31 thg 12, 2023
Mùa hoa tớ dày đẹp như mơ ở bản người Mông Mù Cang Chải
Cuối tháng 12 hoa tớ dày (đào rừng) đã nhuộm sắc hồng rực rỡ các ngả đường của những xã bản người Mông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Mùa mai anh đào khoe sắc rực rỡ trên đồi chè Ô Long ở Sa Pa
Những đồi chè đặc sản Ô Long ở thị xã Sa Pa trở nên lung linh bởi sắc màu của hoa mai anh đào nở sớm.
Đồi chè Ô Long là một trong những điểm check-in nổi tiếng tại Sa Pa, đặc biệt vào mùa mai anh đào nở. Từ trung tâm Sa Pa, du khách đi hướng quốc lộ 4D (tức đường đi Thác Bạc hay đèo Ô Quý Hồ) khoảng 8 km, thấy điểm Trường mầm non Ô Quý Hồ bên tay phải, nhìn đối diện có đường nhỏ rẽ trái và đi khoảng 500 m là tới đồi chè Ô Long. Ảnh: An Vi
30 thg 12, 2023
Ngày cuối năm bình yên ở làng hoa Gò Công Tây vào vụ Tết
Những ngày cuối năm, nhà vườn tại làng hoa Gò Công Tây, Tiền Giang tất bật người gieo giống, người tưới cây chuẩn bị cho vụ hoa Tết Giáp Thìn 2024.
Cháo sườn lưỡi Nam Định có gì đặc biệt mà ăn một lần nhớ mãi
Cháo sườn lưỡi là cách gọi tắt của đặc sản cháo lưỡi, cháo sườn sụn ở Nam Định. Chén cháo nóng hổi, thơm lừng những gia vị dân dã như tía tô, rau mùi, tiêu, ớt... đủ ấm bụng ngày đông.
29 thg 12, 2023
Chùa Ô Chum vào hội
Chùa Ô Chum Aram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum) tọa lạc ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng có lịch sử hơn 200 năm, là cái nôi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, thể thao của cộng đồng dân cư Khmer với trên 30% dân số của địa phương. Những ngày này, mọi người đang cùng nhau đóng ghe Ngo cũng tập luyện để phục vụ Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống hằng năm.
Cơm trái cây độc lạ của người miền Tây
Người miền Tây có thói quen ăn cơm với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu... khiến không ít du khách bất ngờ.
Mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có những nét riêng trong văn hóa cũng như ẩm thực. Việc ăn cơm với trái cây nghe có vẻ xa lạ, nhưng đối với người dân miền Tây, đó là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí món ăn này còn là hương vị tuổi thơ quen thuộc với tất cả những người con lớn lên tại mảnh đất này.
Mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có những nét riêng trong văn hóa cũng như ẩm thực. Việc ăn cơm với trái cây nghe có vẻ xa lạ, nhưng đối với người dân miền Tây, đó là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí món ăn này còn là hương vị tuổi thơ quen thuộc với tất cả những người con lớn lên tại mảnh đất này.
28 thg 12, 2023
Độc đáo món bánh dày của người Pà Thẻn
Gạo được cho vào cối và giã nhuyễn.
Bánh dày là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết của người Pà Thẻn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang . Bánh được dâng lên cúng tổ tiên, thần linh để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no, hạnh phúc.Không những vậy bánh dày còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Bánh thể hiện tinh thần đoàn kết, sum vầy của gia đình, dòng họ.
Đường tranh bích họa giữa lòng Sài Gòn
Những bức tường cũ kỹ, rêu mốc trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (đoạn gần đường Tôn Đức Thắng, Quận 1) đã trở nên sáng bừng sức sống bởi những bức bích họa sinh động và đẹp mắt, tạo ra một không gian sống tươi đẹp, thú vị cho người dân.
27 thg 12, 2023
Bình yên phiên chợ sáng làng Kon Jơ Dri
Mỗi tháng một lần, khoảng sân rộng trước ngôi nhà rông làng Kon Jơ Dri lại trở thành cái chợ phiên nhỏ xinh rực rỡ sắc màu các loại hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp nhất và còn khá nguyên vẹn ở Tây Nguyên hiện nay. Mỗi tháng một lần, dân làng Kon Jơ Dri lại có một buổi họp chợ sáng trước ngôi nhà rông đẹp như tranh vẽ.
Phiên chợ sáng ở làng Kon Jơ Dri khá thú vị bởi dân làng họp chợ không chỉ để mua bán mà còn là dịp gặp nhau hàn huyên dăm ba câu chuyện xóm làng, người lớn thì mua bán, trẻ con thì được đi chơi, còn cán bộ thôn xã cũng tranh thủ đi chợ để giải quyết việc cho dân làng.
Về lại cố hương Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người có công rất lớn trong việc làm thay đổi diện mạo của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bài Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác được xem là bước ngoặt quan trọng thay đổi diện mạo của cải lương. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh sống và sáng tác chủ yếu ở tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, nơi ông sinh ra là làng Thuận Lễ (nay là xã Thuận Mỹ) thuộc vùng hạ huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Độc đáo Chợ phiên Măng Đen
Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.
Chợ phiên Măng Đen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/10, mục đích là giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm; giới thiệu cho du khách trải nghiệm các chương trình văn hóa DTTS trên địa bàn.
Chợ phiên Măng Đen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/10, mục đích là giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm; giới thiệu cho du khách trải nghiệm các chương trình văn hóa DTTS trên địa bàn.
Tắm đồng mùa nước nổi
Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là “đặc sản”
Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba lô đến Đồng Tháp Mười để trải nghiệm cuộc sống dân dã, ăn cá đồng và đắm mình trong làn nước mênh mông của sông Mekong đổ về.
Đặc biệt, năm nay, cứ vào mỗi buổi chiều trên quê hương An Phú, rất đông người dân khắp nơi về đây tập tắm đồng để tìm cảm giác hương đồng gió nội, vui chơi, ăn uống, hòa mình với những trải nghiệm độc đáo mà thiên phú ban tặng trong mùa nước nổi ở vùng quê biên giới An Giang.
