có những bãi bồi bằng phẳng. Những năm gần đây nhiều du khách tìm đến những bãi ven sông Đạ Huoai cắm trại, dã ngoại.

22 thg 7, 2024

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.

Nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái

Theo truyền thống, ngay từ khi mới sinh ra, hầu hết những đứa trẻ sẽ được cha mẹ định ước hôn nhân, 2 gia đình sẽ qua lại với nhau. Lớn lên, sau khi nghe lời khuyên răn và dạy dỗ của cha mẹ, họ hàng, người thân, đôi trai gái thống nhất tiến tới hôn nhân, họ sẽ thông báo cho gia đình của mình biết và cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới.

Gùi - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào ở Tây Nguyên

Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.

Bức tranh đan gùi đầy màu sắc ở làng Mrông Ngó 4, xã Ia Ka (huyện Chư Păh).

Đồng bào Tây Nguyên không biết gùi có tự bao giờ. Họ chỉ biết nó đã có từ rất lâu đời, được cha ông truyền lại cho những người đàn ông trong gia đình. Theo thời gian, nó gắn liền với phụ nữ DTTS ở nơi đây. Về các buôn làng ở Tây Nguyên, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô sơn nữ hay những phụ nữ tóc đã nhuốm màu thời gian mang gùi trên vai đi khắp các nẻo đường đất đỏ bazan.

20 thg 7, 2024

Độc đáo hoa thân gỗ ở Đà Lạt

Đà Lạt - Trung tâm sản xuất hoa lớn của cả nước, được Chính phủ công nhận “Thành phố Festival Hoa Việt Nam”. Nơi đây, ngoài sản xuất hoa thương phẩm (3 tỷ cành hoa các loại/năm), còn có 7 loài hoa thân gỗ luân phiên nở suốt 4 mùa, trang điểm nhan sắc Đà Lạt, làm ngất ngây người dân và du khách thập phương.

Hoa anh đào bên Hồ Xuân Hương (Đà Lạt)

19 thg 7, 2024

Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Với mục đích lan tỏa và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum đã tổ chức tái hiện phong tục cưới đặc sắc của dân tộc mình.

Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người. Từ xa xưa, phong tục hôn nhân của người Giẻ Triêng đã rất văn minh, chung thủy một vợ, một chồng. 

Nhà trai bàn bạc và chuẩn bị chu đáo mọi việc của lễ cưới . Ảnh: Hoàng Tâm

Cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam

Mỗi lần có dịp ngang qua biệt thự 75 Phù Đổng Thiên Vương, TP. Đà Lạt, tôi đều dừng lại xem phượng trắng thế nào. Đây là cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam nở hoa. Cây này do Tiến sĩ Hà Ngọc Mai mang từ Úc về trồng năm 1998, sau 10 năm thì nở hoa tuyệt đẹp. Phượng trắng nở giữa đại ngàn thông xanh, làm ngất ngây người dân và du khách, bởi sức hút kỳ lạ, vẻ đẹp tinh khôi, sang trọng và độc đáo.

Vợ chồng Tiến sĩ Trần Hà Anh và Tiến sĩ Hà Ngọc Mai dưới cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam.

“Mimosa vì sao em tới đất này?”

“Mimosa từ đâu em tới, Mimosa vì sao em tới đất này. Đà Lạt đồi núi trập trùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông…”. Lời bài hát ấy, cứ ngân nga trong tôi mỗi dịp Mimosa nở. Năm nay, mưa thuận gió hòa, nên Mimosa nở đẹp đến nao lòng. Cả Đà Lạt vàng rực, như “Nàng Sơn cước” lộng lẫy trong váy áo vàng, trẻ, đẹp, quyến rũ lạ kỳ.

Hoa Mimosa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết - Ảnh Hà hữu Nết

Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, ở nước Úc (Australia) tươi đẹp, có đôi trai tài gái sắc, yêu nhau say đắm, thề sống với nhau trọn đời. Chàng là con ngư dân nghèo, thân hình vạm vỡ, da ngăm đen, thông minh, tài giỏi nhất vùng. Nàng là con nhà quý tộc giàu sang, da trắng, tóc vàng, cực kỳ xinh đẹp và nhân hậu. Họ đã trao nhau tình yêu ban đầu trên bờ biển Sydney thơ mộng. Nhưng rồi, cha mẹ nàng lại ép nàng lấy vị Bá tước quyền quý. Sau bao lần cự tuyệt không thành, nàng đành buông xuôi số phận. Được tin nàng sắp lên xe hoa, chàng lặng lẽ lên vùng núi làm nghề gác rừng, để cố quên mối tình tuyệt vọng.

