Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
13 thg 9, 2024
Về thăm nơi từng đặt Tổng hành dinh Khu 7
Xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An từng là một bộ phận của chiến khu Đồng Tháp Mười; là nơi đặt Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Tổng hành dinh Khu 7; cũng là địa điểm thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9, đánh dấu một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của vùng Nam Bộ.
Đỗ Tường Phong - ‘Thà chịu chết chứ không đầu hàng’
Tại TP.Tân An và huyện Châu Thành, tỉnh Long An đều có tuyến đường mang tên Đỗ Tường Phong. Ông được nhiều người dân Châu Thành biết đến và tôn kính. Cùng với em trai là Đỗ Tường Tự, Đỗ Tường Phong được thờ cúng tại đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành) và trở thành tấm gương sáng về lòng yêu nước.
11 thg 9, 2024
Châu Văn Giác - Nhà hoạt động cách mạng kiên trung
Tại TP.Tân An có một tuyến đường thuộc phường 2 được đặt tên là Châu Văn Giác. Tuy nhiên, thông tin về ông khá ít ỏi. Vậy Châu Văn Giác là ai và vì sao tên ông được đặt tên đường tại TP.Tân An, tỉnh Long An?
Theo thông tin từ tiểu sử tên đường Châu Văn Giác, chúng tôi về huyện Châu Thành để tìm hậu duệ của ông và gặp được ông Nguyễn Hồng Tiến (ấp Vĩnh Xuân B, xã Dương Xuân Hội) là người trực tiếp thờ cúng nhà cách mạng Châu Văn Giác. Ông Tiến kể: “Ông Châu Văn Giác là bác ruột của tôi.
Chân dung nhà cách mạng Châu Văn Giác
Theo thông tin từ tiểu sử tên đường Châu Văn Giác, chúng tôi về huyện Châu Thành để tìm hậu duệ của ông và gặp được ông Nguyễn Hồng Tiến (ấp Vĩnh Xuân B, xã Dương Xuân Hội) là người trực tiếp thờ cúng nhà cách mạng Châu Văn Giác. Ông Tiến kể: “Ông Châu Văn Giác là bác ruột của tôi.
10 thg 9, 2024
Trần Trung Tam - Người con ưu tú của làng Hựu Thạnh
Trần Trung Tam là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân. Cả cuộc đời ông là một minh chứng sáng ngời cho tinh thần yêu nước, bất khuất của những người cộng sản Việt Nam. Ông là niềm tự hào của tuổi trẻ và người dân Hựu Thạnh.
15 thg 7, 2024
Mùa len trâu
Trên vùng đất Đức Hòa (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), xen giữa những nhà máy, xí nghiệp, những cánh đồng cỏ xanh giữa bưng biền của các dự án chưa triển khai vẫn xuất hiện từng đàn trâu ung dung gặm cỏ.
Khi đàn trâu ăn hết cỏ ở cánh đồng này, người nuôi trâu thường di chuyển đàn trâu qua những vùng đất khác để kiếm cỏ ăn. Những người trong nghề nuôi trâu gọi đó là mùa len trâu.
Khi đàn trâu ăn hết cỏ ở cánh đồng này, người nuôi trâu thường di chuyển đàn trâu qua những vùng đất khác để kiếm cỏ ăn. Những người trong nghề nuôi trâu gọi đó là mùa len trâu.
Gần 50 năm trước, ông Ngô Văn Tuấn (68 tuổi, ngụ ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa) bắt đầu "bén duyên" với nghề nuôi trâu. “Lúc ấy, gia đình dành dụm đủ để mua 2 con trâu cày. Rồi từ cặp trâu này, tôi bắt đầu chuyển sang nuôi trâu sinh sản. Không biết từ lúc nào, cái nghiệp nuôi trâu như vận vào thân. Thoắt cái đã ngót 50 năm” - ông Tuấn nói
9 thg 7, 2024
Bình Lục - ngôi đình cổ ở Châu Thành
Sau mấy trăm năm tồn tại và phát triển, đình Bình Lục, ngôi đình cổ nép dưới gốc sộp già ở xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An vẫn là nơi thờ cúng, tín ngưỡng của người dân, điểm sinh hoạt của cộng đồng dân cư; đồng thời là biểu trưng của lòng yêu nước, thể hiện lòng tri ân đối với sự hy sinh của thế hệ cha anh.
Thiêng liêng mảnh đất Long Khốt!
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Long Khốt là điểm trọng yếu chiến lược, nằm án ngữ trên tuyến đường hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia, rất thuận tiện cho ta trong việc chuẩn bị quân lực tấn công địch ở biên giới và thông qua tuyến hành lang này dễ dàng vận chuyển quân lực, nhu yếu phẩm về chiến trường Đồng Tháp Mười, Long An,...