26 thg 12, 2023
Vang danh bưởi Tân Triều
Hiện cả Tân Triều có khoảng 400 ha bưởi, chủ yếu là giống bưởi đường lá cam, bưởi xiêm ruột đỏ, bưởi da xanh ruột hồng, bưởi ổi, bưởi da láng…
Bưởi Tân Triều có vỏ màu xanh, mỏng,và hậu ngọt. Những đặc sản từ trái bưởi mà bất cứ ai khi đến với Tân Triều cũng không thể bỏ qua đó chính là rượu bưởi, chè bưởi và món gỏi bưởi.
Làng bưởi Tân Triều thuộc ấp Vĩnh Hiệp, cù lao Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đến với làng bưởi Tân Triều, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được trải nghiệm vào sâu trong vườn bưởi. Các hàng bưởi xanh ngát say quả trĩu nặng dọc hai bên đường đi cùng hương thơm thoang thoảng của bưởi sẽ khiến bạn cực kỳ thoải mái.
Nét đẹp Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Phần lớn diện tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh Long An. Vùng đất trù phú với hệ sinh thái ngập nước theo mùa đem đến những đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Mùa nước nổi, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh mang nét đẹp dịu dàng, bình dị, làm say lòng du khách.
Nhắc đến Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, không thể không nhắc đến bông súng, một nét đẹp đặc trưng của vùng đất này. Bông súng mọc tự nhiên vào mỗi mùa nước lên. Không chỉ mang nét đẹp dịu dàng, bông súng còn được xem là đặc sản mùa nước nổi. Những năm gần đây, các đoàn du khách nhiếp ảnh về Đồng Tháp Mười ngày càng nhiều để ghi lại những hình ảnh đẹp của thiếu nữ và bông súng
Nhớ nghề dệt chiếu quê tôi
Khoảng 30 năm trước, người dân quê tôi (xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) chủ yếu sống bằng nghề dệt chiếu. Thời “vàng son” đó, mỗi gia đình đều có một khung dệt hoặc nhiều hơn. Gia đình tôi cũng như tuổi thơ của tôi đã gắn bó với nghề. Trải qua bao thăng trầm, nghề dệt chiếu truyền thống dần mai một...
Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.
Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.
“Xứ dừa” với nghề thủ công mỹ nghệ
Tỉnh Bến Tre được mệnh danh là “xứ dừa” nổi tiếng cả nước với diện tích trồng dừa lớn nhất nước và lâu đời nhất. Ngoài các sản phẩm, đồ ăn thức uống được chế biến từ trái dừa thì người dân ở xứ dừa còn tận dụng các bộ phận khác từ cây dừa sau khi thu hoạch hết trái hoặc đã già cỗi để tạo ra những vật dụng trong gia đình hay các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.
Có nhiều người và nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ dừa trải dài khắp xứ Bến Tre, nhưng lâu đời và nổi tiếng tập trung lại thành một làng nghề thì phải kể đến các cơ sở ở Cồn Phụng, thuộc ấp Tân Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cồn Phụng được biết đến như một ốc đảo du lịch nổi tiếng nhất nhì của Bến Tre, nó nằm lọt thỏm giữa con sông Tiền quanh năm phù sa bồi đắp và được che chắn bởi những cây dừa xanh tươi, người dân chỉ có thể thực hiện giao thương với đất liền bằng hai cách: đi ghe, thuyền bằng đường sông và đường bộ là con đường đan nhỏ hẹp nối với cầu Rạch Miễu.
25 thg 12, 2023
Độc đáo chợ Nghiên Loan
Chợ trâu, bò xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, nằm trong một thung lũng thuộc bản Đính và bản Khuổi Ún, cách tỉnh lộ 258B khoảng 500 m nên rất thuận tiện cho việc đi lại, tập kết hàng hóa, buôn bán, vận chuyển.
Thơm ngon bánh bèo thịt quay
Ở Quảng Ngãi, bánh bèo là món ăn phổ biến, trăm người trăm biết. Nhưng món bánh bèo ăn với thịt quay, rau sống thì có lẽ chưa có nhiều người dùng.
Ghé các quán bình dân, mái lợp tranh ven bãi biển Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ), bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon mà giá cả rất bình dân. “Mưa lay phay mà thịt quay bánh bèo thì ai mà chịu nổi”, chị chủ quán chào khách bằng một câu rất... kích thích dạ dày. Thoăn thoắt dỡ bánh từ nồi hấp đang bốc khói nghi ngút, chị nhanh tay xắt thịt quay. Từng miếng thịt nhỏ sắp ngay ngắn trên dĩa sứ trắng trông rất hấp dẫn.
Ghé các quán bình dân, mái lợp tranh ven bãi biển Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ), bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon mà giá cả rất bình dân. “Mưa lay phay mà thịt quay bánh bèo thì ai mà chịu nổi”, chị chủ quán chào khách bằng một câu rất... kích thích dạ dày. Thoăn thoắt dỡ bánh từ nồi hấp đang bốc khói nghi ngút, chị nhanh tay xắt thịt quay. Từng miếng thịt nhỏ sắp ngay ngắn trên dĩa sứ trắng trông rất hấp dẫn.
Giữ thương hiệu cá đồng xứ U Minh
Ðất rừng U Minh ngoài mật ong, một thời còn nổi tiếng với con cá đồng. Thế nhưng, những con cá lóc, cá trê bằng bắp chân người trong các chuyện kể của bác Ba Phi hay những khẩu đìa thu hoạch 5-7 tấn cá ngày nào các cụ cao tuổi thường kể, giờ đã lùi vào quá khứ. Ðất hẹp, người đông và nhiều nguyên nhân khác khiến “của trời cho” ngày càng cạn kiệt. Làm gì để khôi phục nguồn lợi cá đồng, là nỗi trăn trở của những người con xứ U Minh vốn yêu đất, yêu rừng, trong đó có anh Phạm Duy Khanh, chủ Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).
“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.
“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.