Hoa Mimosa khoe sắc bên Nhà thờ Con Gà (Đà Lạt) - Ảnh Hà Hữu Nết

Một ngày nọ, trận hỏa hoạn dữ dội xảy ra, chàng bất chấp hiểm nguy, lao vào lửa để cứu rừng và những con Kangaroo (Chuột túi) tội nghiệp. Chàng miệt mài dập lửa đến ngất xỉu và bị cháy rụi mà không hay biết. Nghe tin chàng bỏ biển lên rừng, trong đêm tân hôn nàng bỏ trốn đi tìm người yêu. Nhưng, hỡi ơi! Khi gặp chàng, nàng bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa, chỉ thấy xác chàng trong đống tro tàn. Nàng quỳ xuống, khóc than thảm thiết suốt ngày đêm đến kiệt sức, rồi gục chết bên chàng. Năm tháng trôi qua, tại nơi chàng và nàng quyên sinh, mọc lên một loài cây thân mộc, lá xanh biếc, lấp lánh hoa vàng, thơm mát, rất kỳ lạ. Cảm kích trước mối tình sâu nặng của đôi trai tài gái sắc, thổ dân địa phương đặt tên cho loài hoa ấy là Mimosa - một cái tên tuyệt đẹp! Sự tích hoa Mimosa là vậy.

Hoa Mimosa trang điểm thêm sự lãng mạn cho TP. Đà Lạt- Ảnh Hà Hữu Nết

Ngày nay, những cặp tình nhân trao nhau hoa Mimosa để khẳng định sự chung thủy trọn đời. Riêng con gái Đà Lạt thường ép hoa Mimosa vào trong sách, tặng người yêu để bày tỏ sự trong trắng, thủy chung. Dù hoa đã khô, nhưng vẫn tỏa hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết, quyến rũ. Hoa Mimosa tượng trưng cho tình yêu chung thủy và bất diệt.

Mimosa (tên khoa học Mimosaceae) du nhập vào Đà Lạt hơn 100 năm nay. Ở Việt Nam duy nhất Mimosa trồng tại Đà Lạt nở hoa. Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên ở Đà Lạt, Mimosa rất dễ trồng và sinh trưởng nhanh. Ươm trồng bằng hạt, Mimosa 5 tuổi (cao khoảng 4m, tán lá rộng 3m) thân mảnh, vỏ đen, cành nhiều, rễ ăn cạn nên rất yếu, phải cắt tỉa bớt cành, giảm độ cao để tránh gãy đổ vào mùa mưa. Mimosa thường nở quanh năm, nhưng nở rộ nhất vào mùa khô (từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm sau). Khoảng 3 tuổi, Mimosa bắt đầu nở bông, hoa hình cầu, màu vàng óng như tơ, từng chùm chi chít nụ, nở hết đợt này đến đợt khác. Ngắm hoa Mimosa mọi thời khắc đều đẹp, nhưng ngắm dưới ánh trăng là đẹp nhất, bởi sự lung linh, huyền ảo, đẹp đến nao lòng.

Hoa Mimosa đi vào âm nhạc, làm lay động trái tim bao thế hệ.

Ở Đà Lạt có một con đường mang tên hoa “Mimosa”. Đó là đèo Mimosa dài 10 km, cửa ngõ phía nam Đà Lạt (song song với đèo Prenn). Mimosa không phải là hoa thương phẩm (để bán) mà được trồng nhiều hai bên đường Mimosa, trong các công viên, trường học, nhà thờ, chùa chiền, công sở, biệt thự, khu du lịch... để làm đẹp thành phố. Hoa Mimosa - như hạt nắng vàng, lóng lánh trang điểm nhan sắc Đà Lạt thật mộc mạc, dễ thương. “Anh đã biết rồi em ơi, vì em yêu cuộc sống trên cao, có thông reo rì rào. Vì em yêu dòng thác Cam Ly, như cuộc sống đang dâng trào. Vì em yêu nước hồ Xuân Hương, yêu thành phố muôn hoa, đã từng lưu luyến trái tim ta. Mimosa... em Mimosa... hoa Mimosa”. Bài hát “Mimosa” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã chắp cánh cho Đà Lạt bay cao vươn xa, đã lay động bao trái tim - những người yêu Đà Lạt.

Hoa Mimosa trong khuôn viên Dinh Bảo Đại- TP. Đà Lạt- Ảnh Hà Hữu Nết

Và khoe sắc bên hồ Xuân Hương thơ mộng

Ngày qua ngày, Mimosa vẫn âm thầm nở, khiêm nhường khoe sắc, tỏa hương, “hút hồn” bao lữ khách đến với Đà Lạt - thành phố mộng mơ, thành phố của tình yêu và nỗi nhớ. Nhiều nghệ nhân ở Đà Lạt đã chế tác thành công bonsai Mimosa rất độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao. Cùng với muôn loài hoa khác, Mimosa đã góp phần làm nên thương hiệu “Đà Lạt - Thành phố Festival hoa Việt Nam”.

Hà Hữu Nết