Giai đoạn 1958-1975, chính quyền Sài Gòn đặt quân lỵ Tuyên Bình tại xã Thái Bình Trung và chi khu tại khu vực Long Khốt. Đây được xem là “pháo đài chống cộng vùng biên giới” của địch. Về phía ta, Sư đoàn 5 được Quân ủy, Bộ Chỉ huy Miền giao nhiệm vụ tiêu diệt chi khu Long Khốt, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào quần chúng nổi dậy để mở rộng vùng giải phóng. Trung đoàn 174 phối hợp các đơn vị cùng Sư đoàn 5 bắt đầu tấn công chi khu Long Khốt. Từ ngày 09 đến 16/6/1972, phía ta chiếm được trận địa nhưng cũng bị tổn thất lớn.
Giai đoạn 1958-1975, chính quyền Sài Gòn đặt quân lỵ Tuyên Bình tại xã Thái Bình Trung và chi khu tại khu vực Long Khốt. Đây được xem là “pháo đài chống cộng vùng biên giới” của địch. Về phía ta, Sư đoàn 5 được Quân ủy, Bộ Chỉ huy Miền giao nhiệm vụ tiêu diệt chi khu Long Khốt, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào quần chúng nổi dậy để mở rộng vùng giải phóng. Trung đoàn 174 phối hợp các đơn vị cùng Sư đoàn 5 bắt đầu tấn công chi khu Long Khốt. Từ ngày 09 đến 16/6/1972, phía ta chiếm được trận địa nhưng cũng bị tổn thất lớn.
8 thg 7, 2024
Ai về Cần Đước...
Cần Đước nổi tiếng với gạo đặc sản Nàng Thơm chợ Đào, là một trong những cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ, có đình Vạn Phước - nơi thờ phụng đức nhạc sư Nguyễn Quang Đại,... Ngày nay, Cần Đước đang từng bước vươn mình, vừa phát triển công nghiệp, vừa xây dựng huyện nông thôn mới cùng với giữ gìn những nét văn hóa của huyện điển hình về văn hóa.
15 thg 5, 2024
Về thăm xóm nhà giàu Thanh Phú Long
Xóm nhà giàu xưa thuộc làng Thanh Thủy, nay nhập với làng Tân Long, Phú Tây thành xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nổi bật nơi xóm nhà giàu là cụm nhà cổ của dòng họ Nguyễn Hữu. Dù trải qua hơn 100 năm, nhuốm màu của thời gian nhưng những ngôi nhà cổ vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa về một thời trù phú của vùng đất này.
Theo ghe đi đốn lá trời
Cây dừa nước không ai trồng, không tốn công chăm sóc mà bao đời nay vẫn xanh um dọc sông Vàm Cỏ. Trong thời đại công nghiệp, tuy nhiều loại vật liệu xây dựng như tôn, ngói,... ra đời nhưng lá dừa nước vẫn giữ được "vị thế" riêng. Người dân dùng nó để lợp nhà mát, quán cà phê,... Bởi sự mộc mạc đặc trưng của vùng quê sông nước mà những mái lá vẫn tồn tại đến ngày nay, vừa đem lại thu nhập cho người dân, vừa gợi nhớ hình ảnh tiền nhân mở cõi.
Nghề đốn lá cũng có “hoa tiêu” dẫn đường. Chú Chín nhiều kinh nghiệm nhất, đứng trước mũi ghe quan sát, hễ thấy đám lá nào được là báo anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) tấp ghe vào. Đó là những đám lá được mua lại của người dân trong vùng hoặc lá hoang gần Khu công nghiệp An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ)
14 thg 2, 2024
Chứng nhân thời mở đất tại Tân An
Đình Bình Lập là ngôi đình cổ, xây dựng cách nay khoảng 2 thế kỷ, đánh dấu sự thành lập và phát triển của vùng đất Tân An xưa (nay là tỉnh Long An). Kiến trúc đình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Trong đình còn nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ XIX đến nay. Hiện tại, đình xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu, sửa chữa nhằm giữ lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc mà đình đang gìn giữ.
Trong đình còn nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ XIX đến nay. Hiện tại, đình xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu, sửa chữa nhằm giữ lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc mà đình đang gìn giữ.
7 thg 2, 2024
Chùa Thạnh Hòa: Ngôi già lam ẩn chứa nhiều giá trị
Chùa Thạnh Hòa tọa lạc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là 1 trong 4 ngôi chùa cổ tại huyện Cần Giuộc. Ngôi già lam này không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng một phần di sản văn hóa Phật giáo, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.
Trăm năm xóm đóng ghe, xuồng
Với đôi dòng Vàm Cỏ và hệ thống sông ngòi phát triển, nghề đóng ghe, xuồng có mặt ở Long An từ trăm năm trước với những chiếc ghe lườn mũi đỏ nổi tiếng một thời. Ngoài xóm đóng ghe ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, Long An còn có một xóm đóng ghe, xuồng trăm tuổi ở vùng Cần Giuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.
Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh - Điểm đến tiềm năng trong du lịch
Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh còn gọi là căn cứ Bình Thành tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, được công nhận là DTLS cấp quốc gia năm 1998 và trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống quan trọng tại Long An. Sau khi được đầu tư xây dựng, khu di tích trở thành điểm đến được quan tâm khi khai thác du lịch tại Long An.
Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử
Trong số 125 DTLS - văn hóa, 3 công trình văn hóa có tính lịch sử, Khu DTLS Cách mạng tỉnh là điểm đến nổi bật, có nhiều tiềm năng khai thác du lịch. Đây là nơi lưu dấu quá trình hoạt động của các nghĩa quân tại căn cứ Mớp Xanh trong kháng chiến chống Pháp và căn cứ Tỉnh ủy Long An trong kháng chiến chống Mỹ.
Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử
Trong số 125 DTLS - văn hóa, 3 công trình văn hóa có tính lịch sử, Khu DTLS Cách mạng tỉnh là điểm đến nổi bật, có nhiều tiềm năng khai thác du lịch. Đây là nơi lưu dấu quá trình hoạt động của các nghĩa quân tại căn cứ Mớp Xanh trong kháng chiến chống Pháp và căn cứ Tỉnh ủy Long An trong kháng chiến chống Mỹ.
6 thg 2, 2024
Nhộn nhịp nghề làm muối ớt Tây Ninh
Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc không khí sản xuất ở những làng nghề làm muối ớt Tây Ninh rộn ràng, nhộn nhịp.
Dưới cái nắng gay gắt của miền biên viễn, những nhân công Cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) đang tất bật thực hiện các công đoạn làm muối, từ chọn nguyên liệu, rửa, xay, trộn, rang đến phơi muối trên giàn, đóng hàng giao cho khách.
Ông Vũ Đức Khiêm- chủ cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) kiểm tra khâu phơi muối tại cơ sở.
Dưới cái nắng gay gắt của miền biên viễn, những nhân công Cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) đang tất bật thực hiện các công đoạn làm muối, từ chọn nguyên liệu, rửa, xay, trộn, rang đến phơi muối trên giàn, đóng hàng giao cho khách.
Tiếng cuốc gọi người
Cứ từng chùm chim cuốc thản nhiên hiện diện nơi chợ búa thế này, cứ đà phát triển nông thôn hoá đô thị lộn xộn thế này thì những tràng cuốc gọi thao thức hằng đêm sẽ chỉ còn trong ký ức những người già nặng niềm hoài cổ.
Một ngày giáp tết, tôi dắt thằng cháu ngoại thủng thẳng đi dạo loanh quanh vài vòng chợ Tân Châu. Chủ ý xem thiên hạ chuẩn bị vui xuân, mua sắm thế nào. Những ngày này ai cũng nao nức đi đây đi đó nên hai bên hè phố người đông như nước chảy.
Một ngày giáp tết, tôi dắt thằng cháu ngoại thủng thẳng đi dạo loanh quanh vài vòng chợ Tân Châu. Chủ ý xem thiên hạ chuẩn bị vui xuân, mua sắm thế nào. Những ngày này ai cũng nao nức đi đây đi đó nên hai bên hè phố người đông như nước chảy.
27 thg 12, 2023
Về lại cố hương Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người có công rất lớn trong việc làm thay đổi diện mạo của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bài Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác được xem là bước ngoặt quan trọng thay đổi diện mạo của cải lương. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh sống và sáng tác chủ yếu ở tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, nơi ông sinh ra là làng Thuận Lễ (nay là xã Thuận Mỹ) thuộc vùng hạ huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Tắm đồng mùa nước nổi
Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là “đặc sản”
Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba lô đến Đồng Tháp Mười để trải nghiệm cuộc sống dân dã, ăn cá đồng và đắm mình trong làn nước mênh mông của sông Mekong đổ về.
Đặc biệt, năm nay, cứ vào mỗi buổi chiều trên quê hương An Phú, rất đông người dân khắp nơi về đây tập tắm đồng để tìm cảm giác hương đồng gió nội, vui chơi, ăn uống, hòa mình với những trải nghiệm độc đáo mà thiên phú ban tặng trong mùa nước nổi ở vùng quê biên giới An Giang.
26 thg 12, 2023
Nét đẹp Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Phần lớn diện tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh Long An. Vùng đất trù phú với hệ sinh thái ngập nước theo mùa đem đến những đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Mùa nước nổi, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh mang nét đẹp dịu dàng, bình dị, làm say lòng du khách.
Nhắc đến Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, không thể không nhắc đến bông súng, một nét đẹp đặc trưng của vùng đất này. Bông súng mọc tự nhiên vào mỗi mùa nước lên. Không chỉ mang nét đẹp dịu dàng, bông súng còn được xem là đặc sản mùa nước nổi. Những năm gần đây, các đoàn du khách nhiếp ảnh về Đồng Tháp Mười ngày càng nhiều để ghi lại những hình ảnh đẹp của thiếu nữ và bông súng
Nhớ nghề dệt chiếu quê tôi
Khoảng 30 năm trước, người dân quê tôi (xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) chủ yếu sống bằng nghề dệt chiếu. Thời “vàng son” đó, mỗi gia đình đều có một khung dệt hoặc nhiều hơn. Gia đình tôi cũng như tuổi thơ của tôi đã gắn bó với nghề. Trải qua bao thăng trầm, nghề dệt chiếu truyền thống dần mai một...
Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.
Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)