Mùa hoa tràm nở
Nhắc đến Mũi Né - Phan Thiết, người ta sẽ nghĩ ngay đến một vùng đất du lịch với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, tất cả hòa quyện tạo nên vẻ đẹp lung linh thơ mộng. Nhưng về vùng đất nắng và gió vào những ngày cuối năm này, còn có những cung đường tuyệt đẹp, nơi mỗi mùa trong năm lại mang một sắc màu quyến rũ.
Như một lời hẹn ước, cứ vào những tháng cuối năm, con đường hoa keo lá tràm ở Bình Thuận lại rực rỡ sắc vàng trở thành điểm check-in cực kỳ nổi bật trên nền cát trắng, đem lại một góc nhìn rất khác về thành phố biển.
Đi dọc cung đường ven biển Võ Nguyên Giáp đến Hòa Thắng - Hòa Phú ở huyện Bắc Bình nối Tuy Phong những ngày này, du khách sẽ bắt gặp màu vàng rực của bông tràm đua nhau khoe sắc làm bừng sáng cả một góc trời. Đây là giống tràm chịu hạn, khác với tràm lấy gỗ. Cây không quá cao, mỗi nách lá đều có một bông hoa nhỏ, cánh mỏng dạng hình kim, bông dài khoảng 4 – 7 cm như đuôi sóc. Dưới cái nắng gắt, gió biển thổi mạnh càng khiến bông tràm phất phơ kiêu hãnh.
Chẳng cần người chăm sóc, vun vén, nhưng cứ mỗi năm một lần khoảng từ tháng 12 sang tháng 1 năm sau hoa tràm lại nở bung. Ngàn hoa vàng óng như thắp sáng cả một tuyến đường dài khiến người dân địa phương và du khách nhiều nơi không thể bỏ lỡ. Với nam thanh nữ tú, mùa hoa tràm là thời khắc tuyệt vời để ghi lại dấu ấn tươi đẹp của tuổi trẻ, của đôi lứa yêu nhau. Với những bậc cao niên, hoa tràm còn gợi lên những liên tưởng, suy ngẫm về đời cây, đời người khi mùa xuân đã đến thật gần. Còn với các tay máy hay người yêu thiên nhiên thì mỗi tiểu cảnh là một góc nghệ thuật độc đáo.
Lang thang khắp chặng đường dài, cảm giác thời gian như trôi chậm lại để hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ nơi đây. Vợ chồng chị Trần Hoài Thương vừa từ Bình Dương ghé Phan Thiết vào dịp cuối tuần, sau khi nghe bạn bè giới thiệu đã không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc này. “Từng nhánh cây nặng trĩu, rực vàng đong đưa trong gió. Đến đây, tâm hồn mình cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng hơn. Cảnh sắc mùa cuối năm quá tuyệt vời”, chị Thương thốt lên.
Còn chị Huỳnh Thúy Vân (phường Xuân An, TP. Phan Thiết), một người có niềm đam mê chụp hình chia sẻ: “Nếu Tây Nguyên có hoa dã quỳ, vùng núi Tây Bắc là tam giác mạch, hoa cải vàng, thì Bình Thuận lại nhuộm sắc bởi màu của hoa tràm ngày cuối năm. Nhìn những chùm hoa li ti đong đưa theo làn gió, tôi lại có cảm tưởng như đang lạc vào khung cảnh lãng mạn của Hàn Quốc hay vùng nhiệt đới Tây Âu.
Có khá nhiều địa điểm chụp hoa tràm đẹp, song mọc ken dày nhất là dọc tuyến Hòa Thắng – Hòa Phú. Thời điểm thích hợp để “săn ảnh đẹp” là khoảng từ 7 giờ 30 - 9 giờ 30, lúc này ánh nắng không quá gắt, bị chói sáng và quá nóng. Bên cạnh đó vào cuối giờ chiều từ 15 giờ 30 - 17 giờ cũng là khoảng thời gian hợp lý với ánh hoàng hôn trên nền rừng keo tràm hoa vàng.
Rừng hoa tràm năm nay khoe sắc vào những ngày cuối năm và nghỉ Tết Dương lịch, vì thế du khách không nên bỏ lỡ điểm check-in lý tưởng này trong chuyến hành trình về với Bình Thuận.
Như một lời hẹn ước, cứ vào những tháng cuối năm, con đường hoa keo lá tràm ở Bình Thuận lại rực rỡ sắc vàng trở thành điểm check-in cực kỳ nổi bật trên nền cát trắng, đem lại một góc nhìn rất khác về thành phố biển.
Hoa tràm đã bắt đầu nở
Đi dọc cung đường ven biển Võ Nguyên Giáp đến Hòa Thắng - Hòa Phú ở huyện Bắc Bình nối Tuy Phong những ngày này, du khách sẽ bắt gặp màu vàng rực của bông tràm đua nhau khoe sắc làm bừng sáng cả một góc trời. Đây là giống tràm chịu hạn, khác với tràm lấy gỗ. Cây không quá cao, mỗi nách lá đều có một bông hoa nhỏ, cánh mỏng dạng hình kim, bông dài khoảng 4 – 7 cm như đuôi sóc. Dưới cái nắng gắt, gió biển thổi mạnh càng khiến bông tràm phất phơ kiêu hãnh.
Chẳng cần người chăm sóc, vun vén, nhưng cứ mỗi năm một lần khoảng từ tháng 12 sang tháng 1 năm sau hoa tràm lại nở bung. Ngàn hoa vàng óng như thắp sáng cả một tuyến đường dài khiến người dân địa phương và du khách nhiều nơi không thể bỏ lỡ. Với nam thanh nữ tú, mùa hoa tràm là thời khắc tuyệt vời để ghi lại dấu ấn tươi đẹp của tuổi trẻ, của đôi lứa yêu nhau. Với những bậc cao niên, hoa tràm còn gợi lên những liên tưởng, suy ngẫm về đời cây, đời người khi mùa xuân đã đến thật gần. Còn với các tay máy hay người yêu thiên nhiên thì mỗi tiểu cảnh là một góc nghệ thuật độc đáo.
Lang thang khắp chặng đường dài, cảm giác thời gian như trôi chậm lại để hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ nơi đây. Vợ chồng chị Trần Hoài Thương vừa từ Bình Dương ghé Phan Thiết vào dịp cuối tuần, sau khi nghe bạn bè giới thiệu đã không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc này. “Từng nhánh cây nặng trĩu, rực vàng đong đưa trong gió. Đến đây, tâm hồn mình cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng hơn. Cảnh sắc mùa cuối năm quá tuyệt vời”, chị Thương thốt lên.
Còn chị Huỳnh Thúy Vân (phường Xuân An, TP. Phan Thiết), một người có niềm đam mê chụp hình chia sẻ: “Nếu Tây Nguyên có hoa dã quỳ, vùng núi Tây Bắc là tam giác mạch, hoa cải vàng, thì Bình Thuận lại nhuộm sắc bởi màu của hoa tràm ngày cuối năm. Nhìn những chùm hoa li ti đong đưa theo làn gió, tôi lại có cảm tưởng như đang lạc vào khung cảnh lãng mạn của Hàn Quốc hay vùng nhiệt đới Tây Âu.
Có khá nhiều địa điểm chụp hoa tràm đẹp, song mọc ken dày nhất là dọc tuyến Hòa Thắng – Hòa Phú. Thời điểm thích hợp để “săn ảnh đẹp” là khoảng từ 7 giờ 30 - 9 giờ 30, lúc này ánh nắng không quá gắt, bị chói sáng và quá nóng. Bên cạnh đó vào cuối giờ chiều từ 15 giờ 30 - 17 giờ cũng là khoảng thời gian hợp lý với ánh hoàng hôn trên nền rừng keo tràm hoa vàng.
Rừng hoa tràm năm nay khoe sắc vào những ngày cuối năm và nghỉ Tết Dương lịch, vì thế du khách không nên bỏ lỡ điểm check-in lý tưởng này trong chuyến hành trình về với Bình Thuận.
THÙY LINH - ẢNH: NGỌC LÂN
24 thg 12, 2023
Dạo chơi chốn 'bồng lai tiên cảnh' giữa rừng già ở Quảng Bình
Với hệ thống rừng thường xanh, nhiều cây gỗ lớn cùng những thác nước hùng vĩ chảy giữa núi rừng đã tạo nên cảnh đẹp thơ mộng ở Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong.
Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy), giáp với biên giới Việt - Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.
Đây là khu rừng nhiệt đới được bảo tồn nghiêm ngặt rộng đến 500.000 ha và được xem là một trong những "viên ngọc" vô giá về tài nguyên rừng. Nơi đây còn là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với sự giao hòa của rừng nguyên sinh Khe Nước Trong, sông Rào Chân cùng những ngọn núi cao trên 1.000 m và đa dạng nhiều loài động thực vật.
Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy).
Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy), giáp với biên giới Việt - Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.
Đây là khu rừng nhiệt đới được bảo tồn nghiêm ngặt rộng đến 500.000 ha và được xem là một trong những "viên ngọc" vô giá về tài nguyên rừng. Nơi đây còn là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với sự giao hòa của rừng nguyên sinh Khe Nước Trong, sông Rào Chân cùng những ngọn núi cao trên 1.000 m và đa dạng nhiều loài động thực vật.
Bánh xèo chay ngày mưa
Mùa đông mà được bưng đĩa bánh xèo dẻo thơm, vị đậm đà khiến người ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Ngày xưa khi tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng, đời sống còn nhiều khó khăn, nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, bắp, khoai trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm.
Ngoài những bữa cơm đạm bạc, thi thoảng má đổi món chuyển sang xay bột đúc bánh xèo cho cả nhà ăn thay cơm. Mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, rộn ràng ngõ trước ngõ sau.
Đúc bánh xèo ngày mưa đông.
Ngày xưa khi tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng, đời sống còn nhiều khó khăn, nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, bắp, khoai trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm.
Ngoài những bữa cơm đạm bạc, thi thoảng má đổi món chuyển sang xay bột đúc bánh xèo cho cả nhà ăn thay cơm. Mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, rộn ràng ngõ trước ngõ sau.
Cận cảnh cây cầu lâu đời nhất bắc qua sông Hàn sắp thành điểm du lịch đêm
Cầu Nguyễn Văn Trỗi- cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn được thành phố Đà Nẵng tổ chức điểm du lịch đêm phục vụ người dân và du khách.
Công viên Đồi Dương – Thương Chánh: Nơi dạo chơi của du khách
Công viên Đồi Dương nằm nép mình bên bờ biển với hàng dương xanh rì rào trong gió. Nắng, biển mặn và cát trắng nằm giữa lòng phố thị nên là điểm lý tưởng thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tìm đến vui chơi, tắm biển và ngắm cảnh bình minh hay chiều muộn hoàng hôn.
Vào mỗi buổi sáng, chừng khoảng 4 giờ 30 đến 6 giờ là bãi biển Đồi Dương đông kín người đến tắm biển. Bên cạnh người dân địa phương Phan Thiết và người dân vùng ven đến tắm biển theo thói quen hàng ngày thì hàng trăm khách du lịch cũng góp mặt vẫy vùng với biển. Những đợt sóng nhẹ xô bờ với những chiếc áo phao rực rỡ màu sắc đỏ, vàng, cam cộng thêm màu xanh nước biển đã tạo nên bức tranh sinh động khiến nhiều người mê mẩn… Chị Phan Thị Hoài ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là du khách thường xuyên đến bãi biển Đồi Dương, chị tâm sự: "Không biết tự lúc nào mà mình mê công viên - bãi biển Đồi Dương đến lạ. Cứ 1 tháng 1 lần là gia đình mình ra Phan Thiết để tắm biển và ăn hải sản. Mình rất thích sáng sớm đắm mình trong nước biển và ngắm bình minh. Còn ông xã với 2 con trai mình thì thích đá bóng trên bờ cát biển, phải nói là cảm giác được hòa mình trong thiên nhiên biển rất đặc biệt, bao nhiêu lo toan muộn phiền thường nhật như được nước biển gột rửa để tạo cho mình có thêm năng lượng, sức sống mới…".
Vào mỗi buổi sáng, chừng khoảng 4 giờ 30 đến 6 giờ là bãi biển Đồi Dương đông kín người đến tắm biển. Bên cạnh người dân địa phương Phan Thiết và người dân vùng ven đến tắm biển theo thói quen hàng ngày thì hàng trăm khách du lịch cũng góp mặt vẫy vùng với biển. Những đợt sóng nhẹ xô bờ với những chiếc áo phao rực rỡ màu sắc đỏ, vàng, cam cộng thêm màu xanh nước biển đã tạo nên bức tranh sinh động khiến nhiều người mê mẩn… Chị Phan Thị Hoài ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là du khách thường xuyên đến bãi biển Đồi Dương, chị tâm sự: "Không biết tự lúc nào mà mình mê công viên - bãi biển Đồi Dương đến lạ. Cứ 1 tháng 1 lần là gia đình mình ra Phan Thiết để tắm biển và ăn hải sản. Mình rất thích sáng sớm đắm mình trong nước biển và ngắm bình minh. Còn ông xã với 2 con trai mình thì thích đá bóng trên bờ cát biển, phải nói là cảm giác được hòa mình trong thiên nhiên biển rất đặc biệt, bao nhiêu lo toan muộn phiền thường nhật như được nước biển gột rửa để tạo cho mình có thêm năng lượng, sức sống mới…".
23 thg 12, 2023
Tour du lịch độc đáo mới toanh ở Nghệ An thu hút nghìn du khách tham gia
Tham gia tour du lịch “Làng Cá Gỗ - sau ánh hào quang”, nhiều du khách vô cùng thích thú trước hình ảnh tái hiện “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương gánh nước ở làng Quỳnh Đôi (Nghệ An).
Thích thú hình ảnh gánh nước
Trong các ngày 16,17/12, xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã ra mắt tour du lịch đầu tiên với chủ đề “Làng Cá Gỗ - sau ánh hào quang”, thu hút hàng nghìn du khách thập phương và người dân đến đây tham gia, trải nghiệm.
Về với mảnh đất địa linh nhân kiệt Quỳnh Đôi, du khách không khỏi bồi hồi, xúc động trước những câu chuyện về các “ông Nghè, ông Tổng”, hay sự lam lũ, chịu thương, chịu khó của người dân ở vùng quê yên bình nơi đây.
Đặc biệt, hình ảnh các cô “thôn nữ” ở làng Quỳnh Đôi tái hiện gánh nước trong câu chuyện của “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương ở Giếng Bà Cả (ở gần khu vực Đền Thần) đã để lại sự tò mò, thích thú cho du khách.
Thích thú hình ảnh gánh nước
Trong các ngày 16,17/12, xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã ra mắt tour du lịch đầu tiên với chủ đề “Làng Cá Gỗ - sau ánh hào quang”, thu hút hàng nghìn du khách thập phương và người dân đến đây tham gia, trải nghiệm.
Về với mảnh đất địa linh nhân kiệt Quỳnh Đôi, du khách không khỏi bồi hồi, xúc động trước những câu chuyện về các “ông Nghè, ông Tổng”, hay sự lam lũ, chịu thương, chịu khó của người dân ở vùng quê yên bình nơi đây.
Đặc biệt, hình ảnh các cô “thôn nữ” ở làng Quỳnh Đôi tái hiện gánh nước trong câu chuyện của “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương ở Giếng Bà Cả (ở gần khu vực Đền Thần) đã để lại sự tò mò, thích thú cho du khách.
Hành trình khám phá thung lũng Lang Lung, thác Rồng
Chiếc xe khách gằn mình lên dốc, rồi hết nghiêng trái lại nghiêng phải phải dọc theo tuyến đường nhựa uốn lượn ven sông Âm. Từ trên cao, cung đường tỉnh 530b chúng tôi đi tựa như sợi chỉ mảnh mai giữa bạt ngàn rừng núi, khi căng, khi trùng. Xe dừng bến, chúng tôi bắt đầu một hành trình mới - ngược Nà Đang khám phá thác Rồng, thung lũng Lang Lung...
Mai anh đào nở rộ trên đồi chè đẹp nhất Việt Nam
Mai anh đào nở sớm trên những đồi chè Ô Long xanh mướt cùng khung cảnh núi non hùng vĩ khiến điểm đến này được ca ngợi là đồi chè đẹp nhất Việt Nam.
Nằm trên độ cao khoảng 1.800 m so với mặt nước biển, đồi chè Ô Long, Sa Pa, Lào Cai do doanh nghiệp nước ngoài trồng và được chăm coi bởi những người dân H'Mong bản địa.
Nằm trên độ cao khoảng 1.800 m so với mặt nước biển, đồi chè Ô Long, Sa Pa, Lào Cai do doanh nghiệp nước ngoài trồng và được chăm coi bởi những người dân H'Mong bản địa.
Lạ lẫm món bánh nghệ
Có tên là "bánh nghệ" nhưng bánh không có màu vàng cũng không làm từ nghệ. Đây là món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam Bộ cách đây hơn nửa thế kỷ, hiện đang được các nghệ nhân làm "sống" lại.
22 thg 12, 2023
Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng
Lễ Tủ Cải (cấp sắc) của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu, Tam Đường, Lai Châu thường được tổ chức vào những tháng cuối năm. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi người đàn ông Dao bởi người ta quan niệm chỉ khi được cấp sắc, người con trai mới được coi là trưởng thành, có thể tham gia gánh vác công việc gia đình, cộng đồng, khi chết mới được đoàn tụ với tổ tiên.
Trước đây, lễ Tủ Cải được diễn ra trong nhiều ngày tùy vào các thày cúng nhưng đến nay lễ thường kéo dài trong khoảng 3 ngày. Trong suốt thời gian diễn ra nghi lễ, người được cấp sắc sẽ phải học và vượt qua nhiều các hoạt động sinh hoạt tâm linh do các thày cúng nhiều kinh nghiệm thực hiện hoặc hướng dẫn người được cấp sắc cùng làm. Thông qua các hoạt động này, các thày cúng sẽ dạy các học trò học, thực hành các nghi thức cúng lễ, học cách nhảy múa, học sử dụng các loại nhạc cụ… Đặc biệt, các học trò sẽ được nghe truyền dạy giáo lý về trách nhiệm và cung cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng.
Bánh ngào xứ Nghệ
Ngày bà ngoại tôi còn khỏe, bánh ngào là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ Tết nhà tôi. Đó cũng là món bánh ghi dấu biết bao kỷ niệm của gia đình tôi.
Kể từ sau khi bà mất, thấm thoát đã gần hai mươi năm nay, gia đình tôi vẫn giữ truyền thống cũ làm bánh ngào để cúng lễ.
Theo thời gian, bánh ngào không chỉ là món ăn được chế biến trong những thời điểm nhàn rỗi nhà nông mà còn có mặt trong nhiều nghi lễ truyền thống của người Việt.
Món bánh ngào thương nhớ
Kể từ sau khi bà mất, thấm thoát đã gần hai mươi năm nay, gia đình tôi vẫn giữ truyền thống cũ làm bánh ngào để cúng lễ.
Theo thời gian, bánh ngào không chỉ là món ăn được chế biến trong những thời điểm nhàn rỗi nhà nông mà còn có mặt trong nhiều nghi lễ truyền thống của người Việt.
Dấu tích Hội thề Lũng Nhai trên đất Ngọc Phụng
Vào cuối thế kỷ XIV, nhà Minh tiến đánh chiếm nước Đại Ngu, nhằm biến nước ta trở thành quận, huyện như thời Bắc thuộc trước đó. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh đều đã bị dẹp một cách tàn khốc. Một lớp nhân tài nổi lên chống giặc Minh bị tiêu diệt hoặc bị vô hiệu hóa. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng nhỏ lẻ và không có khả năng mở rộng.
Trong bối cảnh đó, vào đầu tháng 3 năm Bính Thân 1416, Lê Lợi cùng 18 vị hào kiệt thân thiết nhất, gồm: Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến đã cùng nhau đến làng Lũng Nhai (tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé - nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, cùng nhau cắt máu ăn thề sống chết vì sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh. Các nhà nghiên cứu lịch sử gọi sự kiện này là Hội thề Lũng Nhai.
Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Hội thề Lũng Nhai tại làng Mé, xã Ngọc Phụng.
Trong bối cảnh đó, vào đầu tháng 3 năm Bính Thân 1416, Lê Lợi cùng 18 vị hào kiệt thân thiết nhất, gồm: Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến đã cùng nhau đến làng Lũng Nhai (tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé - nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, cùng nhau cắt máu ăn thề sống chết vì sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh. Các nhà nghiên cứu lịch sử gọi sự kiện này là Hội thề Lũng Nhai.
Ngôi đình trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Bồng Trung
Làng Bồng Trung, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) được hình thành từ đầu thế kỷ XV. Năm 1428 Lê Thái tổ lên ngôi, nhà vua ra chỉ dụ kêu gọi Nhân dân tị nạn các nơi xa gần được hồi cư nhận ruộng làm ăn. Lúc bấy giờ một số người đã chuyển đến khu vực Mã Mốc thuộc giáp Đông, xã Biện Thượng làm ăn sinh sống. Đến năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) dân cư ở khu Mã Mốc đã đông đúc, phồn thịnh, nên dân làng xin và được triều đình cho lập làng mới đặt tên là làng Đông Biện. Dưới triều vua Đồng Khánh (thời nhà Nguyễn) đổi tên là làng Bồng Trung.
21 thg 12, 2023
Vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum
Ngoài những điểm du lịch đã quen thuộc, đến Măng Đen, du khách có thể khám phá vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum, một thắng cảnh đẹp hoang sơ, bí ẩn chưa được nhiều người biết đến. Thủy điện Thượng Kon Tum là công trình thủy điện lớn nhất tỉnh nằm trên sông Đăk Snghé, một nhánh thượng nguồn sông Đăk Bla, thuộc địa bàn xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) và xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy). Cảnh sắc ở khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum nên thơ và kỳ vĩ với bao la sóng nước, bao phủ xung quanh là rừng nguyên sinh và rừng trồng.
Ấn tượng Lễ mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
Hàng năm, cứ đến tháng 11, 12 dương lịch, người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) lại tích cực chuẩn bị cho Lễ mở cửa kho lúa truyền thống. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Rơ Măm.
Năm nay, Lễ mở cửa kho lúa của dân làng được chọn tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tại tỉnh nên bà con rất vui mừng, gấp rút chuẩn bị các công đoạn, phần việc sớm hơn mọi năm. Bên căn nhà rông truyền thống, bà con dân làng hồ hởi, phấn khởi làm việc, cùng nhau chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội tại làng cũng như tái hiện thành công tiết mục tham gia Ngày hội.
Già làng A Ren cho biết: “Chúng tôi họp bàn, phân công các phần việc hợp lí cho từng người. Thanh niên thì vào rừng kiếm nguyên liệu như tranh, tre, nứa, mây... tập trung về sân nhà rông. Những người phụ nữ khéo tay có nhiệm vụ chuẩn bị các vật dụng để trang trí 3 cây nêu truyền thống với kích thước dài, ngắn khác nhau, cùng các vật dụng để tiến hành nghi lễ, lên danh sách các con vật được chọn để hiến sinh”.
Năm nay, Lễ mở cửa kho lúa của dân làng được chọn tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I năm 2023 tại tỉnh nên bà con rất vui mừng, gấp rút chuẩn bị các công đoạn, phần việc sớm hơn mọi năm. Bên căn nhà rông truyền thống, bà con dân làng hồ hởi, phấn khởi làm việc, cùng nhau chuẩn bị tốt cho việc tổ chức lễ hội tại làng cũng như tái hiện thành công tiết mục tham gia Ngày hội.
Già làng A Ren cho biết: “Chúng tôi họp bàn, phân công các phần việc hợp lí cho từng người. Thanh niên thì vào rừng kiếm nguyên liệu như tranh, tre, nứa, mây... tập trung về sân nhà rông. Những người phụ nữ khéo tay có nhiệm vụ chuẩn bị các vật dụng để trang trí 3 cây nêu truyền thống với kích thước dài, ngắn khác nhau, cùng các vật dụng để tiến hành nghi lễ, lên danh sách các con vật được chọn để hiến sinh”.
Báu vật vua ban trong tráp gỗ hơn 100 năm ở Hà Tĩnh
Hai sắc phong vua Khải Định ban cho một vị quan trong dòng họ Nguyễn Xuân (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được các thế hệ con cháu của dòng họ gìn giữ, bảo quản cẩn thận trong tráp gỗ suốt hơn 100 năm qua.
Ông Nguyễn Xuân Sử (57 tuổi) - tộc trưởng dòng họ Nguyễn Xuân (thôn Đồng Sơn, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) cho hay, hơn 100 năm qua, các thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Xuân đều tuân thủ lời căn dặn của cha ông phải trông coi, giữ gìn, thờ phụng cẩn thận kỷ vật tổ tiên để lại - đó là một tráp gỗ hình chữ nhật được sơn son thếp vàng.
"Các con cháu trong dòng họ từ khi sinh ra đã được thế hệ trước căn dặn không được phép mở tráp gỗ ra xem. Có lẽ tổ tiên ra điều lệ như vậy là vì muốn con cháu gìn giữ vật quý được lâu hơn, bởi mở ra xem nhiều sẽ sớm hư hỏng, mai một", ông Sử kể.
Ông Nguyễn Xuân Sử (57 tuổi) - tộc trưởng dòng họ Nguyễn Xuân (thôn Đồng Sơn, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) cho hay, hơn 100 năm qua, các thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Xuân đều tuân thủ lời căn dặn của cha ông phải trông coi, giữ gìn, thờ phụng cẩn thận kỷ vật tổ tiên để lại - đó là một tráp gỗ hình chữ nhật được sơn son thếp vàng.
"Các con cháu trong dòng họ từ khi sinh ra đã được thế hệ trước căn dặn không được phép mở tráp gỗ ra xem. Có lẽ tổ tiên ra điều lệ như vậy là vì muốn con cháu gìn giữ vật quý được lâu hơn, bởi mở ra xem nhiều sẽ sớm hư hỏng, mai một", ông Sử kể.
20 thg 12, 2023
“Cung điện” thạch nhũ nơi địa đầu Tổ quốc
Cái tên động Ngườm Ngao đã gợi lên sự bí ẩn, thôi thúc du khách đến mảnh đất địa đầu Cao Bằng để tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm một “cung điện” thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.
Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, ngày đêm phát ra những tiếng gầm gào đáng sợ, nên người Tày nơi đây mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là động hổ.
Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống, ngày đêm phát ra những tiếng gầm gào đáng sợ, nên người Tày nơi đây mới đặt tên động là Ngườm Ngao có nghĩa là động hổ.
Lạ lùng loại rau đặc sản mọc trên núi cao, sống tốt giữa mùa rét đậm ở vùng biên Nghệ An
Khi gió bấc tràn về kèm những đợt mưa phùn, cái lạnh miền sơn cước như cứa vào da thịt, cũng là khi những triền núi trồng cải mẹo thẫm xanh. Càng lạnh, cây cải càng xanh tốt, càng giòn và ngon. Đây cũng là thời điểm người dân ở Kỳ Sơn, Tương Dương thu hoạch cải mẹo…
Sông núi Tam Soa
Trở về thăm lại bến sông, đứng lặng ngắm nhìn mặt nước nơi ngã ba sông, tôi miên man trong dòng hồi tưởng. Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La nước trong veo bình lặng in bóng mây trời Hà Tĩnh đầy nhớ thương...
Mênh mông đồi chè Tây Sơn
Tôi ngỡ mình như lạc vào một thế giới cổ tích trước những đồi chè xanh hút tầm mắt, lượn sóng nhấp nhô theo hình xoáy trôn ốc ở Hương Sơn (Hà Tĩnh).
19 thg 12, 2023
Tượng chúa giang tay trên núi Tao Phùng
Ai đã từng tắm biển Vũng Tàu mà lại không nhìn thấy tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng, hay còn gọi là Tượng chúa giang tay?
Trong số đó, chắc không ít người đã lên đến tận đỉnh núi để chiêm bái tượng Chúa. Và hơn thế nữa, chui vào lòng tượng để theo những bậc thang lên đến tận cánh tay của Chúa.Từ bông sậy hoang thành sản phẩm làng chổi
Tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, bông sậy nở rộ khắp những bãi đất hoang. Ngày xưa, chúng chỉ là đồ chơi của tụi con nít đánh giặc giả, hoặc vài gia đình bó thành chổi quét nhà. Từ loại cỏ dại, bông sậy trở thành “lộc trời” nuôi sống rất nhiều hộ, hình thành làng nghề sung túc bên dòng sông Hậu ở An Giang.
Con cá khô vùng đầu nguồn
Cuối mùa nước nổi, hoạt động đánh bắt cá tôm thưa dần. Trên những nẻo đường quê ở An Giang lại rộn ràng mùa làm khô, làm mắm. Có nhà chỉ vỏn vẹn vài rổ trước sân, còn những hộ chuyên làm để kinh doanh thì đầy ắp đủ loại phơi kín lối trước, ngõ sau… dậy lên cái mùi mặn mòi đặc trưng.
Mùa nước nổi ở Tây Ninh
Có lẽ, ít ai nghĩ, một tỉnh vùng biên giới được cho là “nắng cháy da người” cũng có mùa nước nổi với những sản vật ruộng đồng phong phú như ở các tỉnh miền Tây.
18 thg 12, 2023
Thăm đình Long Thành, tưởng nhớ người mở mang vùng đất “ngũ long”
Sau khi thân sinh qua đời, ông Trần Văn Thiện và một số người cùng chí hướng tiếp tục khai phá, lập thêm một thôn khác, nay là 5 xã “ngũ long” thuộc huyện Bến Cầu và thị xã Hoà Thành.
Gần 180 năm trước, cha con ông Trần Văn Thiện đến khai khẩn vùng ven sông Vàm Cỏ Đông và di dân lập được 4 thôn. Sau khi thân sinh qua đời, ông Trần Văn Thiện và một số người cùng chí hướng tiếp tục khai phá, lập thêm một thôn khác, nay là 5 xã “ngũ long” thuộc huyện Bến Cầu và thị xã Hoà Thành.
Nơi thờ cúng Đức đại thần Trần Văn Thiện.
Gần 180 năm trước, cha con ông Trần Văn Thiện đến khai khẩn vùng ven sông Vàm Cỏ Đông và di dân lập được 4 thôn. Sau khi thân sinh qua đời, ông Trần Văn Thiện và một số người cùng chí hướng tiếp tục khai phá, lập thêm một thôn khác, nay là 5 xã “ngũ long” thuộc huyện Bến Cầu và thị xã Hoà Thành.
Chùa mang tên làng Thanh Phước
Theo Từ điển địa danh hành chính Nam bộ của Nguyễn Đình Tư, Thanh Phước là thôn thuộc tổng Mỹ Ninh, huyện Quang Hoá, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định từ năm Minh Mạng thứ 19. Gắn với việc lập làng là hình thành các thiết chế văn hoá - tín ngưỡng để phục vụ cư dân.
Sau 30.4.1975, Thanh Phước là một xã thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (Nxb Chính trị quốc gia, trang 1.117). Hiện nay, tại khu phố Nội Ô, thị trấn huyện Gò Dầu còn hai ngôi cổ tự, ghép chữ đầu của mỗi hiệu chùa là tên làng Thanh Phước xưa. Đó là chùa Thanh Lâm (Linh Sơn Thanh Lâm) và chùa Phước An (sau đổi lại là chùa Bửu Nguyên).
Chùa Linh Sơn Thanh Lâm (huyện Gò Dầu).
Sau 30.4.1975, Thanh Phước là một xã thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (Nxb Chính trị quốc gia, trang 1.117). Hiện nay, tại khu phố Nội Ô, thị trấn huyện Gò Dầu còn hai ngôi cổ tự, ghép chữ đầu của mỗi hiệu chùa là tên làng Thanh Phước xưa. Đó là chùa Thanh Lâm (Linh Sơn Thanh Lâm) và chùa Phước An (sau đổi lại là chùa Bửu Nguyên).
17 thg 12, 2023
Mộc Châu - Điểm đến thiên nhiên Khu vực hàng đầu châu Á 2023
Mới đây, tại Lễ trao giải World Travel Awards 2023 khu vực châu Á - châu Đại Dương, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được vinh danh “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu Việt Nam” và "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á 2023".
Được biết, Giải thưởng World Travel Awards (WTA) là giải thưởng uy tín được công nhận trên toàn thế giới và được ví như “Giải Oscar của ngành Du lịch”. Giải thưởng được tổ chức thường niên, nhằm vinh danh những điểm đến nổi bật, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng.
Được biết, Giải thưởng World Travel Awards (WTA) là giải thưởng uy tín được công nhận trên toàn thế giới và được ví như “Giải Oscar của ngành Du lịch”. Giải thưởng được tổ chức thường niên, nhằm vinh danh những điểm đến nổi bật, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng.
Tản mạn về ẩm thực Tây Ninh
Đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hoá về vật chất mà còn là văn hoá về tinh thần. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn hoá thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hoá của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống...
Sông núi Tây Ninh
Cho dù sông Sài Gòn chính là nơi người Tây Ninh lập nên kỳ tích vào cuối thế kỷ 20, sông Vàm Cỏ Đông lại nằm trong tình yêu và nỗi nhớ của những người con vùng biên nắng cháy da người, và có thể cả người đến từ những miền quê khác.
Đấy! Như nhạc sĩ Hoàng Việt, người từng viết nên bản Tình ca bất hủ; khi “nếm mật nằm gai” trong kháng chiến chống Pháp, trên những vùng rừng của chiến khu Dương Minh Châu rất gần sông Sài Gòn, thì ca khúc nổi tiếng khác của ông là Lên ngàn lại là viết về sông Vàm Cỏ Đông, được sáng tác năm 1952, sau trận lũ lịch sử Nhâm Thìn. Đến nay, sau 71 năm, người cả nước vẫn hào hứng với từng câu hát: “Hò ơ… dòng sông chảy xiết lái thuyền chèo đi/ Trên sông Vàm Cỏ Đông, nước chảy ngược dòng…”.
Giai điệu da diết này là không thể quên, nhất là vào những tháng cuối năm con nước lớn dềnh lên lai láng đôi bờ sông Vàm Cỏ Đông. Và cũng không thể quên những lời thơ của một nhà thơ chiến đấu ở phía hạ nguồn sông trên đất Long An, đấy là Hoài Vũ với Vàm Cỏ Đông: “Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng/ Đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng/ Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong…”.
Đấy! Như nhạc sĩ Hoàng Việt, người từng viết nên bản Tình ca bất hủ; khi “nếm mật nằm gai” trong kháng chiến chống Pháp, trên những vùng rừng của chiến khu Dương Minh Châu rất gần sông Sài Gòn, thì ca khúc nổi tiếng khác của ông là Lên ngàn lại là viết về sông Vàm Cỏ Đông, được sáng tác năm 1952, sau trận lũ lịch sử Nhâm Thìn. Đến nay, sau 71 năm, người cả nước vẫn hào hứng với từng câu hát: “Hò ơ… dòng sông chảy xiết lái thuyền chèo đi/ Trên sông Vàm Cỏ Đông, nước chảy ngược dòng…”.
Giai điệu da diết này là không thể quên, nhất là vào những tháng cuối năm con nước lớn dềnh lên lai láng đôi bờ sông Vàm Cỏ Đông. Và cũng không thể quên những lời thơ của một nhà thơ chiến đấu ở phía hạ nguồn sông trên đất Long An, đấy là Hoài Vũ với Vàm Cỏ Đông: “Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng/ Đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng/ Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong…”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)